1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT điểu cải

21 657 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 337 KB

Nội dung

Mục đích của việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu gia đình và xã hội trong v

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI

Mã số: ……….

KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TỔ CHỨC

DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY HIỆU QUẢ

TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI NĂM HỌC 2011-2012

Người thực hiện: Hoàng Thị Kim Thao

Lĩnh vực: Quản lý giáo dục

Thá ng 05/2012

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: HOÀNG THỊ KIM THAO

2 Ngày tháng năm sinh: 24/05/1977

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 1999

- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục

Số năm có kinh nghiệm: 06

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 03

Trang 3

Thực hiện công văn số 4718/ BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010, ngày 01/11/2010,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn số 7291/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi / ngày đối với các trường trung học Mục đích của việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu gia đình và xã hội trong việc quản lý và giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Việc thực hiện các cuộc vận động lớn nêu trên và việc tổ chức dạy học hai buổi cho học sinh đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục

Đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường có điều kiện khó khăn, chất lượng giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, học sinh yếu kém còn chiếm tỉ lệ khá lớn, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan, bình tỉnh để tìm kiếm giải pháp tích cực, sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một trong những giải pháp mà nhiều trường đang lựa chọn Nó như đang trở thành một hoạt động bình thường và không thể thiếu trong hoạt động dạy và học Vấn đề đặt ra là tổ chức, quản lý việc dạy học 2 buổi/ngày như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao được chất lượng dạy và học, giảm thiểu tỉ

Trang 4

lệ học sinh yếu kém, tạo được lòng tin của nhân dân đối với nhà trường, tranh thủ được các nguồn hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần từ cha mẹ học sinh?

Với việc lựa chọn đề tài “Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hiệu

quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012 ”, thiết nghĩ bản thân tôi có thể

góp thêm một kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức qiản lý dạy học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng dạy và học của những trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn và có nhiều học sinh yếu kém

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1/ Mục đích: Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện

mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

1.2/ Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương

- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá tải” đối với học sinh

- Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả

- Có tối thiểu số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số BGDĐT-BNV (đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp 1,90 đối với cấp THCS và 2,25 đối với cấp THPT) kể cả giáo viên tình nguyện dạy thêm giờ, giáo viên thỉnh giảng Đối với các trường chưa đủ giáo viên một số môn học có thể hợp đồng giáo viên ngoài biên chế hoặc mời cán bộ của các câu lạc bộ, trung tâm ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định hiện hành

Trang 5

35/2006/TTLT Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt đối với các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo với sự đóng góp của gia đình theo thỏa thuận và các nguồn hỗ trợ khác.

- Về cơ sở vật chất: Trường phải có đủ phòng thông thường, phòng học bộ môn, thư viện, sân chơi, bãi tập đáp ứng cho các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục khác theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia

- Về thu chi tài chính: Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục

vụ cho bữa ăn, yêu cầu phát triển năng khiếu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức học tập (quạt, điện, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc bộ ….)

16/2006/QĐ Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn

- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương

1.4/ Kế hoạch dạy học

Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT đã phân cấp cho các sở, phòng GDĐT và các trường chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho các môn học Đối với các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, căn cứ vào phân phối chương trình để bố trí hợp lý thời gian biểu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc:

Trang 6

a) Đối với cấp THCS: Buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày

b) Đối với cấp THPT: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày

Các trường THPT báo cáo với Sở GDĐT, các trường THCS báo cáo với Phòng GDĐT xây dựng phân phối chương trình, nội dung dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường

Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối tượng học sinh vào buổi chiều

b) Phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức:

Trên cơ sở nắm chắc chất lượng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh theo nhóm học lực yếu kém hoặc học sinh giỏi của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi

c) Dạy học tự chọn

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, tổ chức học sinh có cùng nguyện vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường thành các lớp học tự chọn:

- Học sinh lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học Ngoại ngữ 2, Giáo dục nghề phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp

- Học sinh các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu theo cách trên để tổ chức thành lớp, nhóm học tập

1.6/ Về kinh phí thực hiện

Trang 7

Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng

Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các qui định về quản lý tài chính hiện hành; tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo

sự giúp đỡ của thấy cô

- Một số học sinh ham chơi, la cà quán sá, trốn bỏ tiết, nghiện game, …

- Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp tài liệu

-Thì giờ học thêm quá nhiều, học không “tiêu hóa” hết sinh ra nhàm chán, uể oải; còn phân biệt môn chính, môn phụ nên học lệch

- Học sinh yếu không chịu đi học phụ đạo tại trường

- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thật quan tâm, chăm lo, đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô

- Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng

có trường hợp chỉ thành công đối với đối tượng học sinh khá, giỏi còn với học sinh

Trang 8

yếu kém thì chưa hiệu quả hoặc cho kết quả ngược lại Một bộ phận giáo viên còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh Hoặc có giáo viên quá khắt khe làm cho học sinh lo sợ khi học giờ học của mình, thậm chí còn làm các em thui chột tinh thần học tập.

3 Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

3.1 Khái quát về đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường

* Thuận lợi

Trường THPT Điểu Cải tọa lạc ở vị trí khá thuận lợi: nằm trên trục đường chính quốc lộ 20, trung tâm của 4 xã Túc Trưng, Phú Túc, Phú Cường, Suối Nho; cách trung tâm huyện Định Quán 24km và cách trung tâm tỉnh Đồng Nai khoảng 70km Trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của các cấp lãnh đạo: Sở GD&ĐT Đồng Nai, Huyện Định Quán, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân các xã trong khu vực

Tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng là một tập thể đoàn kết, nhất trí cao, trong công việc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, ý thức phê và tự phê cao

Đời sống của cán bộ giáo viên ngày một được cải thiện và nâng lên rõ rệt

Ban lãnh đạo luôn nổ lực, phấn đấu trong công tác, năng động, sáng tạo, ngày càng được cấp trên tin tưởng, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh tin yêu

Trang 9

Cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp giúp giáo viên và học sinh yêu trường, yêu lớp hơn.

* Khó khăn:

Trường thuộc địa bàn miền núi, đời sống của bà con nhân dân trong các xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên khó vận động xã hội hóa giáo dục Các xã có diện tích khá rộng, dân cư sống phân bố không đều, việc đi lại ở một số ấp còn gặp nhiều khó khăn; học sinh đi học qua rừng cao su, rẫy vắng, rất vất vả và nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa

Phần lớn học sinh phải đi học xa Một bộ phận học sinh phải ở trọ để đi học, thiếu sự quản lý của cha mẹ, dễ bị cám dỗ, hư hỏng, việc quản lí học tập của học sinh cũng rất khó khăn

Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ học sinh học tập yếu kém rất cao

Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đặc biệt là dạy học sinh yếu kém

Thông tin liên lạc ngày càng tiên tiến đi đôi với những hệ lụy của nó Trong địa bàn mọc lên ngày càng nhiều những quán Internet đường truyền tốc độ cao, lúc nào cũng đông khách hàng mà đa số là học sinh dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, cúp tiết xảy ra thường xuyên Học sinh mê game dẫn đến học tập sa sút, bỏ học cùng với các tác động khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường

Trường có tất cả 38 lớp nhưng chỉ có 26 phòng học nên phải dạy học 02 ca, mỗi buổi học hầu như kín chỗ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, đặc biệt là phòng học để dạy học 2 buổi/ngày

3.2 Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hiệu quả:

Từ nhiều năm nay Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác dạy và học để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém nói riêng, nâng cao chất lượng của nhà trường nói chung, đặc biệt là cải thiện tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ngang bằng và vượt mặt bằng chung của tỉnh Tuy nhiên, mọi cố gắng của Ban giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực của tập thể sư phạm, sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh vẫn chưa thu được hiệu quả như mong muốn Hàng năm, tỉ lệ học sinh yếu kém của

Trang 10

trường vẫn còn rất cao, từ 20 đến 25%; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT vẫn ở mức thấp, nằm vị trí tốp cuối của các trường THPT trong tỉnh

Năm học 2010 – 2011, trường THPT Điểu Cải có tổng số 39 lớp gồm 13 lớp

12, 12 lớp 11 và 14 lớp 10; Tỉ lệ học lực khá, giỏi chiếm khoảng 27%, học lực trung bình khoảng 50%, còn lại là tỉ lệ học sinh yếu kém Trong năm học nhà trường đã đầu

tư phụ đạo cho học sinh yếu kém khối 12, kết quả cuối năm tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 0,5%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm 1,2%, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 97,3% tăng so với năm 2010 là 15,3% Tuy nhiên thái độ của học sinh đối với việc học phụ đạo còn thờ ơ, coi thường dẫn đến việc tham gia học còn rời rạc, chưa thực

sự đi vào nề nếp

Từ những hiệu quả và những hạn chế của năm học 2010-2011, năm học 2011 –

2012, trường THPT Điểu Cải quyết tâm khắc phục khó khăn, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày một cách khoa học và hiệu quả nhất, kết quả phải phản ánh bằng những con số cụ thể, thuyết phục

Ban giám hiệu nhà trường đã đồng tâm hiệp lực cùng tập thể sư phạm nhà trường quyết tâm tổ chức, quản lí dạy học 2 buổi/ngày một cách bài bản

Với 26 phòng học, giảng dạy cho 38 lớp thì không thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh toàn trường Vì vậy ngoài việc dạy học 2 ca sáng và chiều, số phòng học còn trống được tận dụng hết để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày Việc dạy học

2 buổi/ngày tập trung vào hai đối tượng cơ bản là bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh trung bình yếu và học sinh yếu kém

Yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày tập trung chính cho học sinh trung bình yếu và yếu kém của nhà trường là giáo viên chủ yếu bổ sung những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh, giúp các em giành lại những kiến thức mà các em bị “khiếm khuyết” hoặc chưa lĩnh hội hết trong tiết học chính khóa, giúp các em nắm bắt được kiến thức bài học, theo kịp với các học sinh khác, cải thiện thành tích học tập và có hứng thú hơn trong việc học Chính vì vậy mà nhà trường đã đầu tư dạy 2 buổi/ngày cho 8 lớp 12 ban cơ bản, 3 lớp 10 và 3 lớp 11 cũng thuộc ban cơ bản

3.3 Biện pháp quản lý, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày:

Trang 11

3.3.1/ Lập kế hoạch :

TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1 DẠY HỌC 2 BUỔI /NGÀY

NĂM HỌC 2011-2012 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 12

II Yêu cầu:

- Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm để dạy bồi dưỡng.

- Giáo viên bộ môn và giáo viên được phân công bồi dưỡng chọn lựa học sinh đảm bảo các tiêu chí:

+ Điểm TB môn bồi dưỡng đạt 7.0 trở lên (Lấy kết quả HKII, lớp 11) + Kết quả lớp 11: Học lực đạt loại khá trở lên, hạnh kiểm tốt.

+ Mỗi đội tuyển tối đa 08 học sinh.

- Giáo viên bồi dưỡng phải có giáo án riêng.

III Thời gian:

- Thực hiện trong khoảng 10 tuần từ 08/8/2011 đến 12/10/2011.

- Tháng 8: 04 tuần: dạy 08 buổi

- Tháng 09: 04 tuần: dạy 08 buổi

- Tháng 10: 02 tuần thực hiện 04 buổi

Tổng dạy: 20 buổi x 6 tiết/buổi = 120 tiết

Danh sách giáo viên dạy bồi dưỡng HSG 12

Túc Trưng, ngày 02 tháng 08 năm 2011

TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY

NĂM HỌC 2011-2012

Ngày đăng: 24/07/2016, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w