1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp nguyễn ngọc huyền pdf

296 5,6K 33
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 296
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

LOI MG DAU Với mục tiêu đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có đủ Kĩ năng thực hiện các nghiệp vụ quản trị cụ thể ở doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quố

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH D0ANH TỔNG HP

Chú hiên: P&S.TS Nguyễn Ngọc Huyền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

BỘ MON QUAN TRI KINH DOANH TONG HOP

Chủ biên: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYEN

Giáo trình KHỞI SỰ KINH DOANH

VÀ TÁI LẬP DOANH NGHIỆP

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

MUC LUC

Lời mở đầu

Giải thích thuật ngữ việt tắt .e-«eeeeeiieeiesassssseee 9 Chwong 1: NGHE KINH DOANH và DOANH NHÂN TRONG NẺN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG - 11

1 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nãy -e-eseeeeresseerseraerser 11 1.1 Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường 12

1.2 Các yếu tế ở thị trường nước ta đang được hình mm Ô 14 1.3 Tư duy còn mang tính manh mún, truyền thông, ¡8 CÔ 18

1.4 Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tễ 22

2 Đặc trưng của nghề kinh đoanh 24

2.1 Nghề kinh doanh - một nghề cần trí tuệ 24

2.2 Nghề kinh doanh - một nghề cần nghệ thuật 26

2.3 Nghề kinh doanh - một nghề cần có một chút “nay mắẮP”” -c-ccserrtrrrrtrtrrrrrrriirrttriirrrrnrirtrrr 28 3 Tư chất của một nhà kinh doanh sẽ “thành đạt” 30

4 Chuẩn bị trở thành người chủ doanh nghiệp 36

4.1 Chuẩn bị các tố chất cần thiết -.e+ 36 4.2 Chuẩn bị các kiến thức cần thiết 39 Chương 2: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH

DOANHL ccscscoscscsssesocssssssssssssecssssesssnscssnensssnesecavessnonserssnosesonsccete 49

1 Đánh giá mạnh, yếu của bản thân

1.1 Nội dụng cần đánh giá -. -eeee

Trang 4

1.2 Phương pháp tiến hành cssssceertrrerrrree 52

2 Xác định cầu thị trường . -<eeserresets.trrtrre 53

2.2 Nội dung chủ yếu -.ecrrrerrrrrrrrrrrrrrre 55

3 Xác định và lựa chọn ý tướng kinh doanh - 59 3.1 Viễn cảnh tương lại cuộc sống bản thân 59

3.2 M6 ta y turdng kinh doamh essences reece 59

4 Mô tả bước đầu hoạt động kinh đoanh 74

Chương 3: SOẠN THẢO KÉ HOẠCH KINH DOANH 89

1 Những vẫn đề cơ bản

1.1 Khái niệm và phân loại kê hoạch kinh doanh

1.2 Mục đích của việc soạn thảo kế hoạch kinh

Trang 5

2.12 Cac phu luc we 132

3 Một số kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh 132

3.1 Lưu ý về nội dung kế hoạch kinh doanh - 132 3.2 Lưu ý về hình thức trình bày văn bản kế hoạch

3.3 Một số kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh 134

Chương 4: TRIEN KHAI HOAT ĐỘNG KINH

DOANH cccscccsscossesecsessssessssusesecneneconesctecensascussncananenssensavensonones 149

1 Tạo lập doanh nghiỆp .-« se+eseeentsretreest 149

1.1 Lập kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp 149

1.2 Lựa chọn hình thức tạo lập doanh nghiệp - 150

1.3 Tạo lập doanh nghiệp theo hình thức lựa chọn 151 1.4 Mua lại công ty đang hoạt doing seers 174 1.5 Nhượng quyền kinh đoanh -eecrrerererrrree 180

2 Triển khai hoạt động kinh doanh - 183

2.1 Tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự 183

2.2 Thiết kế trụ sở và mua sam trang thiét bi van

pong escssssssscsessseeesesesesnnsnenesttenecnecttnnnnnencncesnszaeseaenets 191 2.3 Thiết lập các mỗi quan hệ bán hàng - 193

2.4 Quản trị hoạt động kế toán và chỉ phí 195

Chương 5: KĨ NĂNG CƠ BẢN TÁI LẬP DOANH

1 Vì sao cần tái lập doanh nghiệpŸ -e-e-eestereeertte

2 Từ thay đôi từng phần đến tái lập doanh nghiệp 216 2.1 Thay đổi từng phần hoạt động ở các doanh

Trang 6

3 Các đặc trưng cơ bản của tái lập doanh nghiệp 226

3.1 Thế nào là tái lập doanh nghiệp 226

3.2 Bản chất của tái lập doanh nghiệp 227

3.3 Các đặc trưng cơ bản của tái lập doanh nghiệp 228

4 Các kĩ năng cần thiết khi tái lập đoanh nghiệp 241

4.1 Xác định trường hợp tái lập doanh nghiệp 241

4.2 Biết tránh sai lầm để đưa tái lập đến thanh céng 242

4.3 Xác định, lựa chọn những người có trách nhiệm 18 1 242 BÀI TẬP TÌNH HUỚNG cv 256 TÀI LIỆU THAM KHẢO ti 293

6

Trang 7

LOI MG DAU

Với mục tiêu đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có đủ Kĩ năng thực hiện các nghiệp vụ quản trị cụ thể ở doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, bộ môn

Quản trị kinh doanh tổng hợp tiếp tục cho xuất bản giáo trình Khởi

sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp

Môn học Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chế với cả hệ thống các môn học trong khung chương trình đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Môn học Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp trang bị

những kiến thức cần thiết, các kĩ nang rất cơ bản ở hai mảng công

VIỆC:

Thứ nhất, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp có kĩ năng cần thiết để sau khi ra trường có thể tự mình khởi sự kinh doanh ở một lĩnh vực cụ thể nào đó

Thứ hai, trong bối cảnh tiếp tục duy trì quần trị truyền thống ở

các doanh nghiệp nước ta hiện nay, việc tái lập doanh nghiệp là

hoàn toàn cần thiết Muốn các doanh nghiệp nước ta có khả năng

nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế thì việc làm này còn

mang tính cấp bách Tuy nhiên, muốn tái lập doanh nghiệp lại cần phải có kĩ năng Môn học này cũng trang bị các kĩ năng cần thiết ở mức cụ thể nhất định để sau khi ra trường sinh viên có thể triển

khai được hoạt động này

Nội dung của cuốn giáo trình được trình bày ở 5 chương:

Chương 1 Nghề kinh doanh và doanh nhân trong nền kinh

tế thị trường

Chương 2 Hình thành ý tưởng kinh doanh

Chương 3 Soạn thảo kế hoạch kinh doanh

Chương 4 Triển khai hoạt động kinh doanh

Chương 5 Kĩ năng cơ bản tái lập doanh nghiệp

Trang 8

Giáo trình Khở sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp do PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, chủ biên Tập thể tác giả tham gia biên soạn gồm: -

PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền biên soạn chương 1

ThS Ngô Thị Việt Nga biên soạn chương 2

Th Trần Quang Huy biên soạn chương 3

ThS Nguyễn Thu Thuỷ biên soạn chương 4

TS Nguyễn Thị Thu biên soạn chương 5 và

TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ biên soạn một số nội dung thực hành

Đo xuất bản lần đầu nên dù đã có rất nhiều cố gắng song giáo trình không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định, rất mong nhận

được sự góp ý của bạn đọc và chân thành cám ơn về những góp ý

đó Thư đóng góp ý kiến xin gửi về địa chỉ Bộ môn Quản trị kinh

doanh tổng hợp, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh

tế quốc dân - Đường Giải Phóng —- Hà Nội hoặc gửi theo địa chỉ

Email: huyengtkdth@yahoo.com.vn

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân và tập thể tác giả

biên soạn giáo trình Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu của PGS.TS Lê Công

Hoa - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Hiệu trưởng Trường Đại

học Kinh tế quốc dân và tập thể tác giả trân trọng cám ơn Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ để cuốn sách được ra mắt bạn đọc

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN GS.TS NGUYỄN VĂN NAM

Trang 9

GIẢI THÍCH THUẬT NGU VIET TAT

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp gia đình Doanh nghiệp nhà nước

Sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh cá thể

Quản trị

Tổng công ty nhà nước

Trang 10

Uy ban nhân dân

Xây dựng Xác định

Xã hội chủ nghĩa Xuất nhập khẩu

Việt Nam Vietnamairlines

Tổ chức Thương mại Thể giới

Trang 11

Chuong 1

NGHE KINH DOANH va DOANH NHAN

TRONG NÈN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chương này trình bày các vẫn đề cơ bản về nên kinh tế thị trường -

những đặc trưng tác động đến nghề kinh doanh và hoạt động kinh

doanh của các doanh nhân nước ta Vì vậy, mỗi người muốn khởi sự

kinh doanh cũng như các doanh nhân không thể không am hiểu vấn

để này một cách thấu đáo

1 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường nước ta

hiện nay

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh cụ thể và

môi trường tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Vì thế, muốn trở thành doanh nhân bạn phải nhận thức được

vẫn đề đầu tiên: mình sẽ kinh doanh trong môi trường kinh doanh

như thế nào?

Loài người đã từng trải qua nhiều cơ chế kinh tế: cơ chế kinh tế kế

hoạch hoá tập trung, thị trường và hỗn hợp Thé giới ngày nay đang

là thế giới của mô hình kinh tế hỗn hợp Nước ta xây dựng nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN chính là xây dựng nền kinh tế theo

mô hình hỗn hợp kiểu Việt Nam Năm 2006, khi trở thành thành viên

thứ 150 của WTO, Việt Nam đã khẳng định minh là một phần của các

quan hệ thương mại quốc tế: kinh doanh, buôn bán tự do với các

nước khác trên thế giới Điều này càng khẳng định quyết tâm xây

dựng mô hình kinh tế hỗn hợp ở nước ta

Mô hình kinh tế hỗn hợp có đặc trưng cơ bản là dựa trên nền tảng

nền kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của nhà nước' Nền

kinh tế thị trường nước ta ngày nay là nền kinh tế thị trường hội nhập

khu vực và thế giới Các doanh nhân sẽ phải kinh doanh trong nên

kinh tế thị trường không chỉ giới hạn trong nước mà còn ở phạm vi

thế giới: tự do bán hàng ra các nước, mua nguyên liệu ở các nước và

cũng phải cạnh tranh với mọi doanh nghiệp mạnh ở các nước khác

' Về nguyên tắc, mọi sự can thiệp của Nhà nước là nhằm khắc phục các

khuyết tật của kinh tế thị trường

1]

Trang 12

tại chính thị trường nước ta Muốn trở thành doanh nhân, bạn không

thể không chú ý đến những đặc trưng chủ yếu sau đây:

1.1 Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường

Từ đầu những năm 90, nước ta chính thức xây dựng nên kinh tế thị trường: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phan theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định

hướng xã hội chủ nghĩa”2

Hộp 1 Ví dụ về cách định gia?

Ví dụ 1: “Bị quá tải vì công việc, nhà tư vấn quản lý Elaine Biech ở New York quyết định tăng tiền phí tư vẫn lên 25% Bà cho rằng với tiền phí cao như vậy thì sẽ vắng khách hơn trước để có thêm thời gian phục vụ cho những khách hàng quen Điều bắt ngờ là người ta vẫn chấp nhận giá tăng lên và lượng khách hàng vẫn không giảm xuống"

Ví dụ 2: ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo

Mỹ (CFA) gồm 500 trại và 8 doanh nghiệp chế biến thực phẩm độc lập của

Mỹ đã chính thức đệ đơn lên Uỷ ban thương mại quốc tế và Bộ thương mại Mỹ kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm filê đông lạnh chế biến từ cá tra và basa vào thị trường Mỹ Phía Việt Nam giải

thích: “Hầu hết các nhà chế biến và xuất khẩu đều tổ chức sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối như sản xuất cá giống, thức ăn nuôi cá, tổ chức nuôi, chế biến đến xuất khẩu thành phẩm Vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long có nguồn nông sản phụ phẩm rất rẻ và tươi nên hàm lượng vitamin

cung cắp cho cá hơn hẳn thức ăn khô mà các chủ trại nuôi cá nhẹo Mỹ

đang sử dụng Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long có cách nuôi cá tra, basa trong lồng trong điều kiện nước chảy ở sông rạch dé cá hưởng thụ được thức ăn thiên nhiên mang lại Hơn nữa, mật độ nuôi cá tra, basa ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất dày nên năng suất cao nhất thế giới Hơn thé, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long thường lầy công làm lãi, tận dụng lao động nông nhàn, lao động cần cù nên nếu tính tiền công lao động trong giá thành sản xuất cá tra, basa thành phẩm xuất khẩu thi chỉ bằng 1/3 đến 1⁄2 so với Thái Lan, Án Độ hay Indonesia" Theo tính toán chỉ phí nuôi bè 1 kg cá tra, cá basa bình quân ở mức 10.398 đồng (nếu

nuôi hầm còn thắp hơn 1.000 đồng/kg) Vì vậy, chỉ phí chế biến 1 kg philê

chỉ khoảng 43.000 đồng

ee _—

> pidu 15, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992

3 Nguyễn Ngọc Huyền: Chính sách giá cả như thế nào đem lại lợi ích cho

DN trong nên kinh tế thị trường? Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 105

(3/2006), trang 37-39

12

Trang 13

Nền kinh tế thị trường mang bản chất cạnh tranh: người mua và

người bán cạnh tranh với nhau trong mua và bán hàng hoá Bản chất của thị trường cạnh tranh là giá cả tuân theo qui luật cung cầu

Câu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đổi với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng

mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm Qui luật cầu cho thấy mỗi quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu:

khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi

Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung

của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thé bán trong một thời điểm Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực

tiếp giữa giá và lượng cung khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng

Mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ñược gọi là giá cân

bằng thị trường hay là giá cả thị trường của hàng hoá Giá này

chính là giá cả tại thị trường cạnh tranh Tại mức giá này, người bán

đã bán được bằng với mức giá mà họ mong muốn và bán được hết

hàng, người mua cũng mua được hàng với giá mà họ muốn mua

Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất dẫn đến một số người

có cầu nhưng không được đáp ứng; nếu giá thị trường cao hơn

mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng

cung của nhà sản xuất, dẫn đến có một lượng cung không được

người tiêu dùng chấp nhận Cũng vì vậy, người mua và người bán

đều nhận thức điểm cân bằng cung - cầu là điểm đem lại lợi ích lâu

dài cho cả hai phía

Trong nên kinh tế thị trường, giá cả là giá cả thị trường chứ không phải giá do người bán mong muốn Tuy nhiên, dé điều này có lợi cho

xã hội thì Nhà nước phải cho phép các thành viên kinh tế tự do tham

gia thị trường; chống các hiện tượng độc quyền hay độc quyền tập

đoàn, bưng bít hoặc thông tin sai, Khi đem bán hang người bán

13

Trang 14

không thể không chủ ý nghiên cứu thị trường: cung - cầu, tinh chat cạnh tranh, Một lời khuyên đơn giản: nếu muốn kinh doanh thành đạt trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bạn hãy biết “quên” cách định giá bằng giá thành hay ít ra là “quên” trong phổ biến các trường

hợp định giá

1.2 Các yếu tố ở thị trường nước ta đang được hình thành

Đầu thập niên 90, nước ta chính thức bước vào xây dựng nền kinh

tế thị trường Hơn ba chục năm tổn tại, tư tưởng, nếp nghĩ, cách

làm, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã ăn quá sâu trong tiềm

thức mỗi con người Đây chính là nguyên nhân của thực trạng dù xây dựng cơ chế thị trường hơn 15 năm nay nhưng sự "giã từ quá khứ”

lại không đơn giản — nền kinh tế nước ta vẫn mang nặng dấu án của

cơ chế kế hoạch hoá tập trung (hộp 2 và hộp 3)

Theo kết quả nghiên cứu môi trường kinh doanh năm 2006, Việt

Nam được xếp thứ 99 trong tổng số 155 nước đưa vào xếp hạng về

mức độ tạo điều kiện cho môi trường kinh doanhf

Điều này cho thấy, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tính chất “xin, cho” còn tổn tại ở các cơ quan công quyền khá nặng nề; thực tế tuy có nói nhiều nhưng vẫn chưa sửa được bao nhiêu Một mặt, chúng ta mới đang dàn hình thành hệ thống luật pháp “tiếp

cận dần” với nền kinh tế thị trường; mặt khác, việc thực thi các chính

Sách nhiều khi còn bị ách tắc bởi cán bộ công chức Theo lộ trình,

năm 2018 chúng ta tạo ra nền kinh tế thị trường phủ hợp thông lệ quốc tế

* Kinh doanh (4 Môi trường đầu tư): Báo cáo phát triển Việt Nam 2006 — Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho hội nghị nhóm tư vấn các nhà tải trợ

Việt Nam, Hà Nội ngày 6-7 tháng 12 năm 2005, trang 109

14

Trang 15

Hộp 2 Không it giấy phép nhũng nhiễu doanh nghiệp”

Theo thống kê đến hết năm 2005, bên cạnh 3.200 DNNN, đã có khoảng 200.000 DN hoạt động theo luật DN, 3.000 DN FDI, 15.000 hợp tác xã, 24.000 tổ hợp tác, 2.900.000 hộ kinh doanh dịch vụ và công nghiệp

Tuy nhiên, khi số lượng DN “bung” ra thì một lượng lớn giấy phép và điều kiện kinh doanh đã ra đời Qua thống kê của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, trong số 300 giấy phép các loại, ngành văn hoá thông tin đứng đầu bảng với 41 giấy phép, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 37, ngân hàng 34, tài chính 24, giao thông 23, Bộ Công nghiệp 5 và Bộ Giáo dục — đào tạo 1 Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, số lượng giấy phép tăng nhanh với qui mô đáng kễ Bình quân, mỗi tuần có 1 giấy phép ra đời Các loại giấy phép này tổn tại dưới các dạng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép, văn bản chấp

thuận, thẻ Ngoài ra, còn có một loại “cửa quyền” khác dưới dạng điều

kiện kinh doanh Dạng này được hiểu là sự chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ một nhu cầu kinh doanh, sản xuất nào đó của DN do các nhân viên của cơ quan hành chính thực hiện Ví dụ: một DN có thể bị từ chối kinh doanh một nghề nào đó do không phù hợp với qui hoạch kinh tế địa phương Tại Tp Hồ Chí Minh, nêu muốn kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, đứt khoát phải có “dầu đỏ” của UBND quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh Không nói đâu xa, tại Hà Nội, dù là thủ đô một quốc gia

đang hội nhập nhưng cứ sau 12 giờ đêm, chẳng bao giờ thầy một hàng

| quản nào dám mở cửa bởi lo xe cảnh sát chở mọi thứ hàng về đồn

Hệ thống giấy phép hiện đang gây nên những bắt cập lớn, cản trở

hoạt động của DN Thứ nhất, cho đến tận bây giờ, chưa tồn tại một thống

kê và cập nhật chính xác các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh đang

có hiệu lực Thứ hai, mục tiêu của các loại giấy phép đôi khi không rõ

ràng, không rõ giấy phép và điều kiện kinh doanh được ban hành để bảo

vệ và phục vụ những lợi ích gi Thứ ba, tiêu chí để cơ quan hành chính

cắp hoặc từ chối cắp phép đôi khi chưa minh bạch Thứ tư, qui trình cấp

phép và giám sát điều kiện kinh doanh chưa có sự tham gia của người có liên quan, chưa tham vấn và giải thích rõ các quyền của người làm đơn xin cấp phép Thứ năm, thời hạn: có hiệu lực của giấy phép thường ngắn, không quá 1 năm, trong khi qui trình cắp bổ sung và gia hạn còn phức tạp, thậm chí còn lặp lại các thủ tục cập phép như lần đầu

Š Nguyễn Hoài: Không ít giấy phép nhũng nhiễu DN, Thời báo kinh tế VN số

107 (30.5.2006) trang 5

15

Trang 16

Điều nây đòi hỏi bạn phải chú ý nghiên cứu các điều kiện môi trường kinh doanh rất cụ thé tại nơi mình muốn kinh doanh để thật

am hiễu khi tiễn hành các hoạt động kinh doanh, giải quyết các công

việc có liên quan tại các cơ quan công quyền Nếu không nhận thức

đúng hoặc bỏ qua các vấn đề này đôi khi hoạt động kinh doanh "coi

như” chắm dứt ngay từ khi mới khởi sự

Hộp 3 Bắt cập trong hệ thống giấy phép kinh doanh°

Vấn đề mà doanh nghiệp thường phản nàn trong hệ thống giấy phép kinh doanh hiện hành là việc thực thi cắp phép còn thiếu minh bạch Trong một khảo sát gần đây của ADB-GTZ, nhiều đoanh nhân cho biết, họ bị cơ quan có thắm quyền từ chối cắp phép với lí do rất chung chung như không phủ hợp với qui hoạch kinh tế - xã hội của địa phương, hay có dấu hiệu

kinh doanh ngầm, khó kiểm soát hay có tiềm an nguy cơ xấu cho xã hội

Một thực tế khác đáng lưu ý là nhiều giấy phép kinh doanh đã bị bãi bỏ

nay lại “tái xuất” Đặc biệt, việc bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh nhưng

không thay đổi triệt đẻ cách làm luật của các cơ quan hành chính nên vẫn không thay đổi được “bản chất Sự việc”, các cơ quan này thường tìm cách

mở rộng quyền lực của mình thông qua việc tái ban hành các luật lệ cũ dưới hình thức mới

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện

Quản li kinh tế trung ương khẳng định việc thay thế các giấy phép kinh doanh thành “đăng kị kinh doanh không cần giấy phép” nhằm giảm chỉ phí

thủ tục hành chính và tăng chủ động kinh doanh của doanh nghiệp, trên thực tế, còn khó kiểm soát, giám sát và ít hiệu quả hơn nhiều so với giấy phép kinh doanh Ông Phạm Duy Nghĩa, Trưởng bộ môn luật kinh doanh, khoa Luật, Đại

học Quốc gia cho rằng khuyết điểm lớn nhất trong việc cấp phép ở Việt Nam là tôn tại tự duy coi giấy phép kinh doanh như là điều kiện để được gia nhập thị trường, tức là Nhà nước kiểm soát và ngăn chặn từ đầu Ông

Nghĩa cho biết, ở nhiều nước khác, một người có thể mở cửa hàng ăn mà không cần phải xin cắp phép Nhưng họ sẽ bị kiểm soát thường xuyên bởi hiệp hội ngành (như phải tham gia các khoá đào tạo về an toàn thực phẩm) hay qua kiểm tra đột xuất về việc tuân thủ các qui định về an toàn

Vệ sinh thực phẩm của cơ quan có thảm quyền

———————

6 Thuy Trang: Đơn giản hoá hệ thống giấy phép kinh doanh, Thời báo Kinh tế VN số 141, thứ hai (17.7.2006), tr 16

16

Trang 17

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Thâm, Phó chủ tịch hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, khi soạn thảo các qui định liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dường như các cơ quan chủ quản đã không hiểu hết thực trạng nên kinh tế nên đã đặt ra những điều kiện mà các doanh nghiệp

không thể đáp ứng được Ông Thâm lấy vi dụ về kinh doanh dịch vụ

logistics, chủ doanh nghiệp, sau khi đăng ki kinh doanh tại Sở Kế hoạch

và Đầu tư, phải xin được giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức do

Bộ Giao thông vận tải cấp, giấy phép đại lí làm thủ tục hải quan do Cục Hải quan cấp và giấy phép kinh” doanh kho ngoại quan, điểm thông quan ngoài khu vực cửa khẩu và cảng cạn

Tuy nhiên, một chứng từ trong hồ sơ xin cấp phép, doanh nghiệp phải xuất trình được “bản kê khai tài sản của doanh nghiệp do cơ quan tài chính quản !¡ doanh nghiệp xác nhận” Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam hau hết các doanh nghiệp, đặc biệt trong khu vực tư nhân, không có

"cơ quan quản lí tài chính của doanh nghiệp” Mặt khác để đủ điều kiện làm đại lí hải quan, doanh nghiệp phải có một nhân viên làm đại lí hải quan (được cắp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan sau khi tham dự một khoá học do

cơ quan hải quan tổ chức) Rốt cuộc là mất rất nhiều thời gian doanh

nghiệp chẳng xin được giấy phép, nhưng vẫn duy trì hoạt động

Muốn kinh doanh thì bạn vừa phải rất am hiểu các thể chế thị

trường, hiểu luật chơi kiểu thị trường song cũng lại phải nhận thức

được và biết chấp nhận các nhân tố còn “chưa thị trường” tác động đến hoạt động kinh doanh của mình Điều quan trọng là doanh nhân

phải “thích nghỉ" và phát triển được trong bối cảnh đó Bảng 1 đánh giá về môi trường kinh doanh nước ta hiện nay lrong mối quan hệ so

sánh với một số nước Đông Á và 57 nước đang phát triển khác

17

Trang 18

Bảng 1 Những hạn chế ràng buộc ở Việt Nam và các nước khác”

sát ờ Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan Các số

liệu về thế giới gồm 57 nước đang phát triển, không có Việt Nam

Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2007, Ngân hàng thế giới đã xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn năm

2006 là 14 bậc

1.3 Tư duy còn mang tính manh mún, truyền thống, cũ kĩ

Có thể nhận thấy tư duy kinh doanh nhỏ bé, manh mún vẫn là điểm đặc trưng của nền kinh tế nước ta ngày nay Tư duy manh mún,

ee

7 Kinh doanh (4 Môi trường đầu tư): sđd, trang 47

18

Trang 19

truyền thống, cũ kỹ thể hiện ở nhiều góc độ, chẳng hạn như:

Thứ nhất, kinh doanh với qui mô quá nhỏ bé: buôn bán vài chục mớ rau, một gánh bún riêu, một gánh hàng xén, một điễm sửa xe với vài

thứ dụng cụ đơn giản, một điểm sản xuất hàng hoá kiểu gia đình với

qui mô rất nhỏ,

Một mặt, rõ ràng là trong điều kiện thiếu vốn, thiếu các điều kiện cần thiết thì người ta hay nghĩ đến kinh doanh nhỏ bé Song mặt

khác, nhiều doanh nhân hoặc những người khởi nghiệp cũng chưa

bao giờ nghĩ đến chỉ được phép “nhỏ” tới một mức độ nhất định, nêu nhỏ quá chắc chắn hoạt động kinh doanh của họ không có hiệu quả

Nếu nghĩ đến điều này, chắc chắn người khởi sự doanh nghiệp sẽ không kinh doanh với qui mô quá nhỏ bé và phải nung nau y chi nhanh chóng tăng qui mô kinh doanh của mình

Thứ hai, kinh doanh theo kiểu phong trào Ngày nay, kinh doanh theo

phong trào đang diễn ra phổ biến: ở bắt kì đâu, nếu thấy xuất hiện một “nghề” mới có vẻ trụ được thì “nghề” đó sẽ lan toả mà những

người mở “nghề” đó ra cũng không cần am hiểu, không tính đến khả năng, trình độ kĩ thuật, Ví dụ: nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi tôm, cửa

hàng ăn uồng,

Sở dĩ như vậy là vì néu “hoc” trực tiếp của hàng xóm, ở xung quanh bao giờ cũng dễ hơn là phải nghiên cứu sâu Có lẽ điều này gắn liền với trình độ tư duy kinh doanh chưa cao Song do theo phong trào nên trong phổ biến các trường hợp bản thân người "làm theo” không nắm vững các nhân tố, các điều kiện cần thiết của "nghề" mình đang kinh doanh Điều này dẫn đến thất bại thì nắm chắc trong

tay, còn thành công thì chỉ có thể "nhờ trờÏ

Một doanh nhân khởi nghiệp cần biết khắc phục hạn chế này Chí

ít, bản thân người khởi nghiệp phải tâm niệm sẽ không thành công nếu chi lam theo “cai” của người khác

Thứ ba, khả năng đổi mới các sản phẩm thủ công truyền thống theo

kịp các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống như làm nón lá, đan rỗ rá, đồ kim khí, mai một

dần mà không đổi mới được (hoặc chỉ thay đổi được ở mức rất thấp)

19

Trang 20

chất liệu nguyên vật liệu, cải tiến mẫu mã cho phù hợp, cho nên

nhiều ngành nghề thủ công truyền thông bị mai một

Nghề thủ công truyền thống như một điều kiện thuận lợi cho người

khởi nghiệp hoặc doanh nhận ở vùng có nghề Hình ảnh các tỉnh Bắc

Ninh, Hà Tây, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm

gan đây cho thấy nghề thủ công truyền thống là một trong nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương

Tuy nhiên, nếu người lao động không được đào tạo một cách bài

bản, không phát triển nghề trên cơ sở khoa học thì sẽ thiếu tính sáng

tạo Đây lại là nguyên nhân gây ra sự trì trệ sau khi khởi nghiệp Người

khởi sự kinh doanh cần hiểu rõ đặc điểm này và có tư duy tốt trong

phát triển nghề truyền thống - tư duy liên tục đổi mới sản phẩm theo đòi hỏi của thị trường để từ đó thiết kế công tác đào tạo, tổ chức

nghiên cứu sản phẩm, sản xuất kinh doanh, Có được tư duy này, có

thể biến nguy cơ thát truyền nhiều ngành nghề thủ công truyền thống hiện nay thành khả năng phát triển chúng trong nên kinh tế hội nhập Thứ tư, kinh doanh thiếu vắng tính phường hôi hoặc hiểu và làm

không đúng tính chất phường hội,

Tĩnh phường hội đã xuất hiện từ rất lau đời Tính phường hội theo đúng nghĩa giúp cho những người kinh doanh nhỏ liên kết, giúp đỡ nhau trong kinh doanh Kinh doanh thời nay mả vẫn chưa am hiểu

tính phường hội thì chắc chắn tự chuốc lay thiệt hại và nếu gặp bát

trắc sẽ khó bề xoay sở

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểu phường hội

phải có giới hạn - không được làm tổn hại đến lợi ích của người thứ

ba Đây chính là điều kiện không thể thiếu mà những người muốn

khởi nghiệp cần hiểu thầu đáo,

Thứ năm, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích Có lẽ đây

là “căn bệnh” của những người thiếu tự duy kinh doanh trong nền

kinh tế thị trường Căn bệnh này đang có ở không ít người, kể cả

những người đã được đào tạo song độ “hắp thụ” kiến thức thị trường

còn hạn chế do kiến thức “truyền thông” diễn ra quá phổ biến trong

đời sống hàng ngày,

20

Trang 21

Chỉ những ai thoát khỏi "căn bệnh” cũ này mới có thể đưa doanh

nghiệp đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thị trường, hội nhập

với nên kinh tế khu vực và thế giới

Hộp 4 Kinh tế cá thể: đông nhưng yếu”

Sẻ liệu của Tổng cục thống kê cho thấy số cơ sở sản xuất kinh doanh

cá thể (SXKDCT) phi nông nghiệp tăng 5,1%/năm trong suốt 10 năm qua

Nếu chỉ xét đơn thuần về số lượng, số cơ sở này lớn gấp nhiều lần số DN

tại cùng thời điểm Cụ thể năm 1995 là gắp 79 lần, 2002 gấp 42 lần và

2005 gắp 26,5 lần

Theo bà Nguyễn Thị Liên, Vụ trưởng vụ Thương mại, Dịch vụ, Giá cả -

Tổng cục thống kê, nếu mỗi cơ sở này được xem là 1 DN siêu nhỏ thì năm

2005 cả nước ta có trên 3 triệu DN đang hoạt động và đến cuối 2005, bình

quân 26,2 người dân có 1 DN

Hiện nay, có 42,0% số cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp phân bố tại

thành thị và 57,1% ở nông thôn Điều này ngược với xu hướng phân bố

các DN Qua đó càng cho thấy, các cơ sở này có ý nghĩa lớn trong việc

CNH-HĐH và chuyển đổi kinh tế ở nông thôn Số lao động tại các cơ sở

SXKDCT phi nông nghiệp rất lớn và liên tục tăng Nếu năm 1995 đã có

3,24 triệu lao động trong các cơ sở này thì đến 2002 là 4,43 triệu người và

tính đến tháng 10/2005 lên tới 5,58 triệu lao động Trung bình hàng năm

các cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp tạo thêm 250 ngàn chỗ làm việc mới

và giải quyết 1/6 trong số 6 triệu việc làm mới của giai đoạn 2001-2005

Xét về mặt qui mô, số liệu chính thức tính đến 1/10/2004, tổng tài sản

của các cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp chiếm 18% GDP, bang 127.395,4

triệu đồng Bình quân có tải sản 43,7 triệu đồng/cơ sở và 25,5 triệu

đồng/iao động Nguồn vốn của các cơ sở chủ yếu là từ các chủ sở hữu

với tỉ lệ chiếm giữ 92,2%, số vốn vay nợ chỉ là 7,2% Hoạt động SXKD của

các cơ sở khá khả quan Năm 2004, tổng doanh thu của các cơ sở trên cả

nước là 349.596 tỉ đồng và năm 2005 là 349.606 tỉ đồng, bình quân doanh

thu đạt 120 triệu đồng/cơ sở và 70 triệu đồng/lao động Trong hoạt động

kinh doanh bán lẻ, các cơ sở kinh doanh cá thể chiêm 60% doanh thu

hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội

Hiện nay, giá trị tăng thêm của các cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp

chiêm 18% GDP cả nước Bên cạnh đó, đóng góp vào ngân sách của khu

vực này liên tục tăng qua các năm, năm 2005, nguồn thu từ các cơ sở

SXKDCT phi nông nghiệp chiếm hơn 55% nguồn thu từ khu vực dân

doanh Các cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp hoạt dong & hau hết các

ngành kinh tế quốc dân, từ những ngành sản xuất dịch vụ truyền thống

đến các lĩnh vực kinh doanh mới trong nên kinh tế thị trường

———————————

® Lệ Phong: Thời báo Kinh tế Việt Nam số 131 - thứ hai — 3.07.2006, trang 5

21

a

Trang 22

Chính sách phát triển dành cho khu vực này gần như đang bị bỏ quên làm cho các cơ sở phát triển mang đậm tinh tự phát Đến nay, khu vực nay vẫn chưa có tổ chức độc lập đại diện quyền lợi riêng cho mình Trong

hệ thống các văn bản pháp lí hiện nay, khái niệm cơ sở SXKDCT vẫn chưa thông nhất về tên gọi và các tiêu chí xác định |

Điểm yếu của các cơ sở SXKDCT phi nông nghiệp là qui mô sản xuất nhỏ, trình độ lao động thấp Tỉ lệ lao động chưa qua đảo tạo tại các cơ sở

này lên đến 92,3% và chiếm tới 64% tổng số lao động chưa qua đào tạo của

các cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp Với một thực tế manh mún về

qui mô, yếu về năng lực tài chính và trình độ lao động, các cơ sở SXKDCT

phi nông nghiệp rất cần có sự hỗ trợ trên nhiều mặt để phát triển

Những đặc trưng đã trình bày ở trên (hộp 4) tác động rất lớn tới lối

tư duy của các doanh nhân nước ta, chí phối các hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp Có thể tháy rằng, khởi nghiệp thì không khó nhưng làm thế nào để có thể có đủ kiến thức kinh doanh cần thiết đưa doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh

mới là khó, rất khó Cái khó ở đây là doanh nhân phải biết từ bô các

tư tưởng truyền thống cũ kĩ, lạc hậu, từ bỏ kiểu suy nghĩ đơn giản, dập khuôn theo nếp cũ; biết tiếp thu các tư tưởng tiền bộ, có nhận

thức đúng về nghề kinh doanh, có phản ứng đúng đắn, phù hợp với

các qui luật kinh tế, với các điều kiện thực tế của môi trường đễ đưa

doanh nghiệp ngày càng tiến lên

1.4 Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế

Thế kỉ XXI là thế kỉ mà môi trường kinh doanh vận động mang các

đặc trưng cơ bản khác hẳn so với mọi thời kì trước đó Có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sau:

Thứ nhất, phạm vi kinh doanh mang tính toàn cau

Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tiền được những bước dài Ngày nay, thế giới đã hình thành nhiều khu vực kinh tế như khối thị trường chung châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Khu vực kinh tế Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Châu Phi,

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng lớn mạnh, đến nay

đã thu hút 150 nước trên thế giới, nhiều nước còn lại đang xúc tiến

các công việc cần thiết đễ gia nhập tổ chức này

22

Trang 23

Đặc trưng này mở rộng môi trường kinh doanh của mọi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong thế kỉ XXI không chỉ hoạt

động ở phạm vi đất nước mình, mà ở thị trường khu vực và thế giới

Như thế, mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở thế kỉ XXI không chỉ cạnh

tranh với các doanh nghiệp ở chính nước mình mà còn phải cạnh

tranh trực tiếp với cả các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới:

số lượng đối thủ cạnh tranh, tính chất và cường độ cạnh tranh sẽ cao hơn hẳn so với mọi thời kì trước đó

Thứ hai, tính chất bắt ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng rõ

nét

Môi trường kinh doanh càng mở rộng sẽ càng có sự tham gia của

nhiều thành viên kinh tế Toàn cầu hoá nền kinh tế đã rút ngắn khoảng cách về không gian, làm cho các doanh nghiệp ở các quốc

gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không phải chỉ

ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào

Nhiều đối thủ ở nhiều nước và khu vực khác nhau với trình độ nhận

thức và phản ứng trước thị trường hết sức khác nhau lại cùng cạnh

tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc Chính bức tranh cạnh tranh đa màu nảy tắt yêu dẫn đến tính bắt én

ngày càng cao của môi trường kinh doanh: "Nhìn ra phía trước chúng

ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn mang và bắt định Một thế giới

của sự thay đổi ngày càng nhanh Một thế giới mà ở đó nền kinh tế

sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc hoặc dựa vào nguyên vật liệu

mà dựa vào vốn trí tuệ Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt

và thị trường trở nên tàn nhẫn Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận

vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin Một nơi mà mạng lưới thông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia Và là một nơi mà bạn hoặc sẽ hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết”

Tính chất bất 4n cao dẫn đến phá vỡ các tinh phổ biến trước đây

về hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Điều này đòi hỏi

9 Rowan Gibson (biên tập): Tư duy lại tương lai, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hỗ Chí Minh - Thời báo Kinh tế Sai Gon — Trung tâm Kinh tê Châu À

~ Thái Bình Dương, năm 2002, trang 5

23

Trang 24

những người khởi nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tích luỹ

các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại cần thiết, tìm kiếm con

đường ởi tương đối đảm bảo cho doanh nghiệp mình

2 Đặc trưng của nghề kinh doanh

Trước thập niên 90 của thế kỉ trước nhiều người không coi trọng

kinh doanh Thậm chí có rất nhiều người đặt câu hỏi liệu kinh doanh

có phải một nghề? Người ta nghĩ rằng “nghê" phải là nghề kĩ thuật cụ

thể như cơ khí, luyện kim, chứ quản lí không thể là “nghề” Cũng

như vậy, người ta nghĩ rằng ai cũng có thể kinh doanh được Đúng,

có thể là ai cũng kinh doanh được nếu hiểu theo nghĩa chỉ cần có

chút “vốn”, vài mét vuông cửa hàng là có thể mở được một cửa hiệu, kinh doanh những mặt hàng nào đó mà người chủ có ý muốn Song

van đề là ở chỗ, với tắt cả những thứ đó liệu đem lại kết quả như thé

nào? Đó là sự thành đạt hay chỉ có thể là sự thoát nghèo?

Co lễ chỉ trên cơ sở tư duy về tính chuyên môn hoá nghề nghiệp

thấp, tư duy đơn thuần theo kiểu kinh doanh đồng nghĩa với kế sinh

nhai mới phát sinh quan niệm ai cũng có thể kinh doanh được Thực

ra, quan niệm này hoàn toàn sai lầm Cần phải đặt câu hỏi: liệu có

phải nước ta chưa có được doanh nhân nỗi tiếng tàm cỡ thế giới, liệu

có phải nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả là xuất phát

từ sự sai lầm nay?

Thực ra, điều đầu tiên cần khẳng định chính là khẳng định kinh

doanh là một nghề Nghễ này có điểm đặc biệt là cần cả trí tuệ, nghệ

thuật và may mắn

2.7 Nghề kinh doanh - một nghề cần trí tuệ

Trước hết, cũng giống như các nghẻ khác, nghề kinh doanh cũng cần có kĩ năng nghề nghiệp Làm nghé gi cling cần có kĩ năng nghề nghiệp của nghề đó Kĩ năng nghẻ nghiệp đưa người hành nghề đến

đỉnh cao của nghề - sự thành đạt Kỹ năng kinh doanh càng cao, khả

năng thành công càng lớn; ngược lại, sẽ dễ đưa doanh nghiệp đến phá sản Điều đáng sợ nhất nếu người không biết nghề lại tưởng

mình đã biết, biết nghề chưa nhiều lại tưởng mình đã biết nhiều, chưa tinh thông nghẻ lại tưởng minh đã tinh thông

24

Trang 25

Hãy lấy vi dụ ở “nghề” đá bóng: bạn có nhận thay mét diéu la hau như mọi nam giới ai cũng biết đá bóng không nhiều thi it không? Nhưng bạn có nhận thầy đá bóng đến đỉnh cao của nghề là không dễ

không? Hãy quan sát các đội bóng đá nước ta: cũng hình thành các

đội với đầy đủ ban lãnh đạo và đội ngũ các cầu thủ giống như các đội

bóng khác trên thê giới, cũng tập, cũng đá, chẳng khác gì họ Song

đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao các đội bóng nước ta lại ở trình độ thắp

vậy không? Thiết nghĩ, với bóng đá thì vậy song với nghề kinh doanh

mà bạn muốn lao vào thi nên nghiêm túc: phải biết "nghề kinh doanh”

trước khi khởi sự kinh doanh bởi nó là điều kiện đầu tiên đảm bảo

cho sự thành công của bạn

Hơn nữa, nghề kinh doanh không chỉ cần kĩ năng bình thường mà

còn là nghề cần trí tuệ Bạn hãy tưởng tượng con đường kinh doanh

bạn sẽ bước vào Đầu tiên là đặt và trả lời câu hỏi kinh doanh gỉ và ở đâu? Đây là câu hỏi không may ai tra lời một cách dễ dàng Vì sao không dễ dàng? Vì để trả lời đúng câu hỏi đó thì cần có kiến thức, phải biết nghiên cứu xem mình sẽ “ban hàng” cho ai, người mua cần

gì và liệu có bao nhiêu người cũng muốn “bán” thử hàng mà mình đang muốn bán? Rồi từ đó bạn mới nghĩ đến việc phải trả lời câu hỏi thứ hai: kinh doanh với qui mô nào? Và câu hỏi thứ ba: kinh doanh theo phương thức nào?

Khi doanh nghiệp hoạt động, vô vàn vần đề đặt ra cân giải quyết,

gặp vô vàn gian truân, người không có trí tuệ làm sao có thể quyết định sáng suốt được?

Phải là người có trí tuệ cao, nhà quản trị mới thoát khỏi vòng tư duy kiểu truyền thống, cũ kĩ và manh mún Phải là người có trí tuệ rat cao mới nhận thức và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản

phẩm mới, vật liệu mới; mới dám và biết quyết định cần phát triển ở

thị trường nảo, rút lui khỏi thị trường nào và kiên quyết cạnh tranh ở thị trường nào? mới dám quyết định sử dụng và biết sử dụng người tài giỏi hơn mình; mới dám quyết định áp dụng một mô hình quản trị tiên tiền hơn, đem lại hiệu quả cao hơn Cũng chỉ trên cơ sở có trí tuệ cao, chủ doanh nghiệp mới biết đề phòng và tìm cách giảm thiểu rủi

ro có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh,

25

Trang 26

2.2 Nghề kinh doanh - một nghệ cần nghệ thuật

Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm

trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với

hiệu quả cao nhất

Hộp 5 Cau chuyén vé Rockefeller với những người thợ mỏ'°

Năm 1915 Rockefeller là người bị nhiều người oán nhất ở miền mỏ

Colorado Từ 2 năm rồi, xứ đó bị tàn phá vì một vụ đình công làm dé máu

nhiều nhất trong nền kỹ nghệ Mỹ Những người thợ mỏ trong công ty

Nhiên liệu và Kim thuộc ở xứ Colorado do ông Rockefeller làm giám đốc quyết liệt đòi tăng lương Dụng cụ và nhà máy bị phá phách, người ta kêu

linh tới, sinh ra một cuộc đỗ máu và nhiều thợ đình công bị ngã gục dưới

làn đạn Trong tình hình khẩn trương như vậy, trong không khi bừng bừng thù oán đó, Rockefeller quyết lấy lòng và hoà giải với họ

Sau hàng tuần cỗ động ráo riết trong đám thợ để mở sẵn con đường

hoà giải, ông diễn thuyết trước đám thợ đình công, bài diễn văn đó là một trứ tác có kết quả lạ lùng Nó dẹp được những làn sóng thù nghịch bao

vây ông, đang muốn nhắn ông xuống và làm cho một số đông thợ theo

ông Ông giảng giải với họ một cách thân mật, khéo léo đến nỗi thợ đình công trở lại làm việc mà không hề nhắc tới sự tăng lương nữa, mặc dủ

trước kia họ chiến đầu dữ tợn đến thế Bài diễn văn được bắt đầu:

“Ngày hôm nay là một ngày vinh dự trong đời tôi Lần này là lần thứ

nhất tôi được cái vui và cái may mắn gặp hết thảy những người thay mặt

nhân viên trong công ty lớn của chúng ta, các vị quản lí, các vị chỉ huy, và

xin anh em tin chắc rằng tôi lấy làm hân hạnh được có mặt ở đây và sẽ

nhớ cuộc hội họp này suốt đời tôi Nếu cuộc hội họp này xảy ra hai tuần lễ trước thì tôi đối với phần nhiều anh em cũng như một người dưng thôi

Nhưng vì mới vài ngày nay, tôi đã đi thăm hết các mỏ ở phương Nam, trò chuyện với các người thay mặt anh em, thăm viễng gia đỉnh anh em, hỏi han vợ con anh em, cho nên, hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây, không phải như thù nghịch nhau, mà như chỗ bạn thân và chính nhờ cái tinh thần

mến nhau đó mà tôi thấy sung sướng được bàn với anh em về quyền lợi

chung của chúng ta

Thiệt chỉ nhờ thịnh tình của anh em mà tôi được có mặt trong cuộc hội họp giữa các vị giám đốc của công ty và các vị thay mặt cho nhân viên, vì

'' Dale Camegie (Nguyễn Hiến Lê ~ P.Hiếu dịch): Đắc nhân tâm ~ bí quyết

của thành công, Nxb Tổng hợp Đằng Tháp 1994, trang 119-121

26

Trang 27

tôi không có cái may được ở trong nhóm dưới Vậy mà tôi thấy tôi liên kết

mật thiết với anh em vì, tuy đại diện cho chủ nhân, nhưng tôi còn thay mặt

tất cả những người làm công nữa "

Nghệ thuật làm cho kẻ thủ trở thành bạn thân, đến vậy là tuyệt khéo

Ví thử Rockefeller đã lựa một chiến thuật khác, công kích các thợ

mỏ, quát vào tai họ tất cả những lời làm cho họ mắt lòng, dùng một

giọng khó chịu như bảo họ khờ, thử hỏi họ có chịu nhận lỗi của họ

không, dủ lý luận của ông cực kỷ xác đáng? Và lúc đó sẽ ra sao?

Lòng giận, thù và phản đối tất sẽ tăng lên!

Hiểu như vậy, nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử

của các nhà quản trị trong các tình huống khác nhau Các thái độ,

cách ứng xử này của các nhà quản trị phải nhằm đảm bảo hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp

Khi đã thành lập, doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi

trường kinh doanh rất cụ thể Mọi hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp chỉ có thể thành công thông qua việc giải quyết tốt các mối

quan hệ giao tiếp của chủ doanh nghiệp với cán bộ công quyên,

đồng nghiệp cũng như các nhà quản trị và những người dưới

quyền

Bên cạnh trí lực ra quyết định đúng, người chủ điều hành doanh

nghiệp còn phải biết nên truyền tải quyết định đó cho ai, vào thời

điểm nào và với thái độ cụ thể nào? Chẳng hạn, bạn sẽ không thành

công nếu truyền tải quyết định đã ban hành cho người có trình độ, có

tính chủ động cao và cũng có lòng tự ái cao với thái độ không mềm

dẻo; ngược lại, cũng sẽ không thành công nếu truyền tải quyết định

cho người nhu nhược mà không tỏ thái độ kiên quyết, rõ ràng, Câu

chuyén vé Rockefeller với những người thợ mỏ của ông mô tả ở hộp

5 cho một ví dụ về nghệ thuật khi cư xử với cấp dưới trong tình thé

rat khó khăn

Để đưa doanh nghiệp đi lên, người chủ doanh nghiệp cần thể hiện

cách ứng xử nghệ thuật ở ở rất nhiều góc độ Chẳng hạn, Dale

Carnegie cho rằng cần nghệ thuật dùng người, nghệ thuật gây thiện

cảm, nghệ thuật dẫn dụ người khác, nghệ thuật sửa tính cách người

27

Trang 28

khác mà không làm ho phat y; hoac Napoleon Hill cho rang can nghé

thuật hình thành mong muốn; trong giáo trình Quản trị kinh doanh” thi nghệ thuật tự quản trị lại được nhắn mạnh và đưa lên hàng dau

Hộp 6 chỉ đưa ra một ví dụ về sự thành công của người chủ doanh

nghiệp nếu biết nghe người khác nói

2.3 Nghề kinh doanh - một nghề cần có một chút “may mắn” Nghề kinh doanh gắn với các quyết định đầu tư; mọi quyết định

đầu tư đều phải bỏ tiền ra trước, thu lại vốn và có thể có lãi sau

Chính hành ví này dẫn đến nghề kinh doanh có đặc thù gắn với rủi ro Khác với nhiều nghề khác, kinh doanh gắn với rủi ro cao

Ngày nay, khoa học quản trị kinh doanh phát triển, các công cụ đều

cố gắng tập trung giải quyết vấn đề dự báo — làm sao để dự báo

được những "cái” sẽ diễn ra trong tương lai Dự báo càng tốt, càng

hạn chế được tính rủi ro Tuy nhiên, với tính chất biến động ngày

càng tăng của môi trường và thị trường, các công cụ dự báo không

phải bao giờ cũng tỏ ra hữu ích Cũng chính vì vậy, bên cạnh các

công cụ dự báo, người chủ doanh nghiệp còn cần có tính nhạy cảm

cao trong nhận thức chiến lược Điều này, cũng giúp ích rất nhiều cho

các nhà quản trị định hướng đi "giảm" tính rủi ro Song nó cũng không

phải tất cả, cái cuối cùng có thể nói đến ~ đó là trông chờ ở một chút

may mắn

!! GS, Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Quản trị

kinh doanh (nguyên lí chung cho các loại hình doanh nghiệp), Nxb Lao động — Xã hội năm 2004, trang 72-82

28

Trang 29

Hộp 6 Luôn lắng nghe mọi người?

Luôn biết lắng nghe mọi người, mỗi người có kinh nghiệm riêng của

họ, có thể kinh nghiệm của họ liên quan tới việc của bạn Mỗi người đều

có tư tưởng riêng Khôn ngoan không chỉ dành riêng cho người có học vẫn Nhà quản lí giỏi chẳng mắt gi, chỉ mắt một chút thời gian để nghe người khác nói

Các luật sự đang phải làm việc cả vào kì nghỉ cuối tuần Họ phải làm việc — vì vụ mà họ nhận bảo chữa xem ra vô vọng Thân chủ của họ bị bắt

về tội giết người, bằng chứng thật vững và không thể tranh cãi Họ cần một lý lẽ biện hộ thật hấp dẫn và thuyết phục và cân that gap Nhóm luật

sư biện hộ gồm luật sư chính, đứng đầu công ty - một luật sư hình sự xuất

sắc — và hai luật sư trẻ

Như mọi ngày gần 20 năm nay, bà quét dọn đến công ty vào sáng thứ bảy, đúng 8 giờ Ông luật sư chính lên tiếng: "Chào bà Molodeskï” “Chào ông F” - bà ta đáp lời dâm dẳng Bà Molodeski chỉ cao có 1,50 m, một người luôn tươi cười Bà hỏi tiếp: “Chắc mây cậu ở nhà không ngoan nên trông ông không được tươi tắn lắm?” "Thôi được, bà đã hỏi thì tôi phải nói”

- luật sự F trả lời: “Chúng tôi có một vụ không chắc ăn vì lập trưởng của chúng tôi không vững, chúng tôi không lách vào đâu được Để tôi nói cho

bà nghe rồi bà cho ý kiến nhé”

*Ờ, ờ, thưa thủ trưởng, chúng †a còn nhiều việc phải làm, đâu còn thì

giờ Một luật sư trẻ phản đối

"Được mà Scott Tôi luôn có thì giờ để nghe ý kiến bà Molodeskf”!

Rồi luật sư F nói qua vụ án cho bà ta nghe Nghe xong, bà hỏi: "Ông

đã coi qua may thứ ma tuý đó chưa? Mấy thứ thuốc điên ấy làm bọn trẻ điên lên”

Từ "điên" làm nảy trong đầu ông một cơ sở bênh vực mới

Luật sư F bèn coi lại những thứ ma tuý Ông đi xem lại các xét nghiệm máu Ông nhờ những chuyên viên dược học thượng thặng trong nước

Ông thuyết phục bôi thẫm đoàn là kết quả phối hợp của ma tuý và thuốc

gây ảo giác đã ảnh hưởng đến đầu óc thân chủ ông và trong tình trạng do thuốc gây nên, mắt fỉnh táo, thân chủ ông không có trách nhiệm về hành động của mình

Sau bản án tha bổng, luật sư Scott xin lỗi luật sự F vì đã ngăn cản ông nói chuyện với bà Molodeski Luật sự F nói với luật sư Scott là ông thích nói về những vụ án với những bà như bà Molodeski trên đời này hơn là

Trang 30

nói với các luật sư khác Những luật sự khác chỉ đọc trong sách luật, còn

những bà như bà Molodeski ngồi trên ghế bồi thẫm đoàn Những bởi thẳm

là thính giả của chúng ta, không phải những luật sư khác Đừng coi thường những ông thợ xây, người coi quầy rượu, phục vụ bàn và tài xế

tắc xi Người khác có thể được học hành tốt hơn, nhưng môn học xa lạ

hơn, nhưng bà Modeski là người khôn ngoan

Luật su F tốt nghiệp hạng ưu ở một trường luật nỗi tiếng nhất xứ Trên tường trong văn phòng của ông treo đây những ảnh của các tổng thống, các thống đốc, những cầu thủ quán quân, những minh tỉnh, nhưng ông F

không bao giờ cho mình là quan trọng đến độ không nghe và học hỏi

những người khác Ông F trở thành người có tầm cỡ vì ông kính trọng cả

những người mà người ta gọi là hạng “tép riu”

Ông F là một ông chủ lớn, đỡ đầu cho 14 luật sư khác mở 14 công ty luật thành công ~ và tắt cả họ đều lắng nghe bà Molodeski nói

Điều này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa lớn nhất của nó là cần nhận thức

phải có tri thức khoa học khi ra các quyết định kinh doanh song nêu

quyết định cụ thể nào đó chưa đạt kết quả như mong muốn, thậm chí

thất bại thì cũng không được nản Hãy biết nghiêm túc đánh giá lại và

rút kinh nghiệm; nếu bản thân đã làm hết mức rồi, kết quả không

mong đợi là do khách quan không thể lường trước thì hãy biết dũng cảm tiếp tục tiến lên

3 Tư chất của một nhà kinh doanh sẽ “thành dat”

Người chủ doanh nghiệp là một con người hành động, có động cơ

mạnh mẽ, chịu mạo hiểm đề đạt tới những mục tiêu của mình Những

đức tính và những nét đặc trưng kể ra sau đây phác thảo nên diện mạo người chủ doanh nghiệp

Thứ nhát, lòng tự tin

Đây là tố chất đầu tiên của người chủ doanh nghiệp - người lãnh

đạo Là người lãnh đạo, là nhà kinh doanh phải có lòng tự tin Sở dĩ

như vậy vì con đường kinh doanh là con đường gập ghẻnh; người

lãnh đạo lái con thuyền kinh doanh cũng chẳng khác gì người lái thuyền điều khiển con thuyền của minh trên một dòng sông chưa hề quen biết, phải đưa con thuyền vượt qua muôn vàn ghènh thác mà không thể lường trước được để đi đến đích Vậy, liệu con thuyền có 30

Trang 31

tới đích nêu người điều khiển nó không có lòng tự tin?

Lòng tin được thể hiện ở sự bình thản, tính độc lập và tinh than lac

quan của người lãnh đạo Sự bình thản trước mọi biến cố có thể xảy

ra là biểu hiện rõ nét của lòng tự tin, chỉ ai có lòng tự tin cao độ mới

có thể bình thản giải quyết mọi vấn đề khi biến cỗ xảy ra Tính độc lập trong suy nghĩ và quyết định chính là biểu hiện khác của lòng tự tin

Chỉ ai có lòng tự tin mới độc lập suy nghĩ và quyết định mà không sợ

dư luận Và chỉ ai có lòng tự tin mới có tinh thần luôn lạc quan trong

cuộc sống Tất cả các tố chất này đều cần có ở bắt kỳ người chủ

doanh nghiệp hay người lãnh đạo nào

Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành

Đây là đức tính không thể thiếu của mọi người lãnh đạo Để đưa con thuyền kinh doanh qua mọi thác ghềnh, người chủ doanh nghiệp

phải ý thức được nhiệm vụ chèo lái của mình Bạn phải ý thức được

các nhiệm vụ khi đưa thuyền đi qua vùng nước mênh mông, hiền

hoà; song cũng phải ý thức được minh sẽ phải làm gì nếu con thuyền

đi đến vùng ghềnh thác, đặc biệt cần làm gi trong trường hợp thác

nghành rất nguy hiểm Chỉ có như thế con thuyền kinh doanh mới có

thể đến đích cần đến

Ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành biểu hiện rõ nét ở ý

chí muốn thành công, ý thức suy tính tới lợi nhuận cũng như ở tính

bén bi, kiên trì và kiên quyết Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng phải

có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát và đặc biệt phải là người có

sáng kiến

31

Trang 32

Bang 2 Những đức tính cần thiết của người khởi nghiệp

nhiệm vụ phải | 5 Ÿ thức lo tới lợi nhuận

hoàn thành để |6 Tính bền bỉ, kiên trì, kiên quyết

đạt tới kết quả đã | 7 Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát

được dự tính 8 Sáng kiến

3 Năng khiếu chịu | 9 Thích mạo hiểm

mạo hiểm 10 Không sợ rủi ro

11 Ham thích cái mới

12 Ham thích sự thách thức

4.Năng khiếu chỉ | 13 Có cách ứng xử của người thủ lĩnh

khác

5 Năng khiếu đặc | 15 Biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của

biệt người khác

16 Nhạy cảm với cải mới

17 Có năng lực đổi mới, tính sáng tạo

18 Tính linh hoạt

19 Tháo vát

6 Biết lo về tương | 20 Khả năng thích ứng

lai 21 Năng khiếu thu thập thông tin

22 Loxa

23 Sáng suốt

Thứ ba, năng khiếu chịu mạo hiểm

Đây cũng là một đức tính quan trọng của người lãnh đạo Chỉ dám

Chịu mạo hiểm, người lãnh đạo mới dám “lái” con thuyền kinh doanh

vào nơi mình chưa biết sẽ hiểm nguy ở mức độ nào Và chỉ trên cơ

sở đó, mới có thể thu hái lợi nhuận và đi đến thành công Không có

năng khiếu chịu mạo hiểm, người lãnh đạo không dám đưa ra các

32

Trang 33

quyét dinh tao bao khi can Do dự, chân chừ trong nhiều trường hợp

đồng nghĩa với bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và do đó khó đem lại thành

công cho doanh nghiệp Điều này hoàn toàn giống người lái thuyền: khi con thuyền sắp đến ngã ba thác ghènh, không còn thời gian để người điều khiển suy tính mà trong tích tắc người lái thuyền phải

quyết định hoặc rẽ hướng này, hoặc rễ sang ngả khác Nếu không

quyết định kịp thời, có thể chính người lái thuyền đã làm cho con

thuyền đâm thẳng vào vực xoáy hoặc bờ đá nào đó ngay phía trước

con thuyền

Đức tính này biểu hiện ở tính thích mạo hiểm, thích sự thách thức

của người chủ doanh nghiệp

Thứ tư, năng khiếu chỉ huy

Chủ doanh nghiệp là người lái thuyền - thuyền trưởng Đề hoàn

thành sử mệnh này, người chủ doanh nghiệp phải có năng lực chỉ

huy người khác Năng lực chỉ huy là điều kiện đưa con thuyền doanh nghiệp vượt qua thác ghênh

Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần có cách ứng xử của người thủ

lĩnh, thoải mái trong các quan hệ với người khác và phải có năng khiếu biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác Đây là

đức tính quan trọng giúp anh ta thu lượm được các ý kiến tốt hơn cái

mà bản thân anh ta có và vì vậy là điều kiện giúp người chủ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà bản thân anh ta tưởng chừng không

qua nỗi

Thứ năm, năng khiếu đặc biệt

Người đứng đầu doanh nghiệp cần có các năng khiếu đặc biệt gắn với kinh doanh Năng khiếu đặc biệt này thể hiện trước hết ở tính nhạy cảm với cái mới Đây là đặc tính rất cần thiết Chỉ trên cơ sở

nhạy cảm với cái mới, người đứng đầu doanh nghiệp mới không để sản phẩm, dịch vụ hoặc bản thân doanh nghiệp rơi vào trạng thái lạc hậu, trì trệ

Tiếp đến phải là khả năng đổi mới, tính sáng tạo của người đứng

đầu doanh nghiệp Phải có khả năng này, người đứng đầu doanh

nghiệp mới có thể chỉ đạo cấp dưới liên tục đổi mới hoạt động

33

Trang 34

Người chủ doanh nghiệp còn phải là người có tính linh hoạt cao,

sẵn sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Có thế

doanh nghiệp mới tránh được các thất bại mà nếu không linh hoạt đã

vấp phải

Hộp 7 Niềm khát khao thành công 'Š

Những tư duy thành công của tôi

Tôi không đầu hàng cho tới khi thật hài lòng với kết quả đạt được Thất

bại chỉ là một trạng thái tinh thần Tôi không triển khai dự án quan trọng

nào cho tới khi hoàn toàn tin tưởng vào giá trị lớn lao của nó Khi đó, tôi

không có lí do đễ từ bỏ nếu gặp trở ngại Nếu phương án này không thành

công, tôi tìm kiếm phương án khác cho tới khi tôi tìm được cách đạt được các mục tiêu đích thực của dự án Đôi khi tôi phải hết sức kiên nhẫn

Sự chân thành là phẩm chất lãnh đạo

Sự chân thành mang lại sự tin tưởng, sự tin tưởng mang lại sự tôn trọng, và sự tôn trọng giúp bạn dẫn dải tập đoàn của mình Chúng ta thường nghĩ sự tôn trọng là một tính cách của các nhà giáo hay giáo sư

nên việc đề cao sự tôn trọng đối với các nhân viên điều hành kinh doanh

là một suy nghĩ khá lạ lùng Tuy nhiên, để khiến các nhân viên của bạn

xích lại gần nhau, hãy sử dụng những khả năng tốt nhất của họ và phát

triển năng lực của họ, bạn phải chia sẻ quan hệ làm việc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau Sự tin tưởng này không thể có được trừ khi người lãnh đạo là một người chu đáo, chân thành và quan tâm tới người khác

Lòng dũng cảm từ niềm tin vững chắc

Tôi tìm thấy sức mạnh từ niềm tin vững chắc sâu thẳm trong tôi và

tin rằng mọi người cũng vậy Sức mạnh phi thường đòi hỏi con người

phải làm những việc chính nghĩa Thậm chí, nếu chỉ có dầu hiệu của

hoài nghỉ hoặc hay lưỡng lự, niềm tin sẽ bị lung lay và lòng dũng cảm

sẽ tan biến

Có lần tôi nghe nói rằng 99% các bác sỹ đã từ chối chẩn đoán và chữa

trị cho những người thân yêu của họ trong hoàn cảnh hiểm nghèo, đặc

biệt khi cân tới phẫu thuật, Nhiều lí do được dua ra dé lí giải điều này Có

lẽ các nhà phẫu thuật lo lắng rằng đôi bàn tay của họ sẽ run lên và tình cảm làm cho họ quá hồi hộp không thể tiền hành một ca phẫu thuật chính

xác cho người thân yêu Những cảm xúc sẽ tác động đến họ, nên họ

muốn tin tưởng vào kỹ năng của đồng nghiệp hơn bản thân mình

'” Trí tuệ kinh doanh châu Á — 32 giám đốc thành công nhất khu vực, Nxb

Lao động 2005, trang 17-23 (Kazuo Inamori Người sáng lập, Chủ tịch danh dự Công ty Kyocera, Người sáng lập Công ty DDI, Nhật Bản)

34

oa

Trang 35

Nhưng thực sự không nên như vay Nếu bạn có lòng dũng cảm và niềm tin thực sự ở kĩ năng phẫu thuật của mình, bạn có lẽ không nên đề đồng nghiệp tiên hành phẫu thuật người thân, mà chính bạn sẽ tiến hành được

ca phẫu thuật tốt nhất

Một chìa khoá cho sức mạnh là phải có lòng dũng cảm để hoàn thành mục tiêu Một chìa khoả khác là tin tưởng ở khả năng của mình với niềm tin vững chắc chứ không chịu những chỉ phối của tinh cam

Tinh thần lạc quan khi sóng gió

Một nhà lãnh đạo phải luôn vui vẻ và lạc quan-đặc biệt trong lúc suy thoái Cách thức thực hiện điều này là luôn tin vào khả năng hiện thực hoá viễn cảnh đã đặt ra và chia sẻ niềm tin này với nhân viên Trong lúc khó khăn, điều đặc biệt quan trọng là nhìn hiện thực như nó vốn có và thiết kế các chiến lược phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại Nên nhớ rằng nền kinh tế vận động theo chu kỳ, và do vậy, một nhà lãnh đạo lạc

quan - người nghĩ rằng suy thoái sẽ qua đi - sẽ dẫn dắt tập đoàn theo

một hướng tích cực hơn so với người bị quan-những người nghĩ rằng

Tháo vát trong cuộc sống cũng là biểu hiện không thể thiếu của

người có năng khiểu kinh doanh đặc biệt

Bên cạnh đó, người chủ doanh nghiệp còn cần có khả năng thích

ứng với sự biến đổi của xung quanh và có năng khiếu thu thập

thông tin

Thứ sáu, biết lo về tương lai

Đây cũng là đức tính không thể thiêu của người chủ doanh nghiệp Bạn phải biết lo xa và phải sáng suốt Lo xa và sáng suốt dự phòng giúp bạn tính toán cần thận và phòng tránh những bắt trắc có thể

Những nét tính cách trên có mối quan hệ phụ thuộc nhau: người có

lòng tin dễ sẵn sàng chịu trách nhiệm về những quyết định của mình

và chấp nhận nguy hiểm

Mọi người đứng đầu doanh nghiệp đều không giống nhau ở các

nét đặc trưng trên song họ có những điểm chung, chẳng hạn phân lớn số họ đều có lỏng tự tin, khả năng chấp nhận mạo hiểm, tính

mềm déo, khéo léo, lòng ham thích rõ rệt đối với sự thành công và có

nhu cầu lớn về tính độc lập

Hãy phân tích ở hộp 7 những tư chất của ông Kazuo Inamori - Người sáng lập, Chủ tịch danh dự Cong ty Kyocera và Công ty DDI,

35

Trang 36

Nhật Bản Công ty Kyocera ra doi nam 1959 với 28 nhân viên và số vốn 10.000 USD mà Kazuo Inamori vay của người bạn Ngày nay,

Kyocera là công ty hàng đầu sản xuất linh kiện bán dẫn và sản phẩm

truyền thông, có 37.000 nhân viên hoạt động ở Nhật và nước ngoài

4 Chuẩn bị trở thành người chủ đoanh nghiệp

4.1 Chuẩn bị các tô chất cần thiết

Nếu bạn đã có sẵn các đức tính mô tả ở mục 3 hoặc như các

chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân cần

có bởi "mẫu người 4 D” (4 tế chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh) bao gồm khát vọng, động lực, kỷ luật và quyết tâm - tức là bạn

đã có tương đối đầy đủ "tố chất” của một chủ doanh nghiệp, một nhà

kinh doanh (xem hộp 8) Nếu côn thiếu, không có cách nào khác là

Hộp 8 Nguồn lực cần thiết đề khởi nghiệp kinh doanh'“

Hầu như bắt cứ ai cũng có thể mở doanh nghiệp, song để kinh doanh thành đạt thì không dễ Theo số liệu trong cuốn "Tỷ lệ đỗ vỡ của các công

ty mới", ít nhất có một nửa số công ty mới tại Canada không tôn tại đến

năm thứ 3 An phẩm này cho biết, nếu muốn mở một doanh nghiệp bạn phải có 4 nguôn lực dưới đây

Bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân? Những

doanh nhân thành công là những người luôn tận tuy với hoạt động kinh doanh của mình Các chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà

doanh nhân cần có bởi "mẫu người 4 D", bao gồm Khát vọng (Desire),

Động lực (Drive), Kỷ luật (Discipline) và Quyết tam (Determination)

Ban can có không chỉ ý tưởng kinh doanh, mà cả khả năng thực hiện

những ý tưởng đó Những doanh nhân thành công là những người có

quyết tâm cao để vượt qua những trở ngại, thậm chí thất bại trong thời

gian ngắn

Khát vọng và động lực là điều kiện cần song chưa đủ để khởi nghiệp

Kỷ luật và quyết tâm là những yếu tố đảm bảo để các doanh nhân đi theo

và phát triển ý tưởng kinh doanh, bắt luận quá trình này suôn sẻ hay phải

đối mặt với nhiều trở ngại

Bạn có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh? Nhiều người cố

mở doanh nghiệp trong khi còn thiếu những kiến thức cơ bản, Đây là

nguyên nhân chính làm nhiều công ty "chết yểu"

Trang 37

-Để mở doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho minh kiến thức về nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau và phải có những kỹ năng nhất định hoặc

có nghiên cứu để tìm thuê những người đảm nhận các công việc mà bạn

thấy thiếu kỹ năng

Kỹ năng không thể thiếu đối với DN là việc quản lý con người Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị kiến thức về bán hàng và marketing Cần nhận dang đâu là những đối thủ cạnh tranh của mình? Đâu là những cạm bẫy trên thương trường? Chính sách khách hàng như thế nào?

Bạn có huy động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh

doanh? Chỉ một số ít người có vốn để lập nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu Đây là nhân tố quan

trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn

Việc huy động đủ lượng vốn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi không có gì đảm bảo rằng kinh doanh của

ban sẽ đem lại ngay nguồn thu cho bạn như dự kiến và không có gì đảm bảo rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ đem lại đủ tiền để duy trì cuộc sống

cho cả gia định bạn Như vậy, vốn cần thiết không chỉ gồm vốn để mở doanh nghiệp mà còn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi đem lại lợi nhuận

Bạn có được những nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết? Gia đình

là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống hỗ trợ kinh doanh Không phải

ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà kinh doanh thành đạt đều là những người

đã xây dựng gia đình Gia đỉnh không chỉ là nguồn hỗ trợ về tài chính, mà

còn là nguồn động viên về tình thần cùng những nguồn ý tưởng và lời khuyên đáng quý đổi với hoạt động kinh doanh của bạn

Nguồn hỗ trợ kinh doanh quý giá khác là các doanh nhân Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần tiếp xúc và trao đối với các doanh nhân đã từng thành công trong hoạt động này để có được những thông tin cần thiết và

có thể là những lời khuyên hữu ích

hệ của bạn với nhân viên dưới quyền là những dịp bạn có thể nâng

cao trình độ của mình trong vai trò người lãnh đạo Biết lợi dụng các

cơ hội để biểu hiện năng lực chỉ huy của bạn trong công việc hàng

ngày là cách tốt nhất dé rèn luyện nghệ thuật nắm quyền hành Bạn

cảng có nhiều các đức tính đã kể ở trên bao nhiêu, sẽ càng có cơ hội

37

Trang 38

trở thành doanh nhân thành đạt bấy nhiêu

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải tự xác định cho mình

các mục tiêu thể hiện khát vọng của bạn và nuôi dưỡng các hy vọng thực hiện mục tiêu đã xác định Mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu, bạn

càng có cơ hội để đạt được chúng báy nhiêu Để làm được, bạn phải

hiểu rõ hiện trạng của mình, xác định thật cụ thể mục tiêu muốn đạt

và phải dự kiến các hành động cũng như thời gian sẽ tiền hành để

biến mục tiêu thành hiện thực

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải có cái nhìn cuộc

sống một cách lành mạnh Đây chính là điều kiện giúp bạn vượt qua

các thăng trầm trong bước đường kinh doanh mà không bi mat

thăng bằng

Là người đứng đầu bạn phải là người có kỉ luật Bắt luận trong

trường hợp nào, bạn đều phải chấp hành nghiêm túc pháp luật, qui

chế cũng như moi qui định về thời gian, về hoàn thành công việc

đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian, Đây không chỉ

là điều kiện để bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn làm

gương cho những người khác noi theo

Phân lớn mọi người để cho hoàn cảnh chỉ phối thái độ của họ,

nhưng là người đứng đầu doanh nghiệp phải ngược lại, có thái độ tác

38

Trang 39

động hoàn cảnh và sự việc xảy ra

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải biết tạo ra động cơ

hành động cho nhân viên và phải chịu trách nhiệm nâng cao trình độ

của nhân viên dưới quyền

4.2 Chuẩn bị các kiến thức cần thiết

Thứ nhất, bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức kinh doanh cần

thiết

Các kiến thức kinh doanh của bạn liên quan đến sản phẩm - thị

trường, khách hàng, bạn hàng cung ứng nguồn lực, Không ai sinh

ra đã có ngay các kiến thức kinh doanh cần thiết Tất cả các kiến

thức kinh doanh đều có thể học một cách căn bản ở các trường đào tạo hoặc tự học trong cuộc đời Con đường học tập ở các trường đào tạo thường ngắn hơn và căn bản hơn Con đường tự học thường dài

hơn song có thể tạo cho người đứng đầu doanh nghiệp độ nhanh

nhạy cao hơn

Là người sẽ lập nghiệp, bạn phải có tư chất tự đánh giá mình còn

thiếu kiến thức gì, cần học ở đâu, học khi nào?

Từ đó, bạn chuẩn bị sẵn các kiến thức cần thiết cho quá trình lập

nghiệp của mình

Thứ hai, chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết

Kiến thức quản trị rắt đa dạng Ván đề là ở chỗ bạn phải biết mình

đã có gì, ở mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình còn

đang có ở trình độ khiêm tồn, cần bỗ sung Điều này cực Kì cần thiết

Chuẩn bị các kiến thức cân thiết không có nghĩa là bạn phải có ngay các kiến thức đó mà phải chuẩn bị dần dân Điều quan trọng là phải xác định được tối thiểu mình cần biết gì và phải đáp ứng trước khi khởi

sự kinh doanh Những thứ khác có thể bd sung, có thể biết rõ để tìm kiếm sự "hỗ trợ” bằng con đường sử dụng nhân lực

39

Trang 40

Tóm tắt chương

Thị trường mang ban chat là thị trường cạnh tranh, giá cả tuân

theo quí luật cung câu Muốn kinh doanh thành đạt, bạn hãy nhớ rằng minh đang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và do đó, hãy biết

"quên" cách định giá bằng giá thành trong phổ biến các trường hợp

định giá :

Đến nay, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường, nhưng tính chất

“kế hoạch hoá tập trung” còn cao Doanh nhân một mặt, phải rất am

hiểu các thể chế thị trường và mặt khác, cũng lại phải nhận thức được và biết chấp nhận các nhân tố còn “chưa thị trường” tác động

đến hoạt động kinh doanh của nìình và phải "thích nghỉ” và phát triển được trong bối cảnh đó

Tư duy kinh doanh nhỏ bé, manh mún vẫn là điểm đặc trưng của

nén kinh tế nước ta Biểu hiện ở nhiều góc độ: kinh doanh với qui mô quá nhỏ bé, kinh doanh theo kiểu phong trào, khả năng đổi mới các sản phẩm thủ công truyền thống theo kịp các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp, kinh doanh thiếu vắng tính phường hội hoặc hiểu

và làm không đúng tính chất phường hội, thiếu cái nhìn dài hạn về sự

phát triển và lợi ích Những đặc trưng này tác động rất lớn tới lối tư

duy của doanh nhân nước ta

Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh thế kỉ XXI khác hẳn

so với mọi thời kì trước đó: phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu,

tinh chat bat én của thị trường là rắt rõ ràng và ngày cảng mạnh mẽ Kinh doanh là một nghề Nghề kinh doanh - một nghề cần trí tuệ, nghệ thuật và cần có một chút "may mắn” Vì vậy, một nhà kinh doanh sẽ "thành đạt” cần có các tư chất là lòng tự tin, có ý thức rõ

ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã được dự tính

là đức tính không thể thiếu của mọi người lãnh đạo, năng khiếu chịu

mạo hiểm cũng là một đức tính quan trọng của người lãnh đạo, năng

khiếu chỉ huy, năng khiếu đặc biệt và biết lo về tương lai

6 trở thành chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị các tố chất cần thiết,

các kiến thức cần thiết Đó là các kiến thức kinh doanh và các kiến

thức quản trị cần thiết

40

Ngày đăng: 16/07/2016, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w