Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 33 - 34)

I. Phát triển thương mại điện tử toàn cầu

1. Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế

Chương I đã thảo luận những lợi ích mà TMĐT mang lại dưới góc độ

chi phí và thị trường. Nhìn tổng quát, với TMĐT, khoảng cách không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ được rút ngắn, các rào cản gia nhập thị trường được dỡ bỏ và cạnh tranh được thúc đẩy. Những hiệu quả này có thể quan sát được ở cấp độ thị trường quốc gia, song tầm quan trọng của chúng có thể còn lớn hơn ở phạm vi thương mại quốc tế.

Caroline Freund và Diana Weinhold10 đã phát triển mô hình kinh tế

lượng chứng minh trong thời gian 2 năm 1998 và 1999, 10% gia tăng trong s lượng các máy ch Internet (Internet hosts) đã đưa đến kết qu khi

lượng thương mi quc tế tăng thêm 1%. Forrester Research, một viện

nghiên cứu hàng đầu về TMĐT, cho rằng khoảng 1400 tỷ USD giá trị xuất khẩu sẽ được thực hiện trực tuyến, tương ứng với 18% xuất khẩu toàn thế giới vào năm 2004. Khối lượng GDP được thực hiện qua TMĐT có thể lên đến 30% giá trị hàng tiêu dùng và 36% giá trị đầu vào sản xuất. Đồng thời, các giao dịch điện tử ngày càng tăng trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngành công nghiệp IT (Information Technology: công nghệ thông tin)11

Thật vậy, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều quan tâm đến TMĐT với chức năng thúc đẩy thương mại quốc tế. Những mất mát trong kinh doanh xuất nhập khẩu do hàng hóa bị trì hoãn ở cửa khẩu xuất phát từ

các yêu cầu phức tạp về chứng từ cũng như những khúc mắc trong thủ tục

10 Caroline Freund và Diana Weinhold, “On the effect of the Internet on international trade”, International Finance Discussion Paper No.693, 2000

thương mại... đôi khi vượt quá chi phí thuế quan. Nhờ khả năng kết nối trực tiếp giữa cộng đồng kinh doanh, người tiêu dùng và chính phủ, TMĐT giúp

đơn giản hóa và loại bỏ những khâu không cần thiết trong quá trình này.

Singapore là quốc gia đầu tiên ứng dụng TMĐT vào buôn bán ngoại thương. Mạng TradeNet kết nối các nhà buôn, các hãng tàu, các đại lý bảo hiểm với hơn 20 cơ quan nhà nước quản lý xuất nhập khẩu đã được thiết lập từ năm 1989. Thay vì phải mất nhiều lần nộp chứng từ và nhận giấy phép từ

các cơ quan quản lý, người kinh doanh chỉ cần gửi bộ chứng từ điện tử 1 lần qua mạng TradeNet và nhận được toàn bộ các giấy phép cần thiết chỉ sau 15- 30 phút, hiệu quả hơn nhiều so với thời gian chờ đợi trước đó là 2-3 ngày. Hiện nay, 98% thương mại ở Singapore được thực hiện qua hệ thống này. Nhờ vậy, 50% chi phí mua bán ngoại thương được tiết kiệm. Điều đó giải thích tại sao Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển thương mại lớn nhất thế giới.12

Việc xuất trình chứng từ thương mại qua TMĐT cũng trở thành thông lệ ở các nước như Mỹ, Canađa và một số nước trong EU. Ở các nước này, 90% khai báo thuế quan được thực hiện qua con đường điện tử13.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)