Vị trí địa lí và Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố CầnThơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

3.1.1Vị trí địa lí và Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố CầnThơ

a. Về vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông thuận lợi

+ Về đường bộ: khoảng cách ô tô từ Cần Thơ đến Thành phố Hồ Chí Minh là 169 km, đi Cà Mau 178 km, đi Kiên Giang 128 km và đi Bến Tre 114 km nên CầnThơ là trung tâm các tuyến giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu Cần thơ đang được chuẩn bị đưa vào sử dụng cuối năm 2009, tạo điều kiện

giao thông thuận lợi cho tuyến quốc lộ từ Bắc tới Nam.

+ Về đường thủy: Cần Thơ có cảng biển (cảng Cần Thơ) được công

nhận là cảng quốc tế, lại có hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ba tuyến đường

thủy quan trọng: kênh Cái Sắn, kênh Sà No, kênh quản lộ Phụng Hiệp

+ Về đường hàng không: sân bay Trà Nóc đang được đưa vào sử dụng, có nhiều triển vọng trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, nối liền tỉnh

Cần Thơ với các tỉnh khác trong nước và quốc tế.

b. Về đặc điểm kinh tế– xã hội

Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế - xã hội của 13 tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

+ Về nông nghiệp

Hiện tại Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả những gì mà thiên

nhiên ưu đãi về lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại

cây chủ lực. Không dừng lại ở việc đầu tư khai thác trong nông nghiệp mà hiện

nay nổi trội lên mô hình đầu tư kinh tế vườn kết hợp với khai thác du lịch tạo nét

mới cho bộ mặt Thành phố và mang về những khoản thu nhập đáng kể. Cần Thơ

có khoảng 1000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản thích hợp với nuôi trồng thủy

sản nước ngọt, nếu tập trung khai thác sẽ trở thành lĩnh vực có lợi cho ngành nông nghiệp, không những có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn có

thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản nếu khai thác tối đa năng lực chế

biến.

+ Về công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp

Có hai khu công nghiệp Trà Nóc I và Trà Nóc II, chợ gạo Thốt Nốt.

Trong tương lai, xây dựng thêm khu công nghiệp Vị Thanh với các ngành nghề

là xay xát gạo, thực phẩm đồ uống, may mặc, thủy sản đông lạnh,…sản phẩm

bằng da, giả da, điện, nước.

+ Về thương mại - dịch vụ

Hình thành hệ thống thương mại sầm uất, đa dạng như trung tâm thương mại Cái khế, siêu thị Coopmart, Citimart, Metro Hưng lợi,…Ngoài ra

trên địa bàn còn có hàng loạt hệ thống bưu điện, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm… ngày đêm không ngừng phục vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, Hiện nay Thành phố Cần Thơ đã và đang phấn đấu trở thành một Thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp xứng đáng là Thành phố cửa ngõ hạ lưu sông Mê kông, là một trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, trung tâm văn hóa và y tế, đầu mối giao thông vận tải quan trọng trong

vùng và liên vận quốc tế, giữ vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của vùng và của cả nước.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển VIB Cần Thơ

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam (gọi tắt là Ngân Hàng Quốc Tế – VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động vào ngày 18 tháng 5 năm

1996 theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25 tháng 1 năm 1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập Ngân Hàng Quốc Tế bao gồm Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt

Nam, các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên

trường Quốc tế.

Hội sở của VIB đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. VIB có hơn 102 chi nhánh và phòng giao dịch tại 15 tỉnh thành Hà Nội,

Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng tàu, Cần Thơ

và An Giang.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế - chi nhánh Cần Thơ đi vào hoạt động vào ngày 26/7/2005. Thách thức đầu tiên mà chi nhánh phải vượt qua để tồn tại và phát triển đó là tìm kiếm khách hàng. Sau hơn 3 năm hoạt động, VIB Cần Thơ đã phát triển được gần 50 khách hàng doanh nghiệp và trên 400 khách hàng cá nhân. VIB Cần Thơ là đơn vị đoạt số dư nợ tín dụng doanh nghiệp tăng tuyệt đối cao

nhất trên toàn hệ thống.Trụ sở giao dịch đặt tại số 19-21 Trần Văn Khéo, phường

Cái Khế, quận Ninh Kiều TPCT.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy VIB Cần Thơ 3.1.3.1 Sơ đổ tổ chức

Hình 2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH VIB CẦN THƠ

3.1.3.2 Chức năng của các phòng ban

a. Giám đốc điều hành

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và kế

hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.

- Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và cán bộ của chi

nhánh.

- Quyết định chương trình hoạt động, kế hoạch công tác của chi nhánh.

- Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.

-Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ

nghiệp vụ của ngân hàng VIB Việt Nam và các vấn đề có liên quan do Nhà

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng tổng hợp Phòng IT Phòng Bảo Vệ Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch tín dụng

Nước, Bộ Thương Mại, Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính và các bộ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ban hành

- Đại diện pháp nhân của VIB Cần Thơ trước pháp luật và trong quan hệ tố tụng.

- Có trách nhiệm báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền.

b. Giám đốc kinh doanh

- Ký các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động

của chi nhánh

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

- Chịu trách nhiệm về tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của chi

nhánh và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định

của Nhà nước, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

c. Phòng tổng hợp

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn,

loại tiền tệ, loại tiền gửi…và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển

nguồn vốn.

- Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh

ngắn hạn. trung hạn, dài hạn theo định hướng kinh doanh của VIB Việt Nam

- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, cung

cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông

tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo qui định.

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối

về vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản

nợ (rủi ro lãi suất, kỳ hạn).

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế

hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

- Tổng hợp các báo cáo chuyên đề theo qui định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

d. Phòng dịch vụ khách hàng

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện gửi, rút các loại: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán,…

- Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay đối với khách hàng. - Mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối

- Các giao dịch khác trong chức năng được cho phép.

e. Phòng khách hàng doanh nghiệp

Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc về

chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ

sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá trịtài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số

tiền gốc và lãi phải thu khách hàng vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợcho vay khi phát hiện khách hàng sửdụng vốn sai mục đích

f.Phòng khách hàng cá nhân

Cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là các cá nhân, ngoài ra thực hiện chức năng huy động tiền gửi từdân cư.

g. Phòng IT

- Thực hiện việc quản lí toàn bộ hệ thống vi tính của NH, đảm bảo cho

hệ thống của NH được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống máy vi

tính

- Chép lưu trữ dữ liệu

- Các chương trình quản lý theo yêu cầu của phòng

h. Phòng bảo vệ

- Đảm bảo an ninh cho Ngân Hàng

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 3 NĂM

Trong 3 năm qua, VIB Cần Thơ luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả,

luôn có thu nhập bù đắp chi phí và có lợi nhuận chia các cổ đông. Điều đó được

thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HĐKD CỦA VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008 )

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Thu nhập 16.853 53.910 81.135 37.057 219,88 27.225 50,50 Chi phí 13.868 44.360 64.932 30.492 219,87 20.572 46,38 LN trước thuế 2.985 9.550 16.203 6.565 219,93 6.653 69,66 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Lợi nhuận của NH tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, Năm 2006 lợi

nhuận đạt 2.985 triệu đồng.Sang năm 2006 lợi nhuận tăng lên thành 9.550 triệu đồng tức là tăng 6.565 triệu đồng hay tăng 219,93% so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do giai đoạn này ngành NH là ngành đang phát triển nhanh và nóng. Đến năm 2008, mức lợi nhuận là 16.203 triệu đồng, tăng 6.653 triệu đồng hay tăng

69,66 %. Ở đây có sự sụt giảm tốc dộ tăng trưởng là do lạm phát trong nước cao

và tình hình kinh tế thế giới khó khăn. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu 50,50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn hơn tốc đọ tăng chi phí 46,38% của NH góp phần làm cho lợi nhuận tăng.

3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NH TRONG NĂM 2009 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.3.1 Mục tiêu hoạt động:

Cùng với mục tiêu và định hướng của Ngân Hàng Quốc Tế Việt Nam,

năm trước. Cụ thể là tình hình huy động vốn, doanh số cho vay phải tăng, các

hoạt động dịch vụ khác cũng phải tăng. Tuy nhiên, nợ xấu phải hạn chế đến mức

tối đa.

3.3.2 Định hướng hoạt động trong năm 2009 và những năm tiếp theo

a. Nhận định tình hình năm 2009

Trong bối cảnh của nền hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, cơ hội kinh doanh đã mở ra rất nhiều ngành kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu sẽ trở nên thông thoáng hơn. Mặt khác các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thì đã gấp rút tăng vốn, tăng quy mô hoạt động, tái cơ cấu bộ máy, hiện đại hóa công nghệ… để sẵn sàng cạnh tranh trong điều kiện mới. Xu hướng thay đổi chính sách kinh doanh của các ngân hàng

thương mại (về chính sách tín dụng,lãi suất huy động, lãi suất cho vay, về chính sách phí, chính sách chăm sóc khách hàng…) theo hướng ngày càng linh hoạt và có phần thông thoáng hơn trước đây đã làm cho tư duy của khách hàng thay đổi. Trong điều kiện kinh doanh đòi hỏi độ an toàn cao, thì cơ may tiếp thị thành công khách hàng mới (khách hàng tiềm năng) trở nên mong manh. Bên cạnh đó,

sự suy giảm của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng đến

xuất khẩu và kiều hối. Những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã

tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009, do hoạt động

kinh tế đã chậm lại. Do đó, năm 2009 vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VIB chi nhánh Cần Thơ.

b. Định hướng hoạt động

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tiếp tục là thị trường mục tiêu của VIB

Cần Thơ.

- Mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển khách hàng ở các địa phương

lân cận.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng doanh thu ngoài lãi - Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhân sự của Chi nhánh.

- Phát triển vững chắc và giữ vững thị phần về đầu tư tín dụng.

- Phân tích chính xác thị trường để khai thác thị trường một cách hiệu

- Tiếp tục giữ vững thương hiệu, giữ vững vị trí trong top 5 Ngân Hàng

Thương Mại Cổ Phần hàng đầu trên thị trường Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng tín dụng.

- Xây dựng môi trường làm việc văn minh, lịch sự, hòa nhã với khách

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VIBBANK CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THEO MÔ

HÌNH CAMEL

4.1.1 Vốn (Capital)

4.1.1.1 Khái quát tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn của NH được hình thành chủ yếu từ hai nguồn là vốn huy

động và vốn điều chuyển. Nhưng để chủ động trong việc việc cho vay thì ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn. NH huy động được nhiều vốn thì sẽ

sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được chi phí hơn so

với việc sử dụng nguồn vốn từ trên điều chuyển xuống. Từ đó làm giảm áp lực và gánh nặng cho NH và hội sở. Do đó, nguồn vốn huy động là rất quan trọng

đối với hoạt động của NH, NH phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong và

ngoài nước để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của NH. Từ bảng 2 ta thấy rất

rõ, qua 3 năm, nguồn vốn của VIB-Cần Thơ đã có biến động và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn tăng một lượng đáng kể cụ thể là tăng 83,44% so với năm 2006 (tương đương với số tiền là 149.334 triệu đồng) và qua năm 2008, nó lại tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn (tăng

33,71% so với năm 2007 tương ứng tăng 110.574 triệu đồng). Sự tăng của tổng

nguồn vốn là do vốn huy động và vốn điều chuyển không ngừng tăng lên. Trong

đó, vốn huy động luôn chiểm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Để rõ hơn ta đi sâu phân tích từng loại vốn:

a. Vốn huy động

NH luôn coi trọng công tác đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,

đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trương tăng nguồn vốn từ dân cư. Năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 188.755 triệu đồng tăng 70.520 triệu đồng hay tăng 59,64% so với năm 2006. Sang năm

2008, nguồn vốn huy động tăng 72.388 triệu đồng tức là tăng 38,35% so với năm

2007. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động đều tăng qua 3 năm và tăng nhiều nhất ở năm 2007, đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại. Điều này là do

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)