1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh tại xã phú dương, huyện phú vang, thừa thiên huế năm 2015

65 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu...35 4.3.1... Ở cấp độ quốc tế cũng như ở Việt Nam, sự mất cân bằng của tỷ sốgiới tín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY

NGHIÊN CỨU TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG,

THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn luận văn:

ThS.TRẦN THỊ ANH ĐÀO

Huế, 2016

Trang 2

Sau khi cuốn luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, từ tận đáy lòng mình, tôi chân thành tri ân đến:

Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Dược Huế và các thầy, cô giáo trong khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

ThS Trần Thị Anh Đào, người đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và góp ý giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Các bác, cô, chú đang công tác tại Trạm y tế xã Phú Dương Đặc biệt

là bác Dương Mạnh Hưng – Trưởng trạm y tế xã cùng các bác,các cô cộng tác viên dân số của 9 thôn đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi xuống tiến hành điều tra thu thập số liệu tại địa bàn.

Toàn thể nhân dân xã Phú Dương đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập 6 năm qua và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới bố mẹ và những người thân trong gia đình, những người đã quan tâm, chăm sóc và là nguồn động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn !

Huế, ngày 25 tháng 04 năm

2016 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ởbất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Huế, tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Trang 4

TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh

(Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc)

Trang 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1.Một số khái niệm liên quan 3

1.2.Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: 4

1.3.Báo động mất cân bằng giới tính ở miền Trung 5

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh 6

1.4.1 T s gi i tính khi sinh theo c tr ng nhân kh u h c c a ng i m ỷ ố ớ đặ ư ẩ ọ ủ ườ ẹ 6

1.4.2 T s gi i tính khi sinh theo s khác bi t vùng mi n ỷ ố ớ ự ệ ề 7

1.4.3 T s gi i tính khi sinh theo th t sinh ỷ ố ớ ứ ự 7

1.4.4 T s gi i tính khi sinh theo c i m kinh t xã h i ỷ ố ớ đặ đ ể ế ộ 8

1.5 Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 8

1.5.1.Nhóm nguyên nhân c b n ơ ả 8

1.5.2 Nhóm nguyên nhân ph tr ụ ợ 9

1.5.3.Nguyên nhân tr c ti p ự ế 10

1.6 Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh 11

1.7 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh 11

1.8 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 13

Chương 2 15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 15

2.2 Thời gian nghiên cứu 15

2.3 Phương pháp nghiên cứu 15

2.3.1 Thi t k nghiên c u ế ế ứ 15

2.3.2 C m u ỡ ẫ 15

2.3.3 Ph ng pháp thu th p s li u ươ ậ ố ệ 16

2.3.3.1 Công cụ thu thập thông tin 16

2.3.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp 16

2.3.3.3.Thu thập số liệu sơ cấp 16

2.4 Nội dung nghiên cứu 17

2.4.1 c i m c a i t ng nghiên c u Đặ đ ể ủ đố ượ ứ 17

2.4.2 Hi u bi t v h nh vi c a i t ng trong vi c l a ch n gi i tính khi sinh ể ế à à ủ đố ượ ệ ự ọ ớ 18

2.4.3 M t s y u t có liên quan n h nh vi c a i t ng trong vi c l a ch n gi i ộ ố ế ố đế à ủ đố ượ ệ ự ọ ớ tính khi sinh 19

Trang 6

Chương 3 20

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 20

3.2 Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương 21

3.3 Hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh 23

3.3.1 Hi u bi t c a i t ng nghiên c u trong vi c l a ch n gi i tính khi sinh ể ế ủ đố ượ ứ ệ ự ọ ớ 23

3.3.2 H nh vi c a i t ng trong vi c l a ch n gi i tính thai nhi à ủ đố ượ ệ ự ọ ớ 25

3.4 Một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu 26

Chương 4 30

BÀN LUẬN 30

4.1 Bàn luận về tỷ số giới tính khi sinh 30

4.2 Bàn luận về hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh 31

4.2.1 Hi u bi t c a i t ng nghiên c u trong vi c l a ch n gi i tính khi sinh ể ế ủ đố ượ ứ ệ ự ọ ớ 31

4.2.1.1 Mong muốn có con trai và lý do sinh con trai 31

4.2.1.2 Hiểu biết về các biện pháp sinh con theo ý muốn 32

4.2.1.3 Hiểu biết về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh 33

4.2.1.4 Hiểu biết về qui định cấm lựa chọn giới tính thai nhi 33

4.2.2 H nh vi c a i t ng nghiên c u trong vi c l a ch n gi i tính khi sinh à ủ đố ượ ứ ệ ự ọ ớ 34

4.2.2.1 Sự chủ định muốn biết giới tính thai nhi trước khi sinh của đối tượng nghiên cứu 34 4.2.2.2 Hành vi sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn trong lần sinh 2015 34

4.2.2.3 Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với giới tính thai nhi trong lần sinh 2015 35

4.3 Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu 35

4.3.1 M i liên quan gi a các c i m nhân kh u h c, tình tr ng kinh t n h nh vi ố ữ đặ đ ể ẩ ọ ạ ế đế à l a ch n gi i tính khi sinh c a i t ng nghiên c u ự ọ ớ ủ đố ượ ứ 35

4.3.2 M i liên quan gi a s con trai hi n có v h nh vi l a ch n gi i tính khi sinh ố ữ ố ệ à à ự ọ ớ c a i t ng nghiên c u ủ đố ượ ứ 38

4.3.3 M i liên quan gi a th t l n sinh v h nh vi l a ch n gi i tính khi sinh c a ố ữ ứ ự ầ à à ự ọ ớ ủ i t ng nghiên c u đố ượ ứ 38

4.4 Bàn luận về hậu quả xã hội 39

KẾT LUẬN 40

Trang 7

KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 8

Bảng 1.1 Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 [24] 5

Bảng 1.2 Tỷ số giới tính khi sinh theo thành thị/nông thôn, thời kì 2006-2012 [26] 5

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 20

Bảng 3.2 Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu 21

Bảng 3.3 Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương năm 2015 21

Bảng 3.4 Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự lần sinh 22

Bảng 3.5 Số con trai mong muốn 23

Bảng 3.6 Lý do muốn có con trai 23

Bảng 3.7 Hiểu biết của đối tượng về các biện pháp sinh con theo ý muốn .24

Bảng 3.8 Hiểu biết của đối tượng về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh 24

Bảng 3.9 Hiểu biết của đối tượng về luật cấm lựa chọn giới tính thai nhi .25

Bảng 3.10 Sự chủ định muốn biết giới tính thai nhi của các đối tượng 25

Bảng 3.11 Tỷ lệ đối tượng sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn trong lần sinh 2015 25

Bảng 3.12 Sự hài lòng của đối tượng đối với giới tính thai nhi trong lần sinh 2015 25

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tuổi với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi .26

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi 27

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tôn giáo với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi 27

Trang 9

tính thai nhi 28Bảng 3.18 Mối liên quan giữa số con trai hiện có với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi 28Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tthứ tự lần sinh với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi 29

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giới tính có vai trò quyết định cân bằng sinh thái của cộng đồng trongcác mối liên hệ xã hội và kinh tế Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu họcphản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số, trong đó giới tính khi sinhđược các nhà nhân khẩu học quan tâm nhiều nhất Tỷ số này thông thường là104-106/100 Một điểm lưu ý là giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian

và không gian, giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người Bất

kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học bìnhthường này đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khácnhau đến sự cân bằng tự nhiên này [17]

Trong vài thập kỷ trở lại đây, mất cân bằng giới tính khi sinh đã ảnhhưởng đến một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Thời gian gầnđây Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh.Cho đến năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh vẫn còn ở mức bình thường là106,2 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái nhưng theo kết quả cuộc Tổng điềutra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 tỷ số này đã tăng lên nhanh chóngđến 110,6 Ở cấp độ quốc tế cũng như ở Việt Nam, sự mất cân bằng của tỷ sốgiới tính khi sinh được coi như chỉ báo nhân khẩu học cho thấy sự bất bìnhđẳng giới vì nó phản ánh tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gáingay từ trước khi họ được sinh ra [20]

Lựa chọn giới tính thiên về con trai là một biểu hiện của sự bất bìnhđẳng phổ biến đối với phụ nữ về mặt xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, đồngthời là biểu hiện của sự vi phạm nhân quyền của phụ nữ Số lượng phụ nữthiếu hụt ngày càng tăng (theo ước tính mới nhất là 117 triệu phụ nữ bị thiếuhụt) là biểu hiện của một nền văn hóa trong đó tồn tại sự bất bình đẳng giớisâu sắc Các chế độ mang tính gia trưởng củng cố thêm tâm lý chuộng con

Trang 11

trai và môi trường bạo lực, phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gáitrong xã hội Mức sinh giảm và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ chophép cha mẹ biết trước giới tính thai nhi là những yếu tố làm trầm trọng thêmvấn đề [20].

Ở Việt Nam, vấn đề lựa chọn giới tính trước khi sinh để sinh con traiđược xem là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khisinh Tâm lý ưa thích con trai là điểm mấu chốt của các hành vi sinh sản cótính lựa chọn Hiện tượng này đã trở thành đề tài trong nhiều nghiên cứu ởViệt Nam và nó mô tả cho cái gọi là hệ thống gia đình phụ hệ mang nặng giátrị tư tưởng Nho giáo thịnh hành ở hầu hết các vùng của miền Bắc Việt Nam[20] Do vậy để tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế năm 2015” với các mục tiêu:

1 Xác định tỷ số giới tính khi sinh của trẻ sinh ra và sống trong năm

2015 tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

2 Mô tả hiểu biết và hành vi của phụ nữ độ tuổi 18-49 sinh con trong năm 2015 trong việc lựa chọn giới tính khi sinh.

3 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi của phụ nữ độ tuổi 18-49 sinh con năm 2015 trong việc lựa chọn giới tính khi sinh.

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Một số khái niệm liên quan

Tỷ số giới tính: Tỷ số giới tính là số nam so với nữ trong một dân số,

thông thường được biểu thị số nam trên 100 nữ trong một dân số Tỷ số giớitính của toàn bộ dân số trung bình trong khoảng 95 đến 100 Do ảnh hưởngsinh lý và các nhân tố khác nhau, cơ cấu giới tính, tuổi tác và tử vong khôngđồng đều nên tỷ số giới tính của các nhóm tuổi có sự khác nhau [13]

Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS): là số trẻ trai sinh ra so với 100 trẻ

gái sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại mộtquốc gia, một vùng hay một tỉnh

Công thức tính tỷ số giới tính khi sinh: tỷ số giới tính khi sinh được

tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái

Số bé gái sinh/1nămCông thức trên cho ta thấy, cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu

bé trai được sinh ra Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tươngứng khoảng 103 đến 107 bé trai và nhìn chung là rất ổn định qua thời gian vàkhông gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người Bất kỳ

sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số giới tính khi sinh chệnh lệch khỏi mức sinhhọc bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó

và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân sốtoàn cầu

* Một số lưu ý khi tính toán xác định tỷ số giới tính khi sinh

 Số sinh trong cùng một năm

 SRB là một chỉ báo thống kê nhạy với cỡ mẫu và cần được tính toántrên số lượng lớn các ca sinh,

Trang 13

- Cỡ mẫu có thể là 10.000 ca sinh hoặc lớn hơn.

SRB thực tế là một tỷ số, chứ không phải là một tỷ lệ phần trăm,khoảng biến thiên của SRB khá lớn Một minh chứng đơn giản là khoảng tincậy 5% của SRB ở mức 105/100 (mức sinh học bình thường) tính cho 10.000

Khái niệm mất cân bằng giới tính khi sinh: là số trẻ trai sinh ra còn

sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái MCBGTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 sovới 100 trẻ nữ

1.2.Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam:

Theo báo cáo của Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục KHHGĐ) Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam bắt đầu gia tăng vào khoảngđầu những năm 2000, (sau các nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,

DS-Ấn Độ, Azerbaijan, Armenia khoảng 20 năm), trùng với việc nở rộ các dịch

vụ siêu âm, mở rộng các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân cùng với việc nạophá thai thuận lợi Tuy muộn hơn nhưng tốc độ gia tăng TSGTKS của ViệtNam lại hết sức nhanh chóng Từ 105 năm 1979, tăng lên 110 năm 2006, 111năm 2007, năm 2008 đã tới mức 112,1; năm 2009 là 110,5 và thời điểm01/4/2010 là 111,2 Trong khi các nước nói trên tốc độ gia tăng TSGTKSkhoảng 0,4 - 0,5 điểm phần trăm thì trong mấy năm vừa qua, tốc độ gia tăngTSGTKS của Việt Nam lên tới khoảng 1 điểm phần trăm [4]

TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên 110,2, điều này hiếm khiđược ghi nhận ở các quốc gia khác Đặc biệt ở lần sinh thứ 3 trở lên (chiếm

Trang 14

khoảng 16% tổng số trẻ được sinh ra) TSGTKS là 115,5 Khu vực Đồng bằngsông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước), TSGTKS đã tăng vọt từ mức

110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai, lên tới 152 trong lần sinh thứ 3trở lên [1] Theo nhiều nghiên cứu, TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanhcác thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong đó cao nhất làcác tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định Đây là những địa phương mà người dân

có điều kiện tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chọn lọc giới tính trước khi sinh [1]

Bảng 1.1 Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 [24]

1.3.Báo động mất cân bằng giới tính ở miền Trung

Theo thống kê năm 2006, TSGTKS của tỉnh Nghệ An là 118 bétrai/100 bé gái; năm 2010 tỷ lệ đó tăng đột biến lên 123 bé trai/100 bé gái [5]

Tại tỉnh Hà Tĩnh, năm 2010 tỷ số giới tính là 115 bé trai/100 bé gái Tỷ

lệ này vượt quá xa theo quy luật sinh sản tự nhiên hiện nay và cao hơn bìnhquân của cả nước [5]

Nếu như năm 2007, chỉ có 6 trong số 14 huyện của tỉnh Quảng Ngãimất cân bằng giới tính khi sinh, thì đến nay, 12 huyện này đã có số nam sinh

Trang 15

ra nhiều hơn nữ, trong đó 3 địa phương cao nhất là Lý Sơn (cứ 100 bé gái cóđến 160 bé trai), kế đến là Bình Sơn và TP Quảng Ngãi (theo khảo sát của Chicục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh) [6].

Theo thống kê tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi năm 2010, có hơn11.000 trẻ sinh ra đời tại đây Trong đó, cứ 100 bé gái sinh ra thì có đến 124

bé trai ra đời, tỷ lệ nam/nữ là 124/100, cao hơn mức trung bình cả nước là110/100 [6]

Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo năm 2010 cho thấy TSGTKS khácao (110/100) [7], theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Phú Vang, ThừaThiên Huế năm 2015, thì TSGTKS tại đây là 117/100 [29] Xã Phú Dươngnăm 2014 cũng có TSGTKS rất cao là 129/100 [27]

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh

1.4.1 Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc trưng nhân khẩu học của người mẹ

Mức độ mất cân bằng giới tính được phân tích theo một số đặc điểmnhân khẩu học của người mẹ Các nhóm có TSGTKS thấp gồm nhóm phụ nữ

là chủ hộ gia đình (108,8) và các phụ nữ độc thân hoặc đã ly hôn (100,0),ngay cả khi số lần sinh ít Ngược lại, TSGTKS cao được quan sát thấy ởnhóm phụ nữ trên 30 tuổi (112,6) Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể là do tác độngcủa thứ tự sinh cao trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi này hơn là tác động đơnthuần của tuổi người mẹ [25]

Trình độ học vấn thường là một trong những nhân tố quyết định đếnhành vi nhân khẩu học TSGTKS phân theo trình độ giáo dục của người mẹ

có sự khác biệt đáng kể Tỷ số này tăng dần từ 107,4 ở nhóm phụ nữ khôngbiết chữ (chiếm 7% mẫu) và 107,1 ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, lênđến 111,4 ở nhóm có trình độ trung học, và cuối cùng là 113,9 ở nhóm các bà

mẹ có trình độ cao đẳng trở lên [25]

Trang 16

Khi trình độ học vấn của phụ nữ có liên quan với TSGTKS, TSGTKStăng từ 106 đến 111 ở trình độ tiểu học, lên đến 113 cho trình độ phổ thôngtrung học, và cuối cùng là 115 ở trình độ đại học trở lên Một phân tích tương

tự là theo số năm đi học cũng đưa ra kết quả chênh lệch tương ứng vớiTSGTKS tăng từ 105 ở những phụ nữ hầu như không được đi học lên đến 113cho những phụ nữ học hết 12 năm hoặc hơn nữa [22]

1.4.2 Tỷ số giới tính khi sinh theo sự khác biệt vùng miền

Ở nước ta, MCBGTKS đã xảy ra ở cả nông thôn và thành thị, cả đồngbằng và miền núi và ở hầu hết các vùng địa lý Phân tích TSGTKS theo vùngđịa lý cho thấy, Tây Nguyên (mật độ dân số và trình độ phát triển thấp hơncác vùng khác) có TSGTKS thấp nhất trong cả nước (105,6), tương đươngvới mức sinh học bình thường quan sát được trên thế giới Nhưng 5 vùng cònlại có TSGTKS cao hơn, làm cho tỷ số này của toàn quốc tăng lên và ở mức110,6 Trong số đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có TSGTKS vào khoảng115,4 cao hơn hẳn so với mức trung bình cả nước [25]

1.4.3 Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh

Lựa chọn giới tính ở châu Á phần lớn để đáp ứng nhu cầu có con trai

Do vậy những gia đình đã có từ một con trai trở lên ít quan tâm tới vấn đề nàyhơn so với những gia đình không có con trai Kết quả là TSGTKS ở châu Á

có xu hướng thay đổi theo thứ tự sinh (hay số lần mang thai) Ở phần lớn cácquốc gia có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ trọng trẻ em traiđược sinh ra ở lần sinh thứ nhất là bình thường, và tăng lên nhanh chóng ởnhững lần sinh sau: các cặp vợ chồng có con gái có xu hướng sinh thêm con

và tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra cũng tăng lên ở những lần sinh này [25]

Tại Việt Nam, TSGTKS năm 2008 ở tất cả các lần sinh đều cao hơnhẳn mức sinh học bình thường Điều này có nghĩa là một số cặp vợ chồng cóthể đã thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh ngay trong lần sinh thứ nhất

Trang 17

Đáng ngạc nhiên là TSGTKS lại thấp hơn ở lần sinh thứ 2 Tuy nhiên,TSGTKS là 115,5 cho các lần sinh từ thứ 3 trở lên, cao hơn hẳn các lần sinhtrước đó Như vậy, mong muốn có con trai sau khi đã sinh con gái thường là

lý do chính để các cặp vợ chồng sinh thêm con Với những cặp vợ chồng đã

có 2 con, là số con trung bình hiện nay ở Việt Nam, thì có thêm con thứ 3 làquyết định của cả gia đình và lựa chọn giới tính trở thành một công cụ đểtránh sinh ra trẻ em gái trong lần sinh này [25]

Có sự khác biệt rất rõ về TSGTKS giữa nhóm “có” và “không có” anhtrai Trong số trẻ em có anh trai, TSGTKS gần ở mức sinh học bình thường(106-107) Trong nhóm trẻ em không có anh trai, TSGTKS tăng lên mức 110cho lần sinh thứ 2, và tới 132 cho lần sinh thứ 3 trở lên [25]

1.4.4 Tỷ số giới tính khi sinh theo đặc điểm kinh tế xã hội

TSGTKS thấp nhất ở nhóm nghèo nhất (107,5) và tăng lên mức 112,8

ở nhóm trung bình TSGTKS ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, không khác nhaunhiều và xoay quanh giá trị 112 Sự khác biệt rõ rệt về TSGTKS giữa cácnhóm nghèo và các nhóm giàu hơn cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh

có liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế-xã hội [25]

Sự khác biệt của TSGTKS theo năm nhóm kinh tế xã hội xét theo thứ

tự sinh: TSGTKS của nhóm nghèo nhất và nhóm nghèo gần như không có

sự khác biệt theo thứ tự sinh TSGTKS ở nhóm trung bình, nhóm giàu vànhóm giàu nhất ở các lần sinh đều cao hơn mức bình thường và tăng cao ởlần sinh thứ 3 [25]

1.5 Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam

Kết quả các nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, có ba nhómnguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như sau:

1.5.1.Nhóm nguyên nhân cơ bản

Trang 18

Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hoá truyền thống, trong

đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo Tâm lý ưa thích con trai ăn sâutrong tâm thức nhiều người

 Coi con trai là người nối dõi tông đường, gia phả dòng họ ở nhiềunơi chỉ có tên con trai, tập quán con trai thờ cúng tổ tiên, cha mẹ

 Coi đàn ông là trụ cột gia đình, con mang họ cha, con trai là người

kế thừa tài sản của gia đình

 Coi con trai làm chỗ dựa cho bố mẹ khi về già, “nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô”, coi con gái sau khi kết hôn về nhà chồng là "con người ta"…

Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt chomỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ Tất cả nhữngđiều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, và trở thành một phần củanền văn hoá truyền thống Việt Nam Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhângốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam [4]

1.5.2 Nhóm nguyên nhân phụ trợ

 Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ cũng tạo áp

lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con.

Điều này dường như xung đột với giá trị văn hoá truyền thống là phải

có con trai bằng mọi giá Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp

vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có contrai Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụlựa chọn giới tính trước sinh [4]

 Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển

Ở các khu vực nông thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống Ngườigià hầu hết không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc về y

tế Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái, mà theo quanniệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai

Trang 19

Người già vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếukhông có con trai [4].

 Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình

Ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việctrong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biểnđánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới.Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho

cả gia đình

Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bấtbình đẳng giới chưa thật thỏa đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữchủ động tìm kiếm các dịch vụ lựa giới tính trước sinh [4]

1.5.3.Nguyên nhân trực tiếp

Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọngiới tính trước sinh như:

 Áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn

ngày phóng noãn…);

 Áp dụng một số kỹ thuật trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng

noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mangnhiễm sắc thể Y,…);

 Áp dụng một số kỹ thuật sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt

mạch, chọc hút dịch ối,…) để chẩn đoán giới tính thai nhi, sinh kết hợp với pháthai chọn lọc giới tính (nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi) [4]

Trang 20

1.6 Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh

Nhiều chuyên gia cảnh báo, với đà tăng dân số và sự chênh lệch giớitính ngày càng cao như hiện nay, trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đốimặt với nhiều vấn đề khó khăn:

Thứ nhất là tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu có con trai,

sự phân bố dân cư giữa các vùng chênh lệch lớn sẽ xảy ra tình trạng có nơithiếu lao động, có nơi lại thừa lao động, từ đó dẫn đến sự di dân kéo về cáctỉnh, thành phố lớn [32]

Thứ hai là sự chênh lệch giới tính ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạngthừa nam, thiếu nữ, cùng với xu hướng lấy chồng ngoại ở nhiều tỉnh miềnTây, nạn buôn phụ nữ sang Trung Quốc ở các tỉnh phía Bắc… trong tương lai

có thể Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu cô dâu”, kéo theo việc gia tăng của tộiphạm buôn bán phụ nữ, trẻ em gái hay phụ nữ kết hôn sớm, thậm chí bỏ họcgiữa chừng và tệ nạn mại dâm [32]

Thứ ba là sự mất cân bằng giới tính sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số tronglương lai; thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình dẫn đến một tỷ lệ nam giới

sẽ phải trì hoãn việc xây dựng gia đình, đặc biệt là nam giới nghèo, vị thế xãhội thấp; cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể (một số nam giới có thể phải lựachọn hay rơi vào tình trạng sống độc thân); gia tăng tội phạm liên quan đếnlạm dụng tình dục; tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở việc nâng cao địa

vị của họ trong xã hội [32]

1.7 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên và hạn chế sựmất cân bằng giới tính khi sinh, theo chúng tôi cần triển khai đồng bộ các giảipháp sau đây:

- Trước hết, cần tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá lại tình trạng mấtcân bằng về giới tính của trẻ sơ sinh, qua đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn

Trang 21

đến tình trạng này [2].

- Cấp Ủy, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh quán triệt và kiểm traviệc thực hiện quy định tại khoản 2, điều 7 của Pháp lệnh dân số về việc sinhcon thứ ba; quy định nghiêm và chặt chẽ hơn nữa trong việc công bố giới tínhthai nhi tại các bệnh viện cũng như phòng khám tư, xử nghiêm các Đảng viên,cán bộ, công nhân viên cố tình sinh con thứ ba [12] Sẽ có hình phạt chonhững cơ sở y tế nào vi phạm qui định [33]

- Các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyêntruyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao nhận thức của người dân vềgiới, hậu quả mất cân bằng giới khi sinh nhằm hạn chế các hành vi không phùhợp với sinh đẻ theo qui luật tự nhiên [15]

- Việc tuyên truyền được áp dụng không những đối với các cặp vợchồng trong độ tuổi sinh đẻ mà còn đối với các cán bộ y tế nói chung và cán

bộ làm công tác siêu âm, xét nghiệm, tư vấn, nạo thai nói riêng Đối tượngnày cần phải tuyên truyền vận động đầu tiên và liên tục bởi họ vừa là trực tiếpvừa là gián tiếp tham gia vào việc làm mất cân bằng giới tính Nếu không có

sự tham gia của cán bộ y tế thì các đối tượng mang thai không thể thực hiệnhành vi lựa chọn giới tính, nghĩa là họ không thể nào biết để xử lý thai nhitheo ý muốn Nhưng theo các nhà chuyên môn, rất khó để phát hiện hành vinày vì nó đang được thực hiện khá “tinh vi” “Trường hợp nếu phát hiện viphạm sẽ có thể rút giấy phép hành nghề” [12]

- Tuyên truyền để người dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ,

“gái hay trai chỉ hai là đủ” Để giải quyết vấn đề này không thể một sớm mộtchiều và không thể bằng một biện pháp đơn lẻ nào, mà phải bằng sự lồngghép của nhiều chương trình, nhiều cấp, nhiều ngành và kiên trì với giải phápquan trọng là tuyên truyền vận động thay đổi hành vi của cộng đồng, đồng

Trang 22

thời với việc tăng cường sự quản lý của nhà nước bằng các biện pháp hànhchính [15], [12].

- Về lâu dài, cần xây dựng Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằnggiới tính khi sinh Mục tiêu của Đề án là từng bước khống chế tốc độ gia tăngmất cân bằng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh Theo đó, tăngcường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh chongười dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những ngườicung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tíntrong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theoquy luật tự nhiên Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dungliên quan đến giới tính khi sinh Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gáitrong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất [5], [19]

Nhưng có lẽ, trước khi có các chính sách, đối tượng cần được "giácngộ" mạnh mẽ chính là những người cao tuổi trong xã hội và đối tượng tiềmnăng là vị thành niên và thanh niên Bởi chỉ khi họ hiểu, chia sẻ, cảm thôngvới người phụ nữ, thì gánh nặng sinh con trai theo ý muốn mới có thể "giảmtải" tốt nhất và tình trạng mất cân bằng giới tính Ngoài ra, cũng cần có chínhsách nâng cao phúc lợi, bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt, nhữngngười chỉ sinh con gái, từ đó giải tỏa tâm lý cha mẹ về già phải sống dựa vàocon trai [19]

1.8 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Xã Phú Dương nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Vang, cách trungtâm huyện 20 km và nằm về phía Đông Bắc thành phố Huế, cách trung tâmthành phố 6 km Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh, phía Nam giáp với xã Phú

Mỹ và xã Phú Thượng, phía Đông giáp với thị trấn Thuận An và xã Phú An

và phía Tây giáp với xã Phú Mậu

Xã có diện tích đất tự nhiên là 585,57 ha, có 2370 hộ gia đình với nhân

Trang 23

khẩu được phân bố theo 9 thôn: Lưu Khánh, Dương Nỗ Cồn, Thạch Căn,Dương Nỗ Nam, Phú Khê, Dương Nỗ Tây, Dương Nỗ Đông, Phò An, Mỹ

An Tổng số nhân khẩu của xã là 11.217 người Trong đó nữ chiếm 4826người Số phụ nữ trong độ tuổi 15-19 là 2610 người [27]

Nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bánnhỏ lẻ, bên cạnh đó còn có thế mạnh là các nghề tiểu thủ công nghiệp nhưmay thêu, chắm nón, làm bánh in, nghề mộc,…

Trang 24

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Phụ nữ trong độ tuổi 18-49 có chồng, sinh con còn sống trong năm

2015 hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương, huyện Phú Vang, ThừaThiên Huế

Sổ sách báo cáo thống kê lưu trữ tại Trạm Y tế xã Phú Dương và Ủyban nhân dân xã Phú Dương

2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi 18-49 có chồng, sinh con còn sống trong

năm 2015 ở xã Phú Dương

- Tiêu chuẩn lựa chọn

Những Phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi sinh con từ ngày 01/01/2015 đếnngày 31/12/2015, hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương, huyện PhúVang, Thừa Thiên Huế

- Tiêu chuẩn không lựa chọn

Phụ nữ không sinh con trong năm 2015

Phụ nữ không có hộ khẩu thường trú tại xã Phú Dương

Những đối tượng từ chối phỏng vấn hoặc không có mặt tại thời điểmnghiên cứu

Trang 25

Tổng số phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi sinh con từ ngày 01/01/2015đến ngày 31/12/2015, hiện đang cư trú trên địa bàn xã Phú Dương là 172.Dựa vào tiêu chuẩn không chọn lựa, chúng tôi chỉ chọn được 162 phụ nữ.

Vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu là: n = 162

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.3.1 Công cụ thu thập thông tin

Phiếu thu thập số liệu thứ cấp từ sổ sách của Trạm Y tế xã và Ủy bannhân dân xã

Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1)

2.3.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp về số phụ nữ sinh con và số trẻ sinh sống từngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 từ sổ sách lưu trữ của xã để tính toán

tỷ số giới tính khi sinh

2.3.3.3.Thu thập số liệu sơ cấp

Lập danh sách phụ nữ theo tiêu chuẩn lựa chọn từ số liệu của Trạm y tế

xã Sau đó phân các đối tượng theo 9 thôn của xã và tiến hành phỏng vấn trựctiếp đối tượng nghiên cứu tại hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị theotừng thôn

Trang 26

Sơ đồ chọn mẫu:

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

* Đặc điểm dân số học

- Tuổi: Tính theo năm dương lịch

Phân nhóm tuổi: ≤ 19 tuổi, 20-29, 30-39, 40-49 tuổi

- Trình độ học vấn: biết đọc, biết viết; tiểu học; trung học cơ sở; trunghọc phổ thông; cao đẳng, đại học; sau đại học

- Nghề nghiệp: nông dân; công nhân; cán bộ công chức; buôn bán; thấtnghiệp

- Tôn giáo: Phật giáo; Thiên chúa giáo; Không và khác

- Kinh tế gia đình theo xếp loại của địa phương: nghèo, cận nghèo hoặckhông thuộc 2 diện trên

*Tình hình sinh đẻ của đối tượng nghiên cứu

14

Thôn Phò An

3

Thôn Lưu Khánh

22

Thôn

Mỹ An

Nổ Đông

20

Thôn Dương

Nổ Tây

14

Thôn Dương

Nổ Cồn

16

Số liệu phụ nữ sinh con trong năm 2015 từ sổ sách của Trạm y tế xã

Tổng số: 162 phụ nữ

Trang 27

- Số lần sinh

- Số con hiện tại

- Số con trai

- Số con gái

- Giới của trẻ sinh trong năm 2015

2.4.2 Hiểu biết và hành vi của đối tượng trong việc lựa chọn giới tính khi sinh

* Hiểu biết

- Số con trai mong muốn của đối tượng

- Lý do muốn có con trai: Có đủ trai, gái; Áp lực từ chồng/ gia đình

chồng; Có người nối dõi tông đường; Chỗ dựa khi về già; Lao động chính;Khác

- Biết các biện pháp sinh con theo ý muốn : Có và Không

- Các biện pháp sinh con theo ý muốn: Theo dõi chu kì rụng rứng; Chế

độ ăn; Uống thuốc nam/bắc; Nhờ bác sĩ tư vấn; Xem ngày giờ để quan hệ; Khác

- Hiểu biết về quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi: Có biết và

Không biết

- Hiểu biết về hậu quả của MCBGTKS: Có biết và Không biết

- Các hậu quả của MCBGTKS: Mất cân đối sinh học nam và nữ; Nam

khó tìm được vợ khi đến tuổi kết hôn; Gia tăng các tệ nạn xã hội; Khác

* Hành vi

- Chủ định biết trước giới tính khi sinh: có và không

- Sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn trong lần sinh 2015: Có;

Không

- Hài lòng với giới tính thai nhi trong lần sinh 2015: Có; Không;

Không trả lời

Trang 28

- Nếu giới tính thai nhi không như ý muốn thì có bỏ hay không : Có;

Không; Không trả lời

- Lý do không bỏ thai: Ảnh hưởng sức khỏe; Tâm linh; Tai tiếng; Khác 2.4.3 Một số yếu tố có liên quan đến hành vi của đối tượng trong việc lựa chọn giới tính khi sinh

- Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học như tuổi, trình độ

học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, kinh tế gia đình đến hành vi của đối tượngtrong việc lựa chọn giới tính khi sinh

- Mối liên quan giữa số con trai hiện có và thứ tự lần sinh đến hành vi

của đối tượng trong việc lựa chọn giới tính khi sinh

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin thu thập từ bộ câu hỏi sẽ được nhập và xử lý bằng phầnmềm SPSS, các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm EXCEL

Sử dụng test χ2 để so sánh các tỷ lệ

2.6 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Trường Đại học Y DượcHuế và Ủy ban nhân dân xã Phú Dương, sự đồng ý của nhân dân trong xã

Nghiên cứu tiến hành trên tinh thần tự nguyện hợp tác của đối tượngnghiên cứu, tôn trọng bí mật riêng tư của họ, đối tượng có quyền từ chốiphỏng vấn

Tất cả các thông tin về đối tượng nghiên cứ được mã hóa, không nêu danhtính cá nhân, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

2.7 Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn của một xã nên cỡ mẫu không đủlớn để đánh giá chính xác tỷ số giới tính khi sinh Tuy nhiên với quy môcủa một luận văn tốt nghiệp chúng tôi chỉ đánh giá sự chênh lệch giữa sốtrẻ trai và trẻ gái

Trang 29

Hành vi lựa chon giới tính khi sinh là một vấn đề khá tế nhị nên một sốđối tượng e ngại khi nói đến vấn đề này

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi

≤1920-29

30 -3940-49

3945510

1,958,034,06,2

Trình độ

học vấn

Biết đọc, viếtTiểu họcTrung học cơ sởTrung học phổ thôngCao đẳng, đại họcSau đại học

4285448253

2,517,333,329,615,41,9

Nghề

nghiệp

Nông dânCông nhânCán bộ viên chứcThất nghiệpBuôn bán

1749144636

10,530,38,628,422,2

Kinh tế

gia đình

Nghèo/cận nghèoKhông thuộc 2 diện trên

42120

25,974,1

Tôn giáo Phật giáo

Thiên chúa giáo

801

49,40,6

Trang 30

Không 81 50

Nhận xét:

- Về tuổi: nhóm dưới 30 tuổi chiếm 60,5%, từ 30 tuổi trở lên là 39,5%

- Trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chiếm 53,1%

- Nghề nghiệp: công nhân chiếm tỷ lệ 30,3%, cán bộ viên chức 8,6%,buôn bán 22,2%, nông dân 10,5% và có đến 28,4% thất nghiệp

- Kinh tế: Có 25,9% xếp loại nghèo/cận nghèo của địa phương

- Tôn giáo: Có 49,4 % theo Phật giáo và 0,6% theo Thiên chúa giáo

Bảng 3.2 Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu

Số con hiện tại

1 2

≥3

517140

31,543,824,7

Số con trai hiện tại 0

≥1

46116

28,471,6

Nhận xét:

- 43,8% đối tượngcó 2 con, có đến 24,7% có 3 con trở lên

- 71,6% có từ 1 con trai trở lên, số đối tượng chưa có con trai chiếm

tỷ lệ 28,4%

3.2 Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương

Bảng 3.3 Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương năm 2015

Trang 31

Biểu đồ 3.1 Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương năm2015

Nhận xét: Tỷ số giới tính khi sinh của xã Phú Dương năm 2015 là

104,7 trẻ trai/100 trẻ gái

Bảng 3.4 Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự lần sinh

Thứ tự lần sinh Số trẻ sinh trong năm 2015 Tỷ số giới tính

Trang 32

3.3 Hiểu biết và hành vi của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh

3.3.1 Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu trong việc lựa chọn giới tính khi sinh

Bảng 3.5 Số con trai mong muốn

Nhận xét: 99,4% đối tượng nghiên cứu mong muốn có con trai.

Bảng 3.6 Lý do muốn có con trai

Lý do muốn có con trai Tần số (n=161) Tỷ lệ %

Nhận xét: Lý do các đối tượng mong muốn có con trai chủ yếu là

muốn có đủ trai đủ gái (60,2%), lý do có chỗ dựa khi về già và có người nốidõi chiếm tỷ lệ thấp hơn (36,6% và 34,8%)

Ngày đăng: 26/07/2016, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w