1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Câu hỏi quản trị chiến lược có đáp án mới nhất

39 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 472 KB

Nội dung

Câu hỏi quản trị chiến lược có đáp án mới nhất

Trang 1

Câu 1: Sự cần thiết và tầm quan trọng của quản trị chiến lược trong DN hiện nay

a KN CL KD:

Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển

ổn định và bền vững cho doanh nghiệp

Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp Trong bất kỳ tổ chức nào, các

chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau – trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng các nhân làm việc trong đó

Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời

nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”.Chiến lược kinh doanh – liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp

có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới…

Chiến lược tác nghiệp – liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được

tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vận đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người…

b Trình bày đặc trưng của nên KT cạnh tranh( kt thị trường+ hội nhập), xuất hiện đối thủ cạnh tranh, đào thài:

Cơ cấu thị trường là một hình thức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinhdoanh tác động lẫn nhau qua thị trường để giải quyết ba vấn đề trung tâm cuả tổ chức kinh tế

Nền kinh tế thị trường đã và đang từng bước được hoàn thiện và ngày càng phát triển, trong quá trình đó nó thể hiện những đặc trưng :

-Nền kinh tế thị trường lấy thị trường làm trung tâm của nền kinh tế, chính thị trường điều tiết trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 2

-Vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải biết vận dụng và phát huy các quy luật kinh tế của thị trường Mỗi doanh nghiệp là một thực thể độc lập trong kinh doanh , có quyền hợp tác cũng như cạnh tranh với nhau trên thị trường.

-Liên doanh, liên kết kinh tế là xu thế tất yếu trong kinh doanh không giới hạn phạm vi trong nước và quốc tế

-Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường tạo ra các yếu tố của thị trường : thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường hàng hoá

-Sự vận động của nền kinh tế thị trường gắn với sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước (đây là sự can thiệp có mức độ ) để điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường

Khi nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường dù muốn hay không đều chịu ít nhiều ảnh hưởng khác nhau Các doanh nghiệp thành công trên thị trường là các doanh nghiệp thích nghi với cạnh tranh

và luông giành thế chủ động cho mình trong các mối quan hệ kinh tế xã hội bằng các yếu tố thích hợp Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ cạnh tranh và các cách thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân mình Doanh nghiệp cần có các điều kiện tối thiểu:

+ Định hướng con duong PT,

Chiến lược là vấn đề cơ bản và trọng yếu mà tất cả các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng Chiến lược đúng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và quyết định Điều quan trọng làdoanh nghiệp phải dám làm, dám thử, chấp nhận thất bại để rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và sau đó tiếp tục xây dựng chiến lược hoàn thiện hơn

Trong bối cảnh khó khăn nhiều mặt, hầu hết các doanh nghiệp Việt phải "thắt lưng buộcbụng", ưu tiên cho chi phí sản xuất và trả lương nên chi phí marketing bị cắt giảm tối đa.Giải pháp cho vấn đề là đánh giá lại mục tiêu, vị trí, nhu cầu, chiến lược của doanh nghiệp

để hoạch định ngân sách và lựa chọn hình thức marketing thích hợp

+ Tạo sự thống nhất:

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợpnhững con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức,

Trang 3

quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra mộtmôi trường làm việc đa dạng và phức tạp Doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nềnếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi ngườivào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức - đó là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN).VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt

xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người cho rằng VHDN là một tài sản củadoanh nghiệp Tác dụng của VHDN thể hiện:

Tạo động lực làm việc

Điều phối và kiểm soát

Giảm xung đột

Lợi thế cạnh tranh

+ Sử dụng tối ưu nguồn lực:

việc tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp nhằm tối ưu hóa nguồn lực của DN (trong đó

có nguồn lực con người) mới là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công của DN,

Có 5 yếu tố chính cần phải đảm bảo để quản lý thay đổi thành công, đó là:

Tầm nhìn – Kỹ năng – Động lực – Nguồn lực – Kế hoạch hành động

Theo đó, thứ nhất, doanh nghiệp phải có một tầm nhìn cụ thể Nếu thiếu tầm nhìn sẽ gây nên sự mất phương hướng trong hoạt động kinh doanh

Thứ hai, doanh nghiệp phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết, trong đó kỹ năng quản trị sựthay đổi của doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp tạo môi trường làm việc hiệu quả năng suất

Thứ ba, đội ngũ lãnh đạo phải có khả năng thúc đẩy nhân viên làm việc, tối ưu hóa nguồn lực quan trọng nhất là con người Nếu thiếu kỹ năng này sẽ gây sự lãng phí, năng suất thấp.Thứ tư, doanh nghiệp cần có có đủ các nguồn lực cần thiết Quan trọng nhất là làm thế nào

để thu hút người tài về doanh nghiệp và sử dụng chất xám của họ một cách tối ưu nhất.Thứ năm, doanh nghiệp phải có kế hoạch hành động cụ thể chứ không thể mãi hô hào khẩu hiệu suông, phải tạo cơ chế, chính sách, vai trò nhiệm vụ, mục tiêu hướng tới sự minh bạch, công bằng, thưởng phạt công minh, có như vậy mới phát huy hết khả năng của nhân viên

+ Thích nghi với môi trường:

Môi trường và doanh nghiệp là mối quan hệ hai chiều

Một mặt môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tận dụngcác thuận lợi đó thì sẽ dễ dàng hoạt động hơn ngược lại nó cũng có những ràng buộc đè

Trang 4

nặng lên doanh nghiệp kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có sự thích ứng với môi trường.

Mặt khác doanh nghiệp cũng có những tác động lên môi trường kinh doanh có thể gây dựngnên những phản ứng tích cực cho môi trường như tạo việc đóng góp ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tuy nhiên nó cũng có thể huỷ hoại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bằng sự ô nhiễm, gây ra nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tham ô tiêu cực

Thích ứng nhanh với môi trường tạo cho doanh nghiệp thế chủ động và kịp thời đưa ra cácgiải pháp xử lý kịp thời

Câu 2: Trình bày quan điểm của anh chị về lợi thế cạnh tranh của DN

a Nhắc lại KN chiến lược: chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng

hợp lý nguồn lực trong thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững choi doanh nghiệp

b Kn về lợi thế Ctr

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải

có tính vĩ mô ở cấp quốc gia Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ

có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B

Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo

ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt Như vậy mỗi doanhnhân có mỗi lợi thế khác nhau.Tiêu điểm là lợi thé cạnh trah

VD: phở 24 ban đầu chuyên gia nghĩ thất bại ở VN vì phở rất phổ biến nhưng sao lại thành công với giá cao, phở 24 thành công vì họ chọn dc lợi thế thành công, - quan tâm đến VS AN TOÀN THỰC Phẩm, chuyên nghiệp, chất lượng,phong cách, đẳng cấp, không gian, nhiệt độ

c CHỨNG MINH: lợi thế cạnh tranh là cso để xây dựng chiến lược

Tính cạnh tranh đơn thuần là khả năng sinh lợi trong kinh doanh Một gánh bún riêu vỉa hèlàm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng 5 sao nhưng làm ăn thua lỗ Cái

gì quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là khả năng cung cấp được cái gì thị

Trang 5

trường đang cần, với một giá hợp lý với cái chất lượng của sản phẩm được cung cấp và làm ăn có lãi Ai là người xác định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là doanh nhân, từ

sự đam mê, khả năng và những cơ hội kinh doanh đặc thù của họ Vì mỗi người có một đam mê (làm giàu và làm cái gì mình thích thú), khả năng và cơ hội khác nhau, cho nên bản chất của mỗi doanh nhân và hoàn cảnh đặc thù của họ cho họ một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, hoàn toàn không giống với ai Vì vậy, chỉ có doanh nhân mới chính là người khẳng định được lợi thế của riêng mình và biết lợi dụng thời thế để tạo anh hùng Nếu họ làm ăn có lãi, doanh nghiệp họ có tính cạnh tranh Nếu họ không thành công thì chính họ hoặc người khác sẽ lấy bài học thất bại đó để làm tốt hơn Nếu cơ hội kinh doanh có thực

và khả thi, thì chắc chắn người sau sẽ làm hay hơn người trước, cầu sẽ có cung

Tính cạnh tranh của một đất nước là gì? Là tổng giá trị cạnh tranh của từng doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế riêng của họ Như vậy doanh nhân là cái gốc của vấn đề cạnh tranh Phát huy tính cạnh tranh của một đất nước là tạo đủ điều kiện thích hợp để doanh nhân có thể tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của họ trên thương trường Vậy thì điều kiện chủ yếu

để doanh nhân có thể phát huy nội lực của họ là gì?

Trong thời đại ngày nay, với một nhu cầu nhất định, khách hàng có vô vàn sự lựa chọn Vìvậy, nếu muốn thành công, các công ty cần phải tìm cho mình một cách để luôn “nổi bật giữa đám đông” Nói cách khác, công ty của bạn phải tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trên thương trường Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được quan niệm là tạo ưu thế của Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Thích ứng với cạnh tranh đòi hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh theo các cách khác nhau: Hoặc là chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh, hoặc là đầu tư giảm giá thành để cạnh tranh tranh trong cùng một tuyến thị trường, hoặc khiểm soát hệ thống phân phối

d Trình bày 1 số lợi thé thong dung

Ba chiến lược tạo dựng lợi thế cạnh tranh này là

- Chi phí thấp/Cost Leadership (trường hợp hãng hàng không giá rẻ);

- Khác biệt hóa/Differentiation (trường hợp hãng hàng không chất lượng cao); và

- Tập trung/Focus (trường hợp hãng hàng không chuyên bay một vài lộ trình) " Hãy tưởng tượng bạn sắp đi công tác xa và đang phải lựa chọn một hãng hàng không

Trang 6

cho chuyến đi Chọn hãng nào đây? Một hãng hàng không giá rẻ để tiết kiệm chi phí hay một hãng có chất lượng dịch vụ tuyệt hảo? Hoặc nên chăng chọn một hãng hàng không chuyên bay lộ trình bạn cần đi, vì họ có nhiều kinh nghiệm về nơi đến hơn các hãng khác?

Trong ví dụ trên, ba hãng hàng không đã áp dụng ba cách thức khác nhau để tạo dựng lợi thế cạnh tranh Ba cách thức này được gọi chung là “chiến lược cạnh tranh phổ quát” (generic strategies), bởi chúng có thể được áp dụng cho mọi ngành với quy mô lớn hay nhỏ, mọi sản phẩm và dịch vụ Tên cho ba chiến lược này là Chi phí thấp/Cost Leadership; Khác biệt hóa/Differentiation; và Tập trung/Focus

e Mối quan hệ giữa nguồn lực vì sự pt và lợi thế cạnh tranh

“Lợi thế cạnh tranh” tạo cơ sở nền móng cho việc mô tả và đánh giá chiến lược, liên kết nó với hành vi doanh nghiệp, giúp hiểu được nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Khi nhìn lại, rõ ràng “Lợi thế cạnh tranh” đã dẫn dắt tôi đến những chủ đề của những nghiên cứu gần đây của mình: Tại sao những khác biệt về hoạt động đem lại những vị thế cạnh tranh khác nhau lại có thể xảy ra? Khi nào thì những sự đánh đổi về vị thế xảyra? Cái gì khiến cho các hoạt động là khó bắt chước? Bằng cách nào các hoạt động trở nên ăn khớp với nhau? Các vị thế độc nhất đã được hình thành và phát triển như thế nào?

Một công ty có lợi thế cạnh tranh khi :

Chất lượng của sản phẩm / dịch vụ thật sự đòi hỏi bởi khách hàng

Tại Việt Nam ngày nay phần đông các vị lãnh đạo doanh nghiệp và không ít người tiêudùng cũng như trong giới truyền thông cho đưa tin đã ngộ nhận rằng ISO là nấc thang đánh giá chất lượng sản phẩm Vậy chính xác nhu cầu của khách hàng là gì ? Phải chăng thực sự có cầu thì mới có cung hay thực sự cung tạo ra cầu ? Khi chưa có sản phẩm walkman thì làm sao có thể áp dụng giải pháp thâm nhập ý tưởng của khách hàng vào chu trình cải tiến sản phẩm như trên Điều này khẳng định một nguyên lý là nhu cầu đã có và tiềm ẩn trong lòng đời sống xã hội, phải biết khơi gợi và phục vụ nhu cầu đó Và quyết định của nhà lãnh đạo trong trường hợp này gọi là nghệ thuật cảm nhận nhu cầu thị trường để ra quyết định của người lãnh đạo

Không gian thị trường / thời gian đáp ứng

Một nơi bán hàng, một cửa hiệu ở một vị trí nào đó trong thành phố, hệ thống các cửa hàng,… đó chỉ là các cửa hàng, sự trưng bày sản phẩm mà thôi

Trang 7

Khái niệm về không gian thị trường là sự thay đổi vị trí sản phẩm trong một không gian mới, một thị trường mới, và sự thay đổi này nhằm chiếm lĩnh thêm thị trường

Danh tiếng chung / giá cả phục vụ

Sản phẩm chất lượng và dịch vụ hoàn hảo với thời gian đáp ứng tối ưu để khách hàng luôn luôn hài lòng về sản phẩm cũng như nhãn hiệu, thì một hình ảnh uy tín sẽ được tạo ra, một ấn tượng trong lòng người tiêu dùng, để ngay cả khi không có sản phẩm bên mình mà chỉ nói về nhãn hiệu đó thôi cũng là những thiện cảm

Câu 3: Mối quan hệ giữa chiến lược phát triển với chiến lược cạnh tranh của DN

Vd

a Khái niệm chien luoc kinh doanh: chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử

dụng hợp lý nguồn lực trong thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp

b Ba cấp chiến lược:

+ Mô hình

+ Nội dung từng cấp chiến lược:

* Chiến lược cấp công ty

Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh ở đócác đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa cácđơn vị với nhau

Đặc điểm

Trang 8

- Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp : Bao gồm việc xác địnhcác mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành và cáchthức quản lý và phối kết hợp các hoạt động.

- Định hướng cạnh tranh : Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường màdoanh nghiệp sẽ cạnh tranh

- Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng : Chiến lượctổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữa các hoạtđộng thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lậphoặc giữa các hoạt động riêng rẽ

- Thực hành quản trị : Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách thức quản

lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động Doanh nghiệp có thể thực hiệncông tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tậpquyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh (đối với phương thứcquản lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng

Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý danh mục tất cảcác hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với mỗi hoạt động trong dàihạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo các hoạt động được phối kết hợphài hòa với nhau

* Chiến lược các đơn vị kinh doanh (SBU)

Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sảnphẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập

Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp giữa cácđơn vị tác nghệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh chosản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý

Chiến lược đơn vị kinh doanh liên quan đến :

- Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh

- Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điềuchỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này

- Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiếnlược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị

Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản (chiến lược giá thấp, chiến lượckhác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp độ đơn vị chiến

Trang 9

lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác động bất lợi từ năm lựclượng cạnh tranh.

* Chiến lược bộ phận chức năng

Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp Chiến lược ở cấp độ nàyliên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận củachuỗi giá trị Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực hay nghiêncứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thông qua đó cácchiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả

Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao hơn.Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn vị kinh doanh vàchiến lược tổng thể của doanh nghiệp Ví dụ như việc cung cấp thông tin về nguồn lực vàcác năng lực cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao hơn cần phải dựa vào; các thông tin vềkhách hàng, sản phẩm và cạnh tranh Một khi chiến lược ở các cấp cao hơn được thiết lập,các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ thể vàthực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể

VD: trước sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường thông tin di động giữa 3 nhà mạng viettel,vinaphone, mobifone Công ty VMS Mobifone đã đưa ra chiến lược chung cho toàn công ty

là chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng mức độ sử dụng của khách hàng, mở rộng thị phần

về nông thôn, đối tượng khách hàng bình dân Đến với từng trung tâm trực thuộc công tyVMS mobifone lại quản lý từng vùng miền khác nhau, lại có những chiến lược sao phù hợpvới đặc điểm kinh tế, khách hàng… Nơi đây Tại Tp.HCM, nơi có thị phần lớn nhất củaMobifone lại đưa ra chiến lược giá thấp: đưa ra gói cước 101 (gọi 10 phút tính tiền 1 phút)nhằm cạnh tranh với gói cước DK5 của Viettel( 5000đ gọi được 60p) …

Về từng chi nhánh trực thuộc các trung tâm, Chi nhánh 3 trực thuộc trung tâm II, do đặc thùkhách hàng đa phần là công nhân, dân tứ xứ lại có chiến lược tập trung vào đối tượng kháchhàng bình dân, tổ chức các đợt bán hàng, truyền thông rộng rãi đến tầng lớp khách hàngbình dân

Câu 4: Vấn đề xay dung va phat trien tuyen bo ‘’su mang’’ cua DN

a Khái niem su mang: Sứ mệnh của công ty là một khái niệm dùng để xác định các

mục đích của công ty, những lý do công ty đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của

nó Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội

Trang 10

- Sứ mệnh của McDonald: tầm nhìn của chúng tôi là trở thành "nhà hàng phục vụ

nhanh" tốt nhất thế giới Điều đó nghĩa là mở ra và vận hành những nhà hàng lớn

và cung cấp chất lượng, dịch vụ, vệ sinh và giá trị ngoại hạng (QSCV -quality,

service, cleanliness & value)

b Tam quan trong:

Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của công ty tập trung chỉ làm sáng tỏ một vấn đề hếtsức quan trọng: "công việc kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì?" Phạm vi của bảntuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thị trường khách hàng công nghệ vànhững triết lý khác mà công ty theo đuổi Như vậy có thể nói chính bản tuyên bố về sứmệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà họ muốn trở thành, nhữngkhách hàng mà họ muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động Sứ mệnh khôngchỉ là khẩu hiệu bán hàng mà còn là linh hồn của chiến lược kinh doanh Nó phải bắt đầu từmục tiêu của chiến lược, các nguyên tắc hướng vào các hoạt động trọng tâm Sứ mệnh phảichuyển tải được các giá trị tương thích với thị trường sản phẩm, trong đó nhóm khách hàngtiềm năng là trọng tâm Sứ mệnh được hình thành từ các quyết định của nhà quản trị và cóảnh hưởng đến các các quyết định điều hành công ty

Đối tượng chinh phục của sứ mệnh không chỉ khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng nơidoanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mà còn cả nhân viên và nhà đầu tư cấp vốn cho công

ty Chính vì lẽ đó, tuyên ngôn sứ mệnh thường bao gồm nhiều sứ mệnh cụ thể Đó là sự tíchhợp giữa sứ mệnh bên trong và sứ mệnh bên ngoài

c Trinh bay 9 ND CO BAN CUa su mang

 Khách hàng: ai là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công ty?

 Sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?

 Thị trường: công ty cạnh tranh tại thị trường nào?

 Công nghệ: công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không?

Trang 11

 Sự quan tâm đối với vấn đề quan trọng khác: như sự sống còn, phát triển; khả năng sinh lời: công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh doanh nào khác hay không?

 Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của côngty?

 Tự đánh giá về mình: những năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?

 Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có là mối quan tâm chủ yếu đối với công ty hay không?

 Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty với nhân viên như thế nào?

d Trinh bay mo hinh 3C : KH—DOI THU—CTY

C1: Công ty lấy đối thủ cạnh tranh làm trung tâm

Kiểu lập kế hoạch chiến lược này có một số ưu điểm và một số nhược điểm Về mặt tốt, công ty xây dựng được hướng chiến đấu Nó rèn luyện những người làm Marketing của mình tinh thần luôn luôn cảnh giác, theo dõi những mặt yếu ở vị trí của mình và theo dõi những mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh Về mặt xấu, công ty đưa ra quá nhiều cách phản ứng Đáng lẽ ra phải xây dựng và thực hiện một chiến lược nhất quán định hướng theo khách hàng, thì công ty lại đi xác định các biện pháp của mình trên cơ sở những biện pháp của các đối thủ cạnh tranh Nó không hướng đến những mục tiêu của chính mình Công ty không biết nên dừng lại ở đây, vì phụ thuộc quá nhiều vào những gì mà các đối thủ cạnh tranh làm Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau

Ví dụ Thông thường người ta có cảm tưởng rằng việc phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình là một nhiệm vụ đơn giản Coca-Cola biết rằng Pepsi - Cola là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình; và Sony cũng biết rằng Matsushita là đối thủ cạnh tranh chính của mình Các công ty phải tránh mắc "bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh" Công ty có nhiều khả năng bị những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm "chôn vùi" hơn là bị các đối thủ cạnh

Sứ mạng

Trang 12

tranh hiện tại Sau đây là một số ví dụ điển hình:

Uneliver và các nhà sản xuất các chất tẩy rửa khác đang rất bực tức về việc người ta đang nghiên cứu một kiểu máy giặt siêu âm Nếu thành công thì máy giặt này sẽ giặt quần áo trong nước mà không cần bất kỳ một chất tẩy rửa nào Nó có thể tẩy sạch tất cả các viết bẩn trên tất cả các loại vải Máy giặt siêu âm quả là một mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất chất rẩy rửa!

C2: Công ty lấy khách hàng làm trung tâm

Một công ty lấy khách hàng làm trung tâm sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phát triển khách hàng khi hoạch định các chiến lược của mình Rõ ràng là công ty lấy khách hàng làm trung tâm có vị trí tốt hơn để phát hiện những cơ hội mới và đề ra những chiến lược có ý nghĩa lâudài Nhờ theo dõi những nhu cầu của khách hàng, công ty quyết định được những nhóm khách hàng nào và những nhu cầu mới xuất hiện nào là quan trọng nhất cần phục vụ (có tínhđến các nguồn tài nguyên và mục tiêu của mình)

Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng Tất cả những thị trường này được trình bày dưới đây là những định nghĩa ngắn gọn về chúng

- Thị trường người tiêu dung: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân

- Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất

- Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời

- Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó

sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó

- Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài nước

Ví dụ, trong những năm gần đây Sony cung cấp 24 loại Ti vi màu 19 inchkhác nhau, mỗi loại hướng đến một phân đoạn thị trường khác nhau Thứ ba, phục vụ tập trung,nghĩa là công ty có thể chọn để nhận thức rằng thị trường bị phân đoạn nhưng chỉ tập trung vàophục

Trang 13

vụ một phân đoạn, hay một khe hở như Mercedes Benz theo đuổi khe hở thị trường xe ô tô xaxỉ.

C3: Công ty:

Giả sử với một công ty sản xuất xe đạp Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những ngườilãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty

Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết

để thực hiện các kế hoạch marketing Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe đạp an toàn và đẹp và nghiên cứu các phươngpháp sản xuất có hiệu quả cao Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe đạp

Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe đạp cần thiết Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu

đã đề ra Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing

e TAI sao cac cty tuyen bo su mang: Tuyên bố sứ mệnh chung thể hiện mục tiêu bao

quát của toàn tổ chức, nhưng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp lại thường phát sinh nhiều hoạt động, nhiều mảng kinh doanh khác nhau nên doanh nghiệp cần phải xây dựng những tuyên bố sứ mệnh nhỏ hơn để trả lời cho các câu hỏi: Ai sẽ thựchiện hành động? Hành động nào được mong đợi? Khi nào hành động sẽ bắt đầu? Hành động sẽ xảy ra ở đâu? Chẳng hạn, hãng Southwest Airlines còn có câu tuyên bốphụ: “Southwest Airlines làm hết mình để hướng đến chất lượng Dịch vụ Khách hàng tốt nhất và phục vụ khách hàng với sự nhiệt tình, thân thiện, niềm tự hào cá nhân và tinh thần của công ty”

Tóm lại, tuyên bố tầm nhìn trả lời cho câu hỏi “như thế nào”, “tại sao” Khi xây dựng được một tuyên bố tầm nhìn tốt, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tạo ra được môi trường làm việc cởi mở, phát triển cung cách làm việc theo nhóm, chú trọng đến nhân tài để xây dựng đội ngũ lãnh đạo cho tương lai Tuyên bố sứ mệnh cùng với các giá trị và tầm nhìn của doanh

Trang 14

nghiệp phản ánh tất cả những yêu cầu cơ bản mà các nhân viên cần phải làm theo để đạt được kết quả tốt nhất và thành công.

Câu 5: Su cần thiết và tầm quan trọng của nghiên cứu môi trường trong xd chien luoc KD

a KN moi truong: Môi trường doanh nghiệp là các yếu tố, bao gồm cả bên ngoài lẫn

bên trong, ảnh hưởng đến sự hoạt động, thành công hay thất bại của doanh nghiệp Phân tích môi trường là cơ sở cho việc xác định mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệpnói chung và hoạch định nguồn nhân lực nói riêng Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, được phân loại thành 3 nhóm: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ

b Trinh bay ngan gon MTVM, vĩ mô

+ Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm

những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.Phan tich tam quan trong

Môi trường vĩ mô bao gồm 06 yếu tố chủ yếu:

 Môi trường nhân khẩu: thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới, sự thay đổi

cơ cấu tuổi tác, cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, những sự di chuyển dân cư và sự chia nhỏ thị trường đại chúng thành những thị trường nhỏ

 Môi trường kinh tế: thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích lũy tiết kiệm, nợ nần và cách chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi

 Môi trường tự nhiên: thể hiện khả năng thiếu hụt những vật tư nhất định, chi phí nănglượng không ổn định, mức độ ô nhiễm, và phong trào xanh bảo vệ môi trường phát triển mạnh

 Môi trường công nghệ: thể hiện sự thay đổi công nghệ đang tăng tốc, những cơ hội đổi mới vô hạn, ngân sách nghiên cứu và phát triển lớn, sự tập trung vào những cải tiến nhỏ và khám phá lớn, sự điều tiết quá trình thay đổi công nghệ

 Môi trường chính trị: thể hiện việc điều tiết hoạt động kinh doanh cơ bản, các cơ quan Nhà nước được củng cố và sự phát triển các nhóm bảo vệ lợi ích quan trọng

 Môi trường văn hoá: thể hiện xu hướng lâu dài muốn tự khẳng định mình, hưởng thụ ngay và một định hướng thế tục hơn

+ Môi trường vi mô

Trang 15

Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuân Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, những người cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng trực tiếp Những người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô Ta sẽ nghiên cứu các lực lượng này và sẽ minh họa vai trò và ảnh hưởng của chúng qua ví dụ về một

công ty chuyên sản xuất xe đạp

c Phân tích tầm quan trọng

- Nhận diện trạng thái môi trường: Môi trường bên ngoài là hệ thống các yếu tố

phức tạp, luôn có nhiều cơ hội lẫn nguy cơ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau Sự biến động của các yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, chúng tác động đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích các yếu tố của môi trường, các doanh nghiệp cần xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, mối tương tác giữa các yếu tố… để dự báo cụ thể mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý các tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối đa các

cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy cơ nhằm nâng cao hiệu quả và giảmtổn thất trong quá trình quản trị chiến lược

- Nhận diện yếu tố và mức tác động

o Những điều kiện của môi trường tổng quát : Đặc biệt là môi trường kinh

tế và môi trường chính trị – pháp lý Những mục tiêu mà doanh nghiệp lựachọn phải phù hợp với những điều kiện của môi trường nhằm khai thác tốt cơhội và giảm thiểu nguy cơ, bên cạnh đó hệ thống các mục tiêu phải phù hợp vớimôi trường chính trị hiện hành

o Các đối tượng hữu quan bên ngoài

+ Khách hàng : Là yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến quá trìnhhoạch định mục tiêu của doanh nghiệp Nguyện vọng của khách hàng là giá

cả sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao hơn, được cung cấp hàng

Trang 16

hoá nhanh chóng và ổn định, điều kiện thiếu nợ dễ dàng, vị trí mua hàng tiệnlợi Trong từng thời kỳ chiến lược cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến cầu biểuhiện cụ thể là khác nhau, vì thế các vấn đề mà khách hàng quan tâm cũng biểu hiệntrong các thời kỳ khác nhau Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định phải nghiên cứu

cụ thể và đáp ứng các yêu cầu của họ

+ Đối thủ cạnh tranh+ Xã hội: Các vấn đề xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự thành côngcủa doanh nghiệp Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội Nhiều nhà quản trị học cho rằng thực hiệntrách nhiệm xã hội là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp có uy tín, danh tiếng mà uy tín và danh tiếng lại là điều kiện không thể thiếu, có ý nghĩa “vô giá” đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Trong thực tế kinh doanh, càng ngày quan điểm trên càng tỏ ra là đúng đắn.Với quan niệm như thế, các đòi hỏi cụ thể của xã hội trong từng thời kỳ chiến lược phải được các nhà hoạch định chiến lược quan tâm đáp ứng Đáp ứng các yêu cầu xã hội không chỉ tác động trực tiếp đến việc xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định

- Nhận diện cơ hội và đe dọa :

Mục đích là để đánh giá cụ thể xu hướng và mức độ tác động của từng nhân tốquan trọng thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Doanhnghiệp trong thời kì chiến lược Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau song ở đây chỉ

đề cập đến phương pháp cho điểm từng nhân tố ảnh hưởng và thực hiện tổng hợp kết quảphân tích và dự báo môi trường bên ngoài theo bảng tổng hợp tác động của các nhân

tố môi trường kinh doanh bên ngoài Muốn vậy, trước hết phải liệt kê toàn bộ cơ hội,

đe dọa của môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trongthời kì chiến lược Mọi cơ hội, đe dọa được khẳng định thông qua quá trình phân tích

và đánh giá chiến lược Tiếp theo phải xác định thứ tự của các thời cơ, cơ hội cũng nhưcác đe dọa, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời kì chiếnlược Là xác định các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Doanh nghiệp trong thời kìchiến lược Muốn làm rõ được mạnh, yếu của doanh nghiệp phải so sánh các nhân

tố quan trọng thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh vàdựa vào kết quả so sánh đó để đánh giá xu hướng tác động đến hoạt động kinh doanh của

Trang 17

doanh nghiệp trong thời kì chiến lược Sau đó, dựa vào kết quả đánh giá ở trên để xácđịnh trật tự các điểm mạnh, yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệptrong thời kì chiến lược.

- Đề ra giải pháp hợp lí:

Đề xuất các chiến lược và chính sách kinh doanh mới để tận dụng các cơ hội thịtrường hấp dẫn, phù hợp với các điểm mạnh của doanh nghiệp nhằm phát triển quy môsản xuất kinh doanh tăng doanh số và lợi nhuận… Đề xuất các biện pháp dự phòng cácrủi ro có khả năng xảy ra theo các mức độ Những biện pháp này có thể thực hiệnriêng biệt với những giải pháp trên hoặc có thể thực hiện đan xen

Khi đề xuất các phản ứng chiến lược, các nhà quản trị cần lưu ý rằng những diễnbiến của môi trường không bao giờ diễn ra đúng như dự báo Vì vậy, đối với mỗi loạiphản ứng chiến lược cần có, các nhà quản trị cần lập ra nhiều phương án theo thứ tự ưutiên để luôn chủ động trong quá trình quản trị chiến lược kinh doanh Trong những tìnhhuống này, kỹ năng tư duy của nhà quản trị các cấp, nhất là cấp cao đóng vai trò vôcùng quan trọng đối với việc ra các quyết định chiến lược

Ví dụ: Công ty sữa Vinamilk vẫn liên tục củng cố về nhiều mặt, tập trung đầu tư về chiềusâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa Trong mọi lĩnh vực sảnxuất kinh doanh, cho dù anh có công nghệ tiên tiến, hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệnđại đến đâu chăng nữa thì cũng cần phải có con người biết sử dụng và vận hành nó”.Ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty, Vinamilk rất chútrọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ phận, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn

về môi trường làm việc cho nhân viên từ văn phòng đến nhà máy nhằm phát huy một cáchtốt nhất năng lực làm việc của từng thành viên

Câu 6: Phuong phap va ND Cua KT PHAN TICH SWOT

a KN MA TRAN SWOT:

Để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu cần sử dụng

ma trận cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu (Ma trận SWOT) Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ Doanh nghiệp theo thứ tự và các vị trí thích hợp

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hànhlựa chọn những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua những kết hợp : Điểm mạnh/cơhội (S/O), điểm mạnh/nguy cơ (S/T), điểm yếu/cơ hội (W/O), điểm yếu/nguy cơ (W/T)

Trang 18

b Nội dung các bước phân tích ma trận SWOT như sau:

- Bước 1: Trả lời cụ thể từng câu hỏi liên quan đến hình ảnh hoạt động của doanhnghiệp, phạm vi hoạt động của nó, xác định về khách hàng và những đòi hỏi của họ( xácđịnh các khu vực thị trường phục vụ) đồng thời là các định hướng của lãnh đạo doanhnghiệp

- Bước 2: Nhận biết các ngoại cảnh doanh nghiệp nhất là ngoại cảnh vĩ mô, cũng nhưngoại cảnh cạnh tranh; đồng thời đánh giá các cơ hội và các nguy cơ

- Bước 3: Sắp xếp các phân tích tình trạng hiện hữu của doanh nghiệp và dự báo tươnglai về các cơ hội và nguy cơ diễn ra ở ngoại cảnh

- Bước 4: Xác định các mặt mạnh / yếu của doanh nghiệp và tập trung vào các tiềm lựcbên trong doanh nghiệp

- Bước 5: Soạn thảo các phương án chiến lược cho doanh nghiệp

- Bước 6: Xác định các hành động và chiến thuật cần phải thực hiện để đạt được mụctiêu chiến lược Phân tích lại một lần nữa các bước từ 1 đến 6, tổng hợp lại để đánh giá,xác định các mối quan hệ tương tác, loại bỏ những mâu thuẫn đối kháng

- Bước 7: Chuẩn bị kế hoạch chiến lược trên cơ sở các phân tích các mặt mạnh / yếu gắnkết với các cơ hội / nguy cơ diễn ra bên ngoài doanh nghiệp

C Mô hình swot

d Nội dung SO, WO, ST,WT

Tình huống SO – chiến lược maxi- maxi.

Trang 19

Tình huống SO của doanh nghiệp có đặc điểm: ở bên trong thì các mặt mạnh chiếm ưuthế, còn bên ngoài thì các cơ hội chiếm ưu thế, tương ứng với chiến lược maxi- maxi : bànhtrướng rộng và phát triển đa dạng hoá Ví dụ: doanh nghiệp có công nghệ hiện đại và tiềmlực sản xuất lớn có thể nhanh chóng phát triển thị trường, đầu tư vào sản phẩm mới vàchiếm được những khu vực thị trường mới.

Tình huống WO- chiến lược mini- maxi.

Tình huống WO của doanh nghiệp có đặc điểm: các mặt yếu nhiều hơn hẳn các mặtmạnh nhưng hệ thống bên ngoài thì có các cơ hội đang chiếm ưu thế; tương ứng với chiếnlược mini- maxi: dựa trên cơ sở tận dụng những cơ hội nhằm giảm bớt hoặc cải thiện, sửachữa các mặt yếu ở bên trong

Tình huống ST- chiến lược maxi- mini.

Tình huống này biểu hiện doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn, nhiều cản trở từcác điều kiện bên ngoài tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thểchống lại các nguy cơ nhờ vào tiềm lực mạnh mẽ bên trong,bằng cách tận dụng tối đa sứcmạnh đó để chiến thắng các nguy cơ bên ngoài Ví dụ: trong điều kiện nhu caèu tiêu ding bịgiảm, thì doanh nghiệp với tiềm lực mạnh, vị thế cạnh tranh cao có thể lựa chọn chiến lượcloại trừ hoặc mua lại một trong những đối thủ cạnh tranh và tiếp quản thị phần của nó

Tình huống WT- chiến lược mini- mini

Doanh nghiệp rơi vào tình huống WT là bị tước đoạt mất khả năng phát triển, không cóđược cả 3 yếu tố “thiên thời - địa lợi -nhân hoà” Doanh nghiệp hoạt động trong điều kiệnngoại cảnh không thuận lợi, tiềm lực bên trong yếu kém Không có những mặt mạnh cơ bản

để có thể chiến thắng những nguy cơ và tận dụng các mặt mạnh đó để sửa chữa, cải thiệncác mặt yếu kém của mình Chiến lược mini- mini dưới cách nhìn bi quan thì doanh nghiệp

sẽ bị phá sản và giải thể, còn dưới cái nhìn lạc quan thì doanh nghiệp cần phải cố gắng đểđứng vững trên thương trường hoặc là liên kết với các tổ chức khác

d UU nhuoc diem, cong dung , Phuong an va kich ban:

Ưu điểm của ma trận SWOT

SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất Nhờ công cụ này, nhà lãnh đạolàm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cánhân và còn nhiều hơn nữa

Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việcxác định điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ

Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, nó giúp bạn hoạch định được thị trường mộtcách vững chắc

Nhược điểm của ma trận SWOT

Ngày đăng: 23/07/2016, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w