Thanh khoản (Liquidity)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 72 - 75)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.5 Thanh khoản (Liquidity)

Bảng 22: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁTÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI

VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 )

Khoản mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD Triệu đồng 14.516 22.577 42.713

2. Dư nợ cho vay Triệu đồng 152.286 289.070 364.585

3. Chứng khoán chính phủ Triệu đồng 7.363 9.125 25.689

4. Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 45.672 78.420 106.674

5. Tổng tài sản Triệu đồng 178.979 328.313 438.987 6. Tổng số tiền gửi Triệu đồng 118.235 188.755 261.143

7. Trạng thái tiền mặt (%) 8,11 6,88 9,73

8. Tỉ trọng dư nợ cho vay trong tổng tiền gửi (%) 128,80 153,15 139,61 9. Chỉ số CK có tính thanh khoản (%) 4,11 2,78 5,85 10. Chỉ số tiền biến động (%) 38,63 41,55 40,85 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 73

Bảng 23: TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2006 - 2008)

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008

Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương đối(%)

1. Cung thanh khoản 364.693 823.889 1.052.122 459.196 125,91 228.223 27,70

- Vốn điều chuyển 43.053 104.293 124.773 61.240 142,24 20.480 19,64

- Các khoản tín dụng thu về 185.714 495.586 613.135 309.872 166,85 117.549 19,17

- Các khoản tiền gửi và nguồn khác 135.926 224.020 314.214 88.094 64,81 90.194 40,26

2. Cầu thanh khoản 317.352 808.244 947.049 490.892 154,68 138.805 17,17

- Chi trả tiền gửi 69.980 148.042 210.293 78.062 111,55 62.251 42,05

- Cấp tín dụng 223.778 632.370 706.650 408.592 182,59 74.280 11,75

- Chi trả khác 23.594 27.832 30.106 4.238 17,96 2.274 8,17

3. Trạng thái thanh khoản ròng 47.341 15.645 105.073 -31.696 -66,95 89.428 571,61

Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán của NH được duy

trì chủ yếu là do có sự đống góp quan trọng của vốn điều chuyển. Điều này cũng

dễ hiểu như đã phân tích vì NH còn non trẻ khả năng huy động vốn có hạn. Cụ

thể, năm 2006, trạng thái thanh khoản ròng của NH là 47.341 triệu đồng. Nếu không tính đến vốn điều chuyển thì NH cũng có thể tự thanh toán. Nhưng đến năm 2007, nhu cầu thanh khoản của NH tăng lên 490.892 triệu đồng hay tăng

154,68% so với năm 2006 do NH mở rộng hoạt động kinh doanh. Vì vậy cần

phải có vốn điều chuyển 104.293 triệu đồng. Đến năm 2008, nhu cầu thanh

khoản lại tiếp tục tăng thêm 138.089 triệu đồng hay tăng 17,17% so với năm

2007; đến năm này khả năng huy động vốn của NH cũng tăng nên vốn điều

chuyển cũng không quan trọng đối với tình hình thanh khoản của NH. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ hội sở để đảm bảo thanh khoản cho NH.

Thể hiện NH còn phụ thuộc vào hội sở, chưa đủ năng lực để hoạt động độc lập

cho mục đích kinh doanh của mình. Khả năng thanh khoản của ngân hàng còn

được thể hiện qua các chỉ số sau:

- Trạng thái tiền mặt: cho biết khả năng thanh toán nhanh của NH. Năm

2006, tỉ số này là 8,11%. Sang năm 2007, tỉ số này là 6,88%.Và đến năm 2008 là

9,73%. Tỉ số này tương đối là hợp lí vì theo kinh nghiệm của các nhà quản lí NH

thì NH nên duy trì tỉ số này khoảng 8%. Việc duy trì tỉ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt. Vì quá cao thì khả năng sinh lời của tài sản NH bị hạn chế.

Tuy nhiên tỉ số này quá thấp thì NH sẽ gặp rủi ro thanh khoản.

- Chỉ số CK có tính thanh khoản: tỉ số là các loại chứng khoán có tính

thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hoá thành tiền hoặc trở thành vật bảo đảm để

vay vốn khi cần thiết. Bao gồm các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu

kho bạc, tín phiếu NHNN, tráiphiếu Chính phủ. Chỉ số này qua 3 năm tăng giảm

không ổn định. Năm 2006 là 4,11%, năm 2007 là 2,78% và năm 2008 là 5,85%. Chỉ số này luôn chiếm tỉ trọng nhỏ tuy nhiên nó cũng đóng góp vào khả năng

thanh toán hiện thời của NH khi cần thanh toán nhanh.

- Tỉ trọng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi: qua 3 năm đều tăng và lớn hơn 1. Nghĩa là NH cho vay vượt quá vốn huy động. Điều này cho thấy NH thiếu

thanh khoản cần có tiền điều chuyển từ hội sở về để đảm bảo thanh khoản. NH

- Chỉ số tiền biến động: cho biết tỉ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng

tiền gửi. Bình quân 3 năm chỉ số này là khoảng 40%. Ta thấy loại tiền gửi thanh

toán này chiếm tỉ trọng khá lớn vì vậy nhu cầu thanh khoản cũng sẽ tăng.

Tóm lại, Việc thanh khoản của NH còn nhờ vào NH hội sở. Chưa hoàn

toàn tự chủ. Vì vậy, NH cần điều chỉnh lại nhất là nâng cao khả năng huy động

vốn nhất là loại tiền gửi có kì hạn, giúp hoạt động NH được ổn định và nâng cao khả năng thanh khoản của NH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)