1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG – GIẢI QUYẾT vấn đề và KIỂU dạy học NGHIÊN cứu TRONG môn TIN học lớp 10

18 915 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 557,33 KB

Nội dung

Khó khăn  Phần lớn học sinh còn quen với cách học cũ: đọc – chép  Sách giáo khoa chưa được cải tiến để hỗ trợ cho phương pháp dạy học này  Giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị THPT THỐNG NHẤT A

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hải

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2014 - 2015

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hải

2 Ngày tháng năm sinh: 03/02/1985

3 Giới tính: Nữ

4 Địa chỉ: ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: 0914481772

6 Email: haitna85@gmail.com

7 Chức vụ: Phó bí thư Đoàn trường

8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin học Khối lớp 10 và 11

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2009

- Chuyên ngành đào tạo: Tin học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

Số năm có kinh nghiệm: 05 năm

Trang 3

1

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KIỂU DẠY HỌC NGHIÊN CỨU TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Thuận lợi

 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực từ lâu đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhà trường, tổ chuyên môn

 Phương pháp dạy học này phát huy được sự sáng tạo trong suy nghĩ và tăng khả năng làm việc nhóm của học sinh, từ đó tạo hứng thú học tập cho các

em

2 Khó khăn

 Phần lớn học sinh còn quen với cách học cũ: đọc – chép

 Sách giáo khoa chưa được cải tiến để hỗ trợ cho phương pháp dạy học này

 Giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chương trình còn phải là một đạo diễn có kinh nghiệm, tạo tình huống gợi vấn đề, chỉ huy để học sinh tự giải quyết vấn đề và rút ra kiến thức cần nắm được

 Hiện nay, việc sử dụng máy tính hầu như rất quen thuộc với xã hội nói chung và đối tượng học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông

Do đó, khi dạy học trên lớp bộ môn Tin học rất dễ gây nhàm chán cũng như không gây chú ý với học sinh trong tiết dạy

Vì vậy, trong phương pháp dạy học bộ môn tin học thì giáo viên phải chú

ý rất nhiều về cách truyền đạt kiến thức cho học sinh tránh việc nhàm chán, không thu hút và xem nhẹ

Dựa trên thực trạng nêu trên và xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong đó kiến thức được truyền thụ do sự khám phá của học sinh thông qua quá trình hoạt động tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề

do giáo viên đề nghị, tôi xin phép được áp dụng phương pháp giảng dạy theo Kiểu dạy học nghiên cứu và phương pháp diễn giảng – giải quyết vấn đề vào bộ môn của mình khi dạy khối lớp 10

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

Kiểu dạy học nghiên cứu, giáo viên là người nêu đề tài còn học sinh bằng tìm tòi, sáng tạo sẽ là người trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm tòi toàn bộ vấn đề

Theo G.A.Kelly, nhà tâm lý học xuất sắc thế kỷ XX, nhìn nhận mỗi con người là một nhà khoa học, họ cố gắng hiểu, lý giải, dự đoán, kiểm soát thế giới các sự kiện để có thể tác động qua lại có hiệu quả với chúng Cách thức nhận thức thế giới của con người giống hệt như cách thức nhận thức của nhà khoa học Người trưởng thành lại có xu hướng học thông qua giải quyết các vấn

đề (Knowles), họ chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân bằng cách tạo các

Trang 4

2

biểu tượng của chính họ về những điều cần học, lựa chọn thông tin mà họ nhận thấy là thích hợp, và diễn giải thông tin trên cơ sở kiến thức và nhu cầu hiện có của họ (Prawat & Floden, 1994) Chính những lý do này cho phép khẳng định,

về mặt tâm lý học dạy học, dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là phù hợp hơn cả đối với người học trưởng thành

Bên cạnh đó, dạy học diễn giảng – giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đẩy mạnh tính tự lực sáng tạo và trau dồi tư duy của học sinh Với các đặc trưng như:

- Giáo viên: là người đạo diễn, trọng tài, cố vấn, tổ chức

- Học sinh: là chủ thể, trở thành trung tâm được định hướng để xây dựng kiến thức mới

- Kiến thức: được truyền thụ do sự khám phá của học sinh qua quá trình hoạt động giải quyết vấn đề do giáo viên đề nghị Kiến thức mới nảy sinh như là kết quả của hoạt động của chính học sinh

Thông qua việc tổ chức nhóm để hoạt động thì kết quả đạt được trong việc nghiên cứu nội dung bài học đạt kết quả cao trong việc nắm bắt kiến thức, đồng thời cũng tạo cho học sinh kỹ năng sống khi giao tiếp ngoài xã hội Chìa khoá của hoạt động nhóm: bài tập/công việc (hoặc đồ án, dự án) được xác định rõ ràng giúp tạo ra sự bình tĩnh và không khí tích cực khi tham gia giải quyết vấn đề, điều này gây được hứng thú và kích thích học sinh hơn

Bài tập được giao nên đầy đủ các thông tin như: mục đích, yêu cầu, tài liệu tham khảo, thời gian thực hiện, cách thức báo cáo kết quả, mẫu đánh giá kết quả thực hiện

Hai phương pháp nêu trên là một trong những phương pháp dạy học tích cực, trong quá trình thực hiện tôi đã thay đổi một chi tiết thực hiện trong quy trình nhằm đáp ứng việc áp dụng cho phù hợp với đối tượng học sinh trung học phổ thông

Trang 5

3

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

II 1 Giải pháp 1: Phương pháp diễn giảng – nêu vấn đề trong dạy Tin học 10:

Các bước tiến hành

Với phương pháp diễn giảng – giải quyết vấn đề, các bước tiến hành như sau:

- Tạo tình huống gợi vấn đề, đặt vấn đề

- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề bao gồm khám phá các cách giải, chọn cách giải thích hợp

và trình bày lời giải

- Kiểm tra, đánh giá lời giải, và thông báo kết quả

- Thể thức hóa

1 VÍ DỤ 1:Sử dụng phương pháp diễn giảng – giải quyết vấn đề xây dựng các

hoạt động để xây dựng nội dung “Biểu diễn thông tin trong máy tính” của Bài 2: Thông tin và dữ liệu

- Mục đích:

 Học sinh đã biết: khái niệm thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin, đơn vị đo lượng thông tin trong máy tính, cách mã hóa thông tin trong máy tính

 Học sinh cần học: cách biểu diễn thông tin trong máy tính

- Tài liệu tham khảo: SGK, sách giáo viên

- Đặt vấn đề:

Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề

• Giáo viên cho học sinh xem chương trình văn nghệ được ghi lại trên

DVD qua máy tính

• Xem văn nghệ trực tiếp và xem chương trình đó qua một đĩa DVD trên máy tính có thấy gì khác biệt không? (Lưu ý: chỉ quan tâm tới chất lượng

hình ảnh và âm thanh)

• Hình ảnh và âm thanh chỉ là 2 trong số các dạng thông tin Vậy với tất

cả các dạng thông tin thì máy tính sẽ biểu diễn chúng khác nhau hay giống nhau? Có tuân theo 1 quy luật nào không?

- Phát biểu vấn đề:

Giáo viên phát biểu vấn đề: máy tính biểu diễn thông tin như thế nào?

- Giải quyết vấn đề:

Giáo viên hình thành giả thuyết:

Máy tính là một thiết bị điện tử, không có những hiểu biết như con người

và có ngôn ngữ riêng của máy tính? Vậy ngôn ngữ đó là gì? Thông tin được đưa vào trong máy tính sẽ phải như thế nào?

 Có nhiều dạng thông tin khác nhau nhưng chung quy chỉ có 2 loại chính: số và phi số → cách biểu diễn của mỗi loại sẽ khác nhau theo quy ước

Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành dãy Bit

Trang 6

4

gọi là mã hóa thông tin → khi đưa thông tin vào máy tính, chúng phải

được biến đổi thành dãy Bit → nguyên lí mã hóa nhị phân

Kiến thức cần truyền đạt:

+ Thông tin loại số và cách biểu diễn

+ Thông tin loại phi số và cách biểu diễn

+ Các hệ đếm trong tin học và cách chuyển đổi giữa các hệ đếm

Chứng minh giả thuyết:

+ Trong giao tiếp, để trao đổi thông tin với nhau thì mọi người phải dùng ngôn ngữ nào đó như: nói, viết, hình thể,… Đối với máy tính, các linh kiện điện tử và vật liệu điện, điện tử để chế tạo ra máy tính, chế tạo bộ nhớ, … đểu chỉ có 2 trạng thái: đóng (ON) tương đương với 1, hở (OFF) tương đương với 0 Sử dụng hai trạng thái của một công tắc là bật (1) – tắt (0) của đèn điện tử để mô phỏng cho các thiết bị này Hay nói cách khác, ngôn ngữ máy là 0 và 1

+ Ta biết, hệ nhị phân là hệ thống số chỉ có hai kí hiệu là 0 và 1 Do đó, muốn đưa thông tin như văn bản, số, âm thanh, hình ảnh, … vào máy tính người ta phải dùng hệ nhị phân để biểu diễn chúng để máy tính có thể “giao tiếp” được

Đánh giá và thể thức hóa:

Giáo viên tóm tắt các nội dung đã nghiên cứu và hình thành khái niệm cho học sinh

 Với nhiều dạng thông tin khác nhau: thông tin loại số, phi số ta biến đổi về dạng bit – mã nhị phân cũng chính là ngôn ngữ máy để máy có thể làm việc được trên mọi thông tin một cách dễ dàng

 Việc biểu diễn thông tin loại phi số như âm thanh, hình ảnh,… rất được quan tâm và chất lượng ngày càng hoàn thiện

- Vận dụng:

Giáo viên ra bài tập và câu hỏi củng cố

Trả lời các câu hỏi a3, b, c1 trang 16, 17 SGK Tin 10, 2013

2 VÍ DỤ 2: Sử dụng phương pháp diễn giảng – giải quyết vấn đề xây dựng các

hoạt động để dạy nội dung “Giải bài toán trên máy tính”( SGK – Tin học 10)

- Mục đích:

 Học sinh đã biết:

 Khái niệm bài toán và thuật toán

 Một số thuật toán căn bản

 Học sinh sẽ học:

Cách bước giải bài toán trên máy tính

- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên

Trang 7

5

- Đặt vấn đề

Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề

 Khi giải một bài toán thông thường (toán học), chẳng hạn như bài toán giải phương trình bậc hai ax2

+ bx + c = 0 thì học sinh sẽ làm như thế nào?  Nêu trình tự các bước giải?

Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án phù hợp

 Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm “bài toán trong tin học” (ở nội dung đã học bài 4: Bài toán và thuật toán)

Giáo viên nhận xét và nhắc lại khái niệm “bài toán” trong tin học

Hoạt động học sinh: thảo luận hay trả lời

 Bài toán trong toán học cũng là một dạng bài toán trong tin học và làm sao

để máy tính giải được? Khi giải trên máy tính thì khác gì so với việc giải thông thường trên giấy không? Tự máy tính có thể giải được không?

- Phát biểu vấn đề

Giáo viên phát biểu vấn đề, giải bài toán trên máy tính như thế nào? (Các bước giải quyết bài toán trên máy tính)

- Giải quyết vấn đề

Giáo viên hình thành giả thiết

 Để giải một bài toán cần phải xác định được đầu vào (input) và đầu ra (output) của bài toán đó, giống như việc bài toán thông thường bằng giả thiết

và kết luận  Bước 1: Xác định yêu cầu của bài toán

 Để tìm được output cần phải xây dựng các bước giải cho máy tính, đó là thuật toán  có thể sử dụng những thuật toán đã có (sao cho phù hợp) hoặc thiết kế thuật toán theo yêu cầu của bài  Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

Lưu ý: Một bài toán có thể giải bằng nhiều cách khác nhau; do đó có nhiều

thuật toán tối ưu Chính vì vậy bước lựa chọn thuật toán cần quan tâm để chọn lựa được thuật toán tối ưu nhất

 Muốn máy tính thực hiện được thuật toán  Diễn tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình  Bước: Viết chương trình

 Chương trình viết xong, máy chạy được nhưng chưa chắc đã đúng Vì thuật toán ta viết khi diễn tả theo ngôn ngữ tự nhiên thì không vấn đề gì nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ lập trình yêu cầu phải đúng cú pháp của ngôn ngữ đó…

 Kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán: chạy thử vài giá trị cơ bản nếu kết quả có vấn đề ta phải chỉnh sửa lại  Bước: Hiệu chỉnh

 Thực tế có những bài toán tương tự nhau sử dụng những thuật toán có lối tư duy như nhau, có những bài toán là tập hợp những bài toán nhỏ hơn…. Cần lưu trữ các tài liệu của những bài toán này làm cơ sở cho những bài toán khác, người khác có thể sử dụng, hiểu được  Bước: Viết tài liệu

Kiến thức cần truyền đạt

Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước:

- B1: Xác định thuật toán;

Trang 8

6

- B2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;

- B3: Viết chương trình;

- B4: Hiệu chỉnh;

- B5: Viết tài liệu

Giáo viên chứng minh giả thiết

 Giáo viên lấy một vài bài toán như: Giải phương trình bậc 2 ax2 + bx + c = 0

để minh họa các bước, chứng minh việc khi làm theo tuần tự các bước trên sẽ giúp giải quyết bài toán một cách tường minh ( nêu ví dụ cho trường hợp thuật toán tối ưu), đúng quy trình xây dựng phần mềm, dễ dàng chỉnh sửa và phát triển sau này; trường hợp khiếm khuyết một số bước có thể gây trở ngại, bế tắc hoặc khó khăn

 Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu vì sao phải có các bước này

 Giáo viên sử dụng phần mềm Turbo Pascal để minh họa kèm theo để học sinh thấy rõ chi tiết từng bước và ứng dụng thực tế khi viết 1 chương trình

- Đánh giá và thể thức hóa

Giáo viên tóm tắt các nội dung đã nghiên cứu và hình thành quy trình thực hiện giải bài toán trên máy tính:

 Có 5 bước để giải một bài toán trên máy tính Nhấn mạnh bước 1 và 2 là quan trọng

 Giải một bài toán trên máy tính cần phải tuân thủ các bước trên

 Đối với những bài toán nhỏ, đơn giản khi thực hiện có thể bỏ qua bước 1 mà vào thẳng bước 2 hoặc 3, bỏ đi bước 5

- Vận dụng

Giáo viên ra bài tập và câu hỏi củng cố:

 Trả lời câu hỏi và làm bài tập ở SGK Tin 10 trang 51

 Bài tập mở rộng: Trình bày các bước giải phương trình: ax + b = 0 trên máy tính

Giáo viên tạo tình huống có vấn đề mới

Đối với những “bài toán phức tạp” có thể không thuộc lĩnh vực toán học như: sắp thời khóa biểu, quản lí học sinh, quản lí thư viện… thì có làm theo các bước trên không?

3 VÍ DỤ 3: Sử dụng phương pháp diễn giảng – giải quyết vấn đề xây dựng

các hoạt động để xây dựng nội dung “Chèn thêm ô/hàng/cột trong bảng” của Bài

19 : Tạo và làm việc với bảng

- Mục đích:

 Học sinh đã biết: Cách tạo bảng, chọn thành phần của bảng, thay đổi kích thước các thành phần của bảng

 Học sinh cần học: cách chèn thêm ô/hàng/cột vào bảng

- Tài liệu tham khảo: SGK, sách giáo viên

Trang 9

7

- Đặt vấn đề:

Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề

• Giáo viên đã cho HS tạo bảng như sau:

STT Họ tên Ngày sinh ĐiểmToán Điểm Văn Điểm Anh

1 Nguyễn Hồng Hạnh 02/01/96 7.0 6.0 6.5

 Giáo viên nêu tình huống: Giáo viên A cần ghi thêm điểm trung bình của các thí sinh Vậy với bảng vừa tạo, giáo viên A cần làm gì?

Hoạt động của học sinh: thảo luận nhóm hoặc trả lời

- Phát biểu vấn đề:

Giáo viên phát biểu vấn đề: Hãy cho biết cách giải quyết? Trình bày thao

tác cụ thể?

- Giải quyết vấn đề:

Giáo viên hình thành giả thuyết:

Lúc tạo bảng chúng ta có thể bị thiếu ô/hàng/cột Do đó, cần xử lý tình huống này một cách hiệu quả Không thể xóa toàn bảng để thiết lập bảng mới, vì sẽ làm mất nhiều thời gian của chúng ta Vì vậy, chúng ta sẽ chèn thêm ô/hàng/cột vào vị trí mong muốn bẳng công cụ có sẵn trong Word Vậy công cụ đó là gì? Có mấy cách thực hiện?

Kiến thức cần truyền đạt:

Bước 1: Chọn ô/hàng/cột bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn

Bước 2:Dùng lệnh Table → Insert

Bước 3: Chỉ ra vị trí cần chèn

Đánh giá và thể thức hóa:

Giáo viên tóm tắt các nội dung đã nghiên cứu và hình thành kiến

thức/cách giải quyết cho học sinh khi gặp tình huống tương tự

- Vận dụng:

Giáo viên ra bài tập và câu hỏi củng cố

Thực hiện một thời khóa biểu giống câu 2a1, 2a2 trong Bài tập và thực hành

9 sách giáo khoa Tin học 10 trang 127

Bài tập mở rộng: Hãy nghiên cứu và lập ra một bảng thống kê sách trong

thư viện trường học của mình

Trang 10

8

II 2 Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu trong hoạt động dạy học môn Tin học 10:

Các bước tiến hành:

Với phương pháp dạy học nghiên cứu, bài tập được giao cần có các thông tin như: mục đích, yêu cầu, tài liệu tham khảo, thời gian thực hiện, cách thức báo cáo kết quả, mẫu đánh giá kết quả thực hiện

Qui trình hoạt động như sau:

 Định hướng:

+ Đặt vấn đề bằng cách thông báo tài liệu

+ Phát biểu vấn để, nêu nhiệm vụ

 Lập kế hoạch: (Giáo viên có thể gợi ý cho Học sinh nhằm giúp học sinh giải quyết được vấn đề)

+ Huy động tri thức, tích lũy tư liệu

+ Đề xuất giả thiết, dự đoán phương pháp giải quyết

+ Lập kế hoạch giải quyết

 Thực hiện kế hoạch:

+ Thực hiện kế hoạch giải quyết

+ Đánh giá việc thực hiện

+ Phát biểu kết luận

Kiểm tra đánh giá cuối cùng

+ Kiểm tra ứng dụng kết luận của kế hoạch giải quyết

Mẫu đánh giá kết quả:

Nhóm

Thành viên

Ý thức

kỉ luật (2đ)

Mức độ tham gia xây dựng bài thuyết trình (3đ)

Kết quả bài nộp (5đ)

Tổng điểm Tên/MS của Học sinh

1

2

Ngày đăng: 24/07/2016, 11:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w