Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình nhân sự

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 31)

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

NHNO & PTNT huyện Càng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng bao gồm: 01 giám đốc, 03 phó giám đốc điều hành trực tiếp đến các phòng ban.

(Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNO & PTNT huyện Càng Long)

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

v Giám đốc:

- Là người trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện các chính sách, tổ chức xây dựng phương án kinh doanh, phương thức hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.

- Có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu học tập, hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của Ngân hàng và các văn bản có liên quan.

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng.

- Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc lương Phó giám đốc Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán & kho quỹ Chi nhánh xã Bình Phú Phòng kiểm soát Chi nhánh xã Tân Bình

GVHD: Võ Thị Lang 32 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn hoặc thực hiện các biện pháp xử lý khác.

- Có trách nhiệm báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc ủy quyền.

v Phó giám đốc:

- Hỗ trợ giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

- Thay mặt giám đốc khi giải quyết, ký kết các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công hay ủy nhiệm khi giám đốc vắng mặt.

Đối với 2 Phó Giám Đốc phụ trách chi nhánh Tân Bình và phòng giao dịch Bình Phú sẽ chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của chi nhánh / phòng giao dịch mà mình phụ trách. Độc lập kinh doanh nhưng phụ thuộc trực tiếp vào NHNO & PTNT huyện Càng Long.

Riêng Phó Giám Đốc phụ trách kế toán – kho quỹ trực tiếp điều hành phòng kế toán – kho quỹ.

v Phòng kiểm soát

- Chức năng chính là kiểm soát nội bộ trong quá trình hoạt động của đơn vị.

- Kiểm tra tình hình dư nợ.

- Tiếp nhận ý kiến khách hàng, giải quyết tốt các đơn thư phát sinh.

- Kiểm tra thực tế địa bàn: Kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay sau khi giải ngân 20 ngày trở đi.

- Thực hiện triệt để sửa sai sau thanh tra.

v Phòng tín dụng

Gồm 17 người, là bộ phận quan trọng nhất chịu sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc về chiến lược kinh doanh như sau:

- Đề xuất chiến lược huy động vốn, cho vay vốn đến các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân, xây dựng chương trình dự án đầu tư, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn, tiến hành thẩm tra, kiểm tra, kiểm soát mọi thủ tục hồ sơ, đề xuất dự án đầu tư khả thi để giải quyết cho vay.

- Tổng phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại đối tượng khách hàng và trực tiếp xử lý rủi ro theo chế độ tín dụng qui định.

- Trực tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo nợ vay, thu hồi nợ vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

- Chấp hành báo cáo chế độ thống kê chuyên đề, báo cáo sơ kết tổng kết theo tháng, quý...

Đây cũng là bộ phận góp phần đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

v Phòng kế toán & kho quỹ

· Bộ phận kế toán:

- Thực hiện công tác giao dịch.

- Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê, hạch toán dịch vụ thanh toán theo Quyết định của NHNO & PTNT Việt Nam qua đó có quyền thu thập và điều chỉnh số liệu sai sót (nếu có) phát sinh trên bảng cân đối kế toán và sử dụng vốn để trình lên Giám Đốc.

- Tổng hợp số liệu hàng ngày, hàng tháng do các phòng chuyển sang, lưu giữ hồ sơ, số liệu hoạt động của Ngân hàng, chấp hành các chế độ báo cáo và có quyết toán hàng năm.

- Thường xuyên theo dõi các hoạt động giao dịch của Ngân hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.

- Có trách nhiệm thông báo cho Giám Đốc về tiền vay, thu nhập và các thông tin phát sinh.

- Trực tiếp sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hồ sơ khách hàng và thanh toán mau lẹ.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoảng tiền gửi, trao đổi ngoại tệ.

· Bộ phận kho quỹ:

Là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt theo sự xác nhận của bộ phận kiểm tra việc thu chi tiền khi khách hàng đến thanh toán nợ cho Ngân hàng.

GVHD: Võ Thị Lang 34 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

- Quản lý bộ phận kho quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nghiệp vụ phát vận chuyển trên đường đi.

- Thực hiện công tác thu chi đồng Việt Nam và ngoại tệ.

3.1.4 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NHNO & PTNT huyện CàngLong Long

3.1.4.1 Vai trò

- Cung cấp tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và nhận tiền gửi kí thác tiết kiệm của nhân dân, các cơ quan tài chính, tổ chức kinh tế, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu… để tạo nguồn vốn cho Ngân hàng.

- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, Ngân hàng đầu tư cho các dự án thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn một cách toàn diện.

- Thực hiện các chương trình cho vay, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, đầu tư nâng cao công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp như: sơ chế, sản xuất nông sản xuất khẩu… góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần cải tạo xã hội.

- Ngân hàng còn là người bạn đồng hành của bà con nông dân giúp họ khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân vùng sâu, giúp bà con có những chuyển biến về nhận thức, cán bộ nghèo ra sức làm ăn, số hộ nghèo trong huyện sẽ giảm dần và tiến tới xoá đói giảm nghèo.

3.1.4.2 Chức năng

NHNO & PTNT huyện Càng Long có chức năng như một ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của cá nhân và tổ chức kinh tế trong mọi lĩnh vực, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với mọi thành phần kinh tế. - Dịch vụ cầm cố thanh toán, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính.

- Nhận làm đại lý uỷ thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong nước và quốc tế.

3.1.4.3 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng là bảo toàn nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Trong 11 năm hoạt động tại địa phương, Ngân hàng luôn ý thức được vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn tại huyện nhà:

- Chuyển vốn kịp thời cho sản xuất.

- Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp thu mua lúa gạo trong thời điểm mùa vụ, giúp bình ổn giá cả, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂNHÀNG TRONG THỜI GIAN QUA HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA

3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội thời gian gần đây ảnh hưởng đến hoạtđộng Ngân hàng động Ngân hàng

Nhìn chung trong năm 2008 tình hình kinh tế xã hội của Huyện tiếp tục phát triển ổn định theo chiều hướng tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tăng khá hơn cùng kỳ năm 2007 …

Tuy nhiên trong năm đã phát sinh những khó khăn mới, ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của ngành Ngân hàng, tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành nói chung và đơn vị nói riêng, cũng như tình trạng tiêu thụ nông sản nói riêng và hàng hoá nói chung giảm sút như hiện nay luôn làm cho hoạt động của đơn vị chịu tác động rõ rệt trong cho vay, thu nợ và thực hiện các dịch vụ khác.

- Tốc độ phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh đạt so với kế hoạch đề ra. - Giá cả các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vật tư sản xuất nông nghiệp… trước và sau tết Nguyên Đán tăng liên tục: giá vàng, xăng dầu biến động rất mạnh theo thị trường thế giới và sự điều chỉnh của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội, giữ vững phát triển kinh tế.

- Tình hình dịch bệnh trên các loại cây trong lĩnh vực nông nghiệp, gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp (rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, heo tai xanh, cúm gia cầm… vẫn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào nếu như

GVHD: Võ Thị Lang 36 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

- Hai cơn bão lạm phát và bão giá vừa qua đã làm lãi suất biến động khó lường, lạm phát của nền kinh tế tăng lên hai con số (khoảng 24%), sự cạnh tranh về thị phần cho vay, huy động vốn giữa các Tổ chức Tín dụng diễn ra ngày càng gay gắt, có thời điểm lãi suất huy động tăng rất cao, càng làm cho hoạt động ngân hàng càng khó khăn hơn bao giờ hết.

- Giá cả nông sản trong một vài tháng đầu năm có tăng, tuy nhiên giá cả vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh hơn, từ đó hiệu quả sản xuất mang lại thấp chưa thật sự tương xứng với công sức mà nông dân bỏ ra, đặc biệt những tháng cuối năm giá cả nông sản xuống quá thấp, lúa dừa và các loại nông sản khác bán rất chậm, thậm chí bán không được đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân trong vùng, nguồn thu của đơn vị, từ đó việc cho vay thu nợ có phần khó khăn hơn so với cùng kỳ năm 2007.

Một số kết quả huyện đã đạt được (về kinh tế) như sau:

Tổng giá trị sản xuất các ngành trong toàn huyện: 2.541 triệu, so với kế hoạch đạt 110,99%, so với cùng kỳ năm 2007 tăng 11,47% (327 tỷ).

Trong đó giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp là 576 tỷ, đạt 102,3% kế hoạch năm, so với năm 2007 tăng 3 tỷ.

Ngành thuỷ sản tăng thêm 101 tỷ đạt 103,06%.

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 68 tỷ, đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ 2007 tăng 18 tỷ.

Ngành xây dựng là 180 tỷ đạt 104,04%.

Sản lượng lương thực cả năm đạt 219.300 tấn đạt 100,94% kế hoạch năm.

3.2.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bằng nghiệp vụ huy động

vốn, có thể nói Ngân hàng thương mại đã nắm trong tay một nguồn tài lực rất lớn về giá trị, tức là vốn tiền tệ. Để tập hợp được nguồn tiền tệ như vậy các Ngân hàng thương mại cũng phải trả một mức phí nhất định đó là tiền lãi phải trả cho các loại tiền gửi và các chi phí quản lý khác.

Tại NHNO & PTNT huyện Càng Long nguồn vốn được hình thành từ các nguồn sau:

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của NHNO & PTNT huyện Càng Long

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) - Vốn huy động 63.037 81.125 107.088 18.088 28,69 25.963 32,00 + Có kỳ hạn 34.853 53.839 73.596 18.986 54,47 19.757 36,70 + Không kỳ hạn 28.184 27.286 33.492 -898 -3,19 6.206 22,74 - Vốn điều chuyển 180.078 150.309 137.581 -29.769 -16,53 -12.728 -8,47 Tổng nguồn vốn 243.115 231.434 244.669 -11.681 -4,80 13.235 5,72

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Càng Long)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 năm tr iệ u đồ ng Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

Hình 1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng gồm vốn huy động và vốn điều chuyển vì NHNO & PTNT huyện Càng Long là chi nhánh trực thuộc NHNO & PTNT tỉnh Trà Vinh, mọi nhu cầu về nguồn vốn của Ngân hàng đều được điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên ngoài nguồn vốn huy động tại đơn vị.

GVHD: Võ Thị Lang 38 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

· Vốn huy động:

Dựa vào bảng số liệu trên thì vốn huy động của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm từ 2006 đến 2008. Năm 2006 là 63.037 triệu đồng chiếm 25,93% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2007 vốn huy động tăng lên 81.125 triệu đồng chiếm 35% tổng nguồn vốn và năm 2008 là 107.088 triệu đồng chiếm 43,8% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng nguồn vốn do Ngân hàng áp dụng tốt các biện pháp thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với mức lãi suất phù hợp. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn huy động có kỳ hạn: Luôn luôn cao hơn vốn huy động không kỳ hạn vì ở địa bàn huyện đa số là các hộ nông dân nên họ thường đến gửi tiết kiệm có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn, nguồn vốn huy động có kỳ hạn cũng tăng dần qua 3 năm chứng tỏ Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả.

- Vốn huy đông không kỳ hạn: Nguồn vốn này được huy động chủ yếu từ các doanh nghệp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi tiêu của mình. Nguồn vốn này cũng tăng dần theo thời gian, đây là nguồn vốn mà ngân hàng trả lãi suất thấp nhất nên cần tăng cường huy động từ nguồn này để giảm chi phí cho ngân hàng.

· Vốn điều chuyển:

Vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở luôn dao động ở tỷ lệ cao. Đây sẽ là gánh nặng về lãi suất của Ngân hàng bởi vì chi phí sử dụng vốn này thông thường cao hơn nguồn vốn huy động. Đối lập so với nguồn vốn huy động thì vốn điều chuyển có xu hướng giảm dần, điều này giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Cụ thể, năm 2007 giảm 16,53% so với năm 2006 và đến năm 2008 tiếp tục giảm 8,47% so với năm 2007, nguyên nhân do nguồn vốn huy động tăng lên nên vốn điều chuyển phải giảm dần. Kết quả hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả nhưng vì NHNO & PTNT huyện Càng Long là một chi nhánh trực thuộc NHNO & PTNT tỉnh Trà Vinh nên lợi nhuận đạt được cũng phải chuyển về hội sở. Ngân hàng chú trọng củng cố nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, không ngừng nâng cao uy tín tạo niềm tin cho khách hàng, bên cạnh đó thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng để mở rộng địa bàn giao dịch.

· Tổng nguồn vốn:

Biến động không ổn định qua các năm nhưng mức biến động tương đối thấp, cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn giảm 4,8% so với năm 2006 nhưng đến

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 31)