Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 66 - 72)

Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những rủi ro trong quá trình hoạt động, hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Theo qui định của ngân hàng Nhà Nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vượt quá 5% Ngân hàng cần xem xét lại tình hình hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong 3 năm qua ta thấy nợ xấu của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ. Đạt điều này là do Ngân hàng đã tạo lập được mối quan hệ lâu dài với những khách hàng lớn, có uy tín, đồng thời có những biện pháp thu hút những khách hàng làm ăn có hiệu quả thực hiện đúng hợp đồng tín dụng và đặc biệt chú trọng đầu tư vào những đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng hạn chế đầu tư tín dụng vào những lĩnh vực ngành nghề khá nhạy cảm, những đối tượng vay không có nguồn thu ổn định, phương án kinh doanh không khả thi vì có thể thu nhập của họ mất cân đối dễ gây ra tình trạng không trả được nợ cho Ngân hàng.

· Nợ xấu phân theo thời gian: Bảng 14: Nợ xấu phân theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 1.095 943 875 -152 -13,88 -68 -7,21 Trung hạn 1.612 390 539 -1.222 -75,81 149 38,21 Tổng cộng 2.707 1.333 1.414 -1.374 -50,76 81 6,08

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2007 2008 năm tr iệ u đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Hình 11: Tình hình nợ xấu theo thời gian

Trong hoạt động tín dụng cho vay, rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ xấu không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua ta xem xét bảng số liệu trên gồm có:

ü Nợ xấu cho vay ngắn hạn: Năm 2006 là 1.095 triệu đồng chiếm 40,45% tổng nợ xấu của ngân hàng, đến năm 2007 nợ xấu giảm còn 943 triệu đồng chiếm 70,74% và giảm với tỷ lệ là 13,88% so với năm 2006. Năm 2008 nợ xấu là 875 triệu đồng giảm 7,21% so với 2007 và chiếm 61,88% trong tổng nợ xấu. Nợ xấu giảm dần nhưng tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn thì tăng cho thấy tốc độ giảm của nợ xấu ngắn hạn chậm hơn nợ xấu trung hạn. Nợ xấu giảm dần cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

ü Nợ xấu cho vay trung hạn: Năm 2006 là 1.612 triệu đồng chiếm 59,55% tổng nợ xấu của ngân hàng, đến năm 2007 nợ xấu giảm còn 390 triệu đồng chiếm 29,26% và giảm với tỷ lệ là 75,81% so với năm 2006. Năm 2008 nợ xấu là 539 triệu đồng tăng 38,21% so với 2007 và chiếm 38,12% trong tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho vay trung hạn biến động không đều qua các năm, nhìn chung nợ xấu có tăng vào năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng là khá nhỏ không ảnh hưởng lớn lắm đến hoạt động Ngân hàng. Nợ xấu dù tăng ít nhưng cũng thể

GVHD: Võ Thị Lang 68 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

tốt. Mặc dù ngân hàng mở rộng đối tượng kinh doanh cho vay tất cả các đối tượng khách hàng nhưng nợ xấu vẫn giảm và chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ.

· Nợ xấu phân theo ngành: Bảng 15: Nợ xấu phân theo ngành

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Trồng trọt 303 133 148 -170 -56,11 15 11,28 Chăn nuôi 1.020 681 644 -339 -33,24 -37 -5,43 Máy NN 129 50 201 -79 -61,24 151 302 TNDV 304 310 25 6 1,97 -285 -91,94 Tiêu dùng 888 60 190 -828 -93,24 130 216,67 Khác 63 99 206 36 57,14 107 108,1 Tổng cộng 2.707 1.333 1.414 -1.374 -50,76 81 6,08

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

ü Nợ xấu ngành trồng trọt: Năm 2006 nợ xấu là 303 triệu đồng, năm 2007 nợ xấu là 133 triệu đồng giảm 56,11% so với năm 2006. nợ xấu ngành trồng trọt là 148 triệu dồng vào năm 2008 tăng 11,28% so với năm 2007. Tình hình nợ xấu thay đổi liên tục do chịu ảnh hưởng của thời tiết, tình hình dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn diễn biến phức tạp, bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các loại nông sản, thêm vào đó những năm gần đây giá cả các mặt hàng nông sản biến đổi liên tục là ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân, từ đó là cho họ chậm trể trong việc trả nợ Ngân hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

ü Nợ xấu ngành chăn nuôi: Do doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nên nợ xấu của ngành chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nợ xấu của Ngân hàng. Cụ thể năm 2006, giá trị nợ xấu ngành chăn nuôi là 1.020 triệu đồng chiếm 37,68% trong tổng nợ xấu. Năm 2007 giảm còn 681 triệu đồng

giảm 33,24% so với 2006 và chiếm 51,09% trong tổng giá trị nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu ngành chăn nuôi là 644 triệu đồng giảm 5,43% so với 2007 và chiếm 45,55% tổng giá trị nợ xấu, khoản nợ xấu này giảm dần là điều đáng mừng cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cải thiện.

ü Nợ xấu mua máy nông nghiệp: Năm 2006 giá trị này là 129 triệu đồng, đến 2007 nợ xấu giảm còn 50 triệu đồng giảm 61,24% so với 2006. Năm 2008 nợ xấu mua máy nông nghiệp tăng lên rất nhanh là 201 triệu đồng tăng 302% so với 2007, nguyên nhân là do năm 2008 tình hình nông nghiệp có nhiều diễn biến phức tạp và máy móc nông nghiệp có khá đầy đủ trong nông dân nên công suất hoạt động giảm dần dẫn đến các khoản thu để hoàn trả nợ cho Ngân hàng cũng giảm do đó làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

ü Nợ xấu ngành thương nghiệp dịch vụ: Giảm rất nhanh vào năm 2008, cụ thể là năm 2007 chỉ giảm 1,97% so với 2006, đến năm 2008 nợ xấu giảm hết 91,94% so với 2007 và còn có 25 triệu đồng. Nhìn chung đầu tư vào lĩnh vực này vẫn đạt được hiệu quả cao nên doanh số cho vay cũng như dư nợ tăng đều qua các năm nhưng bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho thị trường xuất khẩu nên có một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

ü Nợ xấu ngành tiêu dùng: Giảm rất nhanh rồi sau đó tăng trở lại. Cụ thể là năm 2006, giá trị nợ xấu ngành tiêu dùng là 888 triệu đồng, đến năm 2007 giảm chỉ còn 60 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 93,24%, năm 2008 giá trị nợ xấu này là 190 triệu đồng tăng 216,67% so với 2007 do thu nhập của người dân không ổn định và chịu ảnh hưởng của vấn đề lạm phát tăng cao.

ü Ngành khác: Do ngân hàng mở rộng đầu tư và cho vay nhiều ngành nghề khác nhau nên các chỉ tiêu của các ngành này tăng làm cho nợ xấu cũng tăng theo Ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục tình trạng nợ xấu tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

GVHD: Võ Thị Lang 70 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

· Nợ xấu theo thành phần kinh tế: Bảng 16: Nợ xấu theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) DN NQD 1.322 434 453 -888 -67,17 19 4,38 Hộ SX 998 754 824 -244 -24,45 70 9,28 Khác 387 145 137 -242 -62,53 -8 -5,52 Tổng cộng 2.707 1.333 1.414 -1.374 -50,76 81 6,08

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đồ ng DN NQD Hộ SX CV khác

Hình 12: Nợ xấu theo thành phần kinh tế

ü Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2006 giá trị nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất (48,84%) trong tổng giá trị nợ xấu của ngân hàng, đến năm 2007 giảm còn 434 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 67,17% so với 2006. Năm 2008 giá trị nợ xấu có tăng nhẹ thêm 19 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 4,38% so với 2007. Do một số doanh nghiệp hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường gây khó khăn cho hoạt động và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

ü Hộ sản xuất: Năm 2006 giá trị nợ xấu hộ sản xuất là 998 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 36,87% trong tổng giá trị nợ xấu của Ngân hàng, đến năm 2007 giảm còn 754 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 24,45% so với 2006. Năm 2008 giá trị nợ xấu có tăng thêm 70 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 49,28% so với 2007. Nguyên nhân của nợ quá hạn tăng là do trong những năm qua

Ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động đến những vùng khó khăn trong tỉnh theo chủ trương của tỉnh. Bên cạnh đó do điều kiện đi lại đến những vùng này còn gặp nhiều khó khăn bên cạnh đó đội ngũ công nhân viên Ngân hàng còn thiếu, mỗi một cán bộ phải quản lý nhiều xã nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giám sát và thẩm định. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu ở đối tượng này tăng cao.

ü Thành phần khác: Có giá trị nợ xấu giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 giảm 62,53% so với 2006 và đến năm 2008 tiếp tục giảm 5,52% so với 2007 cho thấy chất lượng tín dụng của ngành này ngày càng được cải thiện.

Như vậy nợ xấu là vấn đề hầu như Ngân hàng nào cũng phải quan tâm vì nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đã đầu tư. Nếu tỷ lệ nợ xấu lớn, rất có thể sẽ xảy ra rủi ro cho Ngân hàng và dẫn đến việc kinh doanh thất bại. Mặt khác các Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay nên rất chú trọng đến việc thu hồi nợ. Nợ xấu có nhiều nguyên nhân do chủ quan hay khách quan gây ra, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì các nhà làm công tác quản lý vẫn phải tìm mọi biện pháp để khắc phục và thu hồi được nợ xấu. Nợ xấu có giảm đi hay không, chẳng những nó phụ thuộc vào khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, yếu tố môi trường, thị trường mà còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi được món vay của cán bộ tín dụng.

Căn cứ vào tình hình trên đủ cho thấy, Ngân hàng rất quan tâm chú trọng đến chất lượng tín dụng. Trong từng thời kỳ, nợ xấu phát sinh khác nhau nhưng đến cuối kỳ, công tác thu hồi nợ được thực hiện sát sao hơn do đó nợ xấu có giảm so với khi phát sinh. Ta có thể thấy, một phần các khoản nợ đã được xử lý khá tốt, số còn lại phần nhiều là do yếu tố khách quan tác động, những phát sinh ngoài ý muốn là chậm trễ quá trình thu nợ.

Để hạn chế tối đa nợ xấu, Ngân hàng luôn đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. Bên cạnh đó các nhân viên quản lý nợ đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình và thể lệ tín dụng mà Hội đồng Quản trị đã quy định. Một mặt vừa hạn chế được rủi ro, đồng thời vừa đạt được hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng.

GVHD: Võ Thị Lang 72 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và là mối quan

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 66 - 72)