Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO tiền đề

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 79 - 82)

II. Giải pháp hội nhập TMĐT toàn cầu trong khuôn khổ WTO

2. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO tiền đề

hội nhập thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO42

Th nht, Chính phủ Việt Nam cần khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, chính xác, phù hợp với các nguyền tắc, quy định của WTO, có khả năng đảm bảo cho mọi hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước thành viên WTO khác được thực hiện bình thường. Trong tình hình hiện nay, nên tính đến sự phát triển không ngừng của thương mại thế

giới nói chung và thương mại điện tử nói riêng để có sựđiều chỉnh thích hợp. Th hai, Việt Nam cần xây dựng hệ thống thuế quan thích ứng cho tất cả lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp...cũng như mọi ngành dịch vụ. Việt Nam phải sớm cắt giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan theo đúng các Hiệp định của WTO, nhằm mở rộng thị trường cho các nước thành viên là bạn hàng. Như vậy Việt Nam mới thể hiện được chính sách tự do hóa mậu dịch, tranh thủ được sự đồng tình của các quốc gia trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu và đánh giá được cụ

thể những thiệt hại đối với nền kinh tế nước nhà do thực hiện tất cả các biện pháp trên, như cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế quan...để từ đó có những hành động, biện pháp khắc phục giảm thiểu những thua thiệt có thể có.

Th ba, trong đàm phán các hiệp định thương mại, Việt Nam cần quan tâm tới các quy tắc đòi hỏi phải tạo dựng được một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước như các điều kiện đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Vì vậy chính phủ cần phải thay đổi chính sách đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho tất cả mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ...Đối với doanh nghiệp nhà nước, điều kiên trên

đòi hỏi phải loại bỏ các ưu đãi mà chính phủ đang chỉ dành cho khu vực này, như cấp vốn, cấp quota, các thủ tục pháp lí...Chính phủ phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Việt nam phải sớm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư

nhân phát triển, vì các doanh nghiệp này là lực lượng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhờđó các doanh nghiệp tư nhân mới có đủđiều kiện để đối mặt với sự canh tranh gay gắt của qúa trình tự do thương mại thế giới. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta phải loại bỏ tất cả các phân biệt đối xử

với họ, nhất là chế độ hai giá hay là chế độ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong nước.

Th tư, công cuộc cải cách mậu dịch phải đồng thời giải quyết hai vấn

đề: chính sách tài chính, tỷ giá hối đoái và chính sách ngoại thương. Chính vì vậy bên cạnh phát triển chính sách ngoại thương cần phải thay đổi và phát triển chính sách về tài chính và tỷ giá hối đoái. Đối với chính sách tỉ giá nếu chúng ta muốn tận dụng được lợi thế mà WTO sẽ đem lại, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống tỷ giá ổn định, điều đó sẽ mang lại sự an toàn cho nền kinh tế của Việt Nam. Để làm được điều này chúng ta nên kết hợp với chính sách

bảo lãnh tín dụng. Đối với chính sách tài chính, như chúng ta đã biết, WTO đã

đặt ra một hệ thống tiêu chuẩn về tài chính một cách khá chuẩn mực. Vì vậy nếu muốn tham gia vào tổ chức này Việt Nam không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo những chuẩn mực đó. Công việc cải cách hành chính cũng phải đi theo hướng này để chúng ta có thể hoà nhập với những thông lệ và luật chơi quốc tế thời hiện đại.

Th năm, Việt Nam phải dự tính một thoả thuận chuyển đổi khi tham gia WTO để chúng ta có thể nhận được các lợi ích sớm hơn của tự do thương mại theo các hiệp định của vòng đàm phán Urugoay. Ngoài ra, các cải cách thương mại của Việt Nam phải gắn với sự hướng dẫn của WTO trong thời kì chuyển đổi.

Th sáu, tiếp thu và học tập kinh nghiệm của các nước thành viên

WTO trong phát triển kinh tế cũng như trong tiến trình gia nhập WTO trước

đây.

Th by, tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với các nước thành viên WTO nhằm xúc tiến quá trình xin gia nhập của mình.

Th tám, Việt Nam tham gia vào WTO đòi hỏi các thể chế mới và nhu cầu mới về kiến thức và kỹ năng của bộ máy quản lý. Nhất là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán gia nhập WTO và những người hoạch định các chính sách của nền kinh tế. Ngoài ra, tất cả các thành phần kinh tế của ta cũng như mọi người dân đều phải nắm rõ các vấn đề về WTO và quá trình hội nhập của Việt Nam. Vì vậy, ta nên chú trọng vào công tác

đào tạo cán bộ, giáo dục người dân có đủ kiến thức về WTO để chúng ta có thể thích ứng nhanh chóng với tiến trình hội nhập và đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập của ta.

Hiện tại, Việt Nam đã lập ban chỉ đạo về WTO, thực hiện cơ chế để rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, pháp luật của ta theo các quy định của WTO,

tăng cường quan hệ với các nước thành viên để tranh thủ được sự ủng hộ của họ đối với tiến trình gia nhập của ta.

Việc trở thành thành viên của WTO đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thực hiện các quy

định của WTO nhưng được là thành viên sẽ là động lực để phát triển nền kinh tế của ta, thu hẹp đựoc khoảng cách với các nước trên thế giới, hoà nhập với xu hưóng toàn cầu hoá hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)