1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận an sinh xã hội cứu trợ xã hội

17 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống suốt cuộc đời của đối tượng

Trang 1

A Lời mở đầu

Cuộc sống của con người trên trái đất , dù ở bất kì giai đoạn phát triển nào, bất kì chế

độ xã hội nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống Những rui ro, bất hạnh, những khó khăn ngoài ý muốn đã luôn làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh yếu thế trong xã hội Để có thể tồn tại và phát triển, họ cần được sự trợ giúp của xã hội mà trong đó Nhà nước đóng vai trò hết sưc quan trọng nhờ

có hệ thống ASXH của mình.

An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ Trong đó, Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội Theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội

a Khái niệm

Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội Theo nghĩa thông thường, "cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng"

Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân Có những

Trang 2

trường hợp cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp nạn hoặc cả một địa phương

Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ

an sinh xã hội Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt

Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong xã hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội, với tư cách là đại diện của xã hội Các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ xã hội

Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, hiện nay có nhiều khái niệm về cứu trợ xã hội Nếu hiểu một cách bao quát nhất, cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và gặp rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu …dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn ngheo khốn

và vươn lên cuộc sống bình thường

3 Những quan điểm cơ bản trong cứu trợ xã hội:

a Cứu trợ xã hội là hình thức dành cho tất cả những người cần được cứu trợ Hay nói cách khác, mỗi người trong xã hội đều có quyền hưởng CTXH khi cần thiết Mỗi cá nhân đều có quyền sống , làm việc và hưởng thụ các thành quả của xã hội như tất cả các thành viên khác Tuy nhiên, có rất nhiều biến cố bất

Trang 3

ngờ khiến cho các cá nhân, hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng cực kì vất vả khó khăn, không tìm được phương cách để sinh sống Nhà nước và toàn thể cộng đồng thực hiện hoạt động cứu trợ để các quyền con người của các cá nhân

và các nhóm dân cư yếu thế luôn được đảm bảo Hoạt động này không chỉ đơn thuần là sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền con người của toàn xã hội đối với mọi cá nhân, thể hiện được một thuộc tính của xã hội văn minh

b Các đối tượng cũng phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng

Theo quan điểm này, cứu trợ xã hội được thực hiện theo hướng đưa cần câu chứ không phải đưa xâu cá Những đối tượng được hưởng cứu trợ phải tự khẳng định mình, tránh tư tưỏng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng Trước khi được cứu trợ, các đối tượng được cứu trợ cần phải cố gắng bằng tiềm lực còn lại để lo liệu cải thiện khó khăn trong cuộc sống

Trang 4

III Cơ sở luật pháp và tình hình cứu trợ xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

1 Cơ sở luật pháp.

Ở Việt Nam, dù thuật ngữ “An sinh xã hội” mới chỉ xuất hiện vào những năm

70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn nhưng CTXH đã xuất hiện từ rất lâu đời, trong truyền thống đạo đức của dân tộc Việt "lá lành đùm lá rách" , và rất phong phú về hình thức Hiện nay, CTXH được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, thề hiện qua Nghị định số 07/2000/ND-CP quy định rất rõ vể đối tượng được hưởng, chế độ hưởng, cụ thể như sau:

a Đối tượng được hưởng CTXH thường xuyên

Điều 6 Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý

gồm:

1 Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

2 Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân Người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập Trường hợp là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng;

Trang 5

3 Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc;

4 Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo

Điều 7 Người thuộc diện cứu trợ xã hội quy định tại Điều 6 của Nghị định này

thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội

Điều 8 Những người có hoàn cảnh như người thuộc diện cứu trợ xã hội nhưng

còn nơi nương tựa, có nguồn nuôi dưỡng mà gia đình làm đơn tự nguyện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, được cấp có thẩm quyền đồng ý thì gia đình phải chịu mọi chi phí theo quy định

Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho đối tượng nói tại Điều này

Điều 9

1 Trẻ em từ 13 tuổi trở lên thuộc các cơ sở bảo trợ xã hội không còn học văn hóa thì được giới thiệu đến các trung tâm dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước

2 Trẻ em đã trưởng thành, người tàn tật đã phục hồi chức năng, người bệnh tâm thần đã ổn định, đang ở cơ sở bảo trợ xã hội thì được đưa trở về địa phương ủy ban nhân dân xã, phường, gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho

họ có việc làm và hoà nhập với cộng đồng

2 Mức trợ cấp đươc hưởng

Điều 10.

Trang 6

1 Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tối thiểu do xã, phường quản lý bằng 45.000 đồng/người/tháng

2 Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tối thiểu tại cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đồng/người/tháng

Điều 11 Ngoài trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10

của Nghị định này, các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc nhà nước quản lý được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau :

1 Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;

2 Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường;

3 Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hóa;

4 Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ;

5 Trợ cấp mai táng phí

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

3 Nguồn tài chính

Điều 12 Cơ sở bảo trợ xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn

kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành

Điều 13 Nguồn kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy và kinh phí

đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp nào quản lý do

Trang 7

ngân sách cấp đó bảo đảm theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước

b Cứu trợ xã hội đột xuất.

Cứu trợ xã hội đột xuất là sự giúp đỡ của nhà nước và hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hoà nhập cộng đồng Cứu trợ đột xuất thường được thực hiện trong các trường hớp có thiên tai, mất mùa hoặc xảy ra các biến cố gây ra cho người dân các mối đe doạ về lương thực, nhà ở, bệnh tật đình trệ sản xuất

Đối tượng được hưởng cứu trợ đột xuất thường là những cá nhân, những

hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc các lý do bất khả kháng khác Cứu trợ xã hội đột xuất có tính tức thời khẩn cấp Để cứu trợ xã hội đột xuất đảm bảo được tính hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải thực hiện cứu trợ đúng thời điểm, kịp thời đúng đối tượng Ngoài ra do đối tượng được ởng cứu trợ thường rộng và có hoàn cảnh rủi ro khác nhau nên cần cân nhắc cho thứ tự ưu tiên cứu giúp cho các đối tượng được hưởng Đối tượng nào gặp khó khăn nhất

sẽ được ưu tiên trước nhất, với những đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì cách tợ giúp cụ thể cũng khác nhau

Tại Việt Nam thi đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp và nguồn tài chính cho cứu trợ đột xuất được quy định rất rõ tại Nghị định số 07/2000/ND_CP như sau:

Điều 14 Đối tượng được cứu trợ xã hội đột xuất (một lần) là những người hoặc

hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

1 Hộ gia đình có người bị chết, mất tích;

2 Hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

Trang 8

3 Hộ gia đình mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh bị thiếu đói;

4 Người bị thương nặng;

5 Người thiếu đói do giáp hạt;

6 Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú mà bị thương nặng hoặc chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng;

7 Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú

Điều 15 Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy

định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 của Nghị định này do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tuỳ mức độ thiệt hại

và khả năng huy động nguồn lực

Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được trợ cấp 5.000 đồng/người/ngày, nhưng không quá 15 ngày

Điều 16 Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:

1 Ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; Ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối;

2 Do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ;

3 Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội

Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trang 9

c Về tài chính cứu hộ và tổ chức thực hiện được quy định trong những điều sau:

Điều 17 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ quản lý Nhà

nước về công tác cứu trợ xã hội; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này

Điều 18.

1 Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cứu trợ xã hội theo quy định hiện hành và phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước

2 Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện cứu trợ xã hội và giám định tình trạng bệnh tật của người tâm thần, người tàn tật

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức học văn hóa; miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh là người thuộc diện cứu trợ xã hội theo chế độ hiện hành

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức độ hậu quả thiên tai, mất mùa và đói giáp hạt để có biện pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ xã hội đột xuất

Điều 19 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách

nhiệm:

1 Quản lý người thuộc diện cứu trợ xã hội và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc địa phương;

2 Tổ chức thực hiện chế độ cứu trợ xã hội đối với từng nhóm người thuộc diện cứu trợ xã hội được quy định tại Nghị định này;

Trang 10

3 Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc địa phương;

4 Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành chức năng hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ người thuộc diện cứu trợ xã hội;

5 Hàng năm lập dự toán kinh phí cứu trợ xã hội thường xuyên, cứu trợ xã hội đột xuất theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng xây dựng và tổng hợp kế hoạch kinh phí cứu trợ xã hội thường xuyên, cứu trợ xã hội đột xuất

Các nguồn tài chính huy động cho hoạt động cứu trợ xã hội sẽ được sử dụng

để chi cho các khoản trợ cấp cứu trợ và chi tiêu cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ Cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính nhân đạo nhân văn cao, đồng thơi có đặc điểm vừa có thể cứu trợ bằng tiền vừa có thể cứu trợ bằng hiện vật

Vì thế, khi sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ cần chú ý một số nguyên tắc: thứ nhất , việc sử dụng nguồn tài chính cần đảm bảo đúng đối tượng, đúng thời điểm, đáp ứng được mong mỏi của đối tượng cấn được cứu trợ; thứ hai, các nguồn lực lực tài chính phải đảm bảo tính hài hòa; thứ ba, việc xác định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần bao hàm cả giá trị thành tiền lien quan tới các khoản cứu trợ bằng hiện vật

Ngoài ra, Chính phủ còn thường xuyên ban các nghị định sửa đổi, bổ xung các chính sách về cứu trợ xã hội cho phù hợp với tình hình hiện tại Ví dụ: Nghị định 168/2004/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 20/9/2004 có sửa đổi một

số điều trong nghị định 07/2000/NĐ-CP như sau:

"Điều 10

1 Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên thấp nhất do xã, phường quản lý bằng 65.000 đồng/người/tháng

Trang 11

2 Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 140.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất bằng 210.000 đồng/trẻ em/tháng

3 Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất đối với người tâm thần mãn tính tại các cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 160.000 đồng/người/tháng

4 Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám, chữa bệnh miễn phí theo quy định hiện hành."

"Điều 15

1 Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đối với từng nhóm đối tượng quy định tại khoản 1,

2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm

2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ mức độ thiệt hại và khả năng huy động nguồn lực

2 Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được trợ cấp 7.000 đồng/người/ngày, nhưng không quá 15 ngày."

2 Tình hình pháp luật CTXH nước ta hiện nay.

Ở nước ta, do hoàn cảnh địa lý khí hậu, lịch sử, xã hội, cứu trợ xã hội có vai trò quan trọng không thể thiếu trong chính sách xã hội quốc gia Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa, thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp Song điều kiện khí hậu thời tiết cũng rất khắc nghiệt Có những năm thiên tai bão lụt xảy ra lien tục làm cho không ít người dân rơi vào cảnh mất nhà cửa tài sản, thất thu mùa màng Lịch sử đất nươc trải qua hang chục năm chiến tranh và hậu quả để lại còn rất nặng nề Cùng với đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng bộ lỗ rõ khiến cho bộ phận người nghèo càng lúc càng khốn khổ hơn Tuy đất nước còn nghèo, nhưng hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta vấn ngày càng phát triển và đi vào ổn định Theo đánh giá chung , Việt Nam được coi là

Ngày đăng: 23/07/2016, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w