1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng rồng trên một số đồ ngự dụng thời nhà nguyễn

67 612 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Trong văn hóa Việt Nam, Rồng được xem là một hình tượng có vị trí đặcbiệt của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyềnthuyết “con Rồng cháu Tiên của ngư

Trang 1

Bảng 1: 13 đời vua Nguyễn

Bảng 2: Phân loại đồ ngự dụng có gắn hình tượng Rồng thời nhà Nguyễn

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Huế 2

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về thời nhà Nguyễn 3

2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về con Rồng Việt Nam 4

2.4 Nhóm các công trình nghiên cứu về con Rồng thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu chung 7

3.2 Mục tiêu cụ thể 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Nội dung 8

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài 9

7.1 Ý nghĩa lý thuyết 9

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1 Thời nhà Nguyễn 10

1.2 Rồng và hình tượng Rồng 13

1.2.1 Quan niệm về biểu tượng 13

1.2.2 Quan niệm về hình tượng 17

1.2.3 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông 19

1.2.4 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa Việt Nam 25

1.2.4.1 Nguồn gốc Rồng Việt Nam 25

1.2.4.2 Đặc điểm Rồng Việt Nam 26

CHƯƠNG 2 ĐỒ NGỰ DỤNG VÀ HÌNH TƯỢNG RỒNG TRÊN 31

MỘT SỐ ĐỒ NGỰ DỤNG TIÊU BIỂU THỜI NHÀ NGUYỄN 31

2.1 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa thời nhà Nguyễn 31

2.2 Rồng và hình tượng Rồng trên một số đồ ngự dụng tiêu biểu thời nhà Nguyễn 37

2.2.1 Đồ ngự dụng 38

2.2.2 Phân loại đồ ngự dụng có gắn hình tượng Rồng thời nhà Nguyễn 38

2.2.3 Khảo tả hình tượng Rồng trên một số đồ ngự dụng tiêu biểu thời nhà Nguyễn 39

2.2.3.1 Hình tượng Rồng trên nhóm đồ ngự dụng dùng trong sinh hoạt thường nhật 39

Trang 3

2.2.3.2 Hình tượng Rồng trên nhóm đồ ngự dụng dùng trong nghi lễ, tế tự 41

2.2.3.3 Hình tượng Rồng trên nhóm đồ ngự dụng dùng trong các trò chơi, thú tiêu khiển 43

2.3 Tiểu kết 44

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ THẢO LUẬN 47

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo truyền thuyết, Rồng là loài vật linh thiêng từ xa xưa của người phươngĐông, được coi là loài thú tượng trưng cho điều tốt lành Theo quan niệm phươngĐông, Rồng là hình tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sựsống Yếu tố sông nước rất quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sángtạo Rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước - sự phong đăng, mùa màngbội thu Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông,Rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại nhưbiểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng

Trong văn hóa Việt Nam, Rồng được xem là một hình tượng có vị trí đặcbiệt của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyềnthuyết “con Rồng cháu Tiên của người Việt” Rồng là tượng trưng cho quyền uytuyệt đối của các đấng thiên tử của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước

kẻ thù Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậcnhất trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng" Các vương triều Việt Nam đều lấy hìnhtượng Rồng là biểu tượng quyền uy Nếu Rồng thời nhà Lý nhẹ nhàng, thanh thoát,hiền lành; Rồng thời Trần tượng trưng cho uy quyền, sức mạnh của Thiên tử; Rồngthời hậu Lê mang dáng vẻ bạc nhược thì Rồng thời Nguyễn lại thể hiện đầy đủnhững “tố chất” của vật biểu tượng cho vua: mạnh mẽ, uy nghiêm nhưng cũng rấtthanh thoát, nhẹ nhàng

Có thể nói, hình tượng Rồng thời nhà Nguyễn chính thức được khai thác vẻđẹp vốn có của nó Cách thể hiện hình tượng Rồng thời nhà Nguyễn rất đa dạng vàphong phú ở khắp mọi di tích và di vật Có sự phân biệt rõ ràng về hình tượng Rồngdùng cho vua chúa, quan lại, cũng như trong các kiến trúc nghệ thuật dân gian

Đồ ngự dụng là những vật quý giá được chế tác riêng cho vua và hoàng tộc,thường gắn liền với biểu tượng Rồng mang khá nhiều giá trị thẩm mỹ, thể hiệnđược đời sống hoàng tộc, vua chúa nhà Nguyễn xưa Từ chậu rửa mặt, chén, dĩa, đồtrà đến ấn tín, kiếm lệnh, cơi trầu, áo quần (Long bào, Hoàng bào, Long Cổn, lễphục Xuân Thu…) đều phải là đồ quý nhất đương thời, thường phải bằng vàng bạc,ngọc, ngà hay những vật liệu quý hiếm khác Mặc dù những đồ ngự dụng được lưu

Trang 5

giữ hiện nay không nhiều nhưng nó cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với nền vănhóa, lịch sử Việt và Huế nói riêng, có thể nhìn thấy ở đấy một kho tàng vốn cổ nghệthuật tạo hình Đó thực sự là di sản quý giá của dân tộc.

Trên cơ sở những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng Rồng trên một số đồ ngự dụng thời nhà Nguyễn” làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Việt

Nam học, chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa - Du lịch, niên khóa 2012 - 2016

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Huế

Có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó tiêu biểu nhất là các công trình:

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), trong cuốn Thuận Hóa Phú Xuân - Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển, được xuất bản trên

-cơ sở tuyển tập 44 tham luận tại Hội thảo khoa học 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân

- Thừa Thiên Huế năm 2006 Cuốn sách là công trình nghiên cứu của các tác giả tậptrung vào các khía cạnh: Quá trình lịch sử, Kinh tế phát triển, Đổi mới và hội nhập,Văn hóa và xã hội Đây là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện về vùng đất, conngười, lịch sử, văn hóa, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế xưa và nay

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), trong bài viết “Cố đôHuế xưa và nay”, là công trình nghiên cứu được tập hợp trên cơ sở của rất nhiều

Hội thảo, Hội nghị, các bài trên Tạp chí Huế xưa và nay và các tạp chí khác, nhằm

mục đích giới thiệu các kết quả nghiên cứu, những trao đổi, thảo luận, kiến nghị…của các tác giả liên quan đến vùng đất, con người, lịch sử, xã hội và văn hóa củatỉnh Thừa Thiên Huế

Vương Trí Nhàn (2010), trong cuốn Tạp chí nghiên cứu Huế nghiên cứu về sự

hình thành cũng như chiều dài phát triển của Huế, đã viết trong tập 7 phát hành tháng7/2010 “Nếu như nét đặc sắc của văn hoá Huế là ở tính chất cung đình, cái vẻ quý tộchầu như ẻo lả yếu ớt song lại hiếm hoi của nó thì lịch sử hình thành của Huế lại đi liềnvới lịch sử triều Nguyễn, một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất mà cũng bithảm nhất của xã hội nước ta trước khi bước vào lịch sử hiện đại” [21, tr 2]

Các tác giả Nguyễn Hữu Thông, Trần Đại Vinh, Lê Văn Sách (1993), trong

cuốn Danh lam xứ Huế đã nhận xét: “Trong không gian một kinh đô thơ mộng, núi

đồi thấp và sông bình lặng, cái đẹp của Huế chỉ là cái đẹp tinh tú, không đồ sộ, khoa

Trang 6

trương, ngay cả kiến trúc cung đình so với các nước khác vẫn rất khiêm tốn thì chùaHuế cũng không thể là những chùa đồ sộ” [30, tr 14].

Tác giả Lê Nguyễn Lưu (2006), với bộ sách Văn hóa Huế xưa bằng những

kết quả nghiên cứu, điền dã và thực tế cảm nhận từ không gian văn hóa của ngườidân xứ Huế, tác giả trình bày ba vấn đề thuộc về đời sống văn hóa: Đời sống vănhóa gia tộc (tập 1), Đời sống văn hóa làng xã (tập 2) và Đời sống văn hóa cung đình(tập 3 - ảnh) Với văn hóa cung đình Huế, tác giả hệ thống lại những giá trị văn hóavật thể và phi vật thể, hệ thống quá trình xây dựng kinh thành Huế suốt 40 năm Đây là những tư liệu quan trọng giúp những ai quan tâm đến Huế có được cái nhìnnghiêm túc theo tinh thần học thuật Tác giả cũng ghi lại chi tiết những tư liệu chothấy đặc danh “Huế” hình thành như thế nào, từ những quan điểm về cách đọc trại

âm từ “hóa” thành “huế”, đến quan điểm kỵ húy, những tư liệu ghi lại sự xuất hiện

từ “Huế” đầu tiên bằng quốc ngữ

Nhóm tác giả Trung tâm nghiên cứu Quốc học (2005), với Tiếng Huế Người Huế & Văn Hóa Huế là cuốn sách tổng hợp những bài phát biểu, bài nghiên

-cứu của nhiều nhà nghiên -cứu khoa học và được trình bày tại Diễn đàn khoa học

“TIẾNG HUẾ - NGƯỜI HUẾ - VÀ VĂN HÓA HUẾ” giúp người đọc có đượcnhững suy ngẫm về Huế, khám phá Huế ở chiều sâu, khám phá Huế ở những giá trịnhân văn về con người Huế - Văn hóa Huế, để từ đó hy vọng một Huế phát triển vớitrí tuệ của mình, con người mình Huế sẽ là và phải là một trung tâm khoa học, vănhóa, một trung tâm công nghệ cao với những người Huế giàu tiềm năng sáng tạo

Từ những công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, Huế là đề tài nghiêncứu xuyên suốt, lâu dài và là mối quan tâm hàng đầu cho những ai yêu Huế vàmuốn tìm hiểu về mảnh đất cố đô Huế

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về thời nhà Nguyễn

Trần Thanh Đạm (2008), trong cuốn Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của vương triều Nguyễn (1802 - 1945), với nội dung rằng nhiều tư liệu đã có hoặc mới

phát hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhàNguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu Vídụ: Đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong tràoTây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có

Trang 7

nguy cơ phân liệt Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sựnghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.

Nguyễn Đắc Xuân (2001), với cuốn sách Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn đã viết rằng nếu không kể thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà Tây Sơn

(1788 - 1801) thì từ khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất ThuậnHóa (1558) cho đến ngày vua Bảo Đại thoái vị, dòng họ Nguyễn đã cai trị và trị vìngôi báu non 4 thế kỉ với 9 đời chúa và 13 đời vua Trong 9 đời chúa, nhiều vị cócông, đức độ, nhưng cũng có vị bất tài đưa nhân dân đến tình trạng đói khổ; vàtrong 13 đời vua có vị có công thống nhất đất nước, có vị có công xây dựng đấtnước, có ông có công cứu nước, có ông cam tâm bán nước và cũng có ông làm bùnhìn cho thực dân Pháp

Phan Huy Lê (2014), bằng tác phẩm Huế & triều Nguyễn đã đề cập đến

thành tựu to lớn của nhà Nguyễn trong suốt thời gian trị vì: Trong thời gian trên bathế kỷ từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, thời các Chúa Nguyễn và vươngtriều Nguyễn đã để lại một di sản văn hóa khá đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể vàphi vật thể cho Huế nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung Di sản đó mộtphần đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam và tất cả đã hòa đồng với toàn bộ di sảndân tộc, đồng hành với nhân dân, với dân tộc, với cuộc sống hôm nay và mãi mãi vềsau, góp phần tạo ra bản sắc và bản lĩnh dân tộc, sức sống và sự phát triển bền vữngcủa đất nước

Như vậy, các tác phẩm đã giới thiệu cơ bản về nhà Nguyễn trong chiều dàilịch sử Việt Nam

2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về con Rồng Việt Nam

Tác giả Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV), với tác phẩm Lĩnh Nam chích quái là

tập truyện dã sử biên soạn vào cuối thời nhà Trần kể về truyền thuyết và nguồn gốc

xa xưa của hình tượng Rồng Việt: “Một hôm, Long Quân nói: Ta là nòi Rồng, đứngđầu thuỷ tộc, Nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh

ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, từ nay phải chia ly Tađem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo Nàng về ở trên

Trang 8

đất, chia nước mà trị Lên núi, xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quênnhau Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt nhau mà đi” [24, tr 43 - 45].

Hoàng Văn Khoán (2013), với cuốn Nguồn gốc con Rồng, đã cho rằng con

Rồng có từ thời Lý và gắn với truyền thuyết về việc nhà vua gặp Rồng vàng bay lêntrong khi đang dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: “Con Rồng xuất hiện sớm nhất là conRồng thời Lý Lý Công Uẩn lên làm vua, thấy Hoa Lư chật hẹp bèn quyết định dời

đô về Đại La Trên đường đi, Lý Thái Tổ thấy một đám mây vàng bay lơ lửng, nhàvua cho là điềm tốt, bèn đặt tên cho thủ đô mới là Thăng Long Các nhà mỹ thuậtđương thời sáng tác một con Rồng đang bay theo ý tưởng của vua là Thăng Long -Rồng bay lên” [13, tr 56]

Chu Quang Trứ (2012), hình tượng Rồng cũng được nhắc đến trong cuốn Mỹ thuật Lý - Trần - Mỹ thuật Phật giáo, dựa vào hình thuyền trên trống và thạp đồng

(nhất là thạp Đào Thịnh) có dáng dấp hình con rắn và con cá sấu để giải thích vềnguồn gốc con Rồng, gợi lên bóng dáng đầu tiên của con Rồng Việt Nam với cáitên Giao Long

Theo Nguyễn Văn Hiệu (1983), với cuốn Từ hình tượng thực của con Rồng Việt Nam đến tên Lạc Long Quân trong tiếng Việt thì Rồng là vật tổ của dân tộc: “Vật tổ của

dân tộc ta là con cá sấu Lạc Long Quân là cha Rồng của dân tộc ta” [9, tr 62]

Cùng với những tác phẩm của các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứuViệt Nam đã giới thiệu và định hình một cách sơ lược và khái quát nhất về conRồng Việt

2.4 Nhóm các công trình nghiên cứu về con Rồng thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn

Tác giả Trần Đức Anh Sơn (2012), trong bài viết “Con Rồng trong mỹ thuật

thời Nguyễn”, in và xuất bản trên Tạp chí xưa và nay, cũng có đề cập đến hình

tượng Rồng trong mỹ thuật thời Nguyễn có sự kế thừa và phát triển những thế hệRồng Việt trước đó, nhưng vẫn có những điểm tương đồng với con Rồng TrungHoa thời Thanh (1644 - 1911)

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ lục kỷ Phụ biên là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn

soạn trong đó nội dung vềtrang phục của chư hầu, hoàng thân, hoàng tử, hoàng tôn

Trang 9

đều thêu Rồng 4 móng Khi triều phục của hoàng thái tử đã được quy định, vuaGia Long bèn ban chỉ dụ cho triều thần: Tất cả gấm, vóc, the, lụa của nhà Thanh

có thêu Rồng 4 móng đã ban cho nhà vua đang cất chứa trong kho thì đưa ra bancấp cho hoàng thân, hoàng tử, hoàng tôn và ban cho vua Vạn Tường (Chân Lạp)may triều phục

Tác giả Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Chu Quang

Trứ (1992), trong cuốn Mỹ thuật Huế đã đề cập đến hình tượng con Rồng Huế thời

nhà Nguyễn được biểu hiện dưới nhiều tư thế đa dạng phong phú: “Ở Huế, chúng

có mặt trên các nóc kiến trúc, dưới dạng đắp tròn, thường với chất liệu vôi khảmsành sứ”, “đó là một linh vật phổ biến nhất trong mỹ thuật cung điện Huế Nhìnchung chúng có nhiều loại, bằng nhiều chất liệu và nhiều cách thể hiện” [2, tr 59]

Tác giả Trần Quang Đức (2013), trong tác phẩm Ngàn năm áo mũ - lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009 - 1945 cũng đã nghiên cứu và khảo tả hình

tượng Rồng trên trang phục của vua ở các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó

có triều Nguyễn Điển hình là chiếc áo Cổn của vua Nguyễn dùng trong lễ tế Namgiao đã miêu tả như sau: “Áo Cổn may bằng sa mát bóng thuần chỉ, màu thiênthanh, thêu 6 chương: Nhật, Nguyệt, Tinh Thìn, Sơn, Long, Hoa trùng Dải thùy lưuthêu hình Rồng mây, hoặc may bằng sa mát bóng thuần chỉ màu tuyết bạch Ống tay

áo thêu hình Rồng mây Cổ áo may bằng đoạn Bát ti bóng màu quan lục Áo lóttrong may bằng lụa màu trắng thêu hoa văn chữ Á, dải thùy lưu thêu hình Rồngmây, sóng nước” [6, tr 280]

Nguyễn Hữu Thông (2001), với cuốn Mỹ thuật Huế - Nhìn từ góc độ ý nghĩa

và biểu tượng trang trí viết về kiệt tác có trang trí hình tượng Rồng: “Ở Huế, hiện

nay còn tồn tại một số công trình mỹ thuật dưới dạng bích họa, những kiệt tác củadòng hội họa trang trí đầu thế kỷ XX, đó là bức “Long vân khế hội” (Rồng mây gặpgỡ) với bố cục nhiều con Rồng uốn lượn trong mây của nghệ nhân Phan Văn Tánh.Đây là một bức tranh trang trí lớn trên phần trần của hai kiến trúc cung Thiên Địnhlăng Khải Định và chánh điện chùa Diệu Đế - Bằng kỹ thuật di chuyển trên giàn giátrong tư thế nằm, tác giả tạo nên cho toàn bộ tác phẩm Rồng mây sự sống độngkhông ngờ” [29, tr 32]

Trang 10

Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Nguyễn Hữu Thông (cb), Mai Khắc

Ứng, Trần Đại Vinh (1992), với tác phẩm Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế: “Con

Rồng Nguyễn ở cung đình và con Rồng Nguyễn ở đình, chùa, miếu mạo, phủ đệ,nhà cửa ở Huế lại không phải là phiên bản của nhau Ở các đầu kèo, bậc tam cấphay vật dụng, bộ phận trang trí kiến trúc, mỗi nơi con Rồng có một thần thái và nétsống động riệng, điều này có thể nhìn thấy ngay qua những chi tiết dễ so sánh nhấtnhư đầu, sừng, vẩy, móng, vuốt” [15, tr 135]

Có thể thấy, hầu hết các bài viết, tuy đã có các công trình nghiên cứu vềRồng thời nhà Nguyễn nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tập trung miêu tả đặc điểm tạohình, các biến thể, biến thân của hình tượng Rồng trong mỹ thuật mà chưa có côngtrình, tác phẩm nào tập trung nghiên cứu về hình tượng Rồng trên đồ ngự dụng

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số mục tiêu cụ thể sau:

- Giới thiệu về nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

- Quan niệm về hình tượng Rồng trong văn hóa Phương Đông và trong Vănhóa Việt Nam

- Khảo tả, phân biệt, giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa các đồ ngựdụng tiêu biểu thời nhà Nguyễn

- Khẳng định tính đặc trưng của Rồng thời nhà Nguyễn trên một số đồ ngựdụng tiêu biểu so với các triều đại phong kiến trong lich sử Việt Nam và có sự đốisánh với Rồng Trung Hoa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Một số đồ ngự dụng tiểu biểu dưới thời nhà Nguyễn

- Phạm vi: Thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), một số đồ ngự dụng tiêu biểuthời nhà Nguyễn

Trang 11

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, ngành Việt Nam Học nêntôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Hướng tiếp cận: Đề tài sử dụng hướng tiếp cận liên ngành của Khu vực họcnhằm nhận thức tổng hợp về hình tượng Rồng trên các đồ ngự dụng tiêu biểu thờinhà Nguyễn

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là nềntảng để xem xét, so sánh, đối chiếu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu của các nghành Lịch sử,Nhân học, Dân tộc học, Văn hóa học, Biểu tượng học, Kí hiệu học để nghiên cứuvấn đề trong cái nhìn đồng đại và lịch đại cũng như kết hợp với phương pháp phântích SWOT, so sánh, đối chiếu giữa các nguồn tư liệu khác nhau

+ Phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp với phương pháp nghiên cứu liênngành như đối chiếu, thống kê, phân loại, định tính, định lượng… trên cơ sở khảosát, khảo tả trực tiếp các đồ ngự dụng cụ thể tại các địa điểm trong phạm vi chophép mà sinh viên có khả năng tiếp cận được

Do các nguồn tài liệu không liên tục và chưa thống nhất được ý kiến, đòi hỏiphải được xử lý đồng bộ để vận dụng một cách có hiệu quả nên tất cả các phươngpháp trên đều được vận dụng một cách đồng thời, kết hợp với nhau, bổ sung chonhau trong quá trình nghiên cứu, khai thác vấn đề, nhằm mục đích tái hiện lại quátrình phát sinh, phát triển, tồn tại của hình tượng Rồng trên đồ ngự dụng thời nhàNguyễn một cách tương đối, mạch lạc và có tính thuyết phục nhất

6 Nội dung

Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo(3trang), Phụ lục (8 trang), nội dung khóa luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương(38 trang):

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Thời nhà Nguyễn

1.2 Rồng và hình tượng Rồng

1.2.1 Quan điểm về biểu tượng

Trang 12

1.2.2 Quan điểm về hình tượng

1.2.3 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông

1.2.4 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa Việt Nam

Chương 2 ĐỒ NGỰ DỤNG VÀ HÌNH TƯỢNG RỒNG TRÊN MỘT SỐ

ĐỒ NGỰ DỤNG TIÊU BIỂU THỜI NHÀ NGUYỄN

2.1 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa thời nhà Nguyễn

2.2 Rồng và hình tượng Rồng trên một số đồ ngự dụng tiêu biểu thời nhàNguyễn

2.2.1 Đồ ngự dụng

2.2.2 Phân loại đồ ngự dụng có gắn hình tượng Rồng thời nhà Nguyễn2.2.3 Khảo tả hình tượng Rồng trên một số đồ ngự dụng tiêu biểu

2.3 Tiểu kết

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ THẢO LUẬN

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý thuyết

Các kết quả nghiên cứu của khóa luận về hình tượng Rồng trên một số đồngự dụng thời nhà Nguyễn có thể giá trị làm tài liệu tham khảo cho các đề tài có nộidung liên quan

Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về hình tượngRồng trên đồ ngự dụng thời nhà Nguyễn

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài với nội dung “Hình tượng Rồng trên một số đồngự dụng thời nhà Nguyễn” giúp sinh viên chuyên ngành Việt Nam học có kiếnthức chuyên sâu hơn về ý nghĩa của đồ ngự dụng, ý nghĩa hình tượng Rồng và ýnghĩa của hình tượng Rồng trên đồ ngự dụng của một triều đại phong kiến sử dụngNho giáo để cai trị đất nước Từ đó, Rồng thời nhà Nguyễn được định hình mộtcách hoàn thiện về biểu tượng, tái hiện được một phần nào đó đời sống của tầng lớpvương quyền, đồng thời thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của Rồngthời nhà Nguyễn so với hình tượng Rồng ở các triều đại khác và Rồng Trung Hoa

Trang 13

Giúp phân biệt được đặc điểm, tính chất của hình tượng Rồng trên đồ ngựdụng, cho thấy được tầm quan trọng của đồ ngự dụng và hình tượng Rồng trên đồngự dụng đối với nền khoa học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và cả trên thế giới.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Thời nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn là triều đại Phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã tồntại trong suốt hơn 143 năm (1802 - 1845) với 13 đời vua Nguyễn, được tính từ vuaGia Long - người sáng lập nên triều Nguyễn, đến vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuốicùng ở Việt Nam Tuy nhiên, khi nói đến vương triều Nguyễn, người ta không thểkhông nói đến 9 đời chúa Nguyễn - tổ tiên của các vị vua Nguyễn sau này, và cũng

là những người đã có công khai phá, mở mang bờ cõi về phương Nam

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), vị chúa đầu tiên - Đoan quận công NguyễnHoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, mở ra một trang sử mới cho vùng đất này Cùngvới sự phát triển và củng cố quyền lực của họ Nguyễn ở Đàng Trong, mâu thuẫn với

họ Trịnh ở Đàng Ngoài cũng ngày càng gay gắt, gây nên cuộc chiến tranh chia cắtđất nước trong suốt hơn 200 năm Bên cạnh đó, công cuộc Nam tiến để mở rộng bờcõi cũng được đẩy mạnh Đến năm 1757, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyềntrên toàn bộ vùng đất Nam bộ như chúng ta thấy ngày nay

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chính quyền xứ Đàng Trong, cácchúa Nguyễn đã nhiều lần dời lập thủ phủ từ Ái Tử (1558 - 1570) đến Trà Bát (1570 -1600), Dinh Cát (1600 - 1626), Phước Yên (1626 - 1636), Kim Long (1636 - 1687),Phú Xuân (1687 - 1712), Bác Vọng (1712 - 1738) để rồi trở về dừng chân ở PhúXuân một lần nữa (1738 - 1775) Năm 1775, dưới nhiều tác động của bối cảnh chínhtrị - xã hội, vị chúa Nguyễn cuối cùng đã để mất Phú Xuân vào tay quân Trịnh, tiếp

đó là sự sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của quân Tây Sơn cho đến khi một hậu duệcủa họ Nguyễn khôi phục lại cơ đồ, dựng nên vương triều Nguyễn sau này

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh - hậu duệ của cácchúa Nguyễn đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, lấyniên hiệu là Gia Long Phú Xuân trở thành kinh đô của cả nước trong suốt 143 nămtồn tại của triều đại này Kế tục sự nghiệp của ông, lần lượt 12 vị vua Nguyễn sau

đó đã xây dựng Phú Xuân thành trung tâm chính trị, văn hóa, quyền lực của một

Trang 14

nhà nước Việt Nam thống nhất từ Bắc đến Nam, phản ánh bước phát triển cao hơncủa lãnh thổ quốc gia, quy tụ được các giá trị văn hóa của cả lãnh thổ rộng lớn.

Trang 15

Bảng 1: 13 đời vua Nguyễn

Nhà Nguyễn cũng đã để lại một di sản cực kỳ đồ sộ bao gồm một khối lượnglớn các bộ quốc sử, địa chí, hội điển, văn bia, châu bản, địa bạ, gia phả Một phầnrất quan trọng nữa là các di sản văn hóa vật thể không những của thời kỳ này màcủa cả thời đại trước đều được bảo tồn, trùng tu vào thời nhà Nguyễn, kể cả những

di sản lâu đời có từ thời Lý đến Hậu Lê như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùaDâu nhờ đó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay

Cố đô Huế là nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa dân tộc trong mộtthời kỳ lịch sử khi mà kinh đô này lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc trở thànhtrung tâm chính trị, văn hóa, xã hội quốc gia với lãnh thổ được xác lập của lãnhthổ hiện đại trải dài từ Bắc chí Nam, từ đất liền đến hải đảo Bên cạnh đó, trênmảnh đất cố đô, nhà Nguyễn đã có công trong việc phát triển giáo dục, văn hóavới việc lập Quốc Tử Giám, mở các khoa thi Hương và thi Hội nhằm khuyếnkhích và đào tạo nhân tài

Bên cạnh đó, các vua thời nhà Nguyễn còn tích cực khai hoang, phát triểnthủy lợi, hệ thống giao thông thủy bộ cũng phát triển mạnh Tuy nhiên thì xã hộikhông ổn định, trong gần như suốt quãng thời gian trị vì của nhà Nguyễn, khởinghĩa nông dân nổ ra liên miên và nhà Nguyễn không thể nào giải quyết nổi

Cống hiến to lớn nhất của nhà Nguyễn đóng góp cho Huế nói riêng và ViệtNam nói chung chính là những thành tựu văn hóa mang giá trị nổi bật toàn cầu với

ba di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, bao gồm hai Di sản Văn hóa Thế

Trang 16

giới (Quần thể di tích Cố đô Huế và phố cổ Hội An) cùng với Nhã nhạc - Nhạccung đình Huế, Di sản Kiệt tác Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại.

1.2 Rồng và hình tượng Rồng

1.2.1 Quan niệm về biểu tượng

Trên thực tế, nghiên cứu biểu tượng là một công việc đã được các nhà khoahọc trên thế giới đề cập đến từ lâu thông qua các chuyên ngành khoa học đã ra đời

từ trước Công Nguyên như toán học, triết học, sử học, xã hội học, nghệ thuật học

Mặc dù các chuyên ngành khoa học nêu trên ít nhiều đều đề cập đến biểutượng như một đối tượng nghiên cứu của chúng nhưng chưa có một chuyên ngànhnào thực sự là một chuyên ngành khoa học độc lập nghiên cứu các biểu tượng.Chuyên ngành đầu tiên đề cập đến các biểu tượng như một chuyên ngành khoa họcđộc lập là ký hiệu học (semiotics/semiology) vào đầu thế kỷ XX Ký hiệu học là bộmôn nghiên cứu ý nghĩa của các ký hiệu, tín hiệu, biểu tượng, hiện tượng văn hoá…

và hành vi sử dụng chúng Ký hiệu học giải nghĩa các thành tố văn hoá do conngười tạo ra trong quá trình phát triển của văn hoá như ngôn ngữ, biểu tượng, hoạtđộng, hành vi sống… của con người Các nhà ký hiệu học hiện đại như ClaudeLévi-Strauss, Jacques Lacan, Michel Foucault, Jacques Derrida, Roland Barthes,Julia Kristeva đã áp dụng cấu trúc luận dưới góc nhìn ký hiệu học cho nhiều lĩnhvực như mỹ học, nhân học, tâm lý, truyền thông, ngôn ngữ…

Các biểu tượng có một tính chất đặc thù là luôn biến đổi theo thời gian vàkhông gian Hai trong số những đặc tính căn bản nhất của biểu tượng là tính thôngtin và giao tiếp Nhờ những đặc tính này mà con người ngay từ thời tiền sử đã biết

sử dụng các biểu tượng như một loại ngôn ngữ để giao tiếp khi hệ thống ngôn ngữnói và hệ thống chữ viết chưa hoàn thiện Cho đến thế kỷ XXI, con người vẫn tiếptục sử dụng loại ngôn ngữ này trong hầu hết mọi thành tố văn hoá xã hội Thậm chí,

đã có rất nhiều loại biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng đã trở thành những ngônngữ giao tiếp toàn cầu Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng của một tộc ngườihay một cộng đồng có tính liên kết cao trong xã hội (chẳng hạn một tôn giáo) cũngchính là nghiên cứu văn hoá của tộc người hay cộng đồng người đó

Về mặt thuật ngữ, biểu tượng (symbol trong tiếng Anh) là một từ bắt nguồn

từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng

Trang 17

Hy Lạp) Theo Từ điển biểu tượng (Dictionary of Symbols) của C G Liungmanthì ông định nghĩa rằngnhững gìđược gọi là biểu tượng khi nó được một nhómngười đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó.Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính làbiểu hình và biểu ý Ở giai đoạn ban đầu có lẽ ngôn ngữ biểu tượng thường mangtính đơn giản và ước lệ Về sau, do sự phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữbiểu tượng ngày càng được mở rộng đến mọi thành tố văn hoá và mọi mặt đờisống của con người.

Ở góc độ khác, nghiên cứu biểu tượng từ góc nhìn nhân học biểu tượng

Theo Spencer (1996), trong cuốn Bách khoa thư nhân học văn hoá và xã hội (Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology), ông định nghĩa nhân học

biểu tượng đề cập đến văn hoá như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một

hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịchcác biểu tượng và các nghi lễ trọng tâm

Des Chene (1998), với cuốn Bách khoa thư nhân học văn hoá (Encyclopedia

of Cultural Anthropology) thì nhân học biểu tượng theo ông chính là khoa học

nghiên cứu ý nghĩa trong đời sống xã hội loài người, bằng cách nào chúng ta trinhận và diễn giải những gì diễn ra xung quanh và bằng cách nào chúng ta sáng tạo

và sẻ chia với thế giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hoá Nhân học biểu tượng tiếp cậnvới một góc nhìn rộng lớn về các biểu tượng, biểu tượng hoá, sự vật và ý nghĩa màcon người đặt cho với ý nghĩa, sự nhận biết, quá trình giao tiếp

Nhân học biểu tượng còn được biết đến với một cái tên khác lànhân họcdiễn giải (interpretive anthropology) nơi các nhà khoa học ủng hộ việc giải thíchvăn hoá thông qua ý nghĩa của các biểu tượng Quan niệm của các nhà nhân họctheo trường phái này là tiếp cận các “quan điểm tự nhiên” để tìm hiểu tính chấttrừu tượng và đa nghĩa của các biểu tượng Tại đây các biểu tượng được sáng tạo

và sử dụng trong cộng đồng và trong quá trình giao tiếp của xã hội loài người.Mỗi biểu tượng đặc trưng thường đại diện cho một ý nghĩa văn hoá riêng nhưng

sự cộng hưởng của chúng lại chính là sự định dạng của đời sống văn hoá thôngqua tính “động” đặc thù của văn hoá Dưới đây chúng tôi xin lược qua một số

Trang 18

quan điểm chính của các nhà lý thuyết nhân học biểu tượng tiêu biểu: CliffordGeertz, Victor Turner và David Schneide.

Quan điểm của Clifford Geertz coi biểu tượng như một loại phương tiện củavăn hoá, tại đây các biểu tượng chuyển tải ý nghĩa và thông tin mà con người nhìnthấy, nhận thức và suy nghĩ về thế giới của họ Theo ông, văn hoá không đóngkhung trong tiềm thức của từng cá nhân đơn lẻ mà bao gồm một tập hợp hệ thốngcác biểu tượng thể hiện thế giới quan về nhận thức, đặc tính, giá trị Trong khiVictor Turner lại không coi các biểu tượng như những khuôn mẫu có chứa nhữngđặc tính và nhận thức xã hội mà là một cách điều khiển tiến trình xã hội Turner căn

cứ vào đó để trả lời các câu hỏi: bản chất thực tế của các biểu tượng là gì? Chúngảnh hưởng tới tiến trình xã hội ra sao? Turner có xu hướng tập trung vào nhữngvấn đề mâu thuẫn và xung đột nội tại của xã hội Ông coi các biểu tượng và hànhđộng biểu tượng có ý nghĩa quan trọng là duy trì và thống nhất xã hội Schneider lạitiếp cận nhân học biểu tượng bằng một cách nhìn mang tính “động” Theo ông, hệthống văn hoá được xác định bởi tính lô-gíc nội tại của hệ thống biểu tượng và ýnghĩa của nó, điều mà ông gọi là hệ thống các biểu tượng, thông qua các biểu tượngtrọng tâm (core symbols) Hệ thống này có tác dụng thông tin và đưa ra những hìnhmẫu, quy tắc căn bản của hành vi ứng xử

Qua cách nhìn của Geertz, Turner và Schneider ở trên, chúng ta có thể nhậnthấy một đặc điểm chung xuyên suốt trong lý thuyết của họ là sự diễn giải nhữngđặc tính của văn hoá thông qua các biểu tượng được hình thành trong xã hội loàingười Nói cách khác, hệ thống lý thuyết nhân học biểu tượng hướng tới một mụctiêu chung: nghiên cứu các biểu tượng văn hoá bằng công cụ của nhân học Có thểthấy rằng, nghiên cứu các biểu tượng văn hoá không chỉ giúp chúng ta tiếp cậnđược với những thành tố cụ thể của văn hoá và ý nghĩa biểu đạt của chúng mà còn

có thể tiếp cận được với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người Quađây chúng ta cũng có thể xác định được những bộ phận cấu thành của nhân học biểutượng dựa trên ba đối tượng chính là con người, xã hội và văn hoá Đây cũng chính

là những trọng tâm mà những người làm công tác nghiên cứu văn hoá thường xuyênphải tiếp xúc Vì vậy, có thể nói rằng lý thuyết nhân học biểu tượng trong nhân họccũng chính là một phần quan trọng của các lý thuyết nghiên cứu văn hoá

Trang 19

Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng.

Theo Hoàng Phê (1998), trong cuốn Từ điển Tiếng Việt biểu tượng có hai nghĩa,

nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhậnthức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tácđộng của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [22, tr 26]

Trên thực tế, các biểu tượng đã tồn tại từ lâu đời trong đời sống của conngười ở mọi nền văn minh Theo tiến trình phát triển của văn hoá, các biểu tượngngày càng mở rộng thêm về số lượng cũng như ý nghĩa, đồng thời, quá trình giaothoa văn hoá cũng đã tiếp nhận thêm ngày càng nhiều các biểu tượng mới từ cácnền văn hoá bản địa lân cận và du nhập Đối với Việt Nam, tính chất phức tạp củacác biểu tượng cộng thêm sự đa dạng của văn hoá bản địa và sự giao thoa với cácyếu tố văn hoá du nhập đã khiến cho ý nghĩa của các biểu tượng càng trở nên phứctạp Trong quá trình nghiên cứu văn hoá Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đềutiếp cận nghiên cứu biểu tượng một cách “bán chính thức” thông qua phương phápluận của các chuyên ngành khoa học khác như văn học, nghệ thuật học, dân tộc học,

xã hội học… Ký hiệu học tuy đã được hình thành trên thế giới hàng trăm năm quanhưng ở Việt Nam nó rất ít được nhắc tới Ở Việt Nam, chuyên ngành ký hiệu họccho tới nay vẫn chưa được thành lập, nhưng một phân ngành của ký hiệu học làKýhiệu học văn hoá đã được cấp phép đào tạo từ năm 2009

Từ sau giai đoạn hội nhập với văn hoá phương Tây, khoa học nói chung vàngành khoa học xã hội ở Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi đáng kể Nhiềutrào lưu khoa học của thế giới đã được tiếp nhận, nhiều hệ thống lý thuyết vàphương pháp nghiên cứu được du nhập… Nhờ đó, cách tiếp cận đối với các vấn đềkhoa học hoặc các đối tượng nghiên cứu đã được mở rộng hơn rất nhiều Một sốnghiên cứu về các biểu tượng văn hoá thông qua dân tộc học, nghệ thuật học… đãđược các nhà khoa học Việt Nam áp dụng với những kết quả khả quan Nổi bậttrong số các nhà khoa học này là Từ Chi với các công trình nghiên cứu về hoa văncạp váy của người Mường Thông qua đối tượng nghiên cứu này, Từ Chi (1974) đãtìm được những mối quan hệ cội nguồn giữa người Việt với người Mường trongkhông gian văn hoá Đông Sơn Gần đây, một công trình của Tạ Đức xuất bản năm

1999 đã tập hợp một cách khá đầy đủ các dữ liệu về hệ biểu tượng kiến trúc và ngôn

Trang 20

ngữ Đông Sơn Từ đó tác giả đã cho thấy mối quan hệ giữa các tộc người thông quacác biểu tượng trong ngôn ngữ và kiến trúc Ngoài ra còn có khá nhiều những cuốnsách và bài viết đề cập đến các biểu tượng theo cảm nhận riêng của từng ngành,từng người Tuy nhiên, nghiên cứu văn hoá dưới góc nhìn nhân học biểu tượng nóiriêng và một góc nhìn rộng hơn từ khoa học nghiên cứu biểu tượng nói chung vẫncần có sự quan tâm nhiều hơn của các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý.

Nghiên cứu các biểu tượng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, nóđòi hỏi người nghiên cứu phải có cách tiếp cận vừa cụ thể lại vừa bao quát theo cả haichiều đồng đại và lịch đại Nghiên cứu các biểu tượng có thể được coi là một trongnhững cách tiếp cận cụ thể nhất đối với văn hóa vì biểu tượng chính là sự kết tinh cácgiá trị văn hóa được con người tạo nên Ở một phương diện khác, văn hoá lại chính làtập hợp của một hệ thống các biểu tượng do con người tạo ra Và như vậy, biểu tượngchính là đối tượng để con người thể hiện bản sắc văn hoá thông qua nhân sinh quan

và thế giới quan của họ Biểu tượng là một sản phẩm văn hóa được hình thành mộtcách tự nhiên trong “hành trình văn hóa” của loài người Tuy nhiên, khi nền văn minhcủa nhân loại càng phát triển thì những thành tố văn hóa đó càng trở nên phức tạp Vìvậy, khoa học hiện đại đã phân chia các cách tiếp cận đối với biểu tượng thành nhữngngành hoặc nhóm ngành nghiên cứu khác nhau Với tốc độ phát triển của khoa họchiện nay thì sẽ ngày càng có thêm nhiều ngành khoa học mới ra đời để đáp ứng vàthích nghi với nhu cầu ngày càng cao của con người Vì vậy, việc nghiên cứu cácbiểu tượng rất cần có một cái nhìn tổng thể không chỉ với các đối tượng nghiên cứu

mà còn phải bao quát tới các ngành khoa học có liên quan

1.2.2 Quan niệm về hình tượng

Hình tượng là một lĩnh vực được bao hàm trong phạm trù rộng hơn là biểu tượng.Theo học thuật Nga thì khái niệm hình tượng “obraz” rất đa nghĩa và phânhóa về phạm vi sử dụng, nhưng nhấn mạnh ước lệ nghệ thuật Còn theo mỹ họcAnh - Mỹ thì thuật ngữ này (image) có nghĩa hẹp và chuyên sâu hơn (không có

“image” của thời gian và con người, chỉ có “image” của chi tiết, tình tiết, sự vật mô

tả hoặc “image” như 1 ẩn dụ)

Ở Việt Nam, trong tư tưởng mỹ học từ thế kỷ 19 trở về trước không thấy đềxuất phạm trù “hình tượng” Lý luận về hình tượng nghệ thuật chỉ mới được tiếp

Trang 21

nhận vào giữa thế kỷ XX, chủ yếu từ mỹ học châu Âu, mà trước hết là của học thuậtNga - Xô Viết.

Như chúng ta đã biết, nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để nhận thức và cắt nghĩađời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thế nghiệm ý vịcủa cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân

và thế giới xung quanh Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạttrực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý hay công thức

cụ thể mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợicảm những sự việc, những hình tượng đang làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận,

về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể

Theo Nguyễn Phan Cảnh (2006), trong cuốn Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học,

Hà Nội định nghĩa về hình tượng nghệ thuật như là bức tranh sinh động nhất củacuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng, óc sáng tạo vàcách đánh giá của nhà nghệ

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì khái niệm hình tượng được giải thích là

những hình ảnh dùng trong nghệ thuật để diễn tả sự phản ánh hiện thực

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng nghệ thuật được định

nghĩa đó chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượngsáng tạo trong những tác phầm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểmquan trọng của hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta cóthể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phongcảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Hình tượng có thể tồn tạiqua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là phương diện tinh thần

Theo nguồn từ điển điện tử vi.wiktionary.org thì hình tượng là sự phản ánhhiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụthể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính

Hình tượng nghệ thuật có những đặc điểm riêng của nó và thường phản ánhmột hình ảnh, một hiện tượng cụ thể trong thế giới khách quan Hình tượng nghệthuật là kết quả của hoạt động tưởng tượng nhằm tạo ra một thế giới ứng vớinhững nhu cầu và định hướng của con người Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụngmột loại chất liệu riêng biệt để xây dựng hình tượng Chất liệu của hội họa là

Trang 22

đường nét, màu sắc Của kiến trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu và âmthanh, của văn học là ngôn từ Chính vì thế, cùng một đối tượng thuộc thực thểkhách quan, khi đi vào các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau thì hình tượng của nó lạimang những vẻ đẹp khác nhau.

Tóm lại có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hình tượng nghệ thuật, và nó đã

và đang là đề tài mới và xuyên suốt trong quá trình tìm tòi, phân tích và làm rõ củacác nhà nghiên cứu đương đại

1.2.3 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất thế giới.Rồng ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người Con Rồng trong quanniệm của người phương Tây lẫn phương Đông đều xem là con vật mang nhiềuhuyền thoại truyền thuyết nhất Dưới ảnh hưởng của những yếu tố như môi trường,loại hình sinh hoạt kinh tế, truyền thống văn hóa… con người phát họa nên hìnhtượng Rồng với nhiều dáng dấp, đặc điểm qua trí tưởng tượng phong phú của conngười Phong phú đến mức con Rồng không chỉ khác nhau trong quan niệm củanhiều dân tộc, ở những không gian cư trú cách biệt, mà còn biến đổi hình tượngngay trong lòng mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng theo từng thời đại

Nếu như ở phương Tây, họ xem Rồng là một điều xui xẻo, nguy hiểm, độc

ác, và tìm cách để chế ngự nó thì ở phương Đông, Rồng là biểu tượng của bảnnguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sức sống vĩnh hằng và thịnh vượng và

họ luôn tìm cách để dung hòa nó Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điềukiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định Môi trườngsống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nênnhững vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực các con sông lớn Yếu tố sông nướcquan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sáng tạo Rồng với ý nghĩa đầutiên là biểu tượng cho nước - sự phong đăng, mùa màng bội thu Cả hai mặt hoạtđộng có lợi cũng như phá hoại của nước đều được xem là do Rồng thúc đẩy Cũngchẳng có gì là lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa của phươngĐông là những vị thần có liên quan đến nước Mùa màng bội thu hay không là phụthuộc vào yếu tố nước Do đấy, thần nước cũng chính là thần Rồng

Trang 23

Sự mô tả con Rồng trong văn hóa phương Đông như là một loài bò sát với thânhình uốn lượn; đầu được cấu thành bởi những phần đầu của các con vật khác nhau;răng Rồng mang đặc trưng của động vật ăn thịt có vú và chân Rồng mang hình ảnh củaloài chim Trong 369 loài bò sát có vảy chẵng hạn như cá, rắn, thằn lằn Rồng cũngđược xếp vào đầu tiên và được xem là loài linh vật có sức mạnh hơn cả.

Theo Ernest Ingersoll: Khái niệm nằm trong chữ "Rồng" có từ lúc bắt đầunhững suy nghĩ được ghi lại của con người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng vàthế giới của anh ta Nó gắn liền với những quyền lực và hành động của các vị thầnđầu tiên, và giống như những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi

và mâu thuẫn trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm

có thể xác định - kết hợp với nước và kiểm soát nước

Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông,Rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại nhưbiểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng

Ở Trung Hoa xưa, người ta xem Rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ nămvùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm, là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển (cónghĩa là mọi hồ, mọi biển) Về khả năng của Rồng, trong dân gian Trung Hoa có rấtnhiều truyền thuyết cho rằng Rồng có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật

bể, gọi mây che mặt trời Họ quan niệm rằng con Rồng có thể thu mình bé nhỏ nhưmột con dâu tằm, hay phình lớn đầy cả không gian trời đất với khát vọng trèo lên, trổicao, thách thức với mây trời và lặn xuống đáy cùng độ sâu Không ít nơi ở TrungQuốc, người ta quan niệm Rồng ăn thịt chim én, chính vì lý do này, khi cầu nguyện

để được mưa, họ đã ném những con chim én vào trong nước

Đối với người Nhật, con Rồng là chủ yếu trong những vật lý tưởng ở NhậtBản Người Nhật đã phân biệt 4 loại Rồng: Loại sống trên trời, loại gây mưa, loạisống trên cạn và dưới nước, loại sống trong lòng đất

Đối với người Triều Tiên, Rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên cóphép lạ Nó là hiện thân của mọi sức di động, thay đổi và năng lực để tiến công Vềmùa xuân, nó bay lên trời, và về mùa thu nó náu mình dưới đáy nước sâu Ngày xưangười Triều Tiên tin là các sông suối cũng như các đại dương bao quanh Triều Tiên

là nơi ở của một con Rồng, và người dân thường cứ đúng kỳ lại thờ cúng quyền lực

Trang 24

này Sự quan trọng của việc biểu lộ niềm tôn kính hình thức lớn đến thế với Rồng là

do Rồng kiểm soát mưa và cần được người ta làm cho vui vẻ để cho mùa màng khỏi

bị nguy hiểm vì mưa không đủ, hơn nữa nó có khả năng làm phiền nhiễu nhiều chonhững người chèo thuyền và những thủy thủ ở biển khơi trừ khi nó được người talàm cho dịu lòng một cách thích đáng Do đó, không những các người dân nôngthôn và người làm ruộng ở nông trại, mà cả chủ tàu bè muốn có thời tiết thuận lợi

để đi xa, đều làm lễ cầu an, không những các chiến thuyền lớn, mà cả các thuyềnchở hàng hóa, thuyền đánh cá, đò, phà đều mỗi loại làm một thứ lễ riêng để đảmbảo an toàn Lễ đó được coi như một thứ cống nộp cho thần nước

Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước manghình hài một con Rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liềntưới tắm cho đất đai Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhànông hình thành kinh nghiệm dân gian:

“Rồng đen lấy nước thì nắng

Rồng trắng lấy nước thì mưa”

Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu Rồng là biểu tượng củađiềm lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông Trong truyền thuyết, thầnthoại của phương Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng Rồng bao giờ cũng ẩnchứa ý nghĩa là một biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp Đối với một số quốc giaphương Đông, Rồng còn là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc

Đối với phương Đông, Rồng được xem là con vật nằm trong cung hoàngđạo, đứng thứ 5 trong số 12 con giáp Nó là biểu tượng của phương Đông, của mùaxuân Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch; trang trítrên điêu khắc, kiến trúc Múa Rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống củaphương Đông, nhất là ở các vùng nông nghiệp trồng lúa nước Hầu hết các quốc giaphương Đông đều có điệu múa Rồng vào các ngày lễ Tết cổ truyền Rồng mangmàu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị niềmvui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùamàng bội thu Ngày đầu năm mới ở Inđônêxia, một đoàn người trẻ tuổi đội lốtRồng bằng giấy nhảy múa trên đường, trong khi những người dân đổ dồn ra ở cáccửa sổ dâng lên Rồng những mớ rau cải xanh mà nó nhai ngốn trong niềm vui lớn

Trang 25

của mọi người Bộ phận người Inđônêxia ở Hà Lan vẫn duy trì nghi lễ hàng nămnày trên các đường phố Amsterdam.

Quan niệm Rồng là cao quý, tốt đẹp đã dẫn đến ở phương Đông thời kỳ xaxưa có nơi người ta coi những xương hóa thạch từ lâu là bộ xương cũ kỹ của nhữngcon Rồng và đã sử dụng chúng như một dược liệu để chữa bệnh

Cho đến ngày nay, theo thói quen khi nói về các quốc gia phát triển với ýnghĩa khen ngợi người ta vẫn sử dụng chữ "Rồng", chẳng hạn: Nhật Bản, Singapo,Đài Loan được gọi là những con Rồng châu Á, hàm ý chỉ về khả năng tiềm ẩn, sựvượt trội

Nhìn chung, Rồng mang ý nghĩa tốt lành ở phương Đông, tuy nhiên đôi khicũng có những trường hợp ngoại lệ Chẳng hạn với người Nhật, Rồng bên cạnh ýnghĩa nguồn nước, mùa màng phong đăng, thì còn là biểu hiện của cái xấu ThầnFudô khuất phục một con Rồng chính là đã thắng sự ngu dốt và tối tăm Đó là biểuhiện về sự pha trộn, ảnh hưởng của biểu tượng Rồng phương Tây với biểu tượngRồng phương Đông

Về hình dạng, Rồng phương Đông là sự hỗn hợp của nhiều loài động vậtkhác nhau: Đầu lạc đà, sừng của hươu, tai của bò, mắt của thỏ, mình rắn phủ đầyvẩy cá, vẩy theo hàng xương Rồng cho tới quanh mồm, đuôi rắn tận cùng bằng vâysắc nhọn, chân phối hợp giữa chân hổ và gót móng chim ưng, phần phụ ở vai vàháng như những tia lửa, hơi thở của Rồng bao gồm mây và nước Số móng củaRồng bình thường có bốn hàng, riêng Rồng của nhà vua thì có năm hàng Tuynhiên, mỗi dân tộc lại có sự sáng tạo riêng của mình trong đề tài Rồng Chẳnghạn, mô típ Cửu Long của Trung Hoa là dựa theo truyền thuyết Chín Rồng giỡnnước Tương truyền kể rằng thời xa xưa việc làm mưa gió là do một con Rồng điềukhiển Nhưng nó không có cách nào để làm cho nơi nơi đều mưa thuận gió hòa.Rồng tâu với Ngọc Hoàng cử thêm mấy con Rồng nữa để cùng nó điều khiển giómưa Ngọc Hoàng chuẩn tấu, sai tám con Rồng nữa xuống hạ giới và phong cho conRồng ấy làm đầu đàn Nhân dân khắp nơi vui mừng đón tiếp Chín con Rồng ănuống thoả thích, say túy lúy, hăng hái làm gió mưa khiến khắp nơi lụt lội, nhấnchìm làng mạc Rồi chín con Rồng rủ nhau bay lên núi cao, rừng sâu ngủ một giấcdài Khi nạn lụt qua đi, vào vụ mùa, người dân cầu có mưa thì chẳng được, kéo dài

Trang 26

triền miên mấy tháng đại hạn không một giọt nước Khi con Rồng đầu đàn tỉnhgiấc, nó cố sức gọi gió kêu mưa, còn tám con kia không con nào chịu hành động.Lụt lội, hạn hán làm cho nhân dân khắp nơi đau khổ, họ đồng thanh ta oán trời.Tiếng kêu của họ làm náo động cả Thiên đình Ngọc Hoàng sai triệu chín con Rồng

về Thiên đình, nhưng vẫn còn những con Rồng đang chìm đắm trong giấc ngủ.Ngọc Hoàng tức giận truyền chỉ sai tám con Rồng bay tám hướng Đông, Tây, Nam,Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và cử con Rồng đầu đàn ở chínhgiữa, kiểm soát tám hướng Từ đó, trần gian tuần hoàn theo bốn mùa xuân hạ thuđông

Người Nhật Bản khi tạo hình Rồng lại dựa theo quan niệm dân gian về cácloại Rồng Họ cho rằng mỗi kỳ sinh nở con Rồng cái đẻ ra chín con (bồ lao, tùngưu, bí sí, bá hạ, triều phong, si vẫn, toan nghê, nhai xải, bệ rận) Rồng thứ nhất ưa

ca hát và thích mọi âm thanh êm ái, do đó đỉnh các chuông Nhật Bản được đúc hìnhcon vật này Rồng thứ hai thích âm thanh của nhạc cụ nên đàn koto hoặc đàn thụcầm nằm ngang (horizontal harp) và trống suzumi - một thứ trống con gái đánhbằng ngón tay, được trang trí bằng hình con Rồng này Rồng thứ ba ưa uống vàthích mọi thứ rượu, vì thế nó được dùng tô điểm cho cốc chén Rồng thứ tư thíchnhững chỗ cheo leo nguy hiểm, nên đầu hồi nhà, ngọn tháp, cùng các dầm mái chìa

ra của đền chùa chạm hình tượng của nó Rồng thứ năm hay giết hại các sinh vậtnên được dùng trang trí cho các thanh gươm Rồng thứ sáu ham học thích vănchương, hình nó dùng trang trí cho bìa sách Rồng thứ bảy nổi tiếng về thính tai,nghe được những âm thanh êm đềm của lá cây, nên tất cả những lá cây dùng đểchữa bệnh được bỏ vào chai ngoài vỏ có vẽ hình Rồng Rồng thứ tám ưa ngồi nênghế thường chạm hình nó Rồng thứ chín ham mang vật nặng, vì thế thường đượctạo hình ở chân bàn Như vậy, vị trí tạo hình của các con Rồng là do quan niệm củangười Nhật Bản quy định

Đối với người Hàn Quốc, Rồng là biểu tượng của sức mạnh tâm linh, củamay mắn, phước báu và kiết tường Trong ngôi chùa ngoài chức năng bảo vệ ngôitam bảo, nó còn đem lại sự bình yên, giàu có và thịnh vượng cho con người Biểuhiện riêng của Rồng Hàn Quốc là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòngbàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý

Trang 27

Hình tượng Rồng của phương Đông thường được thể hiện kết hợp với mộtvật hình cầu, mà người ta thường gọi nó là viên ngọc quý của Rồng, có khả năngđiều khiển được nước triều, chứa đựng thực chất tinh thần hoặc nguyên lý của vũtrụ Do đấy Rồng luôn tìm kiếm viên ngọc đó Người ta cho rằng, viên ngọc pháttriển từ trạng thái hơi qua trạng thái nước kết tinh thành ngọc sáng chói vô cùng.Viên ngọc là đặc trưng của thần thánh, có thể thâu lượm được nhưng phải trải quaquá trình khổ hạnh hàng thế kỷ Thông thường trong nghệ thuật tạo hình, viên ngọcđược trình bày như một vật hình cầu lơ lửng ngay gần miệng Rồng để diễn tả ýRồng nhả ngọc, Rồng chầu ngọc, hay Rồng tranh ngọc Cũng có ý kiến nêu lên giảthiết đó là hình mặt trăng Bởi trăng và nước thường gắn chặt nhau trong các thầnthoại, do đó trăng có quan hệ chặt chẽ với những tác động gây màu mỡ nói chung.

Nguyên nhân cơ bản khiến hình ảnh của Rồng xuất hiện rộng rãi trong nghệthuật tạo hình của nhiều dân tộc phương Đông, đó là: Sự diễn tả ý nghĩa của Rồng

đã mang lại lý do tinh thần cho người nghệ sĩ và sự khao khát được thể hiện vẻ đẹpcủa Rồng Tất cả các khả năng hoàn hảo đều được gán cho Rồng Người ta tin rằng

nó có thể sống và vận động trong cả ba môi trường: Nước, không khí và đất Hơithở của Rồng bao gồm lửa và nước, nhưng thường được cải biến thành mây xoáytrôn ốc Sự khôn ngoan của Rồng và quyền lực của nó vượt trội tất cả những con vậtkhác Do đó, trong trí tưởng tượng của con người phương Đông Rồng có thể biếnhóa vô cùng, nó có thể thu mình nhỏ lại như con tằm hoặc trải rộng che kín cả mặtđất Đấy chính là cơ sở để người nghệ sĩ tạo hình cho Rồng Những đặc điểm nhưthân dài lượn sóng, cuộn theo hình mây xoáy trôn ốc, nửa hiện hình, nửa không đãkhiến cho người nghệ sĩ phương Đông xưa khi xử lý hình tượng Rồng luôn có ýthức về vẻ đẹp của đường nét và giá trị của mảng đặc - rỗng Đây là cơ hội đặc biệt

để tạo ra những hình tượng nghệ thuật đẹp Do đấy, trong mỹ thuật truyền thốngphương Đông, Rồng được sử dụng như một họa tiết trang trí phổ biến, mang tínhchủ đạo trên công trình điêu khắc, kiến trúc hay các đồ dùng sinh hoạt

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, hình tượng Rồng có những sáng tạo riêng tùytheo tâm lý và văn hóa của dân tộc Các dị biệt về hình tượng Rồng tạo thành 2 cấutrúc chính: Rồng có thân bò sát như cá sấu, hay rắn , Rồng có thân thú như hổ,sói

Trang 28

Sự phân loại như vậy dựa theo cách thức xây dựng hình tượng Rồng Còncách thức xây dựng hình tượng lại phụ thuộc vào yếu tố văn hóa Khi dấu ấn vănhóa nông nghiệp mạnh mẽ thì phổ biến hình tượng Rồng trong nghệ thuật tạo hìnhthường gắn với kiểu 1: Rồng có thân bò sát, khi tính chất giai cấp phân hóa mạnhthì gắn với kiểu 2: Rồng có thân thú Điều này có nguyên do là yếu tố nước gắn vớivăn hóa nông nghiệp, nên Rồng thân bò sát phù hợp để diễn tả độ mềm mại, tínhchất lượn sóng của nước còn Rồng thân thú lại biểu đạt được tính chất áp chế để đềcao uy quyền của giai cấp thống trị.

Từ đầu thế kỷ XX, các dân tộc phương Đông không còn quá chú trọng vàoviệc xây dựng hình tượng Rồng trong nghệ thuật tạo hình Nhưng dù vậy biểu tượngRồng vẫn nằm sâu trong tiềm thức người phương Đông Rồng vẫn là đề tài nghiêncứu thú vị Ở khía cạnh nào đó, Rồng vẫn là sự kích thích trí tưởng tượng đem lạitinh thần và cảm hứng cho con người

1.2.4 Rồng và hình tượng Rồng trong văn hóa Việt Nam

1.2.4.1 Nguồn gốc Rồng Việt Nam

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũtrụ nên hình tượng Rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa,trang phục vua chúa Hình tượng con Rồng đã khá quen thuộc với mọi người nhất làngười Việt Nam, Dưới góc độ văn hóa, con Rồng là một con vật có vị trí đặc biệttrong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam

Xét về mặt huyền thoại, các truyền thuyết xa xưa, con Rồng từ rất sớm bởi

nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" Về sự tích "Con Rồng Cháu Tiên" thì hẳn là người Việt ai cũng biết.Truyền thuyết về Lạc Long Quân dòng Rồng lấy mẹ Âu Cơ dòng Tiên đẻ ra trămtrứng Về lý học, truyền thuyết này phản ánh quan niệm lưỡng hợp của người Việt,chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ Hành Về nhân chủng học, truyền thuyết nàyphản ánh sự hòa huyết của hai dòng người cùng gen Nam Á là dân biển (Rồng) vàdân lục địa (Tiên) Có thể nói rằng dân tộc đầu tiên trong cổ sử nhân loại dùng hìnhảnh Rồng làm biểu tượng cho quyền lực tối cao là người Lạc Việt Lạc Long Quân

-có nghĩa là Vua Rồng Lạc Việt Rồng không những là một biểu tượng của điềmlành mà còn là biểu tượng của Hoàng đế đầu tiên lập quốc của dân tộc Việt

Trang 29

Xét về khía cạnh lịch sử, người Việt vốn sống tại vùng sông nước nên từ thời

xa xưa họ đã tôn sùng cá sấu như một con vật linh thiêng, vì chúng đại diện cho sựtrù phú và sức mạnh, thời kỳ này vùng đất người Việt sống còn rất nhiều cá sấu Họ

đã thần thánh hóa loài cá sấu lên thành một loài vật linh thiêng mà người Trung Hoasau này gọi là "Giao Long", một cách thức tô điểm cho hình hài con cá sấu nhiềuchi tiết tưởng tượng và cũng nhiều ý nghĩa hơn Con Rồng này tồn tại cùng tâmthức của người Việt trong suốt thời Văn Lang - Âu Lạc

Theo các tài liệu khảo cổ học tìm được trên trống đồng Đông Sơn, ít ra hìnhtượng Rồng đã có từ thời Sơ sử, nhất vào thời kỳ văn minh Đông Sơn, Âu Lạc vớinhững hình trang trí chữ S, có hình người đội mũ hình đầu Rồng được khắc lêntrống đồng và tục thờ cúng tứ pháp Hay chiếc thuyền trên tháp đồng Đào Thịnh vớihình Rồng giao nhau…

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, chữ Rồng trong tiếng Việt

và Long trong từ Hán Việt đều bắt nguồn từ Krong, Krông, Klong trong tiếng ĐôngNam Á cổ có nghĩa là sông nước, là sự kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra từ dướinước và bay lên trời mà không cần có cánh, miệng vừa phun nước, vừa phun lửa

Không chỉ vậy hình tượng con Rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức củangười việt, Hà Nội thủ đô cả nước với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (Rồng bay),vùng Đông Bắc Việt Nam có địa danh Hạ Long (Rồng hạ) Đồng bằng Nam Bộ phìnhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín Rồng) Qua thời kìBắc thuộc dài đằng đẵng, con Rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý Hìnhảnh Rồng bay lên Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, đượcđem đặt cho đất đế đô

Rồng còn được đặt tên cho nhiều địa danh, vật thể, sản vật khác: Bái TửLong, Bạch Long Vĩ, cầu Long Biên, Long Điền, Bình Long, Hàm Rồng…

1.2.4.2 Đặc điểm Rồng Việt Nam

Con Rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người ViệtNam Dân Việt cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết Rồng (giaolong) Theo ghi chép trong Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, Rồng được người Việtxưa xăm lên đùi để khi xuống nước “tránh bị giao long làm hại” Đến đời vua TrầnAnh Tông (1293 - 1314) mới chấm dứt tục xăm mình Rồng là hình tượng của mưa

Trang 30

thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy,phụng” Hình tượng Rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có vẩy như

cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng

Rồng Việt theo huyền thoại là một linh vật mình rắn có chân, vảy cá chépgồm 81 vảy dương và 36 vảy âm, có bờm, mũi sư tử và móng chim ưng, tay không

có cánh nhưng có thể bay trên không, đồng thời lại có khả năng tung hoành dướinước, có khả năng góp mây, hút nước phun mưa cũng như có thể gây sóng gió lớn ởbiển khơi Khi Rồng nằm yên thì trời quang biển lặng, nhưng khi Rồng cựa mình thìbiển Đông nổi sóng Đặc biệt là thân Rồng nếu chẳng may bị chặt đứt, Rồng vẫnkhông chết và những đoạn đứt đó sẽ được liền lại Do đó, đối với người Việt NamRồng là sự thăng hoa, cao quý và rất thiêng liêng, có sức mạnh vô địch, có sứcmạnh oai phong, biến hóa vô cùng Bên cạnh đó Rồng cũng tượng trưng cho yếu tốdương trong quan niệm âm dương

Qua thời kỳ Bắc thuộc, con Rồng Việt Nam dần xuất hiện rõ nét dưới thời

Lý, nhanh chóng trở thành biểu tượng của quyền lực, gắn liền với hình ảnh của ôngvua trong chế độ phong kiến Việt Nam Thủ đô Thăng Long được đặt tên theo thế

“Rồng bay” Có một điều dễ nhận ra là hình tượng Rồng thời Lý luôn luôn có mộtkiểu dáng nhất quán Cho dù có những di tích cách nhau hàng trăm cây số, và thờigian cách nhau 6 đến 7 chục năm thì hình Rồng vẫn không có gì thay đổi về cơ bản.Điều đó chứng tỏ nhà lý có những quy định nghiêm ngặt, bắt buộc người thợ chạmphải tuân thủ Nó khác hẳn những thời kỳ sau

Sự thay đổi về hình tượng Rồng thể hiện sự hình thành và phát triển của chế

độ phong kiến qua các triều đại Nếu như con Rồng thời Hùng Vương gần vớinguyên mẫu con cá sấu thì Rồng thời Lý đã có sự kết hợp hài hòa của cá sấu và rắnvới thân hình uốn lượn nhịp nhàng, uyển chuyển, biểu trưng cho sự ổn định của xãhội và mây mưa sóng nước, mưa thuận gió hòa, cộng thêm chòm tóc, chòm lông dài

và dày cùng viên ngọc trong miệng nói lên sự mềm mại, hiền từ phù hợp với tinhthần Phật giáo đang chi phối toàn bộ đời sống xã hội bên cạnh vương quyền mà đạidiện là những ông vua đức độ, giàu lòng vị tha

Trang 31

Rồng thời Trần thường uốn lượn, có phần thoải mái, linh hoạt hơn, phản ánh

sự phát triển năng động của thời đại, sự củng cố một bước cao hơn quyền lực xã hộicủa giai cấp phong kiến, của chế độ quân chủ trung ương tập quyền

Rồng thời Hồ có thân hình mập mạp, to khỏe hơn cho thấy sự sung túc, táobạo của vương triều vừa mới sáng lập bằng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Thời Lê, khi Nho giáo đã trở thành “quốc giáo”, một xã hội có kỷ cươnghơn, uy lực của nhà vua chiếm vị trí chủ đạo, hình dáng Rồng dũng mãnh, dữ tợnhơn với móng quặp, sừng dài, râu rậm, mặt mũi đanh, sắc, bờm dựng…

Sang đến thời Mạc, Rồng uốn khúc tùy tiện, với hình dáng thấp và phản ánhmột thời kỳ hỗn độn, phân biệt, tranh chấp liên miên

Nhà Nguyễn được thiết lập, Nho giáo trở lại vị trí “quốc giáo” nhưng đi vàogiai đoạn suy tàn nên khác với Rồng thời Lê sức mạnh hung hãn là biểu hiện mộtthực lực bên trong, còn Rồng thời nhà Nguyễn thì hình dáng hung tợn nhưng thiên

về dọa nạt bên ngoài

Các hình tượng Rồng thời sau một mặt kế thừa thời trước, mặt khác muốn tìm ranhững cái riêng về phong cách của vương triều mình Những nét đặc trưng tiêu biểu củahình tượng Rồng ở các thời được nhận diện với sự so sánh, đối chiếu để xác định phongcách nghệ thuật Hình Rồng mỗi vương triều đều có đặc điểm và phong cách trong sựphát triển của nghệ thuật tạo hình truyền thống Nó không chỉ ở sử dụng mà còn là dấu

ấn quan niệm thẩm mỹ, sắc thái dân gian mang đặc thù dân tộc

Nhìn chung, Rồng Việt Nam luôn có những mô-típ rõ ràng đặc trưng:

Thân Rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưngcho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nôngnghiệp lúa nước Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thayđổi, dịch chuyển thiên nhiên của con Rồng cai quản thời tiết, mùa màng Trên lưng

có vảy nhỏ liền mạch và đều đặn

Đầu Rồng là phần rất đặc biệt, nó có bờm dài, râu cằm, không sừng Mắt lồi

to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các conRồng khác của các nước Đặc biệt là cái mào ở mũi (Rồng thời Lý - Trần), sun sóngđều đặn (có người goi là mào lửa) Lưỡi mảnh rất dài

Trang 32

Miệng Rồng luôn ngậm viên châu, tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức vàlòng cao thượng Đầu Rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôntrọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.

Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sựthống trị thường thấy của một con Rồng phương Đông Toàn thân Rồng toát lênuyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầurực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minhnhất của phương Đông cổ đại

Bởi Rồng giàu ý nghĩa biểu tượng nên Rồng được nhân dân dùng làm hìnhảnh ẩn dụ cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ khá thâm thuý, có thể sử dụng linh hoạttrong lời ăn tiếng nói hàng ngày Người Việt Nam thường tự hào mình là dòng dõi

"Con Rồng cháu Tiên" Trong tâm thức của người Việt, Rồng là biểu tượng cho vẻđẹp linh thiêng, quyền quý, có uy lực cao sang nên Rồng được sử dụng trong nhiềutrường hợp như: đề cao vị thế của con người (Dựa mạn thuyền Rồng), đề cao thếđất hiểm yếu, linh thiêng (Long bàn hổ cứ - nghĩa là Rồng cuộn hổ ngồi), mồ mả tổtiên được chôn vào chỗ đất đẹp (Mả táng hàm Rồng), nói về việc lấy được chồng lýtưởng, cao sang (Đẹp duyên cưỡi Rồng), đề cao vai trò người đàn ông, khẳng địnhphụ nữ cần thiết phải lập gia đình (Gái có chồng như Rồng có vây, gái không chồngnhư cối xay chết ngõng), nói về cuộc gặp gỡ tốt đẹp, thuận lợi hoà hợp như "hộiRồng mây", "Rồng mây gặp hội", "Cá gặp nước, Rồng gặp mây", nói về hình dángđường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng như "Rồng bay phượng múa", nói

về cuộc giao đấu của hai đối thủ hùng mạnh "Rồng tranh hổ chọi" Lại có nhữngcâu thành ngữ, tục ngữ nói về công việc của người vẽ Rồng "hoạ long điểm tinh"(vẽ Rồng điểm mắt) chạm trổ lộng lẫy, tinh xảo "chạm Rồng trổ phượng", hoặc thêudệt, bày vẽ làm đẹp "thêu Rồng vẽ phượng" Mượn chuyện "cá chép hoá Rồng" đểnói về học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển, thành đạt Nói về chuyện gặp may hoặckhông gặp may cũng có câu: "May hoá long, không may xong máu" Việc ăn nóicũng được ví như Rồng: "ăn như Rồng cuốn, nói như Rồng leo" Xem Rồng lấynước còn đoán biết thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên (mây): "Rồng đen lấy nướcthì nắng, Rồng trắng lấy nước thì mưa"

Trang 33

Như vậy Rồng là con vật huyền thoại đã sớm đi vào tâm thức của con người.Rồng được nhân dân thêu dệt, tưởng tượng, thần thánh hoá thành một hình tượng có

vẻ đẹp lỗng lẫy, cao sang, đầy uy quyền, ngang hàng với quyền uy tối thượng củavua chúa lại gần gũi với nhân dân Rồng đi vào truyền thuyết, huyền thoại, đượcdùng làm hình ảnh ẩn dụ trong thành ngữ, tục ngữ, được chạm khắc công phu, tỉ mỉbiểu hiện sự uy nghi, linh thiêng nơi đình, chùa và nhiều đồ vật khác, làm phongphú thêm cho đời sống tâm linh và sinh hoạt của con người

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Lâm Biền, Đào Hùng (1975), “Con Rồng trong mỹ thuật Việt Nam”, Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, số 2, tr. 51 - 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con Rồng trong mỹ thuật Việt Nam”, "Tạpchí Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
Tác giả: Trần Lâm Biền, Đào Hùng
Năm: 1975
2. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ (1992), Mỹ thuật Huế, Viện Mỹ thuật - Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹthuật Huế
Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ
Năm: 1992
3. Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân, Nguyễn Công Việt, (2009), Kim ngọc bảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam , Bảo tàng lịch sử Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngọcbảo tỷ của Hoàng đế và Vương hậu triều Nguyễn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân, Nguyễn Công Việt
Năm: 2009
4. Trần Thanh Đạm (2008), “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 - 1945)”, Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 41, tr. 28 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn(1802 - 1945)”, "Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Năm: 2008
5. Nguyễn Đình Đầu (2010), “Hành trình của một trí thức dấn thân”, Tạp chí xưa và nay, số 10, tr. 23 - 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình của một trí thức dấn thân”, "Tạp chí xưa vànay
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Năm: 2010
6. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ - lịch sử trang phục Việt Nam 1009 - 1945, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngàn năm áo mũ - lịch sử trang phục Việt Nam 1009 -1945
Tác giả: Trần Quang Đức
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2013
7. Đinh Hồng Hải (2015), Biểu tượng Rồng Việt Nam trên cơ tầng văn hóa châu Á, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Bộ Khoa học Công nghệ, Chủ nhiệm đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng Rồng Việt Nam trên cơ tầng văn hóa châu Á
Tác giả: Đinh Hồng Hải
Năm: 2015
8. Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn, Lê Đình Hùng, Trần Đức Sáng, Nguyễn Thăng Long, Nguyễn Thị Tâm Hạnh (2014), Mỹ thuật thời chúa Nguyễn - Dẫn liệu từ di sản lăng mộ, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật thời chúa Nguyễn - Dẫn liệu từdi sản lăng mộ
Tác giả: Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn, Lê Đình Hùng, Trần Đức Sáng, Nguyễn Thăng Long, Nguyễn Thị Tâm Hạnh
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2014
9. Nguyễn Văn Hiệu (1983), “Từ hình tượng thực của con Rồng Việt Nam đến tên Lạc Long Quân trong tiếng Việt”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 62 - 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ hình tượng thực của con Rồng Việt Nam đến tênLạc Long Quân trong tiếng Việt”, "Tạp chí Khảo cổ học
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệu
Năm: 1983
10. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuận Hóa - Phú Xuân -Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển
Tác giả: Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
11. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Cố đô Huế xưa và nay, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố đô Huế xưa và nay
Tác giả: Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà XB: NxbThuận Hóa
Năm: 2005
12. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuận Hóa - Phú Xuân -Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển
Tác giả: Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
13. Hoàng Văn Khoán (2003), “Nguồn gốc con rồng” , Thông báo Khoa học, số 2, tr. 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc con rồng” , "Thông báo Khoa học
Tác giả: Hoàng Văn Khoán
Năm: 2003
14. Phan Huy Lê (2014), Huế & triều Nguyễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế & triều Nguyễn
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
15. Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Nguyễn Hữu Thông (cb), Mai Khắc Ứng, Trần Đại Vinh (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế
Tác giả: Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Nguyễn Hữu Thông (cb), Mai Khắc Ứng, Trần Đại Vinh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1992
16. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa, Tập I, Đời sống văn hóa cung đình, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Huế xưa, Tập I, Đời sống văn hóa cung đình
Tác giả: Lê Nguyễn Lưu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2006
23. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ , Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ
Tác giả: Nội các triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb ThuậnHóa
Năm: 1993
24. Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Trẻ + Nxb Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lĩnh Nam chích quái
Nhà XB: Nxb Trẻ + Nxb Hồng Bàng
25. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học
Năm: 1998
26. Vĩnh Phối (1999), “Những kiểu thức trang trí huế”, tập 1, Tập san Nghiên cứu Huế, Nxb Trung tâm nghiên cứu Huế, tr. 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiểu thức trang trí huế”, tập 1, "Tập san Nghiên cứuHuế
Tác giả: Vĩnh Phối
Nhà XB: Nxb Trung tâm nghiên cứu Huế
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w