Trong giáo trình, nhỏm tác giả đã cố gắng trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, công tác chuân bị thi công, các bước tiến hành công việc khi tô chức thi công, các công việc bảo dưỡng m
Trang 3LỜI NÓI ĐẦƯ
Giáo trình Sử dụng mảy ỉu nhằm trang bị cho người học những kiến thức và những
kỹ năng cơ bcin của người công nhân vận hành máy ỉu; Nghiên cứu những kiến thức
về các yêu cầu, nhiệm vụ chung cùa công tác vận hành mảy lu.
Trong giáo trình, nhỏm tác giả đã cố gắng trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, công tác chuân bị thi công, các bước tiến hành công việc khi tô chức thi công, các công việc bảo dưỡng máy, kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy.
Giáo trình Sử dụng mủv lu được biên soạn theo chương trình mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo nghề năm 2011.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, Tác giả đã cố gang tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành, tạp chí chào hàng, thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực máy xây dựng, vối mong muốn cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo trình cũng như chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong dược bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến nhận xét đế giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Chủ biên Nguyễn Minh Phương
Đỗ Ọuang Quảng
Trang 4ĐẤT, PHÂN LOẠI ĐÁT, TÍNH CHẤT CO LÝ VÀ PHÂN CẤP ĐẤT
1.1.2 Các loại đất
a) Đá: Là phân tử đất rắn tập hợp thành tảng, thành khối, thành núi đá với mọi độ
ẩm khác nhau, các phân tử rắn này được liên kết với nhau bầng một khoáng chất đặc biệt do vậy độ bền vững - độ cứng rất cao
Đất pha đá: Kết cấu giống như đá nhưng độ cứng nhỏ hơn, nếu độ ẩm cao độ cứng
lại giảm Lớp đất này có thể có trên bề mặt và nằm xen kẽ giữa các lớp đất
c) Đất tảng: Là lớp đất thường nàm dưới lớp đất trồng trọt Thường là đất sét có độ
ẩm thấp và là sản phẩm của hai loại đất trên sau khi bị phân hoá
d) Đất cát: Là loại đất có pha ít cát do sự chuyển hoá của 3 loại đất trên Nhiều
trường hợp đá bị ăn mòn tạo thành cát độ cứng của loại đất này tỷ lệ nghịch với độ
ẩm Độ ẩm càng lớn độ cứng càng giảm và ngược lại
e Đất sét: Thường nằm dưới lớp đất trồng trọt là thành phần chú yếu trên bề mặt
trái đất Đất sét có thể nam dưới lớp đất pha cát Độ cứng của đất sét phụ thuộc vào độ
ẩm của chúng
f Đất trồng trọt: Là lớp đất trên cùng của bề mặt trái đất, lớp đất này thường có
nguồn gốc từ các chất hữu cơ
g Cát: Là sản phẩm được hình thành do sự phá vỡ của các đá kết tinh Cỡ hạt 0,05
mm cát mịn; 3 -b 4 mm cát thô; < 0,05 mm bụi
h Sỏi cuội: Được hình thành do sự phá vỡ của các loại đá: Đá vôi, đá trầm tích
Kích thước lớn của sỏi từ 5 -r 40 mm, kích thước của cuội nàm trong khoảng
40 -r 200 ntm nếu lớn hơn 200 mm thì gọi là đá cuội
Trang 5a) Dung trọng cùa đất
Dung trọng của đât là trọng lượng riêng của một đơn vị thể tích đât ở độ âm
tự nhiên, dung trọng được ký hiệu là Ỵ, thứ nguyên tân/m3 Dung trọng của đât
Y = 1,5 -7- 2 tấn/m3 tuỳ thuộc vào thành phần khoáng vật độ xốp và độ dẻo của đất
b) Độ tơi cùa đất
Độ tơi của đất được đặc trưng bằng hệ số tơi kp đó là tỷ số giữa thể tích cua đất tơi
V p (tức đất đã đào) và thể tích của đất chặt Vnt (đất chưa đào ở trạng thái tự nhiên):
d) Góc xoài tự nhiên cùa đất
Khi đổ đất tơi ở độ cao nhất định chúng sẽ tạo thành một khối hình nón, góc ở đáy được gọi là góc xoài tự nhiên của đất, góc xoài tự nhiên có ảnh hưởng nhiều đến sự làm việc của máy làm đất
e) Sự liên kết cùa đất
Sự liên kết của đất được đặc trưng bằng khả năng mà đất chống lại sự tác dụng của ngoại lực, khi ngoại lực này muốn tách chúng ra khỏi đất liền của nó Sự chống lại đó thường gọi là sự cản cắt, đặc trưng cho sự cản cắt là hệ số: k (hệ số cản cắt)
f) Độ rỗng của đất
Đất được cấu tạo bởi các phân tử có kích thước khác nhau sắp xếp lại do vậy có độ rỗng, độ rỗng càng lớn kích thước các phân tử càng lớn Độ rỗng nhỏ nhất khi được xới tơi - đầm lèn chặt, độ rỗng cũng ảnh hưởng đến lực cắt, lực đào cùa máy xúc, độ rồng càng nhỏ lực cắt càng lớn và ngược lại
Trang 6Dựa trên các tính chất cơ lý của đất người ta phân dất thành 6 cấp: từ cấp 1 - đến cấp 6 Độ cứng của đất tỷ lệ thuận với cấp đất (cấp đất càng lớn độ cứng càng cao) Các loại máy làm đất thông thường, thường thi công được đất từ cấp 1 đến cấp 4 Ngoài ra phải dùng phương pháp nổ mìn làm tơi trước khi thi công, khai thác).
1.2.2 Phán cấp đất
Trang 7C Â U H Ở I Ô N T Ậ P
1 Trình bày khái niệm chung về dất?
2 Nêu và phân tích các loại đất, đá, sỏi, cu ộ i ?
3 Nêu các tính chất của đất ?
4 Dựa vào yếu to nào để phân cấp đất? Đất được phân làm mấy cấp
Trang 8C h u ôn g 2
CÁC LOẠI CONG TRINH DAT
2.1 KHÁI NIỆM VẺ CÔNG TRÌNH ĐÁT
Là những công trinh được làm trên mặt đất dưới mặt đất mà vật liệu là đất Căn cứ vào công dụng của các công trình đất Người ta phân công trình đất thành các dạng sau: Công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình xây dựng dân dụng - các công trình cải tạo khác
2.2 CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH ĐẤT
2.2.1 Các công trình thuỷ lợi
- Đê đập kênh mương dẫn nước hồ ao chứa nước) Dê đập thường được đắp nổi Nếu chiều dài nhỏ gọi là đập, chiều dài lớn gọi là đê Kênh - mương phần theo công dụng: Kênh mương tiêu nước, kênh mương tưới - kênh mương chứ Trong công trình thuỷ lợi có loại đắp hoàn toàn, có loại nửa đào nửa đắp có loại đào hoàn toàn
Hình 2-1: Công trình đập
Trang 9b) Kênh mương đăp
c) Kênh mương đào
Phần đào
Hình 2.3: Kênh đào
d) Kênh mương nửa đào nửa đắp
Phấn đắp
2.2.2 Các công trình giao thông
Là các công trình đất được đắp và đào trên mặt đất dùng làm nền đường, nền móng đường bộ hoặc đường sắt thường được đắp toàn phần hoặc đào toàn phần hoặc nửa đào nửa đắp
Trang 10Nen đường đăp toàn phân:
Nen đường đào:
Hình 2-6: Nền đường đào
Nen đường nửa đào nửa đãp.
Hình 2-7: Nen đường nửa đào nửa đắp
2.2.3 Các công trình xây dựng
Là các công trinh đất được đào, đáp hoặc nứa đào nứa đắp dùng làm nền móng cho các c ô n g trình xây dựng hoặc nhà cao tầng Phần đất được đào sâu xuồng dùng đê xây phần dưới của công trình gọi là hô móng
Trang 11C Â U H Ỏ I Ô N T Ậ P
1 Nêu khái niệm về công trình đất? Phân loại công trình đất?
2 Vẽ và phân tích các công trình thuỷ lợi?
3 Vẽ và phân tích các công trình giao thông?
Trang 12Chuông 3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG
3.1 CHUÁN BỊ HIỆN TRƯỜNG
Trước khi thi công người thợ máy phải có thời gian đề khảo sát hiện trường
+ Nghiên cứu địa hình, địa thế nơi thi công, loại, cấp đất, độ nghiêng, độ dốc
+ Xem xét phát hiện các công trình ngầm dưới mặt đất nếu có
+ Chuẩn bị công việc tiêu thoát nước
+ Chuẩn bị ánh sáng tại khu vực thi công - đường ra, đường vào
Neu thi công ở khu vực đông dân cư phải chuẩn bị biển báo, rào chắn người qua lại.+ Xác định cọc tiêu, cọc mốc, cao độ hoặc cốt công trình mình cần làm
Rộng: B; Sâu: H; Dài: L; Mái dốc % và tỷ lệ cao độ
+ Ngoài những công việc trên người thợ máy còn phải xem xét về thuỷ văn, khí hậu, mạch nước ngầm, lũ lụt và tình hình địa chấn của khu vực thi công để có biện pháp phòng ngừa cho máy và con người
3.2 CHUÁN BỊ ĐIÊU KIỆN KỸ THUẬT
3.2.1 Đọc - nghiên cứu bản vẽ
Xác định khối lượng công việc mình cần làm cho từng hạng mục công trình Căn
cứ vào khối lượng chỉ tiêu được giao để chuẩn bị máy, nhiên liệu, phụ tùng thay thế.Qua bản vẽ ta nắm bắt được kích thước cụ thể cũng như cao độ - cốt của công trình qua dó lập phương án thi công cho hợp lý
3.2.2 Chuẩn bị máy - nhiên liệu, phụ tùng kèm theo
- Căn cứ vào khối lượng, công việc cụ thể được giao; căn cứ vào mức tiêu hao nhiên liệu máy cũng như dầu bôi trơn, mỡ và nước, neười thợ máy phải dự trù được nhiên liệu, dầu mỡ nói chung cũng như phụ tùng cần thay thế trong quá trình thi công
- Chuẩn bị máy lu, lựa chọn máy lu hợp lý
- Trước khi đưa máy vào thi công người thợ phải tiến hành kiểm tra bảo dưỡng toàn bộ máy, (kiểm tra điều chỉnh nếu cần thiết) kiểm tra xiết chặt toàn bộ ê cu, bu lông, kiểm tra phát hiện những hư hỏng nếu có để khắc phục sửa chữa kịp thời
Trang 13hoặc thay mới Kiểm tra lại toàn bộ dầu mỡ, nước, nhiên liệu nếu thiếu thì phải bô sung Tóm lại công tác chuẩn bị máy là một trong những yếu tố quyêt định đên năng suất của công việc.
3.3 CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KHÁC
3.3.1 Địa điểm tập kết máy
Chọn địa điểm tập kết máy phải cao ráo thuận tiện cho việc thi công, vận chuyên máy, cung cấp nhiên liệu, các điều kiện phòng hoà và công tác bảo dưỡng sửa chữa máy
3.3.2 Chuẩn bị điều kiện ăn ở sinh hoạt, cứu thương và phòng chống hoả hoạn
Chuẩn bị đầy đủ điều kiện ăn ở sinh hoạt bao gồm nhà nghỉ cho công nhân, khu vực nấu ăn, vệ sinh, khu vực y tế và công tác phòng chống hoả hoạn
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Nêu nội dung công tác chuẩn bị điều kiện kỹ thuật?
2 Nêu nội dung công việc chuẩn bị hiện trường và các điều kiện khác trước khi thi công?
Trang 14Chưong 4
KỸ THUẬT THI CÔNG
4.1 CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI MÁY LU
4.1.1 Công dụng
Máy lu dùng để đầm lèn đất mới đắp hoặc cán bằng mặt các loại mặt đường, bến cảng, sân bay v.v Một số công trình còng nghiệp, giao thông và quốc phòng do yêu cầu kỹ thuật cao của nền móng về độ chắc, độ ổn định mà vấn đề chọn máy lu, phương pháp lu được đặt ra hết sức quan trọng
Hiện nay thường dùng hai phương pháp đầm lèn:
Đầm do lực tĩnh
Đầm do lực động
4.1.2 Phân loai•
Máy lu được phân loại theo nhiều cách:
Theo khả năng di chuyển của máy lu, người ta chia ra: lu tự hành và lu không tự hành.Dựa vào cấu tạo của lu chia ra: lu bánh thép, lu chân cừu lu bánh lốp
Dựa vào trọng lượng của lu chia ra:
Trang 15lớp đất đắp, sau khi đầm dễ trở thành nhằn mịn làm cho lớp đất đắp tiếp theo khó dính kết với lớp dưới Hiện nay để đầm lèn đất được tốt và tăng năng suất người ta lăp thêm một bánh phụ rung động vào giữa máy, phương án này cũng góp phần làm cho máy đầm nhẹ bớt mà vẫn đảm bảo chất lượng đầm.
4.2.2 Lu bánh lốp
Đối với lu bánh lốp, bộ công tác của nó là các bánh lốp Các bánh này được lăp thành một hàng hoặc hai hàng trên một trục hoặc hai trục Thùng xe đế chứa đât, đá hoặc các phiến gang, bê tông đúc sẵn có thể đặt vào và lấy ra dễ dàng đế điêu chỉnh lực đầm Sử dụng lu bánh lốp có ưu điểm là thích ứng với mọi loại đất, do tăng giảm được trọng lượng và áp suất hơi trong bánh lốp; Chất lượng đầm tốt, vận chuyến dễ dàng, thuận tiện Chiều sâu ảnh hưởng lớn hơn so với lu bánh thép, đạt từ 40 đến 45 cm
4.2.3 Lu chân cừu
Đặc điểm của loại lu này chỉ có kéo theo có nghĩa là phải dùng một đầu kéo để kéo thiết bị đầm có các vấu hình chân cừu Để thi công ở những mặt bàng rộng, người ta thường móc nối nhiều thiết bị đầm theo các loại sơ đồ Làm như thế sẽ tăng năng suất
và chất lượng đầm lèn
Hình 4-1: Sơ đồ cấu tạo ỉu chân cìru
Trang 16Lu chân cừu thường dùng ờ các công trình thuỷ lợi như đầm lèn ờ các đoạn đê, đập lớn đảm bảo độ chặt và ôn định của nền dáp tương đối cao Lu chân cừu có ưu diêm chính như:
Chiều sâu ảnh hưởng đầm lớn do áp suất nén tập trung ở các vấu chân cừu
Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền, năng suất đầm tương đối cao
Tuy nhiên lu chân cừu cũng có một số nhược điểm là: vận chuyển khó khăn, chỉ thích ứng với đất ẩm trung binh, tầng đất được đầm cùng một lượt thì phía dưới chăc, phía trên mặt lỏng
4.2.4 Đầm roi
Thiết bị rơi được lắp trên máy xúc hoặc máy kéo Vật nặng trong các máy đầm rơi phổ biến là gang đúc hoặc bê tông cốt thép Be mặt tiếp xúc với nền đất là mặt phang nếu đầm mặt phẳng và mặt nghiêng nếu đầm mặt nghiêng
Ưu điểm nổi bật của đầm rơi là chiều sâu ảnh hưởng lớn, nó có thể dùng cho tất cả các loại đất và không đòi hỏi chặt chẽ lắm, đất khô quá hoặc ướt đều có thể làm được.Nhược điểm lớn nhất của loại đầm này là năng suất thấp
4.2.5 Lu rung
Nhờ lực rung do kết cấu máy tạo ra ở bộ phận gây rung Bộ phận này do có đĩa lệch tâm (hoặc trục lệch tâm, hay trục tỳ lên bi lệch tâm) Ta thường thấy thiết bị này gắn vào lu bánh thép hoặc lu chân cừu Bộ phận gây rung sẽ nằm trong tang trống của bánh thép Như vậy quá trình lu lèn sẽ do tác dụng của lực đầm tĩnh và lực đầm rung
Trang 17Khi chọn công cụ đầm lèn trước hết phải căn cứ vào chất đất và yêu cầu chất lượng đầm để quyết định tổng quát phương thức đầm lèn, loại máy cần sử dụng cho công tác đầm.
Đối với loại đất cát đặc biệt ở trạng thái khô thì tốt nhất nên chọn loại đầm rơi hoặc đầm rung Với loại đất dính nên chọn loại lu bánh thép và đầm rơi Neu hàm lượng nước tương đối cao thì có thể dùng lu bánh hơi
4.3.2 Tổ chức thi công đầm
Lựa chọn phương án đường đi của máy lu cần phải căn cứ vào tuyến làm việc, số lượt đầm lèn toàn bộ và chiều rộng của từng dải đầm mà quyết định Ví dụ, với chiều rộng mặt đập, mặt đường trên 20 mét ta có sơ đồ di chuyển của máy lu đi theo đường vòng (hỉnh 4.2)
2m
Hình 4-2: Sơ đồ mảy lu đi theo đường vòng
Sơ đồ thi công theo đường vòng nói chung
được áp dụng cho loại lu chân cừu, lu bánh
lốp Còn các loại lu khác, nhất là những loại
máy lu mang tính tự hành cao thi người ta
thường thi công theo sơ đồ Tiến-Lùi, hoặc chỉ
theo một đường tiến (hình 4.3)
Bất kỳ chọn sơ đồ di chuyển của máy lu
theo hình thức nào thì cũng phải tuân theo
nguyên tắc:
Phải đầm lần lượt từ phía ngoài của nền
vào phía giữa công trình Đầm làm sao
không để sót lượt đầm nào, có nghĩa toàn
bộ bề mặt cần đầm phải đầm đều và khắp
chiều rộng nền công trình
:/
- e »
Hình 4-3: Sơ đổ thi công cùa !u chân cừu
a) Thi công theo sơ đồ đường vỏng; b) Thi công theo sơ đồ Tiến-Lùi
Trang 184.3.3 Năng suất máy lu
Công thức tính năng suất máy lu bánh thép và lu bánh lốp:
N = - - m /ca60.T.(b -c )L k t
p + t ).n
V 'Trong đỏ:
T - Thời gian làm việc trong một ca;
b - Chiều rộng mồi băng lu (m);
c - Chiều rộng đè xếp của hai băng ỉu liền nhau (m);
L - Chiều dài đoạn đầm lèn (m);
k(g - Hệ số sử dụng thời gian (0,75 - 0,85);
V - Tốc độ máy lu (m/phút);
tq - Thời gian quay vòng;
n - Số lượt đầm tại một điểm
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Nêu phương pháp lựa chọn máy lu?
2 Nêu các sơ đồ di chuyển máy lu khi thi công?
3 Trình bày công thức tính năng suất máy lu? Các biện pháp nâng cao năng suất máy lu?
Trang 19Chương 5
Đ ộ BỀN - TUỔI THỌ CỦA MÁY
5.1 KHÁI NIỆM VÈ Đ ộ BÈN CỦA MÁY
5.1.1 Khả năng làm việc của máy
Khả năng làm việc của máy là tính chất của máy có thể hoàn thành một nhiệm vụ cho trước với các thông số kỹ thuật đã quy định
5.1.2 Đô bền
Độ bền là tính chất của máy giữ được khả năng làm việc đến tình trạng giới hạn có
kể cả thời gian dừng lại bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa
5.1.3 Độ tin cậy
Độ tin cậy là tính chất của máy hay cụm máy hoàn thành nhiệm vụ đã cho giữ được các chỉ tiêu sử dụng ở trạng thái giới hạn đã cho trong một khoảng thời gian nhât định hoặc đạt được một khối lượng công việc nhất định
5.2 TUỎI THỌ CỦA MÁY
Tuổi thọ của máy là khoảng thời gian từ khi đưa máy vào sử dụng đếni khi máy không sử dụng được nữa Tuổi thọ của máy được phân ra tuổi thọ lý, tuổi thọ kinh tê
5.2.3 Tuổi tho tinh thần
Tuổi thọ tinh thần là khoảng thời gian làm việc của máy từ khi đưa vào sử dụng đến khi xuất hiện loại máy mới cùng loại có nhiều ưu điểm hơn
Trang 205.3 CÁC YÉƯ TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN Đ ộ BÈN VÀ TUỎI THỢ MÁY
Trong quá trình sử dụng máy độ bền và tuổi thọ máy có thể thấp hơn so với chỉ số
sử dụng, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng dến độ bền và tuổi thọ máy là vô cùng cần thiết Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ máy thường được chia thành hai nhóm: yếu tổ khách quan và yếu tố chủ quan
5.3.1 Yeu tố khách quan
Vật liệu chế tạo - công nghệ chế tạo ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tuổi thọ của máy Nếu vật liệu tốt - công nghệ chế tạo chính xác thi vật liệu ấy có độ bền và tuổi thọ cao và ngược lại
Quá trình lắp ráp cũng ảnh hưởng đến độ bền tuổi thọ của máy Neu các mối lap ghép đảm bảo các thông số kỹ thuật thì tuổi thọ và độ bền của mối ghép đó sẽ cao và ngược lại
5.3.2 Yếu tố chủ quan
Chăm sóc kỹ thuật:
Bảo dưỡng bảo quản thường xuyên đúng định kỳ, đúng kỹ thuật sẽ nâng cao độ bền
và tuổi thọ máy, ngược lại sẽ làm giảm độ bền, tuổi thọ máy
Việc sử dụng dầu mỡ nhiên liệu:
Neu sử dụng dầu mỡ, nhiên liệu đúng chủng loại đảm bảo chất lượng sẽ đảm bảo các thông số làm việc của máy và ngược lại sử dụng dầu mỡ sai nguyên tắc sẽ làm giảm độ bền, tuổi thọ máy
Việc điểu khiển m áy:
Điêu khiên máy đúng quy trình kỹ thuật, đúng thao tác sẽ làm tăng độ bền và tuổi thọ máy, ngược lại sẽ làm giảm độ bền và tuồi thọ máy
CÂƯ HỞI ÔN TẬP
1 Trình bày về độ bền và tuổi thọ của máy?
2 Trình bày các yếu tố khách quan làm giảm tuổi thọ của máy ?
2 Trình bày các yếu tổ chủ quan làm giảm tuổi thọ của máy ?
Trang 21N - Lực pháp tuyến.
Từ công thức trên ta thấy:
+ Lực ma sát tỷ lệ thuận với lực pháp tuyến;
+ Lực ma sát không phụ thuộc vào kích thước các bề mặt tác dụng tương hỗ;
+ Lực ma sát không phụ thuộc vào vận tốc tương đối;
+ Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất bề mặt vật liệu:
F = A + f.NTrong đó:A - Hằng số phụ thuộc vào vật liệu
6.1.2 Phân loại ma sát
Ta biết rằng ma sát là lực xuất hiện khi hai bề mặt tiếp xúc và chuyển động tương đối với nhau Căn cứ vào sự chuyển động và bề mặt tiếp xúc người ta phân ma sát thành các loại sau
Trang 226.2.2 Các dạng hao mòn
a) Hao mòn cơ học
Do sự tác động tương hỗ giữa hai bề mặt thuần tuý là cơ, trong đó có hiện tượng
ép vỡ Những chỗ không bằng phang đầu tiên bị biến dạng khối lượng không đổi, sau biến dạng nhiều lần phần biến dạng bứt khỏi chi tiết làm khối lượng chi tiết giảm xuống
Trang 23b) Hao mòn phân tử và cơ học
Hai chi tiết siết chặt với nhau có hiện tượng dính chi tiết này với chi tiết kia, khi tháo ra bóc một lớp vật liệu của chi tiết nào đó
d) Hao mòn do mỏi
Mỏi do tác động của lực thay đổi trong khi làm việc, làm cho một phần kim loại bị biến dạng Sau khi biến dạng nhiều lần phát sinh nội ứng suất tạo nên vết nứt trên bề mặt chi tiết, thông thường tạo với bề mặt chi tiết một góc 30°, khi có vết nứt các loại dầu bôi trơn ngấm dần vào, khi ép tạo lực lớn bóc từng mảng vật liệu của bề mặt chi tiết và nếu quá trình tiếp tục sẽ làm gãy chi tiết Khi chi tiết bị gãy một phần tương đối bàng phẳng, độ bóng tương đối cao, phần kia có thể nhìn rõ tinh thể kim loại
e Hao mòn do oxy hoá
Là dạng hao mòn hoá học, tất cả các chi tiết làm việc luôn tiếp xúc với oxy tạo nên liên kết hoá học giữa oxy và kim loại, ban đầu oxy khuếch tán vào trong bề mặt chi tiết tạo thành dung dịch cứng, sau đó oxy tác dụng với kim loại tạo ra các liên kết hoá học, chính các liên kết hoá học này làm cho bề mặt chi tiết bị hao mòn dần
Dưới tác dụng của oxy và biến dạng thúc đẩy lẫn nhau, khi biến dạng tạo nên nhiều
bề mặt trượt, khi đó oxy dễ thấm vào bề mặt kim loại chi tiết, khi thấm vào hỗn hợp oxy tạo lên lớp bôi trơn làm biến dạng nhiều hơn
f Hao mòn do bào mòn
Chủ yếu do dòng chảy chất bôi trơn, làm mát
6.2.3 Các dạng hư hỏng khác
a) Quả trình hoả và điện hoá phủ huỷ bề mặt chi tiết
Tất cả các vật liệu chế tạo chi tiết máy đều là hợp kim, thông thường không đồng nhất về thế điện, không đồng đều giữa tất cả các chi tiết Trong không khí bao giờ cũng có CO2, H2O khi gặp nhau tạo nên H2CO3 là chất dẫn điện rất tốt Do có sự dẫn điện này mà trên bề mặt chi tiết có dòng điện lấy kim loại từ nơi dương hơn đến nơi
âm hơn do đó làm phá huỷ các bề mặt chi tiết, phổ biến ở chi tiết mỏng
Trang 24h) Phú huỳ chi tiết do ăn mòn điện
Chủ yếu ở các bugi khi phóng điện, điện tư đi từ cực âm sang cực dương, những điện tử này sẽ băn phá cực dương làm cho cực dươnti nóng chảy và kim loại băn tung toé ra bên ngoài
c) Tạp chat thiêu kết, cặn hân
Các sản phẩm đốt cháy, khi cháy không hết dưới tác dụng của nhiệt độ cao chúng bám lên bề mặt chi tiết là cản trở sự truyền nhiệt, chủ yếu do sự lắng đọng của nước cứng
d) Mất đàn tỉnh
Sảy ra ở các chi tiết đàn hồi
e, Mất từ tính
Sảy ra ở các máy phát điện, máy khởi động điện
6.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mài mòn
- Chất lượng gia công bề mặt chi tiết khi chế tạo
- Chăm sóc kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy không tốt như: dùng nhiên liệu, dầu bôi trơn lẫn nhiều tạp chất cơ học, dùng nước cứng trong hệ thống làm mát
- Bảo quản máy, chi tiết không tốt
- Khi sử dụng máy không đúng quy trình kỹ thuật
6.2.5 Các biện pháp làm giảm hao mòn
a) Chăm sóc kỹ thuật:
Chăm sóc kỹ thuật là biện pháp tối ưu để giảm hao mòn, khi chăm sóc kỹ thuật đúng thời gian, đúng quy trình kỹ thuật sẽ giảm hao mòn, ngược lại sẽ làm tăng nhanh hao mòn chi tiết máy
h) Vận hành máy
Sử dụng máy đúng quy trình kỹ thuật, đúng thao tác, sử dụng nhiên liệu, vật liệu bôi trơn, lcàm mát
c) Giám oxy hoả bề mặt chi tiết.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trình bày định nghĩa về ma sát, lực ma sát, công ma sát và các loại ma sát?
2 Trình bày định nghĩa về mài mòn và ăn mòn? Các yếu tố ảnh hưởng đến mài mòn?
3 Tại sao nói chăm sóc kỹ thuật là biện pháp tối ưu để nâng cao độ bền tuổi thọ máy?
Trang 25Chưong 7 BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA MÁY
7.1 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT
Công tác bảo dưỡng sửa chừa máy có một ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng máy và an toàn lao động
Máy được bảo dưỡng sửa chữa đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời gian sẽ làm tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ máy từ đó tăng năng suất, giảm chi phí nhiên liệu và vật liệu bôi tron
7.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT
Trong bảo dưỡng kỹ thuật được chia làm hai loại: Bảo dưỡng thường kỳ và bảo dưỡng định kỳ Căn cứ vào số giờ làm việc của động cơ để làm công tác bảo dưỡngTrong các loại máy lu quy trình bảo dưỡng kỹ thuật được quy định bởi nhà chế tạo cho từng loại máy lu
Bảo dưỡng kỹ thuật được phân làm các loại:
+ Bảo dưỡng ca (bảo dưỡng hàng ngày) thực hiện sau 8h làm việc của máy
+ Bảo dưỡng cấp 1 (Thực hiện sau 60h làm việc)
+ Bảo dưỡng cấp 2 (Thực hiện sau 240h làm việc)
+ Bảo dưỡng cấp 3 (Thực hiện sau 960h làm việc)
a) Bảo dưỡng ca
Bảo dưỡng ca: Bao gồm các công việc làm sạch và kiểm tra tình trạng máy sau một
ca làm việc nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và giữ gìn hình dáng bên mgoài của máy được sạch đẹp Việc bảo dưỡng ca thực hiện trước khi xe bắt đầu hoạt động hoặc sau khi kết thúc ca làm việc
Bảo dưỡng ca bao gồm các bước sau:
+ Trước ca làm việc:
- Kiểm tra nhiên liệu, dầu mỡ, nước làm mát
- Bôi trơn theo chỉ dẫn
- Kiểm tra hành trình phanh, lái, ly hợp
- Kiểm tra độ võng của dây đai
Trang 26+ Trước khi tẳt máy:
- Lắng nghe tiếng nổ động cơ, và những tiếng động lạ
- Quan sát khói xả động cơ
- Quan sát các đồng hồ báo
+ Sau khi tắt máy:
- Kiểm tra xung quanh máy
- Kiểm tra các mối ghép
- Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu bôi trơn
Khi tiến hành bảo dưỡng ca làm vệ sinh, kiểm tra tình trạng chung của máy: nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát
b) Bảo dưỡng cấp 1
Bao gồm toàn bộ công việc bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày và thêm một số việc như vặn chặt, bôi trơn và điều chỉnh, những công việc này thực hiện không cần tháo dỡ các bộ phận và cơ cấu ra khỏi xe Bảo dưỡng cấp 1 với xe máy hoạt động theo giờ là sau 60 giờ
3 Bảo dưỡng hệ thống thuỷ lực
4 Bảo dưỡng thiết bị công tác
d) Bảo dưỡng cấp III
Được thực hiện sau khi máy làm việc được 960h Ngoài công việc của bảo dưỡng cấp
2 còn làm thêm một số công việc: kiểm tra, chẩn đoán, điều chỉnh Ngoài ra có thể tháo
dỡ một sổ cơ cấu, bộ phận thay thế và sửa chữa Đồng thời bảo dưỡng cấp 3 còn làm các công việc: Súc rửa hệ thống làm mát, thay dầu bôi trơn, cân chinh bơm nhiên liệu,
7.3 SỬA CHỬA NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG
7.3.1 Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ
a) Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ qua màu khí xả
Cho động cơ làm việc quan sát màu khí xả động cơ để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ
Trang 27- Khói không màu hoặc có màu nâu: Tình trạng kỹ thuật động cơ tốt, động cơ làm việc bình thường.
- Khói có màu đen: Nhiên liệu cháy không hết
- Khói có màu xanh: Dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt động cơ
- Khói có màu trắng: Trong nhiên liệu có lẫn nước
b) Chân đoán tình trạng kỹ thuật động cơ hằng cách nghe tiếng gõ.
Cho động cơ làm việc ở các chế độ vòng quay khác nhau và thay đổi đột ngột so vòng quay của trục khuỷu, sử dụng dụng cụ nghe tiếng gõ hoặc lắng nghe tiếng gõ phát ra từ động cơ để chấn đoán tình trạng kỳ thuật của động cơ
c) Chan đoản tình trạng kỹ thuật động cơ bằng các dụng cụ đo.
Sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ, các dụng cụ thường dùng bao gồm:
- Dụng cụ đo áp suất nén trong xi lanh
- Dụng cụ nghe tiếng gõ
- Dụng cụ đo áp suất bơm nhiên liệu
- Dụng cụ đo áp suất dầu bôi trơn
7.3.2 Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống cung cấp nhiên liệu
E dầu: có không khí lẫn trong hệ thống cung cấp nhiên liệu
Động cơ khó khởi động: Gồm các nguyên nhân sau:
+ Hết, thiếu dầu, nếu có dầu kiểm tra các bình lọc và hiện tượng bị e
+ Nhiệt độ thấp
+ Vì bơm cao áp đặt sai không đúng, một trong những nhánh bơm cao áp hỏng, áp suất phun không đảm bảo
+ Thiếu không khí sạch (tắc bình lọc không khí)
+ Ngoài ra còn các nguyên nhân khác: Khe hở xupáp không đúng hoặc piston, xi lanh mòn quá tiêu chuẩn, mất tỷ số nén
7.3.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát
* Nhiệt độ nước quá thấp so với nhiệt độ quy chuẩn hoặc cao hơn so với quy chuân
* Neu nhiệt độ cao do nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ ngoài trời cao
- Do nước làm mát bẩn, áo nước, thân động cơ, két làm mát tắc bẩn
- Do dây curoa của bơm nước trùng
- Do bơm nước hỏng
Trang 287.4 QUY TRÌNH BÀN GIAO MÁY TỪ NHÀ MÁY SẢN XUÁT HOẶC NHÀ
MÁY ĐẠI TU
Mọi loại xe máy tiếp nhận từ nhà máy sàn xuất hoặc nhà máy đại tu đều phải qua hội đồng nghiệm thu và làm biên bản bàn giao đúng quy định trong hội đồng nghiệm thu Vai trò của người công nhân lái máy vô cùng quan trọng vì là người có chuyên môn và là người trực tiếp sử dụng, vận hành máy đó, quy trình giao nhận như sau:+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài (tình trạng đóng gói niêm phong) nếu phát hiện bao
bì và niêm phong mất phải báo cho bên giao lập biên bản khiếu nại
+ Sau khi kiểm tra bên ngoài mới được phép tháo niêm phone lấy các tài liệu kèm theo (hồ sơ lý lịch, hộ chiếu của máy) kể cả tài liệu hướng dẫn sử dụng và các tài liệu khác liên quan đến máy
+ Dựa vào hồ sơ lý lịch của máy để kiểm tra lại toàn bộ máy so với hồ sơ lý lịch của máy nếu phát hiện sai lệch so với hồ sơ của máy phái lập biên bản khiếu nại VỚI
cơ quan có thẩm quyền (nhà máy chế tạo, nhà máy đại tu và cơ quan môi giới)
+ Sau khi nghiệm thu xong phải đem máy đi đăng ký tên cơ quan
+ Ban lãnh đạo ra quyết định đưa xe máy vào sử dụng và giao cho người cụ thể quản lý sử dụng
7.5 QUY TRÌNH BÀN GIAO TIẾP NHẬN MÁY ĐANG s ử DỤNG
Việc bàn giao tiếp nhận máy đang sử dụng tuân theo quy trình sau:
+ Phải có hội đồng nghiệm thu và bàn giao
+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy
+ Chỉ được phép nhận máy khi có đủ các điều kiện :
Có đủ hồ sơ lý lịch máy
Không thiếu chi tiết hoặc bộ phận nào so với lý lịch máy
Nêu khác chủng loại so với lý lịch máy phải lập biên bản, ngoài ra người bàn giao phải thông báo về tình trạng kỹ thuật của máy và những khuyết tật của máy cho người nhận máy biết
7.6 QUY TRÌNH CHẠY RÀ MÁY
7.6.1 Chạy rà không tải
Đê tăng tuổi thọ và độ bền máy, giảm sự hao mòn và giá thành sửa chữa bảo dưỡng cần tiến hành chạy rà máy đúng quy trình kỹ thuật Đối với máy mới xuất xưởng hoặc mới đại tu việc chạy rà làm cho các cặp ma sát tự rà trơn với nhau để cho các bề mặt làm việc cua các chi tiết được ôn định Trước khi chạy rà không tải cần tuân theo các bước sau:
Trang 29+ Phải kiểm tra nước, nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, dầu thuỷ lực nếu thừa phải xà bớt, thiếu thì bổ sung.
+ Tra mỡ bôi trơn vào tất cả các khớp nối
+ Kiểm tra xiết chặt các êcu, bulông của các mối ghép
Các bước chạy rà gồm:
- Động cơ (15’)
- Trong quá trình chạy rà động cơ không tải 15’ phải chú ý nghe tiếng nổ, tiếng gõ
ở mọi chế độ ga Nếu phát hiện tiếng kêu hoặc tiếng gõ không bình thường phải tắt động cơ và báo cho người có trách nhiệm để tìm nguyên nhân khắc phục
- Quan sát màu khói xả của động cơ, kiểm tra các đồng hồ đo báo trong ca bin (bôi trơn, nước làm mát, ắc quy )
- Kiểm tra, quan sát sự rò rỉ dầu nước, nhiên liệu nếu có tim nguyên nhân và hướng khăc phục
- Chạy rà máy không tải
Trong quá trình chạy rà phải theo dõi hoạt động của máy, các bộ phận
7.6.2 Chạy rà máy có tải
Nguyên tắc chạy rà có tải phải thực hiện như sau:
+ Ket hợp cùng cán bộ kỹ thuật đế theo dõi sự hoạt động của máy trong suốt thời gian chạy thử
+ Cho động cơ làm việc ở mọi chế độ ga (nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất)
+ Cho máy mang tải từ từ (nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất)
+ Nghiêm cấm cho máy làm việc quá tải
+ Trong quá trình chạy thử nếu phát hiện máy có hiện tượng làm việc không bình thường phải dừng lại kiểm tra
+ Thời gian chạy rà có tải từ 20 - 60 (giờ)
7.6.3 Các công việc cần làm sau khi chạy rà
- Kiểm tra xem xét và xiết chặt lại tất cả các mối nối ghép
- Kiểm tra cần thiết điều chỉnh độ võng của các dây đai, ly hợp
- Thay dầu bôi trơn động cơ
- Thay bình lọc dầu bôi trơn
- Thay bình lọc nhiên liệu
- Tháo rửa hoặc thay mới các bình lọc dầu thuỷ lực
- Khắc phục, sửa chữa những hư hỏng nếu có
Trang 30CÂU HỞI ÔN TẬP
1 Trình bày nội dung quy trình tiếp nhận máy từ nhà máy sản xuất hoặc nhà máy đại tu?
2 Trình bày quy trình bàn giao máy cho người sứ dụng?
3 Trình bày quy trình chạy rà máy không tải?
4 Trình bày quy trình chạy rà máy có tải?
5 N êu các công việc cần làm sau khi chạy rà máy?
6 Trìmh bày tầm quan trọng của việc bảo dưỡng kỳ thuật và nội dung của bảo dưỡng cai?
Trang 31Chưo ng 8 VẬN CHUYỂN MÁY
8.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÈ VẶN CHUYÊN MÁY
Vận chuyển máy là công tác di chuyển máy từ nơi tập kết đến địa điêm thi công hay từ địa điểm thi công này đến địa điểm thi công khác
Tuỳ theo đặc điểm kết cấu của máy, tuỳ theo trọng lượng, điều kiện đường xá, cầu cống, cự ly cần vận chuyển máy mà người thợ máy áp dụng các hình thức vận chuyển hợp lý
8.2 VẬN CHUYỂN MÁY BẰNG PHƯƠNG PHÁP T ự HÀNH
Chỉ áp dụng với máy lu bánh lốp và máy lu bánh sắt quãng đường di chuyển ngắn hoặc di chuyển trong khu vực thi công, khi tự hành phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ đảm bảo an toàn cho người và cho máy
Khi di chuyển máy lu trên đường giao thông phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Quá trình di chuyển phải tuân thủ theo các quy định an toàn, luật giao thông đường bộ
8.3 VẬN CHUYÊN MẢY BẰNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYẾN
8.3.1 Vận chuyền máy bằng đường bộ
Càn cứ vào chiều rộng, chiều dài trọng lượng máy để chọn ôtô chở máy cho hợp lý.Trước khi đưa máy lên rơ moóc phải kê chèn các lốp của rơ moóc, căn chỉnh máy
lu thẳng theo cầu của rơ moóc Nếu điều kiện cho phép có thể hạ độ dốc của cầu đảm bảo an toàn Máy lu khi đã lên rơ moóc phải được kê chèn cẩn thận và được cổ định bàng dây thép có đường kính không nhỏ hơn 6 mm
8.3.2 Vận chuyển máy xúc bằng đường sắt
Khi vận chuyển đường dài có thể sử dụng phương tiện vận tải đường sắt để vận chuyển, vận chuyển bằng phương tiện đường sắt có ưu điểm là giá thành vận chuyển thấp.Khi vận chuyển bằng đường sắt phải tuân thủ theo các quy định an toàn của ngành đường sắt, căn cứ vào trọng lượng loại máy để chọn toa xe cho phù hợp Dây thép
Trang 32hoặc dây cáp dùng để chằng buộc máy phải đàm báo đường kính không nhô hơn 6mm, số điểm cần chằng buộc để máy không dịch ngang dịch dọc.
Nêu máy lu tự hành lên toa xe phải tạo được độ dốc hợp lý và vật liệu làm cầu lên toa xe phái đảm bảo độ bền vững
Sau khi đã cố định máy trên toa xe, phải tháo xăng dầu ra khỏi máy để đảm bảo nguyên tắc phòng hoả
8.3.3 Vận chuyến máy bang đường thuỷ
Lợi dụng đường thuỷ để vận chuyển máy, đây là phương pháp vận chuyển an toàn và giá thành vận chuyển thấp Khi đưa máy lu lên phương tiện vận chuyển cầu lên phải đảm bảo đủ cứng vững và an toàn Máy lu để trên phương tiện vận chuyển phải được kê, chèn chắc chắn và được cố định bàng dây thép có đường kính không nhỏ hơn 6 mm
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trình bày nội dung vận chuyển máy lu bằng đường bộ?
2 Trình bày nội dung vận chuyển máy lu bằng đường thuỷ?
3 Trình bày nội dung vận chuyển máy lu bằng đường sắt?
Trang 33Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc phá hủy chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được gọi là tai nạn lao động.
9.1.2 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật
do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể người lao động
9.1.3 Nguyên nhân gây tai nạn
Tai nạn lao động có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhìn chung có thể đưa về hai dạng nguyên nhân chính đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.Nguyên nhân chủ quan: Do bất cẩn của người lao động không tuân thủ các nội quy
an toàn lao động hoặc do yếu tố tâm lý chủ quan khi làm việc
Nguyên nhân khách quan: Do tình trạng kỹ thuật của máy hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn, do các yếu tố tự nhiên như mưa, bão, sét v.v
9.2 KỸ THUẬT AN TOÀN KHI KHỞI ĐỘNG MÁY
Trước khi khởi động máy người thợ phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn sau:
- Thực hiện công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật máy đàm bảo độ tin cậy mới được phép khởi động
- Cấm khởi động máy lu khi động cơ thiếu dầu bôi trơn, nước làm mát; nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn không đảm bảo chất lượng hoặc một trong các cơ cấu hay hệ thống của động cơ, của máy tình trạng kỹ thuật không đảm bảo
Trang 34- Trước khi khởi động máy các tay đòn điều khiển bàn đạp ở vị trí trung hoà.
- Phát tín hiệu khởi động
- Neu khởi động bàng động cơ điện mỗi lần đề cho phép không quá 15s
- Nếu khởi động bằng tay quay phải có tư thế đứng hợp lý, không để tay quay va vào người
- Sau khi khởi động xong người thợ máy phải kiểm tra, quan sát máy lu trước khi khởi hành
9.3 K Ỹ T H U Ậ T A N T O À N K H I V Ậ N H À N H M Á Y L Ư
Khi vận hành máy lu người thợ phải tuân theo các quy định an toàn sau:
- Trước khi đưa máy vào vị trí làm việc phải quan sát đường đi, địa hình, địa thế nơi làm việc và các công trình ngầm nếu có
- Làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng nơi làm việc
- Khi gặp cơn dông sấm sét, ngừng hoạt động hoặc di chuyển máy vào vị trí an toàn (tránh nhà cao tầng, cây cổ thụ)
- Khi làm việc ở khu vực đông dân cư (phố phường thị trấn thị xã, làng bản) phải
có biển báo hoặc rào chắn để cấm người lạ vào khu vực máy làm việc)
- Neu thi công ở trên mặt đường giao thông phải có người hướng dẫn chỉ đường đảm bào an toàn
- Cấm bất cứ người lạ nào đứng ngồi trên máy khi máy đang hoạt động
- Neu thi công ở gần nhà cao tầng, bể chứa xăng dầu thì khoảng cách từ chướng ngại vật đến chỗ máy thi công phải được cán bộ kỳ thuật cho phép
- Cấm máy lu đồ làm việc dưới đường dây cao thể với bất kỳ điện áp nào
- Nếu kiểm tra két nước nóng dùng găng tay, mặt né tránh sang một bên
- Khi đỗ và dừng máy phải tắt động cơ trước khi di ra khỏi cabin
- Khi bàn giao ca phải thông báo tình trạng kỹ thuật cho người nhận ca biết
9.4 KHI DI CHUYẺN MÁY LU
9.4.1 Di chuyển máy trong khu vực thi công
- Trước khi di chuyển phải quan sát xung quanh, phát tín hiệu
- Khi lên hoặc xuống dốc cấm cắt ly hợp và ra vào số
- Khi di chuyển qua đường sắt, những vùng lầy lội phải có thiết bị chống lầy hoặc thiết bị kê để tránh làm hỏng đường ray
- Cấm lên xuống ca bin khi máy đang di chuyển
- Cấm di chuyển máy khi hệ thống an toàn không đảm bảo