1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tiểu học những biện pháp giúp HS yêu thích và giữ gìn vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca

32 740 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 10,19 MB

Nội dung

Vì vậy là một giáo viên âm nhạc qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra “Một số sáng kiến giúp học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” nhằm giúp các em hiểu và

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ GÌN GIỮ

VẺ ĐẸP DÂN TỘC QUA CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc.

3 Tác giả

Họ và tên: Dương Thị Hoa Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 11/09/1986

Trình độ chuyên môn: ĐHSP Âm nhạc

Chức vụ: Giáo viên dạy Âm nhạc Tiểu học

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1

Điện thoại: 0902 196 896

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu.

Trường Tiểu học Sao Đỏ 1- Phố Hùng Vương- Phường Sao Đỏ

Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203 882 668

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Cơ sở vật chất: Phòng học Âm nhac

+ Một số đồ dùng phục vụ cho việc nghiên cứu như: Tranh ảnh, bảnnhạc dân ca…

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:

Năm học 2013-2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

(KÝ TÊN) ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Dương Thị Hoa

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Việt Nam có 54 dân tộc như 54 bông hoa đua nở với nhiều màu sắc vàhương khác nhau Âm nhạc cũng vậy, ở mỗi vùng miền lại có những lời ca,

âm điệu riêng, là những món ăn tinh thần không thể thiếu ở địa phương của

họ Đó chính là những tinh hoa văn hóa mà mỗi người dân đất Việt cần phảibảo tồn và phát huy, song để thực hiện được điều đó thì phải đưa các giá trịvăn hóa qua các làn điệu dân ca tới mọi tầng lớp, đặc biệt là các em học sinh

ở bậc tiểu học

Việc đưa dân ca vào trường Tiểu học là phù hợp và là một trong nhữngbiện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay Vì vậy là một giáo viên

âm nhạc qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra “Một số sáng kiến giúp học sinh

yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” nhằm giúp các

em hiểu và biết gìn giữ vẻ đẹp dân tộc sau mỗi tiết học hát dân ca

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Là giáo viên giảng dạy âm nhạc nhiều năm ở Trường tiểu học Sao Đỏ 1 Tôi

đã nghiên cứu toàn bộ các bài hát dân ca trong trường Tiểu học cũng như sưutầm nhiều bài hát dân ca ở các vùng miền khác nhau để hướng dẫn học sinhhọc hát vào các tiết tự chọn

Đối tượng áp dụng: Giáo viên âm nhạc và học sinh bậc tiểu học

Từ năm học 2013-2014 đến nay, tôi đã áp dụng giải pháp này thì tôinhận thấy học sinh yêu thích và có hứng thú tìm tòi để hiểu về nguồn gốccũng như vẻ đẹp của các làn điệu dân ca

3 Nội dung của sáng kiến

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy “Giúp học sinh yêu thích và

gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” có vai trò rất lớn trong việc

phát triển và rèn luyện tư duy yêu thích các làn điệu dân ca cho học sinhsong chưa có một tài liệu nào nghiên cứu sâu về vần đề này gây cho giáoviên không chú trọng đến dân ca, học sinh chỉ biết hát 1 số bài hát dân catrong chương trình mang tính hình thức mà không hiểu được tầm quan trọng

Trang 3

của dân ca đối với cuộc sống như thế nào? Từ đó các em chưa biết giữ gìn vàyêu quý Vậy nên khi nghiên cứu và viết về vấn đề này tôi mạnh dạn chia sẻcùng đồng nghiệp một số các điểm mới sau :

- Giúp giáo viên và học sinh:

+ Hiểu được nguồn gốc dân ca

+ Nắm được vẻ đẹp về tinh thần và vật chất được thể hiện qua các làn điệudân ca

+ Biết được bài dân ca đó thuộc (vùng) dân tộc nào ?

+ Được giáo dục qua các buổi giao lưu văn nghệ tập thể của trường, lớp

+ Có phần thưởng khích lệ cho các em thực sự hiểu và yêu thích dân ca bằngviệc xây dựng quỹ hỗ trợ tài năng trẻ

- Qua quá trình nghiên cứu, từ những bài hát dân ca đơn giản nhưng lại giáodục được học sinh ý thức trách nhiệm phải biết gìn giữ và bảo vệ bản sắc vănhóa của dân tộc bởi đích cuối cùng của học âm nhạc không chỉ giúp các embiết hát những bài hát đó mà thông qua bài hát để giáo dục kĩ năng sống chocác em, giúp các em phát triển trí thông minh sáng tạo một cách toàn diện

hơn mà một số sáng kiến “Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân

tộc qua các làn điệu dân ca” có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát

triển toàn diện của trẻ Giúp các em hiểu về cái hay, cái đẹp của dân ca vàyêu thích dân ca thì các em sẽ rất tự tin, phấn khởi và các buổi sinh hoạt vănnghệ ở lớp, ở trường sẽ được các em chú trọng hơn về các bài dân ca, các nộidung bài dân ca sẽ in sâu trong tâm trí mỗi người Đạt được điều đó học sinh

sẽ có cơ sở ban đầu để yêu thích dân ca

Đối với giáo viên giảng dạy âm nhạc trường tiểu học thi có thể thamkhảo trong các tiết dạy bài hát dân ca, các tiết dạy bài hát do địa phương tựchọn, qua đó thấy được cái thực trạng và rút ra kịnh nghiệm để nâng caokiến thức cho mình

Thực tế cho thấy hoạt động âm nhạc nói chung và học các bài dân canói riêng ở trường Tiểu học là rất tốt giúp cho các em có độ nhanh nhạy,phấn khởi, luôn vui tươi, yêu đời, tự hào về quê hương đất nước và giúp cho

Trang 4

các em học các môn học khác cũng tốt hơn, bớt đi những căng thẳng tínhtoán, tránh được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội Vì vậy phânmôn học hát, đặc biệt là học các bài hát dân ca trong trường Tiểu học là rấtquan trọng góp phần hình thành phát triển nhân cách con người để mai nàycác em trở thành công dân có ích cho đất nước

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Sau khi áp dụng một số sáng kiến “Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ

vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu dân ca” thì tôi nhận thấy học sinh có nhiều

chuyển biến các em dần yêu thích các làn điệu dân ca hơn Sau mỗi tiết họchát dân ca ở miền nào thì các em đã biết tự tìm hiểu về nguồn gốc cũng nhưsưu tầm nhiều bài hát dân ca ở những vùng miền đó

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến

Chúng ta luôn biết rằng Âm nhạc trong trường Tiểu học nhằm cung cấpcho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và nănglực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cânbằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ

Đó là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong Chươngtrình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc Trong mỗi phân môn, mỗi bài họclại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn Thông qua những mục tiêu cụ thể đó,nhằm đạt được mục tiêu của môn học Mà kiến thức âm nhạc của học sinh là

cả một quá trình học tập và rèn luyện Kiến thức về âm nhạc nhất là lĩnh vực

dân ca thì rất rộng lớn, mênh mông, vô tận Bởi thế sáng kiến “ Giúp học

sinh yêu thích và giữ gìn bản sắc dân tộc qua các làn điệu dân ca là một

vấn đề nhỏ mà tôi đề cập đến trong lĩnh vực âm nhạc nhằm giúp học sinhyêu thích dân ca và hát dân ca mà thôi còn việc rèn luyện để học sinh có chấtgiọng hát dân ca hay thì cần phải có thời gian, còn đối với việc tìm hiểu kĩ

về các thể loại dân ca trong các vùng miền của đất nước thì quả là vấn đềrộng lớn so với khuôn khổ học sinh trường Tiểu học Chính vì vậy rất mong

sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có thể được

áp dụng rộng rãi và có kết quả cao hơn

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật kết hợp âm thanh theo một quy luậtriêng tạo thành những hệ thống có tính logic diễn ra trong khoảng thời giannhất định để thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Nội dung của Nộidung của âm nhạc chân chính thường phản ánh những tình cảm tốt đẹp, vươntới lý tưởng và đạo đức của thời đại, của dân tộc

Tiến sĩ Gi Sunde (Đức) khẳng định: “Âm nhạc có khả năng xây dựng

ý chí, tính tình và nhân cách của con người Đứng về mặt giáo dục, âm nhạc

có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người về các mặt: trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, trực cảm, tính tích cực, tính tập thể và sự hào hứng”

Thật vậy, âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống bởi vẻ đẹp của âmnhạc sẽ giúp ta biết vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống Với các

em học sinh tiểu học, âm nhạc với các bài hát dân ca đặc biệt có vai trò tolớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, góp phần hình hành và phát triểnnhân cách các em Và các bài hát dân ca đã được ông cha ta ứng dụng hữuhiệu trong việc xây dựng thế giới tâm hồn cho trẻ em Từ những lời ru mượt

mà của bà, của mẹ đến những câu hát đồng dao dễ nghe, dễ thuộc, giàu hìnhảnh…Thế giới tinh thần đẹp đẽ đã đi vào tiềm thức và trở thành lối sống tốtđẹp, nhân bản của con người

Chính vì vậy để gìn giữ và giúp học sinh hiểu được và yêu thíchnhững lời ru, những câu hát đồng dao ấy có ý nghĩa rất quan trọng đối vớingười giáo viên giang dạy âm nhạc trong trường Tiểu học hiện nay

Từ xưa tới nay vẻ đẹp của dân tộc ta đã đi vào trong các câu ca dao,tục ngữ, những bài đồng dao và đi vào những làn điệu dân ca một cách tựnhiên, cái hồn dân tộc được lắng đọng sâu sắc ở đó Ai ai khi đi xa quêhương đều không thể quên được các điệu hò, điệu lí với hình ảnh cánh còbay, luỹ tre làng tất cả các hình ảnh đó được ông cha ta đưa vào dân ca rất

Trang 6

rõ nét, nhưng đến nay dân ca cái hồn dân tộc đang dần bị lãng quên bởi cácloại hình âm nhạc khác và đặc biệt ảnh hưởng tới lứa tuổi học sinh Tiểu học.Khi giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học tôi nhận thấy các

em rất thích âm nhạc, đặc biệt hào hứng với phong trào ca hát và các buổisinh hoạt tập thể ở trường Đây là dấu hiệu đáng mừng các em đã phát huyđược tinh thần học tập và tự tin thể hiện mình, nhưng một điều đáng buồn tôinhận thấy ở đây là:

Trong quá trình học tập âm nhạc cũng như các ca khúc các em biểudiễn phần nào đã vắng bóng những ca khúc dân ca, đâu rồi cái hồn đất Việt,thay vào đó là những loại hình âm nhạc khác như Híp hop, nhạc Ráp, nhạctrẻ, bây giờ nếu những làn điệu dân ca mượt mà kia được các em chú trọnghơn và biểu diễn xen kẽ, kết hợp thì thật là tuyệt vời - như vậy cái hồn vĩ đạicủa âm nhạc dân gian Việt Nam sẽ được thấm sâu vào mỗi chúng ta, bản sắcdân tộc Việt Nam sẽ được trọn vẹn và mãi mãi và như vậy dân ca sẽ là món

ăn tinh thần cần thiết với mỗi chúng ta và đặc biệt với các em học sinh Tiểuhọc, đó chính là suối nguồn “sữa mẹ” để nuôi dưỡng các em trong quá trìnhhọc tập và phát triển Kho tàng kiến thức quý giá này các em có thể học hỏi

và tìm tòi , là động lực học tập lớn với các em

Nhưng làm thế nào để các điều trên trở thành hiện thực thì đó quả làvấn đề mà chúng ta cần quan tâm giáo dục dần dần các em để các em thấyđược vai trò của các làn điệu dân ca trong cuộc sống và trong học tập

Để khắc phục tình trạng trên tôi mạnh dạn trình bày một số sáng kiến:

“Giúp học sinh yêu thích và gìn giữ vẻ đẹp dân tộc qua các làn điệu

dân ca ở trường Tiểu học”

2 Cơ sở lí luận của vấn đề.

Trường Tiểu học luôn là trường có phong trào văn hoá văn nghệ tốt Cáchoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợtthi đua Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc Do vậy

để các em học tốt và có hứng thú học tập cũng như biết yêu thích gìn giữ vẻđẹp dân tộc qua các điệu dân ca đòi hỏi người giáo viên phải có một phương

Trang 7

từ đó giúp các em thích hát các bài dân ca, yêu các làn điệu dân ca Thông qua

đó để giáo dục các em yêu quê hương đất nước của mình

Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trangthiết bị cho môn học còn hạn chế Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thukiến thức Âm nhạc là nói chung và kiến thức về các bài hát dân ca nói riêng hếtsức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng.Việc truyền thụ các bài hát dân ca chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý,

mà các em không hiểu được nguồn gốc ra sao Do đó không tạo được sự thuhút, ít gây hứng thú học tập cho các em

Trong quá trình học tập âm nhạc cũng như các ca khúc các em biểudiễn phần nào đã vắng bóng những ca khúc dân ca, đâu rồi cái hồn đất Việt,thay vào đó là những loại hình âm nhạc khác như Híp hop, nhạc Ráp, nhạctrẻ, bây giờ nếu những làn điệu dân ca mượt mà kia được các em chú trọnghơn và biểu diễn xen kẽ, kết hợp thì thật là tuyệt vời, như vậy cái hồn vĩ đạicủa âm nhạc dân gian Việt Nam sẽ được thấm sâu vào mỗi chúng ta, bản sắcdân tộc Việt Nam sẽ được trọn vẹn và mãi mãi và như vậy dân ca sẽ là món

ăn tinh thần cần thiết với mỗi chúng ta và đặc biệt với các em học sinh Tiểu

Trang 8

3.2 Thực trạng nội dung - chương trình, dạy – học.

3.2.1 Thực trạng nội dung chương trình.

Trong chương trình Âm nhạc ở tiểu học không có tiết học nào nói vềtìm hiểu về dân ca riêng mà chỉ có dạy một bài hát về dân ca, số lượng bàihát dân ca trong chương trình còn ít

- Ở lớp 1: Học bài Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng; Bài Lí câyxanh – Dân ca Nam Bộ

- Ở lớp 2: Học bài: Xòe hoa – Dân ca Thái; Bài Bắc kim thang – Dân

3.2.2 Thực trạng nội dung dạy- học.

* Về giáo viên: Do không có tiết tìm hiểu về dân ca riêng và số lượng

bài hát dân ca trong chương trình còn ít dẫn đến đại đa số giáo viên khôngchú trọng vào tìm hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của các bài hát dân catrong chương trình mà chỉ dạy cho học sinh biết hát được bài hát

* Về học sinh:

Trang 9

Trước khi áp dụng kinh nghiệm này tôi đã điều tra thực trạng nghiên cứu:

Điều tra học sinh từ khối 1 đến khối 5, mỗi khối lớp 40 học sinh

Trang 10

Qua thực trạng điều tra về sự yêu thích cũng như sự hiểu biết về dân catôi thấy dân ca trong trường Tiểu hoc đang dần bị thay thế bởi các loại hình

âm nhạc khác như nhạc trẻ, Hiphop, Ráp…vì:

- Do các em chưa biết được nguồn gốc và ý nghĩa của các bài dân canên các em chỉ biết hát thuộc bài hát một cách thụ động nên các em rấtchóng quên

- Các em chưa hiểu được những vẻ đẹp về tinh thần và vật chất đượcthể hiện qua các làn điệu dân ca

- Các buổi giao lưu văn nghệ tập thể của trường, lớp về dân ca còn hạnchế

- Chưa xây dựng được quỹ hỗ trợ tài năng trẻ nhằm khích lệ kịp thờicho các em thực sự hiểu và yêu thích dân ca

Tiểu học như sau:

4.1 Đối với giáo viên:

+ Phải có kiến thức âm nhạc vững vàng.

+ Có phương pháp tổ chức phù hợp và linh hoạt.

+ Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt giáo dụchọc sinh lên hàng đầu

4.2 Đối với học sinh:

Để học sinh nhìn nhận một cách đúng đắn và yêu thích dân ca, yêuthích vẻ đẹp của quê hương đất nước qua các bài dân ca thì các em cần phải

4.2.1 Tìm hiểu về nguồn gốc của dân ca

Trang 11

Đđy lă bước khởi đầu quan trọng giúp học sinh thấy được dđn ca lă donhđn dđn sâng tâc ra không rõ tâc giả lă ai, băi dđn ca đó được hình thănhtrong quâ trình lao động hoặc vui chơi mỗi người nghĩ ra một cđu, một từ,mỗi người thím bớt một ít theo năm thâng gọt giũa trở thănh những lăn điệudđn ca

Hiểu được xuất xứ của câc dđn ca học sinh sẽ rất thích vă tự tin khi thểhiện băi hât, từ đó câc em có thể biểu lộ, tâi hiện được cho người nghe hìnhảnh trong câc ca từ của băi hât, điều năy sẽ giúp học sinh tự tin khi hât dđn

ca rất nhiều vă như vậy vốn quý của dđn tộc ta sẽ phât triển mạnh mẽ

Để học sinh hiểu rõ được nguồn gốc, trong mỗi tiết học hât Dđn ca,giâo viín cần đưa hoạt động trò chơi để giúp học sinh sưu tầm thím câc băidđn ca ở những vùng miền đê học

4.2.2 Vẻ đẹp của tinh thần vă vật chất được tâi hiện qua câc băi dđn ca

Đất nước ta từ lđu đời lă một đất nước nông nghiệp, chính vì vậy nền

đm nhạc nói chung đều ảnh hưởng từ đó, sđu sắc hơn đó lă những lăn điệudđn ca - trong lao động vă sản xuất những băi dđn ca được hình thănh lămcho con người quín đi mệt nhọc, vất vả vă họ đê hăng say lao động cùng vớinhững băi đồng dao, những băi dđn ca mượt mă, năng xuất lao động đựơcnđng lín rõ rệt đó chính lă những câi đẹp về tinh thần, câi đẹp về vật chất mẵng cha ta tạo dựng lín

Ví dụ1 : Băi hât Lí cđy xanh (Dđn ca Nam Bộ) vă Băi hât Lí kĩo chăi ( Dđn ca Nam Bộ ).

Trang 12

Đây là 2 bài hát dân ca Nam Bộ, bài hát Lí cây xanh là bài mô tả hình ảnh của quê hương thật giản dị với những ca từ gần gũi, dễ hiểu Bài hát Lí

kéo chài mô tả những con người đôn hậu và rất anh hùng Cuộc sống ven biển

nên công việc chủ yếu là đánh bắt cá tôm chính vì vậy những giai điệu âmnhạc thường mang âm hưởng của công việc chài lưới Trong quá trình bà con

kéo cá về khoang rất mệt nhọc vất vả thì những câu từ như “Dô hò, ơ hò ” đó

chính là những động lực thúc đẩy họ làm việc hăng say quên đi khó khăn cựcnhọc - Họ đồng lòng vừa hát vừa làm việc mỗi người thêm bớt một câu một

Trang 13

từ và như vậy bài ca dần được hình thành và truyền miệng từ người này quangười khác, từ đời này qua đời khác, thường thường ai ra khơi đánh bắt cá

hoặc kéo cá là người ta lại hát“ Lí kéo chài” như vậy năng xuất lao động tăng

lên và giảm đi những mệt nhọc của cuộc sống

Qua 2 bài hát "Lí cây xanh” và bài “Lí kéo chài” học sinh biết phân

tích, tổng hợp cùng với sự giảng giải của giáo viên các em sẽ hiểu đượcnguồn gốc sự ra đời và tác dụng của bài hát thì các em sẽ yêu thích bài hátnày và những bài dân ca khác, các em sẽ thường xuyên hát dân ca hơn, cái

vẻ đẹp của dân tộc được giữ gìn lâu đời

Ví dụ 2: Bài hát Lí cây đa ( Dân ca quan họ Bắc Ninh)

Đây là một bài hát sinh hoạt vui chơi của bà con đồng bằng Bắc Bộ, cụthể là vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây có truyền thống hát quan họ lâu đời.Những làn điệu quan họ duyên dáng trữ tình mang phong cách riêng biệt

Trang 14

Với các câu thơ đơn giản đã được các ông cha ta mượn thêm các ca từnhư “ ơi à” rất gần gũi với đời sống của người dân để sáng tác thành nhữnggiai điệu mượt mà, vui tươi mang đậm không khí của ngày hôi quan họ.

Từ bài hát trên giáo viên có thể hướng các em để các em thấy đượcnguồn gốc, hình ảnh, nội dung của bài dân ca, tạo cho các em hứng thú đểhát bài dân ca này

Hiểu được những thông tin trên về bài hát "Lí cây đa " nói riêng và một

số làn điệu quan họ nói chung thì nhất định học sinh sẽ yêu thích dân ca, một

“đặc sản” của Việt Nam

Ví dụ 3: Bài hát: Cò lả

Trang 15

Đây là bài hát phổ biến đối với mọi lứa tuổi đặc biệt các em học sinhTiểu học Với những ca từ rất đỗi giản dị ,thể hiện thể hiện tinh thần lạc quancủa người dân lao động rất dễ đi vào tiềm thức của các em

Ví dụ 4: Bài hát Đi cấy ( Dân ca Thanh Hoá )

Đây là bài hát dân ca Thanh Hoá học sinh sẽ hình thành được 3 vùngđịa dư Bắc -Trung -Nam, bài hát này thuộc miền Trung của địa phận ThanhHoá nơi đây có truyền thống anh dũng trong công cuộc đấu tranh dựng nước

và giữ nước

Nơi đây là quê hương của bà Trưng, bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai và còn

có rất nhiều những điệu hò, điệu lí Bài hát "Đi cấy" nằm trong tổ khúc múa

đèn gồm nhiều chương và thường được tổ chức vào các dịp đầu năm và đây

là một hình thức nghệ thuật phản ánh lịch tiết của người nông dân trong một

thời vụ trồng lúa Bài hát "Đi cấy" với tính chất vui tươi nhịp nhàng uyển

chuyển được phổ trên câu thơ lục bát:

Lên chùa bẻ một cành sen

Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

Ba cô có bạn cùng trăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm

Trang 16

Giáo viên hướng dẫn học sinh cho thấy được hình ảnh trong bài ca ( Vì

sao lại "ăn cơm bằng đèn ") Vì công việc rất nhiều nên có thể làm tranh thủ

vào ban đêm lúc sáng trăng, xưa kia vì không có phương tiện thắp sáng nhưbây giờ mà ông cha ta chỉ có thể dùng đèn dầu hoặc đèn mỡ để thắp sáng,nên lấy ánh sáng để ăn cơm, khi có áng trăng sáng bà con lại tranh thủ ra

đồng cấy lúa, sau khi công việc cấy xong thì họ lại ca hát cầu cho "trong ấm

ngoài êm " cùng với cuộc vui đó luôn có ánh trăng

Qua đây học sinh sẽ hiểu về xuất xứ và nội dung bài dân ca này mộtcách cụ thể và khi hát sẽ rất tự tịn và “ thả “ được hồn bài hát đến tai ngườinghe, khi được sự ủng hộ của khán giả thì các em sẽ có một động lực để yêudân ca và có sự tò mò tìm hiểu các làn điệu dân ca khác, cứ dần như vậy các

em sẽ thấy được nét đẹp của dân ca Việt Nam và yêu thích vẻ đẹp vốn quýcủa dân tộc mình

Ví dụ 5 : Bài hát Lí dĩa bánh bò ( Dân Ca Nam Bộ )

Một bài hát Nam Bộ rất vui tươi dí dỏm, bài ca rất súc tích lắng đọng

được hình thành trên câu lục bát :" Hai tay bưng dĩa bánh bò

Dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi ".

Từ câu lục bát trên đã hình thành lên bài hát "Lí dĩa bánh bò" bài hát

như gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng thương anh học trò nghèo ở trọ, nên

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w