1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy môn Giáo dục học ở trường ngô gia tự theo hướng dạy học tích cực

100 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 262,88 KB

Nội dung

46 2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên SV trưòng CĐSP NgôGia Tự Bắc Giang…...472.3 Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn GHD ởtrường CĐSP Bắ

Trang 1

DANH MỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PPDH: Phương pháp dạy họcPPGD: Phương pháp giáo dụcQTGD: Quá trình giáo dục

TLGD: Tâm lý giáo dụcTHCS: Trung học cơ sở

Trang 2

Mục lục

Mở

đầu 1

1 Lý do chọn đề tài… 1

2 Mục đích nghiên cứu… 2

3 Khỏch th? nghiờn c?u… 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5.Giả thuyết khoa học 3

6.Nhiệm vụ nghiên cứu… 3

7 Phương pháp nghiên cứu… 3

8.Phạm vi nghiên cứu 4

Nội dung 5

1.1 L?ch s? c?a v?n d? nghiờn c?u… 5

1.1.1 Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường… …5 1.1.2 í kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực 7

1 2 Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực 9

1.3 Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực 10

1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học 10

1.3.2 Phương pháp dạy học tích cực 16

1.3.3 Các PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học và khái quát một số phương pháp cụ thể 23

1.3.3.1 Phương pháp động não 24

1.3.3.2 Phương pháp thảo luận… 31

1.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy môn giáo dục học và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực 37

1.4.1Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực 37

Trang 3

1.4.2Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực 39

Kết luận chương I 43Chương II: Thực trạng vận dụng PPDH nói chung, PPDH tích cực nói riêngtrong quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự BắcGiang… 442.1 Vài nét về nhà trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang và đặc điểm của môngiáo dục học 442.1.1 Vài nét về nhà trường và sinh viên CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang… 44

2.1.2 Đặc điểm của môn giáo dục học 46

2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên (SV) trưòng CĐSP NgôGia Tự Bắc Giang… 472.3 Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn GHD ởtrường CĐSP Bắc Giang… 512.4 Các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng… 63

Kết luận chương II 65Chương III: Thiết kế bài học môn giáo dục học theo PPDH tích cực…… …663.1 Khái quát về quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học môn giáo dụchọc ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (kết hợp 2 phương pháp tích cực)66

3.2 Thực nghiệm sư phạm 673.2.1 Khảo sát đầu vào và phân tích kết quả ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 69

3.2.2 Tiến trình thực nghiệm 72

3.2.3 Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm lần 1 75

Trang 4

3.2.4 Xử lý kết quả thực nghiệm 76

3.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hỗ trợ 85

Kết luận chương III 88

Kết luận 89

1 Kết luận 89

2 Khuyến nghị… 90

2.1 Đối với trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang… 90

2.2 Đối với giảng viên giảng dạy môn GDH 90

Tài liệu tham khảo… 92

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên củathông tin, tri thức Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyềnlực tối ưu của mỗi quốc gia Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật

và công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức củanhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạngcủa thế giới Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục.Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc giatiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thểđong đếm được Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinhnghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang

bị cho mỗi người phương pháp (PP) học tập, tìm cách phát triển năng lực nộisinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thườngxuyên, học tập suốt đời Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó,việc cải cách, đổi mới giáo dục (GD) là một việc làm hết sức cần thiết và cấpbách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) là khâu then chốt nhấttrong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới GD

Nhận thức được việc đổi mới PP giảng dạy và học tập là một trongnhững vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ

GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PPdạy học ở tất cả các cấp học, bậc học “Đổi mới phương pháp dạy và học,phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thựchành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt,học chay” [47; 203 - 204] Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 (điều

5 khoản 2) đã ghi: “PPGD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tưduy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả

Trang 6

năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [35;9] và Bộ GD và

ĐT cũng có chỉ thị số 15/1999/CT-BGDĐT yêu cầu các trường Sư phạm phải

“đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tíchcực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và nănglực tự học, tự nghiên cứu của người học, sinh viên Nhà giáo giữ vai trò chủđạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn ngườihọc giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoahọc.” [1]

Trong những năm qua việc giảng dạy môn giáo dục học ở các trườngđại học và cao đẳng đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đápứng được yêu cầu ngày càng cao việc nâng cao chất lượng dạy học môn giáodục học theo đúng tính chất của một môn học nghề

Môn Giáo dục học là môn học mang tính nghiệp vụ, có tính chất đặcthù ở các trường sư phạm Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theohướng phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là mốiquan tâm của mỗi cán bộ quán lý, giảng viên giảng dạy các bộ môn nóichung, giáo dục học (GDH) nói riêng trong các trường sư phạm Xuất phát

từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Vậndụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáodục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn GDHnhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượngdạy và học của sinh viên trường CĐSP

3 Khách thể nghiên cứu

Qúa trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP

Trang 7

4 Đối tượng nghiên cứu

“Phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học GDH cho sinh viên trường CĐSP Bắc Giang

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tựgiác, tích cực của người học Nếu vận dụng “phương pháp dạy học tích cực”trong dạy học bộ môn giáo dục học sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lựcnhận thức, tính tự giác của sinh viên trong học tập, hình thành ở họ năng lựcđộc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả củaquá trình giáo dục, đào tạo

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học tích cực nói riêng

6.2 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và phương pháp tích cực nói riêng trong trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

6.3 Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáo dục học cho sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

7 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 8

7.2.1 Phương pháp quan sát: chúng tôi dự giờ, chủ động quan sát việc dạy và họcmôn giáo dục học của sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang

7.2.2 Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng ankét với hệ thốngcâu hỏi, để thăm dò ý kiến của sinh viên về dạy và học theo phương phápmới

7.2.3 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: chúng tôi đàm thoại, trao đổicùng với sinh viên, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học ở trường CĐSP NgôGia Tự Bắc Giang

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với các thầy, côgiáo, các bạn đồng nghiệp và của bản thân

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm (TN): được tiến hành theo một quy trình xác địnhnhằm so sánh 2 phương pháp: truyền thống và phương phương pháp dạy họcđộng não và dạy học theo nhóm nhỏ

7.2.6 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các Giáo sư, tiến

sĩ giáo dục học về phương pháp dạy học tích cực, các nhà quản lý giáodục

7.2.7 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý và phân tích kết quả điều trathực nghiệm sư phạm

8 Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian có hạn nên chúng t«i chỉ tập trung làm nổi bật cơ sở lýluận về phương pháp dạy học tích cực, vận dụng “phương pháp dạy họctích cực” vào hoạt động dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô

Gia Tự Bắc Giang (phương pháp động não (tấn công trí não, công não),

phương pháp thảo luận nhóm)

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

1.1.1Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường

Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp dạy học nhằmphát huy cao độ tính tích cực hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập,vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Tronglịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về dạy học tích cực đãđược các nhà giáo dục bàn đến từ lâu:

Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối đã từng nói đến tầm quantrọng to lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và nóinhiều đến phương pháp và biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức.Socrat (469 – 339 TCN) nhà triết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại

đã từng dạy các học trò của mình bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi gợi mởnhằm giúp người học dần dần phát hiện ra chân lý Phương châm sống củaông là: “ sự tự nhận thức, nhận thức chính mình…”[53;29] Khổng Tử (551– 479 TCN) nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Hoa cổ đại đòi hỏingười ta phải học và tìm tòi, suy nghĩ, đào sâu trong qúa trình học Ông nói:

“Không tức giận vì muốn biết, thì không gợi mở cho, không bực tức vìkhông rõ được thì không bày vẽ cho Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc

mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa…” [33;15]

Montaigne (1533 - 1592) nhà quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu

lý luận, đặc biệt là về giáo dục, ông đề ra phương pháp giáo dục “học quahành” Ông cho rằng: “Muốn đạt được mục tiêu này, tốt nhất, kiến hiệu nhất

là bắt trò liên tục hành để học, học qua hành Vậy vấn đề không phải là giảngdạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục, thao thao bất tuyệt Trái lại, chủ yếu

là bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng xét đoán của mình… ” [44;152-153]

Trang 10

Komensky (1592 - 1670) là một nhà tư tưởng Clovakia, nhà lý luậngiáo dục, đã đưa ra bí quyết về phương pháp giảng dạy: “Bí quyết của giáodục là rèn luyện cho các em một tâm hồn dễ dàng, tích cực, tự do, ngăn cảnđược các điều mà các em muốn làm, ngược lại đẩy được các em làm nhữngđiều mà chúng không muốn” [44;265] Ông nêu rõ: “Chủ yếu dạy các em quaviệc làm chứ không phải qua lời giảng” [44;266]

J.J.Rousseau (1712 - 1778), thiên tài lý luận của Pháp thời ký khaisáng, kịch liệt phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói, ông coitrọng sự phát triển tự nhiên, tự do, coi trọng tự giáo dục của trẻ , phản đối việcchèn ép cá tính của trẻ Ông cho rằng muốn giáo dục con người tốt phải bằnghoạt động tiếp cận đối tượng với hoạt động, với thực tế Ông nhận xét, cáchgiảng dạy ba hoa sẽ tạo nên những con người ba hoa, đừng cho trẻ em khoahọc mà phải để nó tự tìm tòi ra khoa học Ông viết: “ không dạy các em mônkhoa học mà chỉ khêu gợi tinh thần yêu chuộng khoa học và cấp cho các emphương pháp học khoa học, khi nào tinh thần yêu chuộng khoa học phát triểnhơn nữa Đó là nguyên tắc căn bản của mỗi nền giáo dục tốt

Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây đều tìm đến conđường phát huy tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụthể như: Kharlamôp, nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn “Phát huy tính tíchcực học tập của học sinh như thế nào” đã viết trong phần lời nói đầu: “ Mộttrong những vấn đề căn bản mà nhà trường Xô Viết hiện đang lo lắng vàgiải quyết là việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của họcsinh trong quá trình dạy học [57;5]

Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của tác giả I.Ia Lecne nhà giáo dục

Xô Viết đã nói: “Mục đích của tập sách mỏng này là làm sáng tỏ bản chất củaPPDH gọi là dạy học nêu vấn đề, vạch rõ cơ sở của phương pháp đó, tác dụngcủa nó và phạm vi áp dụng nó” [55;5]

Trang 11

V.Ôkôn, nhà giáo dục Ba Lan nổi tiếng đã đúc kết ra những kết qủa tíchcực của công trình thực nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tíchcực Ông đã nêu lên tính quy luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách ápdụng phương pháp vào một số ngành khoa học và điều đó được thể hiện cụthể ở cuốn sách “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”….

Căn cứ vào các tác giả nêu trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu phươngpháp dạy học tích cực trên thế giới đã đi trước chúng ta từ rất lâu Người ta đãthấy rõ vai trò to lớn của phương pháp dạy học tích cực đối với sự nghiệpgiáo dục và sự phát triển xã hội

1.1.2 Ý kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực

Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, dạy học tích cực đãbắt đầu được đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong giáo trình Giáodục học, Tâm lý học, phương pháp giảng dạy bộ môn Trong các trường sưphạm đã xuất hiện tư tưởng “Phương pháp giáo dục tích cực”, khẩu hiệu

“Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”

Năm 1979, tập thể cán bộ trung tâm thực nghiệm giáo dục phổ thôngGiảng Võ – Hà Nội (Trung tâm công nghệ giáo dục) đã tiến hành nghiên cứuthực nghiệm đề tài cấp Nhà nước với tên gọi: Mô hình nhà trường mới theokhả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam hiện đại Đề tài do GS.TSKH

Hồ Ngọc Đại, giám đốc trung tâm làm chủ nhiệm đề tài Nhân vật trung tâmcủa mô hình nhà trường này là trẻ em Toàn bộ hoạt động giáo dục là xuấtphát từ trẻ em Bằng hoạt động của mình, theo quy trình công nghệ, mỗi trẻ

em tự làm ra sản phẩm giáo dục tức là tự sinh thành ra mình với sự giúp đỡcủa thầy giáo

Công trình nghiên cứu khoa học đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu

và đánh giá kết quả tốt Như vậy, bằng quá trình tổ chức dạy học theo quanđiểm lấy người học làm trung tâm, dã được thực hiện trong nhà trường thựcnghiệm

Trang 12

Tại nghị quyết IV của ban chấp hành TW khoá VII đã chỉ rõ: Đổi mớiphương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học áp dụng những phươngpháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề.

Phạm Văn Đồng trong bài : “Một phương pháp cực kỳ quý báu” đăngtrên báo nhân dân ngày 18/11/1994 viết: PP dạy học mà các đồng chí nêu ra,nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm Người ta phải đặt ra những câuhỏi, đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, đòi hỏi người nghe, ngườiđọc, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi…PPDH tích cực này có khả năng phát triển được những năng lực đang ngủyên ở mỗi con người…

Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD &ĐT) trong bài: “Cáchmạng về PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đạimới” đăng trên tạp chí nghiên cứu GD số 1/1995 viết: “muốn đào tạo đượccon người khi bước vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thìphương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và pháttriển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo Ngườihọc tích cực học bằng hành động của mình Người học tự tìm hiểu, phân tích,

xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, khám phá ra cái chưa biết Nhiệm vụcủa người thầy là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống chứ không phải

là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh” [51;5]

Nguyễn Kỳ trong bài “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”

đã đưa ra những cơ sở lý luận về PPDH tích cực Tác giả cũng chỉ rõ quá trình

tự học là quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh dưới

sự hướng dẫn, tổ chức, trọng tài của thầy Trong bài: “PP giáo dục tích cực ”đăng trên tạp chí NCGD số 7/1993, Nguyễn Kỳ chỉ rõ: Trẻ em là chủ thể họctích cực bằng hành động của chính mình Lớp học là cộng đồng các chủ thể

Trang 13

Thầy giáo tự nguyện bỏ vai trò chủ thể, trở thành người thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn.

Nguyễn Kỳ với cuốn sách “thiết kế bài học theo phương pháp tíchcực” Tác giả đã thực nghiệm thành công và có hiệu quả PP này ở trường tiểuhọc Lê Văn Tám (HN) Trong cuốn sách này tác giả chỉ ra mối quan hệ giữathầy và trò trong nhà trường Đó là mối quan hệ thầy – lớp – trò

Trần Bá Hoành với các bài: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”,đăng trên tạp chí NCGD số 1/1994, bài: “PP tích cực” đăng trên tạp chíNCGD số 3/1996, bài: “phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáoviên” đăng trờn tạp chí NCGD số 9/1999 nêu rõ: Thế nào là dạy học lấy họcsinh làm trung tâm, thế nào là PP tích cực, thế nào là PP hợp tác Tác giả chỉ

rõ những đặc trưng của PP tích cực

PGS-TS Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách: “Phát triển tính tích cực,tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” tác giả đã đưa ra quan niệmhọc là hoạt động tích cực, tự lực và là trung tâm của quá trình dạy học và đãnêu lên các phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh

1.2 Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực

* Cơ sở Triết học

Xuất phát từ quan điểm của duy vật biện chứng: mọi sự vật tồn tạitrong thế giới khách quan luôn vận động phát triển không ngừng TrongQTDH cũng vậy mọi thành tố cấu trúc của QTDH luôn vận động, có mốiquan hệ, tác động qua lại, biện chứng với nhau, sự đổi mới trong giáo dục nóichung, trong dạy học môn Giáo dục học nói riêng thường được bắt đầu vàđược biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực đổi mới cả NDDH và PPDH

* Cơ sở Tâm lý học

Dạy học phát huy tính tích cực học tập của sinh viên dựa trên cơ sở tâm

lý học cho rằng nhân cách của con người được hình thành thông qua các hoạt

Trang 14

động chủ đạo và sáng tạo, thông qua các hoạt động có ý thức Theo X.LRubinstêin (1902-1960) “con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bảnthân dành được bằng lao động của mình”, sinh viên sẽ thông hiểu và ghi nhớnhững gì đã trải qua trong quá trình hoạt động nhận thức của bản thân bằngcách này hay cách khác, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi đứng trướcmột khó khăn về nhận thức càn phải khắc phục, một tính huống gợi vấn đề.

* Cơ sở Giáo dục học

Dạy – học, phát huy tính tích cực của sinh viên phù hợp với nguyên tắcphát huy tính tích cực và tự giác trong giáo dục, vì nó gợi được động cơ họctập của chủ thể, phát huy nội lực bên trong, giúp người học có năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề, làm cho việc giải quyết vấn đề không chỉ nằm trongphạm trù của phương pháp dạy học mà còn mang sắc thái phạm trù mục tiêu,góp phần phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

1.3 Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực

1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học

- Phương pháp

Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng, nó tồn tại gắn bó vớimọi mặt hoạt động của con người A.N Krưlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa phương pháp: “Đối với con tàu khoa học Phương pháp vừa là chiếc la bàn,lại vừa là bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hoạt động” [76;20] Vềphương diện triết học, phương pháp được hiểu là cách thức, con đường, phươngtiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm nhất định

Phương pháp theo Hegel “là ý thức về hình thức của sự tự vận độngbên trong của nội dung” [76;21]

Theo GS Hà Thế Ngữ - GS Đặng Vũ Hoạt – PGS Hà Thị Đức: thuậtngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là conđường, cách thức để đạt tới mục đích nhất định

Trang 15

Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ: phương pháp là cách thức; conđường, phương tiện để đạt tới một mục đích nhất định, để giải quyết nhữngnhiệm vụ nhất định.

Theo PGS.TS Lưu Xuân Mới: phương pháp là cách thức đạt tới mụcđích và bằng một hình ảnh nhất định, nghiã là một hành động được điều chỉnh

Theo Nguyễn Như An: phương pháp là cách đạt tới mục đích, tức làtổng hợp những thủ thuật và thao tác dùng để đạt mục đích

- Phương pháp dạy học?

Trên cơ sở phương pháp chung, người ta đã xây dựng khái niệm PPDH.Theo các nhà giáo dục học trên thế giới và các nhà giáo dục học Việt Nam, chođến nay vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học

Theo Iu Babanxki “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trònhằm giải quyết các nhiệm giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trìnhdạy học” [96;46], [115]

I.Ia Lecne cho rằng: “ PPDH là một hệ thống những hành động có mụcđích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thực hành của học sinh,đảm bảo cho các em lĩnh hội nội dung học vấn” [96; 46]

Theo GS Đặng Vũ Hoạt - PGS Hà Thị Đức: PPDH là tổng hợp cáchthức hoạt động của giáo viên và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụdạy học đề ra

Theo GS Nguyễn Văn Hộ: PPDH là tổng hợp các cách thức làm việcphối hợp thống nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, tròđóng vai trò tích cực, chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “PPDH là cách thức làm việc củathầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làmcho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [76;23]

Trang 16

Theo Nguyễn Như An: PPDH là tổng hợp tất cả các cách thức hoạtđộng phối hợp thống nhất của giảng viên và giáo sinh nhằm thực hiện cácnhiệm vụ dạy học.

Theo PGS TS Đặng Thành Hưng [16]; chỉ trong tiếng Nga, Bungary,

Ba Lan mới có cụm từ đúng nghĩa với từ PPDH trong tiếng Việt, còn cácnước dùng tiếng Anh không dùng thuật ngữ PPDH mà trình bày phạm trù nàytrong hai hình thức: PP giảng dạy hoặc PP học

Như vậy, hiện nay đang tồn tại hai trường phái quan niệm về PPDH.Trường phái nhất nguyên (xem xét PPDH là tổng hợp các cách thức làm việccủa thầy và trò trong quá trình dạy học) chủ yếu ở các nước trong khối xã hộichủ nghĩa và ở Việt Nam; còn trường phái nhị nguyên (xem xét PPDH làphương thức trình bày nội dung dạy học của người dạy, không bao hàm trong

đó quá trình học của người học) chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phươngTây (và một số nước xã hội chủ nghĩa khác) Tuy hai trường phái này tồn tạiđộc lập và có những phương hướng nghiên cứu quá trình dạy học khác nhaunhưng không hề mẫu thuẫn nhau, mà ngược lại, bổ sung cho nhau Thực ra,trường phái nhị nguyên phân chia quá trình dạy học thành hai hoạt động riêng

lẻ chỉ mang tính chất nghiên cứu Xét cho cùng, người ta vẫn quan niệm dạy

và học là hai hoạt động bổ sung cho nhau, quan hệ mật thiết với nhau Trongphạm vi đề tài này, chúng tụi đi sâu nghiên cứu những quan điểm của trườngphái nhị nguyên nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu lý luận dạy học ởnước ta Do điều kiện hạn chế, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu cơ sở lýthuyết của các trường phái này mà chỉ tổng hợp lại cách hiểu của chúng tôi vềPPDH theo quan điểm “nhị nguyên” Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi sửdụng thuật ngữ “PPDH” hàm chỉ “PP giảng dạy của thầy” theo trường pháinhị nguyên

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng tất cả các tác giả đều thừa nhậnrằng phương pháp dạy học có những dấu hiệu sau:

Trang 17

+ Phản ánh sự vận động của qúa trình nhận thức của học sinh nhằm đạtđược mục đích đề ra.

+ Phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường quy định+ Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thày và trò

+ Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức, kích thích vàxây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động

- Dạy và học tích cực

Theo quan điểm “lấy người dạy và thông tin làm trung tâm”, ngườithầy là nhân tố quyết định đến kết quả của quá trình học của người học Thầy

là nguồn thông tin chủ yếu của người học, là “chuyên gia”, còn trò như là một

“tờ giấy trắng”, thầy “muốn viết, muốn vẽ” gì là do thầy quyết định Ngườihọc chỉ học khi có quá trình dạy của thầy Người học muốn nâng cao kiếnthức, mở rộng tầm nhìn của mình thì phải “tầm sư học đạo” Thầy là tuyệtđối, là “mẫu mực”, là “trung tâm” Chính vì vậy, quan niệm này đã đặt ngườithầy vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học

Ngược lại, quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, người học lúcnày là nhân tố đóng vai trò quyết định kết quả của quá trình dạy học, nhấnmạnh đến hoạt động học của trò trong quá trình dạy học Theo quan điểm lịch

sử, đây chính là sự trả lại vị trí vốn có từ thuở ban đầu của người học Trongquá trình dạy học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủthể tích cực, năng động của qúa trình học Thông qua hoạt động học, dưới sựhướng dẫn, chỉ đạo của thầy, trò tích cực, chủ động và sáng tạo cải biến vềkiến thức, kỹ năng và thái độ của chính bản thân mình và qua đó hoàn thiệnnhân cách Điều này không ai làm thay cho người học được Nếu người họckhông tự giác, chủ động, thực hiện hoạt động học, không có PP học tốt thìhiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế Thậm chí, nếu bản thân người học không

Trang 18

tích cực, chủ động, tự giác cải biến bản thân mình thì sẽ không có quá trình học diễn ra cho dù quá trình dạy có được thiết kế tốt đến mức nào.

“Dạy học lấy ngưòi học là trung tâm” không phải là một PPDH cụ thể

Đó là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận hiện đại (theo quanđiểm dạy học nêu trên) về quá trình dạy học Quan điểm này tri phối tất cả cácthành tố của quá trình học (từ mục đích, nội dung, đến phương pháp, phươngtiện, hình thức tổ chức, cách đánh giá ) chứ không chỉ liên quan đến PP dạy

và học Đã coi trọng vị trí hoạt động học và vai trò của người học thì đươngnhiên phải phát huy vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo của người họctrong quá trình dạy học Điều này chỉ được thực hiện thông qua hàng loạt cácyếu tố trong quá trình dạy học nhưng biểu hiện rõ nhất và hiệu quả nhất làthông qua phương pháp, cách thức tương tác giữa người dạy và người học,đặc biệt là phương pháp học tập của người học

Mục đích cuối cùng của PPDH tích cực là phát huy cao tính tích cực,chủ động và sáng tạo của người học để người học tự giác cải biến chính bảnthân mình Do đó, dạy và học tích cực, thực chất là sự tương tác giữa hoạtđộng dạy và hoạt động học nhằm hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của người học Hay nóimột cách ngắn gọn, dạy học là quá trình tổ chức hoạt hoạt động học của ngườihọc trong quá trình học tập của mình Dạy và học tích cực là một trong nhữngmục tiêu và cũng là một tiêu chuẩn về hiệu quả GD Định hướng cho việc đổimới PPDH trong nhà trường phổ thông “Bản chất của dạy và học tích cựcnằm trong khái niệm về học tập như là một quá trình tích cực và xây dựng”[32] Trong đó, người học phải tạo ra được mối liên hệ giữa thông tin mới cầnphải học và những kiến thức và kỹ năng đã có sẵn Điều này có thể được thựchiện thông qua một loạt các PP dạy hay hoạt động học đa dạng khác nhau.Việc lựa chọn một PP hay một hoạt động dạy học nào đó còn phụ thuộc vào

Trang 19

mục tiêu cụ thể và những kết quả mà người dạy mong đợi ở một nội dung nhất định.

Thực hiện dạy và học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong GD.Nhiệm vụ chủ yếu của người dạy trong dạy học tích cực là trở thành ngườithiết kế các hoạt động học đa dạng trong bối cảnh cụ thể Nhiệm vụ truyềnthống của người dạy trước đây là chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh

và mở rộng thành nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ cho quátrình học tập Vì vậy, trong dạy học tích cực, trình độ chuyên môn của ngườidạy không còn thống trị ở vị trí độc tôn như trước đây nữa Thay vào đó,người dạy cùng một lúc thực hiện nhiều vai trò hơn: nhà GD, người tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình học tập, cố vấn, trọng tài Nói như thế không cónghĩa vai trò như là một nhà chuyên môn của người dạy bị coi nhẹ Ngượclại, về mặt chuyên môn người dạy cần phải xem xét lại các quan điểm nhậnthức và vai trò của mình “Là một người dạy, tôi phải trở thành người nhưthế nào?”, “Quan điểm của tôi về mối quan hệ với người học ra sao?”,

“Nhận định của tôi về nhiệm vụ chính của người dạy là gì?”… Về mặt pháttriển kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người dạy phải không ngừng thamgia vào quá trình học tập chuyên môn để nhận thức và phát triển các kỹnăng, kiến thức cần thiết cho việc thực hiện dạy và học tích cực có hiệu quả.Đồng thời, người dạy phải có trách nhiệm biến các nguyên tắc dạy học tíchcực thành những hành động dạy học cụ thể và quyết tâm thực hiện đượcchúng Vì vậy, người dạy phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình

độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các phương tiệncông nghệ thông tin vào quá trình dạy học, biết định hướng sự phát triển củangười học theo mục tiêu GD nhưng cũng đảm bảo sự tự do của người họctrong hoạt động nhận thức

Trong dạy học tích cực, người học có cơ hội được thử thách để thamgia một cách tích cực vào quá trình nhân thức và tự khám phá Muốn vậy,

Trang 20

người học cần phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với dạy họctích cực như giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức tráchnhiệm về kết quả học tập của mình, về kết quả chung của lớp Người học phảitham gia một cách tích cực vào các hoạt động đào sâu và mở rộng kiến thức,

kỹ năng tham gia quá trình thu nhận, xử lý và tổng hợp thông tin

1.3.2 Phương pháp dạy học tích cực

* Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Theo các nhà giáo dục học Việt Nam: PPDH tích cực là các phươngpháp được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy cao nhất tính tíchcực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của người học dưới vai trò tổchức, điều khiển của giáo viên

Về thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cực”, chúng tôi đồng ý vớiquan điểm của tác giả Trần Bá Hoành Thật ra đây là thuật ngữ trong tiếngViệt dùng để chỉ “những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học” [9] Trong tiếng Anh, người ta không dùng thuật ngữ

PP dạy tích cực (active teaching methods) mà chỉ dùng thuật ngữ “dạy và họctích cực” (active teaching and learning) hay “học tập tích cực” (activelearning) Từ “dạy” và “học” ở đây hàm nghĩa là các hoạt động hay các quátrình thực hiện bởi người dạy hay người học

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước, chỉ đạo những phương pháp giảng dạy, dạy học, theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

“Tích cực” trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa hoạt động, chủđộng, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không theo nghĩa trái vớitiêu cực

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạtđộng nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích

Trang 21

cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.

Như vậy muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng chúng

ta thấy, cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của tròảnh hưởng tới cách dạy của thầy Có trường hợp sinh viên đòi hòi cách dạytích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, cũng có trường hợpgiáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng thất bại vì sinh viên chưathích ứng được, vì thế vẫn có thói quen học tập thụ động Vì vậy giáo viênphải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần xây dựng cho sinh viên phươngpháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp tới cao Trong đổi mớiphương pháp phải có sự hợp tác giữa thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt độngdạy và học thì mới thành công Vì thế mà người ta dùng thuật ngữ “Dạy họctích cực”, phân biệt với “Dạy học thụ động” Thuật ngữ rút gọn “PPDH tíchcực” hàm chứa phương pháp dạy và phương pháp học

* Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực

- PPDH tích cực là hệ thống phương pháp trong đó phương pháp tự học làtrung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệthống toàn vẹn

- PPDH tích cực có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học.Người học được đặt vào tình huống có vấn đề trong đó có mâu thuẫn nhậnthức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức là trong trạng thái có nhu cầu bứcthiết muốn giải quyết bằng được mâu thuẫn đó Qua việc giải quyết vấn đề,người học lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực, trong đó có niềmvui của sự nhận thức sáng tạo

- PPDH tích cực có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học mà trong đó tưduy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạyhọc

- PPDH tích cực có yêu cầu cao đối với người dạy và người học

Trang 22

- PPDH tích cực giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, đảm bảo sự cá thểhoá, tập trung vào người học.

- PPDH tích cực có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bàihọc ở những mức độ khác nhau

* Bản chất của PPDH tích cực

Bản chất của PPDH tích cực là biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy thành quá trình tự học củasinh viên Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề để sinh viên chấpnhận các tình huống đó là cần thiết đối với họ, sinh viên tự tìm tòi, nghiêncứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của thầy để tìm rakiến thức mới

* Những dấu hiệu đặc trưng của các PPDH tích cực

Có thể nêu ra 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau đây, đủ để phân biệt vớicác PP thụ động

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:Trong PP tích cực, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồngthời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập

do giáo viên tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điềumình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức đã được giáo viênsắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trựctiếp quan sát, thảo luận và làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cáchsuy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được PP

“làm ra” kiến thức, kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn,được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt trithức mà còn hướng dẫn hành động, chương trình hành động phải giúp chotừng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hànhđộng của cộng đồng

Trang 23

- Dạy và học chú trọng phương pháp rèn luyện tự học

PP tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viênkhông chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mụctiêu dạy học

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin,khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhétvào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy chotrẻ PP học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc cao càng phải được chú trọng.Trong các phương pháp thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tựhọc thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗingười, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy ngày nay người tanhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyểnbiến từ học tập thụ động, sang học tập chủ động, đặt vấn đề phát triển tựhọc ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp

mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh khôngđồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng PP tích cực buộc phải chấp nhận sự phânhoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài họcđược thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Áp dụng PP tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn.Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đápứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗihọc sinh

Trang 24

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môitrường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cánhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, họctập, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng địnhhay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vậndụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy giáo.

Trong nhà trường hiện đại, phương pháp dạy học tích cực sử dụng phổbiến, liên tục làm tăng hiệu quả học tập nhất là giải quyết được vấn đề gaycấn, nó xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụchung Trong hoạt đông theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại, tínhcách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ýthức tổ chức, tinh thần tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đờisống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp táctrong lao động xã hội

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốcgia, liên quốc gia, năng lực hợp tác phải trở thành mục tiêu giáo dục mà nhàtrường phải chuẩn bị cho học sinh

- Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giáo của trò:

Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy học của trò mà còn đồng thời tạođiều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy

Trước đây, giáo viên giữ vai trò độc quyền, đánh giá học sinh Trong PPtích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để

tự điều chỉnh cách học Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo điều kiệnthuận lợi để học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều

Trang 25

chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

Trong hướng phát triển các PPDH tích cực để đào tạo những con ngườitích cực, năng động, thích nghi nhanh với đời sống xã hội, để làm được điềunày thì việc kiểm tra đánh giá không dừng lại ở các yêu cầu tái hiện các kiếnthức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc tưduy, sáng tạo trong việc giả quyết những tình huống thực tế

Từ việc dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà lúc này giáo viên trởthành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập theo nhóm nhỏ

để bản thân sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung tri thức, chủ động đạt cácmục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trênlớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, địnhhướng, điều khiển Tuy nhiên trước đó, giáo viên cần đầu tư công sức, thờigian rất nhiều so với kiểu dạy thụ động thì mới có thể thực hiện bài lên lớpvới vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong cáchoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của sinh viên, bản thân giáoviên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghềmới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của sinh viên mà nhiều khi códiễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

Trang 26

Học là qúa trình kiến tạo, học sinh tìmtòi, khám phá, phát hiện, luyện tập,khai thác và xử lý thông tin, tự hìnhthành hiểu biết, năng lực và phẩm chấtBản

chất

Truyền thụ tri thức, truyềnthụ và chứng minh chân lýcủa giáo viên

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Dạy học sinh cách tìm ra chân lý

Mục

tiêu

Chú trọng việc cung cấp trithức, kỹ năng, kỹ xảo, học đểđối phó với thi cử Sau khi thixong, những điều đã họcthường bị bỏ quên học ítdùng đến

Chú trọng hình thành năng lực (sángtạo, hợp tác, độc lập….) dạy phươngpháp và kỹ thuật lao động khoa học,dạy cách học Học để đáp ứng nhữngyêu cầu của cuộc sống hiện tại vàtương lai Những điều đã học cần thiết,

bổ ích cho bản thân học sinh và cho sựphát triển xã hội

Nội

dung

Từ sách giáo khoa và giáo viên Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV,

các nguồn tài liệu khoa học phù hợp,thí nghiệm, bảo tàng, thực tế,

-Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầucủa học sinh

-Tình huống thực tế, bối cảnh và môitrường địa phương

- Những vấn đề học sinh quan tâmPhương

Hình

thức tổ

chức

Cố định: giới hạn trong 4 bứctường của lớp học, giáo viênđối diện với cả lớp

Cơ động, linh hoạt Học ở lớp, ở phòngthí nghiệm, ở hiện trường, trong thực

tế, học cá nhân, học đôi bạn, học theo

cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên

- Học sinh tự đánh giáo theo chuẩn

Trang 27

1.3.3 Các PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học và khái quát một số phương pháp cụ thể

Với cách tiếp cận dạy học hướng vào người học, người học là trungtâm của quá trình dạy học, PPDH tích cực là cách thức tương tác giữa ngườidạy và người học nhằm tích cực hoá hoạt động của người học, tạo ra sự thayđổi trong nhận thức, thái độ, kỹ năng và cách đánh giá của người học, cónhiều cách tiếp cận về phương pháp dạy học Sau đây là những hướng tiếpcận chủ yếu về các loại hình của PP dạy – học tích cực

* Các PPDH tích cực được sử dụng trong các loại hình trường:

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Dạy học thảo luận nhóm

- Dạy học chương trình hoá

- Dạy học nghiên cứu điển hình

- Dạy học dự án

- Dạy học Graph

- PPDH Algôrit

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận

và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực sau đây:

Trang 28

1.3.3.1 Phương pháp động não

* Lịch sử nghiên cứuNgười khai sinh ra PP này là Alex Osborn, một chuyên gia quảng cáo.Thuật ngữ đầu tiên mà Osborn sử dụng là “think -up”( nghĩ ra) Do yêu cầucủa công việc mà ông luôn sáng tạo ra những ý tưởng mới, Osborn nhận thấynhững cuộc họp thành viên nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới, như thường lệ

đã làm hạn chế khả năng sáng tạo của mọi người Ông đã có đưa ra nhữngnguyên tắc mới giúp các thành viên tự do suy nghĩ và hành động nhằm tạo ranhiều ý tưởng mới hơn Sau khi tuân thủ những quy tắc ông đưa ra, hiệu quảcủa công ty đã được nâng lên rõ dệt Sau đó, PP này được phổ biến rộng rãitrên khắp thế giới và được các nhà quản lý kinh doanh sử dụng Nhưng rấttiếc, nó thường được ứng dụng một cách không hiểu quả và thiếu quá trìnhhuấn luyện một cách bài bản và thiếu các tài liệu huấn luyện có chất lượng.Tuy nhiên, người ta đã thống kê rằng PP này được sử dụng ở hầu hết các lĩnhvực từ thiết kế quảng cáo, xây dựng chiến lược tiếp thị đến xây dựng chínhsách nhà nước, các quyết định đầu tư và dĩ nhiên trong dạy học, đặc biệt làtrong dạy học cho người lớn Thống kê cho thấy PP này được sử dụng trongcác công ty lớn, các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia Trong cuốn sách

“tưởng tượng ứng dụng”, Osborn đã mô tả các nguyên tắc cần phải tuân thủmột cách chặt chẽ cũng như trình tự tiến hành hoạt động động não

Những năm tiếp sau đó, làn sóng đổi mới GD nổi lên mạnh mẽ ở cácnước phát triển trên nhiều lĩnh vực từ mục đích, nội dung đến phương pháp.Nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cố gắng đi sâu nghiên cứu, tìmkiếm những PPDH mới nhằm đáp ứng việc đổi mới mục đích, nội dung dạyhọc Có rất nhiều PPDH mới được đề cập ở thời này như PP chuyên gia, PPtrực quan có hỗ trợ công nghệ, PP phân loại giá trị, báo cáo phản hồi, độngnão Những PP mới này đã sớm thể hiện rõ hiệu quả của nó đối với qúa trình

Trang 29

dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học, đặc biệt là đối với lĩnh vực GDH.

ở Việt Nam, PP động não được du nhập trong những thập niên cuối thế

kỷ XX, khi nhà nước Việt Nam mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài Nhiềuchuyên gia nước ngoài đến Việt Nam đã sử dụng phương pháp động nãotrong các hội thảo quốc tế Từ những hội thảo này, các chuyên gia GD củaViệt Nam đã học tập được phương pháp động não và vận dụng lại trong cáchội thảo trong nước cũng như quốc tế Tuy nhiên, cho đến những năm đầucủa thế kỷ XXI, nhiều tác giả Việt Nam mới bắt đầu đến PP này trên một sốtạp chí chuyên ngành

Trên Tạp chí Phát triển GD số 1 (tháng 1-2/2001), tác giả Nguyễn ThịTuyết Mai có bài viết “sử dụng kinh nghiệm của học viên trong dạy họcTLHQL” [24] nêu lên các bước thực hiện một giờ dạy theo hướng phát huytính tích cực của học viên có sử dụng PP động não nhằm khai thác kinhnghiệm thực tiễn của người học Tác giả đã sử dụng thành công PP động nãotrong quá trình lên lớp, tạo ra được những giờ học phát huy được kinh nghiệmthực tiễn của người học Tuy nhiên tác giả cũng lưu ý, “PP này chỉ đạt đượchiệu quả khi người giảng viên đối với học viên như người lớn tuổi độc lập,tôn trọng và tạo điều kiện để họ thể hiện ý kiến của mình, duy trì bền vững sựhợp tác với học viên trong hoạt động giảng dạy” [24]

Trong các hoạt động triển khai sau hội thảo về “PPDH tích cực” Th?c

si Nguyễn Thị Thu Hiền đã giới thiệu một số PPDH tích cực trong đó có PPđộng não Tác giả trình bày một cách khái quát về PP động não, các bướcthực hiện một hoạt động động não, các yêu cầu trong quá trình động não [32]

Tuy nhiên, PP này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàndiện, mặc dù với nhất nhiều cố gắng, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một công

Trang 30

trình nghiên cứu, thực nghiệm nào về PP này Chính vì thế, mức độ và phạm

vi sử dụng chỉ hạn chế ở các hội thảo – nơi mà hầu hết những người dự làngười lớn và việc sử dụng chỉ mang tính chất phỏng theo cách sử dụng củangười trước Do đó, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này chưa đượcnghiên cứu và đánh giá một cách chính thức

* Khái niệm

Động não là một PP mà ở đó một nhóm người cố gắng tìm ra giải phápcho m?t vấn đề cụ thể bằng cách tập hợp mọi ý tưởng của các thành viêntrong nhóm

Mục đích của động não là nhằm khuyến khích các thành viên tạo racác ý tưởng mới, mà các ý tưởng này sẽ không có được trong những điềukiện, môi trường bình thường; phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo ở conngười nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể Bằng cách sử dụng những nguyêntắc giúp con người khắc phục được sức ỳ tâm lý, cảm giác sợ phê bình để tự

do suy nghĩ tìm ra giải pháp sáng tạo Để công động có hiệu quả, mọi thànhviên cần ý thức rõ và tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc trong quátrình động não cũng như sử dụng các phương tiện, tài liệu hợp lý Tư tưởngchủ đạo của công não nằm ở quy luật “lượng đổi – chất đổi” Vì vậy, độngnão khuyến khích các thành viên đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trongmột khoảng thời gian nhất định

* Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Động não không chỉ vận dụng có hiệu quả trong dạy học TC mà cóthể vận dụng trong bất cứ lĩnh vực nào nhằm tìm kiếm những ý tưởng mớicho việc cải thiện quy trình, phân tích, đánh giá các quy trình hiện tại

Trang 31

+ Động não có thể giúp rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, năng động trong tư duy; khắc phục tính ỳ trong tâm lý con người.

+ Công não được dùng trong các trường hợp cần những ý tưởng mới nhưng hạn chế về thời gian Thu thập được nhiều ý tưởng trong thời gian ngắn

+ Tạo ra cơ hội tốt để cấc thành viên thể hiện ý tưởng, quan điểm của mình.+ Các đề xuất, nhận xét, ý tưởng được đưa ra từ nhiều quan điểm, cách tiếp

cận khác nhau

+ Phát triển, rèn luyện cho học viên tính bền bỉ, kiên trì

+ Phát triển năng lực và khả năng giải quyết vấn đề phức hợp, và khả năng tự đánh giá

+ Việc lựa chọn, đánh giá các ý tưởng mang tính chất tương đối và những

ý tưởng mới chưa được kiểm chứng trong thực tiễn

+ PP này chỉ thích chợp cho đối tượng người học là người lớn, sinh viênđại học Việc áp dụng cho người học ở cấp nhỏ sẽ không mang lại hiệu quảcao

+ Không phải bất cứ chủ đề gì, vấn đề gì cũng có thể sử dụng phương phápđộng não

+ PP này đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp trong việc người họcphải lĩnh hội một khối lượng tri thức mới, có hệ thống Mặt khác PP này cònđòi hỏi phải đầu tư nguồn tài chính phù hợp

Trang 32

* Các bước tiến hành PP động não

Bước 1: chuẩn bị

Để tiến hành hoạt động động não có hiệu quả, khâu chuẩn bị có ý nghĩarất lớn đối với kết quả Công việc chuẩn bị không chỉ của người dạy mà cácthành viên tham gia hoạt động động não cũng cần phải tham gia

- Nghiên cứu nội dung chuyên đề, xác định vấn đề cần động não

Đó là phần kiến thức trong một tiết học hay bài học Nội dung vấn đềcần công não phải đảm bảo là một vấn đề mở Nghĩa là, các giải pháp cho vấn

đề còn có thể tìm ra được nữa, ngoài những giải pháp đã có, Người dạy cầnlưu ý vấn đề này khi xác định nội dung vấn đề cần động não, tránh lựa chọnnhững vấn đề đã có sẵn, những giải pháp chuẩn mực Vì thế, không phải bất

cứ vấn đề nào cũng có thể sử dụng PP này Căn cứ vào những yêu cầu đó,chúng tôi xác định nội dung để động não trong chuyên đề Lý luận giáo dục

“Nội dung giáo dục ở trường THCS”

- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học:

Việc lựa chọn phòng h?c, hiển nhiên, là phụ thuộc vào cơ sở vật chấthiện có Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là việc chia nhóm và bố trí các nhómtrong một phòng cần phải hợp lý Một nhóm không được ít hơn 3 ngườinhưng cũng không nên hơn 12 người, lý tưởng là một nhóm khoảng 6 – 7người Mọi thành viên nên bố trí theo vòng tròn để các thành viên có thể nhìnthấy nhau, không nên bố trí những hiện vật có thể làm ảnh hưởng đến suynghĩ của người khác (chẳng hạn như tranh ảnh, âm thanh ) vì lớp có số lượngsinh viên lớn nên chúng tôi chọn lớp có sức chứa 100 người Chúng tôi dựđịnh chia lớp thành 8 nhóm, bàn ghế được bố trí theo sơ đồ và có đặt số thứ tựthay cho tên nhóm như sau:

Trang 33

Với hoạt động động não này, chúng tôi dự kiến các phương tiện dạyhọc gồm: giấy khổ Ao, bút, giấy ghi chép cho cá nhân (post-it), băng keogiấy, phim trong, máy chiếu qua đầu…

Bước 2: Chia nhóm và phân công trách nhiệm

Việc chia nhóm tuỳ thuộc vào số lượng người học, có 2 lớp (một lớpK27A có 43 sv, K27B có 41sv) lượng sinh viên mỗi lớp chúng tôi chia thành

Trang 34

Trưởng nhóm: là người điều hành chung các hoạt động trong nhóm, có

nhiệm vụ theo dõi, khuyến khích các thành viên trong nhóm than gia tích cựcvào hoạt động Trưởng nhóm là người có nhiệm vụ tạo điều kiện cho cácthành viên trong nhóm phát huy tính sáng tạo, năng động và kịp thời điềuchỉnh mọi hành vi chi phối tiến trình động não của các thành viên khác, nhưcác thành viên thiếu tập trung, các thành viên đưa ra lời phê bình khi đangđộng não; kết thúc phiên động não khi hết giờ…

Thư ký: là người có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ mọi ý tưởng của các

thành viên khác Việc ghi chép cần rõ ràng, chính xác với ngôn từ của ngườiđưa ra ý tưởng Nếu ý tưởng nào được diễn đạt quá dài, thư ký có thể tóm tắtlại nhưng phải đảm bảo tính trung thực và chính xác với ý của người đưa ra

ý tưởng Nếu cần thiết thư ký có thể thông qua người đưa ra ý tưởng để đảmbảo rằng, việc tóm tắt ý tưởng đó là hoàn toàn trung thực và khách quan.Các ý tưởng cần được viết ra với phương tiện học tập mà mọi thành viêntrong nhóm có thể quan sát được Ví dụ: khổ giấy lớn, bảng, máy tình cómáy phóng, phim trong chiếu lên màn hình lớn,,, Thư ký có nhiệm vụ tổnghợp, phân loại các ý tưởng sau mỗi lần công não

Bước 3: Khởi động động não

Hoạt động này nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái, thư giãn để chuẩn

bị bước vào giai đoạn chính Thời gian dành cho phần này từ 3 đến 5 phút.Nội dung về một vấn đề thú vị nào đó (do các nhóm tự đưa ra hoặc giáo viêngợi ý) không liên quan gì đến vấn đề chính sẽ được động não nhưng có tácdụng kích thích tư duy sáng tạo Trưởng nhóm có nhiệm vụ tạo ra và kết thúcvấn đề khởi động bất cứ lúc nào mà cả nhóm cảm thấy hưng phấn trong tưduy và chuyển sang vấn đề chính

Bước 4: Tiến hành động não

Đây là phần chính của hoạt động động não Thời gian dành cho phầnnày tuỳ thuộc vào mức độ khó của vấn đề, từ 20 đến 25 phút Trưởng nhóm

Trang 35

có nhiệm vụ kết thúc giai đoạn khởi động, giới thiệu nội dung động não vàđiều khiển hoạt động động não Trưởng nhóm cần tạo ra cho mọi thành viên

có quyền bình đẳng cũng như cơ hội ngang bằng nhau trong việc đưa ra ýtưởng Hoạt động kết thúc khi hết thời gian

Bước 5: Xử lý ý tưởng

Thư ký có nhiệm vụ tổng kết các ý tưởng để phân loại Các ý tưởng cónội dung gần nhau có thể kết hợp với nhau để tạo thành ý tưởng hoàn chỉnh,những ý tưởng nào không cần thiết có thể lược bỏ Các ý tưởng còn lại sẽ làkết qủa của quá trình động não

Bước 6: Trình bày kết qủa và tổng kết

Sau khi xử lý kết quả xong, đại diện các nhóm trình bày kết quả làmviệc của mình, các nhóm khác lăng nghe, góp ý… đến lượt các nhóm kháctrình bày nếu có những ý tưởng trùng nhau, có thể không đề cập đến, chỉ bổsung những ý tưởng khác với nhóm trước Giáo viên lắng nghe, ghi nhận, sau

đó, tổng kết lại kết quả làm việc của các nhóm

1.3.3.2 Phương pháp thảo luận

* Lịch sử nghiên cứu

Có thể nói đây là PP được sử dụng rất sớm dưới nhiều hình thức khácnhau, được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều bậc học Đặc biệt khuynh hướngchiếm ưu thế trong việc đổi mới PPDH hiện nay trong nhà trường phổ thôngcũng như đại học là sử dụng PP thảo luận ở Việt Nam trong những năm qua,

để góp phần cho công tác đổi mới GD, nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ

đã góp nhiều công sức trong việc nghiên cứu và thực nghiệm PP này ở nhiềuđối tượng khác nhau và có nhiều kết qủa khởi sắc Để tránh sự trùng lặpkhông cần thiết, đề tài không đi sâu nghiên cứu lịch sử của PP Thảo luận, màchỉ đi sâu nghiên cứu và PP động não, bởi lẽ đây là những PP khá mới, chưa

có nhiều tài liệu

Trang 36

Trong thực tiễn dạy học, PP này chỉ được sử dụng rộng rãi và có hiệuquả ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong những thập niên cuối của thế kỷ XX.Asakial, một trong những nhà giáo dục Ba Lan lỗi lạc nhất giữa hai cuộc đạichiến đã viết cuốn sách “Học tập theo nhóm ở trường học” [35] Trong cuốnsách này, tác giả đã giới thiệu kỹ thuật dạy học mới mang lại hiệu quả caotrong quá trình dạy học - đó là học tập theo nhóm Mặc dù PP này đã được sửdụng trước đó trong thực tiễn nhưng có lẽ đây là một ấn phẩm được thiết kế

có hệ thống và ược lưu hành rộng rãi

Người có công phổ biến PP thảo luận vào trong trường học một cách hệthống là S.V Xandécơn – hiệu trưởng trường Audlây Ông vốn là một giáoviên giảng dạy khoa học tự nhiên Ông nhận thấy rằng, thông qua làm việctrong nhóm, học sinh sẽ phát triển được các kỹ năng xã hội như kỹ năng hợptác với người khác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt ý tưởng… Và đặcbiệt là kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Vì vậy, chính bản thân ông đã sử dụng

và khuyến khích, kêu gọi các giáo viên hãy vận dụng PP này trong quá trìnhlên lớp

Ở Việt Nam, PP này được nghiên cứu và vận dụng khá nhiều trongnhững năm vừa qua, đặc biệt là việc triển khai đại trà chương trình sách giáokhoa mới Nhiều luận án tiến sỹ, thạc sỹ ở các cơ sở giáo dục đào tạo sau đạihọc đã lựa chọn đề tài nghiên cứu PP này Chẳng hạn trong đề tài của TS LêTràng Định (ĐHSPHN) “Dạy soạn giáo án GD học bằng PP thảo luận nhóm”,tác giả khẳng định: trong việc dạy học GD học, thảo luận sẽ có hiệu quả hơnkhi người giáo viên biết kết hợp việc sử dụng nó với PPDH khác, đặc biệt làhoạt động thực hành của sinh viên Thành công của buổi thảo luận chỉ cóđược khi giáo viên biết chuẩn bị chúng một cách chu đáo Tác giả cũng nêulên những kinh nghiệm của mình khi tổ chức dạy soạn giáo án bằng PP thảoluận Theo đó, để thành công, người giáo viên phải biết lựa chọn chủ đề, xác

Trang 37

định mục tiêu phù hợp, xác định và chuẩn bị cho sinh viên những nội dungcủa vân đề mà họ sẽ tham gia thảo luận… Còn sáng kiến kinh nghiệm của cáctác giả Bùi Yến ở Trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) đề cập đến vấn đề

“Vận dụng PP thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo Đức lớp 5” Trong

đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy và học TC; việc phốihợp PP thảo luận với các PP khác, TN việc phối hợp này trong quá trình dạyhọc môn Đạo Đức lớp 5… Trong thực tiễn dạy học ở trường CĐSP Ngô Gia

Tự Bắc Giang, hầu hết các giảng viên của trường đều sử dụng các PPDH tíchcực, trong đó, PP thảo luận được cho là PP dạy có hiệu quả và thường xuyênđược sử dụng…

* Khái niệm

Thảo luận là một PP dùng để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn

đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuốicùng là cả nhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về vấn đề đó

Trong dạy học tích cực, có thể nói đây là PP được lựa chọn đầu tiên,được sử dụng nhiều nhất và cũng đạt được hiệu quả cao Các nghiên cứu vềTLH nhận thức đã phát hiện ra rằng, mức độ lưu trữ thông tin trong trí nhớ bịtác động bởi mức độ chúng ta xử lý kiến thức mới Nếu chỉ đơn giản là nghe,nhìn và nhác lại một điều gì đó thì chúng ta có thể nhớ lâu và tái hiện lạithông tin khi cần thiết so với việc chúng ta học tập bằng cách tham gia vàoviệc phân tích, giải thích, tóm tắt hay đặt câu hỏi về vấn đề đang học Vì vậy,

PP thảo luận có tác dụng rất lớn trong dạy học và có thể áp dụng cho mọi đốitượng người học

Có hai loại thảo luận: Thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp Thảoluận toàn lớp là thảo luận mà ở đó không cần chia nhóm Người dạy nêu vấn

đề và cả lớp ngồi tại chỗ cùng trao đổi ý kiến Lúc này, người dạy sẽ là ngườiđiều khiển cuộc thảo luận Thảo luận nhóm nhỏ là thảo luận mà ở đó, cả lớp

Trang 38

được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 12 người học, tuỳ theo số lượngngười học trong lớp và tuỳ theo sự bố trí bàn ghế Mỗi nhóm sẽ cử ra mộtnhóm trưởng và thư ký Nhóm trưởng có nhiệm vụ thúc đẩy các thành viêntrong nhóm tham gia thảo luận và điều khiển cuộc thảo luận Thư ký là ngườighi chép, tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm Các thành viêntrong nhóm sẽ là người trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình Dĩnhiên, không phải mọi thành viên phải trình bày nhưng họ phải sẵn sàng tâmthế nếu được yêu cầu trình bày hay bổ sung ý kiến cho người trình bày.

Trong đề tài này, PP thảo luận mà chúng tôi đề cập đến là PP thảo luậnnhóm nhỏ

* Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm

+ Giúp người học mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ

sở nhìn nhận vấn đề một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có d?nchứng minh hoạ, phát triển được óc tư duy khoa học

+ Giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng,phê bình, đánh giá ý tưởng, thuyết phục người khác

+ Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm, thái độ của cánhân nhờ cách lập luận logíc trên cơ sở các sự kiện, thông tin của người họckhác trong nhóm, lớp

+ Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của người dạy sẽ tạo ramối quan hệ đa phương, giúp người dạy thu nhân thông tin, phản hồithông tin kịp thời, đúng lúc về quá trình học tập c?a người học, giúpngười dạy nhanh chóng năm được hiệu quả GD về các mặt nhận thức, thái

độ, quan điểm, xu hướng hành vi của người học để có biện pháp di?uchỉnh, GD kịp thời

Trang 39

+ Không yêu cầu phải sử dụng các thiết bị phương tiện dạy học hiện đại.+ Phát huy tính TC hoạt động của người học

- Nhược điểm

+ Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cuộc thảo luận Vì vậy,người dạy cần phải cân nhắc giữa việc đảm bảo mục tiêu bài học với thời gianquy định

+ Nếu lớp đông và được chia thành nhiều nhóm nhỏ thì người dạy sẽvất vả trong việc bao quát toàn bộ lớp học Trong trường hợp này, người trợgiảng là rất cần thiết

+ Sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu và làm mất thời gian trong quá trìnhthảo luận Chẳng hạn tiếng ồn của các nhóm sẽ ảnh hưởng đến các nhómxung quanh, các thành viên quá tập trung vào một vài vấn đề thú vị…

+ Sẽ có một vài thành viên quá tích cực hoặc quá thụ động trong việctham gia thảo luận

* Quy trình thảo luận

Bước 1: Chuẩn bị

Trước hết, người dạy cần lựa chọn đề tài, chọn vấn đề thích hợp để thảoluận Những vấn đề mà cách giả quyết đã rõ không nên dùng PP thảo luận PPthảo luận dùng để thảo luận những vấn đề có thể được nhìn nhận ở nhiềuphương diện khác nhau, có thể hoặc không nhất thiết phải đi đến một kết luậncuối cùng cho vấn đề đó Vấn đề thảo luận cần được cung cấp trước mộtkhoảng thời gian nhất định Ngoài ra người dạy còn chuẩn bị hệ thống câu hỏigợi mở vấn đề để nếu nhóm nào thảo luận không đúng trọng tâm hay cá nhânnào không tập trung thảo luận thì người dạy dẫn dắt họ đi đúng vấn đề cầnthảo luận

Trang 40

Chọn và phân phối tài liệu học tập cho người học trước khi thảo luậndiễn ra nếu thấy cần thiết Điều này sẽ giúp cho người học định hướng trướcvấn đề sẽ thảo luận, có thời gian nghiên cứu vấn đề kỹ hơn.

Bố trí bàn ghế cho từng nhóm theo dự định, s? lu?ng thành viên giữacác nhóm phải tương đối đồng đều về số lượng và trình độ, khoảng từ 6 – 7người một nhóm là tốt nhất Các phương tiện học tập cần phải cung cấp đầy

đủ cho các nhóm (để các nhóm tập hợp ý kiến, ví dụ như các m?u giấy nhỏ,các khổ giấy lớn, phấn viết bảng, bút nét lớn…)

Bước 2: Chia nhóm và phân công trách nhiệm

Trước khi thảo luận, giáo viên chia nhóm Việc chia nhóm có thể dùngcác PP chia nhóm ngẫu nhiên hoặc có chủ định, mỗi nhóm cần chỉ định ngườilàm trưởng nhóm, người thư ký và các thành viên còn lại sẵn sàng là người cókhả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Bước 3: Tiến hành thảo luận

Nhóm trưởng của các nhóm sẽ nhận đề tài thảo luận từ người dạy vàtriển khai thảo luận trong nhóm của mình Trong qúa trình thảo luận, ngườidạy cần chú ý các điểm sau:

- Người dạy là người bao quát hoạt động của tất cả các nhóm, không tham giathảo luận nhưng sẵn sàng có mặt nếu nhóm nào cần sự trợ giúp Tránh trườnghợp người dạy “khoán trắng” việc thảo luận cho các nhóm

- Một số người học thụ động sẽ có khuynh hướng không tham gia thảo luận,người dạy cần khuyến khích lôi cuốn họ vào cuộc thảo luận bằng cách, thỉnhthoảng đặt ra những câu hỏi gợi mở và yêu cầu đích danh người học đó trả lời

- Người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước để định hướng chocác nhóm nếu họ không đi theo đúng kế hoạch hay ý đồ của mình

Ngày đăng: 15/07/2016, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Phùng Đình Dụng (2004) Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học chuyên đề Tâm lý học quản lý trường học ở trường CBQL GDĐTII. Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng một số phương pháp dạy học tíchcực vào dạy học chuyên đề Tâm lý học quản lý trường học ở trườngCBQL GDĐTII
7. Nguyễn Ngọc Bảo (1995) Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong quá trình dạy học Vụ giáo viên – Bộ Giáo dục - Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực tự lực của học sinhtrong quá trình dạy học
8. Trần Bá Hoành: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý – Giáo dục học Dự án Việt – Bỉ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý – Giáodục học
9. Trần Bá Hoành (2003) Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm Thông tin khoa học Giáo dục số 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồngốc, bản chất
10. Trần Bá Hoành (2001) Đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên Thông tin khoa học Giáo dục số 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên
11. Trần Bá Hoành (2002) Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Tạp chí Giáo dục số 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc trưng của phương pháp dạy họctích cực
12. Đặng Thành Hưng (2001) Bản chất của dạy học hiện đại Thông tin khoa học giáo dục số 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của dạy học hiện đạ
13. Đặng Thành Hưng (2001) Khái niệm phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới - Thông tin khoa học giáo dục số 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới -
14. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (1995) Lý luận dạy học đại học NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
15. Trần Bá Hoành – Lê Tràng Định – Phó Đức Hoà - Áp dụng dạy và học tích cực trong chuyên môn Tâm lý GDH – NXB ĐHSP HN16 I.F. Kharlamôp (1978) Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào (Nguyễn Quang Ngọc dịch). NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong chuyên môn Tâm lý GDH "– NXB ĐHSP HN16 I.F. Kharlamôp (1978) "Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào
Nhà XB: NXB ĐHSP HN16 I.F. Kharlamôp (1978) "Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào"(Nguyễn Quang Ngọc dịch). NXB GD
17.Trần Kiều (1995) Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học Đề tài cấp Bộ – Viện Khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học
18. Nguyễn Kỳ (1996): Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Đào tạo I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1996
19.Nguyễn Phú Lộc (2001): Dạy học khám phá - một PPDH nâng cao tính tích cực của học sinh Tạp chí Giáo dục số 19/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học khám phá - một PPDH nâng cao tính tích cực của học sinh
Tác giả: Nguyễn Phú Lộc
Năm: 2001
20. Nguyễn Lân (1958): Lịch sử giáo dục thế giới NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1958
21. Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê: Giáo dục học đại cương NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
22. Lê Nguyên Long (1998) Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả
Nhà XB: NXB Giáo dục
23. M.A . Makhamutôp: (1975): Dạy học nêu vấn đề NXB Sư phạm 24. V. Okôn (1981): Những cơ sở dạy học nêu vấn đề NXB Giáo dụcMatxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học nêu vấn đề "NXB Sư phạm24. V. Okôn (1981): "Những cơ sở dạy học nêu vấn đề
Tác giả: M.A . Makhamutôp: (1975): Dạy học nêu vấn đề NXB Sư phạm 24. V. Okôn
Nhà XB: NXB Sư phạm24. V. Okôn (1981): "Những cơ sở dạy học nêu vấn đề "NXB Giáo dục Matxcova
Năm: 1981
25. Đặng Thành Hưng (2002) Dạy học hiện đại – Lý luận, biện pháp, ký thuật NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại – Lý luận, biện pháp, ký thuật
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
26. Phạm Hồng Quang (2002): Một số quan niệm về học tập và vai trò của người dạy trong dạy họcM Tạp chí GD số 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quan niệm về học tập và vai trò củangười dạy trong dạy họcM
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Năm: 2002
27. Vũ Văn Tảo – Trần Văn Hà (1996): Dạy – học giải quyết vấn đề một hướng đổi mới trong công tác giáo dục đào tạo huấn luyện Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy – học giải quyết vấn đề mộthướng đổi mới trong công tác giáo dục đào tạo huấn luyện Trường
Tác giả: Vũ Văn Tảo – Trần Văn Hà
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w