1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí 8

25 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

TÓM TẮT SÁNG KIẾNHiện nay, một trong những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổthông là đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi từ phương pháp dạy học chủyếu theo kiểu “truyền thụ

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 8”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 31/01/1981

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Chu Văn An

Điện thoại: 0934629199

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Trường THCS Chu Văn An

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Có thể áp dụng với các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

- Nếu có máy tính, máy chiếu thì sử dụng phần mềm Mind- Map

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:

- Áp dụng trong học kì I và nửa đầu học kì II năm học 2014-2015

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Hiện nay, một trong những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổthông là đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi từ phương pháp dạy học chủyếu theo kiểu “truyền thụ một chiều” ; “thầy đọc, trò chép” sang phương phápdạy học mới nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động nhận thức của họcsinh, huy động năng lực tư duy lôi cuốn học sinh vào các hoạt động để nắmđược cách tự lực chiếm lĩnh kiến thức Định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc ở phổ thông hiện nay là tích cực tự động hoá hoạt động học tập của họcsinh Đặc trưng quan trọng của giáo dục hiện nay là dạy học chú trọng rèn luyệnphương pháp tự học, dạy học không hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà còndạy phương pháp học Tuy nhiên hiện nay hầu hết giáo viên thường chú trọngdạy kiến thức, cung cấp tri thức một cách đầy đủ, chính xác, chú trọng việc đổimới cách dạy, ít chú ý đến dạy cách học, cách ghi nhớ kiến thức và việc ghinhớ kiến thức lại phụ thuộc vào từng cá nhân người học

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là đổi mới việc dạy và học môn Địa lí ở

Trường THCS tôi xin trình bày một số phương pháp, kĩ thuât dạy học tích cực của bộ môn Địa lí và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến của mình là: “ VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ LỚP 8”

Dạy học với bản đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm Nó giúp học sinh dễhiểu, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu; phát huy năng khiếu hội hoạ; kích thích hứngthú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, Với giáo viên, bản đồ tư duygiúp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động từ họcsinh, Đặc biệt dạy – học theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vậndụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường Ngoài ra cácphần mềm (Mind-Map) rất nhiều, dễ tải, dễ sử dụng, đã trở thành công cụ đắc lựccho giáo viên và học sinh

Sau một thời gian ứng dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương phápdạy học môn Địa lí 8, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan khi áp dụng

Trang 3

để dạy bài mới, kiểm tra kiến thức cũ, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiếnthức chương, phần Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn Đa số các emhọc sinh khá, giỏi đã biết sử dụng bản đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiếnthức môn học Một số học sinh trung bình, yếu đã biết dùng bản đồ tư duy đểcủng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản

Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy có thể vận dụng được với bất kìđiều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay Có thể thiết kế bản đồ

tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy imindmap Với bất kỳ môn học nào giáo viên cũng có thể ứng dụng bản đồ tư duy là một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng và hiệu quả là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí cấp THCS tôi đã chọn đề tài này

Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầuphát triển xã hội, Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phươngpháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy có ưu thế Mỗi bài học chứa đựng một sốvấn đề cơ bản của sinh học, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổchức cho học sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồ tư duy nhằm pháthuy tính tích cực và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bàihọc, sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động chỉ có vài em được phátbiểu và làm việc với giáo viên trong tiết học

Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được sử dụng đạt hiệu quả cao Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật sẽ góp phần ghi nhớ va hiểu sâu, hiểu mạch lạc kiến thức có hiệu quả Sử dụng sơ đồ tư duy cùng phương tiện trực quan đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng Rõ ràng làm tốt công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy

Trang 4

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ, thế giới luôn luôn

vận động và thay đổi đến từng giây, khối lượng tri thức khoa học trên thế giớikhám phá ra ngày càng tăng nên trong thời gian nhất định ở trường khó có thểcung cấp cho học sinh với một kho tàng trí thức khổng lồ mà nhân loại đã tíchluỹ được Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phảicung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phảitrang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắmbắt thêm tri thức

Trong thực tế, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào

bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau

Trang 5

Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay Có thể thiết kế bản đồ

tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy imindmap Với bất kỳ môn học nào giáo viên cũng có thể ứng dụng bản đồ tư duy là một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng và hiệu quả là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí cấp THCS tôi đã chọn đề tài này

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu : Häc sinh líp 8 ë trêng Trung học cơ sở

+ Quá trình kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố bài học và ôn tập kiểm nghiệm phần tiếp thu bài học của học sinh

1.3 Phạm vi, thời gian áp dụng

+ Phạm vi áp dụng: Một số bài trong chương trình Địa lí 8 theo bản đồ tư duy.Vận dụng tinh thần đổi mới phương pháp dạy - Học Địa lí trong việc sử bản đồ

tư duy Địa lí lớp 8

+ Thời gian áp dụng: Năm học 2014-2015: học kì I, nửa đầu học kì II

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu

lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, phỏng vấn…)

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến

Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy,tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy

và học tập Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học thuộc, khơi gợi cho họcsinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tưduy mới về môn học

Việc ứng dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tíchcực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi

Trang 6

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

2.1 Giới thiệu về bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy,… làhình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, đường nét, chữ viết để mở rộng

và đào sâu các ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoámột chủ đề Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh)nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới

Tony Buzan sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứuhoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map

Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tậpđoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương phápMind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghechương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện vềlĩnh vực nghiên cứu của mình)

* Nguyên lý của bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử

dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở vị trí trungtâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệmchủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng cácnhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để

Trang 7

nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hayhình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bứctranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

2.2 Cách sử dụng bản đồ tư duy

Giáo viên, học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá mộtvấn đề, một chủ đề, ôn tập kiến thức…Học sinh hoạt động nhóm, cá nhân thôngqua sơ đồ tư duy trên lớp học, ôn luyện tập ở nhà, thực tế thiên nhiên…

2.2.1 Đối với giáo viên

Để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết

kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc

có thể dùng phần mềm Mindmap trên vi tính giáo viên có thể thực hiện thànhmột giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một

sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý haynhững đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ Qua đó có thể giúp họcsinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm

Vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhàtrường hiện nay Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quenlập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, đểgiúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic

Đối với một bài học, để xây dựng được sơ đồ tư duy đảm bảo nội dungkiến thức, có thể hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, thì giáo viên cầnphải xác định được mục tiêu của bài, nêu được nội dung chính của bài đảm bảotheo chuẩn kiến thức kĩ năng, qua đó hướng học sinh lưu ý trọng tâm, địnhhướng được nội dung bài học cần nắm để có thể tự hệ thống lại bằng sơ đồ Thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau:

- Bước 1: Học sinh lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của

giáo viên.

Trang 8

- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết

minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập

- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến

thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinhhoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học

- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn

hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lêntrình bày, thuyết minh về kiến thức đó

(Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở, GV yêu cầu các nhóm HS nên vẽ các kiểuBĐTD khác nhau, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm

về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần))

2.2.2 Đối với học sinh

Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.

+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác

+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích

+ Chủ đề cần được làm nổi bật và dễ nhớ

+ Có thể bổ sung từ ngữ và hình ảnh vào hình vẽ chủ đề

Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.

+ Tiêu đề phụ nên viết nằm trên các nhánh, hoặc trên các hình vẽ liên quanđến nội dung bài học để làm nổi bật

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác

có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

Bước 3 : Trên tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ.

+ Chỉ nên tận dụng các ý chi tiết và thêm hình ảnh

Trang 9

+ Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt đểtiết kiệm không gian vẽ và thời gian

Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng Bạn

có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn

2.3 Những lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy

+ Một số chú ý khi vẽ bản đồ tư duy:

- Màu chữ cùng màu nhánh để dễ phân biệt

- Nên dùng các đường cong

- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hìnhthức đẹp, chữ viết rõ (trên phần mềm) Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phácbằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được

+ Những điều cần tránh khi ghi chép:

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài

- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết

- Chỉ nên vẽ hình ảnh có liên quan đến chủ đề

- Chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết

Trang 10

3 Thực trạng của vấn đề

Trong các giờ học Địa lí hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà giáo viên vẫn chưa thể đáp ứng đựơc yêu cầu cốt lõi này Điều đó dẫn đến một thực tế đáng buồn là đa số các em học sinh không yêu thích giờ Địa

lí, coi đó là môn học thuộc với những dòng chữ dài dằng dặc học mãi không thuộc Vì vậy giờ lịch sử diễn ra tẻ ngắt: Cô giảng, trò ghi chép vài ý chính rồi

về nhà giở ra học thuộc nhưng vẫn không hiệu quả

Những thực trạng ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân chủ yếu : học sinh không có hứng thú còn giáo viên thì chưa thể truyền đựơc cho các em niềm say

mê tìm hiểu Làm thế nào để thay đổi cách học của các em? Phải làm gì để tạo hứng cho học sinh khi học Địa lí là vấn đề chúng ta luôn trăn trở khi đứng trên bục giảng Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng "Tạo hứng thú cho học sinh" là một trong những yêu cầu thiết yếu, quan trọng hàng đầu trong dạy học Địa lí Phát huy tính tích cực chủ động, khơi dậy sự say mê hứng thú của học sinh đối với Địa lí có nghĩa là đáp ứng được một trong những yêu cầu của

phương pháp đổi mới hiện nay

BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lậpbản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người

Là môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề cần sâu chuỗi một cách logic nhằm giúp học sinh nhận biết được quy luật Địa lí, thì việc áp dụng Bản

đồ tư duy góp phần giúp học sinh học được phương pháp học, giúp học sinh học tập một cách tích cực, giúp học sinh ghi chép có hiệu quả, tránh được sự nhàm chán trong cách dạy Địa lí hiện nay

Trang 11

Nhận thấy vai trò của áp dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí như vậy,đặt ra yêu cầu của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học cần tích cực, chủ động áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy và học

Xuất phát từ thực trạng học tập môn Địa lí ở trường Phổ thông và yêu cầu

đổi mới trong DH, tôi chọn đề tài: “Áp dụng bản đồ tư duy trong việc dạy học

môn Địa lí” với hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục hiện

nay, đặc biệt là phương pháp giảng dạy Địa lí tại trường THCS, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí bằng phương pháp Bản đồ tư duy

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Ưu điểm tổ chức dạy học với bản đồ tư duy

4.1.1 Đối với học sinh

- Giúp hệ thống hoá kiến thức, dễ nắm được trọng tâm của vấn đề

- Sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc

- Trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhìn, dễ viết

- Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não mở rộng ý tưởng

- Biết cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic

- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ

- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình

4.1.2 Đối với giáo viên

Trong giảng dạy: giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, tăng tính sángtạo Các phần mềm mind mapping giúp công việc dễ dàng nhanh chóng, dễchỉnh sửa.Giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vàthiết thực trong quá trình dạy học

4.1.3 Đối với nhà trường

Trang 12

Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được vớibất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường.

- Với những trường vùng sâu, vùng xa, chưa có điều kiện về cơ sở vật chất thì giáoviên và học sinh có thể thiết kế bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng, mặt sau của tờlịch,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu

- Với trường được trang bị máy tính, máy chiếu giáo viên và học sinh cũng có thểthiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy rồi trình chiếu

4.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong thực tế giảng dạy môn Địa lí 8

Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trườngphổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinhtrong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tậpthông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo,

hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới,bản đồ tư duy có thể được dùng để kiểm tra kiến thức cũ (đầu giờ), dạy kiếnthức mới, củng cố ôn tập kiến thức của vài bài, của chương, của một học kì,…

4.2.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ

Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh

để trả lời câu hỏi Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Giáo viên sẽ chấmđiểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc long mà không hiểu bài Do đó,cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu” Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập

Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phầnhiểu của học sinh đối với bài học cũ Các bản đồ tư duy thường được giáo viên

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợhọc sinh học tập môn toán
3. Thiết kế bài giảng Địa lí 8 – NXB Giáo dục Việt Nam- 2014 Khác
4. Ôn kiến thức luyện kĩ năng Địa lí 8– NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng - môn Địa lí THCS 6. Sơ đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM Khác
8. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) Khác
9. Tạp chí giáo dục của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w