Nâng cao chất lượng trình độ cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 83 - 85)

Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và

GVHD: Võ Thị Lang 84 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm.

Không những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên.

Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy công việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất.

Trước hết cần cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng để hiểu biết và sử dụng tốt công cụ dẫn xuất tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro trong kinh doanh tín dụng đồng thời cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong từng thành viên của Ngân hàng.

Trên đây là những biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Tuy nhiên khi rủi ro thật sự xảy ra, ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó áp dụng những giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 83 - 85)