Từ yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của GV trongcác trường THPT phải hướng tới giúp HS học tập tích cực, chủ động, sángtạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
I.1 Đặt vấn đề 3
I.1.1 Lý do chọn đề tài 3
I.1.2 Ý nghĩa thực tiến và khoa học của đề tài 5
I.1.3 Đối tượng nghiên cứu: 5
I.1.4 Phương pháp nghiên cứu: 5
I.2 Phương pháp tiến hành 6
I.2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6
I.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài tại trường THPT Triệu Quang Phục 7
PHẦN II: NỘI DUNG 8
II.1 Mục tiêu của đề tài 8
II.2 Một số hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, nhân viên trong trường THPT Triệu Quang Phục 8
II.2.1 Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và đạo đức nhà giáo 8
II.2.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 12
II.2.3 Bồi dưỡng về tầm nhìn chiến lược 25
II.3 Kết quả đạt được 27
PHẦN III KẾT LUẬN: 30
III.1 Bài học kinh nghiệm: 30
III.2 Hướng phát triển của đề tài: 32
Trang 3Ở Việt Nam, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõmục tiêu là “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao” Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải đổi mới toàn diệngiáo dục và đào tạo, chuẩn hưng nền giáo dục Việt Nam làm cho giáo dục vàđào tạo cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu.
Ngày 4 tháng 11 năm 2013, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã kýban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đảng ta đã nhận đình: “Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và củatoàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trongcác chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”
Mục tiêu của Nghị quyết đó là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ vềchất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộcxây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã
Trang 4hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đạihoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đàotạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đếnnăm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Để đạt được mục tiêu đó, một trong những giải pháp đã được đề ra làphát triển đội ngũ nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý để đáp ứng được yêucầu đổi mới của giáo dục và đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH vàhội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy có sự biến đổi nhảy vọt về trình độ khoa học
và công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật Giáo dục và đào tạo đang có nhiều
cơ hội đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức mới Ngành giáodục và đào tạo của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng phảitìm ra phương hướng và giải pháp để đạt được mục đích nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Để đáp ứng những biến đổi tolớn không ngừng xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa
và xã hội … vai trò và chức năng của người GV càng nặng nề hơn
Từ yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của GV trongcác trường THPT phải hướng tới giúp HS học tập tích cực, chủ động, sángtạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc; Phải đổi mới cáchình thức tổ chức dạy học, từ dạy học hướng vào người dạy sang dạy họchướng vào người học (người học là trung tâm, là chủ thể của nhận thức vàhành động); Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học làm cho việc học trởnên sinh động, thân thiện; Gắn việc học tập trong sách vở và nhà trường vớicuộc sống thực tiễn, kinh nghiệm sống của cá nhân người học, giúp cho HSvận dụng kiến thức đã học trong trường THPT để tiếp tục học cao hơn hoặc
để lao động sản xuất Yêu cầu đổi mới trong giáo dục THPT hiện nay là việclàm hết sức quan trọng, phải được áp dụng thường xuyên để có hiệu quả thiếtthực
Trang 5Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mặc dù có sự quan tâm đặc biệtcủa Đảng, Nhà nước, nền giáo dục vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức Đôikhi, kết quả những hoạt động giáo dục của GV vẫn chưa thực sự đáp ứngđược yêu cầu ngày càng cao của xã hội Điều đó đòi hỏi các các bộ quản lýgiáo dục phải trăn trở suy nghĩ tìm tòi các biện pháp hữu hiệu để hoàn thànhtốt nhiệm vụ của mình.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường THPT Triệu Quang Phục đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn 2015 - 2020”
I.1.2 Ý nghĩa thực tiến và khoa học của đề tài
Ý nghĩa quan trọng nhất mà đề tài đưa ra, đó là nâng cao chất lượng độingũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nhằm đổi mới giáodục, nâng cao hiệu quả đào tạo, tạo ra những con người có thể đáp ứng đượccác yêu cầu của thời kỳ mới
I.1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về biện pháp bồi dưỡng đội ngũ trong trường học, đốitượng chính là đội ngũ cán bộ GV, nhân viên, HS của trường THPT TriệuQuang Phục
I.1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tự luận, nghiên cứu các văn bản,nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý giáo dục của các cấp
Ngoài ra còn dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát
và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học trong những nămgần đây
Trang 6I.2 Phương pháp tiến hành
I.2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Đổi mới toàn diện nền giáo dục có thể được hiểu là: đổi mới tất cả cácmặt, các thành tố của hệ thống giáo dục, trong đó hoạt động dạy học, đánh giákết quả GD và các điều kiện đảm bảo (chương trình và tài liệu dạy học, giáoviên (GV) và động lực của GV, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, tàichính, môi trường dạy học…) là một thành tốt rất quan trong
Đổi mới căn bản được hiểu là đổi mới những vấn đề cốt yếu, khâu thenchốt, lớn, buộc phải làm, khả thi, khâu đột phá chi phối quá trình phát triển
để kiến tạo mô hình GD mới phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đấtnước Để phát triển bền vững cần đổi mới từ trong cách nghĩ, cách làm, trong
tư duy (nhận thức, triết lí, quan điểm) đến mục tiêu, sứ mạng của GD, và hànhđộng phù hợp với năng lực hiện tại của hệ thống và những cơ hội, thách thức,rào cản do bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và do hội nhập quốc tế manglại
Cần lưu ý là, đổi mới căn bản, toàn diện không có nghĩa là làm lại tất
cả, làm lại từ đầu, phủ định sạch trơn, mà cần xem xét, kế thừa những gì vàphải thay đổi những gì cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước
Để phát triển giáo dục, cần phải có sự tương hỗ của nhiều yếu tố:nguồn tài chính, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội.Trong các yếu tố đó, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý là nhân tố khôngthể gì thay thế được, họ chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng giáodục quốc gia Mục tiêu chung của nền giáo dục nước ta là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, hình thành và bồidưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân Trong quá trình thực hiệnmục tiêu chung, mỗi cấp bậc học, mỗi môn học đều có mục tiêu phù hợp Nhàgiáo là một chủ thể có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người
Trang 7dạy và người học, đây là mối quan hệ trọng tâm của giáo dục; trong môitrường giáo dục.
I.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài tại trường THPT Triệu Quang Phục.
Hoạt động giáo dục của nhà trường được sự quan tâm của chính quyềnđịa phương, được sự quan tâm chỉ đạo sâu xắc của Sở giáo dục và đào tạo vàcác cấp lãnh đạo, hội cha mẹ HS trong và ngoài trường
Đội ngũ cán bộ GV, nhân viên của nhà trường gồm 59 người trong đó
có 14 Thạc sĩ, 27 Đảng viên, là đội ngũ có phẩm đức tốt, chấp hành nghiêmchỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đội ngũ GV đoàn kết,nhất trí trong toàn trường Tuy nhiên một số GV còn thụ động, ngại tiếp xúc
và học hỏi những phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động giáo dục mới Một
số GV chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc đổi mới toàn diệngiáo dục
HS đa số là ngoan, không mắc những tệ nạn xã hội nhưng còn nhiều em
có hoàn cảnh khó khăn, có em thì không được gia đình quan tâm do bố mẹphải đi làm ăn xa, không có thời gian chăm lo cho con cái, thậm trí còn có tưtưởng phó mặc cho GV nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rènluyện của các em
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và các phương tiệnngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt độngnhưng cũng có một số những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của HS
Được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt từ phụ huynh HS để mọi hoạt độnggiáo dục trong nhà trường đạt được hiệu quả tốt nhất
PHẦN II: NỘI DUNG
II.1 Mục tiêu của đề tài
- Phân tích thực trạng chất lượng giáo dục trong trường THPT
Trang 8- Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, nhân viêntrường THPT Triệu Quang Phục để đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản toàndiện giáo dục cho học sinh.
II.2 Một số hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, nhân viên trong trường THPT Triệu Quang Phục
II.2.1 Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và đạo đức nhà giáo.
II.2.1.1 Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Người thầy giáo phải học chính trị,hay nói cách khác là đội ngũ giáo viên phải được đào tạo, phải có kiến thức lýluận chính trị, đồng thời Người đặt nhiệm vụ học chính trị lên trước nhiệm vụchuyên môn
Do vậy việc tổ chức quán triệt, học tập, triển khai thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Đảng về giáo dục - đào tạo được nhà trường chú trọng TrườngTHPT Triệu Quang Phục thường xuyên tổ chức có hiệu quả, chất lượng cáchội nghị học tập triển khai nghị quyết của Đảng giành cho các nhân viên củanhà trường
Ban Chi ủy trường THPT Triệu Quang Phục đã lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện tốt nhiệm vụ đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,nhất là đổi mới nội dung sinh hoạt tư tưởng - chính trị và kết quả có sựchuyển biến rõ rệt Trong các buổi sinh hoạt định kỳ, chi bộ đã gắn nội dunglãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với nội dung sinh hoạt tư tưởng -chính trị, lựa chọn những nội dung thiết thực để học tập và làm theo tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với đối tượng giáo viên và nhânviên nhà trường như: Học tập tấm gương thầy giáo Nguyễn Tất Thành, tấmgương tự học suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập tư tưởng của Bác
về chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, học tập về phương phápdạy - học, “học đi đôi với hành”, về sự tận tụy, yêu nghề, yêu người, tâmhuyết, trân trọng nghề giáo, học tập làm theo những điều Bác Hồ dạy…
Trang 9Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thông qua các lớp bồidưỡng kiến thức về Đảng, về lý luận chính trị cũng được quan tâm và đạtđược những kết quả tích cực Năm học 2015 - 2016, nhà trường có 59 cán bộ,giáo viên và nhân viên trong đó có 27 người là đảng viên (chiếm 45,8%), tăng11,9% so với năm học 2012 – 2003; hiện tại đang có 03 người là đối tượngkết nạp Đảng.
Ban Chi ủy, ban Giám hiệu các nhà trường đẩy mạnh công tác quản trị,hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt chính trị - tư tưởng, trau dồi kiến thức
lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với sinh hoạt traođổi kinh nghiệm, chuyên môn giảng dạy Nêu gương điển hình tiên tiến,người tốt, việc tốt; cử cán bộ, giáo viên tham gia các khoá học đào tạo lý luậnchính trị, đồng thời phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng thường xuyênnâng cao trình độ lý luận trong đội ngũ giáo viên
II.2.1.2 Bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp:
Có thể nói, xã hội luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạođức của nhà giáo Bởi lẽ, “người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”, tâm đức, phẩmhạnh là yếu tố làm nên căn cốt của một con người, nhất là những người thầy
Và sản phẩm của giáo dục là con người, không được phép “phế phẩm”; đạođức của nhà giáo có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành và phát triển nhâncách của người học Người thầy giáo chân chính dạy học trò không chỉ bằngvốn tri thức, hiểu biết, mà còn bằng chính nhân cách đạo đức trong sáng củamình, để cảm hóa, để giáo dục và khai sáng “Dạy chữ” là quan trọng, nhưngviệc “dạy người” còn quan trọng hơn Mục đích của việc học đã đượcUNESCO khẳng định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học đểkhẳng định mình”, nói cách khác, học để làm người Cho nên người họcthường lấy hình ảnh các nhà giáo làm hình mẫu để noi theo Những bài giảngnhiệt huyết, say mê; lương tâm cùng tinh thần trách nhiệm; sự tận tụy của nhàgiáo; tấm gương học tập và rèn luyện cùng nhân cách trong sáng của ngườithầy sẽ tạo một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong tâm hồn các thế hệ học sinh
Trang 10Trong những năm qua, lớp lớp thế hệ nhà giáo của ngành đã nỗ lực hếtmình, vượt qua bao khó khăn gian khổ để đào tạo cho quê hương, đất nướcnhững thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩnăng nghề nghiệp và kĩ năng sống, đáp ứng được sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Đa số đội ngũ nhà giáo của ngành tâm huyết, có tinh thần tráchnhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo và có nhiều đóng góp cho sự nghiệpgiáo dục và đào tạo của tỉnh Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước,
do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, cùng với đời sống còn nhiều khókhăn, đã xuất hiện một số nhà giáo chưa thật sự gương mẫu, đang có nguy cơsuy thoái về phẩm chất đạo đức, nhân cách, xói mòn lương tâm nghề nghiệp.Một bộ phận cán bộ quản lí giáo dục chưa chủ động, sáng tạo trong việc quản
lí, điều hành và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tạiđơn vị; chưa gương mẫu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của ngườiđứng đầu, thậm chí còn buông lỏng quản lí dẫn tới để xảy ra những sai phạmtrong đơn vị, như tổ chức việc dạy thêm học thêm không vì lợi ích của ngườihọc, tình trạng lạm thu Những hiện tượng đó không nhiều nhưng cũng làmảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và làm giảm uy tín của ngành
Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo đáp ứng được yêu cầu của sựnghiệp giáo dục và đào tạo như xã hội trông đợi: giáo dục và đào tạo trở thành
“quốc sách hàng đầu” để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần làm chođội ngũ cán bộ GV, nhân viên thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, tích cực và sáng tạo đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các Quy định về “những điều đảngviên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua củangành, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạođức, tự học và sáng tạo”
Thứ hai, phải quán triệt nghiêm túc và sâu sắc Quy định về đạo đức nhà
giáo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định về chuẩn
Trang 11mực đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bíthư TW Đảng Đồng thời phải biến những quy định đó thành chuẩn mực đạođức để nhà giáo phấn đấu; thành tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tu dưỡng, tựrèn luyện, phấn đấu của nhà giáo Toàn ngành và mỗi đơn vị phải xây dựngđội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâmnghề nghiệp trong sáng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noitheo
Thứ ba, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho
mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục Nâng cao hơn nữa nhận thức về vaitrò, trọng trách của nhà giáo để mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục thấy
rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào tạo bồi dưỡng con người chođất nước; thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ danh dự của nhà giáocũng như của ngành giáo dục, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu Khơidậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, nhiệt tình trong mỗi nhà giáo để mỗinhà giáo đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũngnhư sự phát triển của đất nước
Thứ tư, các nhà trường và cơ sở giáo dục cần chăm lo đến đời sống của
nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần trong điều kiện
có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến Kêu gọi sự quan tâm của toàn xãhội với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng,chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử
lí kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, gópphần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấmgương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâmhuyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu
Trang 12Như xây nhà cần có bản vẽ, học sinh rèn luyện nhân cách cũng cần cómột mẫu hình lý tưởng để hướng tới; mà một trong những hình mẫu lý tưởng
đó chính là người thầy giáo - những con người “mô phạm” về nhân cách đạođức, được xã hội tôn vinh làm “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”
Để thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người” thiêng liêng, mỗi nhà giáo và cán bộquản lí giáo dục cần ý thức rõ vai trò và trọng trách vinh quang, ra sức thi đuahoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục tháng 10 năm 1968: “Dù khókhăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”; nâng cao hơn nữaphẩm chất đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay để xứng đáng với niềmtin và sự kỳ vọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân
II.2.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
II.2.2.1 Bồi dưỡng về đổi mới PPDH cho GV:
PPDH lấy học trò làm trung tâm là sự chuyển hướng từ PPDH giáođiều, thụ động sang PPDH hợp tác, tích cực giữa người dạy và người học
Vậy, PPDH mới là PPDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học của yêu cầuđổi mới chương trình giáo dục phổ thông Phương pháp đó là: thầy là ngườigiữ vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển và trọng tài - trò chủ động, tích cựcchiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong quá trình dạyhọc
Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng tới: "Phát triển
năng lực tư duy của học sinh bằng cách tổ chức cho mọi học sinh động não trong việc tham gia vào quá trình học tập Cách tổ chức là cho các em trao đổi, tranh luận với nhau trong khi học"
Đổi mới PPDH một mặt, làm cho tập thể sư phạm cần thống nhất nhậnthức: đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thựchiện chương trình, sách giáo khoa mới, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chấtlượng giáo dục; mặt khác, cần coi đây là thách thức đội ngũ mà đội ngũ cần
Trang 13phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và của mỗinhà trường.
Cần coi việc đổi mới PPDH là nhiệm vụ xuyên suốt năm học Đổi mớiPPDH là một biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học
Tổ chức thực hiện giờ lên lớp theo hướng đổi mới không chỉ đơn thuần
là cung cấp tri thức cho học sinh mà phải hướng dẫn học sinh hoạt động Họcsinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế để trực tiếp quan sát,thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng theocách của mình Quản lý giờ lên lớp hiện nay yêu cầu giáo viên phải chuyển từviệc dạy kiến thức sang việc dạy phương pháp học tập của học sinh, làm chogiáo viên nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hành động theo phương châm:
"Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý" Thầy giáo phải là người chủ đạo tổ chức giờ học, hướng dẫn, gợi mở,
đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh thực hành,thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề; giáo viên chú trọngrèn luyện cho học sinh phát triển tự học ngay trong giờ học ở lớp
* Những định hướng cơ bản của đổi mới PPDH hiện nay:
- Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh;
- Bồi dưỡng phương pháp tự học;
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
* Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh;
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh;
- Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cá thể, phối hợp với hoạt độnghọc tập hợp tác
Trang 14- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
* Về hình thức tổ chức:
- Tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở, Bộ tổ chức;
- Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường;
- Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn
và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH
- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các sinh hoạt chuyênmôn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các
kỳ hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp
* Tổ chức, quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học
+ Tổ chức, quản lý công tác đổi mới PPDH trước hết phải quản lý việcđổi mới cách soạn giáo án Một giáo án tốt theo tinh thần đổi mới là giáo ánhướng tới học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Học sinh với vai trò chủ độngphải được làm việc nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều hơn Giáo viên với vai tròchủ đạo phải là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển các hoạt động, là ngườicung cấp thông tin, là trọng tài trong các buổi thảo luận để hướng tới mụctiêu bài học Kết cấu giáo án phải đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với lôgic mônhọc, tiết học và lôgic nhận thức của học sinh
+ Quản lý việc đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức, kết hợpthành công giữa cách dạy mới với cách học mới: Đổi mới PPDH không phải
là từ bỏ hoàn toàn cách cũ mà chính là đưa vào nhà trường các PPDH theohướng chủ động hoá hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở phát huy mặttích cực của các PPDH truyền thống, trân trọng và phát triển tối đa khả năngchủ động, sáng tạo, tương tác của giáo viên và học sinh trong quá trình dạyhọc, nhất là phải dạy cho học sinh biết cách học, cách tự học, cách tổ chứclàm việc và cách cùng làm việc với nhau Chúng ta có thể định hướng cho
giáo viên vận dụng đổi mới một số PPDH như: "Cải tiến các PPDH truyền
Trang 15thống, kết hợp đa dạng các PPDH, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy họcvà công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo, tăng cường các PPDH đặc thù bộ môn, bồi dưỡng phương pháp học tập của học sinh"
+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo hướng đổi mới: chogiáo viên tiếp cận với PPDH mới qua tài liệu, tham quan, học tập kinhnghiệm Tổ chức các chuyên đề hội thảo về đổi mới PPDH theo quy trình:nghiên cứu trao đổi về PPDH mới theo từng bộ môn; xây dựng cách soạn giáo
án theo định hướng đổi mới; tổ chức các tiết dạy thể nghiệm chuyên đề đổimới PPDH; tổ chức rút kinh nghiệm, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để rút
ra cách dạy phù hợp; triển khai trên diện rộng
+ Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH cần chú ý:
- Phải đổi mới mục tiêu bài dạy dẫn tới việc đổi mới thiết kế bài lên lớpcũng như giờ lên lớp
- Nhận diện đầy đủ các phương thức học tập đa dạng của học sinh để tổchức những hình thức dạy học phù hợp
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh cho phù hợp với phươngpháp dạy học mới
- Đổi mới phương tiện dạy học: khuyến khích giáo viên sử dụng phiếutài liệu, phiếu học tập, phiếu thực hành giúp tích cực hóa học sinh, làm chogiờ dạy tăng thêm tính hấp dẫn; động viên, tạo điều kiện khuyến khích giáoviên làm và sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm; tăng cường dạy học đaphương tiện; vận dụng công nghệ thông tin vào phục vụ hoạt động dạy học.Xây dựng đủ các phòng học bộ môn và các phòng chức năng với các trangthiết bị hiện đại nhằm chuẩn hoá, hiện đại hoá các hoạt động dạy học
Trang 16- Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mớiPPDH một cách thường xuyên, định kỳ Phải kịp thời biểu dương, khenthưởng xứng đáng các giáo viên tích cực đổi mới PPDH Đưa việc thực hiệnđổi mới PPDH vào tiêu chuẩn thi đua để việc đổi mới phương pháp khôngdừng lại ở mức độ phong trào mà phải trở thành nền nếp trong hoạt động dạyhọc của nhà trường.
II.2.2.2 Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn:
Sinh hoạt chuyên môn tốt là điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồidưỡng tay nghề:
Ngay từ đầu năm, ban giám hiệu đã định hướng cho các tổ trưởngchuyên môn kế hoạch chung của nhà trường, từ đó dựa trên đặc điểm tìnhhình giáo viên trong tổ phối hợp với kế hoạch năm học của ban chuyênmôn tổ trưởng sẽ chủ động xây dựng kế hoạch riêng cho tổ mình
Kế hoạch chủ yếu đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục học sinh cũng như các hoạt động bồi dưỡng tay nghề cho giáoviên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn của
nhóm, tổ, dự giờ thăm lớp, thao giảng của giáo viên.
Sinh hoạt tổ chuyên môn phải đảm bảo được 3 nội dung chính:
* Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đã thực hiện: Căn cứ vào tình
hình thực tế và kết quả đã đạt được theo kế hoạch đề ra, tập trung đánh giásâu những ưu điểm, tồn tại của tổ trong thời gian qua và bàn bạc đề ra biệnpháp khắc phục những tồn tại trong thời gian tới xoay quanh các nội dung:
+ Thực hiện chương trình; điều chỉnh dạy học: Tiến độ, thuận lợi, khókhăn
+ Việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề, các hoạt động trọng tâm
đã thực hiện (lưu ý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mớiphương pháp dạy học)