1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

19 523 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 77,33 KB

Nội dung

“1 - Di sản2 bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác; 2 - Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế

Trang 1

DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HIỆN HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS LÊ MINH HÙNG – GV TRƯỜNG ĐH LUẬT TP HCM

Trang 2

NHÓM TÁC GIẢ:

TRẦN HOÀNG NAM

LÊ THỊ KHÁNH LINH

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Di sản thừa kế là một phần rất quan trọng trong BLDS cũng như trong đời sống kinh

tế xã hội nước ta Đây là yếu tố chính làm phát sinh và thực hiện các quan hệ dân sự

về thừa kế Bài tiểu luận này nhằm mục đích nêu ra cái nhìn cơ bản về di sản thừa kế, đồng thời cũng nhằm nêu ra những quan điểm của tác giả về loại tài sản đặc biệt này

và thực tiễn áp dụng của nó

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Lê Minh Hùng,

GV bộ môn Luật Dân sự, đồng thời là trưởng bộ môn Luật Dân sự trường ĐH Luật TP HCM đã giúp cho nhóm tác giả hoàn thành bài luận này.

Nội dung bài luận được khái quát bao gồm:

I, Khái niệm di sản thừa kế: nêu lên các khái niệm về di sản thừa kế theo

pháp luật hiện hành

II, Đặc điểm của di sản thừa kế: nêu lên những đặc điểm của di sản thừa kế III, Đặc trưng của di sản thừa kế: phân tích những đặc điểm nổi bật của di

sản thừa kế

IV, Xác định di sản thừa kế: phân tích di sản thừa kế do người chết để lại

V, Phân loại di sản thừa kế: Những loại di sản nào có thể thừa kế, những loại

di sản đặc thù

VI, Thực tiễn về di sản thừa kế - thực tiễn áp dụng và kiến nghị giải pháp:

nêu lên thực tiễn đổi mới về chế định thừa kế, đồng thời nêu những vướng mắc dẫn đến tranh chấp và kiến nghị giải pháp

Bài luận này không có tham vọng đem lại một cách nhìn mới về di sản thừa kế, tuy nhiên với những gì đã làm được, hy vọng rằng có thể đem lại cho người đọc cái nhìn khái quát và có thể hiểu biết rõ hơn về di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành Như vậy cũng coi như một chút đóng góp nhỏ cho sự học Luật vậy

NHÓM TÁC GIẢ

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Trần Thị Huệ, NXB Tư Pháp, 2011

2, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995.

3, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.

4, luận văn cử nhân Luật Di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Lê

Thanh Vũ, K23, NK 1998 – 2003.

5, Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện,

NXB Trẻ, 1999.

6, Chương 07 Thừa kế về nhà ở, Nghị Quyết 1037/2006/NQ – UBTVQH.

7, Chương II Về thừa kế, Nghị Quyết 02/2004/NQ – HĐTP ngày 10/8/2004.

8, Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử cách tranh chấp về thừa kế (sách tham khảo), Tưởng Duy Lượng, NXB Chính trị - Quốc gia.

Trang 5

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT:

BLDS – Bộ luật Dân sự Việt Nam

Trang 6

DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

I KHÁI NIỆM DI SẢN THỪA KẾ

1 Khái niệm về di sản

Theo Điều 634, BLDS 2005, “Di sản1 bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Ta thấy phần khái niệm di sản có đề cập về tài sản, vậy tài sản là gì?

Theo Điều 163, BLDS 2005, tài sản được quy định là “Tài sản bao gồm vật, tiền,

giấy tờ có giá và các quyền tài sản”

Các loại tài sản được quy định từ Điều 174 đến Điều 181, Chương XI, BLDS

2005 bao gồm: động sản và bất động sản; hoa lợi, lợi tức; vật chính và vật phụ và các

quyền tài sản

Trong đó, về quyền tài sản, đặc biệt, về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp

luật, theo Khoản 2, Điều 637, BLDS 1995 thì:

1 trong Từ điển Luật học:

Di sản là "Tài sản mà người đã chết để lại, bao gồm:

1 Tài sản mà người đã chết chủ sở hữu, gồm có:

a Tài sản riêng như: tư liệu sinh hoạt (vd Quần áo, chăn màn, giường tủ, máy thu thanh, máy thu hình, vv.); tư liệu sản xuất, vốn sản xuất hoặc kinh doanh hợp pháp; nhà ở; tài sản được thừa kế, tặng cho; tiền mua trái phiếu; tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hoặc quỹ tín dụng; các thu nhập khác (vd Tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền thưởng, tiền trúng xổ số, vv.)

b Phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác (vd Sở hữu chung một ngôi nhà, một

cơ sở sản xuất, kinh doanh, vv.).

c Những quyền về tài sản do người chết để lại (vd đòi nợ, đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, đòi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, )

2 Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật."

Trang 7

“1 - Di sản2 bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác;

2 - Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại phần thứ Năm của Luật này”

Theo đó, ta thấy, tại Điều 637, BLDS 1995 có quy định quyền sử dụng đất là một trong những loại di sản thừa kế Tuy vậy, tại BLDS 2005 đã lược bớt quy định này mà thay vào đó quy định về khái niệm tài sản tại Điều 163, BLDS 2005

Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về di sản, nhưng tựu chung lại, ta có

thể khẳng định, di sản là:

- phần tài sản riêng của người chết.

- phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

- Trong đó, tài sản ở đây bao gồm cả các quyền tài sản của người chết để lại.

2 Khái niệm di sản thừa kế

Thừa kế là việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Như vậy, di sản thừa kế là những di sản mà người chết để lại cho những người thừa kế, có thể bao gồm một phần hay toàn bộ di sản của họ

Chúng ta đã xác định được thế nào là di sản, tuy nhiên, không nên đồng nhất hai khái

niệm di sản và di sản thừa kế với nhau bởi lẽ: Thứ nhất, không phải tất cả di sản của

người chết đều có thể được thừa kế Vì lý do khách quan hay theo ý chí của người chết khi để lại di sản mà trong một số trường hợp ta có thể thấy là không có di sản

2

Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, khái niệm di sản được định nghĩa như sau:

Di sản là "Tài sản (tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp khác) của người chết để lại, gồm: những tài sản thuộc sở hữu của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác,

quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Người chết không những để lại các quyền về tài sản (như quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ ) mà còn có thể để lại cả những

nghĩa vụ về tài sản (như phải trả nợ, phải trả công lao động hoặc bồi thường thiệt hại) Tuy nhiên, người thừa

kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi DS mà mình đã nhận được Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về DS của người chết (được quy định tại điều 637 Bộ luật dân sự)".

Trang 8

thừa kế Thứ hai, di sản thừa kế là một phần của di sản, nằm trong di sản chứ không

phải toàn bộ di sản đó Vì thế nếu đồng nhất hai khái niệm với nhau sẽ dẫn đến sai lệch về mặt bản chất giữa hai khái niệm trên

II ĐẶC ĐIỂM DI SẢN THỪA KẾ

Ta có thể thấy, di sản thừa kế có nhiều đặc điểm khác so với các loại tài sản khác Qua phần khái niệm di sản đã nêu ở trên, ta có thể khái quát đặc điểm di sản thừa kế như sau:

1, Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại mà chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp mà người chết để lại cho những người hưởng thừa kế Nhưng nói vậy không có nghĩa người

hưởng thừa kế không chịu trách nhiệm gì về nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại mà người hưởng thừa kế thực tế sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản đó chỉ trong phạm vi tài sản thừa kế người chết để lại mà thôi

2, Di sản do người chết để lại bao gồm cả nghĩa vụ mà người đó khi chết đi chưa thực hiện thì chỉ được thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế của người đó để lại,3 vì đó là nghĩa vụ của bản thân người chết, không phải của người hưởng thừa kế từ

di sản đó Trong trường hợp nghĩa vụ tài sản phải thực hiện lớn hơn hoặc bằng khối di sản người chết để lại, nói cách khác, sau khi sử dụng hết tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, ta coi như người chết không để lại di sản thừa kế (không có di sản thừa kế)

3 Điều 637, BLDS 2005: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác

2 Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế

3 Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác

4 Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Trang 9

3, Những người hưởng thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản của người chết để lại4, qua đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, trừ trường hợp người nhận thừa kế tự nguyện

4, Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi người để lại di sản bị chết Nói cách khác, di

sản xuất hiện khi người chủ sở hữu di sản của nó chết Cái chết ở đây không chỉ là cái chết về mặt sinh học mà còn có thể là cái chết về mặt pháp lý được quy định theo pháp luật5

5, Người hưởng thừa kế có quyền thừa kế tài sản do người chết để lại, theo di chúc hoặc theo pháp luật Mối liên hệ phụ thuộc giữa sở hữu và thừa kế, trong đó tài

sản được coi là di sản thừa kế khi nó thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người để lại di sản

6, Được pháp luật quy định về thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế Từ

đây nhằm xác định đâu là di sản thừa kế để tiến hành phân chia di sản Điểm này chứng tỏ sự khác biệt với các loại tài sản thông thường trong quan hệ giao dịch dân

sự

III ĐẶC TRƯNG CỦA DI SẢN THỪA KẾ

Di sản thừa kế là một loại tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ thừa kế, thể hiện quyền định đoạt của người chết và quyền hưởng di sản của những người thừa kế Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng có thể trở thành di sản thừa kế Và ngược lại, không phải di sản nào cũng là tài sản Vì vậy, những đặc trưng của nó sẽ giúp ta phân biệt được sự khác nhau giữa di sản thừa kế và những loại tài sản khác

Đầu tiên, di sản thừa kế phải là tài sản của người chết, do người đó tích lũy và có được một cách hợp pháp (theo Điều 634, BLDS 2005).

Thứ hai, di sản đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nếu không thì sẽ coi

như người chết không để lại di sản

4 Điều 642, BLDS 2005: Từ chối nhận di sản.

5 Điều 81, BLDS 2005: Tuyên bố một người là đã chết

Khoản 2 Điều 82 BLDS 2005: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã

chết “Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài

sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Trang 10

Cuối cùng, tài sản đó phải là tài sản được phép lưu thông dân sự Hay nói cách

khác, những tài sản đó phải là tài sản hợp pháp

IV XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ

Như đã trình bày ở phần trên, thì di sản thừa kế được định nghĩa bao gồm:

- Tài sản riêng của người chết

- Phần tài sản của người đó trong tài sản chung với người khác

- Các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

1, Tài sản riêng của người chết

Theo như Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn, TS.Trần Thị Huệ (phần III, Xác định di sản thừa kế, mục 1, Tài sản

riêng của người chết, tr.157) cho rằng, tài sản riêng của người chết bao gồm:

- Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản

xuất,không hạn chế về số lượng và giá trị (trừ những tài sản pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân)

- Tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định căn cứ vào các quy định của

pháp luật hôn nhân và gia đình (Điều 32, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).

2, Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

- Trong trường hợp nhiều người được thừa kế, được tặng cho một tài sản hay

nhiều người cùng nhau góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh , được xác định là sở hữu chung đối với tài sản Khi một người trong các chủ sở hữu đó đối với tài sản chung này chết, thì phần tài sản của người đó trong tài sản chung này được coi là di sản thừa kế

- Việc xác định phần của người chết trong tài sản chung với người khác dựa vào

tỉ lệ phần trăm góp vốn, vào sự thỏa thuận giữa các chủ thể, cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng tài sản

- Đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì không phân định được phần cụ

thể giữa vợ và chồng

Trang 11

- Trong trường hợp một bên chết trước thì việc phân chia tài sản chung căn

cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Tài sản chung của vợ chồng

được xác định dựa vào Khoản 1, Điều 27, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Pháp luật quy định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

chiếm hữu, sử dụng định đọat tài sản chung (Khoản 1, Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

- Do vậy, về nguyên tắc khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì một nửa tài

sản sẽ được xác định là di sản để chia theo pháp luật về thừa kế (trừ trường hợp xác định được công sức đóng góp của vợ hoặc chồngvào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung của vợ chồng)

- Đối với tài sản chung giữa cha mẹ và các con tùy thuộc vào sự đóng góp cụ thể

của các thành viên để xác định

3, Các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

- Đối với các quyền tài sản do người chết để lại, Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế có các quyền tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế

- Quyền tài sản do người chết để lại đó là các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ hợp đồng dân sự hoặc được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà trước thời điểm

mở thừa kế họ đã tham gia vào quan hệ này : quyền đòi nợ theo hợp đồng vay tài sản,quyền yêu cầu bồi thường

- Đối với những quyền tài sản mà gắn liền với nhân thân của người chết chấm dứt kể từ thời điểm mở thừa kế (tiền được cấp dưỡng, được trợ cấp)

Bên cạnh việc hưởng quyền tài sản pháp luật quy định người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản như nghĩa

vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,

Trong trường hợp di sản chưa chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được

người quản lý thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế Nếu di sản đã được

chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận.

Theo Điều 683, BLDS 2005, “Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

Trang 12

1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2 Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3 Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4 Tiền công lao động;

5 Tiền bồi thường thiệt hại;

6 Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7 Tiền phạt;

8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9 Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10.Các chi phí khác.”

Như vậy, theo Điều 683, BLDS 2005 thì di sản do người chết để lại phải được dùng trước tiên để thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan của người

đó Điều này sẽ dẫn đến trường hợp khối di sản của người chết để lại sẽ bằng với tổng các chi phí thanh toán hay các khoản nợ của người đó, nghĩa là không còn di sản để chia thừa kế

Theo đó, phần tài sản của người chết để lại sau khi đã được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người đó sẽ được coi là phần di sản được chia cho những người thừa kế Và phần di sản này có thể được chia theo di chúc6 hoặc chia theo pháp luật7, hoặc có thể chia theo cả 2 hình thức trên tùy thuộc vào ý chí của người chết để lại di sản

V PHÂN LOẠI DI SẢN THỪA KẾ

Tuy vậy, di sản thừa kế không chỉ bao gồm những phần đã nói ở trên mà còn những thành phần khác, cụ thể như sau:

- Phần di sản dành cho việc thờ cúng8

6 Điều 684, BLDS 2005 Phân chia di sản theo di chúc.

7 Điều 685, BLDS 2005 Phân chia di sản theo pháp luật.

8 Điều 670, BLDS 2005 quy định:

“1 Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người

Ngày đăng: 21/07/2016, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w