1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học

39 830 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

VIII Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo giải pháp 7Chương I Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh 8 I Mục đích yêu cầu nghiên cứu thực trang 8 Chương II Một số kinh nghiệ

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN CAO

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trần Cao

Huyện Phù Cừ – Tỉnh Hưng Yên

Năm học : 2015 - 2016

Trang 2

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN CAO

Điểm……….Xếp loại………

TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GD & ĐT PHÙ CỪ

Điểm…….… ….Xếp loại………

TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Trang 3

VIII Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo giải pháp 7

Chương I Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh 8

I Mục đích yêu cầu nghiên cứu thực trang 8

Chương

II

Một số kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh

đề tài cho học sinh Tiểu học

III Điều kiện thực hiện đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài 36

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết giáo dục con người cần giáo dục toàn diện Lao- đức -

trí-thể- mĩ do vậy môn Mĩ thuật có một vị trí, vai trò quan trọng Giáo dục mĩ thuật góp

phần quyết định trong việc thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho con người nhằm đào tạothế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.

Trang 4

Giáo dục thẩm mĩ mang tính chất hai mặt: vừa là một môn học, vừa là một mônnghệ thuật, môn Mĩ thuật có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thẩm mỹ nói chung, bồidưỡng thị hiếu thẩm mỹ nói riêng cho học sinh Sống và sáng tạo theo quy luật củacái đẹp là bản chất của con người Dạy học mĩ thuật không nhằm đào tạo ra các họa sĩhay người làm nghệ thuật mà mục đích là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Chủ yếutạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cáiđẹp vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay

từ bậc tiểu học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải khôngngừng cải tiến về nội dung, đổi mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say

mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới

Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làmtrung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mĩ thuậtcũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy bản chất của Mĩ thuật sẽ ngấmsâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mĩ thuậtchúng ta cần phải thực hiện Trong môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học các em được làmquen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh đề tài là một phân môn rất quantrọng Vẽ tranh là tổng hợp của tất cả các phân môn, vì vậy việc hướng dẫn các emhiểu và rèn luyện vẽ đúng đề tài đã khó, kích thích sự say mê sáng tạo nâng cao kỹnăng của các em càng khó hơn Không phải cứ lúc nào giáo viên hướng dẫn và nêuyêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành vì đốitượng học sinh không đồng nhất

Việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở Tiểu học có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng Thông qua dạy vẽ tranh đề tài giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, rèn kỹ năng vẽ hình, tìm ra cách vẽ hình dễ nhất và gây hứng thú chohọc sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy Mĩ thuật Tiểu học Cũng thông qua cách vẽđơn giản mà sáng tạo ấy sẽ có tác dụng thúc đấy phát triển tư duy logic, rèn luyệnbàn tay tài hoa, khả năng sáng tạo mĩ thuật của học sinh Muốn nâng cao chất lượngdạy vẽ tranh thì trước hết phải xây dựng được một nội dung dạy học hợp lý, khoa học

Trang 5

và những phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút học sinh thamgia, qua đó phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh

Vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật các hình thức và phương pháp dạy họcmới Hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của họcsinh Nắm bắt được nhu cầu hứng thú trong học tập, sự phát triển, ghi nhớ tư duytưởng tượng của học sinh Qua đó, rèn luyện, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởngtượng của học sinh Nhằm rèn luyện thói quen, đổi mới dạy học tạo hứng thú cho cả

giáo viên và học sinh tôi đã nghiên cứu và áp dụng Kinh nghiệm rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

2 Cơ sở thực tiễn

Từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi tự nhận thấy rằng: phân môn vẽtranh đề tài chỉ thực sự được các em học sinh có năng khiếu yêu thích, còn lại họcsinh thường làm qua quýt cho xong Bài vẽ thường kém chất lượng, hình méo mó,màu sắc vẽ ẩu kém chất lượng Thái độ học tập của các em rất hời hợt, ể oải khôngmấy tập trung, hào hứng tham gia

Phân môn vẽ tranh là phân môn khó nhất trong môn Mĩ thuật Vẽ tranh đòi hỏingười học cần có tư duy sáng tạo, bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, có ý thức vượtkhó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học

Như vậy, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, truyền đạt kiến thức, hướngdẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng Hội hoạ đối với các em là cả mộtthế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em khôngnhất thiết vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trườngthẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống Các em thường vẽtheo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn

là vẽ theo mẫu thực Chính vì những lí do trên, tôi đã áp dụng một số kinh nghiệmgiảng dạy, cộng với chuyên đề Mĩ thuật mới của Đan Mạch vừa chuyển giao Tôi đãmạnh dạn áp dụng một vài nội dung dạy học phù hợp, đặc biệt là việc từng bước đổimới phương pháp và hình thức dạy học

Trang 6

Qua thực tế chứng minh, chất lượng phân môn vẽ tranh luôn thấp hơn so với cácphân môn khác của môn Mĩ thuật Lí do là hầu hết học sinh nhận thức chậm, kỹ năngthực hành chưa tốt thì về nhà không hoàn thành tiếp bài hoặc làm bài ẩu cho xong Nguyên nhân là các em kỹ năng thực hành chưa tốt, hình vẽ méo mó, mang tínhkhuôn mấu kém sức sáng tạo tìm ra cái mới Phần nữa cũng là do các em chưa thực

sự hào hứng trong học tập Vì thế tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng thực hành vàkhám phá những cách thực hành mới để tạo hứng thú cho học sinh là vô cùng quantrọng Đây cũng là mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh trong môn

Mĩ thuật

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng dạy phân môn vẽ tranh ởtrường Tiểu học Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Đề xuất các biện pháp dạy

vẽ tranh đề tài hay và hấp dẫn nhất, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh, nhằmnâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tôi tiến hành nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng một số phương pháp dạy học cónhiều ưu điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tạitrường Tiểu học Trần Cao

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng một số phương pháp dạy học có nhiều ưu

điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tại trường Tiểu

học Trần Cao- Phù Cừ- Hưng yên

V KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Giáo viên Mĩ thuật và học sinh trường Tiểu học Trần Cao – Phù Cừ - Hưng Yên

VI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật,thực hành xác định phương pháp, hình thức tổ chức và các kiến thức cần thiết Kiểmtra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập ở phân môn Từ đóthực nghiệm các phương pháp phù hợp, tạo hứng thú trong quá trình giảng dạy và học

Trang 7

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp đọc tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

VIII CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ THỜI GIAN TẠO GIẢI PHÁP

1 Các biện pháp tiến hành

Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh.

Kích thích tư duy sáng tạo của học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật.

Tạo hứng thú cho học sinh với phương pháp dạy phối màu tranh đề tài.

Xây dựng cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài cho học sinh.

Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh.

2 Thời gian thực hiện

Với đề tài này, tôi nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm trong năm học

2015-2016 Tôi đã nghiên cứu, thu thập tư liệu và áp dụng những biện pháp tích cực vàogiảng dạy nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình và tạo ra hứng thú mới lạ nâng cao chấtlượng dạy học cho phân môn vẽ tranh

IX Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học Tôi đề ra và

đưa vào thực nghiệm những phương pháp rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đềtài cho học sinh Tiểu học Hướng các em vào các hoạt động nhóm, cá nhân độc lập,làm cho các em phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động nhiệt tình trong hoạt độnghọc tập Kích thích các em tiếp cận với các phương pháp dạy học mới của Đan Mạch,học mà chơi, chơi mà học sáng tạo tranh đề tài theo ý tưởng riêng, mới lạ Nhữngphương pháp mà tôi áp dụng không chỉ rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh màcòn tạo ra những hứng thú mới, tìm thấy sự say mê cho cho học sinh khi học, chất

Trang 8

lượng phân môn vẽ tranh được năng lên rõ rệt Những kinh nghiệm mà tôi đã ápdụng nó mang lại ý nghĩa to lớn, tích cực cho cả người dạy và người học.

Đối với giáo viên: Tạo thói quen tìm tòi và nghiên cứu thường xuyên Củng

thêm nhiều kiến thức mới Soạn giảng chu đáo hơn Rèn luyện các kỹ năng dạy học,chuẩn bị bài, đồ dùng chu đáo hơn trước khi lên lớp Hào hứng và khẳng định đượcvai trò của người thầy hơn mỗi khi minh họa bảng đưa học sinh đi từ ngạc nhiên nàyđến ngạc nhiên khác khi vẽ hình Thêm yêu thích công tác giảng dạy của mình hơn

Đối với học sinh: Không chỉ được rèn luyện các kỹ năng thực hành mà còn được

học hỏi thêm nhiều cách làm bài mới lạ, đơn giản Học sinh sẽ phát triển tính sángtạo độc lập, khám phá và chinh phục những cách thể hiện bài theo ý tưởng mới Thấyhứng khởi, tự tin, say mê, yêu thích vẽ tranh

**********  * **********

B NỘI DUNG CHƯƠNG I:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

- Xác định rõ thực trạng, cách thức day học phân môn vẽ tranh ở những năm họctrước

- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực củathực trạng, làm cơ sở cần để thực hiện chương hai của đề tài nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu:Tính kế hoạch, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo, dân chủ, tập trung và sự chuẩn bị chuđáo

II ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

1 Đặc điểm tình hình dạy học Mĩ thuật tại trường Tiểu học Trần Cao

1.1 Thuận lợi

- Trường Tiểu học Trần Cao chỉ có 1 điểm trường được xây dựng nằm ở trung

Trang 9

trường thị trấn, giao thông thuận tiện Trường có một khu nên việc giảng dạy vàthống nhất chương trình thuận lợi Là trường chuẩn Quốc gia nhiều năm nên có bềdày trong dạy học Phong trào học tập và các hoạt động đoàn thể của trường luôn làđơn vị dẫn đầu trong huyện

- Địa bàn thị trấn có Trung tâm thương mại nên hầu hết dân cư sống bằng nghềbuôn bán Gia đình có kinh tế khá giả, học sinh được mua sắm, chuẩn bị đồ dùng họctập đầy đủ và chu đáo

- Môn học Mĩ thuật là môn học độc lập có kiểm tra, đánh giá Là một trongnhững tiêu chí để xét lên lớp hay hoàn thành chương trình Tiểu học

- Các tiết dạy học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng đượchọc sinh chuẩn bị và làm bài đầy đủ

để tạo hứng thú nâng cao chất lượng môn học Chính điều đó làm cho các đối tượnghọc sinh tham gia học tập chưa đồng đều

- Phía gia đình và học sinh: phụ huynh có ý còn coi nhẹ môn học, cho rằng đây làmôn học phụ không quan trọng Chủ yếu hướng con em mình vào những môn họcchính Học sinh bị áp lực ảnh hưởng tư tưởng của cha mẹ, cộng với sự phức tạp đòihỏi tính kiên nhẫn, sáng tạo từ phân môn vẽ tranh nên hầu như những học sinh vẽchưa đẹp làm bài qua quýt cho xong, những học sinh vẽ tốt thì làm bài theo lối mòn

Từ những nguyên nhân trên tác động trực tiếp đến cách học của học sinh Hầu nhưcác em không hào hứng khi thể hiện tranh đề tài Hình vẽ chệch choạc, màu vẽ ẩu,

Trang 10

nhiều học sinh làm bài mang tính hình thức chống đối cho có bài Những yếu tố đó

đã tác động trực tiếp đến cả thầy và trò không mấy hào hứng làm cho chất lượngphân môn vẽ tranh không cao

Để nắm bắt sát thực, tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức thực tiễn của học sinh

lớp 4 về vẽ tranh đề tài Tôi đã cho các em vẽ một vài đề tài khác nhau

2 Kết quả điều tra.

2.1 Kết quả điều tra.( Lớp 4 trong toàn trường có 101 học sinh)

Nội dung bài học Hoàn thành Cần bổ sung chỉnh sửa thêm

Vẽ tranh đề tài Con vật 89/101= 88,1% 12/101= 11.9%

Vẽ tranh đề tài Trường em 87/101= 86,1% 14/101= 13,9%

Vẽ tranh đề tài Phong cảnh 75/101= 74,3% 26/101= 25,7%

2.2 Phân tích kết quả thực trạng:

Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy học sinh vẽ đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn cả làcác bài vẽ tranh về đề tài Con vật (89%), các bài vẽ tranh về đề tài Trường em có sốlượng học sinh hoàn thành thứ hai và sau cùng vẽ tranh về đề tài Phong cảnh (75%)các em vẽ cần phải chỉnh sửa nhiều hơn Kết quả như vậy cũng không làm tôi bấtngờ, từ thực tế giảng dạy và qua chất lượng các bài vẽ của học sinh tôi rút ra cácnguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan

- Học sinh chưa có điều kiện đi thăm quan nhiều phong cảnh để cảm nhận vẻ đẹp

của nó và quan sát sự vật hiện tượng của cuộc sống làm tư liệu phục vụ cho vẽ tranhcác đề tài

- Các em chưa được tham khảo nhiều tranh ảnh các đề tài nêu trên.

- Giáo viên chưa được giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm trong các tiết dạy mẫucủa chuyên đề Học sinh chưa được giao lưu trong các cuộc thi vẽ tranh, cơ hội vẽtheo nhóm ít nên không học hỏi được nhiều từ những người bạn có năng khiếu

- Môn Mĩ thuật chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn

Nguyên nhân chủ quan

Trang 11

- Việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho chương trình phân môn, Kế hoạchcông tác năm học của môn Mĩ thuật thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáodục, song vấn đề tạo hứng thú, kích thích học sinh học tập, hướng cho các em thamgia chưa đi sâu một cách đúng mức.

- Do một số học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của phân môn vẽ tranh nóiriêng và môn Mĩ thuật nói chung trong hoạt động giáo dục nhà trường

- Một số học sinh đồ dùng còn thiếu nên không hoàn thành bài

- Phần nữa, trình độ học sinh còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng vànhắc nhở phê bình của giáo viên còn thiếu phong phú Học sinh chưa thực sự phấnkhích tham gia hoạt động học tập trên lớp, chưa thấy rõ vai trò của việc dạy và họctrên lớp

- Kỹ năng vẽ hình của học sinh còn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấtlượng bài vẽ tranh chưa cao:

+ Để hoàn thành bài vẽ về các đề tài sinh hoạt đòi hỏi các em phải biết vẽ dángngười Nhưng thực tế hầu như các em chỉ biết vẽ các dáng người đứng hoặc chưa biết

vẽ dáng người cho đẹp, hình vẽ méo mó, chưa đúng tỉ lệ cơ thể (thường vẽ chân taybị ngắn) Chưa biết tạo dáng khác nhau để tạo thành bố cục tranh Đây là nguyênnhân chủ yếu làm cho các em khó khăn trong việc hoàn thành bài mặc dù các em rấtmuốn được vẽ

+ Khả năng tư duy sáng tạo chưa cao Khi gặp phải tranh đề tài về các con vậthọc sinh chỉ quen với những con vật cô giáo đã hướng dẫn và vẽ theo lối mòn không

có sức sáng tạo tìm ra cái mới Hình vẽ đơn giản thiếu sự đa dạng, phong phú làmcho bài vẽ không sinh động, nhạt nhẽo mang tính chất vẽ để hoàn thành bài

+ Phần nhiều các bài vẽ hình đã yếu nhưng màu lại chưa vẽ cẩn thận nên bàikém chất lượng Nhiều học sinh vẽ hình rất tốt nhưng khi hoàn thành bài thì chấtlượng bài vẽ không cao vì thiếu tính kiên nhẫn vẽ màu ẩu Một số học sinh nhà cóđiều kiên, các em đã mua màu nước nhưng không dám mang đi vì sợ bẩn nên tự phát

vẽ ở nhà làm cho bài vẽ màu bị dày và chờm hết vào hình dẫn đến bài vẽ bị hỏng,chất lượng kém

Trang 12

+ Nhiều bài vẽ hình và màu cũng rất cẩn thận nhưng bài thiếu sự đậm đà hấp dẫn

có lẽ các em còn nhút nhát, thiếu tự tin trong việc thể hiện bài

+ Với những dạng bài vẽ tranh đề tài tự chọn Học sinh rất lúng túng vì tìm đề tài

đã khó mà khi thực hành lại khó khăn hơn vì các em không có cơ hội tham khảo bàicủa bạn nên hình vẽ không phong phú Thực hành cá nhân nên rất dề gây nhàn cháncho học sinh khi làm bài, không phát huy hết khả năng sáng tạo và tinh thần thânthiện đoàn kết của các em

Kết luận: Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả của

việc dạy học Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường Tiểu họcTrần Cao chưa cao Bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả phânmôn, tôi đã có một số biện pháp mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phụcnhững nhược điểm của vấn đề này, rèn luyện cho các em khả năng vẽ hình tự tin,giúp các em hào hứng, say mê, mạnh dạn hơn trong các bài vẽ tranh đề tài qua đónâng cao chất lượng môn học

**********  * **********

CHƯƠNG II MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG

VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn vẽ tranh nói riêng và cho môn

mĩ thuật nói chung, mặt khác cũng là để tạo sự đam mê hứng thú với phân môn vẽtranh vốn được cho là khó và không mấy thích thú khi học

- Tạo tâm thế hứng khởi, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện thói quen tựhọc và sáng tạo trong mỗi giáo viên

- Giúp học sinh có năng khiếu phát huy tối đa sức sáng tạo, thực nghiệm nhữngphương pháp và cách thức tiến hành vẽ tranh mới

Trang 13

- Rèn và nâng cao kỹ năng thực hành đơn giản, dễ thực hiện, tạo điều kiện chohọc sinh hoàn thành tốt các bài vẽ tranh, nâng cao chất lượng môn học.

- Xây dựng niềm đam mê và sự lạc quan thích thú cho các học sinh còn lúngtúng, qua đó các em tìm ra cách vẽ phù hợp với khả năng của mình để đạt được mụctiêu bài học

- Tạo cho các em cảm giác học mà chơi- chơi mà học thân thiện, gần gũi với mọingười xung quanh

II CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

1 Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh

- Tạo hứng thú cho học sinh chưa vẽ người thành thạo biết vẽ dáng đúng với tỉ lệ

cơ thể, thấy tự tin hơn vì vẽ người cũng rất đơn giản

- Giúp các em biết tạo những dáng người từ đơn giản đến phức tạp

1.2 Nội dung và cách thực hiện

Đây là cách dạy học tích cực, giúp các em học sinh tìm ra cách vẽ người phùhợp với khả năng của mình Tạo cho các em hứng thú mới, các em thấy vẽ ngườikhông hề khó mà còn cảm thấy thú vị và thích thú hơn Tranh đề tài thì hầu hết là vẽ

về các cảnh sinh hoạt của con người Vì Mĩ thuật là môn học đồng tâm nên từchương trình Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 hầu như các em gặp các đề tài giống nhau.Cái khó chung cho hầu hết học sinh là vẽ người Mặc dù đã hướng dẫn cụ thể nhưgiáo trình nhưng vẫn gặp phải những câu thắc mắc của học sinh như: ” Cô ơi! Emkhông biết vẽ người”, ” Thưa cô, cái thân vẽ cúi( ngồi) thì làm thế nào”, ” Thưa côbạn ấy vẽ người như rôbốt ấy ạ” Để giải quyết vấn đề này, cũng là thực hiện mụctiêu trên, giáo viên có thể thực hiện các cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vẽngười như sau:

Cách thứ nhất: Dạy vẽ người dáng hình que

Trang 14

Dạy theo phương pháp vẽ hình này hầu hết học sinh đều làm theo được và cảmthấy rất dễ dàng khi vẽ người Dáng người que là sau khi xác định dáng mình muốn

vẽ thì hướng dẫn cho học sinh tạo dáng người cơ bản theo các đường trục chính nhưxương đầu, xương sống, xương tay, chân bằng một nét vẽ kéo dài Chú ý uốn ngaycác nét vẽ theo dáng muốn vẽ như cúi thì lưng cong, ngồi thì lưng cong chân tay gậplại Chiều dài các bộ phận trên cơ thể phải vẽ sao cho phù hợp cân đối nhau Vớinhững học sinh vẽ còn yếu thì nên hướng dẫn kỹ hơn về tỉ lệ các bộ phận thế nào làhợp lý, hướng các em nên vẽ phác toàn bộ dáng người hình que trước rồi từ đó vẽ chitiết trang phục sau

Bước 1 Bước 2 Khi phác xong dáng người que như ý muốn Giáo viên nên tạo những tình huốngcâu hỏi có vấn đề để học sinh tự khám phá và cũng là để tạo hứng thú cho học sinh

- Vẽ dáng người theo cách của cô có dễ không? ( Học sinh sẽ cảm nhận đượcdáng người vẽ rất dễ)

- Theo em làm thế nào để thành dáng người đầy đủ, đẹp hơn?( Học sinh sẽ tìm racách vẽ trang phục theo các dáng để dáng người đẹp và hoàn chỉnh hơn)

Lưu ý cho các em: có thể vẽ hết các dáng người que đế xây dựng thành bố cụctheo đề tài rồi sửa sau hình chi tiết sau Trong một bài vẽ nên tạo những dáng ngườikhác nhau cho phong phú

Cách thứ hai: Dạy vẽ người theo các hình khối cơ bản

Hướng dẫn theo phương pháp này thì ngay từ đầu khi quan sát tranh về dáng

Trang 15

người, giáo viên nên có những câu hỏi gợi mở để các em nhận biết các bộ phận chínhtrên cơ thể có dạng hình (khối) gì Khi hướng dẫn cách vẽ giáo viên lại đưa ra cáccâu hỏi nhắc lại đề các em tham gia tưởng tượng minh họa cùng giáo viên

Lưu ý hướng dẫn theo cách nay, giáo viên chỉ hướng các em vào dáng các bộphận như đầu người, hông còn chân tay vẫn vẽ như dáng người que vì nếu vẽ toàn

bộ tay, chân theo các khối trụ tròn như trong Hình họa căn bản thì các em vẽ ngườinhư robốt sẽ phản tác dụng Lí do ở đây là các em chưa có khả năng tạo dáng và sửahình tốt nên khi minh họa, giáo viên vẽ khối cơ bản chu đầu, người và hông còn chântay vẫn nên kết hợp cách vẽ dáng người que cho các em tạo dáng không bị cứng

VD: Bài 21 lớp 2: nặn hoặc vẽ dáng người

- Theo em người gồm những bộ phận chính nào? ( Đầu, mình, chân, tay)

- Em thấy đầu giống hình gì? ( hình tròn, hình trứng)

- Người có dạng hình gì? ( hình chữ nhật, hình thang)

- Tay và chân có dạng hình gì? ( hình trụ )

Bước 1 Bước 2

2 Tạo hứng thú cho học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật

2.1 Mục tiêu

- Học sinh nắm bắt được đặc điểm cơ bản của con vật theo từng dáng hoạt động

để phán đoán nó giống con số hay chữ cái nào

- Biết cách vẽ con vật từ đơn giản đến phức tạp thông qua các cách vẽ kết hợptưởng tượng từ các con số, chữ cái

- Tạo những con vật bằng vân tay ( nếu có màu nước)

Trang 16

- Học sinh thấy thích thú với cách tạo hình mới lạ.

2.2 Nội dung và cách thực hiện

Cách thứ nhất: Vẽ con vật tạo dáng từ số, chữ cái.

Khi bắt đầu quan sát hình ảnh, tranh mẫu, về con vật Bằng phương pháp gợi mở,vấn đáp giáo viên giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm cơ bản của con vật theo từngdáng hoạt động để phán đoán nó giống con số hay chữ cái nào Từ hình dáng tươngđồng giữa dáng con vật và số, chữ ta hướng dẫn cho các em viết số và vẽ tạo dángcác bộ phận phù hợp và chi tiết hơn cho con vật Các em sẽ biết cách vẽ con vật từđơn giản đến phức tạp thông qua các cách vẽ kết hợp tưởng tượng đó

Qua cách vẽ này, kết hợp minh họa bảng nhanh nhẹn sôi nổi của giáo viên các

em thấy vẽ con vật là hết sức đơn giản Chú ý, khi minh họa tạo dáng cho con vật,giáo viên nên dùng hai màu khác nhau để học sinh dễ quan sát Nhất là những họcsinh nhận thức chậm, khi giáo viên minh họa nhanh mà không dùng hai màu để phânbiệt giữa số hoặc chữ cái áp dụng cho hình vẽ với những đường nét vẽ thêm để tạodáng con vật thì khi giáo viên minh họa xong học sinh rất khó tưởng tượng để ápdụng cho mình

VD: Bài 22: vẽ vật nuôi trong nhà (lớp 1) Cho học sinh quan sát hình ảnh các

con vật với các tư thế khác nhau

- Các em thấy những con vật nuôi này có quen thuộc với chúng ta không? (chó,mèo,vịt, gà )

- Chúng gồm những bộ phận chính gì thế nhỉ? (đầu, mình, chân,đuôi)

- Hãy thảo luận nhóm xem dáng con vật đi (ngồi, chạy ) giống với con số (chữ cái)nào? (Con chó, mèo ngồi giống số 61, con vịt bơi giống số 2, gà con giống số 8 nằmngang, số 0 vẽ cá chữ s tạo dáng cho vịt, 2 chữ o tạo dáng cho lợn, chữ h vẽ đượcchú mèo đang đi )

Bước 1 Bước 2

Trang 17

Cách thứ hai: vẽ con vật bằng vân tay

Cách vẽ này vừa sáng tạo lại dễ vẽ Không những thế cách làm này còn có ưuđiểm là không phải vẽ màu Nó phù hợp các em đã có thói quen sử dụng màu nướcnên đã biết cách giữ vệ sinh sách vở và vệ sinh chung cho lớp học Sau khi quan sát

và tìm hiểu, lựa chọn được con vật mình yêu thích Việc lựa chọn màu sắc phù hợp làrất quan trọng nên hướng cho các em dùng các màu nhẹ nhàng, tươi sáng Kỹ thuật inđòi hỏi các em pha màu không được quá loảng, quá đặc mà màu pha phả hơi sánh,lượng màu ít tránh lãng phí Để thực hiện tạo dáng được con vật mà mình yêu thích,các em tưởng tượng xem những con vật đó hình dáng ra sao, cách in vân tay như thếnào là phù hợp nhất Lăn đều, nhẹ đầu ngón tay vào màu, xác định vị trí hình con vậtđịnh tạo dáng trên giấy rồi lăn tay trên giấy để màu thấm đều, rõ hình vân tay Saukhi con vật được tạo dáng cơ bản xong, hướng dẫn các em vẽ viền hình lại theo mépngoài của hình, vẽ thêm những chi tiết bộ phận phụ cho con vật Khi viền hình xongthì con vật cũng là hoàn thành vì màu sắc chính là vân tay đã in

VD: Bài 31: vẽ tranh đề tài các con vật (lớp 3)

Trang 18

Sau khi quan sát, tìm hiểu về các con vật Giáo viên gọi học sinh xem mìnhmuốn vẽ con vật gì Khi đã thâu tóm ý tưởng của học sinh, giáo viên cho tổ chứcthực hành theo nhóm bằng trò chơi ”Năm ngón tay ngoan”.

- Tay xinh, tay ngoan để làm gì? (để lao động, làm việc, để sáng tạo ra cái đẹp)

- Tay xinh, tay ngoan còn biết làm gì? (giữ gìn vệ sinh)

-> Bàn tay khéo léo của chúng ta không chỉ biết cầm bút mới vẽ ra các sản phẩmđẹp mà trực tiếp những ngón tay xinh xắn ấy chỉ cần trạm nhẹ nhàng vào màu và in

ra những trang giấy trắng kia đã tạo ra những hình ảnh cây cối hay con vật hết sứcsinh động

- Giáo viên nói kết hợp làm mẫu cho học sinh xem

Bước 1 Bước 2

- Giáo viên làm mẫu: Vẽ con sâu từ sự kết hợp in vân tay liên tiếp của các đầungón tay út tạo thành thân, đầu sẽ dùng ngón tay to hơn Cô nàng bướm xinh xắnđược tạo ra từ thân là dấu của ngón út, cánh tạo bởi ngón cái ( chú ý cánh mỏng ta innhẹ tay hơn cho mềm mại) Chú gà con được tạo ra từ hai dấu tròn của hai đầu ngóntay to nhỏ khác nhau Khi in hình xong, các em tiến hành dùng màu nước, bút chìhoặc sáp màu viền phía ngoài để tạo hình cho con vật rõ nét hơn

- Cho học sinh pha màu và thực hành theo nhóm để mỗi nhóm sẽ có nhiều hìnhcác con vật khác nhau, tạo thành bức tranh về các con vật đa dạng và hấp dẫn

Cách thứ ba: Vẽ các con vật bằng các hình học cơ bản

Ngay từ khi quan sát nhận xét, tôi đã hướng dẫn các em xem các hình ảnh hay bộphận chính của đối tượng có thể giống hình gì Minh họa bảng, tôi đều hướng dẫncác em vẽ hình dáng chung bằng những hình học đơn giản như hình tròn, hình trứng,

Trang 19

hình tam giác…Khi quy tất cả về những hình đơn giản thì việc xác định hình để vẽ làrất dễ Nó sẽ kích thích vào trí tưởng tượng của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy đơn giản vàrất muốn vẽ Khi hướng dẫn cũng lưu ý cho các em vẽ bước tìm hình nhẹ tay vì nếusửa không khéo hình sẽ cứng.

VD: Bài 19: Vẽ gà (lớp 1)

Khi tìm hiểu và hướng dẫn cách vẽ gà Tôi hướng cho các em các bộ phận chính

về hình đơn giản như: đầu hình tròn, người hình trứng to, đùi như hai hình tam giác

- Tạo dựng cho học sinh cách làm bài cẩn thận, chi tiết

- Tiết kiệm những nguyên liệu sáp bị tày đầu, gãy ngắn không dùng được

- Thêm yêu thích và thể hiện tốt các bài vẽ tranh tranh đề tài

3.2 Nội dung và cách thực hiện

Đây là cách làm thay cho vẽ màu Sau khi học sinh vẽ hình xong, nhiều học sinh

vẽ hình tốt màu ẩu rất ngại vẽ màu Cách này là phương pháp kích thích mạnh nhấtcho đối tượng học sinh như vậy Không chỉ thế mà nó kích thích được sự hứng khởiđặc biệt cho tất cả các đối tượng học sinh

Đồ dùng: Để tận dụng những màu sáp bị tày, bằng khó tô cần gọt bớt, sáp gãy

ngắn không dùng được tôi yêu cầu học sinh gọt cho gọn vào 2 chiếc lọ khác nhautheo gam màu nóng và lạnh Khi cần thực hành các em mang ra nghiền nhỏ và xoáy

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách nghệ thuật, sách thiết kế Mĩ thuật 1; 2; 3 Khác
2. Sách giáo khoa, sách thiết kế và sách giáo viên Mĩ thuật lớp 4-5 3. Vở tập vẽ lớp 1, 2, 3, 4, 5 Khác
4. Giáo trình bố cục- Đàm Luyện, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội (2007) Khác
5. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật- Nguyễn Thu Tuấn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2008) Khác
6. Sách giáo trình tâm lí học đại cương- Nguyễn Xuân Thức Khác
7. Em tập vẽ dáng người - Con vật đơn giản. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w