1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nạn phá rừng ở việt nam

23 3,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Đó là rừng điều hoà khí hậu, làm giảm nhiệt độ của trái đất, rừng điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt…Rừng cho khai thác nhiều loại lâm sản quý như lim, sến,…các loại dư

Trang 1

3 Rừng và vai trò của rừng đối với

con người

7

Chương II : Thực trạng, nguyên nhân,

hậu quả và biện pháp bảo vệ rừng

Trang 2

Lời nói đầu : Như đã biết Việt Nam là một đất nước chiếm phần lớn

là đồi núi còn lại diện tích là đồng bằng Nằm trong vòng đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và độ bức xạ nhiệt cao đã tạo điều kiện thuạn lợi cho

sự phát triển của những cánh rừng nhiệt đới với hệ sinh thái nhiều tầng và day leo chàng chịt Do vậy ở nước ta rừng được xếp vào loại tài nguyên vô cùng quý giá

Sự quý giá này được thể hiện rõ ở tầm quan trọng của từng và những lợi ích mà rừng mang lại Đó là rừng điều hoà khí hậu, làm giảm nhiệt độ của trái đất, rừng điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt…Rừng cho khai thác nhiều loại lâm sản quý như lim, sến,…các loại dược liệu quý như quế, hồi…cỏc loại đồng vật quý hiếm như tê giác, voi…Rừng đóng góp một nguồn ngân sách rất lớn cho nền kinh tế quốc dân Mặc dù rừng đem lại nhiều lợi ích và của cải cho con người như vậy nhưng con người chưa nhận thức được điều đó Một thực trạng dễ dàng nhìn thấy trên các cánh rừng là nạn phá rừng bừa bãi khiến cho diện tích đất trống đồi trọc tăng lên đáng kể, môi trường bị ỗ nhiễm, nhiều loại lâm sản quý bị khai thác kiệt quệ, các loại động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, khí hậu nóng lên và hệ sinh sinh thái bị suy giảm trầm trọng

Từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nạn phá rừng ở Việt nam để làm đề tài

nghiên cứu Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và bức xúc đặt ra co toàn xã hội bởi khí hậu của chúng ta đang ngày một nóng lên nguyên nhân không đâu ra chính

là do rừng bị tàn phá bừa bãi, vô tổ chức làm mất cân bằng hệ sinh thái Lựa chọn nghiên cứu vấn đề này tôi sẽ phân tích, tìm hiểu để làm rõ thực trạng và nguyên nhân đưa ra những giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi

để làm cho rừng nước ta mãi là tài nguyên xanh của đất nước

Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi Đồng thời đưa ra những chứng cứ về hiện trạng của rừng Việt Nam đang bị phá bừa bãihững hậu quả mà chúng ta đang phải gánh chịu do nạn phá rừng gây ra Trên cơ

sở đó chúng ta sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này

Trang 3

Chương I : Rừng và nạn phá rừng ở nước ta hiện nay.

nguyên tắc nhất định, từ đó khuôn định tư duy và hành động của cá nhân hoặc tập thể xã hội tuân thủ theo Ví dụ: nguyên tắc (quy định) buộc các bác

sĩ, y tá phải tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật và thân thể trước khi tiến hành thực hiện các ca phẫu thuật cho bệnh nhân nhằm tránh việc nhiễm trùng/lây lan bệnh dịch…

Nguồn gốc của nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc khách quan trong xem xét là một nguyên tắc tối thượng của nhận thức và hành động được chủ thể nhận thức triết học duy vật rút ra sau khi xử lý vấn đề cơ bản của triết học: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo đó, những nhà triết học duy vật xác định rằng, trong mối quan hệ ấy thì, vật chất có trước và quyết định ý thức, ý thức có sau và tác động biện chứng trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, làm thay đổi thế giới vật chất theo nhu cầu tất yếu của bản thân mình

Nguyên tắc khách quan phát biểu, rằng: mọi nhận thức và hành động của chủ thể đều phải xuất phát từ chính đối tượng của nhận thức/ đối tượng của hành động, xuất phát từ hiện thực khách quan, trên cơ sở đó chủ thể nhận thức và hành động phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan nhằm đạt được mục đích của mình Điều đó có nghĩa chủ thể nhận thức và hành động không được gán ép cái chủ quan vào đối tượng, là nếu không tuân thủ

nguyên tắc này thì chủ thể nhận thức và hành động sẽ rơi vào trạng thái chủ quan, duy tâm, ảo tưởng, dẫn đến sai lầm, thất bại

2 Nguyên tắc toàn diện.

Là nguyên tắc xem xét được rút ra từ nguyên lý về mối quan hệ phổ biến Quan điểm đó trở thành nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo mọi hình thức

và hành động

Trang 4

Quan điểm toàn diện đòi hỏi : Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính đến tất cả mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng Đề phòng và khắc phục quan điểm phiến diện.

3 Rừng và vai trò của rừng đối với con người.

 Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học

thuyết về rừng

Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng Ông có công xây dựng học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học

Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý

Năm 1952, M.E Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa

lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ,động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài

Năm 1974, I.S Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu

Trang 5

Vai trò của rừng trong cuộc sống :

• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) Và cáccây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V Belov 1976)

• Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều

hòakhí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm

• Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn)

• Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm

• Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3

- 5 °C

• Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão

• Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng

• Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm

Trang 6

• Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).

Trang 7

Chương II : Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ rừng.

1 Thực trạng nạn phá rừng hiện nay là gì ?

Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%) Riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta

“Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chuyển sang nguồn gỗ từ trồng rừng trong một tương lai không xa, chưa nđầy 10 năm nữa thôi, do trữ lượng rừng tự nhiên của Việt Nam hiện đã can kiệt” đó là lời ông Nguyễn Văn Thu (giám đốc xí nghiệp chế biến gỗ nội thấp Pisico ở Bình Định) Thậm chí các doanh nghiệp này còn phải nhập khẩu gỗ, phụ thuộc vào sự bất ổn của thị trường gỗ nguyên liệu trên thế giới Trong vòng 60 năm qua, việc phá rừng đã trở thành một hiểm họa nghiêm trọng cho rừng rậm ở Việt Nam, nhưng nguyên nhân chính và tầm mức của nó vẫn còn là

mơ hồ Dựa theo các nguồn tin được trích dẫn nhiều nhất, từ năm 1963 đến năm

1993, phần lãnh thổ quốc gia được rừng bao phù giảm từ 43% xuống còn 20% (tác giả Võ Quý 1996) hoặc 16% mà thôi Nhiều quan sát viên đi xa hơn còn cho rằng

Trang 8

phần lãnh thổ Việt Nam được bao phủ bởi rừng rậm đã xuống thấp hơn 10% … ước tính cho thấy diện tích rừng Việt Nam đã bị thu hẹp 200.000 ha

Như vậy, phần lãnh thổ quốc gia được bao phủ bởi rừng rậm chỉ còn khoảng 10 – 20% tức là 3,3, đến 6,6 triệu ha Nói cách khác, mức độ phá rừng trung bình hàng năm trên toàn quốc thay đổi từ 3 – 6 Như vậy, có ít nhất 7,6 triệu ha rừng Việt Nam bị tàn phá từ năm 1943 – 1963

Nếu theo nghiên cứu của một số chuyên gia trước đây nguyên nhân chính là do chiến tranh thì ảnh hưởng của 30 năm chiến tranh chỉ bằng 1/3 ảnh hưởng của 18 năm năm thanh bình, do tăng trưởng và phát triển, từ năm 1975 đến 1993 theo De Koninch: “Việc phát triền ồ ạt các vùng kinh tế mới” sau khi thống nhất đất nước năm 1976 dường như là nguyên nhân chủ yếu

Việc phá rừng ở Việt Nam dường như vẫn tiếp diễn ở mức báo động Riêng tỉnh Daklak ở cao nguyên miền Trung, diện tích rừng nhiệt đới giảm với mức độ trung bình 4,5% năm, từ 1.219.848 ha (1995) còn khoảng

1.000.000 (2000)

Bên cạnh ý thức của người dân; phá rừng làm mới ở hay đốt rằng làm rẫy, hệ thống rừng Việt Nam còn phải đối diện với hiểm họa mới “Phỏ rừng để trồng cao su ” hay là phá rừng nuôi tôm Việc phát triển nhanh chóng nghề nuôi tôm đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn ở Việt Nam Trong 50 năm qua, Việt Nam mất khoảng 220.000 ha rừng ngập mặn - hơn 80% diện tích nguyên thủy

đã bị phá hủy Trong năm 2000 chỉ còn khoảng 110.680 ha Trong tỉnh Cà Mau ở vùng ĐBSCL diện tích dung cho việc nuôi tôm đã tăng lên gấp 3 lần trong vòng 12 tháng qua, Việt Nam mất khoảng 220.000 ha rừng ngập mặn - hơn 80% diện tích nguyên thủy đã bị phá hủy Trong năm 2000 chỉ còn khoảng 110.680

ha Trong tỉnh Cà Mau ở vùng ĐBSCL diện tích dung cho việc nuôi tôm đã tăng lên gấp 3 lần trong vòng 12 tháng cho đến năm 2001, và đến năm 2002 đó lớn lến 202.000 ha, các ước tính cho thấy diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh giảm từ 200.000 ha trước 1975 xuống chỉ còn 60.000 – 70.000 ha và hầu như tất cả việc phá rừng này là để nuôi tôm

Nguy cơ mất rừng và tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa cả nước Tai họa mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở rất nhiều nơi

Trang 9

2 Nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng bừa bãi.

- Do khí hậu: Hàng năm nước ta nhận được một lượng bức xạ nhiệt rất lớn nên vào mùa nắng núng cỏc kh rừng thiếu nước thường bị cháy làm cho nhiều cánh rừng chỉ còn lại là đống tro

- Do nhận thức của người dân kộm phá rừng làm nương rẫy để mở rộng diện tích trồng trọt nông sản

- Do tình trạng di dân tự do vẫn xảy ra phổ biến: Người dân từ các miền đồng bằng di chuyển lên miền núi sinh sống, phá rừng làm nhà cửa, làm đất canh tác

- Do sự cố tình chặt phá rừng của bọn lâm tặc: Việc khai thức gỗ trái phép đã đem lại cho bọn lâm tặc những món lợi nhuận kếch xù khiến chúng phải tìm mọi thủ đoạn và bất chấp tính mạng để khai thác những loại gỗ quý Các loại máy cưa, máy tiện, máy xén được chúng trang bị rất đầy đủ cho một cuộc khai thức gỗ trái phép nên những cuộc khai thác tàn bạo không thương tiếc này diễn ra hết sức nhanh chóng

- Do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền nên việc ngăn chặn nạn phá rừng không được thực hiện một cách triệt để

Trang 10

3 Hậu quả của việc phá rừng gây ra.

Tác động tới môi trường

Không khí

Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý

Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất,và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính.Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra.Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng

Trang 11

Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.

Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm

Nước

Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước

Trang 12

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước

bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển

Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:

- Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí;

- Thân cây, cọng lá làm chậm quá trình rửa trôi bề mặt;

- Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước;

- Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất;

- Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông quá quá trình bay hơi 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi

Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối

và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người

Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa

Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất

Ngày đăng: 13/07/2016, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w