1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã sơn tây, tỉnh hà tây

61 869 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 252 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xu thế phát triển nền kinh tế thế giới là hướng tới phát triển bền vững. Để đạt được điêù đó thì phải bảo đảm ba yếu tố Kinh tế – Xã hội – Môi trường, trong đó yếu tố môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng vậy. Để đảm bảo duy trì môi trường trong sạch thì mỗi chúng ta là một thành viên trong cộng đồng loài người phải có ý thức bảo vệ duy trì không những cho hiện tại chúng ta mà còn cho thế hệ mai sau. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi mạnh mẽ, thu nhập của người dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng càng ngày càng cao, do đó khối lượng chất thải cũng gia tăng theo, đặc biệt ở các thành phố lớn như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Tại các thành phố này, lượng rác thải trung bình mỗi ngày phát sinh 1,1 kg chất thảingườingày. Do tính chất của các loại chất thải cho đến nay lượng chất thải rắn trong cả nước bình quân mới thu gom để tập trung xử lý chỉ mới đạt khoảng 6070% lượng rác thải tổng lượng rác thải thải ra hàng ngày, có nghĩa là có khoảng 3040% lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường sống của chúng ta. Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng trong môi trường, khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước đất và không khí là rất lớn. Nhiều nơi ở nhiều địa phương rác thải rắn đã làm ô nhiễm và suy thoái môi trường. Không nằm ngoài tình trạng đó số lượng rác thải thị xã Sơn Tây càng ngày càng tăng theo mức đô thị hoá của nó. Hiện nay, một vấn đề mà lâu nay chưa được nhiều người quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải rắn vùng ranh giới giữa đô thị và nông thôn, giữa các xã và thôn bản với nhau. Khu vực ranh giới này đã trở thành bãi đổ chất thải rắn chung của khu vực. Có nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp tối ưu để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, cộng đồng dân cư,… Do đó, em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài : Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn TâyHà Tây. 3. Phương pháp nghiên cứu: • Phương pháp chuyên gia • Phương pháp CBA • Sử dụng kỹ thuật trong thống kê 4. Giới hạn nghiên cứu • Về không gian: Chỉ nghiên cứu việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cuả thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây • Về thời gian: Nghiên cứu phân tích các biến số xảy ra tại thời điểm hiện tại và một vài năm trước. (Từ năm 2002 đến 2005) • Về khoa học: Giới hạn trong những cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực kinh tế học môi trường và kinh tế chất thải, là phương pháp đánh giá hiệu quả đối với vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. 5. Kết cấu nội dung • Chương I: Đánh giá hiệu quả đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt. • Chương II: Tổng quan về tình hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt của thị xã Sơn Tây. • Chương III: Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của thị xã Sơn Tây. CHƯƠNG I ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT I. Khái niệm về rác thải sinh hoạt Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải. Người ta phân biệt chất thải từ nguồn gốc tạo ra nó. Đó là chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất thải từ quá trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải nhiều trường hợp chất thải dịch vụ cũng là rác thải. Khái niệm trên mới nhấn mạnh đến một quá trình sản xuất với một công nghệ xác định. Khi có thay đổi công nghệ thì lượng thay đổi, hoặc lượng thải của dây truyền này thành nguyên liệu của dây truyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khép kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng; đó chính là nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay. Xét về mặt môi trường người ta quan tâm chủ yếu vào nguồn gốc chất thải gây ra ô nhiễm môi trường và cách thức gây ra ô nhiễm môi trường của chất thải đó. Đặc biệt người ta quan tâm đến những chất thải gây ra hậu quả lâu dài hoặc mất một thời gian dài sau khi thì mới gây ô nhiễm. Ta gọi tắt là chất gây ô nhiễm. II. Đặc điểm rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt là một bộ phận của chất thải nói chung nên nó có đầy đủ các thuộc tính của chất thải. a. Thuộc tính lý học, hoá học, sinh học Chất thải sinh hoạt tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn lỏng khí ta có thể xác định nhờ nhiệt phóng xạ, bức xạ. Dù tồn tại dưới dạng nào đó thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học trong đó thuộc tính hoá học là quan trọng nhất. b. Thuộc tính tích luỹ dần Nguyên nhân là do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ làm gây tác hại nguy hiểm.Ví dụ như các kim loại nặng Hg, Zn, chúng có thuộc tính tích luỹ nên ban đầu với một lượng nhỏ ảnh hưởng không đáng kể qua thời gian chúng tích luỹ dần trong cơ thể sống. Dần dần do đặc tính khó phân huỷ nên nó tích luỹ nhiều lần và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể sống. c. Thuộc tính sinh lý Một số chất thải rắn lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc các chất thải khác mà biến đổi tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt ẩm thích hợp. III. Thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt 1. Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt: Lựa chọn các phương pháp lưu giữ thu gom cần phải được xem xét như điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội cũng như vai trò và các mối liên quan mật thiết của khu vực không chính thức tham gia vào quá trình thu nhặt như các điều kiện định lượng và đặc tính của chất thải trong các nước đang phát triển. Hơn nữa công nghệ lưu giữ thu gom và vận chuyển phải tương hợp với nhau; các bước khác nhau trong việc chôn lấp các chất thải rắn phải được liên kết với nhau và tính hiệu quả của một công nghệ phải liên quan mật thiết với các công nghệ khác. Việc quản lý rác thải phải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn. Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là tính tương hợp của thiết bị với nguồn phát sinh tính nguy hại đối với sức khoẻ tính sửa đổi đối với thu gom hiệu quả và chi phí. Khối lượng lưu giữ chất thải dựa vào dung lượng và tần xuất thu gom rác. Việc cung cấp các thiết bị lưu giữ rác trong các gia đình ở các vùng đô thị trong các nước đang phát triển thường đắt và không thuận lợi. Tuy nhiên các nhà lập chính sách phải xem xét phạm vụ sử dụng các thùng chứa công cộng ơ bất kỳ chỗ nào thuận tiện. Ngành công nghiệp đa phương sản xuất các thùng chứa lẫn cần phải được khuyến khích. Đảng ta đó đưa ra một số văn bản pháp luật, ví dụ như chỉ thi số 36TW ngày 25 51998 của bộ chính trị về tăng cường cụng tỏc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và chỉ thị 43CT UB ngày 2510 năm 1996 của UBND tỉnh Hà Tây về tăng cường công tác bảo vệ môi trường.Trên tinh thần đó dó cú nhiều mụ hỡnh quản lý thu gom rỏc thải ra đời và dó đạt được những hiệu quả nhất định và trong số các mô hỡnh đó phải kể đến mô hỡnh thu gom và vận chuyển rỏc thải tại thị xó Sơn TâyTỉnh Hà Tây, đây cũng là một mô hỡnh tiờu biểu vỡ nú đó giải quyết được mâu thuẫn mà rất nhiều khu vực ven đô các thành phố lớn đang mắc phải và thị xó Sơn Tây cũng nằm trong tỡnh trạng đó. Em xin được đưa ra một số mô hình sau: 1.1. Mô hình quản lý tư nhân. (mô hình này đã được áp dụng tại xã Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây). Do xu thế của cơ chế thị trường khi chúng ta có thể nhận thấy hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải là rất cần thiết khi càng ngày lượng rác thải càng nhiều và khi quy mô của các nhà cung cấp dịch vụ này còn ít tất yếu nó đòi hỏi thêm các nhà cung ứng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về chất lượng dịch vụ. Chính vì lẽ đó đã xuất hiện một số mô hình tư nhân, vậy những đơn vị nào được gọi là tư nhân? Đó là tổ thu gom dân lập, hợp tác xã thu gom, vận chuyển,… ● Ưu điểm của mô hình. Huy động được lượng vốn nhàn rỗi trong dân, tạo thêm công ăn việc làm cho những người lao động, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng trợ cấp của nhà nước và tất yếu nó tạo ra một cơ chế cạnh tranh lành mạnh với phương châm cung cấp chất lượng tốt nhất. Tăng tỷ lệ thu gom trong các ngõ xóm, hạn chế rác thải xuống các ao hồ, sông suối,… Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và từ đó khuyến khích người dân có những hành động thân thiện với môi trường hơn. Thực hiện nguyên tắc người được hưởng dịch vụ phải trả tiền cho chi phí hoạt động thu gom. Giảm bớt chi phí cho quản lý bộ máy cồng kềnh thiếu linh hoạt, rút ngắn quy trình thực hiện và giảm bớt chi phí trung gian. ● Nhược điểm của mô hình. Trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp tư nhân này lại không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu mà nhà nước quy định. Không cập nhật được những quy định của nhà nước đối với các chính sách quy hoạch phát triển của đất nước, nhất là những quy chế trong lĩnh vực môi trường. Đôi khi thiếu trách nhiệm chung, đề cao lợi ích cá nhân. 1.2. Mô hình quản lý nhà nước.( Đang được áp dụng tại CTMTCTĐT Sơn Tây ) Trong nền kinh tế nước ta, mô hình quản lý nhà nước được áp dụng khá phổ biến. Việc quản lý nó chịu sự quản lý theo ngành, UBND địa phương. Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy, phương thức hoạt động của mô hình nhà nước này chủ yếu là tối ưu hoá lợi ích xã hội. Hình: Mô hình quản lý rác thải tỉnh Hà Tây. ● Ưu điểm của mô hình. Phổ biến kịp thời các quy định của nhà nước do có hệ thống quản lý từ trên xuống. Có sự phân bổ chặt chẽ giữa các khâu thu gom. Hạn chế được các yếu tố rủi ro bất thường. Việc sửa chữa bảo dưỡng các phương tiện được đảm bảo. ● Nhược điểm của mô hình. Mô hình quản lý cồng kềnh chồng chéo lên nhau. Hạn chế tính tích cực của công nhân thông qua chế độ đãi ngộ nhận lương và thưởng. Tồn đọng tình trạng ỷ lại, uỷ thác trách nhiệm cho các đơn vị liên đới khác. 2. Xử lý rác thải sinh hoạt Chọn phương pháp chôn lấp rác thải trước hết dựa vào đặc tính của chất thải.Thành phần; cấu tạo chất thải phát sinh trong các nước phát triển cho thấy cần phải có cách tiếp cận thích hợp. Dành sẵn các khu đát là điều kiện kiên quyết đối với tất cả các hình thức chôn lấp chát thải rắn. Do vẫn còn chất cặn thừa trong mọi loại hình xử lý; cho nên đối với đất đai cần phải giảm đáng kể các chất cặn thừa bằng các phương pháp xử lý dùng năng lượng và các phương pháp xử lý có chi phí lớn. Hầu hết các phương pháp xử lý và chôn lấp chất thải ở các nước đang phát triển là chôn lấp hợp vệ sinh làm phân ủ thiêu đốt (nhiệt phân). a. Chôn lấp hợp vệ sinh: Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân huỷ chất thải trong đắt bằng cách nén chặt và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong chôn lắp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh học rồi tạo ra các chất thải rắn lỏng khí. Các chất tiêu biểu đựơc tạo ra trong quá trình phân huỷ bởi vi khuẩn bao gồm nước, axit, hữu cơ, metan, nitơ, NH3… chất thải thực phẩm đã bị phân huỷ trong các loại khác nhau như chất dẻo cao su và một số chất thải có độ kháng phân huỷ cao. Sự lắng đọng và phân huỷ chất thải trong chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại cho môi trường như sau: Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như muỗi các loại côn trùng có cánh và loại gặm nhấm. Mang rác thải bẩn thỉu theo gió làm ô nhiễm không khí. Cháy. Gây ra mùi khó chịu và khí độc. Rò rỉ chất thải bằng cách nước kết quả; do vậy làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Chôn nén và lấp đất hợp vệ sinh hàng ngày kiểm tra độ nguy hại từ 1 đến 4 lần. Việc kiểm tra rò rỉ khí đòi hỏi các biên pháp chuyên môn. Có thể kiểm soát rò rỉ bằng hai cách là chọn nơi có đặc điểm bảo vệ tự nhiên hoặc xây dựng hệ thống chống rò rỉ hoàn hảo khi địa điểm không có đặc điểm thích hợp. Việc kiểm soát rò rỉ ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi bãi chôn có đáy kín và hệ thống thoát nước: nồng độ chất hữu cơ ở thiết bị lọc chỉ ở mức BOD5 từ 30005000 mgl và vì vậy cần cung cấp thiết bị xử lý đầy đủ cho việc này. Việc khử khí ở bãi chôn lấp có thể sử dụng những tháp vòm có những lỗ khoan thủng và lọc bằng sỏi. Khí có thể dẫn tới phương tiện hữu dụng. Ở hầu hết các nước đang phát triển hàng đống rác thải lộ thiên lan tràn. Việc chuyển những đống chất thải đầu tiên thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh không đòi hỏi chi phí lớn nhưng là điều ảnh hưởng với sức khoẻ và môi trường. Chôn lấp hợp vệ sinh nói chung là biện pháp chôn lấp chất thải tương đối rẻ có thể chấp nhận về khía cạnh môi trường. Bởi vậy, tổ chức và hoạt động của bãi chôn lấp có kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo ra cơ sở cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển và tạo ra tiền lệ đối với các giải pháp xử lý hoặc thu hồi rác thải. b. Ủ làm phân hữu cơ Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải chưa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn; biến chúng thành phân hữu cơ gọi là Compost. Quá trình này đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh tốt; triệt để ngăn ngừa các vi sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân hủy sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra. Tuy hiên cần phải huỷ bỏ chất cặn bã ở thể rắn và thể khí còn lại Điều kiện thích hợp để ủ phân như là một phương pháp chôn lấp chất thải phụ thuộc vào ba yếu tố: đặc tính của chất thải điều kiện có thể áp dụng và tiềm năng thị trường địa phương đối với phân Compost. Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất hữu cơ từ bếp, vườn tược giấy loại rác thải trên đường phố, chất thải ở chợ búa, rác thải bùn cống, các loại chất hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, các chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng động vât nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm cao hơn 4050%. Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 7080% chất thực vật rễ thối rữa, lại có tiểm năng đáng kể đối với Compost nhờ các phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân bón hữu cơ cao; có sức lao động tương đối rẻ thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân. Bởi vậy biện pháp chôn lấp và sử dụng chất thải giữ vai trò quan trọng đối với việc quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển. c. Ủ tạo khí gas Làm tiêu hủy bằng lượng khí cho quá trình chuyển hoá sinh học của chất hữu cơ thành hỗn hợp metan và cacbon dioxit gọi là sinh khí; cùng với chất cặn bã thể lỏng và rắn khác. Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp khi đó các chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy. Chỉ có các thành phần hữu cơ của đồ thải và có tính chất suy thoái về mặt sinh học. Việc chế biến thức ăn động vật từ rác thải rắn phải tiến hành trước quá trình tiêu huỷ lượng khí. d. Thiêu đốt Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hoá thành cặn bã chứa các chất hầu như không cháy đựơc và các chất khí phát tán vào khí quyển. Chất bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển; xét về khía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ nước cao trong chất thải. Trong nhiều trường hợp công đoạn cuối cùng của quá trình thiêu đốt cần phải thêm nhiên liệu bổ xung. Hơn nữa thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt qua khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển. Giá cả cao trong thiêu đốt được chấp nhận ở các nước công nghiệp hoá vì sẽ giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai và vì vậy sẽ bảo tồn đất đai ven đường tuỳ theo thời gian vận chuyển chất thải hoặc chất cặn bã sau xử lý đến nơi chôn lấp xa hơn. e. Thu hồi tài nguyên Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải tại điểm thu gom và trên các xe thu gom chuyên chở lại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng. Các thành phần chất thải thường được thu nhặt có thể được dùng cho công nghiệp bao gồm giấy kim loại thuỷ tinh cao su chất dẻo; ở các nước quá nghèo dẫn đến khai thác cả các nhiên liệu như than sỉ than vụn, vỏ hộp kim loại chất thải thực vật và hầu hết tất cả câc thứ giấy lộn linh tinh có giá trị khác nhau. IV. Đánh giá hiệu quả đối với việc thu gom vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt E = B C = B (Ctgom+ Cvc + Cxlý + Chchính+ Cxlync+ chi phí khác). Trong đó: E : Hiệu quả về mặt xã hội. B: Lợi ích thu được từ hoạt động. C: Chi phí phát sinh gồm. Ctgom : Chi phí thu gom. Cvd: Chi phí vận chuyển. Cxlý Chí phí xử lý. Chchinh Chí phí hành chính. Cxlync Chí phí xử lý nước rác . EC Chi phí thiệt hại môi trường. 1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án. a)khái niêm: Để có thể triển khai một dự án trong thực tế thì đối với mỗi dự án thì chúng ta cần phải đánh giá, phân tích hiệu quả của một dự án trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Tuỳ vào mỗi dự án cụ thể thì chúng ta có thể nhấn mạnh và quan tâm chủ yếu đến một mặt nào đó của dự án. Đối với một dự án môi trường thì hiệu quả về mặt kinh tế (lợi nhuận) không phải là quan trọng nhất, mà ở đây chúng ta cần quan tâm đến môi trường và những lợi ích về môi trường đem lại cho xã hội. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự ánlà chúng ta xem xét những tác động và kêt quả thu được trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội môi trường của dự án.Trên cơ sở đó chúng ta đưa ra những quết định cụ thể cho dự an trong thực tế. Đối với mỗi dự án nói chung và đăc biệt đối với những dự án môi trường thì viêc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường là hết sức quan trọng, nó đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng thể về dự án khi triển khai trên thưc tế. b)sự cần thiết của đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án giúp cho nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, để từ đó đưa ra những quết định chính xác, hiệu quả. Trước kia đối với mỗi dự án thì người ta chủ yếu chú trọng đến lợi ích về mặt kinh tế như đem lại lợi nhuận bao nhiêu mà không chú ý đến các vấn đề môi trường, xã hội, chính sự đánh giá này là o mang tính bền vững , nó có thể đem lại hiệu quả trước mắt nhưng xét về lâu dài thì có thể nó xẽ gây thiêt hại cho môi trường và gây tổn thất cho những lợi ích của xã hội.Vì vậy hiện nay theo quan điểm phát triển bền vững thì khi xem xét một dự án thì phải đánh giá trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đây là một xu hướng tất yếu bởi vì bất cứ một dự án nào dù ít hay nhiều đều tác động đến môi trường, mà chúng ta chỉ có thể quản lý tốt khi nhận biết đươc những tác động đó. Mặt khác hiện nay với xu thế toàn cầu hoá thì những vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm hơn, để có thể hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu các dự án không thể không tính tới yếu tố môi trường vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án là hết sưc cần thiết. 2. Phương pháp đánh giá hiệu quả. 2.1. Đánh giá lợi ích (B). B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5 2.1.1. Doanh thu từ phí vệ sinh môi trường: B1 B1=12.K.N.R K: mức phí 1 người tháng N: Số dân trên địa bàn R:Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường 2.1.2. Lợi ích trong việc thu gom phế liệu: B2 B2= B21 + B22 B21: lợi ích do giảm khối lượng vỏ đến bãi rác. B22: Tạo thu nhập cho người thu gom rác. Ta có: B21 =M.K M: khối lượng không phải vận chuyển do hoạt động thu góm phế liệu. K: Cước vận chuyển 1 tấn rác dến bãi rác B22=12.N.W4 – 12.N.W5=12.N.(W4 – W5) N: số người tham gia thu mua phế liệu W4: Thu nhập trung bình người tháng do thu mua phế liệu W5: Thu nhập trung bình của nông dân 2.1.3. Lợi ích tiềm năng của việc thu phí gas :B3 B3=M.P.V V:Thể tích gas1 tấn rác chôn cho 3 năm đầu. H:Khối lượng rác được chôn P: giá1m3 gas. 2.1.4. Lợi ích từ việc tiết kiệm tài nguyên: B4 B4= PiMi Pi : Đơn giá nguyên vật liệu tái chế loại i Mi : khối lượng vật liệu tái chế loại i (i=1..4) 2.1.5. Lợi ích sau khi đóng bãi: Sau khi đóng bãi có thể có những tác động tích cực tới các hoạt động kinh tế, điều kiện sống, đất đai... Các căn cứ trong tính toán: 1) Không tính tới giá trị biến đổi của tiền D=Số Lượng tài sản(GTBĐGTCL)số ngày sinh hoạt 2) Có tính tới giá trị của tiền A=M(1+e)n1 n(1+e)n1 M:Giá trị ban đầu N: số năm dự kiến khấu hao hết. e: tỉ lệ chiết khấu 2.2. Đánh giá chi phí. 2.2.1. Chi phí thu gom Ctgom= PiMi + W Trong đó: W: lượng công nhân trong lĩnh vực thu gom. Pi: chi phí cho dụng cụ i. Mi : khối lượng dụng cụ i dùng trong một năm. W =12.W1.N1 Trong đó: W1: mức lương trung bình cửa công nhân thu gom1 tháng N1: số lương công nhân thu gom 2.2.2. Chi phí vận chuyển. Cv c= FC + VC 2.2.2.1. Tính FC chi phí khấu hao TSCĐnăm. r FC = M (1+r )r1 x (r+1)r 1 M: giá trị ban đầu r: số năm khấu hao 2.2.2.2. Tính VC chi phí biến đổi cửa hoạt động vận chuyển VC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4 VC1: chi phí lương và bảo hiêm xã hội . VC2: chi phí bảo hộ lao động . VC3: chi phí nhiên liệu vận chuyển . VC4: chi phí khác Ta có: VC1 = 12 . W2 . N2 ( 1 +20% ) W2: mức lương trung bình cưa công nhân vân chuyển 1 tháng . N2: số lượng công nhân vận chuyển . 20%:mức bảo hiểm xã hội công nhân đựơc hưởng . VC2 = W2 x 425500 (đồng). 425500 : mức chi phí cho một công nhân (theo sô’ liêu của phòng kế toán) VC3 = N . P. V N: số chuyến vận chuyển trong một năm . P: giá 1 ( lít ) nhiên liệu V: lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho một chuyến . VC4 = 10% khấu hao cơ bản = 10% FC (khấu hao tài sản cố định theo quy định của Công ty Môi trường và Công trình đô thị thị xã Sơn Tây) 2.2.3. Chi phí xử lý : CxL= M . K M: khối lượng rác cần xử lý . K: chi phí trung bình cho xử lý một tấn rác . 2.2.4. Chi phí hành chính C hc = 12. N3 .W3 ( 1+ 200 0 ) W3: mức lương trung bình của cán bộ quản lý 1tháng . N3: số cán bộ quản lý . 2.2.5. Chi phí xử lý nước rác: CxL ¬nước . CxLnước = P . 365 .V V: thể tích nước rác tính ra trong ngày. P: chi phí xử lý 1 m3 nước rác . 2.2.6. Chi phí môi trường : EC = EC1+ EC2 + EC3 + ….. 2.2.6.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãĩ chôn lấp gây ra: EC1 EC¬1 = 2 .S . P ( Q1 Q2 ) + AS . Q1: sản lượng lương thực trung bình trước khi hình thành bãi. Q2: sản lượng lương thực khi bãi vận hành . P: giá lương thực . S: diện tích bị ảnh hưởng . A: mức chi phí khác do bãi chôn lấp gây ra (thuốc chuột, ni lông ). 2.2.6.2. Chi phí MT tính thông qua bệnh tật của người dân, người lao động: EC2 . EC2 = EC21 + EC22 EC21: cho người lao động . EC21 = 55 0 0 lương = 550 0 ( N1 W1 + N2 W2 ) . 55% mức lượng độc hại. EC22: chi phí cho dân cư. EC22=( K1iPi + K2iPi) K1i: số người mắc bệnh ở vùng bị ảnh hưởng = số dân bị ảnh hưởng x mức chênh lệch. K2i: số người mức bệnh I ở vùng không bị ảnh hưởng. Pi: chi phí khám i1lần. Chi khác: khi phí do phảI ngỉ việc của người nhà người bệnh và người bệnh (chi phí có hại) 2.2.6.3. Chi phí đền bù do ô nhiễm: EC3 Mức đền bụ được xác định theo hệ số K (theo phạm vi và mức độ ảnh hưởng) 2.2.7. Chi phí khác: 2.2.7.1. Chi phí của việc sử dụng đất: DC DC =Q.S .P Q: năng suất trung bình P: Giá lg thực S: Diện tích bị mất 2.2.7.2. Chi phí khác chưa lượng hoá: Mất cảnh quan tự nhiên Gây xói mòn, bồi lắng đất Ảnh hưởng tiềm năng tới môi trường nước ngầm CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THỊ XÃ SƠN TÂY, TỈNH HÀ TÂY. I. Điều kiện tự nhiên và Kinh tế – Xã hội của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. 1. Điều kiện tự nhiên. Thị xó Sơn Tây là một trong hai thị xó lớn của tỉnh Hà Tõy, với tổng diện tớch tự nhiờn là 1359 ha và 20650 nhõn khẩu. Phớa tõy bắc giỏp với Huyện Ba Vỡ, phớa đông nam giáp với huyện Phúc Thọ.Nằm cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía đông nam. Khí hậu Sơn Tây mang đặc tính chung của khí hậu đông bắc bộ nói riêng hay khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung,trong năm có hai mùa rừ rệt Mùa nóng từ tháng tư đến tháng mười, nhiệt độ bỡnh quõn đo được 25 độ C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng tư năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu là khí hậu gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh gây ra gió rét, nhiệt độ trung bỡnh là 18 độ C. Số giờ nắng trung bỡnh là 1567h. Lượng mưa bỡnh quõn hàng năm là: 1600ml 2200ml Nhỡn chung yếu tố khớ hậu là rất thuận lợi để phát triển các giống cây trồng vật nuôi cũng như phát triển các nghành công nghiệp, dịch vụ. 2. Điều kiện Kinh tế – Xã hội. 2.1. Dân số. Theo số liệu thống kê dân số năm 2004, toàn thị xã Sơn Tây có 20650 nhân khẩu, trong đó số người trong mật độ tuổi lao động là 7057. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,4%. Toàn thị xã Sơn Tây có 5189 hộ, tuổi thọ trung bình của thị xã Sơn Tây là 60, tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2004 là 7%. Bảng: Cơ cấu lao động theo ngành nghề Nghề nghiệp Số lao động Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 2823 40 Tiểu thủ công nghiệp 13 0,19 Dịch vụ buôn bán 306 4,33 Xây dựng, vận tải 237 3,36 Nghề khác 164 2,32 Văn hoá, giáo dục, và viên chức nhà nước 3514 49,8 Tổng 7057 100 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây năm 2004 2.2. Phân loại mức thu nhập. Nhìn chung, xét về mặt bằng chung của tỉnh Hà Tây thì thị xã Sơn Tây là một thị xã có mức sống khá, là một thị xã có dịch vụ du lịch phát triển và tồn tại nhiều ngành nghề thủ công cũng như hoạt động thương mại khá phát triển. 2.3. Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Sơn Tây là 1359 ha trong đó: Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 951,3 70 Đất chuyên dùng 203,85 15 Đất ở 135,9 10 Đất chưa sử dụng 67,95 5 Tổng 1359 100 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường. 2.4. Giáo dục. Hiện nay, tại thị xã Sơn Tây đã xoá mù chữ, trình độ văn hoá của người dân được nâng cao, hầu như không còn tình trạng trẻ em không được đến trường vì phải lo kiếm sống. Số trường lớp phục vụ cho việc dạy học được đảm bảo. Các số liệu sau đây sẽ nói lên được điều đó: Số người đi học là 6885 người, chiếm 95% tổng số người ở tuổi đi học. Bảng: Trình độ văn hoá của người dân thị xã Sơn Tây Trình độ văn hoá Số người Cấp I 2674 Cấp II 2092 Cấp III 1384 Đại học, Cao đẳng và trung học 535 Tổng 6885 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây năm 2004 2.5. Y tế. Toàn thị xã Sơn Tây có 2 bệnh viện: + Bệnh viện thị xã Sơn Tây. + Bệnh viện 105. Các bệnh viện trong thị xã đã được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế cũng như các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong thị xã. 2.6. Hệ thống giao thông. Hệ thống đường nhựa của toàn thị xã là 25 km, đường cấp phối và bê tông là 35 km. Hiện nay, tại thị xã đường đất đang còn khoảng 20 km. 2.7. Cấp điện. Hiện nay, 100% số hộ trong thị xã đã được dùng điện, hơn 80% số hộ đã có ti vi, nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. + Tổng công suất điện hiện có là: 1200 KVA + Số trạm biến thế: 5 trạm. + Tổng chiều dài đường cao thế: 4,2 km. + Tổng chiều dài đường hạ thế: 19 km. 2.8. Sản xuất nông nghiệp. Do tính chất là vùng đất phì nhiêu của vùng đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây rất thích hợp với các loại cây lương thực: Cây lúa, khoai, lạc,… Từ đó, chúng ta có thể tiến hành chuyên canh các loại cây này và tiến đến chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Đó chính là lợi thế so sánh mà các vùng khác không có được, từ đó chúng ta đem các sản phẩm của vùng đi trao đổi lấy các sản phẩm thiết yếu khác mà vùng mình không có. Xuất phát từ những nhận thức đó, năm 2001 tỉnh đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp, do đó tại các xã diện tích cây lương thực cũng được nâng lên thể hiện ở bảng sau: Loại cây Diện tích (ha) Cây lương thực 416,7 Cây ăn quả 20 Rau màu 150 Cây hoa, cây cảnh 1,5 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây. Cấp thoát nước nông nghiệp: + Diện tích được tưới: 235,4 ha. + Diện tích thiếu nước: 205 ha. + Diện tích ngập úng: 62,2 ha. + Số trạm bơm: 5 trạm. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV của xã ngày càng được coi trọng trong kỹ thuật sử dụng bởi lẽ đó chính là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước và có tác hại lâu dài tới sức khỏe con người. Nhận thức của người nông dân về sử dụng thuốc BVTV ngày càng được nâng cao, cho nên hạn chế được lượng thuốc BVTV, nhất là thuốc ngoài danh mục và cấm sử dụng. Người dân ngày càng được tập huấn nhiều về biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. 3. Giới thiệu tổng quan về Công ty Môi trường và Công trình đô thị của thị xã Sơn Tây. Công ty môi trường và công trình đô thị của thị xã Sơn Tây được thành lập theo quyết định số 511QĐUB ngày 22121996 của UBDN thành phố Hà Nội. Khi mới thành lập là xí nghiệp công trình đô thị; là đơn vị sự nghiệp công cộng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty môi trường và công tình đô thị Sơn Tây theo quyết định thành lập. 1) Thu gom vận chuyển rác, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. 2) Xây dựng sửa chưa: bảo tồm các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp thoát nước, đường đô thị cây xanh, công viên diện chiếu sáng. 3) Quản lý khai thác tu bổ các tài sản công cộng phục vụ công ích. 4) Quản lý nghĩa trang phục vụ tang lễ 5) Các hoạt động phục vụ đô thị khác. 6) Nghiên cứu thử nghiệm xử lý chế biến rác thải đô thị. Liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. II. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. 1. Nguồn phát sinh rác thải ở thị xã Sơn Tây. Theo số liệu điều tra năm 2004 của Công ty Môi trường và Công trình đô thị của thị xã Sơn Tây năm 2004 thì khối lượng rác thải phát sinh trung bình trong một ngày là 9,46 tấn. Trong đó: Rác thải sinh hoạt: 4,2 tấnngày, chiếm 44,4% tổng khối lượng rác thải. Rác công nghiệp: 5,18 tấnngày, chiếm 54,8% tổng khối lượng rác thải. Rác thải bệnh viện: 0,076 tấnngày, chiếm 0,8% tổng khối lượng rác thải. Thành phần chủ yếu của rác thải được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng: Thành phần chủ yếu của rác thải rắn của thị xã Sơn Tây TT Thành phần Tỷ lệ % 1 Thức ăn thừa, cỏ , lá cây 50,27 2 Giấy các loại 2,72 3 Que, gỗ vụn 6,27 4 Cao su, nhựa 0,71 5 Vỏ ốc, vỏ sò 1,06 6 Thuỷ tinh 0,31 7 Gạch đá, đất, sỏi 7,43 8 Kim loại 1,02 9 Rác vụn kích cỡ dưới 10mm 30,21 Cộng 100% Nguồn: Theo số liệu của Phòng Tài nguyên – Môi trường của thị xã Sơn Tây. 2. Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt. Quy trình thu gom rác thải được tính từ nguồn phát sinh tới điểm tập kết rác và bốc lên xe. Việc thu gom chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp: Thu tại các bể chứa xây dựng cố định sau đó ô tô tới xúc và vận chuyển đi. Thu bằng xe ô tô cơ giới chuyên dùng rồi chuyển thẳng về bói chụn lấp để xử lý. Hàng ngày thời gian từ 15h19h và từ 3h305h30, có 10 xe chở rác đi dọc các trục đường, hoặc đi vào các ngõ, vừa đi vừa gõ kẻng, các hộ đưa rác trong nhà bỏ vào thùng xe. Các công nhân này thường ken thêm gỗ quanh xe đẩy nhằm chứa rác nhiều hơn, điều này vừa có lợi và cũng vừa có hại, có lợi ở chỗ là khối lượng thu gom được1 xe sẽ nhiều hơn, còn có hại là rác thải thường bị rơi ra trong quá trình di chuyển của xe. Đây là phương pháp thủ công nhưng nó phù hợp với điều kiện ở nông thôn. Hình: Công nghệ thu gom và vận chuyển rác thải. Nguồn: Theo số liệu của Công ty Môi trường Đô thị. 3. Khối lượng thu gom và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt. Do thiếu kinh phí và thiếu phương tiện hiện tại, mỗi ngày Công ty thu gom được 4,2 tấn rác (Trung bình trong 4 năm từ năm 20022005), chiếm 75% tổng số rác thải phát sinh trong thị xã. Phần còn lại được dân cư tự bón phân phục vụ trồng trọt và tại các ngõ xóm dân cư đổ vào các ao hồ lấp dần các điểm trũng trong thị xã. Bảng : Lượng rác thải do công ty MTĐT thu gom từ năm 2002 – 2005. Năm Lượng rác tính trong một năm (tấn) Lượng rác trung bình theo ngày (tấn) 2002 1393 3,825 2003 1460 4,015 2004 1542 4,23 2005 1596 4,38 Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kế toán qua các năm. ● Công cụ, dụng cụ sử dụng trong hoạt động thu gom. Bảng: Thống kê công cụ, dụng cụ trong khâu thu gom rác thải. STT Dụng cụ Minăm Pi (đồng) Tổng (Triệu) 1 Quần ỏo bảo hộ 40 bộ 100 000 4 2 Xẻng 20 cỏi 20 000 0,4 3 Vột 20 cỏi 15 000 0,3 4 Cào 20 cỏi 20 000 0,4 5 Mũ 20 cỏi 20 000 0,4 6 Găng tay + khẩu trang 80 đôi 15 000 1,2 7 Eng 20 đôi 25 000 0,5 8 Kẻng 10 cỏi 10 000 0,1 9 Chổi 360 cỏi 5 000 1,8 10 Xe gom 10 cỏi 2 000 000 20 Tổng 29,1 Nguồn: Theo số liệu Phòng Kế toán, Công ty Môi trường Đô thị. 4. Thực trạng vận chuyển rác thải sinh hoạt. Việc bố trí vận chuyển rác thải hiện nay ở thị xã Sơn Tây được Công ty Môi trường giao cho đoàn xe cơ giới thuộc Công ty đảm nhận. Mục tiêu của việc tổ chức vận chuyển rác là cố gắng vận chuyển rác thải đã thu gom lên bãi chôn lấp nhiều nhất với giá cước vận chuyển hợp lý. Vì vậy, thực tế cho thấy rằng các xe có sức chở nhỏ hơn 4 tấn có chi phí vận chuyển lớn hơn xe có sức chở từ 4 tấn trở lên. Chi phí cho hoạt động vận chuyển một tấn rác là 150 000 đồng (Theo số liệu của Phòng Kế toán, Công ty MTĐT). Để hoàn thành nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác Công ty Môi trường và Đô thị thị xó Sơn Tây sử dụng loại xe vận tải có hệ thống chuyên dùng (cẩu nâng, nén ép,…). Mỗi xe được vận hành bởi các công nhân được đào tạo. Hiện nay, Công ty Môi trường Đô thị thị xó Sơn tây đang sử dụng các loại xe: Xe MTR 92A; xe MTR 92Z, 97; Huyndai; Mercedes. Xe cuốn ép Nissan thu gom, vận chuyển rác đường phố. Mỏy ủi, thựng container, xe ộp rỏc,… Máy đào xúc đất,… Bảng : Cỏc xe mới nhập STT Loại xe Năm trang bị 1 Xe ca Huyndai 30 chỗ chở tang Thỏng 12002 2 Xe HINO ộp rỏc Thỏng 42002 3 Mỏy ủi B170 – H141E Thỏng 92002 4 Xe thang nõng Thỏng 32003 5 Xe rửa đường Thỏng 32004 6 Xe HINO ộp rỏc 6,3 tấn Thỏng 72004 7 Xe HINO ộp rỏc 7,5 tấn Thỏng 72004 8 9 thựng Container Thỏng 72005 (Theo nguồn số liêu của đoàn xe) 5. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện trạng bói chụn lấp, xử lý rỏc thải tại bói rỏc thị xó Sơn Tây. Bói chụn lấp rỏc thải được đưa vào hoạt động từ 22102 mặt bằng giải phóng vơi diện tớch 3,6 ha. Tại bói rỏc cú: Hệ thống chiếu sỏng. Hệ thống xử lý nước rác. Bể cõn rỏc, cầu rửa xe. Xõy dựng nhà hành chớnh. Trạm biến ỏp phục vụ khu liờn hợp xử lý rỏc thải rắn. Trạm cấp nước công suất 20m3ngày. Trong năm 2006 bói rỏc thải của thị xó Sơn Tây được nâng cấp cải tạo: Nâng sức chứa với kinh phí: 100 triệu đồng. Xây dựng vành đai cây xanh: 50 triệu đồng. ● Các phương pháp xử lý đã có ở thị xã Sơn Tây: a. Phương pháp chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Phương pháp này có chi phí rẻ nhất, bình quân ở khu vực Đông Nam Á vào khoảng 1 – 2 USDtấn. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là tốn đất đai làm bãi chôn lấp, dễ gây ô nhiễm môi trường cho dân cư xung quanh và nguồn nước ngầm. Bình quân xử lý một tấn rác thải là 15000 đồngtấn. b. Phương pháp thiêu huỷ. Phương pháp này có chi phí cao từ 2030 USDtấn, nhưng chu trình lại ngắn, chỉ từ 34 ngày, tốn ít diện tích đất. Phương pháp này chủ yếu dành cho rác thải y tế của thị xã. 6. Đánh giá chung về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn Tây. Tỷ lệ thu gom còn thấp, đạt 75% khối lượng rác thải phát sinh, chưa tổ chức phân loại tại nguồn thiết bị thu gom vận chuyển thiếu, cũ, chưa phù hợp. Khối lượng rác thải lớn; tập trung chủ yếu vào ban đêm, việc thu rác thải bị hạn chế. Rác tập trung ở nhiều điểm, khối lượng nhỏ và phân tán. Việc thu gom rác không thể thực hiện trong thời gian ngắn do quy trình thu gom rác chủ yếu là thủ công trong các phố, nhõ, hẻm và thu chủ yếu theo tín hiệu kẻng. Tuyến vận chuyển rác chủ yếu trong thị xã vảo buổi tối và sáng sớm. Khoảng cách vận chuyển đến bãi rác thải là 15km dọc theo đường Xuân Khanh. Các xe chở rác cũ chất lượng cẩu của 1 số xe không đảm bảo sử dụng với cường độ cao. Ngoài ra còn nhiều xe có sức chứa nhỏ; không kinh tế với việc vận chuyển rác đi xa. Khả năng vận chuyển rác cảu các xe hiện co không đảm bảo chuyển được tất cả khối lượng rác thu gom. Phần lớn các xe đã cũ, các trang thiết bị do bảo dưỡng, sửa chữa có hạn nên không thể huy động các xe tăng ca tăng chuyến trong thời gian dài liên tục. Số lượng lái xe phụ xe còn thiếu. ● Dự kiến lượng rác thải rắn tăng : Dự kiến lượng rác thải trong thị xã Sơn Tây sẽ tăng 9% trong 20002015 Khối lượng rác thải của thị xã: Đến năm 2010: 4500(tấn năm). Đến năm 2015: 5400(tấnnăm). Đến năm 2020: 6600 (tấn năm). CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MễI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG THU GOM VẬN CHUYỂN VÀ XỬ Lí RÁC THẢI Ở THỊ XÃ SƠN TÂY. I. Đánh giá các lợi ích của hoạt động thu gom, vận chuyển, và xử lý rác thải. 1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường. B1 = 12 x K x N x R. K = 5000 N = 20650 R = 25,47 % Vậy B1 = 12 x 5000 x 20650 x 25,47 % = 315,6 (Triệu đồngnăm). 2. Lợi ớch trong việc thu gom phế liệu: B2. Tại thị xó Sơn Tây có khoảng 30 người thu gom đồng nát, phế liệu tại các ngừ ngỏch, hàng ngày họ thu được 0,42 tấn phế liệu tương đương 10% lượng rác của xóm. Vỡ vậy, nếu khụng cú lượng người thu gom phế liệu này thỡ lượng rác sẽ được chuyển đi. Lợi ớch thu được từ việc giảm khối lượng vận chuyển: B21. B21 = M x K. K = 150 000 (đồngtấn) M = 0,42 x 365 = 153,3 (tấnnăm) B21 = 153,3 x 150 000 = 22,995 (Triệu đồngnăm). Tạo thu nhập cho những người thu gom rác phế liệu: B22. B22 = 12 x N x (W4 – W5). N = 30 W4 = 600.000 (đồng). W5 = 300.000 (đồng). B22 = 12 x 30 x (600.000 – 300.000) = 108 (Triệu đồngnăm). Vậy B2 = 108 + 22,995 = 130,995 (Triệu đồngnăm). 3. Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas tại bói: B3. B3 = M x P x V Khí gas thu được từ quỏ trỡnh phõn huỷ chất hữu cơ có trong bói chụn lấp, hai thành phần chủ yếu là CH4 và CO2. Để kiểm soát nó cần có yêu cầu sau: Có tường bao bằng đất sét chống thấm, dày tối thiểu là 0,7m, tường được giữ ẩm, không nứt nẻ. Khoảng cỏch giữa hai giếng thu là 70 – 100m, đường kính giếng từ 1 – 1,2m, chiều sâu tương đương với chiều dài của lượng rác được chôn. Độ ẩm trên 40%. Hiện nay, thị xó Sơn Tây chưa thu được khí gas. Vỡ vậy đây là một lợi ích chưa thể lượng hoá được. 4. Lợi ích thu được từ việc tái chế phế thải: B4. Cỏc thành phần cú thể tỏi chế trong rỏc thải sinh hoạt của thị xó Sơn Tây (Tổng khối lượng một năm là 153,3 tấn có thể tái chế). Thuỷ tinh: 40%. Giấy: 28%. Kim loại: 15%. Loại khỏc: 13% gồm vỏ sũ, nhựa, xương,… Bảng: Thành phần của rác thải sinh hoạt STT Loại vật liệu Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn) Đơn giá (Triệu tấn) Thành tiền (Triệu) 1 Thuỷ tinh 40 61,32 0,25 15,33 2 Giấy 28 42,924 0,9 38,63 3 Kim loại 19 29,127 1,1 32,04 4 Loại khỏc 13 19,929 0,5 9,965 Tổng 100 95,965 Nguồn: Số liệu thống kê theo số lượng rác thải tái chế năm 2005. 5. Những lợi ích sau khi đóng bói: B5 Sau khi đóng bói tức là sau khi vận hành hết 100% khả năng chôn lấp, làm cho nền kinh tế phát triển hơn, từ đó đó nõng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ người mắc bệnh, cụ thể: Giao thụng phỏt triển: Trong khi vận hành bói, hệ thống giao thụng được mở rộng và phát triển. Do vậy, nhờ đó mà mạng lưới giao thông chung của khu vực cũng được phát triển hơn. Đời sống của dân cư được cải thiện do hoạt động vận chuyển, chôn lấp đó ngừng nờn những hoạt động lớn đó khụng cũn, cuộc sống của dõn cư dần dần trở lại bỡnh thường và yên tĩnh như xưa: gọi là B52. Một thời gian khá dài sau khi đóng bói, diện tớch đất trong khu xử lý sẽ được trở lại sử dụng đúng mục đích của nó trong nông nghiệp. Bên cạnh đó thành phần hữu cơ trong chất thải sinh hoat,trong viêc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: Gọi là B53. II. Đánh giá các chi phí của hoạt động thu gom, vận chuyển, và xử lý rác sinh hoạt. 1. Chi phí trong hoạt động thu gom. CTgom = ∑P1M1 + W. 1.1. Lương công nhân trong lĩnh vực thu gom (W). W = 12 W1N1. Với W1 = 400 000 đồng tháng. N1 = 40 W = 12 x 400 000 x 40 = 96 (Triệu đồng) 1.2. Chi phí dụng cụ:∑PiMi Bảng: Thống kê công cụ, dụng cụ trong khâu thu gom rác thải. STT Dụng cụ Minăm Pi (đồng) Tổng (Triệu) 1 Quần ỏo bảo hộ 40 bộ 100 000 4 2 Xẻng 20 cỏi 20 000 0,4 3 Vột 20 cỏi 15 000 0,3 4 Cào 20 cỏi 20 000 0,4 5 Mũ 20 cỏi 20 000 0,4 6 Găng tay + khẩu trang 80 đôi 15 000 1,2 7 Eng 20 đôi 25 000 0,5 8 Kẻng 10 cỏi 10 000 0,1 9 Chổi 360 cỏi 5 000 1,8 10 Xe gom 10 cỏi 2 000 000 20 Tổng 29,1 Vậy tổng chi phí cho công cụ, dụng cụ của công nhân thu gom trong một năm là 29,1 (Triệu đồng). Như vậy tổng chi phí trong khâu thu gom là: 96 + 29,1 =125,1 (Triệu đồng). Chi phớ thu gom cho một tấn là: 125,1(4,2 x 365) = 0,0816 (Triệu đồng). Bảng tổng kết thống kê công cụ, dụng cụ trong khâu thu gom rác thải. STT Loại chi phớ Chi phí (Triệu đồng) 1 Dụng cụ Quần ỏo bảo hộ. Xẻng. Vột. … 29,1 2 Lương công nhân 96 3 Tổng chi phớ thu gom 125,1 2. Chi phí cho hoạt động vận chuyển: CVC Chi phí hoạt động vận chuyển cho một tấn rác là: 150 000 (đồng). Vậy chi phí trong hoạt động vận chuyển là: 150 000 x 4,2 x 365 = 229,95 (Triệu đồng). VC=229,95 (triệu đồng) _Mỗi năm công ty khấu hao tài sản cố định cho công viêc vận chuyển rác thải sinh hoạt là 100 (triệu đồng): theo thống kê của phòng kế toán FC=100 (triệu đồng) _Tổng chi phí cho hoạt động vận chuyển là: 229,95 + 100 = 329,95 (triệu đồng) 3. Chi phớ xử lý rỏc: CXlý: Ở đây khâu xử lý ta tính theo phương pháp kế thừa. Vỡ bài này chỉ tớnh và phõn tớch chi phớ thu gom và vận chuyển: Ta cú: CXlý = M x K K = 15 000 (đồngtấn):quy định vê chi phí xử lý cho 1 tấn rác thải sinh hoạt của công ty M: Khối lượng rác cần xử lý bằng khối lượng rác vận chuyển ra bói rỏc thải của thị xó. CXlý = 15 000 x 4,2 x 365 = 22,995 (Triệu đồng). 4. Chi phớ hành chớnh: CHchớnh. Công ty Môi trường và Công trỡnh đô thị thị xó Sơn Tây bao gồm có 4 đội, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 6 nhân viên hành chính. Vậy tổng số tiền chi cho hành chớnh là: CHchớnh = 100 (Triệu đồngnăm). (Theo số liệu về mức trả lương cho cán bộ hành chính của công ty mà mỗi năm công ty trả, của phòng kế toán) 5. Chi phớ cho xử lý nước rác: CXlý nước. Ở thị xó Sơn Tây chưa có trạm xử lý nước rác nên rác thải sinh hoạt trong đó có cả nước rác đem đổ cả vào bói rỏc. Hiện nay, thị xó đang tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải. Vậy: CXlý nước = 0 6. Chi phí môi trường: EC EC = EC1 + EC2 + EC3. 6.1. Chi phớ thiệt hại mựa màng do bói chụn lấp rỏc. EC1 = 2 x S x P x (Q1 – Q2) + A x S 2: Số vụ trong một năm. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Do cú bói rỏc nờn số lượng chuột gia tăng do đó đó phỏ hoại mựa màng. Do nước rác lan ra làm ở những nguồn nước nông nghiệp. Do vậy năng suất cây lúa giảm sút đáng kể và người dân cũn bỏ một khoản chi phớ lớn để mua thuốc diệt chuột và mua nilon bao quanh ruộng nhằm hạn chế sự phá hoại của chuột. Hai loại chi phí này khoảng: 25 000 (đồngsàonăm). (Số liệu phòng hanh` chính của công ty) Vậy A = 25 000 (đồngsàonăm) Năng suất trung bỡnh trước khi hỡnh thành bói rỏc là 250 (kgsàovụ). Q1 = 250 (kgsàovụ). Hiện nay năng suất trung bỡnh là 170 (kgsàovụ). Q2 = 170 (kgsàovụ) Diện tớch bị ảnh hưởng: S Diện tích bị ảnh hưởng chủ yếu là diện tích trồng trọt của thị xó, vỡ bói rỏc của thị xó chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp và số diện tích bị ảnh hưởng là 150 (sào). Giá 1kg thóc là P = 2200 (đồngkg). Vậy EC1 = 2 x 150 x 2200 x (250 – 170) + 25000 x 150 = 56,55 (Triệu đồng). 6.2. Chi phí bệnh tật gia tăng do ô nhiễm môi trường mà hoạt động của bói rỏc gõy ra: EC2. Sử dụng phương pháp tính thông qua mức chênh lệch về số lần mắc bệnh giữa vùng bị ảnh hưởng do rác và vùng không bị ảnh hưởng. Theo bỏo cỏo của UBND tỉnh thỡ trung bỡnh cứ một năm chi phí bệnh tật do bói rỏc gõy là 800 (Triệu đồngnăm). Vậy chi phí ước tính bị ảnh hưởng bởi rác thải của thị xó Sơn Tây theo tính toán của phòng thống kê của uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây là 120 (Triệu đồngnăm). Vậy EC2 = 120 (Triệu đồngnăm). 6.3. Chi phí đền bù do ô nhiễm: EC3. Theo “Quyết định của UBND tỉnh Hà Tây số 1505QĐUBCT ngày 18062002” thỡ mức đền bù được xác định như sau: Phạm vi ảnh hưởng từ 0 – 200m, hệ số một mức hỗ trợ là 1000 đồngngười ngày. Phạm vi ảnh hưởng: 200 – 300: 800 đồngngườingày. Phảm vi ảnh hưởng từ 300 – 400m, hệ số 0,6 mức hỗ trợ là 760 đồngngườingày. Phạm vi ảnh hưởng từ 400 – 500m, hệ số 0,1 mức hỗ trợ là 650 đồngngườingày. Vậy tại thị xó Sơn Tây có số khẩu được hỗ trợ theo mức 1,2; 3,4 là: Cự ly từ 0 – 200m là 30 hộ có 110 khẩu = 3,3 (Triệu đồngtháng). = 39,6 (Triệu đồngnăm). Cự ly từ 200 – 300m là 40 hộ có 153 khẩu = 3,672 (Triệu đồngtháng). = 44,064 (Triệu đồngnăm). Cự ly từ 300 – 400m là 20 hộ cú 50 khẩu = 1,14 (Triệu đồngtháng). = 13,68 (Triệu đồngnăm). Cự ly từ 400 – 500m là 22 hộ với 80 khẩu: 1,592 (Triệu đồngtháng). = 20,592 (Triệu đồngnăm). Vậy tổng cộng EC3 = 117,936 (Triệu đồngnăm). Vậy chi phí môi trường: EC = EC1 + EC2 + EC3 = 56,55 + 120 + 117,936 = 294,486 (Triệu đồngnăm). 7. Chi phớ khỏc. 7.1. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất: Với bói rỏc thải của thị xó Sơn Tây thỡ việc sử dụng đất để xử lý rác thải là 3 ha. Với 1ha đất cho năng suất lúa là 400 (kghavụ). Vậy giá thóc = 2200 (đồngkg thóc). (Năng suất trung bình của thị xã theo nông nghiêp và phát triển nông thôn) DC = Q x S x P = 2200 x 400 x 3 x 2 = 5,28 (Triệu đồngnăm). 2:một năm co hai vụ 7.2. Chi phí khác chưa được lượng hoá. Ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm. Những người dân sống gần bói rỏc thỡ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng. Vỡ vậy, người dân phải dùng nước máy thay vỡ dựng nước giếng, hoặc dùng nước mưa: gọi là C1. Gõy xúi mũn bồi lắng đất: Trong hoạt động xây dựng bói, vận chuyển rỏc thải gõy xúi mũn đất, đặc biệt vào mùa mưa gây bồi lắng các khu vực mương nước, làm tăng chi phí nạo vét kênh mương: gọi là C2. Làm mất cảnh quan tự nhiên: Ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, làm xáo trộn khung cảnh thiên nhiên: gọi là C3. III. Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom, vận chuyển, và xử lý rác sinh hoạt. Bảng: lợi ích và chi phí của hoạt đông thu gom, vận chuyển và xử lý rac ở thị xã Sơn Tây TT Nội dung Thành tiền (Triệu đồng) 1 Lợi ớch B 1 Tiền thu phớ vệ sinh mụi trường: B1 315,6 2 Thu gom phế liệu: B2 = B21 + B22 Giảm khối lượng vận chuyển: B21 Thu nhập của người đồng nát: B22 130,995 3 Lợi ích tiểm năng của việc thu khí gas: B3 _ 4 Tỏi chế phế thải: B4 95,965 5 Lợi ích sau khi đóng bói: B5 C Tổng chi phớ: 1.1 + 1.2 + 1.3 + 1.4 + 1.5 + 1.6 + 1.7 1 Chi phớ thu gom: CTgom 125,1 1.1 Lương 96 1.2 Cụng cụ, dụng cụ 29,1 2 Chi phớ vận chuyển: CVC 329,95 3 Chi phớ xử lý: CXlý 22,995 4 Chi phớ hành chớnh: CHchớnh 100 5 Chi phớ cho xử lý nước rác: CXlý nước 0 6 Chi phí môi trường: EC 294,486 6.1 Chi phớ thiệt hại mựa màng: EC1 56,55 6.2 Chi phớ bệnh tật: EC2 120 6.3 Chi phí đền bù do ô nhiễm: EC3 117,936 7 Chi phớ khỏc 5,28 7.1 Chi phí cơ hội: OC 5,28 7.2 Chi phí khác chưa lượng hoá: C1 + C2 + C3 _ B C Lợi ớch – Chi phớ 335,25 ● Đánh giá hiệu quả KT – XH và MT. Căn cứ vào bảng tổng hợp hiệu quả KT – XH – MT, ta thấy (chưa tính tới chi phí xử lý nước, lợi ích của việc sản xuất phân Compost và lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas và các lợi ích, chi phí khác chưa được lượng hoá). Như vậy, ta tính được: E = B – C = 335,25 (Triệu đồngnăm). Đây là hiệu quả về mặt kinh tế xó hội, môi trường. Nếu xét trên góc độ mô hình một doanh nghiệp tư nhân để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chúng ta thường đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận ròng và từ bảng cho ta thấy doanh nghiệp hoạt động o hiệu quả, kết quả kinh doanh lỗ 335,25( triệu đồng năm) tuy nhiên kết quả phân tích chưa phản ánh hết đươc hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp bởi lẽ một số chỉ tiêu chúng ta chưa lượng hoá được va` lợi ích doanh nghiệp mang lại cho xã hội như giải quêt công ăn viêc làm cho người lao động Như vậy, mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra thêm 335,25 triệu đồng cho việc thu gom và xử lý rỏc thải của thị xó Sơn Tây. Nhưng bên cạnh đó, ta cũn thấy rằng, cũn rất nhiều lợi ớch tiềm năng chưa được khai thác trong quá trỡnh thu gom, vận chuyển, và xử lý như tạo ra khớ gas, phõn Compost,… Đối với hiệu quả về môi trường. Ta thấy rằng việc phát sinh rác thải mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường, cụ thể là: + Chi phớ thiệt hại mựa màng. + Chi phớ bệnh tật. + Chi phí đền bù ô nhiễm. Và ta tính được: EC = 294,486 (Triệu đồngnăm). Như vậy ta có thể thấy rằng mỗi năm chi phí cho thiệt hại môi trường là 294,486 (triệu đồng) KẾT LUẬN Để đẩy nhanh quá trỡnh xó hội hoỏ cụng tỏc bảo vệ mụi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành của con người, việc mở rộng quy mô, phạm vi mụ hỡnh quần chỳng tham gia bảo vệ mụi trường ở địa phương là cần thiết và cần đẩy nhanh quá trỡnh hiện đại hoá như xây dựng nhà máy phân Compost, khí gas, tiến hành thu phí về sinh về nguồn nước thải của các doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, công tác nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa . Chỉ thị 36CTTW của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn CNH_HĐH đât nươc yêu cầu các câp uỷ đảng, chính quền đia phương cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ môi trường tại cơ quan ,nơi mỡnh đang sống.Cụ thể la` thực thi pháp luật ,quy định , chế định của nhà nươc, các văn bản của địa phương liên quan đến thu gom và xư lý rỏc thải Em đưa ra những kiến nghị Sử dụng biờn phỏp kinh tế khuyến khớch việc thu phí để thu gom, vận chuyển, xử lý rác Nâng cao nhận thưc của người dân trong ý thưc về vân đề rác thải, tư nhân thức rác thải là phế loại dẫn đén phải nhận thức thấy rằng: rác thải là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, nú phỏt triển cựng với sự phỏt triển của xó hội loài người. Kịp thời biểu dương các điển hình tốt về xây dựng phong trào xanh sạch đẹp. Đẩy mạnh các mô hình thu gom, phân loại rác thải rắn tại nguồn để giảm bớt lượng rác thải ra hàng ngày đưa về xử lý tập trung. Để duy trì công tác bảo vệ môi trường được tốt, chúng ta phải đẩy nhanh quá trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của mọi đối tượng trong xã hội, từ những người trí thức cho đến những người nông dân ý thức được trách nhiệm của mình về bảo vệ môi trường. Đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, có giải pháp hữu hiệu về mặt kinh tế, nghĩa là chúng ta phải có giải pháp tối ưu đối với các nguồn lực, giảm bớt chi phí, áp dụng các tiến bộ khoa học vào thu gom, vận chuyển nhằm tiết kiệm thời gian vận chuyển và tránh ô nhiễm môi trường đang xảy ra do hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Đối với công tác thu phí vệ sinh môi trường phải có cơ chế rõ ràng quy định từng đối tượng gây ô nhiễm phải chịu mức phí bao nhiêu, hay là người được hưởng lợi từ dịch v

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong xu thế phát triển nền kinh tế thế giới là hướng tớiphát triển bền vững Để đạt được điêù đó thì phải bảo đảm ba yếu

tố Kinh tế – Xã hội – Môi trường, trong đó yếu tố môi trườnghiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới

và Việt Nam cũng vậy Để đảm bảo duy trì môi trường trong sạchthì mỗi chúng ta là một thành viên trong cộng đồng loài ngườiphải có ý thức bảo vệ duy trì không những cho hiện tại chúng ta

mà còn cho thế hệ mai sau Trong những năm gần đây nền kinh

tế nước ta có sự chuyển đổi mạnh mẽ, thu nhập của người dânđược nâng lên, nhu cầu tiêu dùng càng ngày càng cao, do đó khốilượng chất thải cũng gia tăng theo, đặc biệt ở các thành phố lớnnhư: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Tại cácthành phố này, lượng rác thải trung bình mỗi ngày phát sinh 1,1

kg chất thải/người/ngày Do tính chất của các loại chất thải chođến nay lượng chất thải rắn trong cả nước bình quân mới thu gom

để tập trung xử lý chỉ mới đạt khoảng 60-70% lượng rác thải tổnglượng rác thải thải ra hàng ngày, có nghĩa là có khoảng 30-40%lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường sống của chúng ta.Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng trong môi trường, khả năng

Trang 2

gây ô nhiễm các nguồn nước đất và không khí là rất lớn Nhiềunơi ở nhiều địa phương rác thải rắn đã làm ô nhiễm và suy thoáimôi trường Không nằm ngoài tình trạng đó số lượng rác thải thị

xã Sơn Tây càng ngày càng tăng theo mức đô thị hoá của nó

Hiện nay, một vấn đề mà lâu nay chưa được nhiều ngườiquan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý, thu gom và xử lý rácthải rắn vùng ranh giới giữa đô thị và nông thôn, giữa các xã vàthôn bản với nhau Khu vực ranh giới này đã trở thành bãi đổchất thải rắn chung của khu vực Có nhiều nơi môi trường nước,môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề đã ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất và đời sống của nhân dân Trước tình hình đó đòi hỏichúng ta phải có phương pháp tối ưu để nâng cao ý thức tráchnhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường tạigia đình, cộng đồng dân cư,… Do đó, em đã chọn đề tài: “Đánhgiá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinhhoạt ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài :

Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom vận chuyển xử lýrác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn Tây-Hà Tây

3 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp chuyên gia

Trang 3

 Phương pháp CBA

 Sử dụng kỹ thuật trong thống kê

4 Giới hạn nghiên cứu

 Về không gian: Chỉ nghiên cứu việc thu gom, vận chuyển

và xử lý rác thải cuả thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây

 Về thời gian: Nghiên cứu phân tích các biến số xảy ra tạithời điểm hiện tại và một vài năm trước (Từ năm 2002 đến2005)

 Về khoa học: Giới hạn trong những cơ sở lý luận thuộc lĩnhvực kinh tế học môi trường và kinh tế chất thải, là phươngpháp đánh giá hiệu quả đối với vấn đề thu gom, vận chuyển

và xử lý rác thải sinh hoạt

5 Kết cấu nội dung

 Chương I: Đánh giá hiệu quả đối với việc xử lý rác thảisinh hoạt

 Chương II: Tổng quan về tình hình thu gom xử lý rác thảisinh hoạt của thị xã Sơn Tây

 Chương III: Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom, vậnchuyển và xử lý rác thải của thị xã Sơn Tây

Trang 5

CHƯƠNG I ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ RÁC SINH

HOẠT

I Khái niệm về rác thải sinh hoạt

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một

bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọichung là chất thải

Người ta phân biệt chất thải từ nguồn gốc tạo ra nó Đó làchất thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Chất thải từ quátrình sinh hoạt của con người gọi là rác thải nhiều trường hợpchất thải dịch vụ cũng là rác thải

Khái niệm trên mới nhấn mạnh đến một quá trình sản xuấtvới một công nghệ xác định Khi có thay đổi công nghệ thì lượngthay đổi, hoặc lượng thải của dây truyền này thành nguyên liệucủa dây truyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khépkín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng; đó chính lànguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay

Xét về mặt môi trường người ta quan tâm chủ yếu vàonguồn gốc chất thải gây ra ô nhiễm môi trường và cách thức gây

ra ô nhiễm môi trường của chất thải đó Đặc biệt người ta quantâm đến những chất thải gây ra hậu quả lâu dài hoặc mất một thời

Trang 6

gian dài sau khi thì mới gây ô nhiễm Ta gọi tắt là chất gây ônhiễm.

II Đặc điểm rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là một bộ phận của chất thải nói chungnên nó có đầy đủ các thuộc tính của chất thải

a Thuộc tính lý học, hoá học, sinh học

Chất thải sinh hoạt tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn lỏngkhí ta có thể xác định nhờ nhiệt phóng xạ, bức xạ Dù tồn tại dướidạng nào đó thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do cácthuộc tính về lý học, hoá học, sinh học trong đó thuộc tính hoáhọc là quan trọng nhất

b Thuộc tính tích luỹ dần

Nguyên nhân là do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vậtchất nên một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thànhlượng đủ làm gây tác hại nguy hiểm.Ví dụ như các kim loại nặng

Hg, Zn, chúng có thuộc tính tích luỹ nên ban đầu với một lượngnhỏ ảnh hưởng không đáng kể qua thời gian chúng tích luỹ dầntrong cơ thể sống Dần dần do đặc tính khó phân huỷ nên nó tíchluỹ nhiều lần và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể sống

c Thuộc tính sinh lý

Một số chất thải rắn lỏng và khí còn có đặc thù sinh họcnên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể

Trang 7

sống hoặc các chất thải khác mà biến đổi tạo ra các ổ dịch bệnhnhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt ẩm thích hợp.

III Thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

1 Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt:

Lựa chọn các phương pháp lưu giữ thu gom cần phải đượcxem xét như điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội cũng như vai trò

và các mối liên quan mật thiết của khu vực không chính thứctham gia vào quá trình thu nhặt như các điều kiện định lượng vàđặc tính của chất thải trong các nước đang phát triển Hơn nữacông nghệ lưu giữ thu gom và vận chuyển phải tương hợp vớinhau; các bước khác nhau trong việc chôn lấp các chất thải rắnphải được liên kết với nhau và tính hiệu quả của một công nghệphải liên quan mật thiết với các công nghệ khác

Việc quản lý rác thải phải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn.Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là tínhtương hợp của thiết bị với nguồn phát sinh tính nguy hại đối vớisức khoẻ tính sửa đổi đối với thu gom hiệu quả và chi phí Khốilượng lưu giữ chất thải dựa vào dung lượng và tần xuất thu gomrác Việc cung cấp các thiết bị lưu giữ rác trong các gia đình ởcác vùng đô thị trong các nước đang phát triển thường đắt vàkhông thuận lợi Tuy nhiên các nhà lập chính sách phải xem xétphạm vụ sử dụng các thùng chứa công cộng ơ bất kỳ chỗ nào

Trang 8

thuận tiện Ngành công nghiệp đa phương sản xuất các thùngchứa lẫn cần phải được khuyến khích

Đảng ta đó đưa ra một số văn bản pháp luật, ví dụ như chỉthi số 36/TW ngày 25/ 5/1998 của bộ chính trị về tăng cườngcụng tỏc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và chỉ thị 43/CT

- UB ngày 25/10 năm 1996 của UBND tỉnh Hà Tây về tăngcường công tác bảo vệ môi trường.Trên tinh thần đó dó cú nhiều

mụ hỡnh quản lý thu gom rỏc thải ra đời và dó đạt được nhữnghiệu quả nhất định và trong số các mô hỡnh đó phải kể đến môhỡnh thu gom và vận chuyển rỏc thải tại thị xó Sơn Tây-Tỉnh HàTây, đây cũng là một mô hỡnh tiờu biểu vỡ nú đó giải quyết đượcmâu thuẫn mà rất nhiều khu vực ven đô các thành phố lớn đangmắc phải và thị xó Sơn Tây cũng nằm trong tỡnh trạng đó Emxin được đưa ra một số mô hình sau:

1.1 Mô hình quản lý tư nhân (mô hình này đã được áp dụng tại

xã Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây)

Do xu thế của cơ chế thị trường khi chúng ta có thể nhậnthấy hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải là rất cần thiết khicàng ngày lượng rác thải càng nhiều và khi quy mô của các nhàcung cấp dịch vụ này còn ít tất yếu nó đòi hỏi thêm các nhà cungứng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân vềchất lượng dịch vụ Chính vì lẽ đó đã xuất hiện một số mô hình

Trang 9

tư nhân, vậy những đơn vị nào được gọi là tư nhân? Đó là tổ thugom dân lập, hợp tác xã thu gom, vận chuyển,…

● Ưu điểm của mô hình

- Huy động được lượng vốn nhàn rỗi trong dân, tạo thêm công ănviệc làm cho những người lao động, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặngtrợ cấp của nhà nước và tất yếu nó tạo ra một cơ chế cạnh tranhlành mạnh với phương châm cung cấp chất lượng tốt nhất

- Tăng tỷ lệ thu gom trong các ngõ xóm, hạn chế rác thải xuốngcác ao hồ, sông suối,…

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và từ đókhuyến khích người dân có những hành động thân thiện với môitrường hơn

- Thực hiện nguyên tắc người được hưởng dịch vụ phải trả tiềncho chi phí hoạt động thu gom

- Giảm bớt chi phí cho quản lý bộ máy cồng kềnh thiếu linh hoạt,rút ngắn quy trình thực hiện và giảm bớt chi phí trung gian

● Nhược điểm của mô hình

- Trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận nên các doanhnghiệp tư nhân này lại không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu mà nhànước quy định

Trang 10

- Không cập nhật được những quy định của nhà nước đối với cácchính sách quy hoạch phát triển của đất nước, nhất là những quychế trong lĩnh vực môi trường

- Đôi khi thiếu trách nhiệm chung, đề cao lợi ích cá nhân

1.2 Mô hình quản lý nhà nước.( Đang được áp dụng tại

CTMT&CTĐT Sơn Tây )

Trong nền kinh tế nước ta, mô hình quản lý nhà nước được

áp dụng khá phổ biến Việc quản lý nó chịu sự quản lý theongành, UBND địa phương Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy,phương thức hoạt động của mô hình nhà nước này chủ yếu là tối

ưu hoá lợi ích xã hội

Hình: Mô hình quản lý rác thải tỉnh Hà Tây.

● Ưu điểm của mô hình

Trang 11

- Phổ biến kịp thời các quy định của nhà nước do có hệ thống quản lý từ trên xuống.

- Có sự phân bổ chặt chẽ giữa các khâu thu gom

- Hạn chế được các yếu tố rủi ro bất thường

- Việc sửa chữa bảo dưỡng các phương tiện được đảm bảo

● Nhược điểm của mô hình

- Mô hình quản lý cồng kềnh chồng chéo lên nhau

- Hạn chế tính tích cực của công nhân thông qua chế độ đãi ngộ nhận lương và thưởng

- Tồn đọng tình trạng ỷ lại, uỷ thác trách nhiệm cho các đơn vị liên đới khác

2 Xử lý rác thải sinh hoạt

Chọn phương pháp chôn lấp rác thải trước hết dựa vào đặctính của chất thải.Thành phần; cấu tạo chất thải phát sinh trongcác nước phát triển cho thấy cần phải có cách tiếp cận thích hợp

Dành sẵn các khu đát là điều kiện kiên quyết đối với tất cảcác hình thức chôn lấp chát thải rắn Do vẫn còn chất cặn thừatrong mọi loại hình xử lý; cho nên đối với đất đai cần phải giảmđáng kể các chất cặn thừa bằng các phương pháp xử lý dùng nănglượng và các phương pháp xử lý có chi phí lớn

Trang 12

Hầu hết các phương pháp xử lý và chôn lấp chất thải ở cácnước đang phát triển là chôn lấp hợp vệ sinh làm phân ủ thiêu đốt(nhiệt phân).

a Chôn lấp hợp vệ sinh:

- Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phânhuỷ chất thải trong đắt bằng cách nén chặt và phủ lấp bề mặt.Chất thải rắn trong chôn lắp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinhhọc rồi tạo ra các chất thải rắn lỏng khí Các chất tiêu biểu đựơctạo ra trong quá trình phân huỷ bởi vi khuẩn bao gồm nước, axit,hữu cơ, metan, nitơ, NH3… chất thải thực phẩm đã bị phân huỷtrong các loại khác nhau như chất dẻo cao su và một số chất thải

có độ kháng phân huỷ cao Sự lắng đọng và phân huỷ chất thảitrong chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại cho môi trường nhưsau:

- Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như muỗi cácloại côn trùng có cánh và loại gặm nhấm

- Mang rác thải bẩn thỉu theo gió làm ô nhiễm không khí

- Cháy

- Gây ra mùi khó chịu và khí độc

- Rò rỉ chất thải bằng cách nước kết quả; do vậy làm ônhiễm nước mặt và nước ngầm

Trang 13

Chôn nén và lấp đất hợp vệ sinh hàng ngày kiểm tra độnguy hại từ 1 đến 4 lần Việc kiểm tra rò rỉ khí đòi hỏi các biênpháp chuyên môn.

Có thể kiểm soát rò rỉ bằng hai cách là chọn nơi có đặcđiểm bảo vệ tự nhiên hoặc xây dựng hệ thống chống rò rỉ hoànhảo khi địa điểm không có đặc điểm thích hợp Việc kiểm soát rò

rỉ ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi bãi chôn có đáy kín và hệthống thoát nước: nồng độ chất hữu cơ ở thiết bị lọc chỉ ở mứcBOD5 từ 3000-5000 mg/l và vì vậy cần cung cấp thiết bị xử lýđầy đủ cho việc này

Việc khử khí ở bãi chôn lấp có thể sử dụng những tháp vòm

có những lỗ khoan thủng và lọc bằng sỏi Khí có thể dẫn tớiphương tiện hữu dụng

Ở hầu hết các nước đang phát triển hàng đống rác thải lộthiên lan tràn Việc chuyển những đống chất thải đầu tiên thànhbãi chôn lấp hợp vệ sinh không đòi hỏi chi phí lớn nhưng là điềuảnh hưởng với sức khoẻ và môi trường Chôn lấp hợp vệ sinh nóichung là biện pháp chôn lấp chất thải tương đối rẻ có thể chấpnhận về khía cạnh môi trường Bởi vậy, tổ chức và hoạt động củabãi chôn lấp có kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo ra cơ sở

Trang 14

cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển

và tạo ra tiền lệ đối với các giải pháp xử lý hoặc thu hồi rác thải

b Ủ làm phân hữu cơ

Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải chưa chuyểnhoá về mặt sinh học trong chất thải rắn; biến chúng thành phânhữu cơ gọi là Compost Quá trình này đòi hỏi phải đảm bảo vệsinh tốt; triệt để ngăn ngừa các vi sinh vật gây bệnh bằng cách sửdụng nhiệt phân hủy sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.Tuy hiên cần phải huỷ bỏ chất cặn bã ở thể rắn và thể khí còn lại

Điều kiện thích hợp để ủ phân như là một phương phápchôn lấp chất thải phụ thuộc vào ba yếu tố: đặc tính của chất thảiđiều kiện có thể áp dụng và tiềm năng thị trường địa phương đốivới phân Compost

Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chấthữu cơ từ bếp, vườn tược giấy loại rác thải trên đường phố, chấtthải ở chợ búa, rác thải bùn cống, các loại chất hữu cơ từ côngnghiệp thực phẩm, các chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phânchuồng động vât nuôi Việc ủ phân không được thuận lợi nếu cácthành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm caohơn 40-50%

Trang 15

Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70-80% chấtthực vật rễ thối rữa, lại có tiểm năng đáng kể đối với Compostnhờ các phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cảphân bón hữu cơ cao; có sức lao động tương đối rẻ thuận tiện vàtiết kiệm trong việc ủ phân Bởi vậy biện pháp chôn lấp và sửdụng chất thải giữ vai trò quan trọng đối với việc quản lý chấtthải rắn ở các nước đang phát triển.

c Ủ tạo khí gas

Làm tiêu hủy bằng lượng khí cho quá trình chuyển hoá sinhhọc của chất hữu cơ thành hỗn hợp metan và cacbon dioxit gọi làsinh khí; cùng với chất cặn bã thể lỏng và rắn khác Chất khícung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp khi đó các chất rắn ổnđịnh sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy

Chỉ có các thành phần hữu cơ của đồ thải và có tính chấtsuy thoái về mặt sinh học Việc chế biến thức ăn động vật từ rácthải rắn phải tiến hành trước quá trình tiêu huỷ lượng khí

d Thiêu đốt

Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hoá thànhcặn bã chứa các chất hầu như không cháy đựơc và các chất khíphát tán vào khí quyển Chất bã còn lại và khí thải ra thường phảiđược tiếp tục xử lý Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu

Trang 16

hồi và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Thiêu đốt khôngphải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹthuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển; xét vềkhía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ nước cao trong chất thải.Trong nhiều trường hợp công đoạn cuối cùng của quá trình thiêuđốt cần phải thêm nhiên liệu bổ xung Hơn nữa thiêu đốt là quátrình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt qua khảnăng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển.

Giá cả cao trong thiêu đốt được chấp nhận ở các nước côngnghiệp hoá vì sẽ giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai và vì vậy

sẽ bảo tồn đất đai ven đường tuỳ theo thời gian vận chuyển chấtthải hoặc chất cặn bã sau xử lý đến nơi chôn lấp xa hơn

e Thu hồi tài nguyên

Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội

để chiết và tái chế chất thải Tái chế có thể thực hiện tại nguồnphát sinh chất thải tại điểm thu gom và trên các xe thu gomchuyên chở lại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng

Các thành phần chất thải thường được thu nhặt có thể đượcdùng cho công nghiệp bao gồm giấy kim loại thuỷ tinh cao suchất dẻo; ở các nước quá nghèo dẫn đến khai thác cả các nhiên

Trang 17

liệu như than sỉ than vụn, vỏ hộp kim loại chất thải thực vật vàhầu hết tất cả câc thứ giấy lộn linh tinh có giá trị khác nhau.

IV Đánh giá hiệu quả đối với việc thu gom vận chuyển và xử

lý rác sinh hoạt

E = B - C

= B - (Ctgom+ Cvc + Cxlý + Chchính+ Cxlync+ chi phí khác)

Trong đó:

E : Hiệu quả về mặt xã hội

B: Lợi ích thu được từ hoạt động

EC Chi phí thiệt hại môi trường

1 Khái niệm về đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.

a)khái niêm:

Để có thể triển khai một dự án trong thực tế thì đối với mỗi

dự án thì chúng ta cần phải đánh giá, phân tích hiệu quả của một

Trang 18

dự án trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường Tuỳ vào mỗi dự

án cụ thể thì chúng ta có thể nhấn mạnh và quan tâm chủ yếu đếnmột mặt nào đó của dự án Đối với một dự án môi trường thì hiệuquả về mặt kinh tế (lợi nhuận) không phải là quan trọng nhất, mà

ở đây chúng ta cần quan tâm đến môi trường và những lợi ích vềmôi trường đem lại cho xã hội

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự ánlàchúng ta xem xét những tác động và kêt quả thu được trên cả baphương diện kinh tế, xã hội môi trường của dự án.Trên cơ sở đóchúng ta đưa ra những quết định cụ thể cho dự an trong thực tế

Đối với mỗi dự án nói chung và đăc biệt đối với những dự

án môi trường thì viêc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môitrường là hết sức quan trọng, nó đem đến cho chúng ta cái nhìntổng thể về dự án khi triển khai trên thưc tế

b)sự cần thiết của đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự

án giúp cho nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư nhìn nhận vấn

đề một cách toàn diện, để từ đó đưa ra những quết định chínhxác, hiệu quả

Trang 19

Trước kia đối với mỗi dự án thì người ta chủ yếu chú trọngđến lợi ích về mặt kinh tế như đem lại lợi nhuận bao nhiêu màkhông chú ý đến các vấn đề môi trường, xã hội, chính sự đánhgiá này là o mang tính bền vững , nó có thể đem lại hiệu quảtrước mắt nhưng xét về lâu dài thì có thể nó xẽ gây thiêt hại chomôi trường và gây tổn thất cho những lợi ích của xã hội.Vì vậyhiện nay theo quan điểm phát triển bền vững thì khi xem xét một

dự án thì phải đánh giá trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường.Đây là một xu hướng tất yếu bởi vì bất cứ một dự án nào dù íthay nhiều đều tác động đến môi trường, mà chúng ta chỉ có thểquản lý tốt khi nhận biết đươc những tác động đó

Mặt khác hiện nay với xu thế toàn cầu hoá thì những vấn đềmôi trường ngày càng được quan tâm hơn, để có thể hội nhập vớinền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu các dự án không thể không tínhtới yếu tố môi trường vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xãhội, môi trường của dự án là hết sưc cần thiết

2 Phương pháp đánh giá hiệu quả.

2.1 Đánh giá lợi ích (B).

B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5

2.1.1 Doanh thu từ phí vệ sinh môi trường: B 1

Trang 20

K: mức phí 1 người / tháng

N: Số dân trên địa bàn

R:Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường

2.1.2 Lợi ích trong việc thu gom phế liệu: B 2

B2= B21 + B22

B21: lợi ích do giảm khối lượng vỏ đến bãi rác

B22: Tạo thu nhập cho người thu gom rác

W4: Thu nhập trung bình / người /tháng do thu mua phế liệu

W5: Thu nhập trung bình của nông dân

2.1.3 Lợi ích tiềm năng của việc thu phí gas :B 3

B3=M.P.V

V:Thể tích gas/1 tấn rác chôn cho 3 năm đầu

Trang 21

H:Khối lượng rác được chôn

P: giá/1m3 gas

2.1.4 Lợi ích từ việc tiết kiệm tài nguyên: B 4

B4= PiMi

Pi : Đơn giá nguyên vật liệu tái chế loại i

Mi : khối lượng vật liệu tái chế loại i (i=1 4)

2.1.5 Lợi ích sau khi đóng bãi:

Sau khi đóng bãi có thể có những tác động tích cực tới các hoạt động kinh tế, điều kiện sống, đất đai

Các căn cứ trong tính toán:

1) Không tính tới giá trị biến đổi của tiền

D=Số Lượng tài sản(GTBĐ-GTCL)/số ngày sinh hoạt2) Có tính tới giá trị của tiền

A=M(1+e)n-1 * n/(1+e)n-1

M:Giá trị ban đầu

N: số năm dự kiến khấu hao hết

e: tỉ lệ chiết khấu

2.2 Đánh giá chi phí.

2.2.1 Chi phí thu gom

Ctgom=  Pi*Mi + WTrong đó:

Trang 22

W: lượng công nhân trong lĩnh vực thu gom.

Pi: chi phí cho dụng cụ i

Mi : khối lượng dụng cụ i dùng trong một năm

W =12.W 1 N 1

Trong đó:

W1: mức lương trung bình cửa công nhân thu gom/1 tháng

N1: số lương công nhân thu gom

M: giá trị ban đầu

r: số năm khấu hao

2.2.2.2 Tính VC chi phí biến đổi cửa hoạt động vận chuyển

VC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4

VC1: chi phí lương và bảo hiêm xã hội

VC2: chi phí bảo hộ lao động

VC3: chi phí nhiên liệu vận chuyển

VC4: chi phí khác

Ta có: VC1 = 12 W2 N2 ( 1 +20% )

Trang 23

W2: mức lương trung bình cưa công nhân vân chuyển / 1 tháng

N2: số lượng công nhân vận chuyển

20%:mức bảo hiểm xã hội công nhân đựơc hưởng

VC2 = W2 x 425500 (đồng)

425500 : mức chi phí cho một công nhân (theo sô’ liêu của phòng kế toán)

VC3 = N P VN: số chuyến vận chuyển trong một năm

P: giá 1 ( lít ) nhiên liệu

V: lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho một chuyến

VC4 = 10% khấu hao cơ bản = 10% FC (khấu hao tài sản

cố định theo quy định của Công ty Môi trường và Công trình đô thị thị xã Sơn Tây)

Trang 24

2.2.5 Chi phí xử lý nước rác: C xL nước

CxLnước = P 365 VV: thể tích nước rác tính ra trong ngày

Trang 25

- Gây xói mòn, bồi lắng đất

- Ảnh hưởng tiềm năng tới môi trường nước ngầm

Trang 26

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THỊ XÃ SƠN TÂY, TỈNH HÀ

TÂY.

I Điều kiện tự nhiên và Kinh tế – Xã hội của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

1 Điều kiện tự nhiên

Thị xó Sơn Tây là một trong hai thị xó lớn của tỉnh Hà Tõy,với tổng diện tớch tự nhiờn là 1359 ha và 20650 nhõn khẩu Phớatõy bắc giỏp với Huyện Ba Vỡ, phớa đông nam giáp với huyệnPhúc Thọ.Nằm cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía đông nam

Khí hậu Sơn Tây mang đặc tính chung của khí hậu đông bắc bộ nói riêng hay khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung,trong năm có hai mùa rừ rệt

- Mùa nóng từ tháng tư đến tháng mười, nhiệt độ bỡnh quõn đođược 25 độ C

- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng tư năm sau, chịu ảnhhưởng chủ yếu là khí hậu gió mùa đông bắc mang theo không khílạnh gây ra gió rét, nhiệt độ trung bỡnh là 18 độ C

- Số giờ nắng trung bỡnh là 1567h

- Lượng mưa bỡnh quõn hàng năm là: 1600ml - 2200ml

Trang 27

Nhỡn chung yếu tố khớ hậu là rất thuận lợi để phát triển cácgiống cây trồng vật nuôi cũng như phát triển các nghành công nghiệp, dịch vụ.

2 Điều kiện Kinh tế – Xã hội.

2.1 Dân số.

Theo số liệu thống kê dân số năm 2004, toàn thị xã Sơn Tây

có 20650 nhân khẩu, trong đó số người trong mật độ tuổi lao động là 7057 Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,4% Toàn thị xã Sơn Tây có 5189 hộ, tuổi thọ trung bình của thị xã Sơn Tây là 60,

tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2004 là 7%

Bảng: Cơ cấu lao động theo ngành nghề

Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây năm 2004

2.2 Phân loại mức thu nhập.

Trang 28

Nhìn chung, xét về mặt bằng chung của tỉnh Hà Tây thì thị

Trang 29

lớp phục vụ cho việc dạy học được đảm bảo Các số liệu sau đây

sẽ nói lên được điều đó:

Số người đi học là 6885 người, chiếm 95% tổng số người ở tuổi

đi học

Bảng: Trình độ văn hoá của người dân thị xã Sơn Tây

Toàn thị xã Sơn Tây có 2 bệnh viện:

+ Bệnh viện thị xã Sơn Tây

+ Bệnh viện 105

Các bệnh viện trong thị xã đã được trang bị đầy đủ các thiết

bị y tế cũng như các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đã đápứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong thị xã

2.6 Hệ thống giao thông.

Trang 30

Hệ thống đường nhựa của toàn thị xã là 25 km, đường cấp phối và bê tông là 35 km Hiện nay, tại thị xã đường đất đang cònkhoảng 20 km.

+ Tổng chiều dài đường cao thế: 4,2 km

+ Tổng chiều dài đường hạ thế: 19 km

2.8 Sản xuất nông nghiệp.

Do tính chất là vùng đất phì nhiêu của vùng đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây rất thích hợp với các loại cây lương thực: Cây lúa, khoai, lạc,… Từ đó, chúng ta có thể tiếnhành chuyên canh các loại cây này và tiến đến chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hơn Đó chính là lợi thế so sánh mà các vùng khác không có được, từ đó chúng ta đem các sản phẩm của vùng đi trao đổi lấy các sản

phẩm thiết yếu khác mà vùng mình không có Xuất phát từ nhữngnhận thức đó, năm 2001 tỉnh đã tập trung đầu tư cho nông

nghiệp, do đó tại các xã diện tích cây lương thực cũng được nânglên thể hiện ở bảng sau:

Ngày đăng: 15/07/2016, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (2002), Giáo trình Kinh tế Môi trường, Trường ĐH KTQD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Môi trường
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh
Năm: 2002
3. TS. Nguyễn Đắc Hy (2000), Một số vấn đề về tổ chức thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường, Tạp chí Bảo vệ Môi trường số 11/2000, Cục Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tổ chức thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường
Tác giả: TS. Nguyễn Đắc Hy
Năm: 2000
4. GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ (2005), Kinh tế chất thải (Tài liệu dành cho các khoá đào tạo về quản lý tổng hợp chất thải), NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chất thải
Tác giả: GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
6. Trần Võ Hùng Sơn (2003), Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí
Tác giả: Trần Võ Hùng Sơn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2003
7. GS. TSKH. Đặng Như Toàn (2001), Giáo trình Quản lý môi trường, ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý môi trường
Tác giả: GS. TSKH. Đặng Như Toàn
Năm: 2001
8. Nguyễn Văn Thắng (Kinh tế Môi trường 40), Đề tài: “Tìm hiểu vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt của Hà Nội tại bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt của Hà Nội tại bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn
1. PGS.TS. Đặng Kim Chi, Chất thải – Quản lý, tái chế, sử dụng và xử lý chất thải rắn Khác
5. GS . Nguyễn Viết Phổ (2000), Xã hội hoá bảo vệ môi trường Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w