Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đ
Trang 1Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn
vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận Tối đa hoá lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có những quyết sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đa thành phần, nếu chỉ dựa vào khả năng của mình và bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp khó có thể đứng vững và phát triển được
Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực; Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay; Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật
Mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót do còn hạn chế về mặt thời gian, tài liệu và khả năng của cả nhóm Kính mong nhận được
sự giúp đỡ tận tình của Thầy để nhóm có thể phân tích chính xác hơn các báo cáo tài
Trang 2PHẨM IMEXPHARM 1
1.1 Sơ lược về công ty 1
1.1.1 Lịch sử hình thành 1
1.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 1
1.1.3 Vị thế và triển vọng phát triển 2
1.1.4 Định hướng phát triển 2
1.1.5 Đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước 3
1.2 Tình hình sản xuất chung 3
1.2.1 Tổng doanh thu 3
1.2.2 Lợi nhuận 4
1.2.3 Tài sản 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 6
2.1 Công cụ tài chính công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM 6
2.1.1 Các tỷ số thanh khoản 6
2.1.2 Các tỷ số đòn bẩy tài chính 7
2.1.3 Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 9
2.1.4 Các tỷ số về hiệu quả hoạt động 9
2.1.5 Các chỉ số về khả năng sinh lợi 12
2.2 Công cụ tài chính của công ty so sánh 15
2.2.1 Phân tích các tỷ số thanh khoản 15
2.2.2 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính 16
2.2.3 Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 16
2.2.4 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lợi 16
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 17
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM IMEXPHARM
1.1 Sơ lược về công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tiền thân của công ty dược Imexpharm là XN Liên hiệp dược Đồng Tháp, trực thuộc sở y tế Đồng Tháp Tháng 11/1992 XN liên hiệp dược Đồng Tháp được đổi tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp, Trực thuộc UBND Đồng Tháp
Tháng 11/1999 Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dược phẩm TW 7 trực thuộc Tổng công ty dược VN
Tháng 07/2001, Công ty dược phẩm TW 7 chuyển thành công ty dược phẩm Imexpharm với vốn điều lệ 22 tỷ đồng
Công ty bắt đầu niêm yết với mã IMP ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tổ chức tư vấn: công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt Kiểm toán độc lập: công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)-2005
Địa chỉ: Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thị xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 84-(67) 385 19 41 Fax: 84-(67) 385 31 06
Người công bố thông tin: Ông Nguyễn Quốc Định
Email: imp@imexpharm.com
Website: http://www.imexpharm.com
1.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề hoạt động của Imexpharm là:
- Sản xuất dược phẩm, chế biến dược liệu;
- Bán buôn, xuất nhập khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, hóa chất, nguyên phụ liệu bao bì sản xuất thuốc, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người (trừ danh mục hàng hóa quy định tại Mục A Phần II Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 05 năm 2007 của Bộ Thương Mại);
- Bán buôn mỹ phẩm;
- Nuôi trồng dược liệu;
- Bán buôn thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn,có gas;
- Sản xuất sữa;
- Hoạt động tài chính;
- Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng;
- Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
Trang 4- Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
Hoạt động kinh doanh chính của Imexpharm là sản xuất và kinh doanh dược phẩm,nhập khẩu và mua nguyên phụ liệu bao bì phục vụ cho sản xuất
Địa bàn kinh doanh chính của Imexpharm là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra khu vực TP HCM, miền Đông, miền Trung, Hà Nội cũng góp phần quan trọng, với cơ cấu doanh thu theo khu vực các năm 2012-2013 như sau:
1.1.3 Vị thế và triển vọng phát triển
Imexpharm là doanh nghiệp lớn với thị phần 4% toàn thị trường Công ty có sự tăng trưởng mạnh về quy mô và hiệu quả hoạt động Mặc dù tập trung vào mảng tân dược là chính yếu như các đơn vị sản xuất khác nhưng Imexpharm có lợi thế với cơ cấu nguồn thu đa dạng Bên cạnh sự gia tăng quy mô, thị trường tiêu thụ Công ty khá rộng và vững Chiến lược phát triển sản phẩm mang thương hiệu Imexpharm Các định hướng đầu tư Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng chung của ngành Tương tự các doanh nghiệp trong ngành, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Imexpharm đạt ổn định và đảm bảo suất sinh lợi trên 50% vốn điều lệ Công ty Ngành dược được chính phủ xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
1.1.4 Định hướng phát triển
Để góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp Dược trong nước, Imexpharm chọn cho mình một hướng đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “Định hướng vào khách hàng” Imexpharm định vị cho mình là:
- Nhà sản xuất dược phẩm chất lượng cao Lấy sức khỏe cộng đồng làm trung tâm của mọi hoạt động, cung cấp các giải pháp điều trị hiệu quả cao với giá cả hợp lý thay thế thuốc nhập khẩu Nâng cao giá trị cộng thêm cho khách hàng và đối tác
- -Trở thành Công ty sản xuất liên doanh và nhượng quyền hàng đầu ngành Dược Việt Nam, là lựa chọn đầu tiên của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia trong việc hợp tác sản xuất các sản phẩm liên doanh và nhượng quyền
- Giữ vững thương hiệu Imexpharm là thương hiệu hàng đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam với các sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả trong điều trị
- Nâng cao quản trị Công ty theo các chuẩn mực hiện đại, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
- Phát triển hệ thống phân phối đủ mạnh, chuyên nghiệp để đưa sản phẩm thương hiệu Imexpharm đến tận tay người tiêu dùng
- Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và khai thác hiệu quả các nhà máy hiện có Đầu tư chiều sâu cho R&D về trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn nhân lực
đủ mạnh Không ngừng phát triển sản phẩm mới theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam đồng thời nắm bắt cơ hội nghiên cứu sản xuất các sản phẩm vừa hết bảo hộ độc quyền
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ khoa học kỹ thuật, đội ngũ bán hàng Lấy nguồn nhân lực làm trọng tâm để thể hiện hình ảnh, văn hóa,triết lý kinh doanh mang đậm nét Imexpharm đến với cộng đồng
Trang 5- Luôn nâng cao và thực hiện tốt trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (E&S)
- Trở thành Công ty dược phẩm tại Việt Nam uy tín và được tin cậy nhất
1.1.5 Đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước
- Đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài
Theo bảng thống kê về các doanh nghiệp trong nước sản xuất thuốc có doanh thu lớn thì IMEXPHARM cũng có vị trí cao.Một số doanh nghiệp nghiệp như: dược phẩm 3/2 F.T.PHARMA ( HCM), dược Hậu Giang ( Cần Thơ), Domesco ( Đồng Tháp), mekohar ( HCM), Vidiphar ( HCM)…
- Đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc có vốn đầu tư nước ngoài như: Sanofiavebtis ( pháp), Novartis ( Thụy Sĩ), United Pharma ( Philippines), Ranbaxy ( Ấn độ), Singpoong Dewoo ( Hàn Quốc)
Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp phân phối, tiếp thị thuốc tại Việt Nam Có thể nói đây là một thị trường rất nhiều sự biến động cũng như thu được lợi nhuận cao nên luôn thu hút được khá nhiều thành phần tham gia và
phân phối
1.2 Tình hình sản xuất chung
1.2.1 Tổng doanh thu
Tổng doanh thu và thu nhập thực
hiện năm 2013 là 851,7 tỷ đồng, đạt
100,2% kế hoạch Đại Hội đồng Cổ đông
đề ra, tăng trưởng 2,3% so với năm 2012,
gồm:
Doanh thu thuần đạt 841,3 tỷ đồng, tăng
trưởng 2,8%; Thu nhập khác đạt 10,4 tỷ
đồng giảm -28% so với năm 2012 Trong
doanh thu thuần gồm:
¾ Doanh thu hàng mua bán khác
đạt 13 tỷ đồng, tăng 66,2% so với năm
2012 chiếm tỷ trọng 1,6% trên doanh thu
thuần
¾ Doanh thu hàng sản xuất đạt
828,3 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2012
chiếm tỷ trọng 98,4% trên doanh thu
thuần, trong đó:
Doanh thu hàng gia công đạt 3,7
tỷ đồng, tăng 15,0% so với năm
2012, chiếm tỷ trọng 0,4% trên
doanh thu thuần
Doanh thu hàng nhượng quyền đạt 109,8 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 13% trên doanh thu thuần
Trang 6 Doanh thu hàng Imexpharm (phân phối trong nước và xuất khẩu) đạt 714,8 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 85% trên doanh thu thuần Doanh thu hàng mua bán có sự tăng trưởng cao là do Công ty có chuyển nhượng bán một số nguyên liệu cho đối tác có yêu cầu Còn doanh thu sản xuất tăng trưởng chỉ 2,22% là mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây của Công ty Riêng doanh thu hàng IMP chỉ tăng trưởng 1,5% là do chịu ảnh hưởng tác động của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 nêu trên làm cho doanh thu trong hệ ETC giảm mạnh Đây là kết quả đã được HĐQT và Ban TGĐ dự đoán trước nên đã chủ động chuyển hướng thị trường mục tiêu từ thị trường ETC sang thị trường OTC để bù đắp doanh số thị trường ETC bị sụt giảm, kết quả doanh thu tiêu thụ hàng IMP trên thị trường OTC đã tăng trưởng 42% và chiếm tỷ trọng 60% trong năm 2013 thay vì 42% so với năm 2012
Tuy doanh thu hàng IMP chỉ đạt mức tăng nhẹ, nhưng đây là thành công lớn cho sự
nỗ lực, cố gắng của HĐQT và Ban TGĐ trong năm vừa qua để đối phó với những khó khăn từ cơ chế, chính sách Nhà nước góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về tổng doanh thu của ĐHĐCĐ đề ra
1.2.2 Lợi nhuận
-Lợi nhuận trước thuế và trước trích lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ thực hiện là 106,1 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, giảm -7,9% so với năm 2012 Và lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là 95,6 tỷ đồng so với năm 2012 giảm -7,8%
Nguyên nhân do:
-Lãi gộp bán hàng tuy tăng so với năm
2012 là 3,2% cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, nhưng chi phí bán hàng tăng đến 5,6% cao hơn mức tăng trưởng doanh thu
và lãi gộp, chiếm tỷ trọng 27,1% trên doanh thu thuần so với năm 2012 là 26,3% đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong năm của Công ty Điều này cho thấy, trong
năm 2013, trước tình hình khó khăn do
cơ chế đấu thầu trong hệ điều trị (ETC), các doanh nghiệp dược buộc phải chuyển hướng thị trường mục tiêu từ thị trường ETC sang thị trường OTC Đây thật sự là thử thách sống còn đối với doanh nghiệp Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể CBCNV Imexpharm, được sự thống nhất của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc đã điều chỉnh lại một số chính sách bán hàng của Công ty một cách kịp thời nhằm mở rộng,
Trang 7tăng độ phủ và phát triển thị trường OTC trên tinh thần tiết kiệm và cân nhắc đo lường các yếu tố rủi ro do chi phí gia tăng với hiệu quả và lợi ích mang lại, Công ty đã quyết định đầu tư tăng thêm chi phí bán hàng thông qua các hoạt động như: mở rộng
hệ thống phân phối, tăng cường cả số lượng và chất lượng cho đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng mang tính chiều sâu hơn, thực hiện các hoạt động tiếp thị để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu và các chính sách bán hàng linh hoạt, Kết quả của sự chuyển hướng này cho thấy, tuy chi phí bán hàng gia tăng 5,6% nhưng doanh số bán hàng trên thị trường OTC đã tăng 42% đóng góp đáng kể trong việc, hoàn thành chỉ tiêu tổng doanh thu và lợi nhuận năm 2013 của
ĐHĐCĐ đã giao
-Chi phí quản lý so với năm 2012 tăng 2,4% về mặt giá trị, nhưng xét về tỷ trọng trên doanh thu thuần thì không đổi Điều này cho thấy, trong năm qua tuy giá cả, chi phí lương, điện, nước, sinh hoạt tăng nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát, quản lý tốt các khoản chi phí quản lý trong tình hình kinh doanh gặp khó khăn để tập trung nguồn lực cho hoạt động bán hàng góp phần gia tăng lợi nhuận cho Công
ty
- Doanh thu từ hoạt động tài chính 6,2 tỷ đồng, giảm 4,5 tỷ đồng tương ứng giảm 8,6% so với năm 2012 chủ yếu do nguồn vốn phát hành đã được giải ngân cho các công trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm
so với năm 2012 ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
1.2.3 Tài sản
-Qui mô tài sản
Tổng tài sản năm 2013 đạt 869,8 tỷ đồng, giảm -25,3 tỷ đồng hay -2,8% so với năm
2012, nguyên nhân năm 2013 Công ty có điều chỉnh lại một số khoản mục trong số dư đầu năm 2013 theo ý kiến của Công ty kiểm toán Deloite làm tăng số dư tổng tài sản cuối năm 2012 lên 33,5 tỷ đồng tương đương 3,9%, chủ yếu do ghi nhận tăng khoản mục hàng tồn kho đang đi trên đường và khoản phải trả người bán tương ứng
Trang 8CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 2.1 Công cụ tài chính công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM
2.1.1 Các tỷ số thanh khoản
Ý NGHĨA:
- Hệ số thanh khoản hiện hành cho ta biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty
có bao nhiêu đồng tài sản lưu động sẵn sang chi trả
NHẬN XÉT:
- Từ đồ thị trên ta nhận thấy từ năm 2007-2013 hệ số thanh khoản hiện hành có nhiều biến động, giảm từ 2007-2009 (từ 6.7-2.88), sau đó tăng lên dần đến
2013 đạt 4.68.( cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty có 4.68 đồng tài sản lưu động sẵn sang chi trả
- Hệ số này càng cao thì tình hình của doanh nghiệp càng tốt
- Để xác định hệ số thanh khoản hiện hành chúng ta có tính cả hàng tồn khotrong giá trị tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có
2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007
Tỷ số
thanh
khoản hiện
hành
TSNN
4.68 4.06 4.86 3.11 2.88 5.06 6.7 NNH
Tỷ số
thanh
khoản
nhanh
TSNH-TK
3.01 2.52 2.95 2.03 1.81 3.18 4.73 NNH
Trang 9thể chuyển thành tiền Để trành nhược điểm này, hệ số thanh khoản nhanh được sử dụng
Ý NGHĨA:
- Hệ số thanh khoản nhanh cho ta biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty có bao nhiêu đồng tài sản có thể thanh toán nhanh chóng
NHẬN XÉT:
- Từ đồ thị trên ta nhận thấy từ năm 2007-2013 hệ số thanh khoản hiện hành có nhiều biến động, giảm mạnh từ 2007-2009 (từ 4.73-1.18 ), sau đó tăng lên dần đến 2013 đạt 3.01(cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty có 3.01 đồng tài sản
có thể thanh toán nhanh)
- Hệ số này càng cao thì tình hình của doanh nghiệp càng tốt
2.1.2 Các tỷ số đòn bẩy tài chính
2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007
Tỷ số nợ
so với
VCSH
Tổng giá trị
nợ
0.2 0.21 0.17 0.27 0.36 0.16 0.14 Giá trị vốn
chủ sở hữu
Tỷ số nợ
dài hạn
Tổng giá trị
nợ dài hạn
0.127 0.071 0.013 0.014 0.085 0.016 0.006 Giá trị nguồn
vốn dài hạn
Tỷ số nợ
so với
tổng Tài
Sản
Tổng nợ
0.166 0.171 0.14 0.22 0.26 0.14 0.12 Tổng Tài Sản
Trang 10a) Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Ý NGHĨA:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy cứ
mỗi đồng vốn của doanh nghiệp thì chủ
nợ bỏ ra bao nhiêu đồng tài trợ
NHẬN XÉT:
- Nhìn chung tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp dao động
trong khoảng từ 0.14-0.36 từ
2007-2013, tỷ lệ nợ như vậy được
xem là khá ổn định
Ý NGHĨA:
- Tỷ số nợ dài hạn cho thấy tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp
NHẬN XÉT:
- Từ 2007-2013, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn dài hạn tăng từ 0.006 đến 0.127
- Tỷ lệ này tương đối thấp
Ý NGHĨA:
- Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tái trợ cho toàn bộ tái sản của công
ty Hay nói cách khác, tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần tram nguồn vố dung
để tài trợ cho tài sản của công ty là từ nợ phải trả
NHẬN XÉT:
- Nhìn chung từ 2007-2013 tỷ lệ này không có nhiều biến động, khoảng từ 0.33-0.38 Mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều cho nên không ảnh hưởng lắm đến khả năng thanh toán của IMP