Mở cửa thị trường công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 52)

II. Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO

3.4.Mở cửa thị trường công nghệ thông tin

3. Các vấn đề đặt ra

3.4.Mở cửa thị trường công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là cơ sở hạ tầng trực tiếp của TMĐT. Vì thế, một môi trường thương mại quốc tế tự do cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ

thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT phát triển. Tuy nhiên, trong thị

trường thương mại công nghệ thông tin quốc tế thường tồn tại các rào cản dưới hình thức độc quyền nhà nước. Các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển có xu hướng bảo hộ ngành công nghệ thông tin trong nước vì hai lý do: đảm bảo an ninh quốc gia và tránh lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Ngược lại, các nước công nghiệp phát triển thường thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại trong lĩnh vực này để thực hiện chính sách bành trướng ngành công nghệ thông tin, vốn đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế

của các nước này. Mục tiêu của WTO là đảm bảo các điều kiện thuận lợi để

TMĐT phát triển nhanh chóng. Do đó, các cuộc đàm phán sẽ hướng đến việc dỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế đối với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Hip định ITA được đưa vào GATT và Hip định Vin thông cơ bn được đưa vào GATS được đánh giá là mt thành công ca M và EU trong vic "xut khu" các quy chế thương mi ca mình sang các nước khác. Hiện tại, các nước công nghiệp phát triển đang tiếp tục đàm phán để mở

rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được hưởng quy chế

thương mại tự do trong hai hiệp định này, đồng thời gây sức ép buộc các nước

đang phát triển loại bỏ độc quyền nhà nước và mở cửa thị trường công nghệ

thông tin cho các công ty nước ngoài tham gia cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” pdf (Trang 52)