KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 21 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Phương pháp hướng dẫn h
Trang 1TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT
Người thực hiện: NGUYỄN VĂN CÔNG Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2014 – 2015
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Văn Công
2 Ngày tháng năm sinh: 17 – 04 – 1969
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
5 Điện thoại: 0613866499(CQ); ĐTDĐ: 0908875675
6 Fax: E-mail: haicong1969@yahoo.com
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, dạy 3 lớp 12
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Văn học
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 21
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài Đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THPT
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận
Một số kinh nghiệm về việc giảng dạy phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại trong chương trình Ngữ văn THPT
Nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm tự sự bằng phương pháp sử dụng sơ
đồ
Trang 3SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện hành, các tiết đọc – hiểu văn bản, trong đó bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng, chiếm một số lượng tương đối lớn Kĩ năng đọc – hiểu văn bản cũng là một kĩ năng cơ bản mà giáo viên dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá trình học tập Đây cũng là một trong hai kĩ năng quan trọng ( cùng với kĩ năng viết – tạo lập văn bản ) của học sinh cần thể hiện trong công tác kiểm tra, đánh giá thông qua các
kì thi mà Bộ GD&ĐT yêu cầu Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bất cứ giáo viên dạy Văn nào cũng phải quan tâm
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Ngô Sĩ Liên nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy lối dạy văn của giáo viên vẫn còn nhiều bất cập Giáo viên vẫn chưa cho thấy được sự khác biệt giữa đọc hiểu văn bản và phân tích, giảng bình truyền thống Học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận tác phẩm văn học Học sinh chủ yếu, nghe, ghi chép và tái hiện lại bài giảng Điểm yếu nhất của học sinh là chưa có phương pháp tự học, từ đó dẫn đến khả năng đọc hiểu rất yếu
Vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cải tiến trong công tác thi cử, các đề văn “mở” hơn và yêu cầu đối với kĩ năng đọc – hiểu đối với học sinh cũng được chú ý nhiều hơn Đặc biệt, trong năm học 2014 – 2015, với sự chỉ đạo “đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, các bài tập đọc hiểu trở thành một phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra Và như vậy, việc tìm tòi các biện pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh là nhiệm vụ mà người giáo viên dạy Văn phải quan tâm Công việc này vừa giúp các tiết dạy đọc – hiểu văn bản đạt hiệu quả cao vừa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng làm tốt kiểu bài tập đọc – hiểu trong đề thi theo yêu cầu đổi mới
Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi đã tăng cường nhiều biện pháp, nhiều dạng bài tập để từng bước nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh, trong đó có chú ý đến kĩ năng làm bài tập đọc hiểu một văn bản ngắn
Đã có nhiều tài liệu nói về đọc – hiểu văn bản trong dạy học môn Ngữ văn Đây là một vấn đề tương đối lớn, có thể nói là bao trùm công tác dạy văn trong trường phổ thông Với nhiều lí do, người viết không có tham vọng đề cập toàn bộ
những nội dung liên quan đến đọc – hiểu văn bản văn học SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn bậc THPT chỉ là một số kinh nghiệm của người viết rút ra từ thực tế giảng dạy của bản
thân ở trường THPT Ngô Sĩ Liên Trong phạm vi của SKKN này, người viết chỉ mới đề cập đến một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm các bài tập đọc hiểu văn bản ngắn, một mặt góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nói chung
Trang 4cho học sinh, mặt khác giúp học sinh ( đa số là có năng lực học tập trung bình – yếu ) có thể làm tốt dạng bài tập đọc hiểu trong kỳ thi quốc gia sắp tới
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Như ta đã biết, một trong những mục tiêu cơ bản của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết) Khái niệm “văn bản” ở đây được hiểu bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng
Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ Giáo dục và đào tạo (năm 2014) đã
xác định rõ: “Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản Cách dạy đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho HS cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân…”[6, 59-60]
Tài liệu cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ và các nội dung cơ bản mà học sinh cần đạt được trong quá trình dạy học đọc hiểu Theo đó, HS cần thực hiện được các nội dung: huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến chủ đề, thể loại văn bản; thể hiện những hiểu biết về văn bản; vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu
Tài liệu cũng nhấn mạnh, việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hiểu mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo
2 Quan điểm chỉ đạo như vậy là hết sức rõ ràng, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì giáo viên lại gặp không ít khó khăn, lúng túng
Thực tế ở trường THPT Ngô Sĩ Liên cho thấy nhiều học sinh của nhà trường còn rất yếu cả về năng lực đọc hiểu lẫn năng lực viết sáng tạo, chưa biết cách làm bài, kể cả làm kiểu bài tập đọc hiểu văn bản ngắn Một trong những nguyên nhân chính là do giáo viên chưa chú ý dạy phương pháp đọc hiểu, nói cách khác là chưa hình thành cho học sinh năng lực tự mình đọc và hiểu một văn bản
Để giải quyết vấn đề này, giáo viên cần định hướng:
Xuất phát từ quan điểm lấy người học làm trung tâm, giáo viên không nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức một chiều mà phải cung cấp chìa khóa để học sinh tìm đến với kiến thức, nói các khác là cung cấp phương pháp để học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản cụ thể, từ đó hình thành năng lực tự mình đọc hiểu các văn bản khác
Để giúp học sinh làm tốt các bài tập đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về
Trang 5đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của
học sinh; xây dựng hệ thống các loại câu hỏi phù hợp theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao…
Cần giúp học sinh đạt được các mức độ hiểu:
+ Nắm được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản;
+ Nhận diện và hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt được
sử dụng trong văn bản
+ Hiểu được các tầng ý nghĩa của văn bản được tác giả gửi gắm sau câu chữ + Đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản
+ Bước đầu vận dụng những gì hiểu được vào giải quyết các tình huống tương tự trong bọc tập và cuộc sống
3 Để góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh, trước mắt
là đọc hiểu các văn bản ngắn, người viết đã đề xuất và đưa vào áp dụng các dạng bài tập đọc hiểu trong các tiết ôn tập, các tiết tăng thêm, đồng thời tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì bằng các bài tập tương tự
SKKN này chính là sự hệ thống hóa các kinh nghiệm mà người viết đã có được trong quá trình giảng dạy của bản thân vài năm gần đây, tập trung hướng đến các nội dung sau:
+ Hình thành cho học sinh quy trình (các bước) tiến hành đọc hiểu
+ Cách huy động kiến thức về thể loại và các kiến thức liên môn để hiểu văn bản
+ Bước đầu viết được các văn bản ngắn liên quan đến chủ đề văn bản
Những đề xuất của người viết trong phạm vi của SKKN này chỉ mới dừng
lại ở việc cải tiến các giải pháp đã có, ứng dụng vào thực tế của trường THPT Ngô
Sĩ Liên, áp dụng cho đối tượng học sinh có năng lực trung bình – yếu, mục đích chủ yếu là giúp nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong trường Những nội dung khác liên quan đến tài, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hơn trong thời gian sắp tới
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác đọc – hiểu một văn bản ngắn
Giải pháp này (cũng như các giải pháp khác ở phần sau) được thực hiện chủ yếu trong các tiết luyện tập, ôn tập, các tiết tăng thêm trong chương trình, ngoài ra cũng có kết hợp thực hiện trong các tiết dạy chính khóa
- Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện việc đọc hiểu một văn bản theo trình tự các bước như sau:
Trang 6+ Bước 1: Đọc văn bản ( đọc toàn bộ 1 lần ) và phân loại văn bản Đây là điều tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mỗi loại văn bản sẽ có cách đọc hiểu và yêu cầu đọc hiểu khác nhau Học sinh cần nhận diện được văn bản văn học (văn bản nghệ thuật) hay là văn bản thông tin; thuộc thể loại nào: truyện, thơ, kí,…hoặc bản tin báo chí, bài viết nghiên cứu khoa học…
+ Bước 2: Tìm hiểu nội chính của văn bản bằng cách xác định câu chủ đề, các từ ngữ quan trọng và tần suất xuất hiện của chúng, tìm các ý chính…; tóm tắt các ý chính bằng những câu văn ngắn gọn
+ Bước 3: Nhận diện các hình thức biểu đạt trong văn bản, chỉ ra các yếu tố hình thức nổi bật nhất và phân tích tác dụng của chúng ( tùy theo từng thể loại mà
có sự chú ý khác nhau)
+ Bước 4: Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của văn bản: Văn bản được viết để làm gì? Người viết muốn nhấn mạnh, muốn gửi gắm điều gì?
+ Bước 5: Đánh giá giá trị của văn bản ( đem lại cho ta điều gì: về mặt nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, về cảm thụ cái hay cái đẹp…)
Lưu ý: Đây là quy trình chung có tính chất tổng thể Tùy theo mức độ yêu cầu, độ dài và thời gian dành cho từng bài tập cụ thể, học sinh có thể không cần thực hiện hết hoặc đúng trình tự các bước trên nhưng phải nắm được và vận dụng thành thục tất cả các bước
- Sau khi học sinh nắm được ý nghĩa của từng hoạt động nêu trên, giáo viên
tổ chức cho học sinh luyện tập thông qua các bài tập cụ thể Có loại bài tập yêu cầu học sinh thực hiện tất cả các bước trên; có loại bài tập rèn một thao tác cụ thể
Trước mỗi tiết luyện tập, giáo viên có nhiệm vụ chuẩn bị bài tập: bao gồm việc chọn lựa văn bản (ngữ liệu có thể lấy trong SGK hoặc bên ngoài, mức độ nên
đi từ dễ đến khó), thiết kế các câu hỏi theo các mức độ và nội dung khác nhau, chuẩn bị đáp án…
Tiến hành luyện tập: giáo viên giao bài tập và đặt ra yêu cầu cho các đối tượng học sinh khác nhau ( câu hỏi vận dụng cao nên giao cho một vài em học khá trong lớp) Khuyến khích học sinh tự lực làm bài, tự trình bày đáp án và nêu căn cứ bảo vệ quan điểm của mình Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách thức để có được đáp án tối ưu
Một số bài tập làm ví dụ:
Bài tập 1:
Yêu cầu: Học sinh đọc đoạn văn miêu tả hình ảnh ông lái đò ( trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền…Tay ông lêu nghêu như cái sào Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng Giọng ông nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào
đó trong sương mù…”
Trang 7a/ Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Có nội dung chính là gì?
b/ Trong đoạn văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nào là nổi bật nhất? Nêu ngắn gọn điểm đặc sắc của biện pháp đó?
c/ Qua miêu tả, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ở nhân vật ông lái đò ? d/ Đặt tiêu đề cho đoạn văn?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đáp áp tối ưu:
Câu a, ý 1 Đoạn văn thuộc phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật
Trích “Người lái đò sông Đà” – thuộc thể loại tùy bút
Câu a, ý 2 Đoạn văn tập trung miêu ngoại
hình đặc biệt của ông lái đò sông
Đà
Dựa vào các từ ngữ: tay ông, chân ông, giọng ông, nhỡn giới ông…
Câu b, ý 1 Sử dụng các biện pháp so sánh, lặp
CP, sử dụng từ láy…
( Tay ông lêu nghêu / như… Chân ông khuỳnh khuỳnh / như…)
Câu b, ý 2 Biện pháp nổi bật nhất là so
sánh
Xuất hiện rõ nhất, gây ấn tượng nhất, có tác dụng quan trọng nhất
Câu b, ý 3 Bằng một loạt so sánh độc đáo,
hình ảnh ông lái đò hiện lên thật ấn tượng Đặc sắc nhất là các chi tiết ngoại hình ông lái đò được so sánh, liên tưởng với các yếu tố
nghề nghiệp trên sông nước (sào, cuống lái, tiếng nước, mong một bến xa )
Dựa vào mối liên kết từ các yếu
tố: tay – sào; chân – kẹp cuống lái; giọng – tiếng nước…
Câu c Tác giả muốn nhấn mạnh lòng yêu
nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp trên sông nước của ông lái đò
Gợi ý cho HS hiểu: vì gắn bó với nghề nên ông lái đò sau khi nghỉ
làm vẫn còn “tật”: chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh…, giọng nói
ào ào…
Câu d Ngoại hình đặc biệt của ông lái đò;
Ông lái đò đặc biệt…
Là sự cô đọng ý 2, câu a
Bài tập 2: ( kết hợp với tiết ôn tập về bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? )
Yêu cầu HS đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“ Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình… Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô…; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm… Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va
đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì… Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua
Trang 8thành phố…Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế,…” ( Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường )
a/ Nội dung chính của đoạn trích ?
b/ Chỉ ra thao tác lập luận nổi bật nhất trong đoạn trích? Sử dụng thao tác lập luận đó, nhà văn muốn nói lên điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn HS xác định các căn cứ để tìm đáp án tối ưu:
HS cần trả lời được các ý cơ bản sau:
a/ Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả đặc điểm của sông Hương trong
sự so sánh với các dòng sông khác trên thế giới như sông Xen, sông Đa-nuýp, sông Nê-va
b/ Thao tác lập luận nổi bật nhất trong đoạn trích là thao tác so sánh
- So sánh sông Hương với sông Xen, sông Đa-nuýp để thấy sự tương đồng: đều là những dòng sông chảy qua giữa lòng thành phố (cố đô, thủ đô)
- So sánh sông Hương với sông Nê-va để thấy sự tương phản; khác với
sông Nê-va đã chảy nhanh quá, sông Hương của Huế trôi đi thật chậm…
Với thao tác so sánh nêu trên, nhà văn muốn nhấn mạnh cái nhịp chậm rãi, buồn bâng khuâng của dòng chảy, cái ngập ngừng vấn vương tình cảm của sông Hương dành cho Huế…
Bài tập 3: (kết hợp trong tiết dạy bài Tiếp nhận văn học – Ngữ văn 12)
Như đã nêu, đối tượng đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn THPT còn có
các văn bản nhật dụng như Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS…, Giá trị văn học và tiếp nhận văn học…
Đối với những văn bản trên, ngoài việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung kiến thức, từ đó trang bị cho HS những kiến thức lý luận cơ bản về vấn đề đã học (là yêu cầu chính), GV có thể có những bài tập đọc – hiểu trong quá trình giảng dạy Thông qua đó, vừa cung cấp kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, vừa rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS
Trước đây, khi dạy những bài có tính chất lý luận như bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học, giáo viên thường than khó, than khổ, HS khó tiếp thu… Vì trình
độ của học sinh còn hạn chế (điều tất nhiên) nên cách dạy thường là GV giảng giải
và cho ví dụ minh họa, học sinh vô tình càng trở nên thụ động, hiểu lơ mơ…
Chúng tôi thử đổi mới bằng cách kết hợp với bài tập đọc hiểu và thấy có hiệu quả khả quan
VD: Khi dạy đến mục Tính chất tiếp nhận văn học của bài “Giá trị văn học
và Tiếp nhận văn học”, GV có thể ra bài tập, yêu cầu HS đọc đoạn văn bản:
“(1)Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận (2)Ở đây, năng lực, thị hiếu, sở thích của cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay trẻ, trình
độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận,
cụ thể, riêng biệt cho mỗi người (3)Thậm chí, cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác (4)Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ càng làm
Trang 9cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm (5)Tác phẩm văn học tuy miêu tả cuộc sống cụ thể, toàn vẹn, sinh động, nhưng vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ chưa rõ.(6) Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét
mờ, khôi phục những chỗ còn bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của những phần xa nhau, ý thức được sự chi phối của chỉnh thể đối với các bộ phận (7)Ở đây không chỉ có tác phẩm tác động tới người đọc, mà còn có việc tác động, tìm tòi của người đọc đối với văn bản (8)Thiếu sự tiếp nhận tích cực của người đọc thì tác phẩm chưa thể hiện lên thật sinh động, toàn vẹn, hoàn chỉnh” (SGK Ngữ văn tập 2, tr
189)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:
a/ Đoạn văn bản có mấy ý chính ? ( Để giúp HS, GV cho tiếp 1 số câu hỏi gợi mở: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, giữa đoạn hay cuối đoạn? Ý chủ đề được triển khai thành mấy ý nhỏ? Ý một gồm những câu nào? Ý 2 gồm những câu nào? Câu nào có tính chất bắc cầu giữa 2 ý? )
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
c/ Câu văn “Thậm chí, cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác” gợi cho em nhớ đến ý
kiến nào đã học? Điểm chung giữa 2 câu?
d/ Câu văn Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét mờ, khôi phục những chỗ còn bỏ lửng, Hiểu như thế nào về những nét mờ, những chỗ còn bỏ lửng? Vấn đề này gợi cho em nhớ đến một lí thuyết đã được giới thiệu trong phần VHNN?
+ Chia 3 nhóm câu hỏi cho 3 đối tượng học sinh khác nhau (các câu hỏi c và
d nên dành cho học sinh khá )
+ HS thảo luận, nêu căn cứ tìm ra đáp án GV tổng hợp, giải thích đáp án: Đáp án:
a/ Đoạn văn có 2 ý chính:
- Tiếp nhận văn học có tính chất cá thể hóa
- Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào tính chủ động, tích cực của người đọc ( Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: câu 1; có 2 ý nhỏ; ý 1 được triển khai ở các câu 2,3; ý 2 được triển khai ở các câu 5,6,7,8; câu 4 có tính chất bắc cầu, chuyển ý)
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (cung cấp tri thức về 1 vấn đề lí luận văn học)
Thao tác lập luận chính: phân tích
c/ Câu văn “Thậm chí, cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác” gợi cho em nhớ đến ý kiến: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm
Trang 10trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.” của Lâm Ngữ
Đường (bài Phân tích một ý kiến bàn về văn học – Ngữ văn 12, tập 1, tr 91)
Điểm chung giữa 2 câu là cùng diễn đạt ý: Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào tuổi tác, kinh nghiệm sống…
d/ Các cụm từ những nét mờ, những chỗ còn bỏ lửng trong câu (6) được
hiểu là phần nghĩa hàm ẩn của văn bản văn chương
Vấn đề này gợi nhớ đến lí thuyết “tảng băng trôi” của Hê-min-uê đã được giới thiệu trong phần VHNN
Với những bài tập như ví dụ trên, HS vừa dễ tiếp thu kiến thức vừa có thêm năng lực đọc hiểu
2 Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức về thể loại vào việc đọc hiểu văn bản ngắn
Một trong những nét mới của chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành là sự nhấn mạnh đến việc hướng dẫn cho học sinh cách đọc văn bản theo các kiểu loại
và phương thức biểu đạt
Mỗi loại văn bản có nội dung phản ánh, cách thể hiện riêng, phong cách ngôn ngữ riêng Vì vậy, khi hướng dẫn đọc hiểu một văn bản, việc đầu tiên là phải nhắc nhở học sinh chú ý đến đặc điểm của thể loại văn bản
a/ Đối với các văn bản thông tin: bao gồm văn bản “nhật dụng”, văn bản thông tin – báo chí, văn bản thông tin – chính luận, văn bản thông tin – khoa học…
Học sinh cần lưu ý đặc điểm của từng loại văn bản:
- Văn bản thông tin – báo chí: nổi bật ở tính mới mẻ, chân thực của sự kiện; thái độ tình cảm rõ ràng; ngôn ngữ thường ngắn gọn, chính xác nhưng vẫn có sức truyền cảm…
- Văn bản thông tin – khoa học: có mục đích cung cấp thông tin khoa học, thường sử dụng các thuật ngữ khoa học, diễn đạt rõ ràng, không dùng lối nói hàm ẩn, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc
- Văn bản thông tin – chính luận: thường có lập luận, lí lẽ chặt chẽ…
Ở những văn bản loại này, tính thông tin được chú trọng nhiều hơn nên ít có
sử dụng các biện pháp tu từ, các lối nói sử dụng hàm ý bóng gió…
b/ Đối với văn bản văn học (văn bản nghệ thuật):
Do đặc điểm sử dụng phương thức phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật nên văn bản văn học hấp dẫn ở tính hình tượng cụ thể, sinh động; ngôn ngữ đa nghĩa, giàu cảm xúc, có sức gợi mở những liên tưởng phong phú
Văn bản văn học chia làm 3 thể loại lớn: tự sự, trữ tình, kịch Mỗi thể loại lại bao gồm một số thể tài khác nhau Chẳng hạn, thể loại tự sự có tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn…
Đọc hiểu văn bản văn học không thể không chú ý đến đặc trưng thể loại của
nó Cùng một thể loại nhưng thể tài khác nhau thì đặc điểm cũng khác nhau Cũng