- Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi - Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán - Biên pháp 4: Tổ chức hoạt động trong hoạt động học - Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp là
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi làm quen với toán về số lượng”.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực nhận thức
3 Tác giả:
- Họ và tên: Vũ Thị Biên
- Ngày, tháng, năm sinh: 11/4/1964
- Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cộng Hòa 1
- Điện thoại: 0974 820 510
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Biên
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp 5 tuổi trường mầm non Cộng Hòa
1
6 Các điều kiện cần áp dụng sáng kiến: phòng học rộng rãi, thoáng mát, cơ
sở vật chất đầy đủ, đủ đồ dùng cá nhân, học sinh, giáo viên
7 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Trong các môn học giáo dục mầm non tôi
thấy việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng mầm non nói chung vàtrẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là rất quan trọng, trong việc hình thành tính tích cực, độclập, sáng tạo giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng, biểu diễn những con số, phép toánđơn giản và đặc biệt hơn học tốt môn toán trẻ sẽ tự tin khi bước vào lớp 1
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Có đủ cơ sở vật chất, phòng học sạch sẽ thoáng mát về mùa hè ấm về mùađông, đồ dùng đồ chơi đủ cho trẻ trong lớp
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạtchuẩn trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy
- Trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, có nề nếp học tập và vui chơi
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của trẻ
Thời gian và đối tượng để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểmtháng 9/2014 đến tháng 2/2015 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi mà tôi chủ nhiệm
3.Nội dung sáng kiến: Trong sáng kiến của tôi, tôi đã chỉ ra được hạn chế: cơ
sở vật chất, nhận thức của trẻ, sự phối hợp của phụ huynh trên cơ sở đó tôi đãxây dựng và đề xuất 6 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xác định nội dung cần truyền đạt cho trẻ
- Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
- Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán
- Biên pháp 4: Tổ chức hoạt động trong hoạt động học
- Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp làm quen với toán về số lượng vào các môn
học, hoạt động hằng ngày
- Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen
với toán về số lượng
*/ Tính mới sáng tạo của sáng kiến: Các biện pháp của tôi đưa ra đều đảm
bảo tính mới, tính sáng tạo giúp cho giáo viên có những biện pháp phù hợp nhưchuẩn bị đồ dùng, tạo môi trường làm quen với toán, tổ chức hoạt động tronghoạt động theo hình thức trò chơi, hội thi hay đề tài ngày hội ngày lễ,… Tuyêntruyền kết hợp với phụ huynh dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Trang 3*/ Khả năng áp dụng sáng kiến: Cách thức áp dụng: Với biện pháp 1 của tôi
giúp cho mỗi giáo viên xác định đúng nội dung cần truyền đạt cho trẻ, khi giáoviên nắm vững được nội dung sẽ chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi để tổ chứchoạt động “biện pháp 2” Tôi luôn tạo môi trường cho trẻ bằng những hình ảnhsinh động, những con số được cắt dán trên những mảng tường dành riêng chobiểu tượng về toán ( biện pháp 3) Giờ hoạt động rất cần thay đổi những hìnhthức tổ chức như thiết kế những tiết dạy thành những trò chơi, hay hội thi đểthu hút trẻ (Biện pháp 4) Ngoài ra tôi còn tổ chức trẻ ôn luyện “LQVT” ở mọilúc mọi nơi, nồng ghép trong những môn học khác (biện pháp 5) Luôn tuyêntruyền kết hợp với phụ huynh cho trẻ “LQVT” tại gia đình (biện pháp 6)
*/ Lợi ích của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán về số lượng” sẽ
mang lại những lợi ích sau:
- Giúp tôi và giáo viên khác hiểu rõ hơn về nội dung, tầm quan trọng củamôn “LQVT” về số lượng từ đó có sự đầu tư xây dựng các hoạt động cho trẻlàm quen tốt hơn
- Giúp trẻ hoạt động linh hoạt khi trẻ “LQVT” về số lượng và các hoạtđộng khác trong trường mầm non
- Giúp trẻ ghi nhớ được những con số, thực hiện được phép toán đơngiản như thêm bớt trong phạm vi 10 và chia 10 đối tượng thành hai phần bằngnhững cách khác nhau
- Giúp cho phụ huynh hiểu về tầm quan trọng về môn học sẽ cùng giáoviên giảng dạy cho con em mình tại gia đình
4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán
về số lượng” thường xuyên sẽ giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn, trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Đặc biệt các phụ huynh hài lòng với kết quả của con em mình Từ đó là độnglực thu hút trẻ đến trường nhiều hơn
5 Đề xuất kiến nghị.
Đối với cấp trường, phòng giáo dục tạo mọi điều kiện hỗ trợ cơ sở vật
chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chứccác hội thi giáo viên giỏi, chuyên đề, đồ dùng đồ chơi
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Mỗi chúng ta ai cũng nhớ lời bác Hồ dạy “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lời ích trăm năm trồng người” lời dạy của Bác đã in sâu vào tâm trí con
người Việt Nam nhất là những người đứng trong sự nghiệp trồng người Là mộtgiáo viên mầm non tôi thấy mình nên làm gì để góp phần giáo dục nước nhà.Bởi vì giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốcdân
Mục tiêu của giáo dục mầm non là góp phần vào việc nâng cao dân tríđạo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Chính vì vậy việc truyềnthụ kiến thức và chăm sóc trẻ ở trường mầm non bước đầu hình thành cho trẻnhững nhân cách đầu tiên tiên của con người Thông qua học tập vui chơi sẽgiúp trẻ có khả năng độc lập vui chơi, sáng tạo, giúp trẻ phát triển về thể chất,trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ,… Là tiền đề cho trẻ học tốt ở bậc học phổ thôngsau này
Theo chỉ đạo của ngành học mầm non việc đưa các hoạt động đến cho trẻ
hầu hết được bắt đầu bằng từ “làm quen” một trong những bộ môn mà tôi thấy
có tầm quan trọng đối với trẻ mầm non đó là môn “Làm quen với toán” nói
chung và về số lượng nói riêng Quá trình cho trẻ làm quen với toán sẽ hìnhthành cho trẻ những biểu tượng toán đơn giản về số lượng giúp cho trẻ vữngvàng khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, đồng thời phát triển trí tưởngtượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ là nền tảng cho trẻ bước vào trường tiểuhọc sau này
Trong quá trình dạy trẻ “LQVT” về số lượng tôi thường chú trọng trang
bị kiến thức cho trẻ mà không chú trọng tới việc gây sự ham muốn hứng thúcho trẻ hoạt động, thường dừng lại ở việc cho trẻ thụ động máy móc trước thaotác mẫu của cô, thậm chí còn truyền đạt kiến thức chưa chính xác, đồ dùng, đồchơi để trẻ hoạt động còn ít, chưa đầy đủ theo chủ đề, chưa lồng ghép toán vàocác hoạt động khác, công tác tuyên truyền phụ huynh còn hạn chế Vì vậy trongquá trình giảng dạy trẻ sinh ra những mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu
Trang 5quả của việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ và khả năng truyền thụcủa giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động này.
Khi tôi cho trẻ “lQVT” về số lượng tôi thấy đa số trẻ không hứng thú khihọc, trẻ mau nhớ lại mau quên kết quả sau mỗi tiết học trẻ nắm được bài cònthấp và vẫn còn trẻ chưa đạt yêu cầu Đặc biệt hơn còn rất nhiều phụ huynhchưa quan tâm tới con em mình còn xem nhẹ bậc học mầm non nhất là môntoán đây là những điều tôi trăn trở, suy nghĩ mình phải làm gì và làm như thếnào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Chính vì vậy tôi lựa
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán về số lượng” tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé
vào việc nâng cao chất lượng trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán trong trườngmầm non Bởi vì kết quả trên trẻ là niềm tin giữa phụ huynh với cô giáo, nhàtrường
1 1 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Giúp trẻ yêu thích môn “Làm quen với toán” về số lượng Trẻ tiếp thu
bài tốt có thể: đếm đến 10 và đếm theo khả năng, thêm bớt trong phạm vi 10,biết chia 10 đối tựơng thành hai phần bằng nhiều cách, biết so sánh số lượngcủa hai nhóm đồ vật, biết xếp tương ứng 1:1, biết tạo nhóm các đối tượng theođặc điểm hay dấu hiệu, ghi nhớ được các con số từ 1 đến 10 Và đặc biệt hơntrẻ học tốt môn toán sẽ giúp trẻ có tính độc lập tự tin trước mọi người
1 2 2 Đối với bản thân:
Sau khi áp dụng đề tài tôi nắm vững phương pháp giảng dạy, biết nồngghép tích hợp môn “LQVT” về số lượng vào các hoạt động khác một cách linh
Trang 6hoạt, sáng tạo Ngoài ra tôi làm đồ dùng phục vụ cho môn “LQVT” về số lượng, từ đó tôi sẽ tự tin hơn khi cho trẻ “LQVT” được quả mình mong đợi.
1 2 3 Đối với phụ huynh:
Giúp cho các bậc phụ huynh hiểu tầm quan trọng của môn toán Từ đócùng cô giáo có phương pháp dạy trẻ và ủng hộ kinh phí nguyên vật liệu để làm
đồ dùng đồ chơi khi “LQVT” về số lượng Đặc biệt sẽ cùng cô giáo cho trẻ
“LQVT” về số lượng tại gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Tôi thường nghiên cứu trong sách vở, tài liệu tập huấn hè, ti vi, bănghình, mạng internet, tham khảo một số kinh nghiệm trong tập san
1.3 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra, khảo sát và áp dụng những biện pháp vào thực tế tại nhóm lớpsau đó đánh giá kết quả
1.3 3 Phương pháp thực hành trải nghiệm:
Tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm những kỹ năng và kiến thức mà trẻ đãthu nhận được
1 3 4.Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
Tôi thường xuyên dùng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm để thu hút trẻ vàohoạt động “LQVT” về số lượng và luôn luôn động viên, khích lệ trẻ
1.3 5.Phương pháp trực quan, minh họa
Khi giảng dạy tôi dùng những vật cụ thể như tranh ảnh, rối, mô hình,ngôn ngữ, cử chỉ,… giúp trẻ hiểu rõ những điều mình truyền thụ
1.3.6 Phương pháp so sánh đối chứng, tổng kết sáng kiến
Tôi so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp từ đó rút racác biện pháp cho bản thân để làm tốt hơn
Trang 72 Cơ sở lý luận
Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng
đa dạng Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật cómàu săc, kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh, chuyển động có
ở xung quanh trẻ Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khácnhau như thị giác, thính giác, xúc giác,…
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những nhận biết về số lượng, đó là nấcthang đầu tiên và cần thiết giúp trẻ nhận biết thực trạng xung quanh Nhữngbiểu tượng đầu tiên về các nhóm vật giống nhau như: nhiều con ốc, những cái
lá, nhiều con búp bê,… Được tích lỹ và phản ánh trong ngôn ngữ thụ động củatrẻ nhỏ
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi giáo viên cần hướng tới việc củng cố và làm sâusắc hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được học từ các lớp bé, hơn nữanội dung dạy trẻ phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triến trí tuệ và tư duy toánhọc cho trẻ Ngay từ lớp mẫu giáo bé, nhỡ trẻ đã được làm quen với các tậphợp và học cách phân tích các tập con trong tập lớn theo các dấu hiệu như màusắc từ 1 đến 5 Nhiệm vụ trẻ 5 – 6 tuổi tiếp tục học phép đếm xác định số lượngtrong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ Trẻ được làm quen với cáchlập các số tiếp theo ở dãy số tự nhiên 6, 7, 8, 9, 10 Trên cơ sở so sánh các tậphợp cớ thể có độ lớn bằng nhau hoặc hơn kém nhau một đơn vị Trẻ học cáchchia 10 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau và trẻ phải nhớđược cấu tạo của 10 số đầu và đọc được 10 chữ số thành thạo
Chính vì vậy là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi luôn luôn tìm
tòi những giải pháp tốt nhất để thu hút trẻ “làm quen” với toán nói chung và về
số lượng, con số và phép đếm nói riêng cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm mục đích giúptrẻ phát triển toàn diện: đức, trí, lao, thể, mỹ Giúp trẻ vững vàng tự tin để bươcvào lớp 1
3 Điều tra thực trạng
Mục đích của việc điều tra thực trạng trẻ “LQVT” về số lượng là để tôinắm được nhận thức của trẻ Trên cơ sỏ đó tìm biện pháp giảng dạy tốt nhất để
Trang 8nâng cao chất lượng “LQVT” nói chung và cho trẻ “LQVT” về số lượng nói
3.1.3 Sự phối kết hợp của phụ huynh
Phần đông phụ huynh là ở nông thôn kinh tế còn khó khăn nên sự quantâm để ngành học mầm non của phụ huynh còn hạn chế chưa chú ý đến việchọc của trẻ còn coi nhẹ chương trình giáo dục mầm non nhất là chưa quan tâmđến việc trẻ “LQVT” về số lượng
3.1.4 Đối với bản thân
Là một giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, nắm vững những kiến thứcphải truyền thụ cho trẻ song hình thức tổ chức còn chưa chú trọng nên các tiếtcho trẻ “LQVT” về số lượng còn gò bó chưa sinh động nên kết quả thu hút trẻvào hoạt động chưa cao
Với nhưng yếu tố trên đã d n ẫn đến kết quả trên trẻ như sau: đến kết quả trên trẻ như sau:n k t qu trên tr nh sau:ến kết quả trên trẻ như sau: ả trên trẻ như sau: ẻ như sau: ư sau:
Trang 9trên trẻ là nhân tố quyết định đến niềm tin giữa phụ huynh với cô giáo, nhàtrường mặt khác đặc biệt hơn là giúp trẻ vững vàng bước vào trường tiểu họcsau này.
4.Các biện pháp thực hiện
4.1 Biện pháp 1: Xác định nội dung truyền đạt cho trẻ
Xác định nội dung cần truyền đạt cho trẻ “LQVT” về số lượng là rấtquan trọng giúp cho mỗi giáo viên có được kiến thức để cung cấp phù hợp vừasức đối với trẻ Mặt khác nó còn đảm bảo được tính hệ thống đối với trẻ 5 – 6tuổi “LQVT” về số lượng, con số và phép đếm cần ghi nhớ những nội dungsau:
+ Cho trẻ luyện tập so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm
+ Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và con số thứ tự trong phạm
vi 10, nắm được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên
+ Cho trẻ làm quen với các phép biến đổi số lượng và mối quan hệ về sốlượng đơn giản như: thêm, bớt, chia các nhóm có số lượng, đối tượng trongphạm vi 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau
Trên đây là nội dung mà ngành giáo dục và đào tạo quy định nên tôi luônchú ý đến nội dung này để truyền thụ cho trẻ, kết quả tôi thấy trẻ lớp tôi tiếpthu bài rất thoải mái không bị quá sức
4.2 Biện pháp2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
Trang 10Đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non là rất quan trọng đối với trẻ.Đặc biệt là môn “LQVT” về số lượng phải có đồ dùng bởi vì trẻ khi được ngắmnhìn, quan sát, sờ mó bằng các giác quan khác nhau sẽ hình thành cho trẻnhững biểu tượng toán như nhiều, ít, đếm, so sánh Khi có đồ dùng, đồ chơi cóthẩm mỹ cao sẽ thu hút trẻ vào hoạt động bởi vậy là giáo viên dạy trẻ 5 – 6 tuổitôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để có nhiều hình thức giúp trẻ hứng thú khi “LQVT”
về số lượng Qua những cơ hội trò chuyện với trẻ tôi nắm bắt được sở thích củatrẻ tôi đã chuẩn bị được những đồ dùng sau:
+ Mỗi trẻ 1 bộ thẻ số từ 1 đến 10, que tính, vở “LQVT”, bộ “LQVT”
+ Mỗi trẻ: 10 cái bát, 10 cái thìa, 10 bông hoa, 10 con bướm, 10 cái cốc, 10 ốngmút, 10 lá cờ, 10 ô tô (Những đồ dùng trên tôi vẽ và cắt bằng bìa màu, vỏ sữa,xốp màucòn nhũng chiếc cốc tôi làm bằng vỏ chai lavi, ….)
Mỗi một đề tài tôi sử dụng một đồ dùng khác nhau để gây sự chú ý chotrẻ Ngoài ra tôi chuẩn bị những ngôi nhà, cây xanh to, hình ảnh bến xe, ga tàu,
… Để tổ chức trò chơi luyện tập cho trẻ
Với việc chuẩn bị đồ dùng dạy cho trẻ “LQVT” về số lượng như trên tôi
đã tự tin khi cho trẻ thực hiện trong giờ “LQVT” Đặc biệt hơn khi có đồ dùngtrẻ hứng thú tham gia hoạt động rất tốt
4.3 Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán về số lượng
Với môn toán điều cần ở trẻ là sự tiếp thu nhanh và có sự tư duy sáng tạonhưng thường thì trẻ khi chơi rất hiếu động nên do mải chơi trẻ sẽ mau quên vàkhi chơi thì rất hay chán Việc tạo ra được môi trường hấp dẫn cho trẻ là điềurất cần thiết vì nó có thể giúp trẻ hào hứng với các hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi,
… Do vậy cho dù lớp tôi còn trật hẹp nhưng tôi đã giành riêng một khoảngtường để trang trí cắt dán, in hình ảnh con số, hình học, cây xanh, con vật có sốlượng khác nhau để hàng ngày trẻ dễ dàng quan sát, đếm, đọc con số Giúp trẻghi nhớ các biểu tượng về toán và thường xuyên tôi cho trẻ cắt dán những hìnhảnh có số lượng trẻ mới học gắn lên để trẻ khắc sâu về số lượng và con số Kếthợp với góc dành riêng cho “LQVT” về số lượng thì tôi xếp đặt đồ dùng, đồchơi ở các góc khác luôn luôn gọn gàng và tôi có ý xếp đặt những đồ dùng, đồ
Trang 11chơi có số lượng mà trẻ đang được học mỗi nhóm đồ chơi tôi thường đặt chữ sốtương ứng vào nhóm đồ dùng đồ chơi đó và thường xuyên thay đổi đồ dùng, đồchơi theo chủ đề để nhằm thu hút trẻ vào hoạt động chơi với đồ dùng đồ chơigiúp trẻ ngắm nhìn, quan sát, đếm số đồ dùng, đồ chơi, so sánh, … các đồdùng, đồ chơi đó.
Với môi trường như trên tôi đã thu được kết quả rất tốt Trẻ rất thích chơivới đồ chơi và đặc biệt trẻ nhận được chữ số, nhóm đồ vật, biết so sánh thêm bớt, chia nhóm đồ vật trong khi chơi
4.4 Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động trong hoạt động học
Với hoạt động học “LQVT” về số lượng đối với trẻ 5 – 6 tuổi theo quyđịnh của giáo dục mầm non một tiết hoạt động được thực hiện theo 3 phần:
Ví dụ 1: Đề tài “Đếm đến 7 nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số
Trang 12được công dụng của đồ dùng trong gia đình và phong tục của ngày tết cổ truyềncủa dân tộc có bánh chưng, bánh dày và sản phẩm của các nghề.
4.5 Biện pháp 5: Cho trẻ “LQVT” về số lượng ngoài tiết học, nồng ghép tích hợp vào các môn học
Ngoài việc dạy trẻ “LQVT” về số lượng trên tiết học tôi còn ôn luyệncho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Đặc biệt tôi luôn chú ý nồng ghép tích hợp vào cácmôn học khác, kể cả trong vui chơi và lao động của trẻ nhưng tôi luôn chú ýkhi nồng ghép “LQVT” về số lượng vào các hoạt động một cách nhẹ nhàngkhông gây áp lực cho trẻ
Hoạt động tạo hình: Phần nhận xét sản phẩm của trẻ tôi thường xuyên
cho trẻ đếm những sản phẩm đẹp Từ đó trẻ củng cố được phép đếm
Hoạt động giáo dục âm nhạc: Tôi thường nồng ghép bằng cách: cho trẻ
đếm số bạn hát và so sánh số bạn nam, bạn nữ đang hát số bạn nào nhiều hơn, íthơn? Muốn số bạn nam bằng với số bạn nữ thêm mấy bạn nam nữa ? Với tìnhhuống trên đã giúp trẻ so sánh số lượng và thêm bớt rất tốt
Hoạt động làm quen chữ cái: Khi cho trẻ làm quen với các từ tôi
thường cho trẻ đếm số chữ cái ghép lại thành từ và so sánh hai tiếng trong từ
đó Tiếng nào có số chữ cái nhiều hơn, hay ít hơn là mấy ? Qua đó trẻ được ônluyện phép đếm và so sánh
Hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội: Tôi thường cho
trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”, những ô cửa tôi thường biểu thị bằng những
con số Cho trẻ đọc số và mở ô cửa đó
Khi kết thúc những tiết học tôi thường tổ chức những trò chơi “Bật qua
vòng” cho trẻ đếm số vòng, đếm số trẻ chơi, đếm phần quà,…
Giờ đón trẻ trả trẻ: Tôi thường ôn luyện cho những trẻ còn tiếp thu
chậm “LQVT” về số lượng Bằng cách cho trẻ chơi đồ chơi và hướng cho trẻđếm những đồ chơi giống nhau và chọn những chữ số đặt vào nhóm đồ chơi đó
và cũng có thể thêm, bớt, chia các nhóm đồ chơi đó theo gợi mở của tôi Đểgiúp trẻ ôn luyện những kiến thức trẻ còn tiếp thu chậm
Trang 13Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây bàng có rất nhiều quả để dạy trẻ
đếm được theo khả năng trẻ Tôi cho trẻ đếm số quả bàng trên cây mà trẻ nhìnthấy Giúp trẻ củng cố phép đếm theo đúng thứ tự
Để củng cố về so sánh nhiều hơn ít hơn và ít hơn là mấy ? Cho trẻ đi dạotrong sân trường quan sát cây xanh tôi hướng trẻ vào “LQVT” về số lượng như
“Các con quan sát xem sân trường có mấy cây phượng? cây bàng có mấy cây?
Cây nào có số lượng nhiều hơn? Nhiều hơn mấy cây ?”.
Với những câu hỏi như trên giúp trẻ ôn luyện được cách so sánh về sốlượng Ngoài ra tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi liên quan đến chia nhóm
Ví dụ: Cho trẻ chơi những trò chơi cần phân chia theo đội, theo nhóm.
Tôi thường cho trẻ tự chia và đếm số bạn trong từng đội hay từng nhóm (Tôiquan sát và giúp đỡ trẻ khi trẻ chưa biết chia) Kết quả: sau 2 – 3 lần tổ chức tròchơi trẻ lớp tôi đã chia nhóm rất tốt
Hoạt động chiều: Tôi thường dành riêng ít nhất một hoạt động chiều
trong một tuần để rèn kỹ năng đã học hoặc cho trẻ làm quen với kiến thức mới
để giúp trẻ khi tham gia hoạt động học không bị bỡ ngỡ tạo cho trẻ tiếp thu bàitốt ngay trong tiết học
Với cách hình thức ôn luyện nồng ghép các hoạt động cho trẻ “LQVT”
về số lượng như trên tôi thấy trẻ rất tự tin vào các hoạt động trong ngày Đặcbiệt trẻ khắc sâu, ghi nhớ những nội dung “LQVT” về số lượng
4.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh dạy trẻ
“LQVT” về số lượng tại gia đình
Việc tuyên truyền và phối hợp cho trẻ “LQVT” về số lượng tới các bậcphụ huynh học sinh là rất quan trọng Bởi vì thời gian trẻ gần gũi với các phụhuynh không phải là ít, tôi nghĩ trẻ chỉ học ở trường thôi chưa đủ, chỉ một côgiáo dạy học thôi lại càng không đủ Mà cần có sự phối kết hợp chặt chẽ việcgiáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường Hiểu được vấn đề trên tôi đã làm nhưsau:
Qua những giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi về tình hình học tậpcủa trẻ về “LQVT” về số lượng Và tuyên truyền phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm
Trang 14quan trọng của môn toán đối với trẻ 5 tuổi và qua đó giúp phụ huynh hiểu rõhơn về trẻ đến trường học những gì ? học bằng gì ? Học như thế nào ? Tôi traođổi với phụ huynh kết quả học tập của trẻ khi “LQVT” về số lượng Từ đó tôihướng cho phụ huynh kết hợp cùng tôi cho trẻ “LQVT” tại gia đình.
Ví dụ: Trẻ chưa nhận được chữ số Tôi trao đổi với phụ huynh giúp trẻ
mua sắm tranh ảnh có chữ số, số lượng treo góc học tập của trẻ và thời gian gầngũi trẻ cho trẻ đếm và nhận chữ số tương ứng, cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ
số tại gia đình
Ví dụ: Trẻ chưa biết thêm bớt trong phạm vi 10 tôi trao đổi trực tiếp với
phụ huynh trẻ đó về cách dạy trẻ tại gia đình Bằng cách khi chơi với trẻ “Cho
trẻ chơi đồ chơi phụ huynh sẽ cho trẻ thêm bớt hướng dẫn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi” Và thường xuyên chơi với trẻ về con số, nhóm đồ vật, thêm bớt, chia
- Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, có thẩm mỹ cao
- Tôi đã làm đồ dùng đồ chơi, trang trí góc phù hợp
5.2 Đối với bản thân
Nắm vững được nội dung cần truyền đạt cho trẻ, các tiết cho trẻ “LQVT”
về số lượng nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo hơn
5 3 Đối với trẻ.
Trẻ hứng thú, say mê, vui vẻ khi “LQVT” về số lượng như tất cả cácmôn học khác, tôi thấy trẻ linh hoạt hơn, tự tin hơn ở mọi lúc, mọi nơi và đặcbiệt hơn trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng mà mục đích đưa ra cho trẻ
Trang 15*Kết quả đạt được như sau:
5 4 Đối với phụ huynh:
Bằng những hình thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh hàng ngày,tôi thấy phụ huynh lớp tôi đã hiểu được tầm quan trọng của các môn học nóichung và môn “LQVT” về số lượng nói riêng Đã thường xuyên ôn luyện chotrẻ “LQVT” về số lượng tại gia đình và đã góp phần nâng cao chất lượng giáodục cho trẻ
Khả năng đếm tỷ lệ tốt tăng: 34%, khá giảm: 8%, tỷ lệ trẻ đạt yêu cầugiảm 15 % và đặc biệt không có trẻ chưa đạt
Khả năng thêm, bớt tỷ lệ tốt tăng: 23%, khá tăng:14% , tỷ lệ trẻ đạt yêucầu giảm 23 % và đặc biệt không có trẻ không đạt
Trang 16Khả năng tách, gộp số lượng tỷ lệ tốt tăng: 32%, khá tăng: 17% , tỷ lệ trẻđạt yêu cầu giảm 35 % và không có trẻ chưa đạt yêu cầu Điều đó khẳng địnhnhững biện pháp của tôi áp dụng hoàn toàn hợp lí và đạt kết quả cao.
Có được kết quả trên là sự cố gắng, lỗ lực không chỉ của bản thân tôi vàcác bé đặc biệt hơn nữa là sự góp sức của các bậc phụ huynh
* Sau khi nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên tôi rút ra bài họckinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải có trình độ sư phạm, nắm chắc kiến thức sơ đẳng vềtoán học, phải tuân thủ đúng phương pháp giảng dạy từng loại tiết, có thủ thuậthướng dẫn gợi mở một cách sáng tạo luôn học hỏi kinh nghiệm của bạn bè,đồng nghiệp và thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tập san, thông tin đại chúng
để nắm bắt nhanh những sáng kiến hay vào giảng dạy và đặc biệt luôn lắngnghe ý kiến đóng góp của mọi người
- Giáo viên phải nắm bắt nhanh tình hình của lớp, hiểu rõ đặc điểm tâmsinh lý của từng trẻ, từ đó có hình thức và biện pháp dạy phù hợp Thườngxuyên trao đổi, kết hợp với phụ huynh cùng đưa ra biện pháp dạy trẻ có khoahọc
- Tạo điều kiện cho trẻ “LQVT” về số lượng ở mọi lúc, mọi nơi vàthường xuyên nồng ghép các môn học, các hoạt động
- Giáo viên kết hợp với phụ huynh mua sắm làm đồ dùng, đồ chơi
6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Để sáng kiến của tôi được nhân rộng cho tất cả các giáo viên trongtrường cũng như trường bạn với mong muốn nâng cao chất lượng “LQVT” về
số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi cần các điều kiện sau:
- Cơ sở vật chất phải có phòng học rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng, đồchơi đủ, có nhiều chủng loại, màu sắc đẹp
Trang 17- Giáo viên phải đào tạo đúng chuyên ngành mầm non, phải đạt chuẩntrở lên, hiểu được tâm sinh lý trẻ Thường xuyên trau dồi kiến thức, linh hoạt,sáng tạo trong tiết dạy.
- Trẻ có sức khỏe tốt, phát triển bình thường, có nề nếp học tập, vui chơi.Trẻ thích đến lớp vui chơi, học tập cùng cô giáo và các bạn Luôn hứng thú vàocác hoạt động
- Đối với phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ, thường xuyên traotình tình hình học tập của trẻ và kết hợp với cô giáo dạy con ở nhà
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong quá trình thực hiện đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán về số lượng”.