I. Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong
2. Thương mại điện tử tại các thành viên đang phát triển trong
2.3. Vài nét về chính sách phát triển TMĐT tại các nước thành
Sự phát triển của TMĐT như một xu hướng nổi trội trong thương mại quốc tế và một phần của đời sống kinh tế thế giới trong tương lai là điều
được lặp đi lặp lại trong các nghiên cứu dự báo về thế kỷ 21. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét những ảnh hưởng của nó đối với mục tiêu kinh tế
xã hội mà một nước đang theo đuổi. Từ việc đánh giá những tác động của TMĐT đối với nước mình, chính phủ một nước đó mới có thể quyết định xem
đâu là cơ hội, đâu là thách thức và đâu là vị trí của nước mình trong không gian TMĐT quốc tế. Ngay cả một nước phát triển như Pháp cũng phải mất nhiều năm để khẳng định Internet là cơ hội. Các nước đang phát triển cần có hiểu biết, nhận định và áp dụng phương thức thương mại tiên tiến này phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển công bằng, trong khi hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tác động tiêu cực của nó đối với lợi ích quốc gia. Khả năng làm được việc đó phụ thuộc vào việc hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin sẵn có, nguồn nhân lực trong nước, một môi trường kinh tế-pháp lý có đáp
ứng được yêu cầu của TMĐT hay không và tùy thuộc trên hết vào một chiến lược tiếp cận TMĐT hợp lý.
Trong bối cảnh năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển đòi hỏi vai trò tiên phong và dẫn dắt của chính phủ. Vai trò đó được thể hiện trên bình quốc gia và quốc tế.
Ở cấp độ quốc gia, chính phủ tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT và phát triển năng lực quốc gia về công nghệ thông tin qua các chính sách
đầu tư, khuyến khích cạnh tranh và phát triển nhận thức về TMĐT. Hợp tác giữa chính phủ và giới doanh nghiệp cần được đẩy mạnh, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là đối tượng chủ yếu cấn được hướng tới.
Ở cấp độ quốc tế, các nước đang phát triển cần xây dựng lập trường riêng về TMĐT khi tham gia vào các diễn đàn chính sách TMĐT quốc tế đa phương, đặc biệt là trong WTO. Chính phủ các nước này cần phải nêu lên mối quan tâm về khoảng cách phát triển và vận động các nước khác đưa những quy tắc đối xử đặc biệt vào khuôn khổ điều chỉnh TMĐT quốc tế để đảm bảo cơ hội công bằng cho tất cả các nước. Do TMĐT vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ, việc xây dựng lập trường đàm phán đòi hỏi phải có một thời gian phân tích và thảo luận lâu dài. Trong thời gian đó, các nước
đang phát triển cần tranh thủ mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài về kinh nghiệm và đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy sự hợp tác Nam-Nam để thống nhất lập trường và tạo đối trọng với các nước phát triển trên bàn đàm phán.