1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự sự trong dân ca dân tộc Tày

111 622 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 261,9 KB

Nội dung

Tổng hợp các ý kiến trên, dễ nhận thấy có một điểm chung là từ cáchgọi tên cho đến nội dung vấn đề được đưa ra, các nhà nghiên cứu mới chỉgián tiếp nhắc đến yếu tố tự sự và cũng chỉ nhắc

Trang 1

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khai thác giá trị dân ca Tày ở nhiềucấp độ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật Song hầu hết các nhànghiên cứu chỉ tập trung khai thác bản chất trữ tình của thể loại này mà ít chú

ý tới vai trò của yếu tố tự sự trong việc biểu hiện đời sống nội tâm của conngười dưới nhiều khía cạnh phong phú và khác nhau Ý muốn có một chuyênluận nhỏ tìm hiểu về vấn đề này là một trong những lí do khiến chúng tôichọn “Yếu tố tự sự trong dân ca Tày” làm vấn đề nghiên cứu của luận văn

Mặt khác, đã từ lâu, việc dạy và học văn học dân gian nói chung, vănhọc dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng rất được nhà trường phổ thôngquan tâm chú ý Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về dân ca Tày là việc làm có ýnghĩa rất thiết thực đối với công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và họcsinh trong nhà trường

1

Trang 2

2 Lịch sử vấn đề

Thuộc về loại hình trữ tình dân gian, ca dao, dân ca với những đặcđiểm thể loại của nó là sự thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trướcnhững vấn đề xã hội và nhân sinh Ca dao, dân ca cùng các vấn đề xungquanh nó từ lâu đã được khoa lịch sử văn học soi sáng, phân tích dướinhiều góc độ: Chủ đề, tư tưởng, đề tài, thi pháp, ngôn ngữ… Tuy nhiên vềmặt loại hình còn có thể đi sâu hơn nữa về một đặc điểm góp phần khôngnhỏ tạo nên diện mạo loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu này Đó là yếu

tố tự sự và sự xâm nhập mạnh mẽ của nó vào trong ca dao, dân ca Đây cóthể nói là một vấn đề độc đáo nên từ lâu đã thu hút được sự quan tâm chú

ý của các nhà nghiên cứu Về vấn đề này có thể kể đến những ý kiến, bàiviết sau:

Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên: “ Khác vớiphong cách của nhiều tác phẩm thơ ca trữ tình, trong văn học thành văn,phong cách của ca dao, dân gian trữ tình biểu lộ khá rõ rệt xu hướng kểchuyện, nghĩa là xu hướng miêu tả tình cảnh không chỉ qua tâm trạng mà cònqua cả hành động nhân vật nữa” [492, 16]

Về đặc điểm của yếu tố tự sự, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, LêTrường Phát đã gián tiếp kể ra trong khi viết về lối kể chuyện

Tìm hiểu về lối kể chuyện trong ca dao, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị rấtchú ý tới phân biệt kể chuyện - trữ tình với kể chuyện - tự sự Nét khác biệtgiữa hai loại này chung quy gồm mấy đặc điểm sau:

“1 Trong ca dao (ở đây đang nói về ca dao kể chuyện) nhân vật trữ tình

kể chuyện mình, còn trong vè, câu chuyện về nhân vật (tất nhiên là nhân vật

tự sự) lại do người khác kể lại

2. Câu chuyện được kể trong ca dao là chuyện tâm tình - đó là nỗi niềm được kểnhiều hơn là câu chuyện được thuật lại” [207, 31]

Trang 3

Cũng giống như nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, nhà nghiên cứu LêTrường Phát trên cơ sở viết về lối kể chuyện, đã chỉ ra đặc trưng cơ bản nhấtcủa những bài ca viết theo lối này: “Trong bài ca dao kể chuyện tuy cũng có

sự nhưng nổi lên bình diện thứ nhất việc kể và tả là “tình” là nỗi niềm củanhân vật (và là nhân vật trữ tình) Ở đây câu chuyện đựơc kể không cần mang

vẻ ngoài của nó như trong thực tại, điều đáng chú ý hơn cả vẫn là những cảmxúc tâm lí của nhân vật trữ tình phản ứng lại những biểu hiện, những vẻngoài của sự việc.” [139, 26]

Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy lối kể chuyện mà hai nhànhà nghiên cứu trên đề cập tới có nội hàm rất gần với yếu tố tự sự trong cadao Do vậy, những ý kiến nhận định trên là những gợi ý quan trọng và quýbáu cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đề tài

Về các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự, dù chỉ nghiên cứu ở mức độkhái quát nhưng trong “Những thế giới nghệ thuật ca dao”, Phạm Thu Yến đãbước đầu chỉ ra rằng yếu tố tự sự xuất hiện trong ca dao có những dạng thứcbiểu hiện khác nhau

Trong bài viết: “Học viết truyện ngắn trong ca dao cổ” Vũ Tú Nam quaviệc phân tích bài ca dao “Mình ta nói với ta mình hãy còn son” đã chỉ ra những

“đức tính” cần có của một truyện ngắn Cũng trong bài viết này tác giả đã nêumột cấp độ biểu hiện của yếu tố tự sự trong ca dao: Cấp độ có cốt truyện

Riêng bàn về “sự” và “tình”, Hoàng Tiến Tựu đã chỉ ra một cách rấthình ảnh cũng khá cụ thể mối quan hệ giữa hai yếu tố này: “Có thể nói “sự” làthể xác “tình” là linh hồn của ca dao Muốn lập ý, diễn tình và cấu tứ nóichung phải nhờ đến “sự” Mặc dù bản thân “sự” nếu tách rời thì sẽ mất hết nộidung, ý nghĩa, chẳng là cái gì cả Nhưng nếu thiếu nó thì “tình” khó bộc lộ, tứcũng khó mà hình thành, cho nên chỉ có thể nói “sự” là cơ sở, là điểm tựa của

tư tưởng tình cảm trong ca dao”[32, 34]

Trang 4

Tổng hợp các ý kiến trên, dễ nhận thấy có một điểm chung là từ cáchgọi tên cho đến nội dung vấn đề được đưa ra, các nhà nghiên cứu mới chỉgián tiếp nhắc đến yếu tố tự sự và cũng chỉ nhắc đến một khía cạnh nào đócủa yếu tố này trong ca dao mà chưa tìm hiểu một cách hệ thống, cụ thểvấn đề này.

Với bài viết “Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian”, Nguyễn Bích Hà

đã bước đầu nhìn nhận, tìm hiểu yếu tố tự sự trên một số phương diện: Cácdạng thức biểu hiện, đặc điểm vai trò của nó trong ca dao nói chung Tuynhiên do dung lượng có hạn của bài báo nên bài viết còn khá khái quát, chưa

đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này

Trên đây là một số bài viết về yếu tố tự sự trong kho tàng ca daongười Việt Dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhưng những kết quảnghiên cứu trên thật sự là chỗ dựa vững chắc cho chúng tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài

Bên cạnh mảng ca dao người Việt, các nhà nghiên cứu cũng chú ý đếnviệc tìm hiểu sự hiện diện của yếu tố này trong kho tàng dân ca của các dântộc anh em khác Có thể kể đến một số bài viết sau:

Trong khi tìm hiểu về “Đặc điểm kết cấu dân ca Hmông”, tác giả PhạmThu Yến nhận định rằng: “Một đặc điểm rất quan trọng, khi quan sát kết cấudân ca Hmông là các bài dân ca này dài hơn dân ca Việt Tính chất trần thuật,

kể lể, phô diễn đậm nét hơn” và “Dân ca Việt, dân ca Trung Quốc kết cấuthường ngắn, gọn, các yếu tố cốt truyện không rõ như dân ca Thái, dân caHmông có nhiều bài rõ yếu tố cốt truyện, đôi chỗ còn có lời trần thuật củangười dẫn truyện” [60, 39]

Tìm hiểu về dân ca trữ tình Thái, tác giả này cũng cho rằng: “Mộtđặc điểm dễ nhận thấy ở dân ca Thái là chất trữ tình kết hợp hài hòa vớilối tự sự, phô diễn, giãi bày khiến dân ca Thái vừa giản dị, hồn nhiên vừa

Trang 5

lãng mạn, thơ mộng Một bài dân ca Thái thường kể về một tình huống,diễn tả tâm trạng, nhiều khi như kể cả câu chuyện có lời thoại, tả cảnh, tảtình” [153, 39].

Riêng về dân ca sinh hoạt của người Tày, đối tượng mà đề tài hướng tới,các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng có sự tham gia của yếu tố tự sự.Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vi Hồng đã khẳng định rằng: “Sli,lượn trữ tình chủ yếu là những lời trò chuyện tâm tình giữa nam nữ thanhniên, nhưng vẫn không hoàn toàn gạt bỏ những bài mang tính tự sự” và

“chính do hình thức diễn xướng nối tiếp này mà các bài lượn trữ tình vẫnmang hơi thở của thể loại tự sự” [193, 14]

Tìm hiểu về “lượn sách”, nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn cũng khẳngđịnh: “Loại lượn này mặc dầu được trình bày trong các cuộc sli, lượn nhưnglại mang yếu tố tự sự đậm đà hơn tính trữ tình” [49, 33]

Như vậy, dù trong kho tàng ca dao người Việt hay ở bộ phận dân ca sinhhoạt của người Tày, trên cấp độ loại hình, cần nhận thấy có sự xâm nhậpmạnh mẽ của yếu tố tự sự vào loại hình tưởng như đối lập với nó về phươngthức biểu hiện - loại hình trữ tình dân gian Nhưng cho đến nay vấn đề nàyvẫn chưa được quan tâm đúng mức Vì thế, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến,những nhận định của nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểumột cách tương đối toàn diện về yếu tố tự sự trong điệu hát dân ca trữ tìnhTày Từ đó chỉ ra những đặc trưng, vai trò của nó trong việc biểu lộ cảm xúctrữ tình của những cư dân nói tiếng Tày

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ chỉ ra một cách có hệ thống cácdạng thức biểu hiện và vai trò của yếu tố tự sự trong kho tàng dân ca sinh hoạtcủa người Tày

Trang 6

Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Xác định một khái niệm chung nhất về yếu tố tự sự

- Từ khái niệm ấy đối chiếu vào các lời ca trong kho tàng dân ca Tày để tìm ranhững lời ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự và tiến hành phân loại chúng

- Trên cơ sở những số liệu cụ thể mà kết quả khảo sát đem lại, chúng tôi tiếnhành phân tích, so sánh để tìm ra một số đặc điểm cơ bản và vai trò của yếu tố

tự sự trong kho tàng dân ca Tày

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các lời dân ca sinh hoạt của người Tày có sự hiện diện của yếu tố tự sự

2 Lượn slương, Phương Bằng, Lã Văn Lô (1992), Sưu tầm, phiên âm, dịch, Nxb

Văn hoá dân tộc

3 Phong Slư, Phương Bằng (1994), sưu tầm, phiên âm, chỉnh lý biên soạn và

dịch thuật, Nxb Văn hóa dân tộc

4 Đồng dao Tày, Hoàng Thị Cành (1994), Sưu tầm, tuyển dịch, biên soạn, Nxb

Văn hoá Dân tộc

5 Lượn cọi Tày - Nùng, Cung Văn Lược, Lê Bích Ngân (1987), Nxb Văn hóa

dân tộc

6 Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng, Hoàng Thị Quỳnh Nha

(2003), Nxb Văn hóa - Thông tin

Trang 7

7 Lượn Tày Lạng Sơn, Hoàng Văn Páo (2003), Sưu tầm, biên dịch, giới thiệu,

Nxb Văn hoá Dân tộc

8 Lượn cọi, Lục Văn Pảo (1994), Sưu tầm, phiên âm, dịch - Nxb Văn hoá dân

tộc

Và một số bài dân ca sinh hoạt của người Tày được tuyển chọn, phiên

âm, biên dịch in trong các hợp tuyển, tổng tập văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Bởi vậy,với mong muốn thu được kết quả cao nhất, ở đề tài này, chúng tôi sử dụngnhiều phương pháp khác nhau Trong đó xác định một số phương pháp sau là

cơ bản:

- Phương pháp thống kê, hệ thống

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, khái quát hoá

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6 Đóng góp của luận văn

Hoàn thành đề tài, luận văn hy vọng sẽ chỉ ra một cách có hệ thống các dạng thức biểu hiện và vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính củaluận văn được thể hiện trong 3 chương:

Chương 1: Khái quát về tộc người Tày, văn học dân gian Tày và một số

vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

Chương 2: Các dạng thức tồn tại của yếu tố tự sự trong dân ca Tày Chương 3: Vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày.

Trang 8

Khái quát về tộc người Tày và văn học dân gian Tày

Khái quát về tộc người Tày

Tày là tên gọi từ lâu đời dùng để chỉ chung người dân tộc ở TrungQuốc và Đông Nam Á Theo các nhà dân tộc học thì tên gọi này đã có từ nửacuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên Ngoài tên gọi này, người Tàycòn được biết đến bởi các tên Thổ, Cần Shín, Khay, Táy

Cùng với người Việt, người Mường ở Việt Nam, người Tày đã cómặt từ xa xưa gắn liền với tiến trình dựng nước và giữ nước Tính đến năm

1995, dân số Tày ở nước ta vào khoảng 1,2 triệu người, đứng vị trí thứ nhấttrong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam Người Tày có mặt ở hầu hết các tỉnhthành trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Việt bắc,trên địa bàn cáctỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn đặc biệt là Cao Bằng(75% dân số tỉnh Cao Bằng)

Tìm về cội nguồn lịch sử, người Tày còn thuộc nhóm Âu Việt trongkhối Bách Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa NamTrung Quốc Vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, liên minh bộ lạc Âu Việt(Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt - Mường) thành lậpnên vương quốc Âu Lạc Người thủ lĩnh đứng đầu là An Dương Vương ThụcPhán Địa bàn quốc gia Âu Lạc là Bắc Bộ và Trung Bộ Âu Lạc là quốc giađầu tiên xuất hiện trên vũ đài lịch sử Việt Nam Trong quá trình cùng chungsống, đấu tranh để xây dựng và giữ gìn đất nước người Âu Việt và người Lạc

Trang 9

Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, cùng giao lưu tiếp thu ảnhhưởng

Trang 10

văn hoá của nhau Người Lạc Việt đông hơn và phát triển xuống vùng đồngbằng phía Nam, theo hạ lưu các con sông và ven biển Có thể những bộ phậnngười Âu Việt đã hoà nhập vào nhóm Lạc Việt để hình thành dân tộc Việthiện đại Còn lại là những bộ phận người Âu Việt ở miền núi và trung du chịuảnh hưởng văn hoá của người Việt Tức người Tày ngày nay.

Sau người Việt sống ở vùng đồng bằng phì nhiêu, người Tày sinh cơlập nghiệp ở những vùng được thiên nhiên ưu đãi nhất Đó là những cánhđồng miền núi, những thung lũng ruộng bậc thang xung quanh có cây rừng,suối nước, đồi cỏ, khí hậu trong lành, rất thuận tiện cho việc trồng trọt chănnuôi, đặc biệt là việc trồng các loại hoa màu, các cây công nghiệp, cây ăn

quả.Trước cách mạng tháng Tám, nền kinh tế của đồng bào Tày căn bản làmột nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Nguồn sống chính là trồng trọt, thứ đến

là chăn nuôi Thủ công nghiệp là nghề phụ trong gia đình Việc thu thập khaithác lâm thổ sản là nguồn thu nhập quan trọng Việc săn bắn bổ sung nguồnthu nhập cho gia đình Việc buôn bán chủ yếu nằm trong tay người Hoa kiều

và người Việt ở thị xã, thị trấn

Vùng sinh sống trước đây của người Tày là địa bàn chính chống xâmlăng dưới nhiều triều đại Từ thời Lý Trần, nhất là từ thời Lê, nhà nước phongkiến đặt chế độ “thế tập, phiên thần” tức chế độ thổ ti, phái một số công thầnhay con cháu của họ, chọn trong những phần tử trung kiên nhất, đem theo giađình, thuộc tộc, lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới sau mỗi trận chiếnthắng, quét sạch xâm lược ra khỏi bờ cõi Các vị lưu quan này đời đời kế tụccai trị các địa phương, rất mực trung thành với triều đình trung ương

Chế độ thổ ti dần tan rã dưới thời Pháp thuộc Con cháu các dòng họthổ ti sống hòa vào nhân dân các địa phương, trở thành người Tày, mang theonhiều yếu tố văn hóa Việt Một sự hòa hợp dân tộc trong lịch sử đáng chú ý

Trang 11

xảy ra vào thế kỉ 16, 17 Triều đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê Trịnhđánh

Trang 12

đuổi, chạy lên trấn giữ vùng Cao Bằng trong non một thế kỷ Sau khi họ Mạcdiệt vong, con cháu và quan quân dư đảng thay tên đổi họ, sống hòa vào nhândân địa phương, đồng hóa với người Tày.

Xã hội Tày trước cách mạng tháng Tám đã chuyển sang chế độ phongkiến địa chủ nhưng phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền xuôi nên quan

hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là quan hệ đoàn kết,tương thân tương trợ giữa những người trong họ hàng làng xóm

Trên đây là một vài nét chấm phá về lịch sử tộc người và điều kiện xãhội của cư dân nói tiếng Tày trước cách mạng tháng Tám Những điều này ítnhiều đều có ảnh hưởng tới văn học dân gian nói riêng cũng như văn hóa củangười Tày nói chung

Có thể nói, địa hình miền núi ưu ái mà bất thuận, thiên nhiên hùng vĩtươi đẹp mà dữ dằn, cửa ngõ biên giới giao du rộng mở mà không kémphần phức tạp tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến điều kiện sống,sinh hoạt, văn hoá, tính cách của những người Tày Người Tày khôngnhững đã tạo ra được một nền văn hoá với những giá trị vật chất bền vững

mà còn sáng tạo nên một nền văn hoá tinh thần với những phong tục tậpquá lâu đời và phong phú

Trước hết, đó là những nét đẹp trong văn hoá sắc tộc của người Tày.Trong quan hệ gia đình, người Tày vốn có lòng kính già yêu trẻ Dưới chế độ cũ,người phụ nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng giatài, không được đi học Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng, vì họ giữvai trò quan trọng trong lao động sản xuất và trong quản lý kinh tế gia đình

Trong quan hệ với các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết nghĩaanh em gọi là “lạo tồng”, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt

Người Tày sống hồn hậu, chân thành và đặc biệt có lòng mến khách Bảnlàng là đơn vị hành chính đồng thời là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tinh

Trang 13

thần Ở đó họ sống với nhau thân thiện, đàm ấm và hoà hảo Mỗi khi khách vàobản, cả bản vui mừng đón tiếp Họ đón tiếp nhau không chỉ bằng tình cảm chânthành đằm thắm mà còn bằng cả tiếng hát lời ca ngọt ngào thiết tha:

Xin dâng lời đẹp cho người Xin dâng lời thơm cho bạnNét phong tục độc đáo này trở thành một môi trường lý tưởng nuôidưỡng những tiếng hát lời ca của người Tày

Nói đến văn hoá người Tày không thể không nói đến ngôn ngữ củangười Tày Người Tày đã sớm có một thứ ngôn ngữ của riêng mình Qua thờigian sàng lọc tiếng Tày rất gần với tiếng Việt về hệ thống âm thanh và ngữpháp Trong từ vựng tiếng Tày và tiếng Việt đều có những từ vay mượn củanhau, nhất là có rất nhiều tiếng từ Hán Việt Lý do rất đơn giản bởi giống nhưngười Việt, trước đây, người Tày đã từng học chữ Hán, sau đó, trên cơ sở chữHán, người Tày đã tạo ra chữ Nôm Tày Sự ra đời chữ Nôm Tày có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong tiến trình văn hoá lịch sử phát triển dân tộc Tày.Ngay từ khi ra đời, chữ Nôm Tày trở thành một phương tiện đắc dụng ghi lạitiếng nói Tày, thơ ca, truyện khuyết danh của dân tộc Tày Như vậy, quathời gian sàng lọc đến nay, người Tày đã tương đối ổn định phát triển và đápứng nhu cầu giao tiếp của đồng bào Tiếng nói ấy sinh động về âm thanh, giàu

có về từ ngữ, phong phú về sắc thái biểu cảm Điều này thể hiện rõ trong lời

ăn tiếng nói, nhưng đặc biệt là qua kho tàng văn hoá dân gian của họ

Tín ngưỡng, lễ hội cũng là một mảng quan trọng trong đời sống tinhthần đồng bào Tày Đó là nơi bộc lộ rõ nhất đời sống tâm linh của họ

Thật khó mà xác định người Tày thuộc tôn giáo nào Phật giáo rất phổbiến ở Việt Nam Nhưng người Tày hầu như không có chùa thờ Phật mà chỉđình thờ thần, không có các nhà tu hành mà chỉ có những người làm nghềcúng bái như “mo”, “then”, “tào”, “pụt”

Trang 14

Thờ tổ tiên là tục lệ lâu đời của người Tày Bàn thờ thường đặt ở gianchính, hướng ra cửa Những ngày lễ tết trong năm, những việc đại sự gia đìnhnhư xây nhà mới, cưới xin, tang lễ bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là nơi họthỉnh cầu, giao cảm tâm linh.

Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ một số vị Phật, Thần thường thấytrong Phật giáo như Phật bà Quan âm, trong đạo giáo như Hắc Hồ HuyềnĐàn, Hoa Vương, Thánh Mẫu Trong khi làm ma chay cúng bái, đồng bàodùng một số nghi thức trong “thọ mai gia lễ” Tín ngưỡng của đồng bào Tàybắt nguồn từ thuyết vạn vật có linh hồn, chủ nghĩa đa thần trong nguyên thủy,tục thờ thần dòng họ, tục tin ở rất nhiều thứ ma, gọi là “phi”, kết hợp với một

số yếu tố Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo do những người làm nghề cúng báiđem truyền bá trong dân gian

Những ngày hội, ngày Tết truyền thống trong đồng bào Tày cũngnhư trong người dân Việt Nam nói chung đều là những ngày Tết nôngnghiệp Mỗi ngày Tết trong năm đều có ý nghĩa riêng, có những nghi lễ và

đồ cúng riêng, thường là sản phẩm tiêu biểu của từng mùa Tết đầu năm âmlịch là Tết lớn nhất trong năm Đồng bào ăn mừng kết thúc một năm thuhoạch thắng lợi, đồng thời chuẩn bị cho một năm lao động sản xuất MỗiTết đến đều mang lại cho người ta những hy vọng mới Trong tháng Tếtnày người ta mở những ngày hội Lồng Tồng để cầu mùa màng, để cho traigái vui chơi, ca hát với nhau, tổ chức những trò chơi dân gian để thưởngxuân Đây còn là dịp để bạn bè, bà con đến hỏi thăm nhau, con cái ở xa vềthăm cha mẹ, nhất là con rể đến lễ tết bố mẹ vợ Ngoài ngày Tết đầu năm,trong năm, người Tày còn rất nhiều ngày Tết khác như: Tết mùng 3 tháng 3

âm lịch, Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, Tết rằm tháng bảy, Tết trung thu Những ngày hội, ngày Tết truyền thống nói chung có những ý nghĩa lànhmạnh, nó nói lên ước mong của người dân lao động muốn làm sao cho mùa

Trang 15

màng của mình thu hoạch tốt, của cải được dồi dào, ấm no, hạnh phúc.Thực tế hơn, nó nhằm cải thiện phần nào đời sống của người lao động saunhững ngày làm ăn mệt mỏi trên những nương rẫy.

Vài nét về văn học dân gian Tày

Một số thể loại văn học dân gian Tày

Với những khao khát chinh phục thiên nhiên cải tạo cuộc sống mà dântộc Tày sớm thoát khỏi thời kì mông muội, tiến tới văn minh loài người Mặtkhác, trải qua những cuộc thiên di vĩ đại, người Tày đã có một nền văn hoáphát triển lâu đời Người Tày lại sớm có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên họ đãxây dựng được một nền văn nghệ nói chung và văn học dân gian khá đồ sộ

* Loại hình tự sự dân gian

Người Việt có thần thoại là cơ sở giải thích các hiện tượng tự nhiên

và sự ra đời của vạn vật thì người Tày cũng đánh dấu trong kho tàng vănhoá dân gian của mình bằng thần thoại Pú Lương Quân Truyện đã thâutóm giới thiệu cả ba thời kì sinh hoạt của quá trình phát triển xã hội loàingười: săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi Những hệ thống thần thoại người Tàymang đậm màu sắc hoang đường nhưng trong ý niệm tuyệt đối, những câuchuyện này đã phản ánh được sâu sắc thế giới quan, nhân sinh quan củangười Tày cổ xưa

Truyền thuyết Tày đặc biệt phong phú ở bộ phận có mẫu đề người anhhùng chống xâm lăng, giữ vững địa bàn cư trú Trong đó nổi bật là nhómtruyện kể về các thủ lĩnh quân sự, các vị anh hùng Trong đó, có thể kể đếntruyền thuyết Nùng Trí Cao, Hoàng Lục, Tôn Đản, Dương Tự Minh Ngoài

ra, ở mảng thể loại này còn phải kể đến vô số truyền thuyết địa phương, kể vềnhững vị có công khai sơn phá thạch, lập bản dựng mường mà tên tuổi đượccoi như là thật, được chép lại trong các thần tích, thần phả gắn liền với cả đềnthờ thần, miếu thờ thành hoàng ở những bản làng Tày

Trang 16

Truyện cổ tích ra đời đã đánh dấu bước trưởng thành trong tiến trìnhvăn học dân gian Tày Phần lớn các truyện đều nói lên đạo đức tài năng củanhững người bình dân, những người cùng khổ nhất, người có công đánh giặccứu nước, đả kích bọn hôn quân bạo chúa, cường hào ác bá Có truyện đề caolòng chung thuỷ vợ chồng, tình bạn bè giàu nghèo sống chết có nhau Cótruyện giáo dục con cái về quan điểm lao động như truyện phú ông bắt contrai đi học nghề trước khi được hưởng gia tài của ông cha để lại Có thể thấykho tàng truyện của người Tày vô cùng phong phú Qua những câu chuyệntruyền miệng đó, ít nhiều chúng ta cũng cảm thấy bóng dáng của sự phát triểncủa loài người từ nguyên thuỷ xa xưa tới khi xã hội phân chia thành giai cấpđối kháng.

Truyện cười của người Tày không nhiều, ý nghĩa đấu tranh giai cấpcũng chưa sâu sắc thâm thuý Nội dung chủ yếu của truyện cười là phê phánthói hư tật xấu trong nội bộ người dân lao động

Truyện ngụ ngôn của người Tày cũng không nhiều Nói chung, đó lànhững truyện về cơ bản có hình thức là mượn truyện loài vật để nói về cácmối quan hệ nhân sinh Ý nghĩa chủ yếu của truyện là rút ra các bài học sâusắc về thế sự, mục đích chủ yếu là đề cao trí thông minh của người lao động

Đối với thể loại truyện thơ dân gian, người Tày đã đóng góp cho khotàng văn học dân tộc những kiệt tác mà cho đến nay những giá trị nội dung vànghệ thuật của nó còn khiến các thế hệ sau phải ngỡ ngàng: Khảm Hải, NamKim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân, Trần Chu - Quyển Vương Kết cấutruyện thơ thường diễn ra theo ba bước: gặp gỡ, yêu thương tha thiết - tìnhyêu tạm thời bị chia cắt hoặc tan vỡ - đôi bạn tìm cách thoát khỏi trói buộc đểđoàn tụ Truyện thơ dân gian Tày thể hiện khát vọng dân chủ, khát vọng hạnhphúc mãnh liệt cũng như ý thức chống lại lề thói tập tục khắc nghiệt, bópnghẹt quyền tự do yêu đương của con người

Trang 17

* Loại hình trữ tình dân gian.

Gần gũi hơn cả và phản ánh sắc nét nhất đời sống vật chất và tinh thầncủa người Tày phải kể đến loại hình trữ tình dân gian Tày Đó là những lời catiếng hát cất lên từ nhà sàn yêu dấu, từ mảnh rừng xanh bao la, từ dòng suốihiền hoà mát thương Trai gái Tày đem những tiếng hát lời ca cất lên nhưmột cái cầu nhỏ gửi tâm tình tới người thương yêu, tới quê hương làng bản

Loại hình này được hợp thành từ hai tiểu loại: Dân ca nghi lễ và dân casinh hoạt Mỗi mảng lại có những đặc sắc riêng trên cả hai phương diện nộidung và nghệ thuật

* Các thể loại trung gian

Tục ngữ Tày rất phong phú Về hình thức, đó là những câu ngắn gọn

văn vẻ, giàu hình ảnh gần gũi với đời sống ngàn năm Về nội dung, đó lànhững câu đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống muôn màumuôn vẻ của cộng đồng Tày trên cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội Nghiêncứu tục ngữ của đồng bào Tày, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn hoàn cảnh làm ănsinh sống và những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, trong quan

hệ xã hội và gia đình của đồng bào xưa

Câu đố là một thể loại khá phổ biến ở mọi vùng cư trú của người Tày.

Bất kỳ ở đâu những lúc bên bếp lửa, đi làm nương rẫy, trò chuyện, vui đùangười ta đều dùng câu đố như một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần Nộidung của câu đố rất phong phú biểu hiện những nhận xét sắc sảo, tinh tế vàhóm hỉnh Các câu đố về sự vật, con người, về hiện tượng tự nhiên rất gắn bóvới đời sống hàng ngày của người Tày Đây cũng là một hình thức giải trí tuơimát, đầy chất thông minh và có tác dụng giáo dục cộng đồng một cách sâu sắc

Câu đố có thể cấu tạo từ hai đến hàng chục câu Trai gái Tày có lúc sửdụng câu đố dưới hình thức hát Lượn giao duyên Bên trai hay bên gái khôngđối đáp được thì coi như thua cuộc Do vậy trai gái Tày rất chú ý học hỏi kinhnghiệm của người già để có vốn đối đáp phong phú

Trang 18

Phuối pác, phuối rọi là những lời nói có vần, có điệu của nam, nữ

thanh niên Tày hàng ngày Đây là lối nói tự do, sáng tạo, thường được diễn

ra khi gặp nhau trên đường, ở chợ hay trong lễ hội Nó cũng là một hìnhthức biểu hiện tình cảm, nó là những lời ướm hỏi trêu ghẹo tình tứ thể hiệnnhững sắc thái tình cảm trong tình yêu Được thời gian gọt rũa, những lờiphuối phác, phuối rọi ngày càng cô đọng bóng bẩy và mềm mại một chất thơlãng mạn

Sẽ khó có thể miêu tả được hết diện mạo văn học dân gian Tày Nó vôcùng phong phú về thể loại, đồ sộ về khối lượng, đa dạng về sắc thái biểucảm Trong vốn văn hoá cổ quý báu đấy, gần gũi hơn cả và phản ánh sắc nétnhất đời sống, tình cảm và tư tưởng của người Tày phải kể đến dân ca sinhhoạt Lựa chọn tiểu loại này làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ nói rõhơn ở mục sau

Dân ca sinh hoạt của người Tày

Dân ca Tày có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lao độngsản xuất, trong sinh hoạt giao tiếp thì có dân ca sinh hoạt; trong các nghi lễtrang trọng thì có các mo, then, tào, pụt; trong đám cưới đám hỏi, rước dâu thì

có hát quan làng Nói chung những hình thức sinh hoạt đó thường tập trung phôdiễn tình cảm, ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu, đề cao tự do Ở mỗi phươngdiện của cuộc sống thì có một thể tài ca hát riêng Vì vậy, các mảng đề tài đã cóđường biên rõ nét Đó là các bài hát về lao động sản xuất, hát mừng đám cưới,hát mừng nhà mới, hát mừng hội bản hội mường, hát sinh con, hát đưa tiễn linhhồn và đặc biệt là hát về tình yêu với tất thảy cung bậc của nó

Một trong những hình thức mà đề tài hướng đến chính là dân ca sinhhoạt của người Tày Mảng tiểu loại này có mặt trong mọi khía cạnh của cuộcsống người Tày Từ lúc bước chân xuống thang ra khỏi nhà đến mảnh nương,thửa ruộng để nhặt rêu bắt ốc, tìm măng hái củi… lúc nào, nơi nào cũng phải

Trang 19

có câu hò, tiếng hát Tiếng hát lời ca đã trở thành linh hồn của bản mường, là nơi thể hiện chân thành tình cảm của người Tày theo cách riêng của mình.

Dân ca sinh hoạt của người Tày không chỉ phong phú về nội dung,chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về các tiểu loại Có thể kể đếnmột số tiểu loại sau:

Lượn: là một bộ phận dân ca Tày Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn

chưa đưa ra một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ ngày Nhưng theo nhànghiên cứu Vi Hồng, Lượn có cội nguồn từ chữ Vjén (ru) mà thành Lượn córất nhiều tiểu loại Ngoài hai loại cơ bản tiêu biểu lượn cọi và lượn slương,người Tày còn có lượn then, lượn nàng Hai, lượn khắp… Trong cái nhìn đốisánh với dân tộc Kinh, lượn là một lối hát giao duyên có thể tương tự như lốihát quan họ ở Bắc Ninh, loại dân ca này có giai điệu vang xa tha thiết, layđộng lòng người gợi cảm giác bâng khuâng, thương nhớ Người Tày coi lượnnhư một nhu cầu tinh thần không thể nào thiếu được: “Khắp mọi luỹ làng củangười Tày, Nùng không mấy khi vắng tiếng Sli, giọng lượn Chỉ trừ giấc ngủ

và bữa ăn của họ - Sli lượn vang lên từ trong mọi nhà, ra khắp bản mường ngoài đồng ngoài rẫy, ngoài chợ, ngoài đường Không chỉ có thanh niên màngười già, người trẻ đều thích Sli, lượn, thích nghe Sli, lượn” [26, 14]

Đã có một thời tiếng lượn ngập tràn làng bản, đồi núi, hoà vào tận tâmhồn, huyết mạch đồng bào:

- Nửa đêm Nàng ới cháy lòng

Khiến em dừng đường kim đường vá Khiến anh vở giữa trang ngừng đọc

- Tiếng Then thành tiếng Then phơi phới Tiếng cọi thành tiếng cọi thiết tha

- Ra chợ được nghe tiếng Hà lều Bát phở không cần mỡ cũng ngon

Trang 20

Về hình thức sinh hoạt diễn xướng, đặc trưng của lượn là đối đáp, đối

ca và nối tiếp ca

Đối đáp là một trong những hình thức sinh hoạt phổ biến của lượn.Hiểu một cách đơn giản nhất đối đáp là một bên “đối” và một bên đáp trả lại.Một bên - thường là “khách” - bao giờ cũng ca ngợi hết lời những thứ, nhữngvật của bên “chủ” Bên chủ sẽ đáp lại bằng những lời lẽ khiêm tốn, lịch sự,không dám nhận những lời khen của khách Xét về hình thức, lối hát nàykhông có những nét khác biệt lắm so với những cuộc hát ví, hát phường vải,phường cấy của người Kinh

Bên cạnh đối đáp là đối ca Đối ca phổ biến ở lượn slương sau nữa làlượn then Ở lượn slương thường là tập thể bên nam bên nữ, mỗi bên có khiđến hai chục người hoặc hơn nữa Nam nữ ngồi thành hai hàng theo chiều dàicủa gian nhà sàn, quay mặt vào nhau Sau những lời mời lịch sự của chủ nhà,lời tuyên bố lý do của bên chủ và vài nghi thức đơn giản khác, hai bên nam nữbắt dầu “đối ca” Đối ca có thể đối về đề tài lượn, đối về nội dung của bàilượn hoặc chỉ đối có tính chất hình thức, đối hoa, đối mùa, tháng có khi thaynhau lượn những khổ lượn khác nhau

“Nối tiếp ca” là một hình thức nữa của sinh hoạt diễn xướng lượn Cóhai loại nối tiếp ca Thứ nhất là nối tiếp ca theo đúng nghĩa đen của thuật ngữnày Nghĩa là bên nam, bên nữ thay nhau, lần lượt hát lên những bài lượn vềmột đề tài Có những câu chuyện chia làm nhiều đoạn nhỏ, mỗi bên lần lượthát lên từng đoạn như tiếp nối nhau cho đến hết câu chuyện

Loại nối tiếp thứ hai là hai bên cùng hát tiếp nối - chắp nối các “đườnglượn” với nhau, các đường lượn ấy thì rất nhiều tùy theo từng cặp, những tốp

ca thuộc nhiều hay ít

Thông qua các hình thức diễn xướng này mà tiếng hát lời ca ngân lênmọi lúc, mọi nơi, trong bản ngoài mường, trở thành một phần không thể thiếuđược trong đời sống tinh thần người Tày

Trang 21

Phong slư: Phong slư là những bức thư tình, một thể thơ hết sức đặc

sắc của trai gái Tày Bức thư này viết bằng chữ Nôm Tày trên nền vải sa tanh

đỏ, rộng chừng một mét vuông Vải được vẽ hoa biên, hai bên là hai con rồng

há mồm chầu mặt trời hoặc chim muông Ngày xưa, con trai, con gái Tày íthọc chữ, không biết chữ, bởi thế họ thường nhờ một người là Slấy cá viết hộ,Slấy cá là người trí thức bình dân sống trong cộng đồng Tày Phong slư doSlấy cá viết, ghi lại những tâm tình thầm kín của trai, gái Tày Phong slư đượcgửi đi, khi nhận được, người con trai con gái Tày lại đem Phong slư đó đếnnhờ một Slấy cá đọc, Slấy cá thường ngâm ngợi những bức thư đó theo mộtgiai điệu tha thiết Vì vậy, bức thư có tính chất cá nhân ấy thông qua Slấy cátrở thành một loại dân ca mang tính cộng đồng

Tình yêu nam nữ trong phong slư thường là tình yêu trong xa cách trắctrở, tan vỡ Bởi vậy tiếng hát, giai điệu phong slư thường buồn da diết Tuynhiên không hề bi lụy kêu than mà vẫn luôn sáng lên những ước mơ lãngmạn, nhân văn

Hãy tu thân chờ nhau bên ấy Dẫu là không lấy được cũng cam

Yêu nhau để khắp mường được thấyTiếng thơm sẽ trọn vẹn mai sauTới trăm năm khi về âm phủ

Ta rủ nhau về chốn mường hơn

Tóm lại, Phong slư phục vụ cho tình yêu lứa đôi nhưng Phong slư caohơn cuộc sống, nên có yếu tố hư ảo mang theo tính tao nhã, thanh cao Vì vậy,Phong slư vẫn tồn tại trong đời sống tình cảm của người Tày như một nét đẹptrong văn hoá độc đáo thấm đẫm phong vị trữ tình

Những bài hát vui cho trẻ em: Đồng dao và hát ru

Trang 22

Đồng dao là những bài hát vui của lứa tuổi nhi đồng Nó có thể xuấthiện tự nhiên (như những hạt mầm khoẻ mạnh dưới nắng xuân) đượcxướng

Trang 23

lên từ những cuộc sinh hoạt vui chơi của tập thể nhi đồng hoặc đó là bài hát của cha mẹ, anh chị thương quí các em mà đặt lên lời ru.

Đồng dao cho em tuy kết cấu không được chặt chẽ nhưng có vần, có

điệu, dễ đọc, dễ nhớ phù hợp tâm lý của trẻ em Những bài ca với những hìnhảnh đẹp đẽ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ phát triển lớn lên cùng với lòng tônkính mẹ cha, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, sống nhân ái, vị tha Có thểnói, đồng dao Tày là di sản văn hoá mang bản sắc dân tộc đậm đà

Cùng với những bài đồng dao, hát ru chủ yếu là lời ca dành riêng cho

các em nhỏ Ngay từ thuở ấu thơ, các em đã được đắm chìm trong tiếng hátlời ca qua những lời ru ngọt ngào của người mẹ, người chị Hát ru là nguồnsữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở còn trên nôi Những lời

ca mộc mạc, giản dị, chân chất, thật sự đã trở thành cầu nối trí tuệ tâm hồncủa bậc sinh thành với thế hệ mai sau Người Tày có rất nhiều bài hát ru vàđến nay tiểu loại này vẫn đang được sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu ngàycàng rộng rãi

Thơ ca dân gian giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học dân gianTày Có thể nói nó là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng văn học dângian của người Tày Và trong bộ phận thơ ca hết sức phong phú này, thơ casinh hoạt lại nổi lên như một loại hình đặc sắc nhất Việc tìm hiểu khái quátdiện mạo thơ ca sinh hoạt sẽ giúp người viết rất nhiều trong việc đi sâu vàotìm hiểu một khía cạnh độc đáo của thể loại này Đó là yếu tố tự sự và sự hiệndiện của nó trong kho tàng dân ca Tày

Loại hình tự sự và yếu tố tự sự trong văn học dân gian

Loại hình tự sự

Phân văn học theo phương thức phương tiện thẩm mĩ ở cấp độ loại hình,thuật ngữ tự sự và trữ tình từ lâu đã được các nhà kinh điển mỹ học và lý luận

Trang 24

văn học trên thế giới đề xuất nghiên cứu trong sự phân biệt và tương quanước

Trang 25

lệ Tuy nhiên, theo sự tiến hoá của văn hoá, xã hội và lịch sử, những tư liệu baoquát chúng ngày càng phong phú, đa dạng, sự chuyển hoá thâm nhập lẫn nhaucủa chúng trong thực tiễn sáng tác cũng gây không ít khó khăn cho ngườinghiên cứu trong việc xác định thể loại Trong khi nêu lên những ranh giới cụthể giữa chúng cũng như những đặc tính và những biến thể phong phú, lịch sửphân định loại hình tự sự và trữ tình đã có những ý kiến khác nhau.

Một trong những người đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự trong sựphân biệt hai loại hình còn lại, phải kể đến là Arixtot Theo Arixtot, văn học

có ba phương thức mô phỏng hiện thực Đó là kể về một sự kiện như về mộtcái gì tách biệt với mình như Homere vẫn làm, hoặc là người mô phỏng tự nói

về mình không thay đổi ngôi xưng, hoặc là trình bày tất cả những nhân vậtđược mô tả trong hành động Tên gọi của ba phương thức trên lần lượt là tự

sự, trữ tình và kịch Như vậy, ở dạng ban đầu, tự sự chỉ được coi là mộtphương thức mô phỏng hiện thực

Cho đến sau này, trong quá trình phân loại văn học, các nhà nghiên cứumới dựa vào ba phương thức trên mà khái quát hoá, phân loại thành ba loạihình văn học Lúc này, tự sự mới xuất hiện với tư cách là một loại hình.Trong cách phân loại đó, theo Bielinxki, khái niệm tự sự được dùng để chỉtoàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện Đặctrưng nổi bật nhất và cũng là quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính kháchquan Cũng theo Bielinxki, trong mối quan hệ với những loại hình còn lại, nếutác phẩm trữ tình ưa nói tới cái chủ quan, tác phẩm kịch là “sự dung hợp củacác yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình” thì đốitượng mà tự sự hướng tới là tính khách quan của thế giới

T.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mỹ lại cho rằng “Tự sự là cách để ta đưacái sự việc vào một trật tự và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa, tự sự làcách tạo nghĩa cho sự kiện biến cố”

Trang 26

Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu, dưới các góc độ khác nhau, sẽ có cácquan điểm khác nhau về tự sự.

Song dù nhấn mạnh đặc trưng nào, tiêu chí loại hình vẫn có một cáilõi chung nhất Về khái niệm tự sự chúng tôi thống nhất quan điểm của cácnhà biên soạn "Từ điển thuật ngữ văn học": " Nếu tác phẩm trữ tình phảnánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan về nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiệnđời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánhhiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống, trong không gian, thời gian,qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Trong tác phẩm tự

sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình Nhưng ở đây tưtưởng và tình cảm của nhân vật thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành độngbên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phânbiệt nào cả" [328, 11]

Vấn đề cơ bản của phương thức tự sự là "nhà văn kể lại, tả lại từ những

gì bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực phản ánhtrong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tạingoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn" [328, 11]

Do thể hiện sự thực đời sống qua các sự kiện biến cố và hành vi con người nêntác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó

Như vậy, ở tác phẩm tự sự, kể chuyện (hay trần thuật) là yếu tố trungtâm tổ chức ra thế giới nghệ thuật Đồng thời với nó, cốt truyện, nhân vật lànhững yếu tố hạt nhân, được triển khai nhờ một hệ thống các yếu tố chi tiết,

sự kiện, ngoại hình, tính cách nhân vật, ngoại cảnh kể cả hệ thống hư cấuliên tưởng

Từ đặc trưng trên, có thể thấy, tự sự có một khả năng bao quát rộnglớn, phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống và ngày càng có vị trí quan trọngtrong đời sống thể loại văn học

Trang 27

Bước sang thế kỉ XX, vấn đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm,phổ biến Tự sự đã bước ra khỏi ranh giới của thể loại văn học để trở thànhmột bộ phận nghiên cứu độc lập, có tính liên ngành và có vị trí ngày càngquan trọng trong ngành khoa học văn học và các khoa học nhân văn Tự sựhọc hiện đại đã trở thành một bộ môn khoa học, hiểu theo nghĩa rộng là

"nghiên cứu cấu trúc của bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác

là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của bản tự sự nhằm tìm một cáchđọc" [11, 28]

Cùng với sự xâm nhập giữa các thể loại trong văn học, tự sự không chỉ

có mặt trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn như một phương thức tạonghĩa và truyền thông tin, tự sự còn có mặt trong thơ, thơ trữ tình, ca dao, dânca những thể loại tưởng chừng ở phía bên kia ranh giới của tự sự Trongnhững loại hình trữ tình này, tự sự tham gia một cách rất tích cực có vị trí đặcbiệt và có vai trò tương đối quan trọng Việc tìm hiểu về lý thuyết tự sự trênđây sẽ là những cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc xem xét sự xâm nhập củayếu tố tự sự vào trong dân ca Tày - một loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu

Yếu tố tự sự trong văn học dân gian

Trong các tác phẩm trữ tình, nguyên tắc tái hiện đời sống trong tính chủquan đã đặt cái tôi tự bạch, tự biểu hiện của tác giả vào vị trí trung tâm tổchức và chi phối thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Trong tác phẩm trữ tìnhcũng có sự việc nhân vật chi tiết đời sống song chúng chỉ là những sự việcthuần tuý nhằm khách quan hoá, cụ thể lượng thông tin nội cảm - cái mà chủthể trữ tình muốn biểu hiện Chính vì thể loại hình trữ tình là nghệ thuật biểuhiện trong sự phân biệt với nghệ thuật miêu tả vốn là đặc trưng của loại hình

tự sự

Nhưng trong quá trình tìm hiểu về dân ca sinh hoạt của người Tày- một loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài tác giả

Trang 28

dân gian lại trình bày ý tưởng, tình cảm của mình dưới hình thức đời sống đãđược cải tạo lại Xét về bản chất, đó là một hình thức chủ quan nhưng xét vềmặt ngoại hình ít nhiều mang tính khách quan gián tiếp.

Ở những bài dân ca đó, tác giả thường miêu tả rộng rãi các hiện tượngcủa đời sống cho một hình thức lý tưởng nhất định Nói theo Gulaixep “xét vềđối tượng và cách thể hiện là tự sự nhưng cái giọng cơ bản thì lại hoàn toàntrữ tình” Bài ca sau là một ví dụ:

Màn đêm sắp phủ bản mường Chim ngàn xao xác về rừng tổ xa Thấy đôi phượng hạc bay qua Đậu ngay cửa sổ cành hoa nở đầyLại sang cây nhãn nhẹ bay

Hai ta khác chốn lúc này gặp nhau Hỏi ai xui khiến trước sau

Hay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?Bài ca rõ ràng là lời kết bạn đầy tình tứ và duyên dáng của nhân vật trữtình nhưng mở đầu lại là lời kể Dụng ý kể chuyện bắt đầu bằng hình ảnh hếtsức gợi cảm “Màn đêm sáp phủ bản mường”, càng vế sau cái dụng ý đó càngtrở lên rõ nét Chỉ đến hai câu cuối khi cái dòng tự sự ở đầu tạm thời khép lạithì cái mạch trữ tình mới mở ra:

Hỏi ai xui khiến trước sauHay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?

Rõ ràng nếu gọi đây là một câu chuyện thì không phải nhưng trong đódứt khoát là có yếu tố kể và tả, chứ không thuần túy chỉ là trữ tình

Những bài dân ca kiểu vậy trong kho tàng dân ca Tày không phải hiếm.Mỗi bài thường ghi lại một sự việc một sự kiện triển khai thành một bức tranh

cụ thể qua lời trần thuật trữ tình của tác giả hay nhân vật Trong lượng thông

Trang 29

tin mà người đọc tiếp nhận được trong các bài ca đó không thể không thừanhận có cả lượng thông tin sự việc Về thực chất, lượng thông tin sự việc đãđược nhận thức thẩm mỹ điều chỉnh lại theo quy luật riêng của loại hình trữtình Yếu tố tự sự như trần thuật, sự kiện, nhân vật ở đây một mặt tác động

và chừng nào đó đã thay đổi kết cấu trữ tình, nhưng mặt khác lại chịu sự quiđịnh của kết cấu mang bản chất của chỉnh thể trữ tình Chúng tôi gọi đó là sựxâm nhập của yếu tố tự sự vào loại hình trữ tình Sự xâm nhập này đem đếncác bài ca trữ tình khả năng tái hiện lại những hiện tượng đời sống như trựctiếp miêu tả cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục.Nhưng khác với phương thức tự sự, sự tái hiện này không mang mục đích tựthân mà chỉ nhằm tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêmnghiệm, suy tưởng

Yếu tố tự sự xuất hiện trong bài ca không chỉ với số lượng phong phú

mà còn dưới nhiều biểu hiện khác nhau Những biểu hiện này có lúc đậm sắcthái kể chuyện nhưng cũng có lúc mờ nhạt đi bởi cảm xúc trữ tình, trong quátrình khảo sát phân loại, chúng tôi nhận thấy có thể chia yếu tố tự sự trongdân ca Tày ra làm hai tiểu loại:

- Những bài ca có cốt truyện

- Những bài ca không có cốt truyện

Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại sâu hơn, cụ thể hơn trong các chươngtiếp theo

Tóm lại cần phải khẳng định một lần nữa sự có mặt của yếu tố tự sựtrong dân ca Tày, sự xuất hiện này có lúc biểu hiện ra bằng lời trần thuật,miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật trực tiếp xuất hiện trong bài ca, cũng

có khi nó chỉ dừng lại ở một duyên cớ, một lời đưa đẩy Nhưng dù xuất hiệndưới hình thức nào thì mục đích cuối cùng của nó cũng là làm nền tảng ngọnnguồn cho cảm xúc trữ tình bắt mạnh vào để bộc lộ giãi bày

Trang 30

* Tiểu kết:

Tóm lại qua các công trình nghiên cứu, qua quá trình khảo sát và phântích dân ca sinh hoạt của người Tày, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện củayếu tố tự sự trong mảng dân ca này Yếu tố ấy có các cung bậc đậm nhạt, mầusắc khác nhau, đã biểu hiện ra trong sự phong phú, đa dạng của các lời ca.Yếu tố ấy xuất hiện đã đem đến cho cảm xúc trữ tình những sắc thái mới lạ,hấp dẫn

Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm cho khái niệm này một nội hàm chungnhất, đầy đủ nhất và toàn diện nhất Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi không cótham vọng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về yếu tố tự sự trong dân caTày Song ở chương có tính chất tiền đề lý luận này, chúng tôi cũng cố gắngxác định một số khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc tìm hiểu vấn đề này

ở các chương tiếp theo Chương này chỉ có tính chất giới thiệu khái quát.Những biểu hiện cụ thể cũng như vai trò của yếu tố tự sự sẽ được chúng tôitrình bày rõ hơn ở các chương tiếp theo

Trang 31

Chương 2 CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ

TRONG DÂN CA TÀY

Dân ca Tày thường dài hơn dân ca Việt Đa số một bài thường từ nămđến sáu câu, có bài trên dưới chục câu, thỉnh thoảng có bài trên trăm câu Mộtđặc điểm dễ nhận thấy trong dân ca Tày là chất trữ tình kết hợp hài hòa với lối

tự sự, phô diễn, giãi bày khiến dân ca Tày vừa giản dị hồn nhiên vừa lãngmạn thơ mộng

Xuất hiện ở loại hình tưởng như đối lập này, yếu tố tự sự khẳng định vịtrí của mình bằng những cung bậc khác nhau, với biểu hiện vô cùng phongphú Tập hợp lại có thể chia làm hai dạng cơ bản:

là trữ tình nhưng lại được bao bọc bởi cái vỏ bề ngoài đậm tính tự sự Chúngtôi gọi đây là những bài ca có cốt truyện

Đó là những bài ca ghi chép sự việc tương đối hoàn chỉnh, hợp thànhmột thể thống nhất, có những chỗ bước đầu cấu thành tình tiết câu chuyệnsinh động thú vị, thể hiện tương đối xuất sắc nghệ thuật tự sự

Trang 32

Ở những bài ca này dù dài hay ngắn, ghi một phiến đoạn hay mộttrường diện của cuộc sống thì những sự kiện trong đó vẫn được kể lại tươngđối hoàn chỉnh Cho dù một người đứng ngoài khách quan kể lại hay chínhngười trong cuộc tự giãi bày tâm sự thì những bài ca này đều khắc hoạ nhânvật tương đối tinh tế, miêu tả cụ thể những sự kiện quan trọng bước đầu códáng dấp câu chuyện, hé lộ sức sống của nghệ thuật tự sự trong loại hình trữtình dân gian.

Yếu tố tự sự biểu hiện trong những bài ca có cốt truyện còn có thể chianhỏ làm hai cấp độ biểu hiện: những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh vànhững bài ca có cốt truyện đơn giản

Trước khi đi vào từng tiểu loại cụ thể, ở đây xin nói rõ về thêm về quanniệm cốt truyện trong thơ ca dân gian Tày

Khi tìm hiểu thơ ca dân gian Nga, nhà nghiên cứu T.M Akimova chorằng: “Trong bài hát trữ tình dân gian bao giờ cũng có cốt truyện cho dù cốttruyện có nhỏ kém phát triển tới đâu đi chăng nữa”

Thực ra chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớncác bài ca trữ tình dân gian không có một chút tính tự sự nào và dù một số bài

có yếu tố tự sự đi chăng nữa thì cũng không thể gọi là cốt truyện được Xuấtphát từ hai phương thức phản ánh cuộc sống khác nhau, cốt truyện trong dân

ca khác xa so với cốt truyện trong các thể loại tự sự như: truyện cổ tích,truyện cười, truyện thơ Nếu như trong các thể loại tự sự khác, cốt truyện làphương tiện chính để tạo ra các hiện tượng nghệ thuật, qua đó mở ra nội dung

cơ bản của thể loại này thì trong các bài hát trữ tình dân gian, các tình huốngcốt truyện lại là nguyên cớ để biểu đạt những tư tưởng tình cảm nhất định.Các tình huống cốt truyện, nếu có, trong các bài hát dân gian không phải làyếu tố chủ đạo xác định kết cấu Ngược lại chính nó phụ thuộc vào yếu tốkhác của kết cấu, đóng vai trò phụ thuộc Mặt khác, theo đúng nghĩa của “Từ

Trang 33

điển thuật ngữ văn học”: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chứctheo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản,quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự

Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh

Do việc quan niệm cốt truyện trong cả các bài hát trữ tình dân gianhoàn toàn mang tính quy ước nên sự hoàn chỉnh của cốt truyện cũng chỉ làkhái niệm mang tính tương đối Đó chỉ là kết quả của việc so sánh cấp độ này,đặt cấp độ này trong mối tương quan với các cấp độ biểu hiện còn lại của yếu

tố tự sự trong dân ca Tày

Qua việc so sánh, có thể rút ra một nhận xét, cấp độ có cốt truyện hoànchỉnh là biểu hiện rõ nét nhất của yếu tố tự sự trong dân ca Cấp độ nàythường được biểu hiện ra bằng những bài ca có dung lượng, quy mô lớn, sốlượng nhiều Đó là những bài ca đi vào mô tả trường diện của cuộc sống vớinhiều chi tiết sinh động, sự kiện phong phú… nhưng thống nhất trong một kếtcấu tương đối chặt chẽ Nhiều khi những bài đó đã đạt đến mức gần như mộtcâu chuyện có tình tiết hoàn chỉnh được diễn đạt dưới dạng thơ ca

Trang 34

Dù chỉ chiếm một số lượng khá khiêm tốn nhưng với độ đậm nét nhấtcủa hình thức biểu hiện, dễ nhận ra dạng thức này trong một bài ca cụ thể.Bài

Trang 35

lượn “mười hai tháng” là một trong những bài ca thể hiện tương đối xuất sắc nghệ thuật tự sự ở cấp độ đầu tiên này.

Toàn bài gồm mười ba đoạn, đã kể lại một cách tường tận công việccủa nhà nông Qua lời kể của một nhân vật dường như khách quan, đứngngoài câu chuyện, các chi tiết sự việc cứ lần lượt hiện lên theo dòng mạchthời gian

Bài lượn được bắt đầu từ tháng một và chất tự sự được khởi nguồn từhành động:

Tháng giêng mùng một đốt hương liền Đốt đèn hai ngọn lên chầu tiên

Đốt đèn hai ngọn lên chầu bụtDiễn biến của câu chuyện là diễn biến của sự việc trong suốt mười hai tháng Gắn với tháng hai là:

Tháng hai xuân tới trăm hoa nở Liệu mà xuất giá chị em ơiTháng ba lại mở đầu bằng công việc phát rẫy bông dưới chân núi:

Tháng ba phát rẫy bông chân núi

Cũng trong tháng này, với cái nắng dịu dịu của tiết mùa xuân:

Trai ở thư phòng, thư ngại viếtGái mắt lim dim ở góc nhà

…………

Trai ở học đường thư ngại viết Gái ở phòng hương tính ngại đànBước sang tháng tư, công việc lúc này trở nên bận rộn hơn bởi:

Tháng tư đám mạ mọc xanh xanhDồn dập mùa công thêm hát đình Dồn dập mùa công thêm hát hội

Trang 36

Cấu tứ của bài ca tiếp tục được xây dựng theo trình tự của thời gian vàcông việc trong năm Theo dòng mạch đó, nhân vật trữ tình đã liệt kê và kể lạimột cách chi tiết tỉ mỉ công việc và kinh nghiệm làm ruộng suốt từ tháng nămcho đến tháng mười Cái nền tự sự đã đem đến logic chặt chẽ cho toàn bài.Bài ca vì thế mà giống một bản tường trình dài tổng kết kinh nghiệm làm việchữu hiệu và quen thuộc của nhà nông:

Tháng sáu làm cỏ bận trăm đườngCúi mặt làm cỏ đầu đượm sương

Là những thành quả lao động đang lớn lên từng ngày như một sự bùđắp xứng đáng công sức người chăm bón:

- Tháng tám ngoài đồng bông trắng lúa

- Tháng chín ca mùa lúa chín vàng

- Tháng mười là mùa ta gặt hái Cho chàng cái hái, cái đòn dây Chàng đi gặt, cho chàng đòn, háiChàng xem liệu gặt hái ra tay

- Tháng một ngoài đồng những rạ rơm Cắt én một đôi đi dạo mường

Cắt én một đôi đi dạo xứ Lúa gặt vào bồ bỏ rơm vàngTrải dài suốt mười hai khổ thơ là công việc của mười hai tháng trongnăm, cho đến khổ mười ba, bài ca đã kết lại trong nỗi nhớ bạn tình da diết,trong cái xoay vần của tạo hoá và gợi mở những niềm lạc quan tươi sáng:

Một năm mười hai tháng xoay vầnNhớ bạn lòng mơ ngày gặp mặt Nhớ bàn lòng mong biết mặt thân Năm tháng trôi đi vẫn còn xuân

Trang 37

Có thể nói bài lượn đã thể hiện được rõ nét sắc tinh tế sắc điệu của ngòibút tự sự dưới hình thức bài ca năm tháng Tả theo thời gian, nói thẳng sựviệc, bài lượn đã ghi chép toàn diện cuộc sống khẩn trương gian khổ củangười nông dân Tày trong suốt một năm qua Bài lượn kể nhiều sự kiện, baoquát thời gian dài, không gian rộng mà vẫn có dòng mạch, chương pháp Cốnhiên, ở đây tuy chưa cấu thành câu chuyện có tình tiết sinh động, hoàn chỉnhnhư yêu cầu của một tác phẩm tự sự chính thống, nhưng trong cảnh ong baybướm lượn, màu cỏ xanh cây mướt, tiếng chim hót trùng kêu… được kết hợpnhuần nhuyễn khéo léo đan dệt với hoạt động nông trang Toàn bài thơ điểmxuyết cảnh mùa vụ, phối hợp với tả việc, từ đó làm cho bài thơ có kết cấu chặtchẽ hồn nhiên vừa không hề có cảm giác rối loạn, thể hiện đầy đủ phong phúcảnh lao động của người nông dân nơi đây.

Song song tồn tại với yếu tố tự sự là những dòng thơ tràn đầy cảm xúctrữ tình Đó là những phiến đoạn nói về tâm trạng nỗi lòng của nhân vật trữ tìnhđan xen trong những chi tiết kể lể công việc đồng áng của nhà nông Nội dungcủa các câu thơ đó có thể là nỗi buồn thương da diết vì cảnh cô đơn lẻ bạn:

Bên bạn có đôi làm được chóng Độc thân lẻ thiếu ruộng bỏ không

Là nỗi khắc khoải, ngẩn ngơ của sự chia lìa xa cách:

Nhớ bạn xa nhau ngày ngày buồnGiá được ở gần nhau, bạn nhỉ

Là nỗi nhớ triền miên không sao dứt được:

Nhớ nhung nhân ngãi mỗi ngày buồnChính nhờ những dòng thơ này mà bài ca có âm hưởng trữ tình đằmthắm thiết tha Người nghe, người đọc chợt nhận ra các dòng mạch cảm xúcvẫn là âm hưởng chủ đạo trong những bài ca dạng này Và như thế trên cáinền tự sự, bài ca vẫn đứng vững ở ranh giới loại hình trữ tình

Trang 38

Những bài ca về chủ đề nông sự là nơi thể hiện sắc nét nghệ thuật tự sự.Thay cho lời kể, ở đây công việc nhà nông được hợp thành một bộ phận củanội dung thơ ca Những bài ca này hoặc kể về việc lo tìm giống má, làmvườn, đánh cá, buôn trâu hay dệt vải, ươm tơ đều đã phản ánh được sinhđộng bức tranh sinh hoạt của người Tày.

Hợp thành tiểu loại này, ngoài những bài ca thuộc về chủ đề nông sựnhư bài lượn mười hai tháng trên còn phải kể đến những bài lượn séc

Lượn séc có nghĩa là lượn theo sách Những bài lượn này có hai kiểu.Kiểu thứ nhất là lượn tự sự lịch sử Đây là những bài lượn diễn ca lịch sử mộtcách chính thức theo sách chứ không thêm bớt Những bài lượn này mặc dùđược trình bày trong các cuộc lượn nhưng lại mang chất tự sự đậm đà hơntính trữ tình Mặt khác, những bài lượn này khi cất lên không nhất thiết phảibộc lộ cảm xúc yêu thương, trạng thái tình cảm Mục đích của chúng có khichỉ dừng lại ở việc thi thố tài năng giữa các chàng trai cô gái có dịp gặp nhau.Cho nên, chúng tôi không chú ý phân tích rõ bài lượn tự sự lịch sử trongphạm vi nghiên cứu của đề tài này

Kiểu thứ hai là những bài lượn tóm tắt cốt truyện hoặc chỉ tóm lấymột vài chi tiết của cốt truyện, rồi thông qua những chi tiết đó, bài lượn cóthể bộ lộ trực tiếp hay gián tiếp gửi gắm vào trong đó những cảm xúc yêuthương Những bài lượn này tuy mang đậm dấu ấn của loại hình tự sự nhưngmục đích cuối cùng vẫn là để bộc lộ cảm xúc trữ tình Cho nên chúng tôi xếpchúng vào những bài lượn tự sự - trữ tình và đặt chúng ở dạng thức biểu hiệncao nhất của yếu tố tự sự trong loại hình trữ tình dân gian - dạng thức nhữngbài ca có cốt truyện hoàn chỉnh Dạng thức này khá phổ biến trong nhữngbài lượn tóm tắt một cốt truyện cổ Bài lượn Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài

là một ví dụ cụ thể

Trang 39

Bài lượn được phỏng theo truyện cổ dân gian cùng tên của Trung Quốc.Trai gái Tày yêu thích câu chuyện tình thuỷ chung mà bi thảm này nên đãđem lên sân khấu nhà sàn, dùng tiếng hát lời ca mà cất lên thành câu chuyện.Bài ca vì thế có cái mạch lạc rõ nét của yếu tố tự sự lại có cái da diết củanhững cảm xúc trữ tình Nội dung của câu chuyện này có thể tóm tắt như sau:Anh Đài là một cô gái thông minh, ham học có chí lớn Để thoả mãn khátvọng, nàng đã cải trang thành một phong lưu công tử sắm sửa hành lý, lênđường đi du học Trên đường đi nàng gặp Sơn Bá, một nho sinh cũng đangtrên đường đi học Hai người kết nghĩa anh em, cùng học một trường, cùng ănchung một mâm, ngủ cùng một chiếc giường mà Sơn Bá không hề biết AnhĐài là nữ nhi cải trang Một thời gian sau, Anh Đài bị cha gọi về nhà Sơn Bátiễn Anh Đài đi mấy chục dặm đường trở về, bắt được thư Anh Đài nói thậtmình là con gái, lúc này chàng mới biết sự thật Khi Sơn Bá trở về nhà, AnhĐài đã bị bố mẹ ép gả cho anh chàng họ Mã, lễ cưới sắp sửa tiến hành Quáđau khổ Sơn Bá đã chết, Anh Đài để tang khóc lóc thảm thiết Đám cưới AnhĐài được tổ chức long trọng Khi kiệu cưới đi qua mộ Sơn Bá, Anh Đàixuống kiệu kêu khóc, mộ tự nhiên mở ra, Anh Đài chui vào Linh hồn haingười hoá thành bươm bướm để đời đời kiếp kiếp bay lượn trên hoa thơm cỏ

lạ, hưởng mãi tình yêu trong trắng

Toàn bộ cốt truyện đó đã được cô đọng lại trong tám mươi câu thơ.Một dung lượng không phải là ngắn so với phạm vi một bài lượn nhưng lạichưa đủ dài để trở thành một truyện thơ cùng tên Nhưng trong từng đấy câucũng có đủ cả cốt truyện, nhân vật, những chi tiết sinh động, những phiếnđoạn miêu tả… Tất cả đã liên hệ với nhau một cách thống nhất tạo thành mộtbài ca có dáng dấp một câu chuyện hoàn chỉnh

Mạch tự sự được bắt đầu bằng việc giới thiệu sự xuất hiện của hai nhânvật chính: Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài

Trang 40

Sơn Bá đời xưa con nhà văn Neo đơn đi học chỉ một mình Một mình đi học đi qua bản Rồi gặp Anh Đài kết bạn thân Anh Đài ngày ấy thật khôn Phận gái đóng giả thành trai tânKết cùng Sơn Bá làm bạn hữu

Rủ nhau đi học học trường quan

Bằng ngôn ngữ súc tích và cô đọng, bốn khổ đã làm đầy đủ các mụccủa phần mở đầu Từ việc giới thiệu tên nhân vật, gia cảnh của từng ngườiđến hoàn cảnh hai người gặp gỡ đều gói gọn trong số lượng câu chữ ngắnngủi ấy

Sau mở đầu như vậy, truyện đã đi vào tóm tắt diễn biến câu chuyện.Cách kể ở đây theo từng đoạn Mỗi đoạn là một chi tiết chắt lọc đã được thơhoá Chín đoạn thơ đã kể lại tuần tự từ lúc Sơn Bá - Anh Đài học cùng trườngcho đến lúc Anh Đài bị gả bán

Ở đây ngoài việc kể và tả, bài ca bắt đầu xuất hiện những đối thoại Đó

là lời dặn dò của Anh Đài:

Anh hỡi ở lại chăm học giỏi

Em về thăm cha mẹ mấy ngày

Và lời nhắn nhủ của Sơn Bá:

Anh về còn học học thi bù Thi thư phải học học cho hếtThi đỗ trạng nguyên đệ nhất tàiLời thoại tuy dung lượng ngắn, số lượng ít nhưng cũng đủ phả vàotrong đó cái hơi thở sinh động của tự sự Bài lượn vì thế bớt đi cái nặng nềcủa tính chất kể và tả

Ngày đăng: 22/07/2016, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arixtot (1997), Nghệ thuật thơ ca, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Arixtot
Năm: 1997
2. Triều Ân (1994), Sưu tầm, tuyển dịch, giới thiệu, Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Tày Nùng
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
3. Ban Văn học Việt Nam (2004), Tuyển chọn, Lời ca tỏ tình, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời ca tỏ tình
Tác giả: Ban Văn học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
4. Phương Bằng, Lã Văn Lô (1992), Sưu tầm, phiên âm, dịch, Lượn slương, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượn slương
Tác giả: Phương Bằng, Lã Văn Lô
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1992
5. Phương Bằng (1994), sưu tầm, phiên âm, chỉnh lý biên soạn và dịch thuật, Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong Slư
Tác giả: Phương Bằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1994
6. Dương Kim Bội (1978), Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời then (Tày, Nùng), Tạp chí dân tộc học, số 2, Viện dân tộc học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời then(Tày, Nùng)
Tác giả: Dương Kim Bội
Năm: 1978
7. Hoàng Thị Cành (1994), Sưu tầm, tuyển dịch, biên soạn, Đồng dao Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng dao Tày
Tác giả: Hoàng Thị Cành
Nhà XB: Nxb Văn hoá Dân tộc
Năm: 1994
8. Nông Quốc Chấn (1994), Chủ biên, Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, tập 1, Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, tập 1, Tày - Nùng - Sán Chay
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1994
9. Nông Quốc Chấn (2004), Chủ biên, Tinh tuyển văn học Việt Nam - Tập 2 - quyển 1, Văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh tuyển văn học Việt Nam - Tập 2- quyển 1, Văn học các dân tộc thiểu số
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
10. Nông Minh Châu (1973), sưu tầm, tuyển dịch, Dân ca đám cưới Tày Nùng, Nxb Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca đám cưới Tày Nùng
Tác giả: Nông Minh Châu
Nhà XB: Nxb Việt Bắc
Năm: 1973
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
12. Vi Văn Hồng (1971), Mấy nhận xét nhỏ về sự biến đổi thơ ca dân gian Tày - Nùng, Tạp chí văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét nhỏ về sự biến đổi thơ ca dân gianTày - Nùng
Tác giả: Vi Văn Hồng
Năm: 1971
13. Vi Văn Hồng (1976), Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Lượn, Phong Slư, Tạp chí văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Lượn, Phong Slư
Tác giả: Vi Văn Hồng
Năm: 1976
14. Vi Hồng (1979), Chủ biên, Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng - Nxb Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng
Tác giả: Vi Hồng
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1979
15. Vi Hồng (2001), Sưu tầm, biên soạn, Thì thầm dân ca nghi lễ, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thì thầm dân ca nghi lễ
Tác giả: Vi Hồng
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2001
16. Đinh Gia Khánh (2002), Chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
17. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới folklore Việt Nam, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vào thế giới folklore Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
18. Hoàng Ngọc La - Vũ Anh Tuấn - Hoàng Hoa Toàn (1993), Văn hóa dân gian Tày (Dưới góc độ lịch sử), Bản đánh máy, ĐHSP Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Tày (Dưới góc độ lịch sử)
Tác giả: Hoàng Ngọc La - Vũ Anh Tuấn - Hoàng Hoa Toàn
Năm: 1993
19. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Tác giả: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1968
20. Cung Văn Lược, Lê Bích Ngân (1987), Lượn cọi Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượn cọi Tày - Nùng
Tác giả: Cung Văn Lược, Lê Bích Ngân
Nhà XB: Nxb Vănhóa dân tộc
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w