Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 42 - 44)

II. Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO

2.Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO

Vào thời điểm vòng đàm phán Urugoay, chủ đề TMĐT còn quá mới nên chưa được đưa vào chương trình đàm phán thương mại đa phương. Vấn

đề liên quan trực tiếp đến TMĐT xuất hiện trong cuộc họp WTO đầu tiên

được tổ chức ở Singapore năm 1996. Tại cuộc họp này, các nước tham gia đã thông qua Tuyên b chung cp b trưởng v thương mi trong lĩnh vc

công ngh thông tin (Ministerial Declaration on Trade in Information

Technology), còn gọi là Hip định công ngh thông tin (ITA: Information

Technology Agreement). Hiệp định này quy định việc tự do hóa thương mại quốc tế đối với một số các sản phẩm thiết yếu đối với việc phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, kể cả Internet, bắt đầu từ năm 2000. Năm 1997, 69 nước ký Hip định vin thông cơ bn (Basic Telecommunication Agreement)

cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ viễn thông Đến thời điểm năm 2000, đã có 50 nước thành viên WTO tham gia ký kết hiệp định ITA, đưa khối lượng thương mại chịu sự điều tiết của Hiệp định này lên đến 600 tỷ

USD18

TMĐT chính thức trở thành một lĩnh vực được thảo luận trong WTO vào năm 1998, sau khi nước Mỹ đệ trình kiến nghị giữ nguyên thực tế không

đánh thuế các giao dịch qua Internet (WTO Moratorium) trong cuộc họp bộ

trưởng WTO lần thứ 2 ở Geneva. Đề xuất này được cụ thể hóa bằng Tuyên b

v TMĐT toàn cu (Declaration on Global Electronic Commerce) sau hội

nghị. Tuyên bố này có 2 điểm chính. Một là, không áp đặt thuế quan đối với các giao dịch TMĐT. Hai là, Đại hội đồng (General Council) sẽ thiết lập một

chương trình tng th v TMĐT nhằm thảo luận các vấn đề đặt ra trong việc

thiết lập một khuôn khổ TMĐT toàn cầu dưới sự điều tiết của WTO. Bốn cơ

quan chính của WTO phụ trách chương trình là:

(i) Hội đồng thương mại hàng hóa ( the Council for Trade in Goods),

(ii) Hội đồng thương mại dịch vụ (the Council for Trade in Services),

(iii) Hội đồng về các khía cạnh của Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (the Council for Trade-related Aspects of Intellectual Property Rights)

(iv) Uỷ ban Thương mại và phát triển (the Committee on Trade and Development).

Những vấn đề đã được thảo luận gồm việc phân loại các sản phẩm kỹ

thuật số (digital products), việc áp dụng các hiệp định hiện có của WTO để điều chỉnh TMĐT và các vấn đề khác có liên quan đến thương mại và TMĐT. Các cơ quan này định kỳ nộp báo cáo lên Đại hội đồng về tiến độ

thực hiện chương trình và đề xuất các kiến nghị.

Những thất bại tại kỳ họp lần thứ 3 của WTO tại Seatle (1999) đã làm gián đoạn các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, trong bản thảo tuyên bố của hội nghị

lần này, cũng có một đoạn nói về TMĐT, mặc dù không được sự nhất trí của tất cả các thành viên. Bản thảo này tuyên bố các dịch vụ thực hiện qua TMĐT nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định GATS, đồng thời kéo dài WTO Moratorium đến kỳ họp sau.

Trong kỳ họp lần thứ tư tại Doha (2001), khon 34 Tuyên b cp b

trưởng WTO khẳng định tiếp tục chương trình tổng thể về TMĐT trước đó và gia hạn WTO Moratorium đến kỳ sau. Các kết quả của vòng đàm phán này

có ảnh hưởng trực tiếp đến TMĐT quốc tế cho dù đến nay vẫn chưa có hiệp

định nào về TMĐT được chính thức ký kết.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 42 - 44)