1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tỷ số giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan trên địa bàn Chililab huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005 pdf

5 838 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,33 KB

Nội dung

40 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tỷ số giới tính khi sinh một số yếu tố liên quan trên đòa bàn Chililab huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005 BS.Hoàng Văn Huỳnh(*); ThS. Lê Thò Vui(**) Nghiên cứu được tiến hành trên 7 xã /thò trấn thuộc hệ thống giám sát Dân số -Dòch tễ học (CHILILAB) ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương từ 10/2006 đến 2/2007 nhằm xác đònh tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2005 mô tả một số yếu tố liên quan đến TSGTKS trên đòa bàn. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp của hệ thống CHILILAB phỏng vấn trực tiếp 262 bà mẹ được chọn ngẫu nhiên từ 804 bà mẹ (BM) sinh con trong năm 2005 với bộ câu hỏi có cấu trúc, phỏng vấn sâu 8 phụ nữ đã nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 2006 tại hộ gia đình. Những kết quả chủ yếu là: TSGTKS năm 2005 ở đòa bàn là 106,4; nhưng có sự chênh lệnh khá nhiều giữa các xã /thò trấn và sự khác nhau theo các lần sinh, điều kiện kinh tế (ĐKKT) nhóm tuổi. Phần lớn các cặp vợ chồng đều mong muốn có 2 con có cả trai lẫn gái; ở lần sinh đầu tiên, giới tính của con không phải là điều quan trọng nhất. Nhưng từ lần sinh thứ 2 trở đi thì tỷ lệ mong con trai có sự khác biệt lớn giữa những người đã có chưa có con trai. Có 22,5% BM biết biện pháp sinh con theo ý muốn, nhưng chỉ có 18,6% trong số này áp dụng. Có 84,4% biết giới tính con trước sinh, tất cả đều bằng siêu âm (SÂ), 91% cho rằng không có khó khăn trong việc biết giới tính con khi SÂ. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghò:1.Tiếp tục theo dõi vấn đề này trên đòa bàn. 2. Tích cực truyền thông bình đẳng giới, tập trung vào đối tượng sinh toàn con gái có ĐKKT khá. 3. Tăng cường giám sát việc thực hiện nghiêm quy đònh cấm tiết lộ giới tính trẻ khi SÂ. Từ khóa: tỉ số giới tính khi sinh, siêu âm. Sex ratio at birth of newborn babies and relevant factors in Chi Linh district, Hai Duong province in 2005 This research was conducted in 7 communes/towns that belong to the Demographic- Epidemiological Surveillance System (DESS) in Chi Linh District (CHILILAB), Hai Duong Province between October 2006 and February 2007. This research was conducted in order to clarify the sex ratio at birth of newborn babies in Chi Linh District in 2005 and to describe factors that influence the sex ratio with- in this area. This research involved analysis of a combination of secondary data from the CHILILAB system, a structured questionnaire given directly to 262 mothers randomly selected from 804 moth- ers in Chi Linh who gave birth in 2005, in-depth interviews with 8 women who had abortions during the first 6 months of 2006. According to this research, the sex ratio at birth in 2005 in CHILILAB was 106.4. This result varied according to frequency of birth-giving, economic conditions and age groups. Most of couples expected to have two babies - one boy and one girl. At the first delivery, these couples did not consider the gender of the baby to be very important. But from the second birth, the proportion of couples who wanted to have baby boy was different from that of couples who already had a boy. This research found that 22.5% of women know about sex selection methods but only 18.5% of those women apply these methods. 84.4% of expecting mothers knew the sex of the baby before birth through ultra-sound and 91.1% found no difficulty in knowing about that when taking ultra- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 41 1. Đặt vấn đề TSGTKS đựợc tính bằng số trẻ nam sinh sống trên 100 trẻ nữ sinh sống trong năm. Tỷ số này thường cao hơn tỷ số giới tính của toàn bộ dân số, và là yếu tố chủ yếu làm thay đổi cơ cấu giới tính ở các lứa tuổi của toàn dân số trong tương lai [2]. Bình thường tỷ số này dao động từ 103-107, muốn có nhận đònh đầy đủ, chính xác về TSGTKS thì phải theo dõi số sinh trên đòa bàn rộng, trong nhiều năm[4]. TSGTKS cao sẽ làm mất cân bằng giới tính, thừa nam thiếu nữ trong tương lai. Trên phạm vi toàn thế giới từ 1995-2005 TSGTKS là 105-106. Năm 2005 có 12 nước có TSGTKS cao hơn 107, chủ yếu ở châu Á Đông Âu như: Trung Quốc: 119, Ấn Độ: 108 [4]. Ở Việt Nam TSGTKS theo tổng điều tra dân số nhà ở năm 1989 là 105, 1999 là 107 [2], giai đoạn 2000- 2006 theo điều tra biến động dân số 1/4 hàng năm dao động từ 104 -110 [4]. Trường Đại học Y tế Công cộng đang vận hành một hệ thống giám sát dân số, dòch tễ học tại huyện Chí Linh - Hải Dương (CHILILAB) từ tháng 7/2004 đến nay trên 7 xã /thò trấn (Văn An, An Lạc, Hoàng Tiến, Lê Lợi, Bến Tắm, Sao đỏ, Phả Lại), với tổng số dân khoảng 64 000 người. Theo số liệu báo cáo của CHILILAB, TSGTKS trên đòa bàn giai đoạn từ tháng 7/2004 đến 6/2005 là 104, nhưng lại có một số xã /thò trấn có tỉ lệ này rất cao như An Lạc:153, Văn An:150. Theo nguồn số liệu lưu hàng năm của Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em (UBDSGĐ&TE) huyện thì TSGTKS trong những năm 2003-2005 của toàn huyện là rất cao (đều trên 120). Để tìm hiểu thực trạng xác đònh một số yếu tố liên quan đến TSGTKS trên đòa bàn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu cụ thể là:"Xác đònh TSGTKS năm 2005, tìm hiểu quan niệm của người dân về việc sinh con trai, con gái và mô tả một số yếu tố liên quan đến TSGTKS trên đòa bàn. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu (NC) được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp NC đònh lượng, đònh tính sử dụng số liệu thứ cấp. Đối tượng là bà mẹ (BM) sinh con trong năm 2005 và phụ nữ nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 2006. Thời gian nghiên cứu từ 10/2006 đến 2/2007 trên đòa bàn CHILILAB. Số liệu thứ cấp về 804 bà mẹ sinh con năm 2005 được lấy từ dữ liệu của CHILILAB để tính toán TSGTKS, gồm cả theo lần sinh, ĐKKT tuổi mẹ. NC đònh lượng tiến hành trên 262 BM được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các BM sinh con trong năm 2005 để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc; số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1, làm sạch phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0; dùng phương pháp thống kê mô tả và phân tích đơn biến, hai biến. NC đònh tính được thực hiện bằng phỏng vấn sâu 8 người nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 2006 tại hộ gia đình. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả phân tích số liệu thứ cấp 3.1.1.Thông tin chung về bà mẹ Có 42,5% BM dưới 25 tuổi còn 57,5% từ 25 tuổi trở lên, tuổi thấp nhất là 17, cao nhất là 49, tuổi trung bình là 25,3. Phần lớn các bà mẹ có nghề nghiệp là làm ruộng (41%); tiếp đến là buôn bán /dòch vụ (23,1%); viên chức, công chức (10,7%); còn lại là các nghề như công nhân, thủ công, nội trợ. ĐKKT gia đình của BM được phân theo Quintile, sau đó lại được phân tiếp thành 2 nhóm dưới trung bình (39,8%) từ trung bình trở lên (60,2%). Các BM có học vấn Tiểu học là 5,7%, THCS chiếm sound. Several recommendations were made from this research such as (1). continuing to follow up these issues in this area, (2) promoting communication on gender equality (focusing on those cou- ples having all baby girls and living in good economic conditions), and (3) strengthening the sur- veillance system that monitors forbidden disclosures of a baby's sex when giving pregnant mothers an ultra- sound service. Key words: Sex ratio at birth, ultra-sound. Tác giả * BS. Hoàng Văn Huỳnh - Học viên lớp cao học 9, Trường Đại học Y tế Công cộng. ĐT 0953 057 597. Email: mph9hvh@student.hsph.edu.vn ** ThS. Lê Thò Vui Giảng viên Bộ môn Dân số, Trường Đại học Y tế Công cộng. 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04-2662331. Email: ltv@hsph.edu.vn 42 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 58,8%, THPT là 19,9%, trên THPT là 15,6%. Trong 804 BM thì có 50,5% sinh con lần đầu, 41,2% sinh lần hai vẫn còn 8,2% sinh từ lần thứ 3 trở lên. 3.1.2. Tỷ số giới tính khi sinh TSGTKS chung cả năm 2005 là 106,4. ở lần sinh đầu là 120,7; lần hai là 80,4; lần ba là 214. TSGTKS ở nhóm các BM có ĐKKT từ trung bình trở lên là 112,1; dưới trung bình là 91,7. Nhóm BM dưới 25 tuổi có TSGTKS là 110,5; còn từ 25 tuổi trở lên là 103,5. Ở phạm vi đòa bàn xã /thò trấn thì có 3 nơi rất cao là Sao Đỏ:120, An Lạc:142, Lê Lợi:120,4. Nhưng các đòa bàn còn lại đều dưới 100, thấp nhất là Bến Tắm:75,9. 3.2. Kết quả nghiên cứu đònh lượng và đònh tính 3.2.1. Quan niệm về sinh con trai, con gái Mong muốn sinh con trai của BM ở lần sinh đầu là 26,1%, lần sinh thứ hai tăng lên 35%, lần sinh thứ ba là 54%. Trong đó ở lần sinh thứ nhất tỷ lệ mong muốn con trai của các BM có chồng là con trưởng hay con một là 28,3% còn có chồng là con thứ là 23,66% (OR=0,75; P>0,05). Một đối tượng NC tâm sự "Với em khi có thai lần đầu mong muốn quan trọng nhất của em là sinh nở được vuông tròn, có được một đứa con mạnh khỏe để nuôi là em hạnh phúc lắm rồi, chứ trai hay gái thì không quan trọng". Ở lần sinh thứ hai mong muốn con trai của các BM chưa có con trai là 64,9%; đã có con trai là 9,1 % (OR=18,2. P<0,001). Còn ở lần sinh thứ ba thì tỷ lệ này là 100% 7,7%. (OR=13. P<0,001). "Em không muốn sinh lần thứ 3 nữa nhưng vì chưa có con trai, mà chồng bố mẹ chồng động viên rất nhiều nên đành phải cố" - Đối tượng nghiên cứu sinh con lần thứ 3 tâm sự. Lý do muốn sinh con trai để có nếp có tẻ chiếm 37,1%; tiếp đến là chỗ dựa khi về già, bệnh tật: 31,1%; thứ ba là nối dõi tông đường: 25%. 3.2.2. Một số thông tin liên quan khác Có 22,5% BM cho rằng họ có biết đến biện pháp sinh con theo ý muốn (BPSCTYM). Ba biện pháp được BM biết nhiều nhất là: Tính ngày rụng trứng để giao hợp (32,7%); tính tuổi vợ tháng thụ thai (27,4%); chế độ ăn (23,0%). Thông tin mà họ biết được là từ sách /báo (47,2%); người thân /bạn bè (40,4%); cán bộ y tế (5%); tivi/đài (6,7%). Có 18,6% các BM đã áp dụng BPSCTYM trong lần sinh này. Có 84,4% BM biết giới tính của trẻ trước sinh, tất cả đều bằng siêu âm. Có 62,8% BM siêu âm ở cơ sở y tế tư nhân, còn 37,2% siêu âm tại cơ sở y tế nhà nước. Để biết được giới tính của thai nhi, có 91% BM cho rằng không có khó khăn gì trong việc hỏi người siêu âm về giới tính của trẻ. Có 51,9% BM cho là có việc nạo phá thai vì lý do giới tính ở đòa phương. Một đối tượng NC cho biết "Em có biết người đã làm như thế. Nhà ấy kinh tế khá lắm, đã có 2 con gái rồi. Họ đi tận Hà Nội để phá thai, nhưng họ đều giấu nói rằng bò sẩy thai thôi". Một BM khác nói "Ở đòa phương em cũng có trường hợp như vậy. Em nghó là họ bất đắc dó phải làm thôi, vì thai lúc đó cũng to rồi, dù sao thì đó cũng là hòn máu của mình đã thành hình người rồi. Nhưng vì chưa có con trai mà lại không được đẻ lần nữa nên họ đành phải phá đi, chắc là họ cũng day dứt lắm khi phải làm việc này ". 2.3. Thông tin về dự đònh lần sinh tiếp Phần lớn các bà mẹ mới có 1 con đều có ý đònh sinh nữa (90%), vẫn còn 9,2% các bà mẹ đã có đủ 2 con rồi mà vẫn muốn sinh thêm con thứ ba. Biểu đồ 3. Lý do mong muốn sinh con trai Biểu đồ 2. TSGTKS theo đòa bàn xã /thò trấn Biểu đồ 1. TSGTKS theo năm sinh, lần sinh, ĐKKT nhóm tuổi | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 43 Trong số các BM mới có một con, nếu là con gái thì có 98,1% muốn sinh tiếp, còn nếu là trai rồi thì chỉ có 83,6% muốn sinh thêm (OR=10,6. P<0,05). Trong số các BM có hai con nhưng đều là gái thì 28,1% muốn sinh tiếp, còn tỷ lệ này ở các BM đã có con trai là 5,8% (OR=6,4. P<0,001). 4. Bàn luận 4.1. Tỷ số giới tính khi sinh TSGTKS trên đòa bàn CHILIALB năm 2005 là 106,4. Trong đó có hai một thò trấn cao trên 120, các xã /thò trấn còn lại đều dưới 100. TSGTKS ở lần sinh đầu là 120,7 cao hơn TSGTKS của năm 2005 rất nhiều, nhưng lần sinh thứ hai thì lại chỉ có 80,4; đặc biệt lần sinh thứ ba trở lên thì rất cao (214). Theo tự nhiên thì xác xuất sinh của trẻ trai trẻ gái là xấp xỉ bằng nhau, nên các BM đã sinh lần đầu là trai thì xác xuất sinh trẻ trai ở lần sinh tiếp theo sẽ ít đi [4]. Một số NC ở Trung Quốc Ấn Độ cho rằng việc lựa chọn giới tính thường xẩy ra từ các lần sinh sau [4]. Liệu rằng đây có phải là kết quả ảnh hưởng của sự lựa chọn giới tính ở lần sinh thứ ba trở đi hay không? Trong khuôn khổ NC này của chúng tôi thì chưa đủ bằng chứng để trả lời cho câu hỏi này. Hay phải chăng đó chỉmột sự ngẫu nhiên? TSGTKS của nhóm các BM có ĐKKT gia đình từ trung bình trở lên là 112, 1 cao hơn nhiều so với nhóm dưới trung bình chỉ có 91,7. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, xã hội tới TSGTKS. Những người có đời sổng ổn đònh trở lên thì xu hướng quan tâm đến việc sinh con trai cũng tăng lên. Nhóm các BM dưới 25 tuổi có TSGTKS là 110,5(cao hơn mức bình thường), còn từ 25 tuổi trở lên là 103,5 (nằm trong giới hạn bình thường). Những kết quả trên giống với kết quả của một số NC ở Ấn Độ Việt Nam[1,3,4]. Trong NC này TSGTKS lần đầu là rất cao: 120,7; mà tỷ lệ BM sinh lần đầu nằm trong nhóm tuổi dưới 25 nhiều hơn, do vậy có thể giải thích cho việc TSGTKS trong nhóm BM dưới 25 tuổi lại cao hơn nhóm từ 25 tuổi trở lên. Mặt khác vấn đề này còn có thể liên quan đến sự khác nhau về tình trạng sức khoẻ sinh lý ở hai nhóm tuổi của các cặp vợ chồng. 4.2. Quan niệm về sinh con trai, con gái Ở lần sinh đầu tiên mong muốn lớn nhất của các BM là sinh nở được mẹ tròn con vuông chứ không phải là giới tính của con, cũng không có sự khác biệt về mong muốn giới tính giữa các BM có chồng là con trưởng, con một với con thứ. Nhưng từ lần sinh thứ hai trở đi thì có sự khác biệt rõ ràng về mong muốn sinh con trai giữa những người đã có và chưa có con trai. Có 9,2% BM sinh con lần thứ ba và lý do chủ yếu là muốn giải toả áp lực chưa có con trai khá nặng nề từ phía chồng, gia đình chồng và cũng một phần từ chính bản thân BM. Những lý do nhiều nhất để các BM muốn sinh con trai hơn là con gái là: có nếp có tẻ: (37,1%); có chỗ dựa khi mắc bệnh tật hay về già (31,1%) nối dõi tông đường (25%). Điều này cho thấy quan niệm phổ biến của người dân cho rằng trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, lo lắng công việc cha mẹ khi về già, thờ cúng tổ tiên là của con trai. Mặt khác cũng phản ảnh hệ thống bảo hiểm xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi, nên điều họ lo lắng cho những năm tháng tuổi già mong muốn có con trai để có chỗ dựa cũng là điều dễ hiểu. 4.3. Một số thông tin liên quan khác Có 22,5% BM biết BPSCTYM. Tuy chưa có cơ sở để khẳng đònh tính khoa học của những biện pháp này, nhưng qua tìm hiểu trực tiếp từ các BM và những tài liệu mà các BM giới thiệu thì thấy rằng những biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng Y hoặc X gặp trứng sớm hơn, do vậy có thể làm tăng khả năng thụ thai trai hoặc gái nhiều hơn. Qua đó cho thấy trong một chừng mực nhất đònh người dân đã tìm hiểu về vấn đề này. Thông tin về các BPSCTYM trong cộng đồng chủ yếu qua sách, tài liệu truyền tay từ người thân bạn bè. Rất đáng lưu ý là, mặc dù chỉ có 6,7% qua ti vi/đài 5,6% qua cán bộ y tế, nhưng cũng cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là cán bộ y tế cũng là nguồn cung cấp các thông tin này Có 84,4% BM biết giới tính của trẻ trước sinh, thấp hơn kết quả NC của Viện khoa học dân số gia đình trẻ em năm 2006 (90%)[1], nhưng lại cao hơn NC của Nguyễn Văn Phái tổng hợp số liệu từ cuộc điều tra biến dộng dân số trên toàn quốc (năm 2004 là 61%, năm 2006 là 66%)[4]. Tất cả các BM biết giới tính của con trước sinh đều bằng SÂ. Điều này cho thấy SÂ là phương tiện phổ biến gần như duy nhất cung cấp thông tin về giới tính của trẻ trước sinh tại đòa phương. Nhà nước đã có quy đònh cấm tiết lộ giới tính của trẻ khi SÂ nếu không có yêu cầu cho điều trò. Kết quả NC cho thấy có 91% BM cho là không có khó khăn về việc này (mặc dù ở cơ sở nhà nước có khó khăn hơn cơ sở tư nhân) nhưng nhìn chung các cơ sở SÂ đã không thực hiện 44 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nghiêm chỉnh quy đònh này. Với 62, 8 lượt BM đến SÂ ở cơ sở tư nhân thì cho thấy cơ sở tư nhân là nơi các BM đến SÂ khá cao ở đòa phương. Có thể điều này xuất phát từ tính thuận tiện cũng như việc dễ dàng biết giới tính của trẻ của cơ sở y tế tư nhân. Đã có nhiều NC ở các nước có TSGTKS cao như Trung Quốc, Ấn Độ khẳng đònh SÂ chẩn đoán giới tính sớm phá thai để lựa chọn giới tính là kỹ thuật nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh [3],[4]. Trong NC của chúng tôi chưa thể loại trừ có sai sót khi thu thập thông tin này (có thể các BM đã nhầm lẫn giữa tình hình thực tế ở đòa phương nhận đònh chủ quan của bản thân), hơn nữa vì chưa có nhiều NC sâu về vấn đề này ở Việt Nam đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nên mặc dù có 51,9% BM cho rằng có việc nạo thai vì lý do giới tính, nhưng chúng tôi chưa thể đưa ra nhận đònh về mức độ phổ biến của tình trạng này. Tuy vậy, kết hợp với kết quả NC đònh tính thì có thể thấy rằng việc nạo phá thai vì lý do giới tính ở đòa phương không phải là không có, còn về mức độ trầm trọng như thế nào thì cần phải tìm hiểu sâu hơn để có thể đưa ra nhận đònh chính xác. 4.4. Thông tin về dự đònh sinh tiếp Với việc có 90% BM mới có một con muốn sinh tiếp trên 90% BM đã có hai con không muốn sinh tiếp (OR=75; P<0,001), cho thấy đại đa số các BM muốn mô hình gia đình có 2 con. Nhưng có đến 10,4% BM mới có một con không muốn sinh tiếp, cũng cho thấy mô hình gia đình một con cũng là một xu hướng của một bộ phận không nhỏ của những cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Trong số những BM mới có 1 con mà không muốn sinh tiếp thì có 90,9% đã có con trai. Còn những BM đã có 2 con mà chưa có con trai thì có đến 28,1% muốn sinh tiếp. Đặc biệt vẫn còn 9,2% BM muốn sinh con lần 3 với lý do chủ yếu là chưa có con trai, điều này cho thấy có cả trai gái là mong mỏi của đa số các cặp vợ chồng. Lý do muốn sinh con trai hay con gái nữa chủ yếu vì chưa có con trai: 94% hay chưa có con gái: 97,5%, một lần nữa khẳng đònh muốn có nếp có tẻ là nguyện vọng của đại đa số các cặp vợ chồng cũng như lý do sinh con thứ ba chủ yếu là vì chưa có con trai. Tóm lại: NC mới chỉ tiến hành trên một đòa bàn có quy mô dân số nhỏ chỉ thu thập thông tin về số sinh trong một năm 2005, nên kết quả về TSGTKS chỉ có ý nghóa tại thời điểm điều tra, mà không thể phản ảnh cho tình hình chung trên đòa bàn. Kết quả TSGTKS của NC cứu này chênh lệch khá nhiều so với số liệu lưu báo cáo của ngành dân số y tế trên đòa bàn. Trong chừng mực nhất đònh người dân đã tìm hiểu về các biện pháp kỹ thuật để sinh con theo ý muốn. Lý do chính để các BM mong sinh được con trai là muốn có nếp có tẻ, chỗ dựa khi về già nối dõi tông đường. Việc sinh thêm con thứ ba chủ yếu là vì chưa có con trai. Việc tiết lộ giới tính khi SÂ còn khá dễ dàng cả ở cơ sở tư nhân và nhà nước. Nên tiếp tục theo dõi tiến hành các NC sâu hơn về vấn đề này trên đòa bàn cũng như ở phạm vi quy mô dân số lớn hơn. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban điều hành, văn phòng thực đòa, bộ phận quản lý dữ liệu của CHILILAB đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập, sử dụng số liệu phục vụ cho NC. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của TS Phạm Việt Cường, ThS Bùi Thò Tú Quyên trong quá trình phân tích số liệu. Xin cảm ơn cán bộ nhân viên ngành y tế, dân số huyện Chí Linh cùng các đối tượng nghiên cứu đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi thu thập số liệu tại cộng đồng. Tài liệu tham khảo 1. Đoàn Minh Lộc (2006), Báo cáo tóm tắt kểt quả nghiên cứu mất cân bằng giới tính trong 5 năm qua ở một số đòa phươn: thực trạng giải pháp, Viện khoa học dân số gia đình trẻ em. 2. Tổng cục thống kê (2001), Kết quả điều tra toàn bộ: Tổng điều tra dân số nhà ở Việt Nam 1999, Nhà xuất bản thống kê. 3. Tìm hiểu vể tỷ số giới tính lúc sinh của Ấn Độ, http://www.vcpfe.gov.vn/web/khach/xuatbanpham / dspt/2006/So2-59. Uỷ ban dân số gia đình trẻ em Việt Nam, xuất bản phẩm. Tạp chí Dân số phát triển năm 2006. Số 2 (59). Truy cập hồi 22 giờ ngày 26/12/2006. 4. Quỹ dân số Liên hợp quốc; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam (2006), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dự báo chính sách về giới tính khi sinh. 5. Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em tỉnh Hải Dương (2006), Báo cáo tổng hợp số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế. 6. Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em huyện Chí Linh (2004, 2005, 2006), Báo cáo công tác dân số gia đình trẻ em năm 2003, 2004, 2005. . 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tỷ số giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan trên đòa bàn Chililab huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005 BS.Hoàng. hành trên 7 xã /thò trấn thuộc hệ thống giám sát Dân số -Dòch tễ học (CHILILAB) ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương từ 10/2006 đến 2/2007 nhằm xác đònh tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2005 và. P<0,001). 4. Bàn luận 4.1. Tỷ số giới tính khi sinh TSGTKS trên đòa bàn CHILIALB năm 2005 là 106,4. Trong đó có hai xã và một thò trấn cao trên 120, các xã /thò trấn còn lại đều dưới 100. TSGTKS ở lần sinh

Ngày đăng: 25/03/2014, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w