7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.1.3 Quản trị (Management)
Ngay từ khi thành lập, VIB- CT đã chọn cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp với quy mô nhỏ gọn của nó. Cơ cấu tổ chức của VIB - CT theo kiểu cơ cấu
quản trị trực tuyến - một kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhận mệnh
lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Hệ thống trực tuyến hình thành một đường thẳng
rõ ràng về quyền ra lệnh, trách nhiệm và lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng. Với cơ cấu này, Giám đốc có thể hiểu rõ được những hoạt động của cấp dưới và ra những mệnh lệnh trực tiếp một cách đúng đắn cho cấp dưới mà không cần phải thông qua một cơ quan trung gian nào. Nó sẽ giúp bộ máy được hoạt động thống nhất, giảm chi phí, và nhanh chóng trong việc thực hiện các công
việc. Tuy nhiên nó có nhược điểm là người giám đốc sẽ lo phần lớn tất cả các
công việc, không có phòng ban chuyên môn để tham mưu cho giám đốc trong
các vấn đề quản trị. Bên cạnh đó, Khi NH càng mở rộng hoạt động thì cơ cấu tổ
chức hiện hành có thể là không phù hợp. Vì cần phải có sự tách bạch giữa quản
Năng lực quản lý còn được thể hiện thông qua chính sách quản lý chi
phí của Ban lãnh đạo trong việc tạo ra thu nhập cũng như tài sản cho ngân hàng;
đồng thời đo lường khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng trong việc tạo ra thu
nhập cho ngân hàng.
Bảng 20 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CHI
PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tổng thu nhập Triệu đồng 16.853 53.910 81.135
Tổng chi phí Triệu đồng 13.868 44.360 64.932
Tổng tài sản Triệu đồng 178.979 328.313 438.987
Tổng chi phí/Tổng tài sản % 7,75 13,51 17,79 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 82,29 82,29 80,03
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
-Tổng chi phí/Tổng tài sản:
Nhìn chung chỉ số này có sự biến động tăng qua các năm, cụ thể năm
2006 Ngân hàng phải bỏ ra 7,75 đồng để có được 100 đồng tài sản đầu tư. Đến năm 2007, để có được 100 đồng tài sản đầu tư chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra
là 13,51 đồng, cao hơn so với năm 2006. Sang năm 2008 chỉ số này là 17,79%.
Điều này cho thấy việc quản lý chi phí của Ngân hàng chưa được tốt. Nguyên nhân làm cho chỉ số này tăng là do NH mới thành lập các khoản chi cho khấu hao, đầu tư công cụ nhiều. Bên cạnh đó, trong năm 2007 và năm 2008 NH đã phải chi ra nhiều cho việc mở rộng thị phần và nâng cao chất lượng hoạt động
dịch vụ của NH mình, đồng thời trong thời kỳ này chi phí trả lãi của NH cũng tăng lên do lãi suất cơ bản của Nhà nước tăng lên (năm 2006, LSCB là 8,75%, sang năm 2007, LSCB là 12% và năm 2008 LSCB là 14%), do đó đã làm cho tổng chi phí của NH tăng dẫn đến chỉ số này tăng theo. Nếu chỉ nhìn vào số liệu
ta có thể đánh giá được NH đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình,
nhưng xét về từng khoản mục chi phí cụ thể, nếu chi phí bỏ ra nhiều cho hoạt động huy động vốn như mở rộng thị phần, mạng lưới phục vụ, đào tạo trình độ
nguồn vốn cho NH (sẽ phân tích ở phần sau) thì đây là điều tốt vì NH có thể sử
dụng nguồn vốn này để cho vay thu lãi. Tuy nhiên, NH cũng phải quan tâm nhiều đến công tác quản lý chi phí, để có thể cắt giảm những chi phí thật sự không cần
thiết nhằm làm tăng thêm lợi nhuận cho NH.
- Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập.
Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì Chi nhánh phải bỏ ra
82,29 đồng chi phí vào năm 2006, 82,29 đồng và 80,03 đồng chi phí vào năm
2007 và 2008. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng là chấp nhận được qua các năm vì chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Tuy nhiên chỉ số
này ởVIB Cần Thơ qua 3 năm vẫn còn cao, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí qua các năm tương đương với tốc độ tăng của thu nhập và làm cho lợi
nhuận của Chi nhánh đạt được không cao lắm. Do đó, trong thời gian tới Ban
lãnh đạo Chi nhánh cần có những chính sách huy động hữu hiệu hơn nữa để tiết