1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường

10 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Cơ sở khoa học và mục đích của vấn đề nghiên cứu Từ một phó hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở được điều động về làm hiệu trưởng trường tiểu học bên cạnh khó khăn về đối tượng cũng n

Trang 1

SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn

Đề tài:

Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường

I Đặt vấn đề

1 Cơ sở khoa học và mục đích của vấn đề nghiên cứu

Từ một phó hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở được điều động về làm hiệu trưởng trường tiểu học bên cạnh khó khăn về đối tượng cũng như nội dung chương trình giáo dục có nhiều điểm khác với cấp học THCS thì khó khăn lớn nhất đối với tôi là đội ngũ giáo viên rất quen với nếp quản lý của ban giám hiệu cũ có tính chất sự vụ hành chính là chủ yếu, tức là hiệu trưởng thông báo các chủ trương nhiệm vụ đến các thành viên trong nhà trường, các thành viên tự giác thực hiện và báo cáo kết quả đạt được cho hiệu trưởng Vì vậy giáo viên làm việc thiếu tích cực, hình thức và có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chất lượng dạy và học chưa cao, trường chỉ được xếp loại khá trong huyện

Làm thế nào để phát huy được tiềm năng của mỗi thành viên thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng giao dục toàn diện là điều tôi trăn trở Tôi đã suy nghĩ tới nhiều giải pháp: Tổ chức lại bộ máy nhân sự, tăng cường dạy 8 buổi/ tuần, thi đua động viên khen thưởng… nhưng một trong những giải pháp được tôi chú ý là tăng cường kiểm tra nội bộ bởi theo những lý luận về công tác quả lý thì kiểm tra không những là chức năng của nhà quả lý mà còn là biện pháp của quản lý Kiểm tra là một phương thức thu nhận thông tin Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy định đã dự kiến trước hay không Chỉ rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể , những lệch lạc sai phạm phải được kịp thời uốn nắn Kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động của nhà trường, không kiểm tra coi như không quản lý và hậu quả sẽ nghiêm trọng Qua

Trang 2

kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao, người quản lý

sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại,

có biện pháp kịp thời giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Năm học

2009 – 2010 và tiếp theo năm học 2010 – 2011 Bộ giáo dục đã triển khai chủ đề

“Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản công tác kiểm tra nội bộ, coi đây là một trong những biện pháp góp phần đổi mới quản lý

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việc tăng cường kiểm tra nội bộ bao gồm: Kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra công tác chuyên môn, kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra cơ sở vật chất hỗ trợ cho giáo dục toàn diện Trách nhiệm chính là của ban giám hiệu bên cạnh đó có sự tham gia của các đoàn thể trong nhà trường, và các tổ chức xã hội khác, được thực hiện trong tiến trình một năm học có sơ kết từng

tháng, từng học kỳ và tổng kết cả năm

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

1 Điều tra thực trạng

Từ mục đích của vấn đề nghiên cứu tôi đã đi vào tìm hiểu hoạt động và nắm bắt tình hình của nhà trường và nhận thấy nhà trường có một số điểm mạnh:

- Đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn chiếm 69%

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường vững mạnh luôn là chỗ dựa để nhà trường triển khai tốt các nhiệm vụ

- Nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục khác

- Tập thể đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau

Song bên cạnh đó vấn còn một số điểm yếu:

Trang 3

- Giáo viên có độ tuổi trung bình cao từ 40 trở lên, trình độ chuyên môn không đồng đều, tư tưởng trung bình chủ nghĩa ngại đổi mới ăn sâu vào tiềm thức, ý thức tự học tự bồi dưỡng còn hạn chế, làm việc còn tuỳ tiện thiếu khoa học

- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn không đáp ứng được yêu câu đổi mới phương pháp dạy học

- Cồng tác xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể khác ít quan tâm đến nhà trường

Từ thực trạng trên tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình nhà trường

2 Biện pháp thực hiện

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch:

Lấy kế hoạch làm công cụ theo dõi hoạt động, đánh giá hiệu quả công tác

chuyên môn của tổ, công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm và thi đua của lớp Hàng năm tổ và cá nhân dựa trên đề án của nhà trường để thực hiện những nhiệm

vụ năm học do ngành học triển khai và dựa trên kết quả khảo sát chất lượng đầu năm để lập kế hoạch bao gồm: Kế hoạch năm – tháng - tuần theo các chi tiết cụ thể: Mục tiêu, nội dung công việc, công cụ và giải pháp, nguồn lực, thời gian hoàn thành, kết quả

Phương pháp kiểm tra kế hoạch:

Vào thời điểm tháng đầu tiên của năm học nhà trường kiểm tra nội dung của kế hoạch, các chỉ tiêu và các giải pháp xem có sát hợp và khả thi hay không

Vào đầu các tháng tiếp theo từ ngày 1 đến ngày 3 kiểm tra kết quả đạt được đối chiếu với kế hoạch đã đề ra tháng trước qua đó lập kế hoạch điều chỉnh và định hướng công tác cho thời gian tiếp theo

Kiểm tra công tác chuyên môn:

Kiểm tra công tác chuyên môn để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Một trong những mục tiêu của giáo dục tiểu học là phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiểu biết cần thiết về tự nhiên và xã hội Thực

Trang 4

hiện mục tiêu đó hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác

Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách cơ bản, có những kĩ năng kĩ xảo trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức trước hết phải phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của học sinh Nhận thức đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhà trường nên tôi đã đề ra những biện pháp kiểm tra đi sâu, đi sát vào từng khâu của quá trình dạy học như sau:

a Kiểm tra việc thực hiện chương trình:

Trước tiên kiểm tra việc lên kế hoạch của khối trưởng có đúng với quy định của

bộ và chỉ đạo của phòng hay không, sau đó mới cho phổi biến ở tổ Hàng ngày thường vào tiết 1 hoặc tiết 3 BGH trực tiếp kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu của giáo viên bằng cách quan sát ghi bảng và hoạt động của giáo viên, học sinh trên lớp Dự giờ để đánh giá việc thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng

và việc áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với tiết học, môn học Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm bắt những vấn đề nảy sinh cùng tổ bàn bạc cách giải quyết Qua đó giúp giáo viên nắm vững thực hiện đúng, đủ chương trình, đảm bảo truyền thụ đúng đủ nội dung kiến thức - kỹ năng cơ bản, có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học từng khối lớp

b Kiểm tra việc soạn bài và sử dụng đồ dùng dạy học

Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra các bước lên lớp, mục tiêu bài dạy, kiến thức trọng tâm, phương pháp phát huy tính độc lập chủ động sáng tạo của học sinh, đồ dùng dạy học cần thiết

Các hình thức kiểm tra: Kiểm tra trước giờ lên lớp, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sau dự giờ, kiểm tra định kì 1 lần/ tháng, kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn

Trang 5

Qua kiểm tra trước giáo viên thường xuyên soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, có kĩ năng soạn từng dạng bài (lý thuyết, thực hành, ôn tập, kiểm tra …) chú ý đổi mới phương pháp đồng thời qua đó chúng tôi cũng kịp thời nắm bắt và chấn chỉnh các hoạt động của nhân viên thư viện thiết bị trường học

c Kiểm tra giờ dạy trên lớp:

Kiểm tra giờ dạy trên lớp (dự giờ) là kiểm tra công tác tổ chức dạy học có đảm bảo tính sư phạm, truyền thụ kiến thức chuẩn trọng tâm, phương pháp dạy học có phù hợp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh hay không Để làm điều đó chúng tôi đã vận dụng nhiều hình thức kiểm tra giờ dạy khác nhau:

- Dự giờ thường xuyên mỗi giáo viên 1 lần/ tháng để kiểm tra chất lượng giảng dạy của từng giáo viên và nề nếp học tập của từng lớp

- Dự giờ theo phân môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên, rút ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó

- Dự giờ theo chuyên đề để rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất giải quyết

về 1 nội dung nào đó mà chuyên đề đặt ra

- Dự giờ đột xuất nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, tạo nề nếp chuyên môn và loại bỏ tư tưởng chống đối (đối với những giáo viên mới ra trường và giáo viên yếu kém hình thức này được áp dụng thường xuyên hơn)

Sau khi kiểm tra phải bố trí thời gian cùng giáo viên trong tổ và giáo viên được

dự giờ phân tích, trao đổi, nhận xét đánh giá về mức độ đạt được so với mục đích bài dạy; về cách sử lý tình huống; về đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng; về năng lực nhận thức và thái độ học tập của học sinh Qua đó giúp giáo viên khắc phục những tồn tại

d Kiểm tra chất lượng theo định kì

Đây cũng là một khâu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh Khi kiểm tra phân công giáo viên coi thi chéo, chấm chéo, chấm tập trung tại trường Sau khi kiểm tra lấy kết quả của đợt

Trang 6

sau so với đợt trước để đánh giá tỷ lệ lên, xuống Đồng thời lập danh sách học sinh yếu và học sinh giỏi so với đợt trước để đánh giá kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu

Qua kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc khách quan chất lượng của học sinh lấy đó làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên nhằm kích thích giáo viên tự giác thường xuyên nâng cao chất lượng

e Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn giúp cho nhà trường trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục

do đó tổ trưởng chuyên môn phải nhận thức tốt về vai trò của tổ chuyên môn và

cá nhân phụ trách Có kế hoạch hợp lý và nắm chắc năng lực của từng thành viên trong tổ Vì vậy khi kiểm tra tôi thường sử dụng một số hình thức kiểm tra như sau:

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ gồm: Kế hoạch, biên bản sinh hoạt tổ, hồ

sơ thi đua, các phiếu dự giờ, biên bản thảo luận chuyên đề, kế hoạch và giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu (chú ý tính hệ thống và tính thống nhất của hồ sơ)

- Kiểm tra dự sinh hoạt tổ xem việc thống nhất nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

- Kiểm tra khối lượng dự giờ, sổ điểm, điểm số kiểm tra định kỳ thường xuyên

- Phỏng vấn giáo viên, nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm giờ dạy, các buổi sinh hoạt chuyên đề

Qua kiểm tra thúc đẩy các hoạt động của chuyên môn đi vào thực chất loại

bỏ lối làm việc tuỳ hứng, thống kê đầu việc thiếu hiệu quả

Kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục toàn diện:

Giáo dục toàn diện là một quá trình sư phạm diễn ra trong trường không chỉ ở trong lớp truyền thống mà còn ở nhiều dạng hoạt động bổ trợ khác như văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, lao động công ích… hình thức tổ chức các

Trang 7

hoạt động ngoài giờ lên lớp càng phong phú, càng đa dạng thì nhân cách của trẻ càng được phát triển một cách đầy đủ hài hoà và toàn vẹn Vì qua các hoạt động đó, học sinh được trực tiếp tiếp xúc với môi trường sống thực tế, được trải nghiệm những điều học trong sách vở, được gắn lý thuyết với thực hành nhờ đó mà củng cố kiến thức, phát triển tư duy, làm chủ bản thân và rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật Phương pháp kiểm tra :

- Kiểm tra công tác đoàn đội thông qua sinh hoạt múa hát tập thể, thể dục thể thao giữa giờ, thông qua các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc giao lưu văn nghệ, thi phụ trách sao giỏi – sao nhi đồng chăm ngoan…

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm thông qua việc tổ chức lao động công ích, giữ gìn vệ sinh công cộng, các hoạt động bảo vệ môi trường…

- Kiểm tra công tác chữ thập đỏ và y tế học đường thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống các loại dịch bệnh theo mùa, thông qua các hoạt động từ thiện giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh cơ nhỡ

Kiểm tra cơ sở vật chất hỗ trợ cho giáo dục toàn diện:

Cơ sở vật chất là điều kiện vật chất cần thiết giúp cho quá trình dạy học có thể diễn ra, nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục học sinh, nó phải thoả mãn những yêu cầu kĩ thuật tối thiểu như kích thước phòng học, bàn ghế học sinh, điều kiện ánh sáng thông gió, khuôn viên trường, các thiết bị và đồ dùng dạy học

Có cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học đầy đủ là có tiềm năng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Không những thế còn giảm được cường độ lao động của thầy và trò Cho nên để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học sẵn có chúng tôi đã tổ chức kiểm tra thường xuyên dưới dạng báo cáo kiểm kê của giáo viên chủ nhiệm lớp về các chi tiết trong phòng học như: Cửa sổ có số cửa kính bị vỡ, số bàn ghế bị hỏng - mất (lý do), thiết bị đồ dùng dạy học còn - mất (lý do)

Trang 8

- Kiểm tra cán bộ thư viện 1lần/tháng về việc bố trí sắp xếp thiết bị đồ dùng trong kho, sổ theo dõi mượn - trả đồ dùng, sổ theo dõi tăng - giảm đồ dùng vv

- Kiểm tra việc bổ sung sửa chữa cơ sở vật chất trang thiết bị của cán bộ phụ trách cơ sở vật chất: Sửa chữa cửa bàn ghế, các trang thiết bị điện, máy vi tính vv Sau tháng kiểm tra có sơ kết đánh giá trong đó nêu rõ những việc làm đã làm được, những việc chưa làm được, rút kinh nghiệm đồng thời tuyên dương những giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả

Từ những việc làm trên việc sử dụng đồ dạy học ở trường tôi đã trở thành nề nếp thói quen, năm học 2010 – 2011 trường tôi đã đầu tư trên 20 triệu đồng để mua sách tham khảo và thiết bị đồ dùng tăng cường cho thư viện

3 Kết quả thực hiện:

Trong suốt năm học vừa qua việc tăng cường kiểm tra nội bộ được diễn ra một cách thường xuyên đồng bộ nên các hoạt động giáo dục của nhà trường đã đi vào

nề nếp quy củ.Chương trình được thực hiện nghiêm túc không có việc dạy dồn dạy ghép Giáo viên lên lớp soạn giáo án mới 100%, ngoài soạn giáo án truyền thống mỗi tháng giáo viên soạn 2 giáo án điện tử, không chỉ soạn đủ bài đúng quy định

mà còn được đầu tư cải tiến giả định những tình huống và biện pháp sử lý Các giờ dạy đảm bảo kiến thức chuẩn có trọng tâm và chú ý đến đổi mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự giác tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức Sinh hoạt của các tổ chuyên môn được tiến hành thường xuyên đều đặn và có nề nếp đạt hiệu quả cao Đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên chất lượng được nâng lên rõ rệt 90% giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên thi cấp huyện đạt giải nhì môn chuyên biệt, không còn giáo viên yếu kém Giáo viên làm việc một cách tự giác, có trách nhiệm trong công việc được giao bảo đảm tính hiệu quả bền vững đặc biệt giáo viên không còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa mà có ý thức học hỏi vươn lên phấn đấu giảng dạy thật tốt Số học sinh khá giỏi tăng từ 52% lên 58%, số học sinh yếu giảm từ 6% xuống còn 3% Các phong trào của nhà trường có chuyển biến

rõ rệt đặc biệt là phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đã

Trang 9

giúp cho nhà trường nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, hiện đang triển khai tốt bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội

Với những kết quả trên mà năm vừa qua nhà trường đã vinh dự được nhận danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện Hai tổ chuyên môn khối 1 và khối 5 được nhận danh hiệu tổ lao động giỏi cấp huyện

III Kết luận và kiến nghị

Như vậy sau hơn 2 năm cùng các đồng chí trong ban giám hiệu kiên trì vận dụng những lý luận về quản lý giáo dục vào thực tiễn bằng việc tăng cường kiểm tra nội bộ mà nhà trường đã có nhiều khởi sắc Điều đó được minh chứng bằng kết quả giáo dục toàn diện, bằng giấy khen của UBND huyện, bằng sự tin tưởng ủng

hộ của phụ huynh học sinh Năm học 2010 – 2011 đang tiếp tục chứng minh chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng ổn định và đi lên Cũng theo đó tôi đã rút ra cho mình một bài học về công tác quản lý đó là: Để có định hướng đúng cho

sự phát triển của nhà trường và có kế hoạch chỉ đạo phù hợp người hiệu trưởng cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ nhà trường dưới cả 2 hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất; để tránh chồng chéo phải xây dựng tốt lịch kiểm tra, sau kiểm tra phải đánh giá công khai và khách quan, rút kinh nghiệm đồng thời động viên kịp thời những việc làm tốt

Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ những việc làm của bản thân, tôi rất mong được hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp góp ý để công tác: “Kiểm tra nội bộ” của trường tôi ngày một hoàn chỉnh hơn

Xác nhận của nhà trường Viên Nôi, ngày 10 tháng 5 năm 2011

Người trình bày

Trang 10

Trần Thị Tuyết

Ngày đăng: 22/07/2016, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w