1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LÊ LỢI THỊ XÃ CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG

111 639 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 14 TỪ VIẾT TẮT 14 MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Yêu cầu 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 5 1.1.3. Vai trò của xây dựng nông thôn mới 6 1.1.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới 8 1.1.5. Đặc trưng của nông thôn mới 9 1.1.6. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 9 1.2. Cơ sở pháp lý 10 1.2.1. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 10 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 11 1.2.3. Hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương 12 1.2.4. Hệ thống văn bản pháp lý tại địa phương 14 1.3. Cơ sở thực tiễn 15 1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 15 1.3.2. Bài học kinh nghiệm 18 1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 19 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Phạm vi nghiên cứu 21 2.3. Nội dung nghiên cứu 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu 21 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 21 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 21 2.4.3. Phương pháp phân tích 22 2.4.4. Phương pháp so sánh 22 2.4.5. Phương pháp kế thừa 22 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 25 3.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến xây dựng nông thôn mới 30 3.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Lê Lợi 31 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 31 3.2.2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2011 2015. 34 3.3. Thực trạng xã Lê Lợi trước khi xây dựng Nông thôn mới 36 3.3.1. Thực trạng xã Lê Lợi trước khi xây dựng Nông thôn mới so với 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 36 3.3.2. Thuận lợi và khó khăn trước khi xây dựng Nông thôn mới 37 3.4. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi 38 3.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi 38 3.4.2. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã 39 3.5 . Kết quả thực hiện nội dung đề án xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi 40 3.5.1. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 40 3.5.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới 42 3.5.3. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực. 61 3.6.1. Đánh giá kết quả đạt được 63 3.6.1. Đánh giá chung kết quả thực hiện đề án Nông thôn mới 63 3.6.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế 65 3.6.3. Đánh giá hiệu quả về mặt văn hóa – xã hội 69 3.6.4. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 76 3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mới 77 3.7.1. Giải pháp về quy hoạch 77 3.7.2. Giải pháp đối với các tiêu chí về hạ tầng kinh tế xã hội. 77 3.7.3. Giải pháp đối với các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 78 3.7.4. Giải pháp đối với các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trường. 80 3.7.5. Giải pháp đối với các tiêu chí về chính trị, an ninh trật tự xã hội 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận: 83 2. Kiến nghị: 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 88

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LÊ LỢI - THỊ XÃ CHÍ LINH

TỈNH HẢI DƯƠNG

Hà Nội, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤTĐAI

HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LÊ LỢI - THỊ XÃ CHÍ LINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên

và môi trường Hà Nội và sau thời gian thực tập tại xã Lê Lợi - thị xã Chí Linh - tỉnhHải Dương, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quýbáu từ thực tiễn cuộc sống Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đãgiúp đỡ trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của côgiáo Th.S Vũ Thị Thu Hiền, giảng viên khoa Quản lý đất đai đã dành nhiều thờigian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài Em xinchân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai đã trang bịcho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tàicũng như cho công tác của em sau này

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính xã

Lê Lợi đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp cận với các vấn đề mới mẻ trong thực

tế, giúp em làm rõ được mục tiêu nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đãđộng viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quátrình nghiên cứu, hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Do trình độ và thời gian có hạnnên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sựthông cảm, góp ý của các thầy cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên Hoàng Thị Bích Việt

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kếtquả nêu trong đồ án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vịnào

Em xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong đồ án đều được chỉ

rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đều đã được cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên Hoàng Thị Bích Việt

MỤC LỤ

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT 14

TỪ VIẾT TẮT 14

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Yêu cầu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 5

1.1.3 Vai trò của xây dựng nông thôn mới 6

1.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới 8

1.1.5 Đặc trưng của nông thôn mới 9

1.1.6 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 9

1.2 Cơ sở pháp lý 10

1.2.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 10

1.2.2 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 11

1.2.3 Hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương 12

1.2.4 Hệ thống văn bản pháp lý tại địa phương 14

1.3 Cơ sở thực tiễn 15

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 15

1.3.2 Bài học kinh nghiệm 18

1.3.3 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 19

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

Trang 6

2.2 Phạm vi nghiên cứu 21

2.3 Nội dung nghiên cứu 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 21

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 21

2.4.3 Phương pháp phân tích 22

2.4.4 Phương pháp so sánh 22

2.4.5 Phương pháp kế thừa 22

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25

3.1.3 Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến xây dựng nông thôn mới 30

3.2 Tình hình sử dụng đất tại xã Lê Lợi 31

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 31

3.2.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 34

3.3 Thực trạng xã Lê Lợi trước khi xây dựng Nông thôn mới 36

3.3.1 Thực trạng xã Lê Lợi trước khi xây dựng Nông thôn mới so với 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 36

3.3.2 Thuận lợi và khó khăn trước khi xây dựng Nông thôn mới 37

3.4 Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi 38

3.4.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi 38

3.4.2 Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã 39

3.5 Kết quả thực hiện nội dung đề án xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi 40

3.5.1 Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 40

3.5.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới 42

Trang 7

3.5.3 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực 61

3.6.1 Đánh giá kết quả đạt được 63

3.6.1 Đánh giá chung kết quả thực hiện đề án Nông thôn mới 63

3.6.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế 65

3.6.3 Đánh giá hiệu quả về mặt văn hóa – xã hội 69

3.6.4 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 76

3.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mới 77

3.7.1 Giải pháp về quy hoạch 77

3.7.2 Giải pháp đối với các tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội 77

3.7.3 Giải pháp đối với các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 78

3.7.4 Giải pháp đối với các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trường 80

3.7.5 Giải pháp đối với các tiêu chí về chính trị, an ninh trật tự xã hội 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận: 83

2 Kiến nghị: 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 88

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

2 CNH- HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

3 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10 QĐ – TTg Quyết định thủ tướng Chính phủ

13 NN, TTCN, DVTM Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

thương mại

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng năm 2015 32

Bảng 3.2: Biến động đất đai của xã Lê Lợi giai đoạn 2011 - 2015 34

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả xây dựng đường giao thông nông thôn 42

xã Lê Lợi giai đoạn 2011 - 2015 42

Trang 9

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả làm đường giao thông từng thôn từ 2011 đến 2015 44

Bảng 3.5: Tổng giá trị thu nhập xã Lê Lợi giai đoạn 2011 - 2015 65

Bảng 3.6: Cơ cấu kinh tế cũa xã Lê Lợi giai đoạn 2011 - 2015 66

Bảng 3.7: Thống kê thu nhập bình quân đầu người của xã Lê Lợi 67

giai đoạn 2011-2015 67

Bảng 3.8: Thống kê hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011-2015 75

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Đường thôn xóm đều đã được bê tông hóa 46

Hình 3.2 Kênh mương tại xứ đồng Ngoài thôn Thanh Tân 47

Hình 3.3 Trường Tiểu học Lê Lợi đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 50

Hình 3.4 Trường Trung học cơ sở Lê Lợi 50

Trang 10

Hình 3.5 Bưu điện xã Lê Lợi 52

Hình 3.6 Nhà cao tầng ở Thị Tứ xã Lê Lợi mọc lên san sát 53

Hình 3.7 Vườn táo nhà bà Thúy thôn An Mô 55

Hình 3.8 Người dân tham gia mô hình chăn nuôi gà đồi Chí Linh 55

Hình 3.9 Người dân thu hoạch lúa bằng máy 68 Hình 3.10 Hoạt động xây dựng nhà ở cho người nghèo của chính quyền địa phương 74

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận cư dân chủ yếu làm trong lĩnhvực nông nghiệp, với điều kiện con người, tự nhiên thuận lợi Việt Nam đã và đang

là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở vùng nông thôn Tamnông bao gồm nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn , có vị trí quantrọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, bên cạnh đó, nôngnghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách cóhiệu quả, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị ở nước ta không cao nhưng khoảng cách giữakhu vực thành thị và nông thôn là khá lớn Thực tiễn cho thấy những xã hội tiến bộbao giờ cũng chú ý đến việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị vànông thôn, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cảithiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gầnnhau Vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quantâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế, xã hội đất nước.Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nôngthôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta.Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị,xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân Tuy nhiên những thành tựuđạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùngmiền trong cả nước Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp,chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học côngnghệ và nguồn nhân lực còn hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất chấtlượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp

Trang 12

Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chương trình xây dựng nôngthôn mới có ý nghĩa rất to lớn Để thực hiện chủ trương này, Thủ tướng chính phủ

đã có quyết định 800 ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia,đồng thời ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí làm căn

cứ cho việc xây dựng nông thôn mới Đây là một trong những chủ trương mang tínhchiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghịquyết số 24/2008/ NQ - CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ vềxây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngnông thôn mới

Nội dung chính của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minhhiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn liền với phát triển đôthị, thị trấn, thị tứ

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trìnhmang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng

Xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh là một trong những địa phương được tỉnh HảiDương chọn làm xã điểm của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Sau 5 năm thực hiện xã đã có nhiều thay đổitích cực Để đạt được các trong bộ tiêu chí Nông thôn mới nhiều dự án nhỏ đã đượchoàn thành như xây dựng trường mầm non, tu sửa lại trường học, làm đường bêtông thôn xóm…

Để nhìn lại thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã, nhìn lại những thànhtựu đạt được, nhìn lại những khó khăn mắc phải và rút ra bài học kinh nghiệm từ đó

tìm ra giải pháp khắc phục em đã quyết định chọn đề tài : “Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới tại xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” làm

đề tài đồ án tốt nghiệp của mình.

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá kết quả thực hiện đề án Nông thôn mới tại xã Lê Lợi, thị xã ChíLinh, tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và đề xuất một số giải phápđẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh HảiDương

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát chủ chương, chính sách xây dựng nông thôn mới

- Tìm hiểu thực trạng đề án xây dựng nông thôn mới

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã LêLợi, tìm ra những thuận lợi khó khăn cần khắc phục, tháo gỡ để thúc đẩy xây dựng

mô hình NTM ở xã Lê Lợi trong những năm tới

- Định hướng và đưa ra các giải pháp để xây dựng NTM, đáp ứng yêu cầuCNH – HĐH nông nghiệp nông thôn ở xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3 Yêu cầu

- Nắm được 19 tiêu chí trong Bộ chỉ tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới

- Đánh giá đúng kết quả thực hiện các tiêu chí trên cơ sở thu thập đầy đủ các

số liệu và thông tin liên quan

- Đánh giá thực trạng của quy hoạch nông thôn mới thông qua 19 chỉ tiêutrên địa bàn xã

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của việc xây dựng nông thôn mới ở xã tới mọimặt của xã hội như: Việc làm, mức thu nhập của người dân

- Đề xuất giải pháp để phát huy hiệu quả, khắc phục khó khăn của quá trìnhxây dựng nông thôn mới

Trang 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai đểtrồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệulao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu côngnghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồngtrọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủysản. [5]

1.1.1.2 Khái niệm nông thôn

Hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về định nghĩa nông thôn, cónhiều quan điểm khác nhau

Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.Quan điểm khác lại cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ tiếp cận thị trường, phát triểnhàng hóa để xác định vùng nông thôn Theo quan điểm nhóm chuyên ngành củaLiên hợp quốc đề cập đến khái niệm CONTINIUM nông thôn – đô thị để so sánhnông thôn và đô thị với nhau

Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thờigian để phán ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới

Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở

là ủy ban nhân dân xã".[1]

1.1.1.3 Khái niệm nông dân

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuấtnông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề

mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người

Trang 15

nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nôngdân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. [5 ]

1.1.1.4 Khái niệm nông thôn mới

- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trịvững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.[ 9 ]

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoádân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị đượcnâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

1.1.1.5 Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);

có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đờisống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà làvấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,văn minh. [9]

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách của Đảng

và nhà nước nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta đã có những thay đổi cănbản Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: xemnông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực

Trang 16

phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong pháttriển nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chứcquốc tế và các tổ chức xã hội trong nước để xóa đói giảm nghèo, cải thiện môitrường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn Các chủ trương của Đảng,chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nềnnông nghiệp hàng hóa.

Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kìđổi mới là rất to lớn Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩnnhững mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:

Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát kết cấu hạ tầng kinh tế

-xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài

- Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp

- Các vấn đề về văn hóa - môi trường - giáo dục - y tế còn nhiều hạn chế

- Hệ thống chính trị, nhất là trình độ và năng lực điều hành còn yếu

Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết củaĐảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạnnày là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập nền kinh tế thế giới [7]

1.1.3 Vai trò của xây dựng nông thôn mới

a Về kinh tế:

Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu,hội nhập Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điềukiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán

- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sựphân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn vàthành thị

Trang 17

- Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo

mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ởnông thôn

- Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từngvùng, địa phương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất,chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch

b Về chính trị:

- Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương

ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng

kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã

- Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn

thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhàm huy động tổng lực vào xâydựng nông thôn mới

c.Về văn hóa – xã hội:

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo,vươn lên làm giàu chính đáng

d Về con người:

Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kếttinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, giađình

e.Về môi trường:

- Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái Bảo vệ rừng đầu nguồn,

chống ô nghiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu côngnghiệp để nông thôn phát triển bền vững

- Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trìnhhoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗtrợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện

Trang 18

tham gia, chủ động trong thực thi chính sách Trên tinh thần đó, các chính sách kinh

tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới

1.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.W của Trung ương, nông thôn mới làkhu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấukinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triểnnhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xãhội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với tinh thần đó,nông thôn mới có năm nội dung cơ bản:

+ Một là là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại

+ Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa

+ Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nângcao

+ Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển

+ Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ. [6]

Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thựchiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai tròngười nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta ngày càng vănminh, hiện đại

Trên tinh thần xây dựng nông thôn mới với năm nội dung trên, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nôngthôn mới bao gồm 19 tiêu chí

Xây dựng nông thôn đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây, có thời điểmchúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xâydựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây vớixây dựng nông thôn mới chính là ở những điểm sau:

Trang 19

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chíchung cả nước được định trước.

Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm

Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, khôngphải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng

Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêuquốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn

1.1.5 Đặc trưng của nông thôn mới

Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao

động 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH, giai đoạn

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy

- An ninh tốt, quản lý dân chủ

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. [4]

1.1.6 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Xây dựng xã nông thôn mới nhằm đạt được được những mục tiêu cơ bản nhưsau:

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn;Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trịđúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại Nângcao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất Sản phẩm nông nghiệp có sứccạnh tranh cao

Trang 20

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ vàhiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư…;xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trườngsinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăngcường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - tríthức. [7]

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

1.2.1.1 Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg,ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:

Tiêu chí “Xã nông thôn mới”: Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy địnhtại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

- 5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3:

Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm 5: Hệthống chính trị

- 19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường

học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập,11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáodục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hộivững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội

Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Được thể hiện tạithông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cáchtính toán và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới.[6]

1.2.1.2 Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH

Trang 21

- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chínông thôn mới

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của cácđịa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thônmới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiệnnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

1.2.2 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc giađược quy định tại Quyết đinh 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính phủ:

- Xây dựng Nông thôn mới mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thểcủa cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn Cáchoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyếtđịnh và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêuquốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triểnkhai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy độngđóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảocho phát triển theo quy hoạch

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chínhquyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổchức thực hiện Hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng Nông thôn mới” doMặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớpnhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng Nông thôn mới

Trang 22

1.2.3 Hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương

Hệ thống văn bản pháp luật xuyên suốt từ trung ương đến địa phương đượccác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra những quy định, hướngdẫn tổ chức, thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao là căn cứpháp lý cho việc triển khai thực hiện chương trình này, bao gồm:

- Luật đất đai số 13/2003/QH11.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bẩy

Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩyBan Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2010 - 2020;

- Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày13/4/2011 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thông tư 21/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 Quy định việc lập, thẩm định

và phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn

- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nôngthôn mới

Trang 23

+ Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thônmới.

+ Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày28/10/2011 Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nôngthôn mới

+ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày13/04/2011 Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

+ Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày02/12/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện

+ Thông tư liên tịch số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 14/01/2014 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyếtđịnh số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2009/BXD - Quy hoạch xây dựng

nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của BộXây Dựng

- Quyết định số 342/QĐ – TTg ngày 20 tháng 2 năm 2013 của chính phủ sửađổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể củacộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ đểquyết định và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu

quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển

Trang 24

khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy độngđóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và

cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyềnđóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thựchiện Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổquốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huyvai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới

1.2.4 Hệ thống văn bản pháp lý tại địa phương

- Kế hoạch số 02/KH-BCĐ ngày 15/4/2011 của Ban chỉ đạo chương trìnhMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 thị xã Chí Linh tỉnh HảiDương

- Quyết định số 1232/QĐ-UBND ngày 24/11/2009 của UBND thị xã ChíLinh về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xây dựng nông thôn xã Lê lợi,thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương;

- Quyết định số 275 ngày 20/5/2013 của UBND thị xã Chí Linh về việc phêduyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi giai đoạn 2010 – 2015, định hướngđến năm 2020

- Quyết định số 19/QĐ-ĐU ngày 10 tháng 8 năm 2011 của Đảng uỷ xã LêLợi về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi giai đoạn2010-2020

- Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 30 tháng 03 năm 2011 của UBND xã LêLợi về việc thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi giai đoạn2010-2020

Trang 25

- Căn cứ kế hoạch số 01/KH-BQL ngày 10 tháng 05 năm 2011 của Ban quản

lý xây dựng nông thôn mới về việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan của Nhà nước và tỉnhHải Dương

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển như vũ bão, đểnông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển mạnh mẽ sánh bước cùng các nướctrên thế giới thì việc tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nôngthôn của các nước trên thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triểnkinh tế nước ta hiện nay

1.3.1.1 Xây dựng nông thôn mới tại Mỹ

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị cơ giới hóa” rất tốt.Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất trên thế giới Mỹ là mộttrong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trênthế giới

Các nông trang ở Mỹ đa dạng với nhiều quy mô khác nhau Nhiều nhà nôngnuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian Họ là nhữngngười nông dân có trình độ như đại học, cao học Ngành nông nghiệp Mỹ sử dụngcông nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt Điều kiện làm việc của người nôngdân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt

độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền.Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn.Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môitrường, quá phổ biến Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốtnhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại

Trang 26

giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việcnuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.

Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nôngnghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiềudoanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại Sự ra đời ngành kinhdoanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô vàhiệu quả đem lại của các trang trại thì lớn hơn nhiều

Có thể nói nền nông nghiệp nước Mỹ là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi”lớn và được “trang bị cơ giới hóa” rất tốt Năng suất sản xuất của mỗi người nôngdân ở Mỹ cao nhất trên thế giới Từ đó đưa Mỹ trở thành là một trong những quốcgia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trên thế giới [21]

1.3.1.2 Xây dựng nông thôn mới tại Nhật Bản

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đãhình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu pháttriển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chungcủa cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào

“Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ Sự thành côngcủa phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trênđất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới Một sốquốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được nhữngthành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụngkinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được nhữngngười sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khuvực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là pháttriển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình [21]

1.3.1.3 Xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốcchỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện

Trang 27

thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá Là nướcnông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất củachính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo Do vậy nhiều chínhsách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên Trọng tâmcủa cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng "làng mới"(Saemoul Undong).

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lựcvượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểmđầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát độngphong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái

lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; cáccông trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng Phương thức canh tác đượcđổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhưnấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích và hỗ trợxây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nôngdân

Sau 8 năm thực hiện phong trào, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có nhữngthay đổi hết sức kỳ diệu Hạ tầng cơ sở nông thôn được cải thiện, thu nhỏ khoảngcách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ chức của người dân được nâng cao.Đặc biệt xây dựng chấn được niềm tin của nông dân, cuộc sống của người nông dâncũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả HànQuốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc giaphát triển, góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu

có.[21]

1.3.1.4 Xây dựng nông thôn mới tại Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cánhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào

Trang 28

học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học vàcác hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cườngcông tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnhcông tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học vàhợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thờiphục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn

có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinhhọc, phân bổ đất canh tác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiếnlược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nôngnghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nôngnghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điệnvừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệpnông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyềnthống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cânđối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nôngnghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biếnnông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp pháttriển [22]

1.3.2 Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới đều chothấy: Dù là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình hiện đạihóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn,

Trang 29

đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú Kịp thời điều chỉnh mốiquan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đẩymạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho nông dân Thay đổi kĩthuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức chongười nông dân.

Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài đối với mỗi quốc gia.Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước đã chủ trương đấy mạnh CNH-HĐH nôngnghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảmbảo phát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội Đi theo đường lối của Đảng, từngđịa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là phát triển kinh

tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng đến việc xây dựng mô hình nôngthôn mới

Ðể xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quầnchúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủđộng, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thốngchính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước vàchính quyền các cấp Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồngtrách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức,

nỗ lực của chính những người nông dân

1.3.3 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thànhphong trào chung và sâu rộng phổ biến đến tất cả địa phương trong cả nước kể từkhi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thứcphát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008.Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/ QĐ-TTg “Phê duyệt công trình, ràsoát xây dựng quy hoạch nông thôn mới”, Quyết định số 800/QĐ-TTg “phê duyệtchương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”.Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài

Trang 30

nguyên Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông

tư hướng dẫn để triển khai thực hiện Đặc biệt đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thựchiện Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xâydựng xã nông thôn mới

Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo radiện rộng Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là nơi làm điểm,những địa phương có nhiều khó khăn Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin của nhândân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện Ở các địaphương đã làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấphành Trung ương lần thứ 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, và cácvăn bản của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối vớicấp uy, chính quyền các cấp, các cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu

và nội dung của việc xây dựng nông thôn mới của địa phương có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theoquy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí đượcnâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và pháttriển

Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã,thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêucầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạovấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạc nông thôn mới

Sau 4 năm xây dựng, kết quả đạt được ở các xã tuy có khác nhau, nhưng đếnnay cơ bản đã hình thành được mô hình nông thôn mới Những kết quả bước đầu sẽ

là động lực để các địa phương phấn đầu tiếp tục hoàn thành các tiêu chí đề ra Mặtkhác, là cơ sở tổng kết rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp, cách chỉđạo thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp

Trang 31

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Kết quả quá trình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêuchí Quốc gia về Nông thôn mới tại xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 – 2015

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

- Tình hình sử dụng đất tại xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

- Thực trạng xã Lê Lợi trước khi có đề án Nông thôn mới

- Đánh giá kết quả thực hiện đề án Nông thôn mới xã Lê Lợi, thị xã ChíLinh, tỉnh Hải Dương

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đề án xây dựn nông thônmới xã Lê Lợi

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Là phương pháp kế thừa có chọn lọc tài liệu, số liệu, các văn bản, báo cáokhoa học, các số liệu thống kê, các báo cáo đã công bố của địa phương về vấn đềnghiên cứu Em đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan từ phòng địa chính xã

Lê Lợi và Phòng tài nguyên môi trường thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương như:Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi đến năm 2020; Đề ánxây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi đến năm 2020; Các báo cáo tổng kết của xã; …

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm chuyên dụng: Excel Các số liệu sau khi thuthập được làm sạch, sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu phát

Trang 32

triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường Sau đó sẽ được xử lý bằng phầnmềm Excel

2.4.3 Phương pháp phân tích

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu đã thu thập được em tiến hànhchọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài Phân loại các số liệu, tài liệutheo các lĩnh vực khác nhau Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp với đề tàinghiên cứu

2.4.4 Phương pháp so sánh

+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô

hình nông thôn mới tại xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Từ đó thấyđược sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án

+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường đểđánh giá Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính vàđịnh lượng để phân tích vấn đề

Trang 33

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Xã Lê Lợi nằm về phía Tây Bắc thị xã Chí Linh, cách trung tâm thị xã(phường Sao Đỏ) khoảng 14 km, với tổng diện tích tự nhiên là 2617,05 ha, xã có vịtrí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, là một xã có nền sảnxuất chủ yếu là nông nghiệp Xã có các tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội nhưgiao thông thuận lợi với QL 37 trục giao thông quan trọng và đường tỉnh lộ 398chạy qua, lực lượng lao động trẻ dồi dào, quỹ đất dự trữ phát triển lớn Xã nằm giữahai di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc Có tứ cận tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp xã Bắc An

+ Phía Tây giáp xã Hưng Đạo và phường Phả Lại

+ Phía Nam giáp Phường Cộng Hoà

+ Phía Bắc giáp xã Đan Hội, Cẩm Lý- huyện Lục Nam- Bắc Giang

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23o C

- Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùađông Vận tốc gió trung bình 2m/s

Trang 34

- Bão: Xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưalớn, hàng năm thường có từ 3-5 cơn bão gây mưa lớn.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-1.700mm Mưa theo mùa, tậptrung chủ yếu vào tháng 6,7,8 Do có mưa nhiều, gây úng nội đồng

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình từ 78-87% Các tháng có độ

ẩm cao là tháng 3,4 với độ ẩm trung bình từ 90-92%

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.600-1.800giờ/năm

- Trữ lượng nước ngầm khá dồi dào, khai thác ở độ sâu 40-120m Lượngnước ngầm tại các giếng khoan đạt từ 30-50 m3/ngày đêm Nguồn nước này nằmchủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Pleitôxen, hàm lượng Cl<200mg/l

3.1.1.5 Địa chất công trình

- Nhìn chung xã có nền địa hình, địa chất thủy văn và địa chất công trìnhtương đối tốt Nền đất khu vực khá ổn định Các công trình xây dựng ở mức đơngiản mà khả năng chịu tải tốt theo thời gian

3.1.1.6 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Đất Lê Lợi được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hìnhthành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thủy thành do phù sa sôngKinh Thầy bồi tụ

b Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt khá phong phú biến đổi theo lượng mưa hàng năm LêLợi có địa hình lòng chảo nên nguồn nước tưới tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào nước

Trang 35

trời, ao, sông Đây là nguồn nước cung cấp chính cho sản xuất và các hoạt động dânsinh trên địa bàn xã Thuận tiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa nước.

+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã được khai thác sử dụng phục

vụ sinh hoạt của nhân dân thông qua các giếng khơi, giếng khoan Nhìn chung,nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác.Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguồn nước ngầm cũng cần được quan tâm bảo vệ,

sử dụng hợp lý, tiết kiệm

c Tài nguyên rừng

Diện tích rừng các loại:

- Đất lâm nghiệp: 761,95 ha

Trong đó: + Đất rừng sản xuất: 191,53 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 96,37 ha

+ Đất rừng đặc dụng: 474,05 ha

Lê Lợi là xã miền núi có diện tích rừng lớn Đây là một tiền năng lớn chophát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

d Tài nguyên nhân văn

Xã Lê Lợi là vùng đất hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta.Nhân dân trong xã có truyền thống anh dũng trong đấu tranh; cần cù, sáng tạo tronglao động, sản xuất; là vùng nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhưngvẫn giữ truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân Hải Dương nói chung và củanhân dân Lê Lợi nói riêng Ngoài ra xã Lê Lợi có 2 di tích lịch sử xếp hạng Quốc gia:Đền Sinh, đền Hoá, là vùng đệm của di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc Đây là điều kiệnthuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, buôn bán sản xuất của kinh doanh dịch vụ

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn khách quan, chủquan tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũa xã Songdưới sự chỉ đạo của UBND thị xã Chí Linh, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Lê Lợi và sự nỗ lực phấn đấu của các thôn xóm

Trang 36

cùng toàn thể nhân dân trong xã, tình hình kinh tế - xã hội của xã Lê Lợi cơ bản đãhoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

3.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của xã giaiđoạn 2011 - 2015, Tổng giá trị thu nhập toàn xã năm 2015 là: 228.054.475.000đồng

- Trong đó:

+ Thu từ sản xuất nông nghiệp đạt: 118.588.327.000 đồng

+ Thu từ Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng đạt: 59.294.163.500 đồng.+ Thu từ Thương mại - Dịch vụ đạt: 50.171.984.500 đồng

Cơ cấu kinh tế: 52 % 26% 22% (Năm 2014 là: 54,5 % 25,3% 20,2%)

Tăng trưởng kinh tế là: 9,3%

- Thu nhập bình quân đầu người là: 22 triệu đồng/người/năm (Năm 2014 là15,250 triệu đồng)

- Bình quân lương thực đầu người là 317kg/người/năm (Năm 2014 là 314kg/người/năm)

- Thu ngân sách trên địa bàn 198.124.000 đồng vượt chỉ tiêu kế hoạch thị xãgiao là 11,7%

a Về sản xuất nông nghiệp:

Hoàn thành kế hoạch gieo trồng; 560 ha cây lương thực, 90 ha cây thựcphẩm, 210 ha cây công nghiệp, sản lượng lương thực đạt: 3.291,8 tấn, bình quân

317 kg/người /năm cao hơn so với năm 2014 (năm 2014 là: 314 kg/người/năm)

Tổng thu ngành trồng trọt năm 2015 đạt: 42.448.100.000đ

Về chăn nuôi: Năm 2015 đầu năm có gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng củagiá cả, từ quý hai giá cả ổn định, nhân dân từng bước ổn định đàn Công tác phòngchống dịch bệnh luôn được chú trọng không có có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn,tạo cho người chăn nuôi có thu nhập ổn định, thu nhập từ chăn nuôi đạt:59.307.547.000đ

Trang 37

Về lâm nghiệp: Xã Lê Lợi là xã miền núi nhưng thu nhập của nhân dân vềlâm nghiệp không cao, do rừng trên địa bàn xã chủ yếu là rừng đặc dụng khôngđược khai thác, bộ phận còn lại là rừng sản xuất, nhân dân trồng vải là chủ yếu nênthu nhập của nhân dân từ lĩnh vực lâm nghiệp đạt: 852.000.000đ

Về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Lê Lợi là xã có diện tích mặt nước rộng,nhân dân tận dụng mặt nước canh tác một vụ đưa vào nuôi trồng thủy sản và đánhbắt, nên ngành thủy sản đã có thu nhập đáng kể: năm 2015 thu nhập đạt:15.980.680.000đ

Tổng thu nhập của xã năm 2015 trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đạt118.588.327.000 đồng đạt 52% thu nhập cả xã

b Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Lê Lợi vẫn là xã thuần nông, thu nhập của nhân dân về lĩnh vực này chủ yếu

là những người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tiểuthủ công nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn và những người làm ăn xa Năm 2015 thu nhậpcủa xã Lê Lợi ở lĩnh vực này là: 59.294.163.500 đồng, đạt 26% thu nhập cả xã

c Thương mại dịch vụ:

Nguồn thu chủ yếu của lĩnh vực này là những lao động hoạt động trên lĩnhvực buôn bán vừa và nhỏ trên địa bàn xã, những người xuất khẩu lao động của địaphương Tổng thu của lĩnh vực này năm 2015 là: 50.171.984.500đ chiếm: 22% thunhập của cả xã

3.2.1.2 Xã hội

- Dân số:

Xã có 10.365 nhân khẩu, 2657 hộ phân bố trên 10 thôn, có 5 dân tộc anh emcùng chung sống, đồng bào dân tộc cả xã có 81 hộ, 223 khẩu, chủ yếu là người SánDìu, số ít còn lại là người Hoa, người Tày, người Nùng Người dân tộc của địaphương không có tiếng nói, chữ viết riêng, phần lớn hòa nhập cộng đồng ngườiKinh, có điều kiện kinh tế xã hội ngang bằng với người Kinh

Lao động toàn xã là 6418 người, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nôngnghiệp (53,7%) và tiểu thủ công nghiệp (28,1%) Như vậy Lê Lợi vẫn cơ bản là một

Trang 38

xã nông nghiệp với cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động thiên về nông nghiệp Đó

là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập tiếntới quy hoạch những tiểu vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hóa

Về dân trí: không có nạn mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ100%

3.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yếu tốcần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống Việc nângcao và củng cố chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần vào công cuộc CNH – HĐHnông nghiệp, nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, công cuộcxóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

a Về xây dựng cơ bản

Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa vàcác công trình phụ trợ đều được xây dựng kiên cố Tuy có một số công trình đã cũ.Các thôn đều có nhà văn hóa để hội họp

b Hệ thống giao thông

* Giao thông đối ngoại

Hệ thống giao thông của Lê lợi rất thuận lợi, có quốc lộ 37, tỉnh lộ 398 làtrục giao thông huyết mạch nối liền xã Lê lợi với trung tâm thị xã Chí Linh, TP HảiDương, tỉnh Bắc Giang và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

+ Quốc lộ 37 chạy qua trung tâm hành chính của xã, theo hướng Bắc Giang –Quốc lộ 18 với chiều dài 6,57 km đã được trải nhựa

+ Tỉnh Lộ 398 chạy qua phía Nam của xã, qua thôn An Lĩnh và thôn Bến vớichiều dài 4,96 km là đường bê tông nhựa

* Giao thông nội bộ

Số km đường trục xã, liên xã, đường nông thôn: 52,66 km đã được bê tônghóa 93,33 %, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa với các khu vực phụ cận

và sản xuất của địa phương

Trang 39

c Hệ thống thủy lợi

Hàng năm xã đã tiến hành củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng như nạo vét, tusửa các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa Năm 2015 Xã lê Lợi đã hoàn thành dự ánnạo vét đập Chóp Xôi với tổng kinh phí xây dựng 14,9 tỷ đồng, xây mới trên 400mmương bê tông trị giá trên 800 triệu đồng, dử dụng hàng trăm ngày công cho nạovét kênh tưới tiêu, phục vụ sản xuất cho bà con nông dân

d Hệ thống điện

+ Toàn xã có 13 trạm biến áp, từ 50 KVA đến 180 KVA, các trạm biến áp

đều đạt yêu cầu cung cấp điện cho nhân dân Toàn bộ đường dây hạ thế mới đượcthay thế bằng loại dây bọc theo tiêu chuẩn của ngành điện lực

+ Toàn xã có 2647 hộ sử dụng điện an toàn đường điện đã cung cấp đủ điệncho sản xuất tiêu dùng cho nhân dân trong xã đạt 100% so với tổng số

e.Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống đài truyền thanh của xã ngày càng hoạt động có hiệu quả, thôngsuốt từ xã đến thôn, bưu điện văn hóa xã đáp ứng tốt nhu cầu thuê bao của nhân dân

về dịch vụ internet, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ chuyển phát nhanh…

f Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường

Công tác vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch được chú trọng Tính đếnnay toàn xã đã có 1389 hộ dùng nước hợp vệ sinh, 100 % đăng ký sử dụng nướcsạch, Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý rác còn rất hạn chế so với yêu cầu

Trang 40

3.1.3 Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến xây dựng nông thôn mới

3.1.3.1 Thuận lợi

- Xã có đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà Có điều kiện tự nhiên, sinh tháithuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng, vật nuôi, cho năng suất, sảnlượng cao

- Xã có trục được Quốc lộ 37 chạy qua, có 1 khu trung tâm Thị Tứ lại có 2 ditích lịch sử xếp hạng Quốc gia: Đền Sinh, Đền Hoá là vùng đệm của di tích CônSơn - Kiếp Bạc Đây là điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, buôn bánsản xuất của kinh doanh dịch vụ, đồng thời thuận lợi về phát triển du lịch thắngcảnh Côn Sơn – Kiếp Bạc

- Có nguồn lao động dồi dào, năng động Đây là yếu tố quan trọng cho quátrình hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn

- Nền giáo dục tương đối phát triển Công tác y tế cộng đồng đạt được nhiềuthành tích khích lệ

- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Đảm bảo tốt an ninh,trật tự

xã hội

- Hạ tầng kỹ thuật:

+ Hệ thống giao thông tương đối phát triển

+ Có lưới điện Quốc gia, 100% hộ sử dụng điện thường xuyên

- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được sảnxuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư

Ngày đăng: 22/07/2016, 07:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nhà xuất bản Lao động (2010), Cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Nhà xuất bản Lao động
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động (2010)
Năm: 2010
5. ThS.Trần Xuân Biên (2013), Bài giảng quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quy hoạch nông nghiệp và phát triển nôngthôn
Tác giả: ThS.Trần Xuân Biên
Năm: 2013
11. UBND xã Lê Lợi (2011), Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi, thĩ xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn "mới
Tác giả: UBND xã Lê Lợi
Năm: 2011
1. Bộ NN &amp;PTNT (2009), Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
2. Bộ NN&amp; PTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
3. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
6. Thủ tướng chỉnh phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg, Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới Khác
7. Thủ tướng Chỉnh phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Khác
8. Thủ tướng chỉnh phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
9. Tô Huy Rứa (2011), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam Khác
10. Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW nghị quyết lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
12. UBND Xã Lê Lợi (2014), Báo cáo công tác thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Lê Lợi giai đoạn 2011- 2015, đến năm 2020 Khác
13. UBND Xã Lê Lợi (2011), Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và phương hướng, nhiệm vụ Kế hoạch của xã Lê Lợi (từ 2011 đến năm 2015) Khác
14. UBND Xã Lê Lợi (2015), Báo cáo phát triển kinh tế 5 năm từ 2010- 2015, phương hướng 2016 – 2020 Khác
15. UBND Xã Lê Lợi (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 Khác
16. UBND Xã Lê Lợi (2015), Báo cáo thành tích làm đường giao thông giai đoạn 2011 – 2015 Khác
17. UBND Xã Lê Lợi (2014), Báo cáo những thuận lợi khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Lê Lợi Khác
18. UBND xã Lê Lợi (2016), Báo cáo kết quả thống kê đất đại xã Lê Lợi năm 2016 Khác
19. UBND Xã Lê Lợi (2013), Đề án xây dựng nông thôn mới Xã Lê Lợi giai đoạn 2011 – 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w