1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ôn thi kết thúc học phần môn luật dân sự 1

10 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 47,34 KB

Nội dung

Người có năng lực hành vi dân sự chưađầy đủ đủ 16 đến chưa đủ 18 Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nghiện ma túy, chất kích thích khác Năng lực Hành vi Dân sự K

Trang 1

II MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1 So sánh hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích với việc tuyên bố cá nhân chết.

Đánh giá tính hậu quả pháp lý khi người đó còn sống trở về

Cá nhân mất tích ( biệt tích 2 năm ) Cá nhân chết ( 3 năm sau ngày tuyên bố

mất tích ) Nhân thân: Nếu có ly hôn thì tòa án giải

quyết và có hiệu lực

Nhân thân: Nếu có ly hôn thì tòa án giải quyết và có hiệu lực

Tài sản: Đc nhận lại TS do người quản lý

TS chuyển giao sau khi đã thanh toán chi

phí quản lý

Tài sản: Yêu cầu những người đã nhận TS

thừa kế trả lại TS, giá trị TS hiện còn.

2 Nêu ý nghĩa của việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.

Ý nghĩa của việc áp dụng tập quán:

Từ những vấn đề thực tế:

 Đặc thù của ngành Luật Dân sự: rộng về pham vi điều chỉnh, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung ( khiến việc điều chỉnh trở nên chậm chạp, giải quyết các nhu cầu thực tiễn không kịp thời )

 Thiếu sự dự liệu ( PL tồn tại ở trạng thái tĩnh trong khi QHXH biến đổi liên tục

=> PL ko thể kịp thời điều chỉnh Riêng với Luật Dân sự, sự dự liệu càng khó khăn khi phải bao phủ tất cả các mảng của đời sống dân sự Ngoài ra còn hạn chế của việc Lập pháp, non trẻ của pháp luật Dân sự ở VN )

 Quan hệ Dân sự biến đổi phát triển không ngừng ( QHDS mang tính biến đổi nhanh và tính ổn định thấp

Chính vì những điều đó tạo nên những “lỗ hổng” của PL Tất cả những điều này dẫn đến nhu cầu áp dụng tương tự trong Luật Dân sự

Ý nghĩa của việc áp dụng tương tự pháp luật:

Khi một quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Luật Dân sự chưa được bất kỳ một QPPL Dân sự nào trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh Không có tập quán để áp dụng nhằm giải quyết quan hệ đang có tranh chấp Với tất cả các QPPL hiện có ko thể giải quyết được tranh chấp phát sinh từ quan hệ được xem xét Thì lúc đó việc áp dụng tương tự pháp luật là một phương pháp thích hợp

3 So sánh năng lực chủ thể của người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ và năng lực chủ thể của người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trang 2

Người có năng lực hành vi dân sự chưa

đầy đủ ( đủ 16 đến chưa đủ 18)

Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự ( nghiện ma túy, chất kích thích khác )

Năng lực Hành vi Dân sự

Khi thực hiện giao dịch dân sự phải được

người đại diện theo PL đồng ý, trừ các

giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng

ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc PL có quy

định khác Trong trường hợp có TS riêng

có thể tự mình xác lập giao dịch ko cần

người đại diện theo PL, trừ trường hợp PL

có quy định khác

Năng lực Hành vi Dân sự Người đại diện và phạm vi đại diện do Tòa

án quyết định Khi thực hiện giao dịch dân

sự phải được người đại diện theo PL đồng

ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày

4 So sánh hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự với hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đánh giá tính hậu quả pháp lý khi người đó tham gia vào các quan hệ dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người đại diện và phạm vi đại diện theo

PL xác lập thực hiện

Người đại diện và phạm vi đại diện do Tòa

án quyết định Khi thực hiện giao dịch dân

sự phải được người đại diện theo PL đồng

ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày

5 So sánh năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của pháp nhân.

Giống: đều có quyền và nghĩa vụ dân sự

Khác:

Hình thành khi đc sinh và và mất đi khi

chết

Có quyền nhân thân không gắn với TS

Hình thành khi dc thành lập và chấm dứt khi chấm dứt Pháp nhân

Năng lực hành vi

Là chủ thể trong các giao dịch dân sự

( trừ các trường hợp khác do luật quy

định )

Ý chí của chủ thể

Năng lực hành vi

Thông qua đại diện

Ý chí của cơ quan lãnh đạo cao nhất hoặc thông qua Pháp nhân

Trang 3

6 Tại sao nói tổ hợp tác là chủ thể chuyên biệt của Luật dân sự.

Tổ hợp tác là đơn vị kinh tế tập thể tự chủ và tồn tại phổ biến trong nền kinh tế thị

trường có nhiều thành phần kinh tế Là một sự liên kết giữa các cá nhân, các hộ kinh tế

cá thể để tạo thành 1 tổ chức kinh tế tập thể, nhưng trước năm 1995 tổ hợp tác vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành pháp nhân, như các HTX, liên hiệp xã…

Nhận thấy sự ham gia sâu rộng vào nền kinh tế và đóp góp ko nhỏ vào sự phát triển KT Được nhà nước khuyến kích phát triển

Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, (BLDS 1995, 2005) NN chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của tổ hợp tác trong việc tham gia vào các quan hệ pháp luật phù hợp với

gian đoạn phát triển KT-XH hiện nay và trong giai đoạn tới

7 Tại sao nói hộ gia đình là chủ thể hạn chế của Luật dân sự.

Về năng lực PL:

 Không được tham gia đầy đủ mọi quan hệ pháp luật ( nông – lâm – ngư ngiệp và một số lĩnh vực khác do PL quy định )

 Không tham gia thường xuyên vào các quan hệ PL ( chỉ khi HGĐ tham gia vào 1 QHPL cụ thể nào đó, thì mới được coi là chủ thể riêng mỗi QHPL đó )

Tư cách chủ thể của HGĐ vì thế cũng không ổn định và không trọn vẹn như các chủ thể truyền thống của LDS ( hay còn gọi là chủ thể hạn chế )

8 Tại sao nói pháp nhân là chủ thể chuyên biệt của Luật dân sự.

Theo quan điểm chính thống hiện nay trong luật thực định, “năng lực PL Dân sự của

Pháp nhân là khả năng của Pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình Điều đó có nghĩa, mỗi một pháp nhân phụ thuộc chặt chẽ vào phạm vi và mục đích hoạt động của Pháp nhân đó Nên năng lực PL của các pháp nhân khách nhau và khác nhau.

Từ đó kết luận rằng, năng lực PL của pháp nhân mang tính chuyên biệt

9 So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Giống: đều được 1 người nhân danh và vì lợi ích của người đó xác lập thực hiện giao

dịch dân sự trong phạm vi đại diện

Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền

Do PL quy định hoặc cơ quan NN có

thẩm quyền quyết định ( hay còn gọi là

đại diện đương nhiên )

Ủy quyền được xác lập giữa người đại diện và người được đại diện

Trang 4

Cá nhân, người được ủy quyền phải đủ

18t trở lên, đầy đủ năng lực PL và năng

lực Hành vi

Chủ thể đại diện theo PL ( cá nhân )

xác lập các giao dịch dân sự

Quan hệ đại diện này không thể tự ý

chấm dứt, trừ các trường hợp do luật có

quy định khác

Có quyền xác lập, thực hiện mọi giao

dịch dân sự ( phạm vi đại diện )

Cá nhân, người được ủy quyền đủ 15 đến 18 có thể là người đại diện ủy quyền, trừ 1 số trường hợp do luật định

Chủ thể đại diện theo PL ( Pháp nhân ) có thể ủy quyền cho người khác xác lập các giao dịch dân sự

Quan hệ ủy quyền có thể chấm dứt bất

kỳ lúc nào

Phạm vi đại diện được xác lập theo ủy quyền, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện

10 Phân biệt thời hạn và thời hiệu.

Giống: đều là 1 khoảng thời gian

Một khoảng thời gian từ thời điểm này đến

thời điểm khác

Khi kết thúc không làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ đối với các chủ thể tham gia

vào các quan hệ Dân sự

Là thời hạn do PL quy định

Khi kết thúc làm phát sinh quyền và

nghĩa vụ đối với các chủ thể tham gia vào các quan hệ Dân sự

11 So sánh năng lực chủ thể của người không có năng lực hành vi dân sự với năng lực chủ thể của người mất năng lực hành vi dân sự.

Người không có năng lực hành vi dân

sự (chưa đủ 6t)

Người mất năng lực hành vi dân sự ( Tòa án tuyên bố )

Giống: Cần người đại diện theo PL xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự

Có đầy đủ năng lực PL ( nói về quyền

và nghĩa vụ dân sự )

Năng lực PL bị hạn chế

12 Phân biệt giám hộ và đại diện.

Giống: nhân danh vì lợi ý của người khác tham gia vào các giao dịch Dân sự

Người giám hộ có thể là Cá nhân/Tổ

chức

Người chưa thành viên/mất năng lực

Người đại diện là Cá nhân

Cá nhân/Pháp nhân/chủ thể khác (người được đại diện)

Trang 5

hành vi Dân sự (người được đại diện)

Chăm sóc cho người được đại diện

Không

13 Phân biệt giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.

Giống: nhân danh vì lợi ý của người chưa thành niên/mất hành vi Dân sự tham gia vào

các giao dịch Dân sự

Người dc giám hộ còn người thân thích

Người giám hộ là các người thân thích

có đủ điều kiện làm người giám hộ

Người dc giám hộ không còn người thân thích

Người giám hộ là cá nhân/tổ chức đảm nhận do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cử ra/đề nghị ra

14 Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của chế định đại diện trong Bộ luật dân sự.

Đại diện có ý nghĩa quan trọng trong nhiều trường hợp giao dịch, không phải chủ thể nào cũng có thể tự mình thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất Có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà cá nhân có thể bị hạn chế năng lực hành vi hoặc không có năng lực hành vi Hình thức đại diện theo pháp luật sẽ là 1 giải pháp giúp họ vẫn được hưởng mọi lợi ích

từ các giao dịch thông thường qua người đại diện Chủ thể trong giao dịch dân sự còn có thể là Pháp nhân ( hộ gia đình, tổ hợp tác…) đó là những chủ thể mà quyền lợi mang tính tập thể, cộng đồng Vì vậy những việc giao dịch đó bắt buộc phải thông qua hành vi con người Do đó chế định đại diện không những tạo điều kiện, đem lại lợi ích tốt nhất cho cá nhân mà còn có cả pháp nhân

15 Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với những người chưa thành niên ( chưa đủ

18 tuổi ), người mất năng lực hành vi dân sự; cũng như thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, hạn chế tranh chấp PL Dân sự đã đưa ra quy định chế định giám hộ để điều chỉnh những mối quan hệ dân sự đó

16 Trình bày phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự và lý giải vì sao ngành luật dân sự lại sử dụng phương pháp đó để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự.

 Bình đẳng, độc lập về tổ chức và tài sản là cơ sở tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia vào luật Dân sự ( => giải quyết dc các vấn đề địa vị XH, tình

Trang 6

trạng TS, ko ra lệnh hay phục tùng cho bên nào, mọi công dân đều có năng lực hưởng quyền như nhau, tài sản trao đổi trên cơ sở ngang giá, có quyền định đoạt theo ý chí )

 Các chủ thể tự nguyện, tự định đoạt ( => có quyền lựa chọn, định đoạt theo nguyên tắc BLDS đã định hướng )

 Giải quyết tranh chấp ưu tiên thông qua trung gian, hòa giải ( trọng tài hoặc tóa

án trong các trường hợp cần thiết ) ( => khi lợi ích bị xâm hại )

 Chế tài chủ yếu mang tính tài sản mục đích là để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức bị xâm hại( tham khảo điều 9,25,255 BLDS) ( => vì đối tượng điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ TS, bồi thường mang tính chất ngang giá, nghĩa là gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu )

17 Cho 01 ví dụ tương ứng và giải thích về trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện và thời gian bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện:

Công ty cổ phần An Khang, Giám đốc Công ty là Ông Khang, là người đại diện theo pháp luật của Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã lợi dụng danh nghĩa Công ty vay vốn Ngân hàng với số tiền lên tới 2 tỷ đồng và dùng tài sản của Công ty để thế chấp Theo quy định của Điều lệ, với những hợp đồng vay như vậy phải được sự thông qua của Hội đồng quản trị nhưng ông Khang đã tự ý giao kết hợp đồng vay và sử dụng số tiền vay được vào mục đích cá nhân Đại hội cổ đông của Công ty đã được triệu tập bất thường để xem xét vi phạm này của ông Khang và tiến hành biểu quyết bầu lại Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Tuy nhiên, ông Khang có đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét về hiệu lực của quyết định của Đại hội cổ đông Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu Công ty tiếp tục duy trì các chức danh quản lý của ông Khang Trong thời gian này phía Ngân hàng khởi kiện Công ty đòi lại 2 tỷ đồng và Ngân hàng đã chủ động phát mại tài sản của Công

ty để thu hồi vốn Vì không có người đại diện theo pháp luật để đứng ra khởi kiện bảo vệ lợi ích của Công ty, Công ty tiếp tục tiến hành đại hội bầu người đại diện theo pháp luật mới của Công ty để thực hiện việc khởi kiện Quá trình tiến hành các lần triệu tập, tiến hành họp, thông qua cuộc họp mất rất nhiều thời gian Cuối cùng, khi đơn kiện được gửi đến Tòa án thì Tòa án trả lại đơn vì vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện

Trong trường hợp này, thời gian gặp trở ngại vì CTY không có người đại diện để thực hiện việc khởi kiện hợp lệ Chính vì thế thời gian không được cộng vào thời hiệu khởi kiện theo quy định của PL Dẫn đến vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện

Thời gian bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện: ( thời hiệu khởi kiện của Luật DS

là 2 năm )

Ngày 16/2/2002, Công ty THHH Hoàng Hà ký hợp đồng uỷ thác mua sắn lát với Công ty TNHH Hòa Bình Theo hợp đồng, Công ty Hoàng Hà nhận thu mua 100 tấn sắn lát Tổng giá trị lô hàng là 500 triệu đồng Phí uỷ thác là 10% trên giá trị thu mua được Công ty Hòa Bình

đã ứng trước cho Công ty Hoàng Hà 400 triệu Thời gian thực hiện hợp đồng là 1 năm kể từ ngày ký Thực hiện hợp đồng, Công ty Hoàng Hà chỉ thu mua được 50 tấn Công ty Hòa Bình

đề nghị Công ty Hoàng Hà tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng để có đủ hàng giao cho Công ty

Trang 7

của Hà Lan Do không thể thu gom với giá ấn định nên Công ty Hoàng Hà có văn bản đề nghị

chấm dứt hợp đồng Ngày 1/2/2004, Công ty Hoàng Hà và Công ty Hòa Bình có văn bản xác nhận nợ, theo đó Công ty Hoàng Hà thừa nhận còn nợ Công ty Hòa Bình 150 triệu đồng

(Công ty Hoàng Hà chưa được trừ phí uỷ thác vì phía Công ty Hòa Bình cho rằng Công ty

Hoàng Hà chưa thực hiện xong hợp đồng) và cam kết sẽ trả hết nợ vào cuối tháng 2 năm

2004 Nhưng cho đến ngày 15/10/2004, Công ty Hoàng Hà mới chuyển trả được 35 triệu đồng và sau đó dừng hẳn việc trả nợ Sau nhiều lần đề nghị thanh toán không thành, ngày 13/10/2006, Công ty Hòa Bình gửi đơn kiện đến TAND có thẩm quyền.

Khoản 1, Điểm b – DD126 BLDS, 15/10/2004 cty Hoàng Hà thực hiện 1 phần nghĩa vụ trả nợ và sau đó dừng hẳng Dấu mốc thời gian này xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, vì thế việc cty Hòa Bình gửi đơn kiện đến TAND có thẩm quyền vào ngày 13/10/2006 sẽ được giải quyết ( vẫn còn hạn , ngày cuối hết thời hiệu khởi kiện là ngày 16/10/2006 )

18 Cho 01 ví dụ tương ứng và giải thích về trường hợp giao dịch dân sự do người không

có thẩm quyền xác lập và trường hợp giao dịch dân sự do người vượt quá thẩm quyền xác lập.

Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền xác lập

Giao dịch dân sự do người vượt quá thẩm quyền xác lập

B) BÀI TẬP (Tham khảo)

1 Tháng 12/2006 ông A cho ông B vay 50 triệu đồng để mua phân bón cho vườn cafe không tính lãi suất với thời hạn vay là 03 tháng Tháng 01/2007 ông A bị tai nạn giao thông và mất trí nhớ hoàn toàn Đến hạn trả nợ, mặc dù bà C là vợ ông A đã nhiều lần đòi tiền ông B nhưng ông B không trả nợ với lý do là ông chỉ giao dịch với ông A và khi đưa

số tiền này cho ông B vay ông A còn nói đây là tiền riêng của ông A Do vậy ông B chỉ trả khi nào ông A đòi mà thôi Trong trường hợp nói trên bà C cần phải làm gì để đòi lại

số tiền nói trên? Và giải thích vì sao?

50 triệu đó không chứng minh được là tài sản riêng của ông A trong quá trình chung sống vì thế sẽ quy thành tài sản chung của vợ chồng ông A và bà C Bà C cần đưa ông A đến cơ quan giám định để xác nhận rằng ông A bị mắc bệnh tâm thần Và lấy giấy giám định đó đưa cho Tòa án để Tòa án tuyên bố ông A mất năng lực hành vi Dân sự ( Đ22 – BLDS ) Đồng thời yêu cầu Tòa án xác nhận bà

C là người giám hộ hợp pháp cho ông A theo luật định ( Khoản 2b - Đ58; Đ59 ).

Từ đó bà C có thể dựa theo luật pháp để đòi nợ ông B.

Trang 8

2 A và B là hai vợ chồng có con là C Ngày 01/12/2006 cả A và B đều chết trong một vụ tai nạn giao thông (lúc này C mới 6 tuổi), C còn ông bà nội là D và E và ông bà ngoại là

H và I Cả ông bà nội và ông bà ngoại đều đủ điều kiện làm giám hộ cho cháu Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, Anh (chị) hãy xác định người giám hộ đương nhiên (giám hộ theo luật) của C là ai? Vì sao lại giải quyết như vậy?

Căn cứ vào khoản 2 – Đ61 BLDS; ta thấy khi cháu C không con cha mẹ và chưa thành niên, thì lúc này ông nội – bà nội; ông ngoại – bà ngoại đều có quyền là người giám hộ hợp pháp cho cháu C.

Ngoài căn cứ trên, ta còn căn cứ thêm ở Đ60 BLDS để xác nhận thêm các cá nhân đó có đủ đk để làm người giám hộ cho cháu C hay không? ( Như các yếu tố

về cá nhân đó có năng lực hành vi đầy đủ không?; tư cách đạo đức tốt không?;

có bị truy cứu trách nhiệm HS ko?; có các điều kiện cần thiết như kinh tế, tinh thần thương yêu chăm sóc không? )

Từ đó mới xác nhận đầy đủ và cụ thể ai là người giáo hộ cho cháu C.

3 Ngày 01/08/2009, ông Tý gặp tai nạn trong một cơn bão lớn khi ông đang công tác tại Indonesia Từ đó không ai biết tin tức xác thực về ông là còn sống hay đã chết Ngày 12/05/2011, theo yêu cầu của các chủ nợ (đối tác kinh doanh của ông Tý), Toà án K đã ra quyết định tuyên bố ông Tý chết và giải quyết tài sản của ông Tý như người đã chết, tài sản được đem ra chia theo quy định pháp luật thừa kế cho vợ và hai người con trai và trả

nợ cho các chủ nợ theo quy định của pháp luật Ngày 20/10/2011, ông Tý còn sống trở về

và yêu cầu Toà án K huỷ bỏ quyết định trên Hỏi trong trường hợp Toà án K tuyên huỷ

bỏ quyết định trên thì quan hệ vợ chồng của ông Tý và bà Sửu (vợ ông Tý) có đương nhiên được khôi phục không? Tại sao? Giải quyết hậu quả về tài sản? Cơ sở pháp lý?

Điều 83 – BLDS Trong khoảng thời gian ông Tý mất tích cho đến khi Tòa án tuyên bố đã chết và cho đến khi ông Tý trở về Bà Sửu vẫn không trình đơn ly hôn, cũng như kết hôn với ai khác Quan hệ vợ chồng của ông Tý và bà Sửu đương nhiên được khôi phục khi tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định ông Tý đã chết.

Đồng nghĩa ý điều đó ông Tý có quyền yêu cầu bà Sửu ( vợ ông Tý ) và 2 con trả lại phần tài sản thừa kế Phần tài sản được nhận lại này thuộc về tài sản chung của vợ chông ông Tý và bà Sửu, sau khi trừ đi phần nợ đã trả cho các chủ nợ của ông Tý theo quy định PL

4 Ngày 01/03/2009, Ông A bán cho Ông B 10 dàn máy vi tính với giá 04 triệu đồng/dàn.

Trong quá trình sử dụng ông B thấy rằng chất lượng của máy vi tính không đúng như

thoả thuận ban đầu Ngày 10/03/2009, Ông B đã gửi đơn khiếu nại đến ông A và yêu

cầu ông A phải trả lại số tiền cho mình, nếu không ông B sẽ kiện ông A ra Toà để yêu cầu BTTH Vì muốn giữ uy tín với khách hàng trong quá trình kinh doanh, nên ngày

10/05/2009 ông A có văn bản trả lời sẽ trả lại số tiền trên cho ông B sau khi trừ đi các chi phí hợp lý Tuy nhiên ông A đã không thực hiện lời hứa trên Ngày 20/04/2010, ông B đã quyết định khởi kiện ông A ra toà án nhân dân có thẩm quyền X và yêu cầu

bồi thường thiệt hại Toà án X đã từ chối thụ lý vụ án vì cho rằng ông B đã hết thời hiệu

khởi kiện Biết rằng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trên là 02 năm, tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Theo anh chị quyết định trên của Toà án là

đúng hay sai? Tại sao? Cơ sở pháp lý?

Quyết định của toàn án là SAI ( căn cứ vào Khoản 1, Điểm a – DD126 BLDS ) Ngày 10/3/2009, ông B gửi đơn khiếu nại ông A

Ngày 10/5/2009, ông A thừa nhận trách nhiệm của mình bằng văn bản cho ông B Chính vì vậy thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự lúc này bắt đầu lại từ ngày

Trang 9

11/5/2009 Mà theo dữ kiện đề bài, thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trên là 2 năm nên ngày kết thúc thời hiệu khởi kiện sẽ là ngày 11/5/2011

Chính vì vậy quyết định của Tòa án cho rằng ông B hết thời hiệu khởi kiện khi đưa đơn kiện ông A vào ngày 20/4/2010 là SAI

5 Tình huống Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) bán tài sản là tư liệu sản xuất của THT, không được sự nhất trí của tất cả các Tổ viên THT?

+ Bán hợp pháp không?

+ Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của các Tổ viên THT trong trường hợp sau khi bán tất cả tài sản của THT để trả nợ nhưng vẫn còn nợ ông D với số tiền 90 triệu Biết rằng 03 Tổ viên có tỷ lệ vốn góp như sau: A = 50%; B = 30%; C = 20%

Việc Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) bán tài sản là tư liệu sản xuất của THT là không hợp pháp Căn cứ Khoản 3 – Đ144 thì việc định đoạt tài sản là TLSX thì phải được toàn thể tổ viên đồng ý.

Căn cứ vào Điểm C, khoản 2 – Đ111 và Khoản 2, Đ117 thì các thành viên THT hưởng lãi, chia hoa lợi hoặc nợ dựa trên tỉ lệ tương ứng với phần đóng góp bằng

TS của riêng mình.

Chính vì vậy, với số tiền nợ ông D 90 triệu, 03 Tổ viên có tỷ lệ vốn góp như sau: A

= 50%; B = 30%; C = 20% Nên ông A phải trả 45 triệu, ông B phải trả 27 triệu, ông C phải trả 18 triệu.

6 Tương tự tình huống trên đối với Hộ gia đình gồm ba thành viên A, B và C? Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của các thành viên trong Hộ gia đình biết rằng các thành viên vừa góp công, góp vốn và quyền sử dụng đất để cùng nuôi cá da trơn mà không xác định được tỷ lệ vốn của mỗi người?

Chủ hộ làm đại diện hoặc ủy quyền cho người khác trong các quan hệ dân sự Những giao dịch của người đại diện HGĐ đó vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình ( hay nói cách khác: HĐG chịu trách nhiệm dân sự do người đại diện của HGĐ xác lập các giao dịch DS làm phát sinh quyền và nghĩa vụ DS )

Các thành viên vừa góp công, góp vốn và quyền sử dụng đất để cùng nuôi cá da trơn thì đó là phần tài sản chung của Hộ Gia đình Chịu trách nhiệm Dân sự bằng TS chung của hộ Nếu TS chung không đủ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng TS riêng của mình.

7 Ngày 01/10/2010, ông Hùng - Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp

ĐN (Công ty A) tiến hành ký hợp đồng bốc xếp hàng hoá với ông Cường - Giám đốc,

là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp liên doanh Handing Việt Nam (Doanh nghiệp B) Thời hạn hợp đồng trên là 01 năm, kể từ ngày ký kết Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh tranh chấp, phía Công ty A nộp đơn yêu cầu toà

án có thẩm quyền tuyên hợp đồng trên là vô hiệu vì cho rằng ông Hùng ký hợp đồng không đúng thẩm quyền và không có giấy uỷ quyền của Giám đốc Công ty A theo điều

lệ, quy chế của công ty và theo quy định của Bộ luật dân sự Doanh nghiệp B không đồng

ý với lập luận trên vì cho rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Giám đốc Công ty

A biết mà không phản đối nghĩa vụ trả tiền, sau khi nhận hoá đơn trả tiền số 1234

và 1235 ngày 15/08/2010 do Doanh nghiệp B gửi Đồng thời Doanh nghiệp B còn cho

rằng, trước đây hai bên Chi nhánh của Công ty A và Doanh nghiệp B cũng đã từng ký kết nhiều hợp đồng bốc xếp, cũng không có giấy uỷ quyền, nhưng đã được thực hiện hoàn tất Vụ việc trên được xác minh là có thật.

Trang 10

Hỏi: Căn cứ quy định của Bộ luật dân sự, Anh (chị) hãy xác định việc ký hợp đồng trên

của ông Hùng là vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện hay không có thẩm quyền đại diện Đồng thời cho biết hậu quả pháp lý của hợp đồng trên

 Trước hết ta nhận thấy, ông Hùng là đại diện theo ủy quyền cho Cty A ( giao dịch

DS hạn chế trong phạm vi được ủy quyền ), ông Cường là đại diện theo PL cho cty

B ( có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch DS )

Căn cứ vào Đ142, Đ145– BLDS, tình tiết ông Hùng không có giấy ủy quyền của GĐ Cty A Đáng lẽ ra ông Cường cty B phải có trách nhiệm thông báo cho người được đại diện là GĐ Cty A biết về việc mình đang giao dịch với người không có thẩm quyền Chính vì vậy khi phát sinh tranh chấp trong hợp đồng lần này, ông Hùng là người không có thẩm quyền đại diện Mặc dù các lần giao dịch trước đều thực hiện bình thường, vì những hợp đồng đó không phát sinh tranh chấp, nên các bên không

vì lợi ích của mình để tranh chấp làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan ( Tòa án không giải quyết )

Hậu quả pháp lý:

 Ông Hùng GĐ Chi nhánh cty A vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người giao dịch với chính mình ( vì giao dịch này đã được xác lập )

 Việc ký hợp đồng lần này với cty B , không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với cty A

 Vì ông Cường cty B biết hoặc phải biết việc ông Hùng GĐ Chi nhánh cty A ko

có giấy ủy quyền mà vẫn thực hiện các hợp đông trước đó, các hợp đồng đó hoàn tất bình thường Chính vì vậy trong hợp đồng lần này khi xảy ra tranh chấp, ông Cường cty B không có quyền đơn phương chấp dứt hoặc hủy bỏ giao dịch Dân

sự đã xác lập hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại

8 Căn nhà số A8, đường X, Quận Y, Tp.HCM được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa anh Nguyễn Đắc C và chị Trần Thị Thanh M Để thuận lợi trong quá trình tiến

hành làm thủ tục hợp thức hoá (xin cấp giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất) đối với

căn nhà nói trên, chị M đã uỷ quyền cho anh C thay mặt mình làm thủ tục nói trên và căn nhà được đứng tên chị M là chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất Trong hợp đồng

uỷ quyền có ghi rõ: “anh C được quyền thay mặt chị M làm thủ tục hợp thức hoá nhà; sau

khi hợp thức hoá xong anh C được quyền quản lý, sử dụng, mua bán, thế chấp, sang nhượng căn nhà số A8, đường X, Quận Y, Tp.HCM; trường hợp có thế chấp, nếu anh C không trả được nợ, chị M bằng lòng để Ngân hàng phát mãi căn nhà Trong phạm vi uỷ quyền, anh C được quyền lập văn bản, ký tên trên các giấy tờ liên quan

và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật”.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận vào ngày 10/5/2006, anh C mang tài sản là căn nhà nói trên đi bảo lãnh cho Công ty TNHH LG (do chị Ph làm Giám đốc, là bạn thân của anh C) vay tiền của Ngân hàng CL Điều này chị M không được anh C thông báo và không hề biết Hợp đồng vay chưa được công chứng và việc bảo lãnh chưa được

đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định

Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền đại diện của anh C, theo quy định của Bộ luật dân sự, Anh (chị) hãy tư vấn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị C

Ngày đăng: 17/07/2016, 14:33

w