Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trần Thụy Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục
Trang 22
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Trần Thụy
2 Ngày tháng năm sinh: 3-11-1981
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Vi sinh vật
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Ứng dụng CNTT Hỗ trợ cho phương pháp vấn đáp tìm tòi trong dạy học sinh 11
Sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học
Tích hợp các kiến thức liên môn trong tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa
phương
Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học thực hành
thí nghiệm sinh học
Trang 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH
HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay ngành giáo dục Việt Nam đang trong quá trình đổi mới toàn diện từ phương pháp
dạy học cho đến phương pháp kiểm tra đánh giá điều này được thể hiện trong nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu giáo
dục phổ thông : "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn "
Một trong những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình phát triển năng lực Hiện nay việc
giáo dục định hướng nội dung chỉ chú trọng đến việc truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học dẫn
đến xu hướng kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra đánh giá khả năng tái hiện kiến
thức mà không đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các vấn đề
thực tiễn nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, khả năng sáng tạo và
năng động bị hạn chế Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của xã hội và thị trường lao động Vì vậy, cần phải có những bước thay đổi mới trong phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải thực hiện việc
chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cho học sinh cách học,
cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn, từ đó cũng đổi từ việc kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Sinh học
là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức g n liền với thực tiễn đời sống
Vì vậy, trong dạy học sinh học việc r n luyện và nâng cao cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến
thức sinh học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm
Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi đó cũng như góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động dạy
Trang 44
và học tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức
sinh học vào thực tiễn cho học sinh phổ thông”
II CƠ S L LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Thuận lợi
Các kiến thức của môn sinh học gần gũi với thực tiễn đời sống tạo hứng thú cho học sinh
trong quá trình học tập
Việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được sự quan tâm
khuyến khích của nhà trường
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang được khuyến
khích thực hiện tại các trường THPT
2 Khó khăn
Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực còn hạn chế, chưa
làm chủ được phương pháp mới dẫn đến tâm lí ngại sử dụng
Việc dạy học trên lớp hiện nay vẫn còn bố trí theo bài, theo tiết như trong sách giáo khoa
mà thời gian của một tiết học thường không đủ để giáo viên bố trí các hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực, dẫn đến phương pháp dạy học chỉ mang tính hình thức, hiệu quả
sử dụng không cao
Hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn còn là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa
chuyển sang đánh giá năng lực nên chưa tạo ra động lực để đổi mới phương pháp dạy và học
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực vẫn chưa có chuẩn kiểm tra
đánh giá rõ ràng làm giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong việc lựa chọn chuyên đề giảng dạy
cũng như những năng lực cần thiết phải hình thành cho học sinh thông qua chuyên đề
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn [7]
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các
vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống,
sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng trong chăn nuôi, trồng
trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp
- Kĩ năng vận dụng kiến thức thúc đẩy việc g n kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với
Trang 55
hành" Kĩ năng vận dụng kiến thức là năng lực hay khả năng của chủ thể vận dụng những kiến
thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn
2 Vai trò của việc vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và học tập
- Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức và học tập Quá trình
nhận thức học tập diễn ra theo các cấp độ sau:
Tri giác tài liệu: là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình
nhận thức về sau
Thông hiểu tài liệu: là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất
Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn
Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức và học tập toàn vẹn Nhưng chúng ta phải thừa
nhận rằng cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập của học sinh Tầm
quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn
có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới Muốn đạt đến kiến thức mới thì
cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần học trước nay trở
thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kỹ năng mới thì phải vận
dụng được thành thạo những kỹ năng cũ
- Vận dụng kiến thức đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học “Năng lực
là sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều
kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động
đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó”
- Vận dụng kiến thức đòi hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau như:
Năng lực phát hiện
Năng lực chủ động sáng tạo
Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc
Năng lực hệ thống hoá kiến thức
Năng lực định hướng kiến thức
Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một tư duy sáng tạo Muốn vận dụng tốt
kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo
Trang 66
- Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của học sinh Khi người học vận dụng kiến thức
vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người cần phải phát huy hết năng lực tư duy của
mình Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát
hóa…để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư duy của học sinh ở các cấp độ khác nhau
Quá trình lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc
vận dụng kiến thức thể hiện những phẩm chất tư duy của học sinh Vì vậy mà ở mỗi người học
khả năng vận dụng kiến thức là khác nhau do năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau Vận
dụng kiến thức g n liền với quan niệm mới về kiến thức
- Kỹ năng vận dụng kiến thức là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người
năng động, sáng tạo trong nhà trường Trong nhà trường chúng ta hiện nay không phải không
còn những hiện tượng học sinh trình bày lại bài học khá đầy đủ, toàn vẹn những điều ghi nhận
được từ thầy cô giáo hoặc đã được đọc từ các tài liệu nhưng lại rất lúng túng khi vận dụng kiến
thức vào các vấn đề thực tiễn cuộc sống Để kh c phục tình trạng đó, chúng ta nên tăng cường
công tác thực hành Khi thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực để vận dụng kiến
thức sao cho có hiệu quả Cho nên việc r n luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
trong giờ học là rất phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường chúng ta
3 Một số biện pháp rèn luyện k năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy
học môn Sinh học
- Để r n luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học,
chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp như:
Sử dụng câu hỏi - bài tập
Sử dụng bài tập tình huống
Dạy học theo dự án
Dạy học gợi mở vấn đáp
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Tổ chức thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và thi khoa
học kĩ thuật dành cho HS THPT
4 Thực trạng dạy học môn sinh hiện nay
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường chỉ tập trung váo các kiến thức và kĩ năng cần
n m trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc nâng
cao cho học sinh kĩ năng vận dụng các kiến thức sinh học vào thực tiễn Cụ thể là trong quá
Trang 77
trình hình thành kiến thức mới các thầy cô chưa đưa ra được các câu hỏi, bài tập hoặc các
tình huống thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng các kiến thức đã học
- Để chuẩn bị cho bài mới giáo viên thường yêu cầu học sinh về đọc trước nội dung bài học
trong sách giáo khoa mà chưa chú ý trong việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu
cuộc sống, môi trường xung quanh, tìm các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học
kế tiếp để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn
- Giáo viên thường không chú ý dành thời gian để các em đưa ra các khúc m c và giải đáp
cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống
- Trong các giờ học nói chung học sinh thường chỉ phát hiện ra các mâu thuẫn về mặc lí
luận với lí luận là chính việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế
5 Giải pháp để khắc phục
- Để kh c phục những thực trạng trên ta có thể tiến hành một số các biện pháp như sau:
o iện pháp 1: Lựa chọn xây dựng các vấn đề thực tiễn, các bài tập tình huống g n
liền với cuộc sống và môi trường xung quanh học sinh thông qua đó hình thành
kiến thức mới cho học sinh
V dụ: Khi dạy bài : Sự h p thu nư c và muối khoáng rễ SGK Sinh học
cơ bản 11) Giáo viên có thể nêu ra tình huống như sau: Hai bạn A và B cùng
trồng cây Vì bận đi học nên bạn A quên không tưới nước cho cây một tuần sau
khi nhớ ra thì cây của bạn A đã chết Theo em vì sao cây của bạn A lại chết?
HS: Do bạn A không tưới nước nên cây bị chết
GV: Vì sao không có nước thì cây s chết?
HS: nêu các vai trò của nước đối với cây
o iện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường
xung quanh, tìm các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học kế tiếp để
học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn
V dụ: Trước khi dạy bài : Môi trường sống và các nhân tố sinh thái SGK
sinh học cơ bản 12) Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà quan sát môi
trường sống của một cái cây, một con cá hoặc một con chim về tất cả các yếu tố
như chúng ở đâu ăn gì có những yếu tố nào chi phối sự sinh trưởng và phát
triển của chúng?
Trang 88
Từ đó khi b t đầu dạy bài mới giáo viên có thể để các em mô tả về những gì mình
đã quan sát được Sau đó giáo viên có thể hướng học sinh vào nội dung bài mới là
khái niệm môi trường,các loại môi trường, các nhân tố sinh thái, phân loại các
nhân tố sinh thái
Bằng cách này giáo viên có thể giúp học sinh kết nối các kiến thức các em quan
sát được từ thực tiễn với các kiến thức lí thuyết trên sách vở tạo cho các em tâm
thế vào bài mới một cách hứng thú hơn
o iện pháp 3: Lựa chọn xây dựng và sử dụng bài tập sinh học có nội dung liên
quan đến thực tiễn để r n kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn
V dụ: Hãy s p xếp các đặc điểm cấu tạo của lá cây xanh phù hợp với chức năng
quang hợp:
1 Diện tích bề mặt lớn a Hấp thu các tia sáng
2 Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng
b Là con đường cung cấp nước cùng các con khoáng cho quang hợp và là con đường dẫn sản phẩm quang
hợp ra khỏi lá
3 Hệ gân lá đến từng tế bào nhu mô của lá
chứa mạch gỗ và mạch rây
c Khí CO2 khuyếch tán vào bên trong lá đến lục lạp
4 Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp d Là bào quan quang hợp
A 1-a, 2-b, 3-c, 4-d B 1-a, 2-c, 3-b, 4-d
C 1-d, 2-c, 3-b, 4-a D 1-c, 2-a, 3-c, 4-a
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:
I Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối
II Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ
III Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình
thành được lông hút mới
IV Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây
Trang 99
bị phá huỷ
A I, III, IV B I, II, IV C I, II, III D II, III, IV
Câu 3: Hằng ngày phụ nữ uống thuốc viên tránh thai để tránh thai Vậy trong
thuốc tránh thai có chứa các hoocmon nào Giải thích cơ chế tránh thai đó?
o iện pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để nâng cao khả năng
vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn
Ví dụ: Khi dạy chương III: Vir t và một số bệnh truyền nhiễm SGK Sinh học cơ bản) Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành dự án “ Tìm hiểu về một
số bệnh truyền nhiễm địa phương”
IV ÁP DỤNG GIẢNH DẠY MỘT SỐ ÀI TRONG SGK SINH HỌC THPT
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG RỄ
I Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1 Kiến thức
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực ngôn ngữ,
- Tri thức về sinh học
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh v hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK
III Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp
Trang 1010
IV Tiến trình dạy học:
1 Ổn định ớp:
2 Bài mới:
GV : giới thiệu chương trình sinh học lớp 11
GV : Cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì phải thường xuyên xảy ra quá trình gì Cơ sở
của sự sống là gì Đối với thực vật trao đổi chất và năng lượng diễn ra như thế nào
* Hoạt động : Tìm hiểu vai trò của nước
GV : Nêu tình huống: Hai bạn A và B cùng trồng cây
Vì bận đi học nên bạn A quên không tưới nước cho
cây một tuần sau khi nhớ ra thì cây của bạn A đã chết
Theo em vì sao cây của bạn A lại chết?
HS: Do bạn A không tưới nước nên cây bị chết
GV: Vì sao không có nước thì cây s chết?
HS: nêu các vai trò của nước đối với cây
GV: Vậy cây dùng cơ quan nào để hấp thu nước và
muối khoáng?
HS: Rễ
Mục I Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng :
không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới
thiệu cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu
của cây là rễ
GV: Rút kinh nghiệm từ bạn A, bạn B khi trồng cây
đã tưới rất nhiều nước cho cây của mình nhưng một
thời gian sau cây của bạn B vẫn chết.Theo em vì sao
cây của bạn B đã được cung cấp rất nhiều nước mà
vẫn chết?
HS: Do bạn B tưới nhiếu nước làm cho đất bị thiếu
oxi rễ không hô hấp được nên bị chết
GV: Ngoài thiếu oxi rễ cây còn có thể bị chết vì
những nguyên nhân gì?
- Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt
độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến
Trang 1111
HS: Môi trường đất quá ưu trương, quá axit hay thiếu
oxi
* Hoạt động : Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và
muối khoáng ở rễ cây
GV: Có thể nêu tình huống sau: người ta đặt 2 cây
bông hồng còn nguyên rễ vào cốc dung dịch A
(100ml nước), dung dịch B (100ml nước và 10g muối
ăn) Sau một thời gian ta thấy cây hoa hồng ở cốc B
dần héo đi Hãy giải thích hiện tượng trên?
HS: áp dụng kiến thức lớp 10 giải thích do môi
trường dung dịch A là nhược trương nên rễ cây hút
được nước Còn môi trường dung dịch B là ưu trương
nên cây không hút được nước thậm chí bị mất nước
GV: Vậy nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế
nào Giải thích
HS: Nêu cơ chế
GV: Nếu rễ hút được nước thì sau một thời gian môi
trường A không còn nhược trương so với tế bào rễ
nữa vậy cây s không hút nước nữa Câu nói này là
đúng hay sai vì sao?
HS: Sai Vì rễ luôn duy trì môi trường trong tế bào rễ
là ưu trương so với môi trường nước nhờ quá trình
thoát hơi nước và nồng độ các chất tan có s n trong
rễ
GV: Vậy những cây sống ở vùng ngập mặn nồng độ
nước là ưu trương làm cách nào để lấy được nước?
HS: Bối rối
GV: - Do tế bào có áp suất thẩm thấu cao hơn môi
trường bên ngoài để hút nước và có tuyến thải muối
GV: Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút
II Cơ chế h p thụ nư c và muối khoáng rễ cây
1 Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào ông hút
a Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dd ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
Trang 12GV : cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS: có
mấy con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ
GV: Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá
trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn
* Con đường qua thành tế bào - gian bào:
Nhanh, không được chọn lọc
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc
+ Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu
3 Củng cố:
Giáo viên có thể dành thời gian để yêu cầu học sinh liên hệ bài với các quá trình xãy ra
trong thực tế, trả lời các th c m c của học sinh như:
- Vì sao rễ của các loài thực vật thủy sinh hay ngập mặn vẫn sống được dù bị ngập
trong nước thiếu oxi?
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh Giải
thích?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng Làm thế nào để cây có thể
hấp thụ nước và các muối khoáng thuận lợi nhất
- Vì sao khi bón nhiều phân cây s chết?
Trang 1313
PHẦN VII: SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I MỤC TIÊU ÀI HỌC
Kiến thức Sau khi học bài này, học sinh cần:
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm)
- Nêu được quy luật tác động giới hạn của các nhân tố sinh thái
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh (trên chuẩn)
K năng
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và suy luận
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong
- êu cầu học sinh về nhà quan sát trước môi trường sống của một cái cây, con cá hoặc một con
chim v.v ( chú ý: nên lựa chọn nhiều sinh vật sống ở các loại môi trường sống khác nhau)
2 Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ và quan sát các loài sinh vật theo yêu cầu của giáo viên
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: