1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba

137 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

36 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG .... 40 2.4 Nghiên cứu xây dựng các chỉ số môi trường tự nhiên trong đán

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Sỹ

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới GS TS Lê Đình Thành, và GS TS Ngô Đình Tuấn đã hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận án

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án Trân trọng cảm ơn Khoa Môi trường và bộ môn Quản lý môi trường đã tạo điều kiện thời gian cho tác giả tập trung học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu

và thực hiện luận án

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

6 Những đóng góp mới của luận án 4

7 Cấu trúc của luận án 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6

1.1 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Ba 6

1.1.1 Vị trí, địa hình và đặc điểm địa lý kinh tế 6

1.1.2 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 8

1.1.3 Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên trên lưu vực sông Ba 8

1.1.4 Mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn và tình hình số liệu 9

1.1.5 Hệ thống sông ngòi lưu vực sông Ba 12

1.2 Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba và các vấn đề môi trường chủ yếu 15

1.2.1 Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba 15

1.2.2 Phân tích nhận biết các vấn đề môi trường chính liên quan đến hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba 17

1.3 Khái niệm tác động tích lũy và đánh giá tác động môi trường tích lũy 19

1.3.1 Tác động môi trường tích lũy và các kiểu hình thành 19

1.3.2 Đánh giá tác động môi trường tích lũy 22

1.4 Vị trí của đánh giá tác động môi trường tích lũy trong quản lý môi trường 23

1.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên thế giới và trong nước 26

1.5.1 Nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường tích lũy trên thế giới 26

Trang 6

iv

1.5.2 Một số nghiên cứu có liên quan đến đánh giá tác động môi trường tích lũy

ở Việt Nam và những tồn tại 30

1.6 Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án 34

1.7 Kết luận chương 1 36

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG 38

2.1 Sự cần thiết phải xây dựng các chỉ số môi trường 38

2.2 Phương pháp tiếp cận xây dựng các chỉ số môi trường 39

2.3 Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn các chỉ số môi trường 40

2.4 Nghiên cứu xây dựng các chỉ số môi trường tự nhiên trong đánh giá tác động môi trường tích lũy hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông 41

2.4.1 Các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy đến dòng chảy và tài nguyên nước 41

2.4.2 Các chỉ số đánh giá đánh giá tác động môi trường tích lũy đến chất lượng nước và bùn cát 44

2.4.3 Các chỉ số đánh giá đánh giá tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái trên cạn 48

2.4.4 Các chỉ số tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái sông 53

2.4.5 Tổng hợp các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông 58

2.5 Đề xuất các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy đến môi trường đất và nước của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông 60

2.5.1 Cơ sở lựa chọn các chỉ số 60

2.5.2 Phân cấp giá trị các chỉ số để biểu thị mức độ tác động môi trường tích lũy 62

2.6 Kết luận chương 2 64

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA LƯU VỰC SÔNG BA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 65

3.1 Lựa chọn hệ thống liên hồ chứa để nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy 65

3.1.1 Lựa chọn theo vị trí và quy mô hồ chứa 65

3.1.2 Lựa chọn theo mục tiêu và nhiệm vụ của hồ chứa 65

Trang 7

v

3.1.3 Lựa chọn theo khả năng điều tiết của hồ chứa 66

3.1.4 Sơ đồ hệ thống liên hồ chứa được chọn để nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy 66

3.2 Đánh giá tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa đến môi trường đất và nước lưu vực sông Ba 72

3.2.1 Tác động tích lũy đến biến đổi dòng chảy hạ du 72

3.2.2 Phân tích tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa đến bùn cát và chất lượng nước hạ du 76

3.2.3 Tác động tích lũy làm mất môi trường sống trên cạn 87

3.2.4 Tác động tích lũy đến hệ sinh thái sông và tính kết nối lưu vực sông 91

3.3 Tổng hợp các tác động môi trường tích lũy điển hình của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba 93

3.4 Nhận định về xu thế biến đổi môi trường do tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba 95

3.4.1 Tác động đến chế độ dòng chảy hạ du 95

3.4.2 Bồi lắng hồ chứa và các tác động tiêu cực khác 97

3.5 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tích lũy tiêu cực của hệ thống liên hồ chứa đến môi trường đất và nước lưu vực sông Ba 98

3.5.1 Quan điểm đề xuất các giải pháp 98

3.5.2 Đề xuất bổ sung quy định về đánh giá môi trường tích lũy vào các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường 99

3.5.3 Xác lập khung thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy 100

3.5.4 Giải pháp tăng cường năng lực quản lý và thực hiện vận hành liên hồ chứa theo Quy trình 1077 108

3.5.5 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp được đề xuất trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Lưu vực sông Ba 7

Hình 1.2 Các kiểu hình thành tác động môi trường tích lũy 21

Hình 1.3 Vị trí của ĐMC, ĐTL, ĐTM và KTMT trong quản lý môi trường 25

Hình 1.4 Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án 36

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống LHC được chọn để nghiên cứu ĐTL 69

Hình 3.2 Sơ đồ các hồ chứa trên dòng chính sông Ba 70

Hình 3.3 Diễn biến độ đục mùa lũ trạm An Khê và Củng Sơn (1988-2014) 80

Hình 3.4 Diễn biến độ đục mùa cạn trạm An Khê và Củng Sơn (1988-2014) 81

Hình 3.5 Diễn biến độ đục trung bình năm trạm An Khê và Củng Sơn giai đoạn 1988-2014 81

Hình 3.6 Diễn biến các đặc trưng độ đục tại Củng Sơn qua các giai đoạn khác nhau 85

Trang 9

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Lưới trạm khí tượng và đo mưa trên và lân cận lưu vực sông Ba 10

Bảng 1.2 Mạng lưới trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Ba và vùng lân cận 11

Bảng 1.3 Độ đục trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Ba và một số lưu vực sông lân cận khi chưa có hồ chứa trên dòng chính hoạt động 15

Bảng 1.4 Công trình thủy lợi kiên cố trên lưu vực sông Ba 16

Bảng 1.5 Thống kê các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Ba 16

Bảng 2.1 Phân cấp tác động tích lũy của hệ thống LHC theo các chỉ số biến đổi dòng chảy hạ du 44

Bảng 2.2 Thang đánh giá chất lượng nước mặt theo giá trị WQI 45

Bảng 2.3 Phân cấp biến đổi chất lượng nước theo giá trị tuyệt đối của IbđCLN 46

Bảng 2.4 Phân mức rủi ro ô nhiễm nước theo hệ số rủi ro RQ 46

Bảng 2.5 Phân cấp tác động tích lũy đến độ đục trung bình 48

Bảng 2.6 Phân cấp tác động tích lũy gây tác động lên các khu bảo tồn trên LVS 50

Bảng 2.7 Mức chiếm dụng đất tự nhiên bình quân trên MW công suất lắp máy của một số hồ chứa thủy điện trên thế giới và ở Việt Nam sắp xếp theo thứ tự tăng dần 51

Bảng 2.8 Phân cấp tác động tích lũy làm mất đất khu bảo tồn, đất tự nhiên và đất rừng do thủy điện 52

Bảng 2.9 Phân cấp tác động tích lũy gây biến đổi hệ sinh thái sông 55

Bảng 2.10 Phân cấp tác động tích lũy của hệ thống LHC làm mất kết nối của LVS 58

Bảng 2.11 Tổng hợp thông tin về các chỉ số ĐTL của hệ thống LHC trên LVS 58

Bảng 2.12 Các chỉ số ĐTL chủ yếu của hệ thống LHC trên LVS 61

Bảng 2.13 Phân cấp các chỉ số ĐTL của hệ thống LHC trên LVS 63

Bảng 3.1 Tóm tắt về các hồ chứa lớn trên LVS Ba được chọn để xem xét đánh giá tác động môi trường tích lũy 67

Bảng 3.2 Các thông số chính của các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Ba được chọn để nghiên cứu ĐTL 68

Trang 10

viii

Bảng 3.3 Các thông số chính của các đập thủy điện trên dòng chính sông Ba được

chọn để nghiên cứu ĐTL 69

Bảng 3.4 Thông số chính đập dâng Đồng Cam 70

Bảng 3.5 Đặc trưng thống kê của các trận lũ lớn đã từng xảy ra trên LVS Ba [54] 72

Bảng 3.6 Kết quả tính toán điều tiết theo quy trình vận hành LHC trong mùa lũ [54] 73 Bảng 3.7 Hiệu quả cắt giảm đỉnh lũ của hệ thống LHC khi được vận hành theo quy trình liên hồ tại các tuyến kiểm soát 74

Bảng 3.8 Đặc trưng lưu lượng nước trung bình mùa lũ và mùa cạn tại trạm thủy văn Củng Sơn và chỉ số biến đổi lưu lượng trung bình mùa theo các giai đoạn 75

Bảng 3.9 Tính toán tổn thất tài nguyên nước do tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lớn lưu vực sông Ba 76

Bảng 3.10 Lưu lượng trung bình tháng trạm An Khê và Củng Sơn (thời kỳ 1977-2014) 77

Bảng 3.11 Độ đục trung bình tháng trạm An Khê và Củng Sơn giai đoạn từ 1988 đến 2014 (đơn vị:g/m3) 77

Bảng 3.12 Đặc trưng lưu lượng nước trung bình năm, mùa lũ và mùa cạn ở các giai đoạn khác nhau tại trạm Củng Sơn (đơn vị: m3/s) 78

Bảng 3.13 Phân chia các giai đoạn để nghiên cứu vai trò ảnh hưởng của các hồ chứa lớn trên LVS Ba đến độ đục tại trạm Củng Sơn 79

Bảng 3.14 Đặc trưng độ đục tại Củng Sơn qua các giai đoạn (đơn vị:g/m3) 79

Bảng 3.15 Đặc trưng độ đục tại Củng Sơn qua các giai đoạn (đơn vị:g/m3) 83

Bảng 3.16 Tác động trực tiếp của hệ thống LHC đến các KBT trên LVS Ba 88

Bảng 3.17 Tính toán các chỉ số gần khu bảo tồn của hệ thống LHC trên LVS Ba 89

Bảng 3.18 Tính toán các chỉ số đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC gây mất đất và mất rừng 90

Bảng 3.19 Tính toán các chỉ số đánh giá các tác động tích lũy của hệ thống LHC và các dự án thủy điện trên dòng chính sông Ba gây biến đổi HST sông 92

Bảng 3.20 Tính toán các chỉ số đánh giá các tác động tích lũy của hệ thống LHC đến tính kết nối của LVS 93

Trang 11

ix

Bảng 3.21 Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC đến môi trường đất và nước trên LVS Ba 94Bảng 3.22 Các bước thực hiện ĐMC theo quy định hiện hành của Việt Nam 101Bảng 3.23 Tóm tắt các bước thực hiện ĐTM theo quy định hiện hành của Việt Nam 102Bảng 3.24 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐMC theo quy trình hiện hành đối với các CQK ở Việt Nam 103Bảng 3.25 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐTM theo quy trình hiện hành đối với các dự án đầu tư cụ thể ở Việt Nam 104Bảng 3.26 Đặc điểm của một số phương pháp ĐTL 106

Trang 12

x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐ I, II, III Mức báo động lũ cấp I, cấp II, cấp III

PCTT&TKCN Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

VĐMTC Vấn đề môi trường chính

Trang 13

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Đánh giá tác động môi trường tích lũy (ĐTL) là đánh giá tác động môi trường tổng hợp của nhiều dự án bao gồm việc đánh giá các tác động tồn dư của các dự án đã hoàn thành kết hợp việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án đang thực hiện và dự báo các tác động tổng hợp khi có thêm các dự án mới ĐTL là một công cụ quản lý bảo

vệ môi trường và thực hiện phát triển bền vững đã được Mỹ đưa vào luật, các quy định

và hướng dẫn thực hiện việc thẩm định và phê duyệt các dự án phát triển nói chung từ đầu những năm 1970 [1] Nhiều nước trên thế giới đã coi ĐTL là công cụ rất có hiệu quả trong quản lý môi trường và thực hiện phát triển bền vững

Hiện nay có rất nhiều lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều hồ chứa thủy điện và thủy lợi đã, đang và sẽ được xây dựng Các hồ này đi vào hoạt động đã đem lại cho đất nước một nguồn điện năng đáng kể Nguồn nước của các hồ chứa là một phần tài sản quý giá của các địa phương trong lưu vực và vùng lân cận; góp phần cắt giảm lũ

và hạn cho hạ du; hệ thống đường giao thông để phục vụ cho quá trình xây dựng trước đây và quản lý vận hành hiện nay và lâu dài đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trên LVS và vùng phụ cận Ngoài ra các hồ đập còn mang lại nhiều lợi ích khác như thủy sản, du lịch… Song bên cạnh những lợi ích kể trên, các hồ chứa trên LVS cũng đang gây ra các tác động đến môi trường Các tác động của từng hồ khi xem xét riêng lẻ có thể không đáng kể nhưng nếu chúng có sự tương tác lẫn nhau trên một phạm vi không gian rộng hơn và khoảng thời gian dài hơn thì tác động sẽ được tích lũy và có thể rất lớn và nghiêm trọng

Lưu vực sông Ba là một trong 11 LVS lớn ở Việt Nam đã có hệ thống liên hồ chứa, là LVS lớn ở Nam trung bộ Hiện nay hệ thống LHC trên LVS Ba bao gồm các hồ chứa thủy điện và thủy lợi như thủy điện sông Hinh, thủy lợi Ayun Hạ, thủy điện Ba Hạ, thủy điện Krông H’Năng, Thủy điện An Khê – Ka Nak, được vận hành theo quy trình LHC

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày

07-7-2014 Trong những năm vừa qua, hệ thống đã gây tác động rất phức tạp đến môi trường

Trang 14

2

nên rất cần có nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực, phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu những tác động tiêu cực Việc nghiên cứu đánh giá các tác động tích lũy cả về cách tiếp cận, phương pháp luận,

và phân tích lựa chọn các phương pháp kỹ thuật phù hợp là rất cần thiết không những chỉ đối với lưu vực sông Ba mà có thể xem xét áp dụng cho cả các lưu vực sông tương

tự khác Vì vậy luận án với đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba” đã được lựa chọn và thực hiện

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy và xác lập khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông

- Nghiên cứu đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba đến môi trường đất và nước và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là hệ thống LHC trên LVS Ba và thành phần môi trường đất và nước khu vực nghiên cứu

Phạm vi không gian:

Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là lưu vực sông Ba và chú trọng đến dòng chính và dòng nhánh cấp 1và ưu tiên khu vực hạ du sông Ba

Phạm vi thời gian:

Phạm vi thời gian được chia ra 3 giai đoạn:

 Trước năm 2001 là giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị xây dựng hệ thống LHC

 Từ năm 2001- 2010: Giai đoạn thực hiện xây dựng và hoàn thành hệ thống LHC

 Từ năm 2011 về sau: Giai đoạn hệ thống LHC đã đi vào vận hành

Trang 15

3

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận của luận án là theo quan điểm tổng hợp và hệ thống, ngoài ra trong phân tích để nhận dạng các tác động môi trường của dự án còn sử dụng cách tiếp cận theo sơ

đồ nguyên nhân - hậu quả để xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến tác động tích lũy của hệ thống LHC Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp kế thừa: Tổng hợp tài liệu, đánh giá tổng quan các nghiên cứu liên quan

ở trong nước và trên thế giới, kế thừa có chọn lọc các phương pháp và kết quả nghiên cứu đã có về đánh giá môi trường tích lũy hệ thống LHC trên LVS

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: nhằm bổ sung, cập nhật những thông tin, số

liệu liên quan đến các hồ chứa thủy điện, thủy lợi chính trên dòng chính, dòng nhánh lớn lưu vực sông Ba bao gồm số liệu khí tượng, thủy văn, môi trường, địa hình; kinh tế

xã hội

Phương pháp phân tích thống kê: dùng để phân tích xử lý các thông tin số liệu liên quan

đến các hoạt động, diễn biến của các yếu tố tài nguyên và môi trường lưu vực liên quan đến nội dung luận án

Phương pháp chuyên gia: tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm quý báu của các chuyên

gia liên quan đến các nội dung nghiên cứu của luận án, để tăng thêm nguồn thông tin và

độ tin cậy trong các kết quả nghiên cứu của luận án Các chuyên gia được tham khảo ý kiến bao gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực TNN, sinh thái, kinh

tế môi trường và các cán bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp Trung ương và địa phương

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu: dùng để xác định các nguyên nhân và các nguồn gây

tác động trong quá khứ và con đường dẫn đến các tác động môi trường tích lũy hiện tại

để rút ra các bài học và tìm giải pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả không mong muốn

Phương pháp đánh giá tác động môi trường bằng chỉ số môi trường: Việc dự báo, đánh

giá tác động môi trường tích lũy của các dự án dựa trên việc phân tích, tính toán những biến đổi của các chỉ số này Giá trị các chỉ số môi trường được phân thành các cấp nhằm

Trang 16

4

đơn giản hóa cách biểu thị các mức tác động khác nhau để vừa dễ hiểu vừa dễ dàng thực hiện

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Từ khi ra đời đầu tiên tại Hoa Kỳ, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đã trở thành những công cụ hữu hiệu trong quản lý môi trường theo định hướng phát triển bền vững Tuy nhiên, đến nay trong luật của nhiều nước vẫn chưa có quy định về đánh giá môi trường tích lũy (ĐTL) và phương pháp luận về ĐTL vẫn đang trong quá trình phát triển

Ở Việt Nam mặc dù trong các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường đã có quy định về ĐTM và ĐMC nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về ĐTL hệ thống LHC thủy lợi, thủy điện trên LVS

Trên LVS Ba, đã có các ĐTM, quy trình vận hành cho từng dự án hồ chứa độc lập Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu ĐTM cho toàn hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu sâu về các tác động môi trường tích lũy

Chính vì vậy đề tài của luận án tập trung nghiên cứu tiếp cận đánh giá môi trường tích lũy hệ thống LHC trên LVS, từ đó xây dựng các chỉ số và kiến nghị khung hướng dẫn thực hiện ĐTL nói chung và những lưu ý khi thực hiện cho hệ thống LHC trên LVS và

áp dụng cho LVS Ba Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm bảo vệ môi trường nói chung và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tích lũy tiêu cực chủ yếu của

hệ thống LHC trên LVS Ba đến môi trường đất và nước sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao

6 Những đóng góp mới của luận án

1- Luận án đã xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy và xác lập được khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông

2- Luận án áp dụng các chỉ số và đánh giá được các tác động môi trường tích lũy chủ yếu của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu những tác động môi trường tiêu cực

Trang 17

5

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghi, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương: Chương 1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án Chương 2 Xây dựng các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên

hồ chứa trên lưu vực sông

Chương 3 Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

Trang 18

6

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Ba

1.1.1 Vị trí, địa hình và đặc điểm địa lý kinh tế

Theo Quyết định số 1989 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành danh sách các lưu vực sông liên tỉnh”, LVS Ba là lưu vực sông lớn liên tỉnh bao gồm Gia Lai, Đăk Lak ở Tây Nguyên và một phần nhỏ thượng lưu phía Đông Bắc thuộc tỉnh Bình Định và phần

hạ du thuộc tỉnh Phú Yên Phạm vi lưu vực nằm trong khoảng 12035' đến 14038' vĩ độ Bắc 180000' đến 190055' kinh độ Đông [2] Bản đồ lưu vực sông Ba và vị trí lưu vực sông Ba trên bản đồ Việt Nam như trên hình 1.1

Địa hình LVS Ba chủ yếu là núi và cao nguyên ở trung và thượng lưu, hạ lưu có đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng bồi tụ ven biển Phía Đông lưu vực là các đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn có độ cao từ 600–1300 m Phía Nam là dãy núi Phượng Hoàng chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc rồi đâm ngang ra biển và kết thúc tại Đèo Cả có cao

độ 600–700 m Phía Tây có các đỉnh núi cao hơn phía Đông nhưng bị chia cắt nhiều và không liên tục như đỉnh Ngọc Rô (1509 m), Konkakinh (748 m), Kongquaboh (1710 m) [3]

LVS Ba nằm trên vùng địa hình bị chia cắt rất phức tạp của dãy Trường Sơn: (i)- Vùng Đông Trường Sơn chủ yếu đất đai thuộc tỉnh Phú Yên là vùng hạ lưu; (ii)- Vùng Tây Trường Sơn thuộc đất đai các tỉnh Đak Lak, Gia Lai và một phần nhỏ thuộc tỉnh Bình Định là vùng đồi núi thượng lưu và nằm ở rìa phía Đông Tây nguyên Một phần của sông Krông H’Năng là biên giới tự nhiên giữa Đak Lak và Phú Yên là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa Đông và Tây Trường Sơn Chúng tạo ra 2 mặt đối lập:

 Vùng Tây Trường Sơn: chủ yếu là đất đỏ bazan, phát triển cây công nghiệp, cây

ăn quả với đặc điểm nước nhiều, nhưng cây cần tưới ít…

 Vùng Đông Trường Sơn: chủ yếu là đất bồi tụ, đồng lúa phì nhiêu Nước ít, diện tích canh tác cần tưới nhiều

Trang 19

7 Hình 1.1 Lưu vực sông Ba

Trang 20

8

Lưu vực sông Ba là lưu vực chuyển tiếp giữa Tây Trường Sơn – thuộc vùng Tây Nguyên

và Đông Trường Sơn – vùng ven biển miền Trung Về khí hậu, lưu vực chịu ảnh hưởng nặng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Về kinh tế, vừa phát triển được cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các địa phương Gia Lai, Đăk Lăk, vừa phát triển nông nghiệp lúa nước của đồng bằng Phú Yên Về giao thông rất thuận lợi với Tây Nguyên, Cămpuchia, Lào, Thái Lan (phía Tây) Lâm Đồng thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai (phía Nam), phía Đông giáp biển với bờ biển dài trên 30km

1.1.2 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Địa chất, thổ nhưỡng LVS Ba gồm các thành tạo măcma xâm nhập chiếm tới 42,5%,

thành tạo Bazan Neogen-Đệ tứ chiếm 16,0 %, thành tạo Triat trung, hệ tầng Mang Yang chiếm 10,8% Thổ nhưỡng của LVS Ba có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển Trên toàn lưu vực có tất cả 10 nhóm đất trong

đó đáng chú ý là nhóm đất đỏ vàng, được hình thành trên nền đá măc ma bazơ chiếm tỷ

lệ diện tích trên 50,74% đất tự nhiên ở Gia Lai, 36,52% ở Đắk Lắk, nhóm đất đỏ vàng được hình thành trên nền đá mắc ma axit chiếm 55,8% đất tự nhiên ở Phú Yên [3]

1.1.3 Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên trên lưu vực sông Ba

Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho thấy, hệ thực vật vùng LVS Ba có ít nhất là 2000 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 939 chi thuộc

204 họ thực vật thuộc 6 ngành thực vật bậc cao

Hiện nay lưu vực sông Ba có Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh và 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBT): Krông Trai, Ea Sô, Ayun Pa, với tổng diện tích khoảng 136.700ha

(1)-VQG Kon Ka Kinh có tổng diện tích là 41.780ha, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai

thuộc các xã Kon Pne, Kroong, Đăk Roong của huyện KBang; xã A Yun, Đăk Jơta của huyện Mang Yang và Hà Đông của huyện Đăk Đoa - tỉnh Gia Lai VQG Kon Ka Kinh đang bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn với 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, 566 loài động vật, đặc biệt ở đây còn giữ được hơn 2.000 ha rừng hỗn giao rừng cây lá rộng với rừng cây lá kim đặc trưng với nhiều loài cây có giá trị quý và hiếm VQG Kon Ka Kinh là nơi có rừng phòng hộ môi trường sinh thái, vùng đầu nguồn của các sông lớn ở miền Trung như sông Ba, sông Đăk Pne, sông

Trang 21

9

A Yun; nơi có nhiều cảnh quan sinh thái đặc trưng, nhiều thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp cho du lịch sinh thái lý tưởng [4]

(2)-Khu bảo tồn Krông Trai nằm cách đập/hồ chứa nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng

khoảng 20 km về phía hạ lưu, thuộc địa phận huyện Sơn Hoà và huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Tổng diện tích khu bảo tồn Krông Trai khoảng 27.000 ha, trong đó có 16.000

ha rừng tự nhiên bao gồm 1.000 ha rừng kín thường xanh, hơn 7.000 ha rừng nửa rụng

lá, gần 8.000 ha rừng rụng lá với 236 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có ít nhất

9 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế cao Về động vật, đã thống kê được 262 loài động vật có xương sống, trong đó có 50 loài thú,

182 loài chim, 22 loài bò sát và 8 loài lưỡng cư, trong đó có bò rừng, bò tót [5]

(3)- Khu bảo tồn Ea Sô nằm gọn trong ranh giới hành chính xã Ea Sô, huyện Ea Kar,

tỉnh Đăk Lăk với diện tích 27.800 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm nghặt là 16.000

ha, phân khu phục hồi sinh thái là 9.816 ha và vùng đệm được đề xuất rộng 34.981 ha Bước đầu đã thống kê được 709 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 139 họ, trong đó

có 14 loài quý hiếm; động vật gồm 44 loài thú gồm 22 họ, 10 bộ; 158 loài chim gồm 15

bộ, 51 họ, trong đó có 17 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam như bò rừng, bò tót [6]

(4)- Khu bảo tồn Ayun Pa nằm phía trên thượng nguồn hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ

thuộc 4 xã: Ia Tul, Chư Mố và Ia K’Dam huyện Ayun Pa, và IaR’Sai huyện Krông Pa Tổng diện tích KBT Ayun Pa là 40.120 ha rừng tự nhiên với 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng rụng lá trên đất thấp, rừng nửa rụng lá đất thấp và rừng thường xanh núi thấp (Lê Trọng Trải 2000, Trần Quang Ngọc 2001) Theo khảo sát thực địa của BirdLife FIPI thực hiện đã ghi nhận tổng số 439 loài thực vật bậc cao có mạch cho vùng đề xuất, trong

đó có 9 loài bị đe doạ trên toàn cầu và một số loài đặc hữu tại Việt Nam (Trần Quang Ngọc và nnk 2001)

1.1.4 Mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn và tình hình số liệu

1.1.4.1 Mạng lưới quan trắc khí tượng

Trên LVS Ba và các vùng xung quanh có tới 20 trạm khí tượng với thời kỳ đo đạc khác nhau như bảng 1.1

Trang 22

10

Bảng 1.1 Lưới trạm khí tượng và đo mưa trên và lân cận lưu vực sông Ba

1 An Khê

X X,Z,U,V,t

42

29

1928-1940, 1977- nay 1978- nay

2 Pleiku X,Z,U,V,t 61 1933-1944, 1956-1974, 1976- nay

3 Kon Tum X,Z,U,V,t 69 1917-1942, 1961-1974, 1976- nay

7 Chư Sê X 29 1978- nay

8 Chư Prông X 29 1978- nay

9 Ayun Pa

X X,Z,U,V,t

55

29

1931-1942,1961-1974, 1977- nay 1978- nay

18 Tuy Hòa X,Z,U,V,t 57 1933-1942, 1957-1974, 1976-2002

Chú Thích: X: lượng mưa, Z: bốc hơi, U: độ ẩm không khí, V: tốc độ gió, t: nhiệt độ không khí

1.1.4.2 Mạng lưới quan trắc thuỷ văn và tình hình số liệu

Trên LVS Ba và khu vực lân cận có 15 trạm quan trắc thuỷ văn, trong đó có 13 trạm đo mực nước và lưu lượng, 2 trạm đo mực nước, tình hình đo đạc như bảng 1.2 Có 6 trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba gồm An Khê, Cheo Reo, Củng Sơn (sông Ba), sông Hinh (sông Hinh), Pơ mơ rê, Ayun Hạ (sông Ia Yun), Phú Lâm (sông Đà Rằng)

Trang 23

11

Bảng 1.2 Mạng lưới trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Ba và vùng lân cận

7 Buôn Hồ 178 H, Q 1977 - 1987 Lưu vực lân cận

8 Dak kấm 154 H, Q 1977 - 1982 Lưu vực lân cận

Chú thích: H là mực nước, Q là lưu lượng nước, là độ đục

Tuy nhiên, nhiều trạm đã ngừng quan trắc và hiện nay chỉ còn hai trạm An Khê, Củng Sơn là trạm cấp I và Phú Lâm trạm cấp III Nhìn chung lưới trạm thuỷ văn hiện nay trên lưu vực là quá ít, số năm quan trắc cũng ngắn so với yêu cầu nghiên cứu thuỷ văn Các

số liệu thuỷ văn quan trắc trước năm 1975 thường ngắn, phần lớn quan trắc theo định

kỳ nên sử dụng rất hạn chế Vì vậy số liệu thuỷ văn sử dụng trong tính toán cho LVS Ba chủ yếu là tài liệu quan trắc từ sau 1977 cho đến nay của hai trạm An Khê và Củng Sơn [7]

Trang 24

12

1.1.5 Hệ thống sông ngòi lưu vực sông Ba

1.1.5.1 Những đặc điểm chính về địa lý thủy văn

LVS Ba có có diện tích lưu vực F=13.417 km2 [2] với dạng gần như chữ L, phần thượng

và hạ lưu hẹp, giữa phình ra với độ rộng bình quân lưu vực 48,6 km, nơi rộng nhất 85

km Phạm vi lưu vực nằm trong khoảng 12035' đến 14038' vĩ độ Bắc 180000' đến 190055' kinh độ Đông

Dòng chính sông Ba dài 396 km, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô ở cao trình +1549m của dải Trường Sơn Từ thượng nguồn đến An Khê, sông Ba chảy theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam sau đó chuyển hướng Bắc - Nam đến Ayun Pa; từ Ayun Pa đến cửa sông Hinh chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam; từ sau cửa sông Hinh chảy theo hướng gần như Tây - Đông rồi đổ ra biển Đông tại cửa Đà Rằng Các sông suối thường hẹp và sâu với độ dốc lớn nên LVS Ba có tiềm năng thủy điện lớn Sông Ba có 36 sông nhánh cấp

I, 54 sông nhánh cấp II và hàng trăm nhánh cấp III Ba nhánh chính cấp I lớn nhất có diện tích lưu vực F>100 km2 là sông Ia Yun, Krông H’Năng và sông Hinh, chúng đều nằm phía hữu ngạn của sông Ba và là các sông liên tỉnh

1) Sông Ia Yun bắt nguồn từ đỉnh núi Công Lak ở cao trình +1720m Sông dài Ls=192

km, F=2855 km2 Hàng năm nhận được lượng mưa X0 khoảng 1580 mm, môđun dòng chảy năm M0 khoảng 18,9l/s.km2, đổ vào sông Ba một lượng nước W0 khoảng 1,7 tỷ

Trang 25

13

(1)- Phần thượng lưu sông ngắn và dốc nên nước tập trung nhanh, lũ lớn Thời gian xuất hiện và kết thúc mùa mưa, lũ chênh lệch khác nhau giữa địa phận Tây và Đông Trường Sơn [8]:

Tây Trường Sơn: mùa mưa từ tháng V đến tháng XI; mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn mùa lũ 4 tháng và kết thúc sớm hơn mùa lũ 1 tháng Đó là

hệ quả của đất bazan thấm nhiều sau một mùa khô và tạo dòng chảy ngầm cung cấp cho sông sau khi mùa mưa kết thúc

Đông Trường Sơn được chia thành hai khu vực:

 Trên các sông nhánh: mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII; mùa lũ từ tháng X đến tháng XII Mùa mưa bắt đầu sớm hơn mùa lũ 1 tháng và kết thúc trong cùng tháng XII Đó là hệ quả của đất bồi tụ, đất thấm vừa sau mùa khô và hết mưa là hết nước

 Phần hạ lưu thuộc dòng chính sông Ba chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thuộc Tây Trường Sơn và cả Đông Trường Sơn nên tại trạm thủy văn Củng Sơn: Khu vực này mùa mưa và mùa lũ trùng nhau (IX đến tháng XII)

(2) Lũ tiểu mãn hay thời kỳ có lũ trong mùa cạn là thời kỳ nhiều năm có lũ xuất hiện với đỉnh lũ lớn hơn hay bằng đỉnh lũ lớn nhất năm có giá trị nhỏ nhất: Qmax tiểu mãn ≥ Qmaxn min (P= 78~100%) Cụ thể theo số liệu thủy văn tại trạm thủy văn An Khê có

20 năm lũ tiểu mãn trong tổng số 33 năm quan trắc; tại trạm thủy văn Củng Sơn có 16 năm lũ tiểu mãn trong tổng số 33 năm quan trắc Trong đó có những năm lũ tiểu mãn là đỉnh lũ lớn nhất trong năm, ví dụ: lũ VI-1979, hay lũ V-2006 tại An Khê; hay lũ VI-

Trang 26

1.1.5.2 Chế độ dòng chảy

Tài nguyên nước LVS Ba thuộc loại trung bình so với toàn quốc, tuy nhiên phân bố không đều theo không gian và thời gian, cụ thể như sau:

(1) Tiềm năng nguồn nước: Chuẩn dòng chảy năm lớn nhất là LVS Hinh thuộc Đông

Trường Sơn; nhỏ nhất là LVS Ia Yun thuộc thung lũng khô hạn Cheo Reo- Phú Túc

(2) Phân phối dòng chảy trong năm (khi chưa có hồ hoạt động): mùa lũ: IX - XII chiếm

72% tổng lượng nước toàn năm; mùa cạn: I - VIII chiếm 28% tổng lượng nước toàn năm Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng XI, ba tháng dòng chảy lớn nhất là X - XII Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV, ba tháng dòng chảy nhỏ nhất là II – IV Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất xảy ra trong 33 năm quan trắc tại trạm thủy văn An Khê, Qmax =

2440 m3/s (XI-1981) và tại trạm thủy văn Củng Sơn, Qmax = 20700 m3/s (4-X-1993) Lưu lượng kiệt nhất tại trạm thủy văn An Khê, Qmin=0,295 m3/s (IV-1983) và tại trạm thủy văn Củng Sơn, Qmin= 5,2m3/s (18-VII-2008)

Trang 27

15

(3) Dòng chảy bùn cát: Độ đục trung bình nhiều năm ở thượng nguồn sông Ba (tại trạm

An Khê) bé hơn nhiều so với vùng hạ lưu (tại trạm Củng Sơn) và lớn hơn nhiều so với các lưu vực thuộc các sông ngắn ở Đông Trường Sơn (Bảng 1.3)

(4) Thủy triều: Vùng cửa sông Ba chịu ảnh hưởng rất đáng kể của thủy triều trong khai

thác nguồn nước, chống xói lở, bồi tụ vùng cửa sông Chế độ triều vùng cửa sông là nhật triều không đều, hàng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều Thời gian triều lên dài hơn thời gian triều rút Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường khoảng 1,5 ~ 1,8 m Độ lớn triều kỳ nước kém khoảng 0,5 m

Bảng 1.3 Độ đục trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Ba và một số lưu vực sông

lân cận khi chưa có hồ chứa trên dòng chính hoạt động [9]

An Khe Ba 141 KrongBuk Cầu42 Krông Buk 114

Củng Sơn Ba 249 Giang Sơn Krông Ana 56

Bình Tường Kone 139 Bản Đôn Srepok 63

An Hòa An Lão 95,2

1.2 Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba và các vấn đề môi trường chủ yếu

1.2.1 Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba

Tính đến nay, trên toàn lưu vực có 329 công trình thủy lợi và thủy điện các loại đã được xây dựng và đưa vào khai thác Trong số đó đa số là các công trình thủy lợi quy mô nhỏ dưới dạng các đập dâng, hồ chứa nhỏ và một số trạm bơm [10]

Thống kê các công trình kiên cố như trong bảng 1.4

Trang 28

Tưới thực tế (ha)

TT

(MW)

Năm vận hành

1 TĐ An khê - Kanak 173 2011 1 Ayun thượng 1A 12 2011

2 TĐ Đak Srông 18 2010 2 TĐ H’Chan 12 2006

3 TĐ Đak Srông 2 24 2010 3 TĐ H’Mun 16,2 2010

4 TĐ Đak Srông 2A 18 2011 4 Thủy lợi +TĐ AyunHạ 3 2002

5 TĐ Đak Srông 3B 19,5 2011 5 TĐ Krông Hnăng 64 2011

6 TĐ Sông Ba Hạ 220 2008 6 TĐ sông Hinh 70 2001 Cộng 472,5 Cộng 177,2

Trang 29

17

1.2.2 Phân tích nhận biết các vấn đề môi trường chính liên quan đến hệ thống liên

hồ chứa trên lưu vực sông Ba

Quy hoạch thủy điện LVS Ba do Công ty tư vấn điện 1 lập năm 2002 và đã được rà soát điều chỉnh năm 2004, đã đề xuất xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang trên dòng chính

và các sông nhánh lớn trên LVS Ba

Nhìn chung quy hoạch thuỷ điện còn một số tồn tại: mang tính đơn ngành; mới quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của phát điện; các hiệu quả tổng hợp khác như phòng chống lũ, tưới chưa được chú ý

Trước năm 2000, trên LVS Ba tuy đã có hàng trăm hồ chứa nhỏ và công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nhưng chưa có hồ chứa lớn nào đáng kể ngoài đập dâng Đồng Cam ở

hạ lưu Việc khai thác sử dụng nước dưới đất nói chung còn tuỳ tiện ít đươc quy hoạch đầy đủ, chưa có sự phối hợp với sử dụng nước mặt

Từ năm 2000 đến năm 2010, các hồ chứa lớn trên LVS Ba đã được xây dựng cùng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ các loại khác Tuy nhiên, số lượng hồ chứa có khả năng điều tiết là rất ít so với các đập dâng nên đã có những tác động đáng kể làm suy giảm dòng chảy tự nhiên của sông ở hạ du trong mùa cạn Điều này là chưa hợp lý và không đảm bảo bền vững môi trường [11], [7]

Trong cuối năm 2010 đầu năm 2011, một loạt hồ chứa thủy điện lớn cuối cùng như: Krông H’Năng, Ka Nak – An Khê, và một loạt các đập thủy điện nhỏ được xây dựng cả trên dòng chính và các nhánh sông cấp 1 Từ năm 2011 hệ thống LHC trên lưu vực sông

Ba đi vào vận hành

Hoạt động lấy nước của hệ thống LHC và tất cả các công trình trên khi chưa có quy trình khai thác nước với sự phối hợp hợp lý đã có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy và gây ra nhiều tác động môi trường bất lợi khác ở hạ lưu, ví dụ làm suy giảm rõ rệt dòng chảy đến Đập Đồng Cam vào thời gian kiệt không còn nước qua đập tràn Nguyên nhân là do

sự xuống cấp của phần lớn các công trình lấy nước đầu mối, hệ thống kênh dẫn nước,

sự yếu kém trong quản lý phân phối nước Hiện tại trên lưu vực chưa có các cơ sở đề thực hiện quản lý theo nhu cầu nước và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nước còn ở mức độ thấp Đây cũng là những nguyên nhân chính của các tác động tích lũy do

Trang 30

18

phát triển và khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực, đặc biệt là hệ thống LHC Trong đó những vấn đề liên quan trực tiếp đến các tác động môi trường tích lũy gồm: 1)- Hầu hết các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Ba không có dung tích phòng chống lũ cho hạ du Vì thế trong quá trình vận hành hồ chứa nếu từng hồ hoặc cả hệ thống LHC không thể bố trí dung tích đón lũ, phòng lũ một cách hợp lý và không có phương thức vận hành LHC hợp lý, thiếu sự giám sát chặt chẽ việc tích nước và xả lũ

sẽ không giảm được đỉnh lũ và sẽ gây ra tác động tích lũy lũ nhân tạo chồng lên lũ tự nhiên cho vùng hạ lưu như đã từng xảy ra vào các năm 2009 và 2011

2)- Trong thời kì thiếu nước, thiếu vận hành hợp lý hệ thống LHC gây tác động đến hệ sinh thái sông khu vực hạ lưu sông, nhất là các đoạn sông ngay sau các đập thủy điện đường dẫn như TĐ An Khê, TĐ Ba Hạ, TĐ sông Hinh Rừng đầu nguồn không được quan tâm bảo vệ và phát triển, hậu quả là xói mòn và bồi lắng hồ chứa gia tăng làm giảm tuổi thọ của từng hồ chứa cũng như của cả hệ thống LHC và làm ô nhiễm nước hồ, mất cân bằng bùn cát vận chuyển xuống hạ lưu

3)- Khi đã có hệ thống LHC, nếu không có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào quản lý sử dụng thì có thể sẽ xảy ra mâu thuẫn thậm chí tranh chấp, xung đột trong sử dụng nước giữa các vùng và các ngành dùng nước

Thực tiễn thực hiện ĐTM đối với từng dự án xây dựng đập và hồ chứa thủy điện và thủy lợi trên thế giới và cả ở Việt Nam đã chỉ ra rằng những vấn đề môi trường sau đây có tính “tích lũy” và có liên quan chặt chẽ đến các dự án phát triển tài nguyên nước nói chung và các hồ chứa nói riêng cần được nghiên cứu đánh giá:

 Làm biến đổi chế độ dòng chảy xuống hạ lưu do điều tiết và cả chuyển nước qua LVS khác

 Gây bồi lắng hồ chứa và giảm hàm lượng bùn cát vận chuyển xuống hạ lưu do các hồ chứa giữ lại làm giảm lượng phù sa dẫn đến các tác động tích lũy xuống

hạ lưu như lắng đọng bùn cát tại hồ, xói lở hạ lưu, thiếu nguồn dinh dưỡng cho

hệ sinh thái hạ du

Trang 31

19

 Làm mất nơi cư trú của các động vật hoang dã trên cạn do ngập trong lòng hồ, mất nơi cư trú của động vật thủy sinh và các loài lưỡng cư ven sông do một số

dự án làm chết một đoạn sông sau đập, mất đường di cư của một số loài cá

 Làm giảm khả năng bảo vệ, bảo tồn các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên như đất rừng bị xâm lấn, dẫn đến thất thoát tài nguyên, mất các nguồn gen quý hiếm

1.3 Khái niệm tác động tích lũy và đánh giá tác động môi trường tích lũy

Các tác động môi trường của dự án diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định Mức độ tác động và tầm quan trọng của từng tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vị trí của dự án và quy mô của các hoạt động dự án theo không gian và thời gian là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất [12]

1.3.1 Tác động môi trường tích lũy và các kiểu hình thành

1.3.1.1 Tác động môi trường tích lũy

Khái niệm tác động môi trường tích lũy mới xuất hiện vào cuối thập niên 80 thế kỷ 20

và được hiểu là tác động hình thành do sự bổ sung hoặc tương tác lẫn nhau của nhiều

dự án khác nhau tới hệ sinh thái theo cả không gian và thời gian Trong một dự án, tác động môi trường tích lũy là kết quả không chỉ do tích lũy dần tác động của một hoạt động riêng lẻ mà cả tác động kết hợp của các hoạt động liên tục [1]

Ở Hoa Kỳ, Hội đồng chất lượng Môi trường (CEQ) định nghĩa các tác động tích lũy là

"những tác động môi trường do những tác động gia tăng của hành động khi bổ sung với các hoạt động quá khứ, hiện tại và tương lai có thể đoán trước được một cách hợp lý, bất kể hành động đó do các tổ chức (chính phủ) hoặc cá nhân nào tiến hành" Các tác động tích lũy do các hoạt động nhỏ đơn lẻ gây ra có thể không đáng kể, nhưng khi kết hợp lại với nhau sẽ gây tác động đáng kể trong thời gian dài [13]

Ở Canada, năm 1998, Hội đồng Nghiên cứu Đánh giá Môi trường định nghĩa các tác động tích lũy là “những ảnh hưởng xảy ra khi các tác động lên môi trường tự nhiên và

xã hội xảy ra thường xuyên theo thời gian hoặc có mật độ lớn theo không gian mà những tác động của các dự án riêng lẻ không thể được đồng hoá” Chúng cũng có thể xảy ra

Trang 32

20

khi những tác động của hoạt động này kết hợp với các tác động của hoạt động khác theo cách thức hiệp lực Luật về Đánh giá môi trường của Canada chỉ ra rằng quy trình EIA nên bao gồm việc xem xét "bất kỳ tác động môi trường tích lũy nào có thể gây ra do tác động của dự án này kết hợp với các tác động dự án hoặc hoạt động khác đang hoặc sẽ được tiến hành, và mức độ đáng kể của các tác động này" [14]

1.3.1.2 Các kiểu hình thành tác động môi trường tích lũy

Các tác động môi trường tích lũy được hình thành và diễn ra theo 3 kiểu tương tác khác nhau cơ bản sau đây:

 Tích lũy kiểu bổ sung thêm hay kiểu cộng dồn (additive): Tổng của các tác động riêng từ một hoặc nhiều dự án và những hành động khác nhau sẽ tạo ra tác động tổng hợp

 Tích lũy kiểu hiệp lực hay có tương tác (synergistic): tác động tổng hợp lớn hơn tổng các tác động riêng của từng dự án

 Tích lũy kiểu đối kháng: tác động tổng hợp nhỏ hơn tổng tác động của các tác động riêng của từng dự án

Trong thực tế dự án đơn lẻ nào cũng có tác động môi trường riêng mà các tác động này

có độ lớn và tầm quan trọng khác nhau Nhiều trường hợp các tác động đơn lẻ nhỏ hoặc không đáng kể nhưng khi kết hợp lại với nhau có thể sẽ tạo nên tác động tích lũy lớn trong thời gian dài và trong không gian rộng trên LVS và vùng phụ cận

Các tác động tích lũy theo kiểu hiệp lực hay đối kháng chỉ có khi xem xét từ 2 hoạt động hay 2 dự án trở lên Sự hình thành các thành phần tác động môi trường tích lũy được biểu thị như trên hình 1.2

1) TĐTL được hình thành theo kiểu bổ sung

Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội trên LVS, đặc biệt là phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, tác động chiếm dụng đất nói chung hoặc phân ra theo các loại hình sử dụng đất như đất thổ cư, đất canh tác, đất rừng, là tác động tích lũy kiểu cộng dồn Ví dụ: tổng diện tích rừng bị mất trên LVS do thực hiện các dự án khác nhau trong

Trang 33

21

một khoảng thời gian nào đó Diện tích rừng bị mất do các dự án đã được thực hiện trước đây sẽ có thể còn tăng lên do các dự án hiện tại và trong tương lai

2) TĐTL được hình thành theo kiểu hiệp lực

Trên một LVS nhiều tác động môi trường tích lũy được hình thành do các dự án khác nhau hoặc do các hoạt động của cùng một dự án phát triển sinh ra, đây là loại tác động khó nhận biết và phân tích, đánh giá Ví dụ nếu các dự án làm mất nơi cứ trú và nơi sinh

đẻ, ngăn chặn sự đi lại của các loài cá di cư theo mùa sẽ làm cho cả quần thể cá bị ảnh hưởng rất lớn và có thể sẽ bị tuyệt diệt Tác động tích lũy đến chất lượng nước (CLN) cũng có thể xảy ra theo kiểu hiệp lực khi nước vừa bị ô nhiễm hữu cơ nặng vừa có các chất độc hại dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt do thiếu ô xi và các chất độc hại, hậu quả cuối cùng là nước càng bị ô nhiễm nặng hơn do cá chết bị phân hủy

3) TĐTL được hình thành theo kiểu đối kháng

Nhiều hoạt động phát triển trên lưu vực có các mục tiêu khác nhau dẫn đến các tác động đối nghịch, trong quá trình thực hiện, khai thác các dự án, chúng tương tác với nhau, kiềm chế hoặc triệt tiêu nhau Đây là loại tác động môi trường tích lũy rất phức tạp, khó nhận biết hơn hai kiểu bổ sung và hiệp lực Ví dụ trên LVS có các dự án hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hay phát triển diện tích nông nghiệp và các dự án phát triển và bảo vệ

Hình 1.2 Các kiểu hình thành tác động môi trường tích lũy

Trang 34

22

rừng, các tác động tích lũy gây mất rừng hoặc làm suy thoái trữ lượng, chất lượng rừng trong các trường hợp này được hình thành theo kiểu đối kháng

1.3.2 Đánh giá tác động môi trường tích lũy

Đánh giá tác động môi trường tích lũy (ĐTL) là một khái niệm còn mới ở Việt Nam Hiện nay trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác quản lý môi trường khác chưa chính thức có khái niệm này

ĐTL là đánh giá nhằm xác định các hậu quả của nhiều tác động từ nhiều dự án phát triển khác nhau Mối quan tâm chung hiện nay về những biến đổi lâu dài của chất lượng môi trường không chỉ do một hoạt động riêng lẻ mà còn do ảnh hưởng kết hợp của nhiều hoạt động theo thời gian và không gian Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) truyền thống chỉ tập trung chủ yếu vào kiểm tra các tác động trực tiếp của từng dự án đầu tư riêng lẻ Từng dự án riêng lẻ có thể gây ra tác động đến sinh thái và kinh tế xã hội ở mức chấp nhận được Tuy nhiên, khi nhiều tác động của các dự án được kết hợp lại, chúng

có thể cộng hưởng và tác động mới được hình thành có thể lớn hơn nhiều vì vậy cần được đánh giá vì chúng ở mức không thể bỏ qua.ĐTM nếu chỉ phân tích và dự báo những tác động của từng dự án riêng lẻ có thể là cách tiếp cận không tốt khi gặp các tác động kết hợp của một số dự án [15] Do những tồn tại của ĐTM nên cần phải xây dựng các thủ tục đánh giá ảnh hưởng tích lũy hay đánh giá tác động tích lũy nhằm đánh giá các hậu quả, các nguồn và các nguyên nhân dẫn đến các tác động tích lũy của các hoạt động tổng hợp [16] ĐTL không chỉ chú ý đến những ảnh hưởng của một hành động riêng lẻ, một dự án, kế hoạch, ĐTL chú ý đến những biến đổi ở những thành phần khác nhau của môi trường tiếp nhận và xem xét tất cả các ảnh hưởng đến từng đối tượng cho trước [17]

ĐTL liên quan đến việc dự đoán và đánh giá các tác động hiện tại, quá khứ và tương lai đến môi trường do các hoạt động phát triển ĐTL còn được dùng để:

 Đánh giá các tác động môi trường xuyên biên giới

Trang 35

23

 Đánh giá các tác động môi trường lâu dài một hoạt động hoặc một chuỗi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và có thể dự đoán được một cách hợp lý trong tương lai

 Đánh giá các tác động môi trường trên quy mô không gian rộng lớn, và xem xét

cả các tác động môi trường gián tiếp

ĐTL tập trung xác định và định lượng các tác động tích lũy và đánh giá tầm quan trọng của các tác động Mục tiêu cao hơn của ĐTL là xây dựng các chiến lược quản lý các tác động tích lũy chủ yếu và lập kế hoạch quản lý tài nguyên Đến nay một số nước phát triển như Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ đã có luật, hoặc các hướng dẫn riêng về ĐTL, hoặc quy định ĐTL cần được xem xét trong quy trình ĐTM [18]

1.4 Vị trí của đánh giá tác động môi trường tích lũy trong quản lý môi trường

Quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau Quá trình hình thành và đưa vào vận hành

hệ thống LHC trên LVS có thể phân ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát

triển thủy lợi hoặc thủy điện trên LVS (bao gồm xác định, đề xuất các dự án), gọi chung

là giai đoạn QUY HOẠCH Theo Luật Bảo vệ môi trường, giai đoạn này “đánh giá môi trường chiến lược“ được sử dụng đối với các dự án CQK Theo Luật bảo vệ môi trường

của Việt Nam năm 2014, “đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự

báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững” [19] Như vậy, ĐMC là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi

trường với mục đích chính là gắn kết một cách khoa học các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết định có tính chiến lược, cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện nhất các thông tin về xu hướng biến đổi môi trường, tác động môi trường có thể xảy ra bởi quyết định chiến lược đó khi được triển khai thực hiện ĐMC có 2 vai trò chính: Một là vai trò biện hộ; tức là nó tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển Hai là vai trò lồng ghép, tức là nó tạo ra cơ chế

Trang 36

24

để lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lược [20]

Giai đoạn 2: Triển khai nghiên cứu lập báo cáo đầu tư, nghiên cứu lập dự án đầu tư,

thiết kế kỹ thuật và xây dựng các dự án hồ chứa cụ thể, gọi chung là giai đoạn THỰC HIỆN các dự án đầu tư Trong giai đoạn này đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được

sử dụng cho các dự án đầu tư cụ thể

ĐTM là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa

ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó [19]

ĐTM có 2 mục đích chính: (1) Nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường; (2) Cung cấp những thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự án hợp lý với môi trường ĐTM có 3 vai trò chính: (1)- ĐTM là công cụ để bảo vệ môi trường và thực hiện phát triển bền vững; (2)- ĐTM là công cụ trợ giúp cho quy hoạch và quản lý các hoạt động phát triển; (3)- ĐTM là công cụ để giám sát môi trường trong quá trình khai thác, vận hành dự án ĐTM nếu được thực hiện nghiêm túc và khoa học sẽ có khả năng mang lại cả 3 loại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và được coi là công cụ có hiệu quả nhất trong các công

cụ để thực hiện quá trình phát triển bền vững (PTBV) [12]

Giai đoạn 3: Vận hành khai thác các hồ chứa sau khi hoàn thành xây dựng, gọi chung

là giai đoạn VẬN HÀNH Công cụ kiểm toán môi trường (KTMT) được sử dụng trong giai đoạn vận hành này

Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt Mục đích

của kiểm toán môi trường là bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn bằng cách tạo điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế môi trường; đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý chỉ có giá trị khi được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể Nó không thể đứng đơn độc Nó là một công cụ giám sát trợ giúp việc ra quyết định và giám sát quản lý [21]

Trang 37

 Đánh giá tác động môi trường tích lũy cần đưa ra dự báo các tác động khi có thêm các dự án được đưa vào vận hành khai thác lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường hay chính là một phần của kiểm toán môi trường

Tóm lại, ĐTL là công cụ được sử dụng cho cả 3 giai đoạn: quy hoạch, xây dựng và vận hành và vị trí của các công cụ ĐMC, ĐTL, ĐTM và KTMT được sử dụng trong quản lý

và bảo vệ môi trường được biểu diễn như trên hình 1.4

Như vậy ĐTL được lồng ghép vào quá trình thực hiện ĐMC, ĐTM và KTMT ngay từ khi quy hoạch, đề xuất dự án và là một phần nội dung của ĐMC và ĐTM

Hình 1.3 Vị trí của ĐMC, ĐTL, ĐTM và KTMT trong quản lý môi trường

ĐTM

ĐTL

Trang 38

26

1.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên thế giới và trong nước

1.5.1 Nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường tích lũy trên thế giới

Hệ thống LHC là một trong những cách thức khai thác sử dụng tài nguyên nước phổ biến trên thế giới từ đầu thế kỷ 20 Tính đến nay, hầu hết các LVS lớn trên thế giới đã

có các hệ thống LHC Việc nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường của các hồ chứa đã được bắt đầu quan tâm từ những năm 1960-1970 Quá trình nghiên cứu về ĐTM trên thế giới có thể phân thành hai giai đoạn:

 Giai đoạn trước năm 1970 khi trên thế giới chưa có một quy định pháp lý nào về trách nhiệm đánh giá tác động của các dự án đến môi trường có hiệu lực;

 Giai đoạn từ năm 1970 khi Luật chính sách môi trường Quốc gia của Hoa Kỳ đưa

ra quy định về ĐTM đối với các dự án phát triển ở cấp quốc gia bắt đầu có hiệu lực đến nay

Trong quá trình thực hiện ĐTM, thuật ngữ TĐTL lần đầu tiên được Hội đồng chất lượng môi trường Hoa Kỳ (CEQ) đưa vào các hướng dẫn từ năm 1973 Đến giữa năm 1979, CEQ đã đưa định nghĩa TĐTL vào trong quy định liên quan đến ĐTM [18]

Ở Canada, nghiên cứu đánh giá tác động tích lũy của nhiều dự án theo thời gian và không gian lần đầu tiên được đề cập là vào những năm đầu thập niên 1970 khi người ta nhận thấy sự tương tác và cộng hưởng của các dự án xây dựng đập trên cùng một dòng sông và kết hợp với các dự án sử dụng đất trong vùng đã tạo ra những TĐTL lớn đến môi trường Các cơ quan quản lý môi trường ở Canada trong quá trình thẩm định cấp phép cho các dự án đa mục tiêu và được đề xuất cho một khu vực và trong cùng một khoảng thời gian cần được phân tích sự ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau [1]

Trong thập niên 1980 và 1990, cả ở Hoa Kỳ và Canada, Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (The International Association for Impact Assessment - IAIA) đã xuất bản nhiều bài báo và tổ chức nhiều hội thảo khoa học để thảo luận về các chủ đề liên quan đến quản lý và đánh giá tác động tích lũy trong thẩm định các dự án, chính sách và quản

lý đánh giá môi trường Cả Hoa Kỳ và Canada đã ban hành bản hướng dẫn kỹ thuật thực

Trang 39

27

hiện ĐTL vào cuối 1990 và thường xuyên được cập nhật Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Cục Giao thông Bang California đã ban hành “Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường tích lũy” (được cập nhật lần gần đây nhất vào năm 2012) đưa ra các bước ĐTL gồm 8 bước cụ thể như sau [22]:

Bước 1 Nhận biết các thành phần tài nguyên cần thực hiện ĐTL;

Bước 2 Xác định phạm vi ĐTL đối với từng thành phần tài nguyên cần ĐTL;

Bước 3 Đánh giá hiện trạng chất lượng của từng thành phần tài nguyên cần ĐTL; Bước 4 Nhận biết các TĐTL của dự án được kiến nghị có thể góp phần tạo ra TĐTL; Bước 5 Chỉ ra những dự án khác có thể gây ra những tác động đến từng thành phần tài nguyên;

Bước 6 Đánh giá các TĐTL tiềm năng;

Bước 7 Lập báo cáo kết quả ĐTL;

Bước 8 Đánh giá sự cần thiết phải đề xuất các giải pháp giảm thiểu

Tính đến nay, về mặt phương pháp luận ĐTL, Hoa Kỳ và Canada và một số quốc gia phát triển khác đã đạt được dần hoàn thiện ĐMC ở các nước này đã rất chú ý đến các tác động tích lũy; việc quản lý ĐTL là trọng tâm của các nghiên cứu chiến lược Tuy nhiên, vẫn chưa quan tâm đầy đủ đúng mức đến việc thực hiện ĐTL Ví dụ, ở Úc, Luật BVMT và bảo tồn đa dạng sinh học (1999) có quy định thực hiện ĐMC và ĐTM mà trong đó ĐTL là nội dung được yêu cầu trong ĐMC Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện ĐTM vẫn làm riêng theo từng dự án và việc xem xét các TĐTL vẫn còn nhiều hạn chế [23], [24]

Liên quan đến các dự án phát triển tài nguyên nước, năm 2000, Ramon J Batalla và nnk [17] đã công bố kết quả nghiên cứu sự biến đổi chế độ dòng chảy do ảnh hưởng của các công trình hồ chứa nước trên lưu vực sông Ebro ở vùng đông bắc Tây Ban Nha chịu sự điều tiết của trên 187 đập nước, với tổng dung tích xấp xỉ 57% tổng lượng dòng chảy trung bình năm Qua phân tích số liệu của 38 trạm thủy văn trên 22 nhánh sông của lưu vực cho thấy dòng chảy lũ với độ lặp lại 2 năm xảy ra 1 lần và 10 năm xảy ra 1 lần trung bình giảm trên 30%, còn với dòng chảy năm không có xu thế rõ rệt

Trang 40

28

Năm 2004, Liu Hong, Liu Hui-juan, Qu Jiu-hui đã nghiên cứu TĐTL của các hồ chứa bậc thang trên sông Dương Tử bao gồm cả hồ chứa Tam Hiệp – hồ chứa thủy điện có công suất lắp máy lớn nhất thế giới đến nồng độ phốt pho (P) lên hệ sinh thái tại trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử Nghiên cứu này đã thảo luận về tác động của sự biến đổi nồng độ P lên hệ sinh thái ở trung và hạ lưu sông Dương Tử Số liệu dòng chảy và bùn cát được thu thập trên 60 năm và quan trắc nồng độ P tổng số và nồng độ P ở dạng hạt trong một số đoạn trong hồ chứa Tam Hiệp và phân tích kể cả trước và sau khi có đập vào năm 2003 Kết quả cho thấy tương quan giữa P và bùn cát là khá rõ và phát hiện

ra hai biến đổi đã phát sinh do việc chặn dòng (1)- tải lượng bùn cát đến trung và hạ lưu giảm tới 91% và nước sông gần như là trong vắt, (2)- tải lượng P tổng và P hạt giảm theo thứ tự là 77 và 83,5% hàng năm và tương ứng trong mùa khô là 75 và 92% Điều này dẫn đến sự biến đổi chế độ dinh dưỡng và giảm năng suất sơ cấp của trung và hạ lưu sông [25]

Kelly M Kibler và Desiree D Tullos, Đại học bang Oregon Hoa Kỳ đã công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC thủy điện lớn và nhỏ trên LVS

Nu thuộc huyện Nujiang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đến môi trường tự nhiên Kết quả nghiên cứu này đã nhắc nhở những người phản đối thủy điện lớn và ủng hộ việc phát triển ồ ạt các dự án thủy điện nhỏ rằng cần có ĐTL một cách chi tiết và quản lý các dự

án phát triển thủy điện nhỏ để hạn chế các tác động xấu của chúng trong quá trình thực hiện [26]

Năm 2005, William L Graf đã nghiên cứu 137 hồ chứa lớn với dung tích mỗi hồ hơn 1,2 tỉ m3 và khảo sát, phân tích dữ liệu của 72 con sông trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình các hồ chứa nước đã làm giảm nhỏ đỉnh lũ đến 67% (nhiều nhất đến 90%), giảm lưu lượng trung bình lớn nhất hàng năm 60%, và trung bình ngày lớn nhất 64% So với những con sông không bị điều tiết (không có hồ chứa) thì những con sông bị điều tiết bị biến đổi mạnh mẽ về kích thước lòng dẫn: mặt cắt thủy lực dòng chảy kiệt tăng lên 32%, mặt cắt thủy lực dòng chảy lũ giảm đi 50%; khả năng hoạt động của các vùng đồng bằng lũ ven sông giảm 79%, và vùng đồng bằng lũ không còn chức năng hoạt động tăng 3,6 lần [23]

Ngày đăng: 27/07/2016, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh sách các lưu vực sông liên tỉnh,"2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh sách các lưu vực sông liên tỉnh
[3] Viện Quy hoạch Thủy lợi, "Quy hoạch sử dụng và tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Ba," 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng và tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Ba
[4] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai," 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
[5] Ban Quản lý DA Thủy điện 3, "Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Ba Hạ," 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Ba Hạ
[6] Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Điện sông Ba, "Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Krông H'Năng," 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Krông H'Năng
[7] Cục Quản lý Tài nguyên nước và Trung tâm Thủy Văn ứng dụng và kỹ thuật môi trường - Trường Đại học Thủy Lợi, "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba," 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba
[10] Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Báo cáo thực địa xác định các vấn đề lũ lụt và cấp nước hạ du trong xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ và mùa cạn trên lưu vực sông Ba.," 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực địa xác định các vấn đề lũ lụt và cấp nước hạ du trong xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ và mùa cạn trên lưu vực sông Ba
[11] Lê Kim Truyền, "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ," 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ
[14] Monique G. Dubé, "Cumulative effect assessment in Canada: a regional framework for aquatic ecosystems," 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cumulative effect assessment in Canada: a regional framework for aquatic ecosystems
[16] Canter, L., "Cumulative effects assessment. In Handbook of Environmental Impact Assessment: Process, Methods and Potential. Oxford: J. Petts. Blackwell Science Ltd.," 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cumulative effects assessment. In Handbook of Environmental Impact Assessment: Process, Methods and Potential. Oxford: J. Petts. Blackwell Science Ltd
[17] Therivel, R., "Strategic Environmental Assessment in Action. London: Earthscan.," 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Environmental Assessment in Action. London: Earthscan
[18] Ray Clark, "Cumulative effects assessment: a tool for sustainable development, impact assessment 12:3, 319-331," 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cumulative effects assessment: a tool for sustainable development, impact assessment 12:3, 319-331
[19] Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Luật Bảo vệ môi trường," 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường
[22] California Department of Transportation, "Guideline for Preparers of Cumulative Impact Assessment," 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guideline for Preparers of Cumulative Impact Assessment
[23] William L. Graf , "Downstream hydrologic and geomorphic effects of large dams on American rivers, Elsevier, Geomorphology 79 (2006) 336–360.," 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Downstream hydrologic and geomorphic effects of large dams on American rivers, Elsevier, Geomorphology 79 (2006) 336–360
[24] Trung tâm quốc tế Quản lý môi trường, "Đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính sông Mê Kông," 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính sông Mê Kông
[25] Liu Hong, Liu Hui-juan, Qu Jiu-hui, "Effect of N and P on water quality in the Three Gorges reseroir area during and after construction.," 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of N and P on water quality in the Three Gorges reseroir area during and after construction
[26] Kelly M. Kibler, Desiree D. Tullos, "Cumulative biophysical impact of small and large hydropower development, Nu River, China.," 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cumulative biophysical impact of small and large hydropower development, Nu River, China
[27] World Bank, "Sample Guidelines: Cumulative Environmental Impact Assessment for Hydropower Projects in Turkey," 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sample Guidelines: Cumulative Environmental Impact Assessment for Hydropower Projects in Turkey
[28] Ziv, G., E. Baran, S. Nam, I. Rodriguez-Iturbe, và S. Levin, "Trading-off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin, Proc.Nat. Acad. Sci.,109(15):5609," 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trading-off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin, Proc. Nat. Acad. Sci.,109(15):5609

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w