1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây DỰNG một số DẠNG bài tập THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG lực để rèn LUYỆN kĩ NĂNG làm văn CHO học SINH lớp 10

23 637 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 490,19 KB

Nội dung

Trên cơ sở khảo sát thực tế bài làm văn của học sinh lớp 10 tại nơi công tác, tôi nhận thấy giáo viên dạy văn cần phải xây dựng thêm những dạng bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng viết

Trang 1

XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN CHO

HỌC SINH LỚP 10

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, việc dạy học ở chương trình giáo dục phổ thông của nước ta đang chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Từ định hướng đó, việc kiểm tra đánh giá có sự thay đổi Bài kiểm tra phải đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề của học sinh(HS) Dạy học theo định hướng năng lực yêu cầu người giáo viên(GV) phải chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học

Kiến thức và kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực Trong môn Ngữ Văn, việc đánh giá cần hướng tới là năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động Điều này được thể hiện chủ yếu qua việc tạo lập các văn bản Trong các phân môn của bộ môn Ngữ Văn, làm văn được xem là

phân môn tổng hợp vì “học sinh bao giờ cũng phải cùng một lúc huy động hàng loạt kiến thức được trang bị của mình về ngôn ngữ (bao gồm tất cả các năng lực

sử dụng tất cả các đơn vị ngôn ngữ và các quan hệ ngữ pháp), về tư duy (bao gồm tất cả các khả năng: phân tích, tổng hợp, khái quát, phán đoán, suy luận…) và cả

về quan điểm lập trường của các quá trình nhận thức và đánh giá.” (Trần Thanh

Bình) Là một phân môn thực hành sáng tạo nên học sinh phải biết vận dụng kiến thức trong chương trình học, kiến thức thực tế và kĩ năng vận dụng ngôn ngữ để làm bài Bài làm văn là sản phẩm cuối cùng đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh

Kiến thức làm văn ở trường phổ thông không phải hoàn toàn mới mà là sự lặp lại và nâng cao kiến thức ở bậc cơ sở vì thế chương trình làm văn ở THPT chú ý đến khâu thực hành luyện tập Tuy nhiên, bài tập trong sách giáo khoa còn ít nếu giáo viên chỉ dừng lại giảng dạy các bài tập trong sách giáo khoa thì chưa đủ Giáo viên là người nắm bắt năng lực và định hướng năng lực cho HS vì thế GV không thể áp dụng một giáo án có sẳn để giảng dạy cho tất cả các đối tượng mà phải nắm

Trang 2

bắt kịp thời năng lực của từng đơn vị đối tượng để chọn phương pháp và kiến thức phù hợp

Trên cơ sở khảo sát thực tế bài làm văn của học sinh lớp 10 tại nơi công tác, tôi nhận thấy giáo viên dạy văn cần phải xây dựng thêm những dạng bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng viết văn cho HS mang tính hệ thống phù hợp với năng lực của từng lớp, từng trường cụ thể để HS làm bài tốt hơn

Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích…

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Phân môn làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 10 và lí luận dạy học theo định hướng năng lực

Làm văn trong trương trình ngữ văn 10 có 3 kiểu (phân theo phương thức biểu đạt): văn tự sự, văn thuyết minh và văn nghị luận Lí thuyết và bài tập trong chương trình làm văn trong SGK được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu Lí thuyết bám sát vào các ngữ liệu (phân tích ngữ liệu để làm cơ sở rút ra lí thuyết) Các văn bản ngữ liệu có chọn lọc và ngắn gọn, coi trọng vào kĩ năng thực hành vận dụng và rèn luyện các thao tác Tuy nhiên, số lượng bài tập trong sách giáo khoa tương đối ít, mỗi bài học chỉ có một đến ba bài tập nhằm thực hiện một kĩ năng nào đó Chẳng hạn, học chuyện đề văn tự sự thì có các dạng đề thực hành kiểu như: hãy lập dàn ý

cho một bài văn kể về câu chuyện “hậu thân của chị Dậu theo gợi ý của nhà văn Nguyễn Tuân”, hay “một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống”; bài tập “chọn một

sự việc rồi kể bằng các chi tiết tiêu biểu cho phần tiếp theo đoạn kết của truyện Lão Hạc của Nam Cao”, “Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu thơ đầu đoạn trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”.” (SGK, trang

99 tập 1)…, phần văn thuyết minh và nghị luận cũng vậy

Các bài kiểm tra đánh giá (bài kiểm tra 1 tiết) trong sách giáo khoa cũng theo trình tự bài học: bài viết số 1 kiểm tra kiến thức văn biểu cảm về một hiện tượng đời sống, bài viết số 2, 3 là văn tự sự, không định hướng bài kiểm tra cuối học kì I, bài viết số 5 làm văn thuyết minh, bài viết số 5, và bài thi học kì II làm

Trang 3

văn Nghị luận Tuy nhiên, thực tế giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực hiện nay thì lại không nhất thiết giáo viên phải đảm bảo kiến thức đánh giá học sinh theo trình tự như trên Chẳng hạn, khi học phần truyện dân gian, không nhất

thiết người thầy chỉ ra dạng đề văn tự sự Tài liệu tập huấn Dạy học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh năm 2014

có gợi ý ra đề kiểm tra năng lực vận dụng cao của học sinh khi học xong truyện cổ

tích Tấm Cám như sau:

* Theo hình thức văn tự sự:

Đề 1: Đóng vai nhân vật Tấm (Cám) kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

Đề 2: Nếu được phép thay đổi kết thúc truyện, anh/ chị sẽ kết thúc truyện như thế nào?

* Theo hình thức văn nghị luận:

Đề 1: Trả lời con gái, Mark khẳng định: “Hạnh phúc là đấu tranh” Câu trả lời ấy khiến anh/ chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Đề 2: Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1 nhận định về truyện “Tấm Cám”:

“Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển

về tính cách (từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc)” Anh chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích tác phẩm để làm rõ.(bài tập vận dụng trong bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam)

Như vậy, dạy học theo định hướng kĩ năng đòi hỏi khâu đánh giá phải hướng đến đánh giá năng lực của học sinh ở tất cả các kĩ năng: từ đọc hiểu đến năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản, cuối cùng là năng lực cảm thụ, giải quyết các vấn đề được đặt ra trong văn bản HS không nhất thiết học kiểu làm văn nào trên lớp thì giáo viên đánh giá trên kiểu làm văn ấy Khi học một tác phẩm văn chương, giáo viên có thể ra nhiều dạng đề đánh giá năng lực học sinh ở nhiều

kĩ năng khác nhau HS phải phân biệt được dạng đề nào là văn tự sự, dạng đề nào

là thuyết minh, hoặc nghị luận Để đáp ứng kĩ năng làm văn cho học sinh, giáo viên phải chủ động cho bài tập thực hành, sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng phù hợp với

Trang 4

từng đối tượng lớp học trong suốt quá trình giảng dạy chứ không nhất thiết bám sát những bài tập trong sách giáo khoa ở chương trình Ngữ văn 10 Vì thế nếu chỉ thực hành bài tập có trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không thực hiện hết các dạng

đề đối với một tác phẩm văn học nào đó Học kì I, SGK chỉ hướng dẫn tìm hiểu và thực hành văn tự sự thì học sinh sẽ khó thực hành vận dụng các dạng đề văn nghị luận Chính vì vậy giáo viên cần xây dựng hệ thống bài tập giúp các em giải quyết các bài làm văn theo thực tế chương trình

Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực trong bài làm

văn là: “không nên cho học sinh viết dài mà có giới hạn dung lượng, có cân nhắc suy nghĩ trong việc ra đề để giáo viên có thể chấm cả ý lẫn văn (…)Trong câu hỏi/ bài tập và đề tự luận, ngoài hình thức câu hỏi luận đề, GV có thể đa dạng hóa cách ra đề khác như: tìm ý, đề xuất ý, viét đoạn văn, tóm tắt văn bản, chữa câu, đoạn, viết theo mẫu, theo gợi ý” (Tài liệu tập huấn, trang 95) nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho việc bao quát các nội dung học tập thuận lợi hơn Từ định hướng theo yêu cầu đổi mới, bài viết đề xuất các dạng bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh từ thực tế nắm bắt năng lực viết văn của HS

2.2 Thực tế việc dạy học của giáo viên và làm văn của học sinh lớp 10

Nội dung kiến thức thì mỗi HS tự trang bị cho mình trong quá trình học tập và trong cuộc sống Điều quan trọng là HS phải học được kĩ năng làm văn, biết phát hiện ra vấn đề, biết diễn đạt tình ý cho rõ ràng, mạch lạc Bài tập thực hành mang tính hệ thống sẽ giúp HS phát hiện lỗi và khắc phục những lỗi thường gặp mà mình mắc phải HS có thể làm bất cứ dạng đề nào mà không bị phụ thuộc vào việc đề văn đó đã được giáo viên gợi ý hay chưa Thực tế dạy học ở đơn vị, tôi nhận thấy vẫn còn giáo viên dạy chưa chú ý nhiều đến tiết làm văn, chỉ giảng dạy theo gợi ý bài học sách giáo khoa, chưa chú ý đến tiết trả bài tập (chỉ trả bài qua loa, đại khái

mà không chú ý đến thực hành sửa lỗi trong bài viết), chủ yếu dành thời gian nhiều cho phần dạy tác phẩm văn chương để đảm bảo kiến thức giáo khoa cho học sinh

Vì thế, nhiều học sinh khi bước lên lớp 11, 12 mà vẫn không ý thức được phải trình bày một bài văn như thế nào

Trang 5

Thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy dù bài làm văn trong SGK có bài tập để học sinh thực hành nhưng sai sót của HS trong bài làm văn của mình vẫn nhiều vô kể Những lỗi sai sót của học sinh thường gặp là:

Thứ nhất là sai sót ở khâu tìm hiểu đề Tìm hiểu đề sai sẽ dẫn đến bài viết

lạc đề hoặc không xác định đúng trọng tâm của đề Vẫn có nhiều HS không ý thức việc tìm hiểu đề là quan trọng nên bỏ qua khâu này Vì vậy khi làm bài các em thường sa vào lối viết lam man, tùy tiện Không tìm hiểu đề thấu đáo, HS dễ mắc các lỗi: trình bày sai về nội dung, không đúng kiểu làm văn, hoặc dẫn chứng không phù hợp với yêu cầu của đề

Thứ hai là sai sót ở khâu lập dàn ý Dàn ý là khâu lựa chọn và sắp xếp các

ý một cách hợp lí để phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận đề Lập dàn ý giúp học sinh không bỏ sót ý, không lặp ý và tránh được tình trạng “đầu voi đuôi chuột” khi triển khai ý Việc lập dàn ý đảm bảo tính hệ thống, tạo nên sự liên kết thống nhất của bài văn Mặc dù bài tập làm văn trong sách giáo khoa dạng bài tập tìm ý và lập dàn ý nhưng số lượng bài tập và sự phong phú của các các dạng bài tập lập dàn ý còn hạn chế Đa số học sinh khi viết văn thường có thói quen nghĩ đến đâu viết đến đó nên các em thường sa vào các lỗi như lặp ý hoặc thiếu ý, ý chồng chéo, ý không đúng trọng tâm

Thứ ba là HS rơi vào lỗi hành văn - sai sót ở khâu diễn đạt và liên kết ý

Trong đoạn văn của HS “Sách là một vật không thể thiếu trong tuổi học trò Sách

là công cụ bán chạy nhất hiện nay, nhất là bán cho học sinh, những người già và những phụ huynh mua về cho con em đọc.”, người đọc dễ dàng nhận thấy khả năng

sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt của học sinh có vấn đề Học sinh chưa có ý thức viết đoạn, và diễn đạt ý Vì vậy xây dựng các bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh rất cần thiết Các bài tập rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn được thực hiện một cách có hệ thống sẽ giúp cho học sinh có ý thức chú ý đến văn phong khi diễn đạt

Cuối cùng là lỗi viết đoạn, xây dựng đoạn Đoạn văn là một ý hoàn chỉnh

ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa Mỗi đoạn văn trong văn bản

Trang 6

diễn đạt một ý, một luận điểm Các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn thân bài triển khai chủ đề của văn bản), đoạn kết thúc văn bản Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định Trên thực tế, đa số học sinh lớp 10 vẫn chưa có ý thức viết một đoạn văn trọn vẹn để hoàn thành một luận điểm trong bài văn của mình Các lỗi thường gặp trong việc xây dựng đoạn là: chưa biết cách viết đoạn mở bài và kết bài, không phân đoạn trong phần thân bài, đoạn không thể hiện được câu chủ đề, đoạn chưa hoàn chỉnh luận điểm

Từ kết quả khảo sát trên, người viết đã đưa ra giải pháp là thiết kế các dạng bài tập mang tính toàn diện và tính thực tiễn để cho học sinh lớp 10 thực hành Giải pháp này thay thế một phần giải pháp đã có, cũng đã được áp dụng tại các đơn vị khác nhưng chưa từng được áp dụng tại đơn vị của mình Tôi nhận thấy việc áp dụng các bài tập này vào giảng dạy phân môn làm văn tại đơn vị đang công tác có hiệu quả

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Xây dựng một số dạng bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh lớp 10

3.1.1 Dạng bài tập phân tích đề

Để rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, với một văn bản văn chương, GV có thể ra nhiều dạng đề khác nhau (tự sự, thuyết minh, hoặc nghị luận) Đặc biệt, đề văn nghị luận lại rất đa dạng Do đó, GV phải cung cấp cho học sinh nhiều dạng đề và luyện tập khâu tìm hiểu đề càng nhiều càng tốt

Khi tìm hiểu một đề văn, GV cần yêu cầu HS làm rõ ba yêu cầu của một đề văn trong nhà trường: yêu cầu về nội dung; yêu cầu về hình thức và yêu cầu về phạm vi tư liệu

Một số kiểu bài tập đề xuất cho dạng bài tập phân tích đề như sau:

Trang 7

* Kiểu 1: Cho đề bài và yêu cầu học sinh tìm hiểu và phân tích đề theo ba yêu cầu của việc tìm hiểu đề

Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 không có bài tập cho khâu tìm hiểu đề HS không được thực hành dạng bài tập này trong chương trình chính khóa vì thế GV phải linh hoạt trong quá trình giảng dạy giúp HS ý thức được bước đầu tiên khi bắt đầu làm một bài văn GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đề theo trình tự: xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu Chẳng hạn, GV cho bài tập:

Tìm hiểu và phân tích một số đề văn sau:

“Đề 1: Nhập vai nhân vật Tấm, anh/ chị hãy kể lại truyện cổ tích Tấm Cám

Đề 2: Cảnh ngày hè thể hiện vẻ đẹp “tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình

yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân đân, đất nước”(SGK Ngữ Văn 10, trang 119)

Anh/ chị hãy chứng minh nhận định trên

Đề 3: Giới thiệu về tác hại của rượu đối với đời sống con người

sở so sánh, đối chiếu để thấy được sự khác nhau của các dạng đề

* Kiểu 2: Kiểu bài tập có nội dung phân tích đề sẳn, yêu cầu HS nhận xét, sửa chữa và bổ sung

Với kiểu bài tập này, GV có thể kết hợp với kiểu 1 GV cùng lúc cho 2 đề, giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm khâu tìm hiểu đề, sau 3 phút làm việc, các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng Cuối cùng, GV hướng dẫn HS thực hiện kiểu 2 (Các nhóm thay phiên nhau nhận xét phần tìm hiểu đề của nhóm bạn) Hoặc, GV cho sẳn bài tập yêu cầu học sinh nhận xét và sửa chữa lại cho hợp lí

Bài tập 1:

Trang 8

Với đề bài “Giới thiệu về lễ hội tết cổ truyền Việt Nam” có một bạn phân tích đề như sau:

- Yêu cầu về hình thức: văn thuyết minh

- Yêu cầu về nội dung: Tết cổ truyền Việt Nam là một lễ hội gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và tất cả các dân tộc khác trên thế giới

- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: không hạn chế, là những kiến thức về xã hội Trình bày ý kiến của anh/ chị về phần phân tích đề trên”

Bài tập 2: Nhận xét bài làm của bạn X dưới đây, cho biết bạn X đã làm đúng yêu cầu của đề hay không? Xác định lại yêu cầu của đề:

Đề: “Hãy phát biểu cảm nghĩ của anh/ chị về văn hóa đọc sách trong giới trẻ hiện nay.” có bạn viết:

“Sách là một vật không thể thiếu trong tuổi học trò Sách là công cụ bán chạy nhất hiện nay, nhất là bán cho học sinh, những người già và những phụ huynh mua về cho con em đọc

Sách có hình chữ nhật và in rất nhiều trang giấy, có thể lên đến hàng ngàn trang Nhiều trang như vậy giúp cho người đọc say mê khi đọc sách Sách có rất nhiều loại như sách giải bài tập cho học sinh, sách giáo khoa, sách truyện và sách học làm người, và cả những sách khoa học về các lĩnh vực

Sách giúp ích cho chúng ta, giúp cho ta biết về lịch sử và cuộc sống của người xưa, giúp học sinh tham khảo những bài toán khó, giúp ta biết được những nơi ta chưa đến, giúp ta khám phá cuộc sống muôn loài…Ta nên mua nhiều sách

để đọc để biết thêm nhiều kiến thức.” (HS Trần Trường Lâm- 10A13)

(Ở bài làm trên, HS không xác định được yêu cầu của đề nên sa vào lối văn thuyết minh Khi bài viết không xác định đúng yêu cầu của đề thì sẽ dẫn đến lạc đề khi triển khai ý.)

Kiểu bài tập này yêu cầu học sinh phải tìm ra và sửa chữa những sai sót trong ngữ liệu, qua đó giúp học sinh hình thành kĩ năng phát hiện và phân tích vấn đề

Trang 9

Nó giúp học sinh tránh việc đọc đề qua loa, đại khái để dẫn đến hậu quả là làm lạc

đề

3.1.2 Dạng bài tập rèn luyện kĩ năng tìm ý và lập dàn ý

Với dạng bài tập lập dàn ý, sách giáo khoa thường có kiểu bài tập đưa ra yêu

cầu trực tiếp kiểu như: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau đây: “Sách mở rông trước mắt tôi những chân trời mới” (M Go-rơ- ki) Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên Ngoài kiểu yêu cầu trực tiếp, GV nên xây dựng thêm dạng bài tập yêu cầu HS

đánh giá và sửa lỗi trong dàn ý cho sẳn từ bài làm của chính các em

Yêu cầu của kiểu bài tập này là: Anh/ chị hãy xem xét và tìm ra sai sót? Bổ sung ý cho hoàn chỉnh dàn ý dưới đây

Ví dụ: Dự định viết bài văn nghị luận cho đề bài: “Trả lời con gái, Mark khẳng định: “Hạnh phúc là đấu tranh” Câu trả lời ấy khiến anh/ chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám.” một bạn lập dàn ý như sau:

Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám

Thân bài:

- Cuộc đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm qua các chi tiết:

+ Bụt giúp Tấm có hạnh phúc mỗi khi Tấm bị mẹ con Cám ức hiếp

+ Sự biến hóa kì diệu: mỗi lần bị mẹ con Cám tiêu diệt sự sống, Tấm không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu xa Tấm vươn lên kiên cường đấu tranh giành sự sống qua các lần hóa thân: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, và trở lại làm người

+ Hành động trả thù của Tấm thể hiện thái độ, tinh thần đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng cái xấu và cái ác

- Bài học nhận thức: muốn có hạnh phúc thật sự thì chúng ta phải biết đấu tranh với cái ác và cái xấu

- Giải thích khái niệm: “Hạnh phúc là đấu tranh.”

Trang 10

Kết bài: Đánh giá về nhân vật Tấm

Cũng với đề bài đó, bạn khác lại có dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và câu nói của Mark

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu nói “Hạnh phúc là đấu tranh.”

- Chứng minh cuộc đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm qua chi tiết: Sự biến hóa kì diệu: mỗi lần bị mẹ con Cám tiêu diệt sự sống, Tấm không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu xa Tấm vươn lên kiên cường đấu tranh giành sự sống qua các lần hóa thân: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, và trở lại làm người Sự trỗi dậy của Tấm thể hiện niềm tin bất diệt: cái thiện thắng cái ác

Kết bài: Đánh giá về nhân vật Tấm và bài học nhận thức là muốn có hạnh

phúc thì phải kiên quyết đấu tranh với cái ác và cái xấu

Xem xét cả 2 dàn ý, anh, chị sẽ chọn dàn ý nào? Vì sao?

Với bài tập trên, HS sẽ tiến hành suy luận và chọn ý đúng từ 2 dàn ý và hoàn thiện dàn ý đúng nhất cho đề bài Thực hiện tốt kiểu bài tập này học sinh sẽ có kĩ năng phân tích, biết cân nhắc cẩn thận trước khi làm bài Học sinh phải nhận thức được rằng dàn ý hay là một dàn ý có đủ ý và các ý phải được sắp xếp theo một trật

tự logic

3.1.3 Dạng bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý

* Kiểu bài tập 1: Chọn 1 vài đoạn văn của học sinh, yêu cầu học sinh chỉ

ra lỗi và sửa lỗi, viết lại cho đúng

Bài tập 1: Trong đề văn: “Truyện An Dương Vương, Mỵ Châu- Trọng Thủy là một cách lí giải nguyên nhân mất nước Âu Lạc Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung giữa cá nhân và cộng đồng.” Chứng minh nhận định trên Có

2 bạn viết như sau:

“1 Từ truyện An Dương Vương- Mỵ Châu- Trọng Thủy là một cách lí giải nguyên nhân mất nước Âu Lạc Qua đó nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh

Trang 11

thần cảnh giác kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung giữa cá nhân và cộng đồng

Những sai lầm dẫn đến bi kịch mất nước nhà tan

Do An Dương Vương cả tin, gả con gái mình cho giặc (Triệu Đà) và bắt rể Ít lâu sau quân Đà tiến vào đánh nhưng vua khinh địch vẫn than nhiên đánh cờ.” (Nguyễn Thị Ánh Trinh 10A13)

“2 Truyền thuyết An Dương Vương người cha sai lầm tin tưởng làm hòa với nước Triệu Đà và gả con gái mình là Mỵ Châu cho con trai ông là Trọng Thủy và đưa

về nhà ở rể Mỵ Châu rất yêu thương Trọng Thủy và nàng đã cho Trọng Thủy xem

nỏ thần của nước Âu Lạc, xem xong Trọng Thủy nghĩ là minh qua đây xem bí mật của nước Âu Lạc và chàng đã nói dối Mỵ Châu cha chàng bị bệnh chàng phải về thăm cha, nếu về chàng quay lại mà không thấy nàng chàng phải biết tìm nàng ở đâu, Mị Châu nói thiếp có áo lông ngỗng đi tới đâu thiếp sẽ rắc lông ngỗng tới đó Sau khi nói xong mị Châu và Trọng Thủy phải rời khỏi nhau.” (Nguyễn Thị Kiều Trang – 10A13)

Hãy chỉ ra lỗi diễn đạt trong bài làm trên.”

Bài tập 2 Hãy chỉ ra lỗi diễn đạt trong bài làm văn dưới đây:

“Mở đầu Nguyễn Du giới thiệu và nói chung về Tây Hồ Ngày xưa là cảnh đẹp nay

đã hóa gò hoang Nguyễn Du đã dùng hình ảnh so sánh xưa và nay, đẹp và xấu để gây mâu thuẫn, đối lập về cảnh vât…” (Lê Thị Thùy Trinh- 10A13)

Kiểu bài tập này sẽ giúp cho học sinh tự rút kinh nghiệm sau bài làm của mình hoặc của các bạn Từ việc sửa lỗi các em sẽ có ý thức hơn trong việc chọn lọc từ ngữ, diễn đạt ý Yêu cầu giáo viên khi sửa kiểu bài tập này phải chỉ rõ cho các em thấy những lỗi diễn đạt thường gặp như dùng tư sai, viết hoa chưa đúng quy tắc hoặc sai về ngữ pháp

* Kiểu bài tập 2: Bài tập điền khuyết

Đây là kiểu bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ liên kết thích hợp để điền vào chổ trống trong văn bản Yêu cầu của kiểu bài tập này là GV chọn văn bản ngắn (có thể một hoặc 2 đoạn), có thể cho sẳn từ ngữ liên kết

Ví dụ: Hãy điền vào [ ]những từ ngữ thích hợp trong đoạn văn sau:

Ngày đăng: 24/07/2016, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn, Chương trình Phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2014
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
4. Trần Thanh Bình (1983), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và môn học tiếng Việt- làm văn”, Đại học và THCN, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và môn học tiếng Việt- làm văn
Tác giả: Trần Thanh Bình
Năm: 1983
5. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
6. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 (tập 1, 2), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10 (tập 1, 2)
Tác giả: Phan Trọng Luận (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
1. Lê Huy Bắc (2006), Dạy – học văn học nước ngoài Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w