1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH KHIẾM THÍNH lớp 1b LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH tả

16 590 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ I.. Với học sinh bình thường, trước khi vào bậc tiểu học các em đã có một vốn ngôn ngữ khá phong phú, các em c

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT

Mã số :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NHUNG

Lĩnh vực / Môn nghiên cứu:

Giáo dục khuyết tật: Phương pháp dạy học phân môn chính tả

Có đính kèm:

Mô hình Đĩa CD (DCD) Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học 2015 – 2016

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B

LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHUNG

2 Ngày, tháng, năm sinh: 11 / 07 / 1981

3 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: 16G, khu phố 6, Trung Dũng, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: 0613.890928 (NR) / 0613.954171 (CQ)

6 Fax: 0613.954171 (CQ); Email: nguyennhungttkt@gmail.com

7 Chức vụ: Giáo viên

8 Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1B khiếm thính

9 Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học

- Năm nhận bằng: 2009

- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên dạy trẻ khiếm thính

- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1A học tốt phân môn tập viết (Năm học: 2013 – 2014)

+ Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh khiếm thính lớp 1B (Năm học: 2014 – 2015)

Trang 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B

LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen

và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam Các môn học ở tiểu học đều có mối quan

hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau Trong đó, môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm

vụ hình thành kĩ năng hoạt động ngôn ngữ cho học sinh được thể hiện trong bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành các quy tắc chính tả và kĩ năng chính tả cho học sinh Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một

số phẩm chất như tính cẩn thận, tính chính xác, óc thẩm mĩ, tính khoa học

Với học sinh bình thường, trước khi vào bậc tiểu học các em đã có một vốn ngôn ngữ khá phong phú, các em chỉ cần sử dụng ngôn ngữ của mình trong việc quan sát, phân tích và viết sao cho đúng Với học sinh khiếm thính, khi đến trường học, vốn ngôn ngữ của trẻ có được rất hạn chế, nghèo nàn Do không nghe được tiếng nói của những người xung quanh, nên trẻ thính thường không nói được và không có khả năng ghi nhớ từ để viết Điều đó, làm hạn chế khả năng tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ, đây cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nghe, nói,viết của trẻ trong quá trình học dẫn đến trẻ khiếm thính viết sai chính tả nhiều

Từ thực tế qua bài viết của học sinh khiếm thính lớp 1B, tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều là do các em viết không cẩn thận, không hiểu nghĩa của từ, không nắm được quy tắc chính tả Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của học sinh Do bị khiếm khuyết về khả năng thính giác nên các em phải được dạy với nhiều phương pháp và biện pháp phù hợp với dạng tật của mình và của từng em thì các em mới tiếp thu bài một cách tốt nhất Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số

kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1B luyện viết đúng chính tả.” nhằm giúp cho các em viết đúng chính tả hơn Từ đó, các em sẽ có

một nền tảng ngôn ngữ vững chắc để học tốt các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Một số thuật ngữ:

1.1 Trẻ khiếm thính (trẻ khuyết tật thính giác) là gì?

Trẻ khiếm thính là trẻ bị khuyết tật về thính giác Theo quy định của Tổ chức y

tế thế giới, thì nếu độ mất thính lực trung bình từ 50 dB trở lên, hay nói cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn một câu nói (nói chuyện bình thường) ở khoảng cách 1m

là trẻ khiếm thính Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80 dB, nghĩa là chỉ

Trang 4

nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai thường những trường hợp này gọi là điếc, đi kèm điếc là bị mất ngôn ngữ - Câm

1.2 Đặc điểm trẻ khiếm thính:

- Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hai kĩ năng nghe, nói Đây là hai kênh tiếp nhận ngôn ngữ quan trọng nhất Căn cứ vào ứng dụng của ngôn ngữ học, trẻ khiếm thính sẽ được học các môn học thông qua phiên bản dịch- tức là dịch từ ngôn ngữ lời nói, chữ viết sang một dạng ngôn ngữ khác Đó chính là ngôn ngữ kí hiệu dành cho người khiếm thính

- Trẻ khuyết tật thính giác tri giác chủ yếu bằng cơ quan thị giác (nhìn, quan sát)

và cơ giác vận động (cầm, nắm, sờ, ) Chính vì thế mà trẻ điếc tri giác những sự vật, hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn tri giác không gian và thời gian

- Trẻ có tật thính giác chú ý không chủ động chiếm ưu thế, chú ý cái mới lạ, hấp dẫn, trực quan gợi cảm, khối lượng chú ý ít, phân phối chú ý kém, không bền vững, ảnh hưởng nhiều đến quá trình nhận thức Trẻ có tật thính giác ghi nhớ máy móc là chính, vì vốn ngôn ngữ nghèo nàn Trẻ điếc luôn có xu hướng học thuộc lòng từng câu, chữ, song có khi không hiểu gì, không nhận thức được điều gì thuộc bản chất của vấn đề

- Quá trình nhận thức và tư duy của trẻ điếc bằng con đường trực quan và hành động là chính Do đó giáo viên dạy trẻ điếc cần áp dụng phương pháp trực quan và hoạt động thực hành Trẻ vừa làm vừa nhận thức, vừa suy nghĩ và rất cần yếu tố trực quan: như quan sát, sờ nắn sự vật, nhìn thấy hình ảnh và hoạt động trực tiếp với sự vật, sự việc Từ đó, giúp các em viết đúng chính tả một cách có hiệu quả Đây cũng chính là con đường dẫn dắt các em đến với cộng đồng xã hội và ngược lại

1.3 Chính tả là gì?

Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài… Nói cách khác, chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ; mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của văn bản

2 Mục tiêu của phân môn chính tả đối với học sinh khiếm thính lớp 1B

Mục tiêu của phân môn chính tả là yêu cầu học sinh chép lại chính xác tất cả các

từ, câu hoặc đoạn trên bảng lớp vào vở, trình bày bài chính tả đúng hình thức, viết đúng cự li, các chữ đều, đẹp Kiểu bài này có tác dụng giúp học sinh nhớ mặt chữ các

từ trong câu, trong đoạn Trong kiểu bài tập chép, học sinh dựa vào văn bản mẫu để đọc (bằng mắt) và chép lại (bằng tay) đúng hình thức chữ viết của văn bản mẫu Yêu cầu tập chép đối với học sinh lớp 1B là đọc được từ, cụm từ hoặc câu để chép liền mạch từng chữ, hết chữ nọ mới đến chữ kia Thông qua các bài tập thực hành, luyện

Trang 5

tập, các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả nhằm đạt được mục tiêu

môn học

3 Thực trạng viết chính tả của học sinh khiếm thính 1B:

- Năm học 2015 – 2016: Lớp 1B có sĩ số: 12 học sinh / 5 nữ

- Ngoài khiếm thính các em còn mắc các tật khác:

+ Khiếm thính – cận thị: 1 học sinh

+ Khiếm thính – chậm phát triển trí tuệ (đa tật): 1 học sinh

- Về chương trình dạy chính tả ở lớp 1B: Lớp 1B ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ

khuyết tật được học theo sách giáo khoa lớp 1 tập 2 Chương trình chính tả lớp 1B được bắt đầu từ tuần thứ 10 của học kì I, gồm có 46 tiết, 2 tiết/tuần Ở lớp 1B, chính

tả tập chép là chủ yếu Học sinh nhìn lên bảng để chép lại theo cỡ chữ nhỏ Bài tập chép dài khoảng 15 đến 20 chữ Nội dung các bài tập chép là một đoạn văn hoặc đoạn thơ trong các bài tập đọc đã học trong tuần Điều này tạo thuận lợi cho học sinh tri giác bài viết qua bài tập đọc và tìm hiểu nội dung bài trước khi viết chính tả Sau mỗi bài viết đều có bài luyện tập để rèn luyện và củng cố cho học sinh viết đúng chính tả,

nắm được nghĩa của từ để viết từ cho đúng hơn

- Thực tế, học sinh khiếm thính lớp 1B viết sai chính tả chủ yếu do vốn Tiếng Việt còn rất hạn chế, kỹ năng nắm bắt hình miệng hạn chế, hệ thống ký hiệu ngôn ngữ dành cho người khiếm thính còn thiếu rất nhiều dẫn đến việc hiểu nghĩa từ trong một đoạn văn, bài thơ gặp nhiều khó khăn Các em chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả

- Qua thống kê các loại lỗi, học sinh khiếm thính lớp 1B thường mắc phải các loại lỗi sau:

+ Chưa viết hoa đúng chỗ

+ Chưa biết chuyển chữ in sang viết chữ thường

+ Chưa biết xuống dòng đúng lúc

+ Chưa biết nắn nót, cẩn thận (viết ẩu)

+ Chưa hiểu rõ nghĩa của từ

+ Chưa nắm được quy tắc chính tả

+ Còn viết sai dấu thanh

- Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh khiếm thính lớp 1B là:

+ Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ, đây cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nghe, nói, viết của trẻ trong quá trình học

+ Học sinh nhầm lẫn giữa dấu thanh dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả:

Ví dụ: mưa ròng mưa róng (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58) + Do học sinh chưa cẩn thận nên viết thường thiếu nét hoặc thừa nét:

Ví dụ: nấu cơm nấu cơn (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58)

Trang 6

+ Do học sinh không nắm vững cấu tạo âm vần:

Ví dụ: khéo sảy khóe sảy (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58) + Do học sinh không nắm được kiểu dáng chữ (chữ thường, chữ hoa):

Ví dụ: cổ kính cổ Kính

Ngọc Sơn Ngọc sơn

(Bài Hồ Gươm – sách giáo khoa - trang 118)

+ Do khuyết tật cơ thể (cận thị, viễn thị,…), các điều kiện khách quan (chỗ ngồi, ánh sáng, …), hoặc đồ dùng học tập (bàn, ghế, viết tắc mực…) cũng ảnh hưởng đến lỗi chính tả của các em

Đó là một số lỗi các em học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm thường mắc phải khi học chính tả Một phần do các em chưa chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên, một phần do ngôn ngữ kí hiệu không thể truyền tải hết được lời nói để các em hiểu Tuy nhiên các em có thế mạnh là ghi nhớ hình ảnh rất tốt, với những mẫu hình ảnh hoặc vật thật, tình huống cụ thể thì các em tiếp thu bài rất nhanh Từ những lý luận ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em khiếm thính lớp 1B viết đúng chính tả

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

1 Biện pháp 1: Khắc phục lỗi do học sinh chưa biết cách trình bày bài viết chính tả

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài chính tả:

+ Cách lề vở vào 02 ô ghi thứ, ngày, tháng, năm

+ Cách lề vở vào 06 ô ghi môn học

+ Cách lề vở vào 04 ô ghi bài học

+ Cách lề vở vào 03 ô kẻ lề phụ dùng làm cột sửa lỗi

+ Cách lề sửa lỗi 01 ô bắt đầu ghi bài viết

Trang 7

- Hướng dẫn học sinh quan sát bài viết mẫu:

+ Học sinh nhìn và viết đúng theo chữ mẫu được ghi trên bảng

+ Viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li

- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi:

+ Khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại

+ Học sinh dùng bút chì gạch chân dưới những lỗi sai và ghi lại bằng bút mực sang cột sửa lỗi (cùng dòng với chữ sai)

- Ngoài ra, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài chính tả ở nhà và tập viết trước vào vở rèn chữ Điều này giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ để hạn chế việc viết

sai chính tả

2 Biện pháp 2: Khắc phục lỗi chính tả khi viết thiếu dấu thanh hoặc sai dấu thanh

Để khắc phục lỗi chính tả khi viết thiếu dấu thanh hoặc sai dấu thanh cần gợi ý cho học sinh phân biệt thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh không Qua phần nội dung bài viết chính tả, giáo viên cùng học sinh tìm những chữ khó viết, dễ lẫn, những từ học sinh dễ viết sai dấu thanh để giúp học sinh ghi nhớ bằng cách gạch chân dưới từ đó, hướng dẫn, phân tích và cho học sinh viết lại bảng con Ngoài ra, giáo viên lưu ý cho học sinh ghi đúng vị trí dấu thanh trong chữ viết

Ví dụ: cổ = c + ô + thanh hỏi (thanh hỏi phải được đặt trên âm chính “ô”)

kính = k + inh + thanh sắc (thanh sắc phải được đặt trên âm chính “i”) (Từ “cổ kính” trong bài Hồ Gươm – sách giáo khoa – trang 118)

Sau đây là một số dạng bài tập khắc phục lỗi chính tả do dấu thanh:

Trang 8

Dạng bài tập 1: Điền dấu thanh thích hợp vào các chữ gạch chân sau:

quyển vơ cho xôi tô chim

(Bài tập 2b – Sách giáo khoa – trang 118)

Dạng bài tập 2: Thi viết 3 từ có dấu hỏi, 3 từ có dấu ngã Giáo viên chia lớp thành hai nhóm Phát bảng phụ, nhóm nào viết nhanh đúng là nhóm thắng (Bài tập 2b – sách giáo khoa – trang 123)

ngủ trưa quyển vở vui vẻ

vẽ tranh ngã ba học võ

3 Biện pháp 3: Khắc phục lỗi chính tả âm vần

Để khắc phục lỗi chính tả âm vần cần gợi ý cho học sinh nắm vững cấu tạo vần qua phân tích cấu tạo âm tiết của vần, so sánh với cặp vần dễ lẫn Sau đó, giáo viên khắc sâu nghĩa của từ bằng hình ảnh trực quan như: sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh

Ví dụ: an a – n ai a – i

at a – t ay a – y

Sau đây là một số dạng bài tập về sửa các lỗi về âm vần:

Dạng bài tập 1: Điền vào chỗ trống: an hay at? (Bài tập 2 – sách giáo khoa –

trang 57)

Trang 9

Dạng bài tập 2: Đánh dấu x vào trước các từ viết đúng (Bài tập 1 – sách giáo khoa – trang 48)

gà mái máy ảnh

gà máy mái ảnh Dạng bài tập 3: Tổ chức chơi hai đội tìm những tiếng có vần ao, eo Thi đua xem đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng (Bài tập 2 – sách giáo khoa – trang 49)

cao táo cháo phao mào gà báo sao hào

trèo nèo leo béo kéo co héo véo méo

4 Biện pháp 4: Khắc phục lỗi theo quy luật chính tả

Do học sinh lớp 1B còn nhỏ tuổi nên các em thường không mấy chú ý hay ghi nhớ các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ Vì vậy, giáo viên có thể hệ thống lại các quy tắc sau đó gắn lên tường để học sinh quan sát, ghi nhớ quy tắc chính tả nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu

Trang 10

Những bài tập để học sinh luyện tập và khắc sâu về quy luật chính tả:

Dạng bài tập 1: Điền chữ: g hay gh? (Sách giáo khoa trang 93)

tủ …ỗ lim đường gồ …ề con ….ẹ

Dạng bài tập 2: Đánh dấu x vào ô trống trước các câu viết đúng chính (Sách giáo khoa trang 84)

Ông trồng cây cảnh Ông trồng kây cảnh

Bà cể chuyện Bà kể chuyện

Chị xâu cim Chị xâu kim

g a; ă; â

o; ô; ơ u; ư

gh e i

ê

k i

e

ê

c a; ă; â

o; ô; ơ u; ư

Ngày đăng: 24/07/2016, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, Bộ GD&ĐT Khác
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn. Giáo trình tâm lí trẻ khiếm thính, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (2004) Khác
3. Tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1 Khác
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2006) Khác
5. Nâng cao khả năng dạy học trẻ khiếm thính, viện chiến lược và phát triển Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w