7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.2 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THEO PHƯƠNG PHÁP
THAY THẾ LIÊN HOÀN
4.2.1 Thu nhập 4.2.1.1 Tình hình thu nhập của NH 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 tr iệ u đ ồn g 2006 2007 2008 Năm Tổng thu Thu từ lãi Thu ngoài lãi
Hình 10 : BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM (2006-2008)
Qua bảng số liệu và hình vẽ thấy tổng thu nhập của NH luôn tăng trong những năm qua.Năm 2006 đạt 16.853 triệu đồng, sang năm 2007 khoản thu nhập này tăng lên đạt 53.910 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 219,9% (tức tăng 37.057 triệu đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng thu nhập tiếp tục tăng lên đạt 81.135 triệu đồng, so với năm 2007 thu nhập tăng 27.225 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 50,5%.Khoản thu này tăng lên là nhờ hàng năm chi nhánh luôn mở rộng tín dụng cho vay và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI
Bảng 24: TÌNH HÌNH THU NHẬP TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 )
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Thu nhập từ lãi 15.340 91,02 47.838 88,74 72.644 89,53 32.498 211,85 24.806 51,85
- Thu từ lãi tiền gửi 2.761 18,00 7.272 14,20 12.131 16,70 4.511 163,38 9.643 132,60
- Thu từ lãi cho vay 10.646 69,40 33.295 69,60 52.667 72,50 22.649 212,75 19.372 58,18
- Thu lãi từ kinh doanh đầu tư
CK
1.611 10,50 7.271 15,20 5.303 7,30 5.660 351,33 -1.968 -27,07
- Thu khác về hoạt động TD 322 2,10 478 1,00 2.543 3,50 4.467 138,73 2.065 432,01
2. Thu nhập ngoài lãi 1.513 8,98 6.072 11,26 8.491 10,47 4.559 301,32 2.419 39,84
a. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
826 54,59 3.933 64,77 4.262 50,19 3.107 376,15 329 8,37
- Thu phí dịch vụ thanh toán 533 64,53 2.576 65,50 2.996 70,30 2.043 383,30 420 16,30
- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 131 15,86 711 18,08 869 20,39 580 442,75 158 22,22
- Thu từ dịch vụ ngân quỹ 29 3,51 165 4,20 158 3,71 136 468,97 -7 -4,24
SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 77
Bảng 24: TÌNH HÌNH THU NHẬP TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 )
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng tổng hợp )
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)
b. Thu từ hoạt động KD ngoại hối
0 0 795 13,10 2.513 29,60 795 - 1.718 216,10
c. Thu từ hoạt động mua bán
CK 687 45,41 1.344 22,13 1.716 20,21 657 95,63 372 27,79
Nguồn thu của chi nhánh chủ yếu: thu từhoạt động tín dụng, dịch vụvà các khoản thu khác.
a. Thu nhập từ lãi
Khoản thu từ lãi của NH liên tục tăng qua ba năm và đây cũng là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 88% tổng thu nhập) của chi nhánh. Năm 2007 khoản thu này tăng vọt lên đạt 47.838 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 211,85% (tức tăng 32.498 triệu đồng) so với năm 2006. Sang năm 2008, khoản
thu này tăng lên và đạt là 72.664 triệu đồng tức tăng 51,85% tương ứng với 24.806 triệu đồng. Trong đó:
- Thu từ lãi cho vay chiếm một vị trí cao nhất trong khoản mục thu
nhập từ lãi, điều này cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Năm 2007, thu lãi tiền gửi đạt 32.495 triệu đồng, tăng 22.649 triệu đồng hay tăng 212,75%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế của nước ta ít biến động và gần như phát triển ổn định, điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, do đó những khách hàng này của VIB Cần Thơ có khả năng trả đúng
hạn các khoản nợ vay đã đến hạn thanh toán, bên cạnh đó tại NH lại có nhiều
khoản nợ cho vay trong những năm trước đó đến nay đã đến hạn thu hồi cả gốc
và lãi, đồng thời công tác thu hồi nợ của các cán bộ nhân viên phòng tín dụng được đẩy mạnh. Đến năm 2008, thu lãi cho vay tuy có tăng so với năm 2007 nhưng tăng với tốc độ rất chậm chỉ đạt 58,18% tương ứng với tăng 18.372 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta trong thời kỳ này biến động
mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao, để hạn chế sự biến động của nền kinh tế, ổn định
thị trường và kiềm chế lạm phát, NHNN đã đưa ra chính sách quyết định hạn chế
cho vay trong ngành NH nhằm làm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. Trong
giai đoạn này VIB Cần Thơ chỉ cho vay đối với các khách hàng truyền thống đã có quan hệ mật thiết với NH, bên cạnh đó cũng mở rộng cho vay đối với các
khách hàng mới nhưng chỉ với hạn mức thấp và số lượng khách hàng này cũng
không nhiều.
- Thu lãi tiền gửi qua 3 năm cũng tăng nhưng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm trong tổng thu nhập từ lãi (chỉ khoảng 15%). Cụ thể, năm 2007, khoảng thu này đạt 7.272 triệu đồng, tăng 4.511 triệu đồng hay tăng 163,38% so với năm
2006. Sang năm 2008, thu từ lãi tiền gửi tăng thêm 9.643 triệu đồng, tăng 132,6%. Nguyên nhân là do cơ cấu sử dụng vốn vay của NH và được giải thích ở
các phần trên.
- Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán: tăng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007, thị trường CK Việt Nam phát triển nóng; bên cạnh đó,
nhờ khả năng phân tích thị trường của NH là tốt nên khoản thu từ hoạt động này cao, khoản thu này tăng lên 5.660 triệu đồng hay tăng 351,33% so với năm 2006. Sang năm 2008, TTCK trong nước và thế giới có nhiều biến động xấu nên khoản
thu này giảm 1.986 triệu đồng hay giảm 27,07% so với năm 2007.
- Thu từ hoạt động dịch vụ khác: chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể
khoảng 2% nên tôi không đi phân tích sâu.
b. Thu ngoài lãi
Trong năm 2006, hoạt động dịch vụ của Chi nhánh có mở rộng về quy
mô, số lượng, chất lượng dịch vụ song vẫn chưa có bước đột phá, chưa khai thác
hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh
chưa thực sự gắn kết việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ với công
tác tín dụng, mở rộng khách hàng và huy động. Kể từ năm 2007, Chi nhánh đã tích cực duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổimới trang thiết bị và công nghệ, tin học phục vụ cho chương trình hiện đại hoá. Cụ thể năm 2006, thu ngoài lãi đạt 1.513 triệu đồng và chiếm tỉ trọng
8,98% trong tổng thu nhập. Sang năm 2007, thu nhập này tăng 4.559 triệu đồng,
tăng 301,32% so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 11,26% trong tổng thu nhập. Đến năm 2008, tăng 2.419 triệu đồng, tăng 39,84% so với năm 2007 và chiếm tỉ
trọng 10,47% trong tổng thu nhập. Việc thu nhập ngoài lãi không ngừng tăng là dấu hiệu tốt và là xu hướng phát triển của các TCTD ở các nước phát triển trên thế giới.
Cơ cấu các khoản thu nhập ngoài lãi: - Thu từ hoạt động dịch vụ
+ Thu về dịch vụ thanh toán: Năm 2007, đạt 2.570 triệu đồng, tăng
2.043 triệu đồng hay tăng 383,3% so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 65,5% trong tổng thu nhập từ dịch vụ. Đến năm 2008, tăng 420 triệu đồng tức tăng
16,3% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 70,3% trong tổng thu nhập dịch vụ. Khoản thu này chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu ngoài lãi của Ngân hàng. Nguyên nhân sự gia tăng này là do ngày càng nhiều các doanh nghiệp đến gửi
tiền vào Ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong và ngoài nước một cách
thuận tiện, an toàn và hiệu quả nhất, giảm rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt. - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: chiếm tỉ trọng bình quân khoảng 18%. Năm 2007, đạt 711 triệu đồng, tăng 580 triệu đồng, túc tăng 442,75% so với năm 2007. Sang năm 2008, đạt 869 triệu đồng, tăng 158 triệu đồng tương ứng tăng
22,22 % so với năm 2007. Nguyên nhân khoản thu nhập này tăng mạnh vào năm
2007- 2008 là do năm 2006 NH mới đi vào hoạt động chưa tròn 1 năm, quan hệ
khách hàng và các TCTD khác ít nên khoản thu này thấp. Nhưng sang năm 2007
thì NH bắt đầu thiếp lập và mở rộng nhiều mối quan hệ với khách hàng đặc biệt
khách hàng là doanh nghiệp và Các TCTD trong và ngoài nước nên việc nghiệp
vụ bảo lãnh ngày càng tăng.
- Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ: chiếm tỉ trọng nhỏ bình quân khoảng
3,7%.
-Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thu phí từ dịch vụ kinh doanh
ngoại hối của Ngân hàng chưa phát sinh vào năm 2006, nhưng đến năm 2007là 759 triệu đồng chiếm tỉ trọng 13,1% trong tổng thu nhập ngoài lãi. Và đến năm
2008, khoản thu này tăng lên là 2.513 triệu đồng, tăng 1.718 triệu đồng, tămg
216,1%. Trong quá trình kinh doanh ngân hàng luôn đảm bảo an toàn kinh doanh ngoại tệ, thực hiện đúng các quy định về kinh doanh ngoại tệ đảm bảo trạng thái
ngoại hối cho phép của Ngân hàng, áp dụng các hình thức mua bán linh hoạt về tỉ giá, phương thức thanh toán.
Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán: năm 2007, đạt 1.344 triệu đồng, tăng 95,63% tương ứng tăng 657 triệu đồng so với năm 2006 và chiếm tỉ
trọng 22,13% tổng thu nhập ngoài lãi. Sang năm 2008, tăng 27,79% tương đương
với 372 triệu đồng so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng là 20,21%. Nguyên nhân là do NH là tổ chức trung gian hoạt động dựa trên thông tin là chủ yếu. Trên TTCK ai có nhiều thông tin thì kết quả danh mục đầu tư sẽ khả quan hơn.
4.2.1.2 Xác định lãi suất bình quân đầu ra
Khi phân tích tình hình thu nhập của NH thì chúng ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu ra vì một NH hoạt động chủ yếu dựa vào hai nghiệp vụ chính đó là huy động vốn và sử dụng vốn, để có được nguồn vốn hoạt động NH cần phải bỏ ra chi phí để huy động vốn, chính vì lẻ đó NH cần phải sử
dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động cho
NH.
Bảng 25: LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA TẠI VIB CẦN THƠ QUA
3 NĂM ( 2006- 2008 ) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập từ lãi Triệu đồng 15.340 47.838 72.644
Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 165.133 306.705 397.746
LS bình quân đầu ra % 9,4 16,7 18,4
( Nguồn: Phòng tổng hợp )
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lãi suất bình quân đầu ra của NH qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 là 9,4%, đến năm 2007 tăng lên 16,7%, và năm
2008 là 18,4%. Do trong năm 2007, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và các cá
nhân tăng lên do đó NH cần phải tăng cường huy động vốn và phải điều chuyển
thêm vốn từ Hội sở xuống để đáp ứng kịp thời, điều này làm cho lãi suất đầu vào của NH tăng nên việc cho vay ra với lãi suất cao NH mới thu được lợi nhuận