Trong thời gian qua, với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của Nhà nước cũng như ở trong tỉnh, ngành nông nghiệp đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dương Thị Hà
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Địa lý kinh tế
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bảy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Bích Hà – đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian hoàn thành đề tài nghiên cứu
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, Khoa Địa lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Chi cục Thống kê và Chính quyền tỉnh Bình Phước đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu để tác giả có được những tư liệu giá trị
Tác giả chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước và gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn
DƯƠNG THỊ HÀ
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tiềm năng nổi trội về phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu điều, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp Trong thời gian qua, với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của Nhà nước cũng như ở trong tỉnh, ngành nông nghiệp đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực trồng và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp dài ngày Tuy nhiên, nhìn chung trình độ phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết
Ở Liên Xô (cũ), tổ chức lãnh thổ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa lý đã được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1961 bởi Yu.G.Xauskin Lĩnh vực thực tiễn trực tiếp để tập trung
nỗ lực của các nhà địa lý xô viết là tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất, ở đây bao gồm cả các sơ đồ lãnh thổ và các dự án cải tạo và sử dụng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vào thập kỷ 70, quan niệm về tổ chức không gian xã hội được đưa vào các công trình của các nhà địa lý xô viết Nhưng có thể thấy rằng sợi dây xuyên suốt trong các nghiên cứu theo hướng này trong mấy thập kỷ qua là tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất (từ tổ chức lãnh thổ sử dụng tự nhiên, tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế đến tổ chức không gian cư trú nông thôn và đô thị,…) Quan niệm về tổ chức không gian (tổ chức lãnh thổ) cũng được coi trọng trong địa lý Mỹ Vào năm 1970 – 1971, ở Mỹ có các công trình lớn của R.Abler, J.Adams, P.Gould “Tổ chức không gian – Cách nhìn thế giới của nhà địa lý” và của R.Morill “Tổ chức không gian xã hội”
Ở Anh, các quan niệm về tổ chức lãnh thổ xã hội được phát triển theo hướng mô hình hóa, áp dụng các phương pháp định lượng Có thể thấy tiêu biểu trong các công trình của Peter Haggett và các cộng sự “Phân tích không gian trong địa lý kinh tế” xuất bản năm 1965, “Các mô hình trong địa lý” xuất bản năm 1992 và “Địa lý học: một sự tổng hợp hiện đại” xuất bản vào năm 1988…
Trang 82.2 Trong nước:
Ở nước ta, quan niệm về tổ chức lãnh thổ là một nhiệm vụ cơ bản của khoa học địa lý đã được đưa ra từ thập kỷ 70 Nhiệm vụ này được thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp – quy hoạch vùng từ những năm 60, đặc biệt thể hiện dưới dạng “phân bố lực lượng sản xuất”, lập sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từng ngành và của các cấp lãnh thổ trong cả nước
Từ những năm 80, các nghiên cứu địa lý tổng hợp đã được tiến hành mạnh mẽ với các chương trình điều tra cơ bản các vùng của đất nước Từ đó đã hình thành một số hướng nghiên cứu mới, tổng hợp hơn, kết hợp cả tự nhiên, kinh tế - xã hội trong hướng “tổ chức lãnh thổ”
Từ thập niên 90, những ý tưởng về tổ chức lãnh thổ đã được đưa vào thực tiễn và đã được các cơ quan chức năng Nhà nước ứng dụng trong việc hoạch định chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ được coi trọng và được soi sáng bằng cách nhìn mới, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển vùng, đảm bảo công bằng xã hội trong sự giảm chênh lệch giữa các địa phương, giảm sự phân hóa giàu nghèo
Các kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trên quy mô cả nước hình thành từ những năm 90 được công bố như sau:
- Đặng Văn Phan – Tổ chức lãnh thổ kinh tế miền Bắc Việt Nam Luận án PTS khoa học Địa
- Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế, Thừa Thiên, Quảng Nam – Đà Nẵng DATAR và Trường đại học Lille chủ trì, 1995
- Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam – đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước
do Viện nghiên cứu dự báo Chiến lược khoa học và công nghệ chủ trì, Hà Nội, tháng 4/1996 (GS
Lê Bá Thảo Chủ nhiệm đề tài)
- Đề tài “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm miền Trung”, Hà Nội, năm 1996 (PTS Lưu Đức Hồng Chủ nhiệm đề tài)
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 1996 và 1998
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 1998
Trang 9Và còn rất nhiều quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các vùng, các tỉnh trong toàn quốc Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng trong nước cũng như ở tỉnh Bình Phước (Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Phước 2006 - 2020, các đề tài của một số sinh viên Địa lý trường ĐHSP TP.HCM và một số đề tài khoa học ở tỉnh có liên quan đến Nông nghiệp Bình Phước,…) Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, cụ thể về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bình Phước
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1 Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTNN áp dụng vào lãnh thổ nghiên cứu
2 Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN tỉnh Bình Phước trong thời kỳ hội nhập
3 Phân tích, đánh giá hiện trạng TCLTNN của tỉnh
4 Đưa ra định hướng và các giải pháp phù hợp cho TCLTNN của tỉnh Bình Phước trong thời
kỳ hội nhập
1
4 Phạm vi và giới hạn của đề tài:
- Về phương diện lãnh thổ: đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ tỉnh Bình Phước
- Về nội dung: nội dung đề tài tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, những lợi thế, những khó khăn thách thức và thực trạng vấn đề TCLTNN tỉnh Bình Phước làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong tỉnh hợp lý hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập
- Về thời gian: các số liệu được sử dụng để nghiên cứu là từ năm 1997 đến nay (2010)
Trang 105 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc biệt lí luận
về phép biện chứng duy vật lịch sử, lí luận về tổ chức lãnh thổ được xem là cơ sở phương pháp luận
5.1 Các quan điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu TCLTNN không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước TCLTNN tỉnh Bình Phước cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã hội
- môi trường không chỉ riêng Bình Phước mà của cả nước Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Trong lãnh thổ có sự phân hóa về dân cư, kinh tế, , nghiên cứu sự khác biệt này nhằm phát hiện các mối liên hệ hữu cơ bên trong một tổng thể nhất định Khi nghiên cứu TCLTNN tỉnh Bình Phước, việc sử dụng quan điểm này là hết sức cần thiết Bởi vì trong một vùng, một khu vực thì không phải nơi nào cũng có điều kiện giống nhau để thành lập, bố trí các hình thức TCLTNN Vì vậy, dựa vào quan điểm lãnh thổ xác định tìm ra các đặc trưng quan trọng nhất để tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phù hợp với cấu trúc lãnh thổ trong một thể tổng hợp, sao cho mang lại hiệu quả tối ưu nhất
5.1.3 Quan điểm sinh thái:
TCLTNN phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, cần đánh giá tác động của TCLTNN đến môi trường
và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng
Tất cả các công tác liên quan đến việc tổ chức lãnh thổ đều phải được đặt trong quan hệ chặt chẽ với môi trường, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi với môi trường sinh thái
5.1.4 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh:
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai Đứng trên quan điểm lịch
Trang 11sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các hình thức TCLTNN tỉnh Bình Phước và dự báo xu hướng phát triển của TCLTNN của tỉnh
5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững:
Hai thuật ngữ “Bền vững” và “Phát triển bền vững” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc đối với tất cả những ai quan tâm đến môi trường và phát triển Hiện nay, quan niệm được sử dụng rộng rãi nhất về phát triển bền vững là:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hôm nay mà không gây hại đến khả năng thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ” của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (Báo cáo Brundtland-1987)
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải bền vững về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội
và môi trường TCLTNN Bình Phước phải chú ý đến cả 3 mặt trên thì mới có thể giúp cho ngành nông nghiệp trong tỉnh phát triển bền vững
5.1.6 Quan điểm kinh tế:
Trong nghiên cứu địa lý KT-XH, việc vận dụng quan điểm kinh tế thường được coi trọng là
lẽ tự nhiên, trong việc TCLTNN phải tính đến lợi ích kinh tế, tuy nhiên phải tránh xa xu hướng có thể gặp là phải đạt mục tiêu kinh tế bằng mọi giá Điều đó thật nguy hiểm vì nếu thiếu nhìn xa trông rộng thì những món lợi trước mắt về kinh tế sẽ không thể bù đắp được những tổn thất to lớn lâu dài gây ra từ chính những món lợi đó
5.1.7 Quan điểm hệ thống: tỉnh Bình Phước luôn được xem là một hệ thống kinh tế - xã hội
thu nhỏ trong hệ thống kinh tế - xã hội lớn hơn (vùng Đông Nam Bộ và cả nước) Trong tỉnh Bình Phước có các phân hệ nhỏ hơn như hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư, xã hội,…trong đó con người là chủ thể Yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi các hệ thống khác do mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống ấy Vì vậy, khi đưa ra bất kì chính sách nào có liên quan đến vấn đề con người đều phải cân nhắc kĩ lưỡng
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Đây là phương pháp truyền thống Việc nghiên cứu TCLTNN tỉnh Bình Phước không thể mang tính chính xác nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ
Các nguồn tài liệu về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước; các nhân tố ảnh hưởng, các hình thức TCLTNN và thực trạng TCLTNN trong tỉnh Bình Phước; định hướng phát triển KT-XH, phát triển nông nghiệp, TCLTNN tỉnh Bình Phước; Các nguồn tài liệu này dưới
Trang 12nhiều dạng khác nhau, đã được xuất bản hay chưa xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và những vấn đề nghiên cứu riêng trên thực địa, trên mạng internet,…
Đối với bản thân, khi nghiên cứu TCLTNN tỉnh Bình Phước đã quan tâm đến các dạng tài liệu sau:
Trình bày bằng văn bản: sách, báo, tạp chí, đề tài, báo cáo, kế hoạch, quy hoạch,…
5.2.3 Phương pháp thống kê:
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước
5.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
Kết quả nghiên cứu đề tài một phần được biểu diễn thông qua hệ thống bản đồ, biểu đồ Bản
đồ được sử dụng để mô tả hiện trạng kinh tế, dự kiến phát triển kinh tế, sự phân bố theo không gian
và mối liên hệ của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội Biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, tình hình phát triển các hiện tượng kinh tế (các ngành, lĩnh vực)
5.2.5 Phương pháp dự báo: dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai: dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp tỉnh Bình Phước trong thời gian sắp tới và đưa ra các giải pháp để tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh
5.2.6 Phương pháp sử dụng công cụ phần mềm trong nghiên cứu:
Các thông tin, số liệu và dự báo trong luận văn được xử lý bởi phần mềm MS Word, Excel
để thể hiện các phân tích, đánh giá, so sánh và xu hướng TCLTNN tỉnh Bình Phước
5.2.7 Phương pháp phân tích hệ thống: nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bình
Phước được phản ánh thông qua các mối liên hệ, liên kết giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như sự liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ Ngoài
ra, công tác tổ chức lãnh thổ còn chịu ảnh hưởng bởi hệ thống các đường lối, chính sách chung Có nhiều cách thức dẫn đến việc tổ chức lãnh thổ, vì vậy cần phải phân tích rõ để lựa chọn giải pháp tối
ưu nhất
Trang 135.2.8 Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là vấn đề tương đối
rộng, phức tạp cho nên việc gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, cán bộ các sở ngành là một yêu cầu không thể thiếu
1
6 Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN)
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN tỉnh Bình Phước và hiện trạng TCLTNN
tỉnh Bình Phước
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho việc TCLTNN của tỉnh Bình Phước trong thời kỳ
hội nhập
1
7 Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
- Những đóng góp của đề tài nghiên cứu:
+ Làm rõ hơn những quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
+ Làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bình Phước cũng như thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bình Phước hiện nay
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong tỉnh Bình Phước hợp lý hơn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
- Ý nghĩa của luận văn: những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định không
chỉ đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc góp phần làm phong phú hơn cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tương tự
Trang 14Khi nói đến tổ chức không gian (lãnh thổ) không thể nói không gian hay lãnh thổ trừu tượng
mà thường gắn với lãnh thổ KT – XH của một nước, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã hội nhất định Cần nhắc lại khái niệm “Lãnh thổ là bộ phận của bề mặt đất thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định Lãnh thổ bao gồm đất liền và lãnh hải, giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia”
TCLT là sự sắp xếp, bố trí các đối tượng có mối quan hệ với nhau trên một lãnh thổ nhất định theo yêu cầu của sự phát triển KT – XH (vùng kinh tế, cả nước) Chủ thể của TCLT đồng thời cũng là chủ thể của quản lý phát triển vùng thường được cơ quan nhà nước bổ nhiệm (xem thêm
Phụ lục 65 về các vấn đề liên quan đến TCLT)
Trong điều kiện kinh tế thị trường, TCLT cần được chú ý 2 nội dung cơ bản:
- Dự báo về sự phát triển (làm cái gì? Làm bao nhiêu? Làm cho ai? Làm như thế nào? )
4
1.1.2.2 Đặc điểm của TCLTNN:
- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo lãnh thổ
- Trong TCLTNN, khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ kết hợp chặt chẽ với nhau
- Các đặc điểm lãnh thổ của sản xuất nông nghiệp được xác định bởi tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có
Trang 15- Hiệu quả kinh tế, năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu của TCLTNN
TCLTNN không phải là bất biến Trong điều kiện hiện nay, vấn đề TCLTNN luôn gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nhờ đó
mà các hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện mang lại hiệu quả cao về KT – XH và môi trường Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác Các điều kiện tự nhiên có thể tạo ra thuận lợi hay gây khó khăn cho quá trình sản xuất Do vậy, khi vạch ra các hình thức TCLTNN cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương diện sinh thái để bố trí các cây trồng và vật nuôi hiệu quả nhất
4
- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và việc vạch ra các hình thức tổ chức của nó theo lãnh thổ nói riêng, trước hết tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương
- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xất nông nghiệp
- Việc hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp còn tạo ra cả những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động
- Việc nghiên cứu các hình thức tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ góp phần vào công tác lập
kế hoạch theo lãnh thổ nền kinh tế quốc dân
4
Có nhiều nhân tố tác động đến việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tựu chung lại có thể xếp các nhân tố này thành hai nhóm: đó là nhóm các nhân tố tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, thị trường tiến bộ khoa học kỹ thuật…)
* Vị trí địa lý:
Trong sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý cùng với khí hậu, thổ nhưỡng quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng, và vật nuôi Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng không khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu
Trang 16tố này không thể thay thế yếu tố khác Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất Chỉ cần thay đổi một yếu tố là các yếu tố khác cũng thay đổi theo và dĩ nhiên điều
đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian (mùa)
Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng (tự nhiên) môi trường các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật
để sản xuất ra sản phẩm Ngoài ra, khác với nhiều ngành sản xuất, hoạt động nông nghiệp có liên quan với quá trình tái sản xuất sinh vật và quá trình tạo nên các sản phẩm hữu cơ Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm cần thiết không chỉ cho xã hội mà cả cho chính mình để tái sản xuất Vì vậy quá trình tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp
đã tạo ra nhiều sản phẩm với số lượng nhiều gấp hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần so với ban đầu Quá trình ấy diễn ra theo hai cách khác nhau hoặc là liên tục hoặc là không liên tục Ngoài ra, trong nông nghiệp, sự không trùng hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân nảy sinh tính thời vụ Thời gian nông nhàn và thời gian bận rộn thường xen kẽ nhau Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bằng nhiều biện pháp kinh tế - tổ chức, người ta đã hạn chế tính thời vụ tới mức thấp nhất
Ở một số ngành khác, thời gian sản xuất có thể rút ngắn lại nhờ việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động Trong nông nghiệp, khả năng này rất bị hạn chế Việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (giống cây trồng, vật nuôi cho thu hoạch nhanh; cải tiến điều kiện chăm sóc,…) cho phép rút ngắn thời gian sản xuất nhưng cũng chỉ đạt ở mức nhất định, bởi vì đối tượng lao động của nông nghiệp là cơ thể sống có quá trình sinh trưởng và phát triển riêng
Để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý cần lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có thời gian lao động và thời gian sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của lãnh thổ trong quá trình thực hiện phân
bố sản xuất nông nghiệp
* Dân cư và nguồn lao động:
Dân cư có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp Dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp vừa là nguồn tiêu thụ các nông phẩm Các cây trồng vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, nhiều lao động Các cây trồng và vật nuôi cần ít công chăm sóc thường phân bố ở những vùng thưa dân
Nông nghiệp của các nước phát triển thuộc châu Âu, Bắc Mỹ có sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á, châu Phi nông nghiệp lạc hậu, luôn có
sự mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, nguyên nhân chủ yếu là do dân số của các nước đang
Trang 17phát triển đông nên trồng trọt chủ yếu cung cấp lương thực cho người chứ không đủ để cung cấp cho gia súc như ở các nước Âu – Mỹ
Truyền thống sản xuất, các tập quán ăn uống của các dân tộc cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi
* Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp:
- Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, điện, cấp thoát nước, hệ thống chợ, thông tin liên lạc, mạng lưới giáo dục, y tế đều có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề TCLTNN
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nông nghiệp: gồm hệ thống thủy lợi, trạm bơm, cơ sở chế biến, trạm giống, thú y, viện nghiên cứu,… ảnh hưởng trực tiếp đến việc TCLTNN
* Đường lối chính sách:
Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực để nhà nước can thiệp vào sản xuất, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất nông nghiệp
Sự điều tiết của nhà nước và các chính sách kịp thời là rất cần thiết đảm bảo quyền lợi của nông dân, giúp nông nghiệp phát triển
* Cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
- Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp trải qua một bước ngoặt lịch sử, đã và đang trở thành ngành sản xuất tiên tiến, một dạng sản xuất kiểu công nghiệp Nội dung chủ yếu của cách mạng này là đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao vai trò của khoa học và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật liên quan mật thiết với các quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa… Ngày nay các quá trình này thay đổi rõ rệt cả về số lượng lẫn về chất lượng
Trang 18Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp con người hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất
và sản lượng nông nghiệp
Nếu như trong công nghiệp việc ứng dụng các vật liệu mới là một điểm đặc trưng của cách mạng khoa học kỹ thuật trong mấy thập niên gần đây, thì trong nông nghiệp đó là việc tạo ra và ứng dụng rộng rãi các giống mới
- Ảnh hưởng của các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế - xã hội trong nông nghiệp đến TCLTNN:
Không thể đề cập tới nền sản xuất xã hội hiện nay với sự phân công lao động theo lãnh thổ nếu như tách nó khỏi các hình thức tổ chức sản xuất xã hội đã hình thành và đang được phát triển Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp, đó là những “lò xo” của một “bộ máy” phức tạp về
sự phân bố nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ
+ Chuyên môn hóa:
Chuyên môn hóa không chỉ là một trong những hình thức tổ chức sản xuất xã hội, mà còn là một hình thái biểu hiện của phân công lao động xã hội Đó là sự phân công lao động theo lãnh thổ Chuyên môn hóa đúng đắn trở thành một trong những điều kiện quan trọng nhất nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp Chính vì thế, chuyên môn hóa được coi là yếu tố cơ bản của sự tiến bộ trong nông nghiệp, tạo nên một sự tổ chức lao động xã hội và trở thành lực lượng sản xuất mới của xã hội phát triển Nói một cách chung nhất, chuyên môn hóa là một hình thái của phân công lao động xã hội
Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là sự tập trung các điều kiện sản xuất của nông nghiệp để sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm hàng hóa chủ yếu thích nghi nhất với các điều kiện tự nhiên của một địa bàn lãnh thổ nông nghiệp nhất định
Như vậy chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là biểu hiện sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp với những hình thức cụ thể: chuyên môn hóa theo ngành, chuyên môn hóa theo vùng và chuyên môn hóa theo các doanh nghiệp nông nghiệp
- Chuyên môn hóa sản xuất theo ngành: là hình thức biểu hiện sự phân công lao động theo ngành, là quá trình hình thành và phát triển các ngành sản xuất mới theo hướng ngày càng chuyên môn hóa cao gắn với việc sản xuất những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng
- Chuyên môn hóa sản xuất theo vùng: là hình thức biểu hiện sự phân công lao động theo vùng lãnh thổ, là sự tập trung các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đối đồng nhất của vùng
để tiến hành sản xuất ra nông sản hàng hóa có lợi thế so sánh nhất so với những vùng khác
Trang 19- Chuyên môn hóa theo các doanh nghiệp nông nghiệp: là hình thức biểu hiện sự phân công lao động giữa các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nông nghiệp, là sự tập hợp các năng lực sản xuất của doanh nghiệp để sản xuất ra một vài nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao nhất
Chuyên môn hóa và tập trung hóa là 2 mặt cơ bản của quá trình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: chuyên môn hóa chỉ ra loại sản phẩm nào được sản xuất, còn tập trung hóa chỉ ra quy mô đầu tư và kết quả sản xuất đạt được Nếu tập trung hóa được xem là một quá trình cần đạt đến thì chuyên môn hóa chính là biểu hiện kết quả của quá trình đó ở từng thời điểm
Chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa: chính vì chuyên môn hóa nhằm sản xuất ra một vài loại sản phẩm nào đó có lợi thế so sánh nhất so với các vùng, các đơn vị kinh doanh nông nghiệp khác cho nên chuyên môn hóa bao giờ cũng gắn chặt với một nền sản xuất hàng hóa phát triển
Để đánh giá mức độ chuyên môn hóa, sự phối hợp các ngành và hiệu quả kinh tế của phương hướng sản xuất kinh doanh, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:
- Đánh giá mức độ chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành
+ Chỉ tiêu trực tiếp:
Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa
Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm
+ Chỉ tiêu gián tiếp:
Cơ cấu diện tích đất trồng trọt, áp dụng đối với ngành trồng trọt
Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương hướng sản xuất
- Hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa được đánh giá thông qua:
+ So sánh hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa với các ngành khác
+ So sánh hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa của đơn vị với ngành chuyên môn hóa tương tự của đơn vị khác
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế chung của cả phương hướng sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để so sánh là giá trị và giá trị sản phẩm hàng hóa, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, giá thành sản phẩm, năng suất cây trồng, năng suất đất đai, năng suất lao động,…
TCLTNN là vấn đề mang tính tổng hợp Khâu chủ yếu của nó là sự phân bố sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo lãnh thổ Sự phân bố ấy có thể tiến hành hoặc theo hình thức dàn trải hoặc theo hình thức phân hóa Chính hình thức sau là sự phân bố hợp lý trên cơ sở phân công lao động
Đó là lý do để I.I Zametin và P.P Pecsev coi vấn đề TCLTNN như là vấn đề chuyên môn hóa nông nghiệp
+ Tập trung hóa:
Trang 20Tập trung hóa có nghĩa là tập trung tư liệu sản xuất, sức lao động và việc sản xuất sản phẩm vào một ngành hay một xí nghiệp (lãnh thổ) Tập trung hóa sản xuất trong công nghiệp hay trong nông nghiệp là một quá trình có quy luật gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất Tất nhiên, quá trình này sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân bố sản xuất theo không gian
Tập trung hóa sản xuất liên quan tới việc tập trung sản xuất Thực chất, việc tập trung là việc tăng quy mô sản xuất bằng cách hợp nhất một số cơ sở sản xuất vào một cơ sở có quy mô lớn hơn Việc tăng quy mô của các cơ sở sản xuất chưa hoàn toàn có nghĩa là chúng đã được xây dựng một cách hợp lý và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật hiện nay trong nông nghiệp
Quá trình tập trung hóa sản xuất đòi hỏi phải xác định quy mô hợp lý của các cơ sở sản xuất sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và các điều kiện cụ thể của đất nước Nếu việc tập trung sản xuất chỉ dựa trên cơ sở áp đặt, nóng vội thì sẽ làm mất ý nghĩa to lớn của nó
Phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất tạo ra khả năng cho việc tiến hành các hình thức tập trung sản xuất khác nhau Vì thế, việc giải quyết vấn đề tập trung hóa và tập trung sản xuất phải tiến hành song song với vấn đề chuyên môn hóa
+ Liên hợp hóa:
Liên hợp hóa sản xuất là sự thống nhất vào trong một xí nghiệp các ngành khác nhau trên cơ
sở tuần tự chế biến nguyên liệu và sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu, phế liệu Liên hợp hóa bị chi phối, một mặt bởi chuyên môn hóa sản xuất và mặt khác, bởi việc sử dụng đầy đủ hơn nguyên vật liệu, công suất máy móc Nó có thể được thực hiện theo một loại sản phẩm hoặc theo hàng loạt sản phẩm đồng nhất Trình độ chuyên môn hóa càng cao, sự tổ chức sản xuất liên hợp hóa càng lớn Trong nông nghiệp có thể chia ra hai dạng liên hợp hóa sản xuất: 1) Liên hợp hóa giữa các phân ngành của nông nghiệp với nhau; 2) Liên hợp hóa giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp
Dạng liên hợp hóa đầu tiên được hiểu như thể tổng hợp các phân ngành nông nghiệp khác nhau trong một xí nghiệp, còn dạng liên hợp hóa thứ hai là liên hợp hóa sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và việc chế biến các sản phẩm ấy trong phạm vi các xí nghiệp Thông thường, phế liệu của các công nghiệp chế biến (bã rượu, phế liệu của công nghiệp xay xát,…) được
sử dụng trong các xí nghiệp nông nghiệp dưới dạng thức ăn cho gia súc
+ Hợp tác hóa:
Hợp tác hóa là quá trình ngược lại của sự phân hóa các xí nghiệp chuyên môn hóa chuyên sản xuất từng bộ phận của sản phẩm hoặc hoàn thành từng giai đoạn của quy trình sản xuất
Khác với trong công nghiệp, việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp không chia ra thành từng
bộ phận Tuy nhiên, tiến bộ kỹ thuật đã mở đường cho việc hợp tác hóa rộng rãi giữa các xí nghiệp
Trang 21nông nghiệp Dạng hợp tác hóa này tiêu biểu cho các phân ngành của nông nghiệp, đặc biệt trong ngành chăn nuôi
Những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ, cơ sở của quy trình kỹ thuật là điểm then chốt của tất cả các dạng hợp tác hóa Các xí nghiệp công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc và các xí nghiệp nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp thường hoạt động theo nguyên tắc hợp tác hóa
Việc hợp tác hóa giữa các xí nghiệp hoàn thành từng giai đoạn của quy trình kỹ thuật sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh cho phép sử dụng có hiệu quả sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế trong nông nghiệp
Nói chung, trong nông nghiệp, hợp tác hóa được thực hiện theo các hướng chủ yếu dưới đây:
• Đảm bảo việc phát triển các mối liên hệ thường xuyên giữa các xí nghiệp chuyên môn hóa
• Đảm bảo các mối liên hệ giữa các cơ sở sản xuất với các xí nghiệp sản xuất và cung cấp thức ăn cho gia súc
• Đảm bảo các mối liên hệ về cung cấp máy móc, phân bón và các phương tiện vận tải
mô và phương thức khác nhau Về đại thể, có ba hình thức TCLTNN quan trọng nhất Đó là xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp
4
Là một trong các hình thức của TCLTNN trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản xuất ra ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho các ngành kinh tế Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể quan hệ với các xí nghiệp khác
Các nông hộ, nông trại, nông trang, nông trường, hợp tác xã, đồn điền được coi là các xí nghiệp nông nghiệp
Nhìn chung trên thế giới người ta thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”
Trang 22Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến nhất ở các nước chậm phát triển
và đang phát triển ở Châu Á Kinh tế hộ gia đình là kinh tế của các hộ gia đình có quyền sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản xuất của họ không nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào các hoạt động của thị trường
Là hình thức sản xuất cao hơn của hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Công nghiệp tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển
Trang trại xuất hiện đầu tiên ở các nước Tây Âu gắn liền với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất, sau đó phổ biến ở các nước công nghiệp Châu Âu, Bắc Mỹ rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa, trong đó có Việt Nam Kinh tế trang trại của Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1993 đến nay
Đồn điền là đơn vị kinh doanh nông nghiệp lớn ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, sử dụng lao động làm thuê và lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức, chủ yếu là trồng những cây công nghiệp hướng xuất khẩu như cà phê, cao su, bông, chè…
d) Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN):
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do xã viên tự nguyện lập ra và tự giải thể khi thấy không cần thiết, có nguồn vốn hoạt động do các xã viên góp cổ phần và huy động vốn từ nguồn khác Các hợp tác xã hoạt động nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ nông dân và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại
đ) Nông trường quốc doanh:
Nông trường quốc doanh là cơ sở kinh doanh nông nghiệp, sản xuất trên quy mô tập trung diện tích lớn, cung cấp nông sản hàng hoá cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu Phổ biến ở các nước XHCN
5
1.2.1.2 Thể tổng hợp nông nghiệp (TTHNN):
Là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp, các xí nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau trên một lãnh thổ và bằng các quy trình công nghệ tiên tiến cho phép sử dụng có hiệu quả nhất vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sẵn có để đạt năng suất xã hội cao nhất
Trang 23Loại hình phổ biến nhất của thể tổng hợp nông nghiệp là các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại
thành
5
1.2.1.3 Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp:
Hình thức này được hiểu là các dây chuyền sản xuất nông phẩm mà quy trình kỹ thuật của nó được tiến hành ở các vùng tự nhiên - kinh tế khác nhau nhằm sử dụng hợp lý nhất những đặc điểm của các vùng này Các dây chuyền thực hiện các công việc đồng áng sản xuất và cung cấp cho nông dân rau, hoa quả tươi được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên
Có hai loại băng chuyền trong nông nghiệp:
- Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo vùng (còn gọi là băng chuyền sản xuất - lãnh thổ)
- Băng chuyền địa lý sử dụng sự phát triển của tự nhiên Băng chuyền này có thể phát huy tác dụng ở các nước có lãnh thổ lớn, ở vùng miền núi hoặc các nước chạy dài theo kinh tuyến
5
1.2.1.4 Vùng nông nghiệp/tiểu vùng nông nghiệp:
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, bao gồm trong đó các hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn
Thực chất, đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiên
tự nhiên, kinh tế được phân chia với mục đích phân bố hợp lý và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng
Việc phân chia các vùng nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lý cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Mỗi vùng nông nghiệp lại có thể phân hoá thành các tiểu vùng nhỏ hơn
2
5
1.2.2.1 Xí nghiệp nông nghiệp:
Ở nước ta, trong thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp, kinh tế hộ cũng chỉ được coi là “kinh tế phụ gia đình”, sản xuất trên 5% đất của gia đình Nhưng trên thực tế, sản xuất của nông hộ chiếm tới 48% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, thu nhập từ kinh tế hộ gia đình chiếm 50 - 60% tổng thu
Trang 24nhập của hộ Từ Nghị quyết 10 xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất, kinh doanh thì kinh tế hộ đã có bước phát triển đáng kể
Trước đây sản phẩm của kinh tế hộ gia đình thường đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp Gần đây do nhu cầu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm mang tính chất hàng hoá Đặc biệt các hộ nông dân ở miền Nam, với quy mô đất đai và lao động khá lớn, các sản phẩm cung ứng hiệu quả mang lại giá trị cao từ hình thức kinh tế hộ gia đình Các sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tiêu biểu như: lúa gạo, cà phê, hồ tiêu,
Nước ta có dân số đông, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn thì hình thức kinh tế hộ gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng Trước hết nó giúp chúng ta giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho người dân Về lâu dài kinh tế hộ gia đình sẽ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và chuyển dịch kinh tế nông thôn Đây cũng
là tiền đề để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn; là nền tảng và là cơ sở cho sự hình thành các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam
Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển ở đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, song đã tạo ra những biến chuyển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá Hiện nay, cả nước có 135.437 trang trại (2009) với các loại hình khác nhau như trang trại trồng cây hàng năm (39.769 trang trại), trang trại trồng cây lâu năm (23.880 trang trại), trang trại chăn nuôi (20.809 trang trại), trang trại nuôi trồng thủy sản (35.489 trang trại)
Quy mô và diện tích trang trại cũng tăng khá mạnh Năm 2001 diện tích trung bình của một trang trại là 3,86 ha đến năm 2004 đã là 6,5 ha Trong đó đáng kể nhất là các trang trại ở Miền Nam, nhiều trang trại có quy mô trên 1.000 ha Nguồn vốn đầu tư cũng tăng từ 135,14 triệu (2001) lên 140,3 triệu (2004) Nguồn lao động trong các trang trại thường là lao động thuê mướn với số lượng và chất lượng ngày càng tăng Chủ trang trại thường là những người có trình độ và hiểu biết khá rộng, bên cạnh đó còn có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao như các kỹ sư nông nghiệp Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Thời kỳ đầu tập trung phát triển các trang trại trồng cây lâu năm (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) nhưng trong mấy năm gần đây, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển nhanh nhất (chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long), rồi đến các trang trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp
Ở Việt Nam mô hình trang trại khá thịnh hành là mô hình trang trại kết hợp Trong đó mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), VAC-R (vườn, ao, chuồng, rừng) đang là mô hình khá phổ biến Nó cho phép sử dụng có hiệu quả các tài nguyên sẵn có, khai thác tối đa hình thức nông - lâm kết hợp,
Trang 25mang lại hiệu quả kinh tế cao Gần đây các hình thức tổ chức sản xuất trong các trang trại cũng có
sự tiến bộ hơn, đẩy mạnh chuyên môn hoá (không đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế
so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn, tập trung vào việc thâm canh đầu tư về vốn và kỹ thuật để tăng cường năng suất lao động Trang trại là hướng đi tích cực và mang lại hiệu quả cao trong nông
nghiệp, cũng có thể ví hình thức này như là lời giải cho nông dân Việt Nam về khát vọng “Làm giàu không khó” trên lĩnh vực nông nghiệp
c) Đồn điền:
Ở Việt Nam hình thức này có từ thời thực dân Pháp đô hộ và họ tiến hành lập ra các đồn điền ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt đối với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Các đồn điền chủ yếu là trồng cao su, cà phê, chè, hồ tiêu với quy mô vừa, lớn, nhỏ khác nhau Từ sau 1954 và 1975 những đồn điền trước kia đã trở thành những nông trường quốc doanh do nhà nước quản lý Nghĩa là hình thức đồn điền hiện nay không còn tồn tại ở nước ta nữa mà đã được chuyển sang hình thức khác,
đó là hệ thống các nông trường quốc doanh
Ở Việt Nam, vào năm 1958 các HTX nông nghiệp kiểu tập thể được thành lập, hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, các nông cụ chính) và sản xuất theo kiểu tập trung, bao cấp Kết quả lao động của người nông dân được trả theo công điểm Sau năm
1986, đặc biệt từ tháng 2 - 1997, nước ta tiến hành chuyển đổi các HTX và xây dựng các HTX nông nghiệp kiểu mới, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, giao khoán đất 10 - 15 năm, các HTX giao quyền sử dụng đất, quyền tự chủ sản xuất cho xã viên Hoạt động của HTX chỉ tập trung cho các khâu mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả, hay thực hiện các hoạt động dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển
Hiện nay cả nước có 8.828 (2009) HTX nông nghiệp, 28 HTX lâm nghiệp và 510 HTX thuỷ sản đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là các HTX chuyển đổi từ HTX kiểu cũ và các HTX mới thành lập Các HTX đã thu hút gần 2 triệu lao động, hơn 6 triệu hộ xã viên, trong đó có các HTX dịch vụ làm đất, dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống, dịch vụ phân bón Các HTX này đều làm dịch vụ cho các hộ nông dân và các trang trại phù hợp với cơ chế thị trường và luật HTX năm 1996 Chất lượng và giá cả dịch vụ do HTX nông nghiệp cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ tư nhân hoặc hộ tự làm
đ) Nông trường quốc doanh (NTQD):
Nông trường quốc doanh là hình thức tổ chức nông nghiệp rất phổ biến ở nước ta cũng như của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới NTQD ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỷ qua, hiện tại đã
có những thay đổi về hình thức và chức năng
Trang 26Ở Việt Nam các NTQD được thành lập chủ yếu ở những vùng trung du, trên các cao nguyên hay các vùng mới khai hoang Mỗi nông trường đều có các sản phẩm đặc trưng mang tính chuyên canh như: nông trường lúa sông Hậu, nông trường bò sữa Mộc Châu (Sơn La), nông trường chè Phú
Hộ (Phú Thọ), nông trường cà phê Đoàn Kết, Thắng Lợi (Đắc Lắc),…
Trước đây, các nông trường này là các xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, chịu sự tác động quản lý chặt chẽ của nhà nước So với các hình thức khác nông trường thường có quy mô đất đai rất lớn (trên 1.000 ha), ví dụ nông trường Mộc Châu 205.000 ha, nông trường Kim Bôi 76.000 ha,… Các nông trường được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao Mỗi nông trường có bộ máy quản lý riêng để điều hành sản xuất kinh doanh Lao động làm việc trong nông trường được coi là công nhân nông nghiệp, được hưởng lương do nhà nước chi trả
Hiện nay phần lớn các NTQD ở nước ta có sự thay đổi về hình thức và chức năng quản lý Nhiều nông trường đã giao đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình Một số nông trường tồn tại dưới sự quản lý của các cá nhân Đặc biệt khi kinh tế trang trại tỏ ra ưu thế thì nhiều nông trường quốc doanh với điều kiện đất đai và cơ sở kỹ thuật vốn có đã nhanh chóng chuyển sang hình thức trang trại
5
1.2.2.2 Thể tổng hợp nông nghiệp:
Thể tổng hợp nông nghiệp ở nước ta còn là một hình thức khá mới mẻ và manh nha là các vành đai xanh quanh các thành phố lớn (thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành) Các thể tổng hợp nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và trang trại) với các xí nghiệp công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến) Đối với nước ta việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp mang lại ý nghĩa rất lớn, nó cho phép tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát huy vai trò của các thành phố, thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm, vấn đề việc làm, mang lại hiệu quả và năng suất xã hội
Xét về điều kiện, các nhân tố thúc đẩy để hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp ở nước ta
là rất thuận lợi Thực tế các thành phố lớn ở nước ta cũng đã phát huy được vị trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đủ sức thu hút hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành Các xí nghiệp nông nghiệp vùng ngoại thành chuyên trồng các loại rau xanh, cây thực phẩm; chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, trứng, sữa Các xí nghiệp này một phần cung cấp trực tiếp cho nhu cầu dân cư thành thị, một phần liên kết với các xí nghiệp công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm để đảm bảo nhu cầu lâu dài trên phạm vi rộng lớn Quanh các huyện ngoại thành và các tỉnh
kế cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc… là các vùng cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu của vùng nội thành Hà Nội Tương tự các vùng phụ cận ở TP Hồ Chí Minh Đà Nẵng,… cũng hình
Trang 27thành các thể tổng hợp nông nghiệp lớn phục vụ nhu cầu tiêu thụ và chế biến trên địa bàn rộng Thể tổng hợp nông nghiệp cũng sẽ là hình thức tổ chức phát triển mạnh trong tương lai
5
1.2.2.3 Vùng nông nghiệp/tiểu vùng nông nghiệp:
Ngay sau khi đất nước thống nhất, một chương trình phân vùng quy hoạch đã được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô lớn theo quan điểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành gắn với quy mô không gian lãnh thổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ Trên cơ sở đó, đất nước được chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp là Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Trong từng vùng nông nghiệp lại phân ra làm các tiểu vùng và trong các tiểu vùng nhỏ đó cũng có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Hệ thống 7 vùng sinh thái nông nghiệp này là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung Căn cứ vào tiềm năng sẵn có về
tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, các vùng sản xuất chuyên môn hoá chính của nước ta đã được hình thành
(Xem thêm Phụ lục 66 về Đặc điểm của các hình thức TCLTNN)
3
THỜI KỲ HỘI NHẬP, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
5
1.2.3.1 Nông nghiệp hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất sản phẩm không phải để tiêu dùng trực tiếp mà là để trao đổi trên thị trường
Nền nông nghiệp hàng hóa có đặc trưng là: người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị
trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra Mục đích sản xuất không chỉ tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận từ một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từ đồng vốn bỏ ra,
từ một ngày công lao động Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa tất yếu sẽ xóa bỏ kiểu sản xuất nhỏ, manh mún, đồng thời đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển, cả trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn
Trang 28Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực
Có thể thấy rằng sự chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa là bước tiến lớn cả về lực lượng sản xuất ở nông thôn, sự thay đổi trong tổ chức sản xuất và trong tư duy kinh tế
Ở nước ta cũng như nhiều nước trong vùng nhiệt đới gió mùa, việc phát triển nông nghiệp hàng hóa đang góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, bởi vì việc phát triển nông nghiệp hàng hóa kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời phát huy lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới
(Xem thêm Phụ lục 67, 68 về nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp cổ truyền)
5
1.2.3.2 Nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập:
a) Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối Nói một cách khái quát, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác bao gồm các lĩnh vực sau:
- Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ những hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với thương mại Những biện pháp phi thuế phổ thông cần được chuẩn mực hóa theo các quy định chung của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hoặc các thông lệ quốc tế hoặc khu vực khác
- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hóa việc cung cấp và kinh doanh các hình thức dịch vụ Theo phân loại của WTO, hiện nay có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học cho đến các dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải,…
- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường cho tự do hóa hơn nữa thương mại
- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ,
Trang 29chính sách cạnh tranh… Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hòa các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hóa thương mại
- Triển khai những hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập
Như vậy có thể thấy khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch
vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ Hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra đã nhiều thập kỷ, bằng các hình thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như: tham gia khu vực mậu dịch tự
do (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á – AFTA, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ – NAFTA), Khối thị trường chung Nam Mĩ MERCOUSR, Cộng đồng Caribê, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, diễn đàn hợp tác kinh tế (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, Diễn đàn hợp tác Á – Âu ASEM); và ở cấp độ rộng lớn nhất, đó là tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới Đó là một vấn đề có tính quy luật Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã, không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũng đã bị trả giá Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, cần phải có quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán, cơ chế chính sách thích hợp tận dụng tốt cơ hội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức, hạn chế rủi ro trong quá trình phát triển tiến lên của mình
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách hội nhập Mặc dù hội nhập kinh tế quốc tế luôn có tính hai mặt nhưng hầu hết các quốc gia, vùng, lãnh thổ đều chấp nhận Là một ngành kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, lĩnh vực nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế
đó
b) Đối với lĩnh vực nông nghiệp của một quốc gia, hội nhập thường được thể hiện ở hai hoạt động cơ bản:
Trang 30- Ký kết hoặc tham gia các định chế kinh tế - thương mại song phương, đa phương, khu vực
và thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư về nông nghiệp với các đối tác nước ngoài ở các cấp độ khác nhau
- Thực hiện những cải cách, đổi mới về nông nghiệp trong nước như hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới cơ chế chính sách, điều chỉnh cơ cấu ngành,… nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức để có thể hội nhập thành công
Ở nước ta, theo các văn kiện của 1Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X1 của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối 1đối ngoại1độc lập, tự chủ, rộng mở, 1đa dạng hóa1, 1đa phương hóa1 1quan hệ quốc tế1, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong 1cộng đồng thế giới1 phấn đấu vì 1hòa bình1, 1độc lập1 và 1phát triển1”
Từ sau thời kỳ 1đổi mới1, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với 1Trung Quốc1 vào năm 119921 và với 1Hoa Kỳ1 vào năm 119951, gia nhập khối 1ASEAN1 năm 1995, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, năm 1998), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM, 1995)
Từ ngày 111 tháng 11năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của 1Tổ chức Thương mại Thế giới1(WTO) Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mỹ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới Việt Nam cũng là thành viên của 63
tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam đã có quan
hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ
(Trong P hụ lục 69 đính kèm luận văn, tác giả có trình bày về “Những quy định của WTO
liên quan đến nông nghiệp và cam kết của Việt Nam“, ở đây tác giả chỉ đi sâu vào phân tích những
cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp nước ta khi gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới)
Trang 31Tuy phải cam kết xóa bỏ các chính sách ưu đãi doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đối với nông nghiệp, WTO cho phép vẫn tiếp tục hỗ trợ bằng việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến nông, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng nghèo, đào tạo phát triển nhân lực, hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh, trợ giúp phát triển làng nghề Chính phủ thông qua những khoản hỗ trợ này có điều kiện để giúp cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng tập trung, quy mô hơn…
- Thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản được mở rộng Hàng nông – lâm – thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) của tất cả các thành viên WTO, như vậy sẽ có điều kiện thâm nhập vào nhiều thị trường với mức thuế thấp hơn so với trước khi gia nhập WTO
Các khu vực tự do hóa sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp nước ta hướng tới xuất khẩu tăng tốc các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè dừa, thủy sản, thịt gia súc gia cầm, rau, hoa quả, quế, mật ong tự nhiên, sản phẩm đồ gỗ…
- Khi xuất khẩu hàng hóa nông – lâm – thủy sản được đẩy mạnh sẽ phát huy được thế mạnh của nông nghiệp nước ta về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên, đồng thời tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Phương thức sản xuất sẽ thay đổi theo hướng hiện đại
- Môi trường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn nhờ sự thay đổi của hệ thống luật pháp trong nước và các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Thông qua cơ chế tranh chấp của WTO chúng ta sẽ được đối xử bình đẳng hơn khi có tranh chấp thương mại với các thành viên khác của WTO
Qua đó chúng ta sẽ có điều kiện để thu hút được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kiến thức từ nước ngoài để phát triển nông nghiệp của nước ta
- Thúc đẩy các đơn vị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nâng cao trình độ kinh doanh
Nhờ mở cửa thị trường, hàng nông sản từ thế giới nhập khẩu vào nhiều với chất lượng tốt, giá cả hợp lý tạo cho người tiêu dùng nước ta có nhiều lựa chọn; đồng thời cũng tác động đến nông dân nước ta có cơ hội nắm bắt được kỹ thuật, bí quyết sản xuất để làm ra các nông sản hàng hóa có chất lượng bằng hoặc cao hơn hàng nhập khẩu trong cạnh tranh trên thương trường
- Cơ cấu lao động nông thôn được chuyển dịch theo hướng tích cực
- Sản xuất công nghiệp và dịch vụ khu vực nông thôn sẽ có bước phát triển đột biến
- Cơ chế hoạt động của WTO được thực hiện theo 5 nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc dành riêng cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi thì nước ta là một trong những thành viên đó
Trang 32 Thách thức:
- Áp lực cạnh tranh lớn hơn cho sản xuất trong nước
- Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hệ thống các quy định chặt chẽ của WTO
- Gia tăng sự phụ thuộc vào những biến động của tình hình nông nghiệp và kinh tế thế giới
- Các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp và các rào cản đối với thị trường nông sản, trong khi Việt Nam phải cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp
- Năng lực thực thi các điều khoản cam kết của Việt Nam còn yếu, quản lý nhà nước về nông nghiệp chậm được cải thiện
- Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều bất cập và chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
- Công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch kém phát triển
- Thói quen kinh doanh cũ của nông dân Việt Nam là một thách thức cản trở quá trình hội nhập của nông nghiệp
- Đầu tư cho nông nghiệp còn chưa hợp lý
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp còn yếu kém
- Khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới
- Xuất hiện sự chênh lệch về đầu tư và trình độ phát triển giữa các vùng, các ngành nghề nông nghiệp
- Trình độ của nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp hạn chế là một thách thức trong dài hạn
- Thiên tai, dịch bệnh có xu hướng gia tăng nhưng khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai còn thấp kém
Để có thể hội nhập thành công, ngành nông nghiệp trong cả nước nói chung và ở từng tỉnh thành nói riêng phải xác định rõ được những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như các tổ chức kinh tế khác để có những đối sách phù hợp nhằm tận dụng hiệu quả những cơ hội và có thể vượt qua thách thức
5
1.2.3.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) sản xuất nông nghiệp:
Do vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp có liên hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông thôn nên ở Phụ lục 70 đính kèm luận văn có trình bày đầy đủ về các vấn đề này, ở đây
tác giả chỉ tìm hiểu về khái niệm cũng như sự cần thiết của vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp ở nước
ta
Từ Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định CNH, HĐH nông nghiệp như sau:
Trang 33- CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường
Theo tiến sĩ Mai Thị Thanh Xuân, CNH, HĐH nông nghiệp được định nghĩa như sau:
- CNH nông nghiệp: là sự thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp từ thuần nông sang công nghiệp
- HĐH nông nghiệp: là tất cả những hoạt động liên quan đến việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đó
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang đưa tới sự thay đổi triệt để về chất trong
kỹ thuật và công nghệ sản xuất Bởi vậy, quá trình CNH ở nước ta có đặc điểm khác với quá trình CNH của các nước đi trước Một điều rất rõ ràng là chúng ta đã thực hiện quá trình CNH chậm hơn rất nhiều so với các nước phát triển và thực hiện trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ nên chúng ta không thể chờ thực hiện xong xuôi quá trình CNH với nội dung căn bản là cơ khí hóa các ngành của nền kinh tế quốc dân rồi mới tiến hành HĐH Vả lại, khi thực hiện cơ khí hóa cũng không thể sử dụng máy móc lạc hậu được sản xuất trước đây, mà phải sử dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay Chính vì vậy, CNH phải gắn liền với HĐH, đó là con đường phát triển tất yếu, khách quan của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay
* Sự cần thiết của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay: Việt Nam là một nước có đa số người dân sống bằng nông nghiệp, vì vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ làm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển hợp lý và bền vững, mà còn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo cơ sở để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nguồn vốn tích lũy cho nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường Vì vậy, nông nghiệp và nông thôn vẫn và sẽ còn có vị trí quan trọng lâu dài đối với nước ta
Trang 34Bình Phước là tỉnh nằm ở phía đông bắc vùng Đông Nam Bộ Về mặt tự nhiên, Bình Phước
có vị trí chuyển tiếp từ miền núi, cao nguyên Nam Trường Sơn xuống đồng bằng sông Cửu Long
Trang 35Bình Phước có chiều dài biên giới với Campuchia khoảng 240 km, ở phía bắc và tây bắc tỉnh Phía tây của tỉnh Bình Phước giáp tỉnh Tây Ninh; sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Tây Ninh Phía đông của Bình Phước giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông; sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa Bình Phước với Lâm Đồng Phía nam và đông nam của Bình Phước giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
Bình Phước trải rộng và dài theo kinh độ và vĩ độ: điểm tận cùng phía bắc (thuộc xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập) có vĩ độ là 11RRP
0 P
22P
’ P
B, đến điểm tận cùng phía nam (thuộc xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú), có vĩ độ là 12RRP
0 P
16P
’ P
B Điểm tận cùng phía tây thuộc xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, có kinh độ là 106RRP
0 P
25P
’ P
Đ, đến điểm tận cùng phía đông thuộc (xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng), có kinh độ là 107RRP
0
P
28P
’ P
Hiện nay Bình Phước có 3 thị xã (thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long) và
7 huyện (Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng)
Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
Với vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, trong đó Bình Dương, Đồng Nai
là những tỉnh đang có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh; gần thành phố Hồ Chí Minh là nơi có công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh nhất nước; đây là điều kiện cho Bình Phước giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản nguyên liệu
Giáp với vùng Tây Nguyên - một vùng giàu tiềm năng tự nhiên và giàu bản sắc dân tộc, giúp Bình Phước có điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, từ đó phát triển sản xuất và làm giàu thêm bản sắc văn hóa của tỉnh
Có biên giới với nước bạn láng giềng Campuchia kéo dài - là cơ hội giúp Bình Phước trao đổi hàng hóa với nước ngoài, quan hệ hợp tác quốc tế Ngoài ra tỉnh còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ biên giới tây nam của Tổ quốc
Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo điển hình, nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào, độ ẩm phong phú, cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm Với đặc điểm khí hậu trên, Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng cây công nghiệp Chính
từ đây, tạo cho Bình Phước có nhiều nông sản xuất khẩu có giá trị như điều, cao su, tiêu, cà phê
Trang 36Bình Phước còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến của vùng Đông Nam Bộ Trên cơ sở giàu tiềm năng tự nhiên, Bình Phước được Chính phủ quy hoạch là một trong các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vị trí này mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển
Vị trí đông bắc vùng Đông Nam Bộ - nơi bắt nguồn của nhiều sông suối, Bình Phước là tỉnh
có nguồn thủy năng dồi dào để phát triển thủy điện, góp phần cung cấp nguồn điện cho vấn đề điện khí hóa nông thôn và phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản
Bình Phước nằm trên hai trục giao thông liên vùng của quốc gia (quốc lộ 13 và đường Hồ Chí Minh) Đây là hai tuyến giao thông chiến lược quan trọng của cả nước Với vị trí giao thông này, Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước
và đặc biệt tạo cơ hội cho Bình Phước hòa nhập sâu vào các tỉnh, thành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Với diện tích rộng lớn, giúp cho Bình Phước hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, phát triển nghề rừng, chăn nuôi gia súc và phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Tuy nhiên, Bình Phước nằm ở vị trí cuối của các tuyến giao thông, không có điều kiện xây dựng đường thủy, chưa có sân bay, chưa có đường sắt nên phần nào khó khăn trong việc xuất - nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300 - 600 m, tạo thành chủ yếu từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác, thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn Nam từ Tây Nguyên đổ xuống Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh Độ dốc cao, bị chia cắt, nhiều nơi lộ cả đá gốc trên bề mặt, ít thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm, cây
ăn quả hoặc các loại cây ngắn ngày Thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, chăn thả gia súc, ở các vùng thung lũng giữa núi có thể trồng các loại cây lương thực thực phẩm
Trang 37Địa hình đồi và đồi thấp: độ cao tuyệt đối từ 100 - 300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, nối liền với các dãy bazan đá phiến thuộc Lộc Ninh, Phước Bình, Bù Đốp, Đồng Xoài Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 – 5P
0 P
) Về nguồn gốc, đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ Rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm, chăn thả gia súc
Địa hình bồn trũng: dạng địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ, bồn trũng, các vùng phẳng giữa đồi (núi) ở độ cao 100 - 200 m, chính nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, canh tác nông nghiệp phải chú trọng cải tạo đất, xử lý độ chua, có thể trồng cây lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản
Khó khăn: Địa hình nhiều nơi trong tỉnh như ở huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh… có
độ dốc lớn, độ chia cắt mạnh, bề mặt lớp phủ thực vật mỏng, dễ gây xói mòn vào mùa mưa, quá trình rửa trôi mạnh, tầng mùn mỏng ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Về mùa khô, địa hình dốc trơ sỏi đá, độ ẩm trong đất thấp, cây trồng khó phát triển Địa hình bồn trũng thường xuyên bị ngập vào mùa mưa, tầng đất dốc tụ thường có đặc điểm chua, đất bị gley, phải tốn nhiều công sức cải tạo để phát triển nông nghiệp
(Xem thêm bản đồ Địa hình – sông, hồ tỉnh Bình Phước ở Phụ lục 77)
6
2.1.2.2 Thổ nhưỡng:
Nằm ở rìa kiến tạo của Trường Sơn Nam, nơi tiếp tục của cao nguyên Di Linh, Mơ Nông và chịu sự tác động mạnh mẽ của phù sa cổ sông Đồng Nai và Sài Gòn, Bình Phước là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, ca cao, điều, tiêu và các loại cây ăn trái Sự đa dạng của thổ nhưỡng được thể hiện trong 13 loại đất trong 6 nhóm đất chính, với độ phì và chất lượng của đất được sử dụng cho phát triển nông, lâm nghiệp khác nhau, gồm:
- Đất có chất lượng cao nhất: đất đen, đất đỏ vàng (đất đỏ bazan) có 416.075 ha, chiếm 60,69% diện tích tự nhiên; thích hợp với các cây trồng chủ lực của tỉnh: cao su, tiêu, điều, cây ăn quả
- Đất có chất lượng cao (đất phù sa) có 910 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên
- Đất có chất lượng trung bình (đất xám) có 93.277 ha, chiếm 13,61% diện tích tự nhiên; thích hợp chủ yếu với cây lâu năm như: cao su, cây ăn quả, điều, tiêu và cây hàng năm: lúa, màu
- Đất có chất lượng kém (đất đỏ vàng trên đá granit) có 123.089 ha, chiếm 17,95% diện tích tự nhiên, thích hợp trồng điều và khoai mỳ, mía
- Đất có độc tố cần cải tạo (đất phèn dốc tụ) có 23.978 ha, chiếm 3,5% diện tích tự nhiên
- Đất không có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp (đất xói mòn trơ sỏi đá) có 224 ha, chiếm 0,033% diện tích tự nhiên
Trang 38Như vậy, đất có chất lượng trung bình trở lên, phù hợp với phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp có tới 510.262 ha, chiếm 74,43% diện tích tự nhiên Đây chính là thuận lợi cơ bản của Bình Phước trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp
Tầng dày đất hết sức quan trọng đối với hoạt động của bộ rễ các loại cây lâu năm, phần lớn diện tích đất trong tỉnh có có tầng dày trên 100 cm là 440.653 ha (chiếm 64,26% diện tích tự nhiên), tầng dày 50 - 100 cm là 111.091 ha (chiếm 16,20% diện tích tự nhiên) Với đặc điểm tầng dày thổ nhưỡng như vậy, Bình Phước rất thích hợp cho việc quy hoạch phát triển các tập đoàn cây lâu năm Một số tương quan cụ thể như:
- Đất phù sa, đất phèn, dốc tụ, đất đen hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8P
0 P
, tầng dày trên 50 cm, thích hợp cho canh tác cây ngắn ngày
- Tầng đất nhỏ hơn 50 cm và độ dốc trên 15P
0 P
không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nên ưu tiên cho lâm nghiệp Tập trung ở đất đỏ vàng, một ít ở đất xám
Bảng 2.1 Phân loại diện tích đất theo độ dốc
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Mối quan hệ với sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích tự nhiên 685.599 100,00
1 Theo độ đốc (P
0 P
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước
Nhìn chung, đất đai ở Bình Phước chủ yếu có tầng phong hóa khá dày, độ dốc dưới 15P
0 P
, đặc điểm thổ nhưỡng này thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới như: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, ca cao Ngoài ra, tùy theo điều kiện khả năng đáp ứng nước tưới, thị trường tại chỗ, có thể phát triển thêm các loại cây trồng khác như: lúa, đậu phộng, khoai mỳ, các loại cây thực phẩm
(Xem thêm Phụ lục 1, 2 về Khả năng sử dụng đất và Diện tích đất theo khả năng thích nghi một số cây trồng chính và bản đồ Đất – thực vật, động vật ở Phụ lục 77)
Một số vấn đề sử dụng đất có hiệu quả: đất trồng là nguồn tài nguyên quý giá, phần lớn đất đai tỉnh Bình Phước thuộc loại đất tốt Đất có chất lượng trung bình trở lên có 510.262 ha chiếm 74,43% diện tích tự nhiên, trong đó đất có chất lượng cao nhất 416.075 ha chiếm 60,69% tổng diện
Trang 39tích tự nhiên Hiện nay diện tích đất trống đồi trọc, hoang hóa còn khoảng trên 6,1% diện tích tự nhiên Như vậy trong 15 năm tới, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ phủ xanh diện tích đất trống đồi trọc, cần đặc biệt chú trọng một số nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cường việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ở những vị trí thuận lợi nhằm tăng diện tích tưới trong mùa khô
- Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường trong việc sử dụng tài nguyên đất, trong đó có việc xác định đúng đắn hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng cao, tăng cường công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cuối cùng là hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất đai được nâng cao
C - 26,3P
0 P
C Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5P
0
P
C - 22,0P
0 P
C, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7P
0 P
C - 32,2P
0 P
C Nằm trong vùng nắng nhiều Tổng nhiệt độ hàng năm từ 9.000 – 10.000P
0 P
C Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 - 2.500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ Đặc điểm nhiệt độ này rất thuận lợi cho các tập đoàn cây trồng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển
- Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 2.045 - 2.325 mm, chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7), vào mùa mưa gió Đông sau chuyển dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s Bình Phước
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra, gây thiệt hại cho cây trồng nhất là cao su – một loại cây trồng chủ đạo của tỉnh nhưng có
độ chịu gió rất kém
- Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3 Vào mùa khô gió Đông sau chuyển dần sang Đông Bắc, tốc độ bình quân 3,5 m/s, thời tiết se lạnh, thường hay có sương muối về đêm có thể gây
hư hại hoặc ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất là trong thời kỳ đầu của quá trình cây ra hoa và kết trái
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 – 81,4% Mùa khô kéo dài 5 – 6 tháng làm cho một số huyện vùng cao của tỉnh như Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long, Bù Gia Mập thiếu
Trang 40nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dễ gây cháy rừng, đồng thời ảnh hưởng tới tính thời vụ của nông nghiệp Có thể nói, sản xuất nông nghiệp của một số huyện trong tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên là chính
Nhìn chung, chế độ khí hậu Bình Phước về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Việc phát triển nền nông nghiệp thâm canh, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, nhất là trồng các loại cây công nghiệp thích hợp với điều kiện nhiệt độ cao, nhiều nắng ấm, chu kỳ sinh trưởng nhanh như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao cũng như các loại cây ăn quả như quýt đường, chuối, nhãn, sầu riêng…và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực khác là một lợi thế của tỉnh
Tuy nhiên, trong canh tác nông nghiệp cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp, một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô, phát huy được hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích đất canh tác, đồng thời tạo được tác dụng ngăn ngừa quá trình xói mòn rửa trôi
và thoái hóa đất, nhất là về mùa mưa
6
2.1.2.4 Nguồn nước:
Mạng lưới sông ngòi không dày đặc như các tỉnh khu vực đồng bằng, nhưng mạng lưới sông suối khá nhiều, ít sông lớn, chủ yếu là các khe suối nhỏ Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 04 sông lớn: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng
- Sông Bé chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh theo hướng bắc - nam, chảy qua các huyện Phước Long (cũ), Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Long (cũ), Chơn Thành, Đồng Phú và chảy về tỉnh Bình Dương Đây là sông có giá trị thủy lợi và thủy điện lớn nhất Hiện nay, trên dòng sông Bé đã quy hoạch 04 công trình (03 công trình thủy điện lớn và 01 công trình thủy lợi) theo 04 bậc thang: thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và công trình thủy lợi Phước Hòa (đang trong giai đoạn khởi công) Ngoài giá trị về thủy điện, các công trình trên còn có tác dụng điều phối nguồn nước, giữ ẩm và phục vụ nước tưới trong sản xuất nông nghiệp vào mùa khô
- Sông Sài Gòn chảy giáp ranh giới giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương Trên sông này đã hình thành hồ thủy lợi Dầu Tiếng, một hồ tưới lớn nhất vùng Đông Nam
Bộ, diện tích mặt hồ khoảng 20 ngàn ha với dung tích khoảng 1,5 tỉ mP
3 P
nước
- Sông Đồng Nai là ranh giới giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Lâm Đồng Trên dòng sông này hình thành thủy điện Trị An (thuộc tỉnh Đồng Nai)
- Sông Măng chạy dọc biên giới Campuchia và tỉnh Bình Phước
Ngoài ra, còn có hàng chục hồ đập lớn, nhỏ khác nhau như: hồ Suối Giai, hồ Suối Lam (Đồng Phú), hồ Cầu Trắng (Lộc Ninh), hồ Suối Cam (Đồng Xoài), hồ Ông (Chơn Thành)… đáp ứng một phần nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt Tài nguyên nước trên địa bàn