nghiên cứu đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa hàm ý với các khái niệm có liên quan, tìm hiểu cơ chế tạo lập, phương thức biểu thị hàm ý ở ngữ nguồn căn cứ vào hàm ý được biểu thị ở ngữ đích
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trịnh Thị Thơm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tập thể lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, người đã hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác, đảm bảo cho luận án hoàn thành có chất lượng
Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã góp ý và tạo điều kiện cho việc hoàn thiện luận án
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án
Hà Nội, tháng năm 2015
Tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tiêu chí phân biệt hàm ý quy ước với hàm ý hội thoại 14 Bảng 2.1 Tổng hợp phương thức dịch hàm ý quy ước 69 Bảng 3.1 Tổng hợp phương thức dịch hàm ý hội thoại 118
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tính thời sự của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5
6 Bố cục của luận án 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1 Tình hình nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý 8
1.1.1 Hàm ý và các vấn đề liên quan 8
1.1.2 Hàm ý trong một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 15
1.1.3 Cơ chế tạo lập và tiếp nhận hàm ý 16
1.1.4 Hàm ý của phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt: những tương đồng và khác biệt 23
1.2 Cơ sở lý thuyết về dịch thuật và dịch hàm ý 24
1.2.1 Dịch thuật và vấn đề dịch hàm ý 24
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về dịch hàm ý 32
1.3 Những khó khăn trong dịch hàm ý 34
1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án 34
1.5 Tiểu kết 36
Chương 2 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH HÀM Ý QUY ƯỚC TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 38
2.1 Hàm ý quy ước 38
2.2 Các loại hàm ý quy ước 40
2.2.1 Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các phương tiện từ ngữ 41
2.2.2 Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt 42 2.3 Phương thức dịch hàm ý quy ước từ tiếng Anh sang tiếng Việt 43
Trang 82.3.2 Dịch cải biên hàm ý quy ước 52
2.3.3 Các trường hợp dịch bỏ qua hàm ý quy ước 62
2.4 Tổng hợp phương thức dịch hàm ý của các biểu thức ngôn ngữ 69
2.5 Tiểu kết 70
Chương 3 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH HÀM Ý HỘI THOẠI TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 73
3.1 Hàm ý hội thoại 73
3.2 Các loại hàm ý hội thoại 74
3.3 Tương đương về chức năng và nghĩa trong dịch thuật và dịch hàm ý 75
3.4 Dịch bảo toàn hàm ý hội thoại 76
3.4.1 Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương về hình thức 76
3.4.2 Dịch phát ngôn không đảm bảo tương đương về hình thức 89
3.5 Dịch bảo toàn có bổ sung hàm ý hội thoại 92
3.5.1 Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương về hình thức 92
3.5.2 Dịch phát ngôn không đảm bảo tương đương về hình thức 100
3.6 Dịch cải biên hàm ý hội thoại 101
3.6.1 Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương về hình thức 101
3.6.2 Dịch phát ngôn không đảm bảo tương đương về hình thức 111
3.7 Dịch bỏ qua hàm ý hội thoại 112
3.7.1 Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương hình thức 112
3.7.2 Dịch phát ngôn không đảm bảo tương đương về hình thức 115
3.8 Tổng hợp phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt 118
3.9 Tiểu kết 118
Chương 4 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG DẠNG BÀI TẬP DỊCH PHÁT NGÔN CÓ HÀM Ý TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 121
4.1 Những trở ngại sinh viên thường gặp khi dịch phát ngôn có hàm ý 122
4.2 Một số lỗi sinh viên thường mắc khi dịch phát ngôn có hàm ý 123
4.2.1 Lỗi dịch cấu trúc trong chuyển dịch Anh – Việt 123
Trang 94.2.2 Lỗi dịch ngữ nghĩa 126
4.3 Đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt 129
4.3.1 Bài tập phân tích văn bản có hàm ý 129
4.3.2 Bài tập xác định và tường minh hóa hàm ý 134
4.3.3 Bài tập dịch phát ngôn có hàm ý 136
4.3.4 Bài tập đánh giá bản dịch có hàm ý 141
4.4 Tiểu kết 143
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo Grice (1975), hàm ý (implicature) là những gì người nói muốn ngụ ý (imply), gợi ý (suggest) hay ngầm nói (mean), khác với những điều được nói ra (bằng câu chữ) Lyons đồng tình với quan điểm của Grice khi cho rằng: “rất nhiều thông tin từ người nói được truyền đạt đến người nghe trong hội thoại hàng ngày là được ngầm hiểu chứ không phải được khẳng định một cách rõ ràng” [51, 282] Với chức năng là truyền tải những thông tin mà người nói không muốn diễn đạt một cách tường minh bằng câu chữ và là một loại nghĩa rất phổ biến, ưa dùng trong ngôn ngữ hội thoại, hàm ý xuất hiện từ khi ngôn ngữ được sử dụng làm công cụ giao tiếp và đã trở thành khái niệm được nhiều nghiên cứu quan tâm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong triết học ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Hàm ý cũng đã được các nhà ngôn ngữ Việt Nam quan tâm đặc biệt Tuy cách diễn đạt có khác nhau và tên gọi cũng như nội hàm ít nhiều khác biệt nhưng
các tác giả đều thống nhất ở việc gắn khái niệm hàm ý với nội dung thông báo mới
của phát ngôn và tính chất không “hiển hiện” bằng ngôn từ của nó Và “trường hợp một người nói hàm ý gì đó khi sử dụng ngôn ngữ thì chúng ta nói rằng phát ngôn của người đó chứa đựng hàm ý” [20]
Dịch thuật, về bản chất, là một sự chuyển dịch nghĩa từ văn bản nguồn (VBN) sang văn bản đích (VBĐ) sao cho ở hai văn bản có sự tương đương nhất định được tạo lập Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam từng có nhiều tranh luận trên diễn đàn dịch thuật về việc chuyển dịch văn bản từ ngữ nguồn là tiếng Anh sang ngữ đích là tiếng Việt, trong đó việc chuyển dịch một loại nghĩa rất phổ biến là
hàm ý cũng đã bước đầu được quan tâm Cao Xuân Hạo (2005) bàn đến dịch thuật
như một quá trình gồm bốn công đoạn và coi hàm ý hội thoại là một trong ba nội dung ý nghĩa chứa đựng trong nguyên bản mà không được truyền đạt bằng ngôn
từ nhưng người nghe hay người dịch vẫn phục hồi được và hiểu được ngay khi tiếp xúc với văn bản
Trang 11Hàm ý hội thoại thường được tạo ra trên cơ sở vi phạm nguyên tắc cộng tác
và phương châm hội thoại Hàm ý quy ước được biểu đạt bằng đơn vị ngôn ngữ cụ thể Tiếng Anh sử dụng liên từ, tiểu từ tình thái và những hình thái cú pháp như thời, thức làm phương tiện biểu thị hàm ý quy ước Trong tiếng Việt, hàm ý quy ước được biểu thị bằng nhiều phương tiện ngôn ngữ như quán ngữ tình thái, liên từ
và phó từ chỉ thời, thể
Phương tiện biểu thị hàm ý quy ước khác nhau giữa những ngôn ngữ khác nhau (như trường hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên) và những khác biệt này là “cực kỳ khó chuyển dịch thỏa đáng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” và
“ hai phát ngôn đồng nghĩa, khác nhau về độ dài, về độ phức tạp ngữ pháp hoặc
về tính chuyên sâu hay tính khó hiểu của từ ngữ được dùng, rất có thể cho những hàm ý khác nhau ”, và lúc đó, “ không thể thay thế phát ngôn này bằng phát ngôn kia trong cùng một ngữ cảnh mà không làm thay đổi những hàm ý gắn với chúng” [51, 286] Đặc điểm văn hóa, xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách biểu đạt hàm ý hội thoại Khác biệt văn hóa là những thử thách đối với dịch giả khi muốn chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ ngôn ngữ của nền văn hóa này sang ngôn ngữ của nền văn hóa khác
Dù hàm ý và dịch thuật đều đã dành được nhiều quan tâm của các nhà ngôn ngữ học, việc chuyển dịch hàm ý từ ngữ nguồn sang ngữ đích vẫn chưa được xem xét với tư cách là đối tượng nghiên cứu Việc xác định phương thức dịch hàm ý từ ngữ nguồn (trong nghiên cứu của chúng tôi là tiếng Anh) sang ngữ đích (tiếng Việt) chưa được quan tâm một cách thỏa đáng Vì những lý do này, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang
tiếng Việt” (trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học)
2 Tính thời sự của đề tài
Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sự hành chức của nó (language in use) là xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ đang phát triển hiện nay, trong đó có nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng của các đơn vị ngôn ngữ trong việc thực hiện chức năng giao tiếp của nó trong mối quan hệ với ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch Thực hiện đề tài, người
Trang 12nghiên cứu đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa hàm ý với các khái niệm có liên quan, tìm hiểu cơ chế tạo lập, phương thức biểu thị hàm ý ở ngữ nguồn căn cứ vào hàm ý được biểu thị ở ngữ đích dựa trên quan niệm về tương đương động và xác định một
số phương thức mà dịch giả đã sử dụng khi dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt Đây chính là những biểu hiện mang tính thời sự của đề tài
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có những đóng góp sau:
3.1 Về mặt lý luận
- Điểm luận các vấn đề lý luận và làm rõ hơn khái niệm hàm ý, dịch hàm ý
- Bổ sung cơ sở lý thuyết về phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý
từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đồng thời khái quát hóa những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý trong tác phẩm văn học
từ tiếng Anh sang tiếng Việt của một số dịch giả
3.2 Về mặt thực tiễn
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc đề xuất xây dựng hệ thống bài tập chuyển dịch phát ngôn có hàm ý cho sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức nhằm đáp ứng mục tiêu môn Thực hành dịch và chuẩn đầu ra, đảm bảo yêu cầu giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy năng lực của người học
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, chuyên ngành dịch thuật và những người quan tâm đến đề tài trong việc nghiên cứu ứng dụng lý luận và phương thức dịch hàm ý
4 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích xác định phương thức mà các dịch giả đã sử dụng để chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong mối quan hệ với ngữ nguồn và ngữ đích, góp phần bổ sung
cơ sở lý thuyết về dịch thuật, đồng thời lấy đó làm cơ sở để đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch hàm ý nhằm nâng cao kỹ năng dịch cho sinh viên các chuyên ngành tiếng Anh và dịch thuật
Trang 134.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, dựa trên việc so sánh, đối chiếu và phân tích phát ngôn
có hàm ý ở VBN và VBĐ Các phát ngôn chủ yếu được trích dẫn từ một số tác phẩm văn học đã được dịch sang tiếng Việt
4.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu cần đạt, gồm:
1) Điểm luận một cách có hệ thống tình hình nghiên cứu, lý thuyết về hàm ý, dịch thuật và dịch hàm ý
2) Khảo sát phương thức dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt 3) Xác định các nhân tố tác động đến việc lựa chọn phương thức dịch phát ngôn có hàm ý
4) Đề xuất hệ thống dạng bài tập rèn luyện và nâng cao kỹ năng dịch hàm ý 4.5 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu và trả lời bốn câu hỏi sau đây:
1) Hàm ý được tạo lập, nhận diện như thế nào trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt?
Trang 142) Các phát ngôn có hàm ý đã được dịch giả chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo những phương thức nào?
3) Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt của các dịch giả?
4) Ứng dụng lý thuyết về dịch hàm ý và phương thức dịch phát ngôn có hàm
ý vào xây dựng hệ thống dạng bài tập luyện kỹ năng dịch như thế nào?
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, ba phương pháp chính sau đây được sử dụng:
+ Phân tích mô tả: Để làm rõ những tương đồng, dị biệt về cơ sở tạo ra hàm
ý cũng như xác định hàm ý của các phát ngôn khi được biểu đạt ở VBN và sau khi được chuyển dịch sang VBĐ, chúng tôi phân tích, mô tả phát ngôn dựa trên phân tích tương đương về cấu trúc bề mặt (hình thức) và cấu trúc sâu (nội dung/ nghĩa) của phát ngôn ở VBN và VBĐ
+ Phân tích đối chiếu: Chúng tôi thực hiện so sánh đối chiếu phát ngôn ở ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, xác định mức độ tương đương của hàm ý trong các phát ngôn tiếng Anh (PNTA) và phát ngôn tiếng Việt (PNTV) Phép so sánh đối chiếu giúp xác định các phương thức mà các dịch giả đã sử dụng khi chuyển dịch phát ngôn có hàm ý
+ Phân tích tương đương dịch thuật: Mức độ thay đổi về hình thức và nội dung là cơ sở để phân tích tương đương dịch thuật Phân tích giúp xác định tính tương đương về hình thức phát ngôn và tương đương về nghĩa Chúng tôi xác định phát ngôn tương đương về hình thức căn cứ trên dạng thức của phát ngôn và tương đương về nghĩa là hàm ý Chúng tôi tiên liệu là trong các cặp PNTA và PNTV có những cặp tương đương cả hình thức và nghĩa, có những cặp không tương đương hình thức nhưng hàm ý giống nhau, một số cặp tương đương hình thức nhưng hàm
ý lại khác nhau và sẽ có những cặp phát ngôn khác nhau ở cả hình thức và nội dung Những thao tác trên đều nhắm đến mục đích tìm ra phương thức mà dịch giả sử dụng khi dịch phát ngôn có hàm ý
Trang 15- Các thủ pháp nghiên cứu
+ Thống kê: Chúng tôi lựa chọn, thống kê và xác định hàm ý của PNTV và PNTA, nhóm các phát ngôn này theo mục đích phát ngôn, gồm: trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán và theo mức độ tương đương (hình thức và nội dung)
+ Phân tích ngữ cảnh: Hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh nên chúng tôi dựa vào ngữ cảnh của phát ngôn ở VBN và VBĐ để xác định hàm ý của chúng Phân tích ngữ cảnh là cơ sở để xác định hàm ý phù hợp nhất của phát ngôn
5.2 Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Để thu thập dữ liệu phục vụ mục đích so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra phương thức mà các dịch giả đã dùng khi chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi khảo sát các đơn vị ngôn ngữ có chứa hàm ý quy ước và
phát ngôn có hàm ý hội thoại trong 16 truyện ngắn thuộc tuyển tập Truyện ngắn
chọn lọc của Hemingway, cùng 05 tác phẩm văn học khác, gồm: tiểu thuyết Giã từ
vũ khí và Chuông nguyện hồn ai (Hemingway), Phía bên kia nửa đêm (Sydney
Sheldon), Đồi gió hú (Emily Bronte) và Annabella – người phụ nữ tuyệt vời
(Danielle Steel)
Do vấn đề nghiên cứu là hàm ý - loại nghĩa được cho là xuất hiện từ buổi sơ khai khi con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và rất phổ biến trong hội thoại hàng ngày, chúng tôi đã thu thập nguồn ngữ liệu là các phát ngôn trong tác phẩm văn học ở những thời điểm khác nhau trải dài từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21, trong những thể loại tác phẩm văn học khác nhau, với văn phong của nhiều tác giả
để có nguồn tư liệu phong phú, đa dạng Cũng tương tự như vậy, đối với bản dịch chúng tôi cũng lựa chọn những bản dịch của nhiều dịch giả khác nhau, với nhiều mục đích dịch khác nhau để có cái nhìn tổng thể về những phương thức được sử dụng trong dịch thuật nói chung, dịch phát ngôn có hàm ý nói riêng Tổng số tài liệu được lựa chọn để khảo sát là 5.642 trang, trong đó có 2.701 trang tiếng Anh và 2.941 trang tiếng Việt Qua khảo sát, chúng tôi đã chọn ra được 1018 lượt biểu thức ngôn ngữ mang hàm ý quy ước và 451 phát ngôn có chứa hàm ý hội thoại để đưa vào quá trình nghiên cứu
Trang 166 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chương:
Chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về hàm ý và dịch thuật, dịch hàm ý Các nhà ngôn ngữ có chung quan điểm rằng hàm ý
là loại nghĩa thêm vào sau câu chữ của phát ngôn Vì vậy, hàm ý rất khó được dịch một cách thỏa đáng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Dịch thuật, với vai trò là một hoạt động giao tiếp, có nhiệm vụ truyền tải hàm ý một cách tương đương từ VBN sang VBĐ Một số kết quả nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý của tác giả trên thế giới và trong nước cũng được đề cập đến trong chương này Với việc thống
kê, mô tả, phân tích phát ngôn ở VBN và VBĐ, chúng tôi làm rõ những tương đồng
và khác biệt liên quan đến hàm ý trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 2, 3 nghiên cứu phương thức dịch giả sử dụng để dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt Phân tích đối chiếu phát ngôn, chúng tôi đã bước đầu khảo sát một số phương thức dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, gồm dịch bảo toàn, dịch cải biên và dịch bỏ qua hàm ý
Ở chương 4, chúng tôi đề xuất hệ thống bài tập dịch hàm ý nhằm rèn luyện
và nâng cao kỹ năng dịch hàm ý cho người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành tiếng Anh tại Trường Đại học Hồng Đức
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tình hình nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý
1.1.1 Hàm ý và các vấn đề liên quan
Grice là người đầu tiên đưa ra khái niệm hàm ý và giới thiệu nguyên tắc cộng
tác hội thoại với dạng tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh/chị
đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện, phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh/chị đã chấp nhận tham gia vào” [105] Nguyên tắc
này bao gồm bốn phạm trù và mỗi phạm trù ấy lại tương ứng với một “tiểu nguyên tắc” hay còn gọi là “phương châm hội thoại” (maxims), đó là: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ và phương châm cách thức Grice cho rằng nguyên tắc và phương châm cộng tác của ông có thể giúp “nhận biết
và lý giải những hàm ý” của phát ngôn Theo ông, trong giao tiếp người ta phải tuân thủ nguyên tắc cộng tác và các phương châm hội thoại nhưng việc vi phạm chúng
cũng rất phổ biến Hàm ý hội thoại được tạo ra nhờ những vi phạm đó Ví dụ: (A và B
đang nói chuyện với nhau về một người bạn khác, tên C, làm việc tại một ngân hàng)
A How is C getting on in his job?
B Oh, quite well, I think; he likes his colleagues, and he hasn‟t been to prison yet
Nghe câu trả lời, A có thể hiểu được những gì B muốn ngụ ý, gợi ý hay
muốn nói khi nói rằng Hắn chưa phải vào tù (he hasn‟t been to prison yet) Câu trả
lời có thể hàm ý C là loại người không chịu nổi sự cám dỗ mà công việc của anh ta
tạo ra, hay Đồng nghiệp của C là những người xấu tính và bất trung, v.v
Một số nhà ngôn ngữ khác đưa ra các nguyên tắc liên quan đến giao tiếp và hội thoại như nguyên tắc lịch sự của Lakoff (1973) hay của Leech (1983) Đây là nguyên tắc gần với kết cấu nguyên tắc và phương châm hội thoại của Grice Phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác Phép lịch sự có hiệu lực giải thích phát ngôn, cách thức nói năng và giải thích cái mà ngữ dụng học thường đề cập tới: hàm ngôn, hành vi gián tiếp
Trang 18Orecchioni (1986), khi bàn về tính quan yếu, nhận định rằng một phát ngôn
có thể có tính quan yếu về ngữ dụng, lập luận, hứng thú hay đề tài, trong đó tính quan yếu về đề tài là phương diện gần gũi nhất với phương châm quan yếu (maxim
of relevance) của Grice
Sperber và Wilson (1995) đã phân tích và tìm ra những hạn chế trong lý thuyết của Grice và bổ sung vào “lỗ hổng” đấy bằng quy tắc quan yếu – được cho là bao quát cả phương châm quan hệ của Grice Hai tác giả này chia hoạt động thuyết giải các phát ngôn của chúng ta thành hai giai đoạn: Giai đoạn giải mã phát ngôn để rút ra hình thức lôgic của phát ngôn đó và hình thức lôgic này sẽ đảm nhận vai trò làm “đầu vào” cho giai đoạn kế tiếp – giai đoạn suy ý, giai đoạn trung tâm của hoạt động thuyết giải Họ cũng nhấn mạnh là bất kể phát ngôn nào – dù nó có vi phạm các phương châm hội thoại hay không, đều phải trải qua giai đoạn suy ý từ nghĩa theo câu chữ để tìm ra tính quan yếu của chúng và khẳng định rằng mỗi người chúng ta khi giao tiếp, chúng ta đều có ý định tìm cách lôi kéo sự chú ý của người nghe và ngầm cho rằng điều chúng ta nói sẽ đủ quan yếu xứng đáng với sự chú ý đó của họ Theo hai tác giả thì trong trường hợp đó, nhiệm vụ của người nghe là phải suy cho ra cái ý định của người nói và đó là lý do để nói rằng thuyết giải một phát ngôn là suy ý để tìm ra ý nghĩa thỏa đáng mà người nói muốn truyền đạt Ở giai đoạn suy ý trung tâm, việc làm giàu thêm theo ngữ cảnh hình thức lôgic được mã hóa để từ đó xây dựng được giả thuyết về ý định thông tin của người nói là rất quan trọng Và hai ông đã kết luận rằng những biểu diễn ngữ nghĩa được mã hóa bằng ngôn ngữ đều là những cấu trúc tinh thần trừu tượng cần được làm giàu bằng suy ý
để có thể có được một giá trị nào đó
Đặc biệt, Davis (1998/2014) đã có những công trình nghiên cứu công phu về hàm ý và ông đã xác định vị trí quan trọng của hàm ý trong ngữ dụng học Theo ông, “Hàm ý là điều được ám chỉ, ngụ ý hay gợi ý khác biệt với điều được nói Hàm
ý có thể là một phần nghĩa của câu hay phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, và có thể theo quy ước hay trái với quy ước Hàm ý hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dụng học” [96]
Trang 19Như vậy, cho dù các nhà ngôn ngữ có những quan điểm khác nhau về các nguyên tắc giao tiếp và hội thoại, có thể ở phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng việc tuân thủ các nguyên tắc này cũng như việc vi phạm chúng cũng vẫn là cơ sở để xem xét một loại ý nghĩa rất phổ biến trong hội thoại hàng ngày, đó là hàm ý
1.1.1.1 Thuật ngữ hàm ý
Thuật ngữ implicate được Grice (1989, 1975) sử dụng với chức năng là một
động từ chỉ hành động biểu đạt ngầm một điều gì đó khác với điều được nói ra một cách hiển ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định nào đó (được gọi là điều
được hàm ý) Thuật ngữ implicature là một danh từ, biểu thị điều được hàm ý trong
phát ngôn Back K (2006) đã bàn về ý nghĩa của thuật ngữ này như sau: “Dù sao,
Grice đã thận trọng khi sử dụng động từ implicate (hàm ý) chứ không phải là imply
(nói bóng gió) để chỉ điều mà người nói đã làm, và ông đã đặt ra thuật ngữ
implicature (hàm ý) để sử dụng thay cho việc ngụ ý cái mà người nói hàm ý” [77]
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới khi nghiên cứu về thuyết hàm ý hội thoại của Grice cũng như vận dụng nó vào việc tìm hiểu một số vấn đề về
ngôn ngữ cụ thể đã sử dụng thuật ngữ implicate như một động từ với nghĩa là hàm
(ý) hoặc hàm (cái) ý và implicature như một danh từ với nghĩa là hàm ý một cách
thống nhất như cách dùng của Grice
Thuật ngữ implicature được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau:
hàm ngôn – một loại nghĩa hàm ẩn trong đối lập với tiền giả định (Đỗ Hữu Châu,
2005); hàm nghĩa và ẩn ý (Cao Xuân Hạo, 1998); hàm ý (Nguyễn Đức Dân, 1998;
Hoàng Phê, 1989)
Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học dùng thuật ngữ hàm ý để chỉ cả
implicate (hàm (cái) ý – động từ) và implicature (hàm ý – danh từ) Chúng ta có thể
thấy rõ cách dùng tương tự như vậy của Hoàng Phê khi ông viết: “(…) khi đó, người
nói nói P nhưng hàm ý (implicate) Q, nếu Q là cần thiết để cho những phương châm
bị vi phạm trở thành không còn bị vi phạm nữa” [55, 102] và dẫn chứng thêm rằng
“Grice nêu khái niệm conversational implicature (tạm dịch là hàm ý hội thoại) để chỉ
các hiện tượng thường thấy sau đây trong sử dụng ngôn ngữ thường ngày để giao
Trang 20tiếp: khi nói điều này, thật ra, chúng ta muốn nói điều khác” [55, 100] hay “ …
thường có hàm ý (implicature) khi người nói có ý thức và nhằm một mục đích nhất
định, không tuân theo đầy đủ các phương châm nói trên” [55, 101]
Để thống nhất cách dùng thuật ngữ, chúng tôi sử dụng cách dùng của Hoàng
Phê đối với thuật ngữ hàm ý với hai nghĩa: chỉ hành động tạo ra hàm ý, hay hàm
(cái) ý (tương đương với implicate trong tiếng Anh) và chỉ cái được hàm ý (tương
đương với implicature trong tiếng Anh) trong toàn bộ nghiên cứu này
1.1.1.2 Khái niệm hàm ý
Hàm ý là một trong những phạm trù phổ biến trong ngôn ngữ Theo Grice
(1975), hàm ý (implicature) là những gì người nói muốn ngụ ý, gợi ý hay ngầm nói, khác với những gì người ấy nói ra qua câu chữ Sau này, nhiều nhà ngôn ngữ học khác như Bouton (1988, 1990, 1992), Back (1994), Blackwell (2002) cũng đã sử dụng, đồng thời củng cố, bổ sung hoặc mở rộng khái niệm này Hàm ý là một trong những vấn đề trọng tâm của ngữ dụng học Horn (2004) đã tổng kết rằng: “Nói về hàm ý, những gì một phát ngôn hàm ý thường đồng nhất với những gì người nói ám chỉ hơn là cái câu đó ám chỉ Chính vì vậy mà một số tác giả giới hạn thuật ngữ
“hàm ý” là hàm ý của người nói (speaker implicature)” [129, 3-4] George Yule (1997) cũng cho rằng hàm ý là những gì được truyền đạt ngoài phát ngôn còn Ducrot (1972) nhận định hiển ngôn là cái người ta nói ra, còn hàm ý là cái người ta muốn mà không nói ra Như vậy, hàm ý là những gì người nghe có thể phân tích suy luận và tự hiểu ra từ phát ngôn
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về hàm ý Đỗ Hữu Châu (2003/2005) quan niệm hàm ý là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, không thể suy ra được hàm ý thích hợp Nguyễn Thiện Giáp (2000) nhận xét rằng hàm ý chính là điều người nghe phải tự mình suy ra qua phát ngôn, để hiểu
đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa hàm ý là “ý
nghĩa có được nhờ suy ý trong ngữ cảnh cụ thể nhằm đưa lại một sự nhận thức mới
và đó là nội dung đích thực mà người nói muốn hướng đến người nghe” [50]
Trang 21Chung quy lại, hàm ý là ý nghĩa ngoài câu chữ, muốn suy ra hàm ý phải dựa vào ý nghĩa tường minh, các loại ý nghĩa hàm ẩn khác như tiền giả định, thao tác suy ý, ngữ cảnh, ngôn cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, lập luận
He is an Englishman; he is, therefore, brave
Ông phân tích rằng nếu một người nói He is an Englishman; he is, therefore,
brave thì người đó đã thông qua nghĩa của các từ được dùng mà tự gán vào mình
một trường hợp thông tin rằng việc anh ta kiên cường (he is brave) chính là kết quả tất yếu của việc anh ta là người Anh (He is an Englishman) Tuy nhiên, khi nói rằng anh ta là người Anh và rằng anh ta kiên cường thì người nói không muốn nói ra rằng mình đã nói rằng kết quả tất yếu của việc anh ta là người Anh là anh ta kiên
cường, do vậy, người nói chắc chắn đã biểu hiện ra (indicated), và do vậy, đã hàm ý
(implicated) điều đó Như vậy, từ therefore được dùng trong ví dụ này mang hàm ý
quy ước về một mối quan hệ nhân – quả tất yếu đối với hai nội dung mệnh đề mà nó kết nối
Hàm ý hội thoại
Theo Grice (1975), “Hàm ý hội thoại là khi nói một điều này, thật ra chúng
ta muốn nói một điều khác” và “… hàm ý là nói những lời nói nào đó có phần không đầy đủ, không bình thường mà nguyên nhân là thiếu đi hoặc còn thiếu một nội dung nào đó, chính cái nội dung này là hàm ý mà người nghe phải suy luận mà đoán ra” Hàm ý hội thoại được tạo ra do có sự vi phạm nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại, phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó được sinh ra
Trang 221.1.1.4 Hàm ý trong mối quan hệ với các loại thông tin ngầm ẩn
Đa số các nhà nghiên cứu đều nhất trí với quan điểm là trong sự đối lập với cái được nói ra một cách hiển ngôn thì hàm ngôn – tức là thông tin hàm ẩn, gồm bốn loại: dẫn ý, tiền giả định, hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại
Với chiến lược giao tiếp “nói mà làm như không nói”, người phát ngôn có thể vận dụng cách biểu đạt hàm ý thông qua chuyển nghĩa như ẩn dụ hay thông qua việc biểu đạt các loại nghĩa hàm ẩn khác như tiền giả định (TGĐ) Ẩn dụ được coi
là một trong những công cụ dùng để diễn đạt hàm ý vì trong chuyển nghĩa, người nói thường không muốn truyền đạt bằng câu chữ những gì mà họ muốn nói ra mà
họ muốn người nghe phải nhận ra điều đó Ví dụ phát ngôn “He is a snake” là
trường hợp ẩn dụ - dùng tên gọi của sự vật/đối tượng này để gọi tên sự vật/đối
tượng khác Ở phát ngôn này, đối tượng he được dùng để ngầm so sánh với a
snake – một con vật có đặc tính rất riêng: di chuyển bằng cách trườn, bò và có
nọc (có thể là nọc độc) Khi đưa ra phát ngôn này, người nói không trực tiếp đưa
ra thông tin về anh ấy như anh ấy nguy hiểm, anh ấy là kẻ giỏi luồn lách mà
người tiếp nhận phát ngôn phải tự suy luận và tìm ra những hàm ý này Tiền giả định cũng là một loại thông tin ngầm ẩn với 6 loại, gồm: TGĐ tồn tại, TGĐ từ vựng, TGĐ cấu trúc, TGĐ thực hữu, TGĐ phi thực và TGĐ phản thực TGĐ có vai trò nhất định như làm công cụ để biểu đạt hàm ý của phát ngôn một cách hữu
hiệu Ví dụ phát ngôn “Where did you go last night?” tiền giả định rằng hôm qua
anh đã đi đâu đó và có thể có hàm ý là một lời trách móc, rằng sao anh không rủ tôi đi cùng với? hoặc sao anh không nói cho tôi biết?
Bằng những ví dụ cụ thể, Nguyễn Văn Hiệp (2012) đã phân biệt các loại nghĩa hàm ẩn một cách rõ ràng như sau:
- Dẫn ý: Một câu A được coi là dẫn ý một câu B khi A đúng thì B tất yếu đúng Ví dụ: Câu “Bill giết chết tổng thống” (A) sẽ dẫn ý “Tổng thống chết” (B) vì nếu “Bill giết chết tổng thống” là đúng thì tất yếu “Tổng thống chết” cũng đúng Tiếng Anh không thể hình dung ra một thế giới khả hữu nào đó, trong đó câu A
đúng mà câu B lại sai
Trang 23Như vậy ta nói: câu A là dẫn ý của câu B
- Tiền giả định: Theo nghĩa hẹp, TGĐ của một câu là điều kiện cần thiết để
câu đó có thể được đánh giá là đúng hay sai Ví dụ: câu “Con anh Nam là học sinh
giỏi nhất lớp” sẽ có các TGĐ sau: (1) Có một người tên là Nam; (2) Anh Nam có
con; (3) Con anh Nam là học sinh Câu nói “Con anh Nam là học sinh giỏi nhất lớp”
sẽ không thể được đánh giá là đúng hay sai nếu thiếu một trong ba TGĐ nêu trên
- Hàm ý quy ước: Là loại hàm ý nảy sinh do việc sử dụng những biểu thức
nào đó trong phát ngôn Liên từ và trong ví dụ sau đây có thể làm nảy sinh hàm ý về quan hệ nhân quả giữa hai vế của câu ghép: “Nam đến muộn (A) và nhỡ tàu (B)”
- Hàm ý hội thoại: là loại hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh trên cơ sở người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại, vốn là những phương châm được
giả định là nền tảng cho hội thoại có thể diễn tiến Ví dụ phát ngôn “Ở đây ngột
quá” có thể có những hàm ý hội thoại khác nhau tùy theo ngữ cảnh giao tiếp cụ thể,
nó có thể là: (1) Lời đề nghị mở cửa sổ ra (khi được nói trong một căn phòng kín); (2) Lời đề nghị kín đáo rằng nên đi chơi ở đâu đó ngoài trời (khi là lời của một cô gái nói với chàng trai)
Từ những mô tả tương đối rạch ròi về bốn loại nghĩa hàm ẩn trên đây, Nguyễn Văn Hiệp đã đề xuất ba tiêu chí phân biệt chúng với nhau, gồm: Tiêu chí về tính hàm chân trị (dẫn ý mang tính hàm chân trị theo cái nghĩa nó phụ thuộc vào chân trị của câu
đi trước); Tiêu chí về tính có thể khử bỏ (Dẫn ý và TGĐ là loại thông tin không thể khử
bỏ còn hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại mang tính có thể khử bỏ); Tiêu chí về sự phụ thuộc vào ngữ cảnh (hàm ý hội thoại phụ thuộc vào ngữ cảnh còn các loại nghĩa hàm
ẩn còn lại không phụ thuộc vào ngữ cảnh) Những phân tích, lập luận trên đây là cơ sở
để chúng tôi xác định các tiêu chí nhận diện hàm ý như sau:
1) Phân biệt hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại
Bảng 1.1 Tiêu chí phân biệt hàm ý quy ước với hàm ý hội thoại
Tính hàm chân trị
Tính có thể bị khử bỏ
Tính phụ thuộc vào ngữ cảnh
Vi phạm quy tắc giao tiếp
Trang 242) Các tiêu chí nhận diện hàm ý hội thoại
- Có thể bị khử bỏ
- Phụ thuộc vào ngữ cảnh
- Được tạo ra do sự vi phạm quy tắc giao tiếp và phương châm hội thoại
1.1.2 Hàm ý trong một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Những lý thuyết về hội thoại và hàm ý, đặc biệt là lý thuyết của Grice, đã trở thành lý thuyết nền cho các nghiên cứu về hàm ý trên nhiều thể loại ngôn ngữ hội thoại sau này như nghiên cứu về hàm ý trong hội thoại của Cooper (1977) hay hàm
ý trong phát ngôn tại các cuộc nói chuyện trên truyền hình (talk show) của Ary Azhari (2011), hay Steven Reiber (1997) đã nhóm các từ có chứa hàm ý quy ước thành các “kết tử” (connectives) và ông cho rằng các kết tử này khi được sử dụng
trong phát ngôn đều có hàm ý nhất định, ví dụ “John‟s door is open, so he is in his office” (Cửa phòng John đang mở, như vậy thì, anh ta đang ở trong phòng) „Như
vậy thì‟ mang hàm ý của mối quan hệ nhân – quả vì theo tác giả này, việc John đang
ở trong phòng là hậu quả của việc cửa phòng của anh ta mở Một ví dụ khác được
ông phân tích là “Barbara‟s research is impressive; moreover, she is a gifted teacher” (Nghiên cứu của cô Barbara rất ấn tượng; hơn nữa, cô ấy là một giáo viên
có tài) Hàm ý của từ „moreover‟ là chỉ sự thêm vào, rằng „cái tài‟ của cô Barbara
chỉ được coi là yếu tố bổ sung cần xem xét chứ không phải là yếu tố chính.Tác giả này đã đưa các trạng từ „still‟ và „even‟ vào nhóm kết tử chứa hàm ý
Ở Việt Nam, nghĩa hàm ẩn nói chung và hàm ý cũng đã được rất nhiều nhà
ngữ dụng học quan tâm Trần Ngọc Thêm coi hàm ý là “bộ phận của cái mới không
được thể hiện tường minh trong sản phẩm ngôn ngữ” [60, 40] Với Cao Xuân Hạo
thì hàm ý là “những ý nghĩa được chuyển đạt không trực tiếp thông qua nguyên
văn, bằng cách dùng nội dung nghĩa của nguyên văn để làm cho người nghe từ đó suy ra một ý khác” [22, 62] Điều này cũng có nghĩa là một câu nói có hàm ý khi mà nội dung thông báo lớn hơn hoặc không trùng với ý nghĩa thể hiện qua câu chữ
(nghĩa tường minh) Đỗ Hữu Châu nhận định rằng rõ ràng, trong các câu nói hàng
ngày chúng ta đã “truyền báo nhiều hơn là điều chúng ta nói ra” [5] và ông đã trình
Trang 25bày lý thuyết về nghĩa hàm ẩn, loại nghĩa mà theo ông, được tạo ra với sự vi phạm các quy tắc hội thoại, quy tắc chiếu vật – chỉ xuất, quy tắc lịch sự, v.v Ông đã phân biệt nghĩa hàm ẩn tự nhiên với nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và phân loại nghĩa hàm
ẩn thành tiền giả định, sự kéo theo, dẫn ý và hàm ý Với hàm ý, ông chia thành 2 loại: hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại [7] Hoàng Phê (1982) xem xét tiền giả định
và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ và sau đó lấy làm cơ sở cho việc dẫn lời của Feuer Bach: “Viết một cách thông minh có nghĩa là tiền giả định người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn – chỉ với những điều kiện, những giới hạn này thì một câu nói mới có giá trị, có ý nghĩa” [dẫn theo 55, 96]
Dựa trên lý luận về hàm ý, một số công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã khảo sát hàm ý và xác định cơ chế tạo lập, nhận diện và lý giải hàm ý trong phát ngôn như Huỳnh Công Hiển (2000), Từ Thu Mai (2000), Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Lê Anh Xuân (2005), Nguyễn Thị Tố Ninh (2014) Theo các tác giả này, để tạo lập, nhận diện hay lý giải hàm ý, người nói/nghe phải vận dụng những ngữ năng như ngữ năng tu từ – dụng học, ngữ năng bách khoa, dựa vào ngữ cảnh, v.v
Khảo sát phát ngôn có hàm ý trong tác phẩm văn học, Nguyễn Thị Bé (2008) xác định 9 nhóm nghĩa hàm ngôn với 8 phương thức tạo hàm ý, gồm: phương thức chơi chữ, phương thức kết hợp tạo sự bất thường về nghĩa, phương thức vi phạm các nguyên tắc chiếu vật và chỉ xuất, phương thức vi phạm các quy tắc hội thoại, phương thức vi phạm quy tắc lập luận và phương thức suy luận Trong một công trình nghiên cứu của mình [64], tác giả luận án đã tiến hành khảo sát các phát ngôn
có hàm ý trong truyện cười của Hills L.A và đưa ra nhận định ban đầu rằng việc vi phạm các phương châm hội thoại chiếm tỷ lệ cao trong phát ngôn có hàm ý, trong
đó vi phạm phương châm về lượng là phổ biến nhất
1.1.3 Cơ chế tạo lập và tiếp nhận hàm ý
Trong lý thuyết của mình, Grice (1981, 1989) cho rằng có tồn tại một cơ chế
để tính toán các hàm ý và Thomas (1995) bổ sung thêm rằng cái cơ chế này không phải lúc nào cũng có thể minh định được Nhiều nhà ngôn ngữ học hậu Grice đã đề
Trang 26xuất thêm một số lý thuyết như lý thuyết quan yếu, lý thuyết về phép lịch sự, v.v để khắc phục những „hạn chế‟ trong lý thuyết của Grice Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chọn một số nguyên tắc chủ yếu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của hai ngôn ngữ Anh - Việt
Theo Yule (1997), hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Anh không quá đa dạng Đại từ nhân xưng chỉ người nói là „I‟ (tôi) và người nhận là „You‟ (bạn) Mỗi
người trong cuộc thoại thường xuyên đổi từ tôi sang bạn Chỉ thị nhân xưng hoạt
động trên cơ sở sự phân chia ba ngôi, với các đại từ ở ngôi thứ nhất (I), ngôi thứ hai (you) và ngôi thứ ba (he, she hoặc it) Trong các từ chỉ xuất, ngôi thứ ba không phải
là từ chỉ nhân vật tham gia trực tiếp trong cuộc tương tác cơ bản tôi – anh mà là
người ngoài cuộc Nhân vật này nhất thiết phải ở khoảng cách xa hơn, do đó chúng được gọi là các hình thái chỉ xuất tầm xa Khi dùng một hình thái chỉ xuất tầm xa vào vị trí mà dạng thức ngôi thứ hai có thể dùng được lại ngầm ẩn thông báo về một khoảng cách và đó là khoảng cách không thân quen Ví dụ một người đang rất bận rộn trong bếp gọi hỏi một người khác (được coi là một kẻ vốn lười biếng):
Would his highness like some coffee?
(Thưa đấng chí tôn có muốn uống cà phê không ạ?)
Cách dùng hình thái chỉ xuất này hàm ý rằng anh coi tôi không phải là
những người bạn bè, đồng nghiệp Anh cư xử như anh là một người quyền cao chức trọng trong khi tôi phải vất vả thế này đây!
Các hình thái chỉ xuất ở ngôi thứ ba gắn với khoảng cách còn được dùng để tạo ra những hàm ý như lời buộc tội, trách cứ Ví dụ:
Sau bữa liên hoan, một người nói:
Somebody didn‟t clean up after himself!
(Có kẻ chẳng chịu tự dọn dẹp sau khi dùng xong)
Với hàm ý trách: Anh chẳng chịu tự dọn dẹp sau khi dùng xong gì cả!
Hoặc cũng có thể hàm ý nhắc nhở, bằng cách nói:
Each person has to clean up after him or herself!
(Mỗi người phải tự dọn dẹp sau khi dùng xong)
Trang 27Như vậy, khi tiếp nhận phát ngôn với những từ chỉ xuất được sử dụng một cách khác thường như trên thì người nghe phải nhận ra rằng „có nhiều hơn‟ những
gì được thông báo bằng lời
Đối với tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (2005) nhận xét: hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại rất phức tạp, tế nhị Việc sử dụng cặp từ xưng hô nào trong mỗi hội thoại sẽ qui định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại Sự thay đổi cách xưng hô chính là sự vi phạm qui tắc sử dụng chúng và thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giữa hai người một cách „không tường minh‟ Xét đối thoại sau giữa hai vợ chồng:
Vợ: Anh ơi trông con hộ em tí Em chạy đi mua lố “bỉm” cho con
Chồng: Em bế con đi cùng đi Anh đang làm dở cái báo cáo
Vợ: Thế à! Tôi không biết là anh phải làm việc cơ quan 12 tiếng/ ngày cơ đấy!
(Ví dụ của tác giả)
Việc chuyển cách xưng hô từ anh/ em sang anh/ tôi thể hiện sự thay đổi
trong mối quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố tường minh (từ “thân mật, chia sẻ” đến “giận hờn, trách móc”) và nó thể hiện sự vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất
Việc tạo ra sự bất thường về nghĩa của từ được sử dụng cũng là một cơ chế tạo lập hàm ý ở cả tiếng Việt và tiếng Anh Trong tiếng Anh, sử dụng lối chơi chữ
là một biện pháp hữu hiệu để tạo hàm ý trong lời thoại Lối nói này đặc biệt được tận dụng trong truyện vui và hàm ý chính là cái ý nghĩa tạo ra tiếng cười cho người đọc Ví dụ như trường hợp nhân vật Nasreddin vì muốn có cái bình to dùng cho bữa tiệc nên đã mượn cái bình của hàng xóm Khi trả bình ông ta cho một chiếc bình nhỏ ở bên trong và nói với người hàng xóm là trong lúc cái bình lớn ở nhà mình, nó
đã đẻ ra cái bình con Lần thứ hai ông ta mượn cái bình nhưng không trả Khi hàng xóm đòi thì ông ta nói cái bình đã chết khi ở nhà ông ta Người hàng xóm cho rằng cái bình thì không thể „chết‟ nhưng Nasreddin hỏi lại là „Lúc tôi bảo cái bình „đẻ‟
thì sao ông không phủ nhận?‟ Như vậy, việc dùng từ „chết‟ để miêu tả trạng thái
của cái bình là một kiểu chơi chữ, tạo sự bất thường về nghĩa trong phát ngôn, tạo
Trang 28hàm ý là cái bình không còn hình dạng bình thường như cũ nữa, ông ta không còn cái bình như bình thường để trả lại người hàng xóm
Nguyễn Huy Thiệp (2002) đã xây dựng tình huống trong Không có vua như sau: khi nhân vật ông bố sau một thời gian dài vật vã và với nỗ lực cầu nguyện của cậu con trai, ông đã tắt thở Người con trai tên Đoài nói:„Ông cụ đi rồi, thật may
quá Bây giờ tôi đi mua quan tài‟ Phát ngôn này được tạo nên dựa trên sự đối lập ý
nghĩa giữa : „Ông cụ đi rồi‟ thể hiện nỗi đau, và „Thật may quá‟ biểu hiện cảm giác
vui mừng vì đã đạt được điều mình mong đợi Đây là sự bất thường so với cái thường tình là con cái bao giờ cũng cảm nhận được nỗi đau xót vô cùng khi mất cha mất mẹ Chính phát ngôn này hàm ý rằng có biểu hiện của một sự xuống cấp về đạo
đức, đạo lý trong đối xử với cha mẹ trong thời hiện đại Hay khi ông Thuấn (Tướng
về hưu) lưỡng lự không muốn đi về quê cùng với người quản gia, ông này đã nói:
„Chết, cháu đã điện thoại rồi Mang tiếng chết‟ Ông Thuấn thở dài : „Tôi có tiếng
gì mà mang‟ Bằng phương thức đảo trật tự từ, ông Thuấn muốn nói ông cũng bình
thường như mọi người thôi, chẳng phải tướng tá to tát gì cả
Vi phạm các qui tắc lập luận, hay không hoàn tất các bước lập luận là cách thường dùng để tạo ra hàm ý Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới Một lập luận thường bao gồm một luận cứ và một kết luận và cũng thông thường người ta thường nêu cả luận cứ và kết luận trong một lập luận Tuy nhiên, trong hội thoại, người nói có thể đưa ra một luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc người nói đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ Đây là sự không hoàn tất các bước lập luận hay chính là sự vi phạm các qui tắc lập luận để tạo ra hàm ý Đôi khi, một lời nói không có tính thông tin nhưng lại rất quan trọng, làm cơ sở cho lập luận Đặng Thị Hảo Tâm đã phân tích đối thoại giữa hai học viên:
(Giờ ra chơi, hai học viên cao học cãi nhau)
Học viên nam: Nếu cô còn có kiểu ăn nói thế đối với tôi, tôi sẽ đuổi cô ra
khỏi lớp học đấy!
Học viên nữ: Ơ này! Anh không phải là lớp trưởng, lại càng không phải là
Trang 29Từ luận cứ không có tính chất thông tin nhưng lại tường minh này, thông qua
lập luận mà hàm ý được suy ra là „anh không đủ tư cách đuổi tôi ra khỏi lớp này‟
Hàm ý luôn được đặt bên trong hội thoại, với những suy diễn do người tiếp nhận phát ngôn thực hiện và họ cố gắng cho rằng có sự hợp tác của người phát ngôn theo kiểu tương tác Hàm ý này là một bộ phận của cái được thông báo và không được nói ra thông qua việc không tuân thủ các qui tắc hội thoại như nói ít/nhiều hơn
so với yêu cầu, nói những điều mình chưa có đủ chứng cứ, nói một cách không rõ ràng, không thích hợp, v.v Yule (1997) đã phân tích tình huống:
Rick: Hey, coming to the wild party tonight?
(Này, có đi dự tiệc ngoài trời tối nay không?)
Tom: My parents are visiting
(Bố mẹ mình đang ở đây chơi mà)
Câu trả lời của Tom rõ ràng không tương ứng với câu hỏi mà lại tập trung vào một vấn đề có vẻ như hoàn toàn không liên quan Như vậy, Tom đã vi phạm phương châm về cách thức
Để làm cho câu trả lời của Tom phù hợp, Rick phải viện dẫn đến kiến thức
đã có sẵn là bạn của mình trong tình huống đó đang mong đợi một điều gì khác: Tom sẽ dành buổi tối này cho bố mẹ, và thời gian ở cùng bố mẹ phải là khoảng thời gian dành cho gia đình, do đó Tom sẽ không đi dự tiệc
Sự vi phạm một cách cố ý các quy tắc điều khiển cấu trúc, chức năng hội thoại cũng là biện pháp truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt Xem xét đối thoại giữa hai giảng viên:
Giảng viên 1: Chị có thấy “sếp” đâu không?
Giảng viên 2: Tôi nghe giọng nói khàn khàn ở phòng 404
Thay vì hành vi hồi đáp trả lời cho câu hỏi của Giảng viên 1, Giảng viên 2 lại dùng một hành vi xác tín Như vậy, Giảng viên 2 đã vi phạm một cách cố ý phương châm quan hệ Phát ngôn xác tín ngầm trả lời rằng vị “sếp” nọ đang ở phòng 404 bởi vì cả hai giảng viên đều biết ở trường của họ có duy nhất một người, là “sếp” của họ, có giọng nói khàn khàn
Trang 30Việc không tuân thủ các qui tắc hội thoại như không tôn trọng thể diện của người đang đối thoại bằng việc ngắt lời, cướp lời khi người đó còn đang nói tiếp, hoặc dùng một hành vi không tương ứng, v.v., buộc người nghe phải thực hiện thao tác suy ý để tìm ra các hàm ý sau sự vi phạm đó
Trong đối thoại giữa nhân vật Cấn và Khiêm [63], khi Khiêm hỏi Cấn:
„Thằng Tốn đâu?‟ thì Cấn ngồi dậy hỏi: „Mấy giờ rồi?‟ Như vậy, để né tránh câu trả
lời, Cấn đã dùng một câu hỏi khác Trong trường hợp này, Khiêm phải cho rằng Cấn đang tuân thủ nguyên tắc cộng tác (tức là đang trả lời câu hỏi của mình) nhưng đồng thời lại vi phạm phương châm hội thoại (cụ thể trong hội thoại này là phương châm về quan hệ) Tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi của Khiêm nhưng Cấn đã tạo
ra một ý nghĩa khác – một hàm ý là việc thằng Tốn ở đâu thật không dễ nói ra, hoặc không cần phải nói ra
Ngoài ra, việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là cách thức rất hữu hiệu trong việc truyền báo các ý nghĩa ngầm ẩn Người tham gia hội thoại có thể dùng câu hỏi để đe doạ, khiển trách, cảnh cáo, yêu cầu, đề nghị, v.v Ví dụ:
Một học sinh xin phép vào lớp khi đã muộn giờ Thầy giáo hỏi: “Em có biết
mấy giờ vào học không?” [7]
Đặt câu hỏi này, thầy giáo đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành vì thầy đã biết giờ vào học ở trường Tính “không đúng chỗ” của câu hỏi giúp suy ra là thầy đang cảnh cáo học sinh vì đến muộn Nhận ra điều đó, học sinh thường đưa ra những phát ngôn xin lỗi, thanh minh, v.v
Một quy tắc được Grice nhắc đến là quy tắc quan yếu Tính quan yếu của một phát ngôn tỉ lệ thuận với số lượng những hệ quả dụng học mà nó gây ra ở người nghe và tỉ lệ nghịch với độ phong phú của lượng tin mà nó chứa đựng Theo Grice, tính quan yếu là tính chất của phát ngôn xét trong quan hệ với phát ngôn khác, chủ yếu là với tiền ngôn trong ngôn cảnh với hướng và đích của cuộc hội thoại Tuy nhiên, Sperber và Wilson (1995) cho rằng quan yếu là tính chất của bản thân một thông tin đối với tri nhận của người tham gia cuộc thoại Nó là tính tự có của phát ngôn Như vậy, một phát ngôn mở đầu cho một sự kiện lời nói đích thực hoặc một
Trang 31câu hỏi cũng có tính quan yếu chứ không phải chỉ những lời hồi đáp mới quan yếu hay không Cụ thể hơn sẽ là tính quan yếu thực tiễn của một phát ngôn Nó được thể hiện trong ví dụ sau [57]:
Hà: Trời vẫn mưa mày ạ
Lan: Kệ Chúng mình vẫn thực hiện kế hoạch nhé
(Họ được hai người bạn trai rủ đi xem ca nhạc tối nay)
Dù không có tính thông tin, vì cả hai người đều biết rõ là trời vẫn đang mưa, phát ngôn này vẫn có tính quan yếu thực tiễn vì Hà nói ra điều đó để Lan có thể rút
ra được những hệ quả hành động cần phải thực hiện trong hoàn cảnh đó Nhận diện được hàm ý đó, Lan hồi đáp là họ vẫn thực hiện kế hoạch
Để có thể tạo ra được hàm ý, người nói phải đặt phát ngôn vào tình huống
mà người nghe phải suy luận, có thể dựa trên tiền đề nhưng cũng có thể dựa vào một hành vi nào đó trong ngữ cảnh như ở ví dụ sau trong Hill L.A [46]
Dick và Daisy đang đi dạo trên một bờ sông thì nhìn thấy con bò mẹ và chú
bê con Dick nói với Daisy rằng thật là thú vị khi thấy con bò mẹ hôn con của nó và hỏi Daisy liệu điều đó có khiến cô cảm thấy muốn hôn không Daisy trả lời rằng với
cô thì không và hỏi Dick điều đó có làm anh muốn hôn không Dick trả lời có và
nắm tay Daisy Daisy nói: „Vậy thì anh hãy đi và hôn đi Em sẽ chờ ở đây Con bò
đó trông đẹp và lành đấy!‟
Rõ rằng khi Dick hỏi Daisy việc con bò mẹ hôn con nó có làm cô cảm thấy muốn hôn không, trong ngữ cảnh đó là hôn Dick chứ không phải là hôn con bò Khi Dick trả lời Daisy là cảnh con bò mẹ hôn con của nó khiến anh rất muốn hôn một cái, trong tình huống Dick đang đi bên Daisy, thì phát ngôn của anh có hàm ý
là anh muốn hôn Daisy, nhưng Daisy lại nói tiếp rằng anh cứ hôn đi (nghe có vẻ
như Daisy đồng ý cho Dick hôn mình), nhưng cô nói tiếp rằng cô sẽ đợi ở đây (cũng trong ngữ cảnh này cô muốn nói là anh đi hôn ở chỗ khác) và cô còn nói thêm về cái đối tượng mà Dick sẽ hôn: “con bò cái trông có vẻ đẹp và lành đấy”,
điều này càng làm rõ hàm ý là Dick chỉ có thể hôn con bò chứ không phải hôn
Trang 32Daisy Kiểu hàm ý này là hàm ý hội thoại đặc thù và phải đọc cả câu chuyện, nắm
được ngữ cảnh mới hiểu đúng câu hỏi, câu trả lời và mới thấy được cái “tính gây
cười” trong hai lượt lời cuối cùng
Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn thông qua phép suy luận trong ngữ cảnh được thể hiện rõ trong ví dụ về một tình huống mà anh chàng Khảm [63] đang chỉ cho cô
bạn gái xem ảnh thời bé của mình Cô bạn nói: „Anh Khảm hồi bé bụ ghê!‟ Khảm bảo: „Con anh sau này cũng bụ thế, nhưng xinh hơn, có cái nốt ruồi ở cằm‟ Cô bạn
đỏ mặt, sờ vào cái nốt ruồi ở cằm mình Cô bạn ấy đỏ mặt và sờ vào cái nốt ruồi ở cằm mình vì trong tình huống ấy, cô đã suy luận ra được hàm ý trong câu nói của Khảm, rằng anh ta sẽ có con với cô và đứa con ấy sẽ giống cô
1.1.4 Hàm ý của phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt: những tương đồng và khác biệt
Đối với một hướng hội thoại đã cho, hàm ý có tính năng động hội thoại cao
Nó là một bước thúc đẩy cuộc thoại đạt đến đích Hàm ý không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi Đối với một phát ngôn, quan trọng là những ý nghĩa hàm ẩn nào quan yếu với nó, đối với một hội thoại, những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của nhân vật giao tiếp, là đối tượng của phát ngôn, mới có giá trị hội thoại Vì vậy, chúng tôi chỉ khảo sát hàm ý, các loại ý nghĩa hàm ẩn khác xin được đề cập đến ở những nghiên cứu khác
Qua việc miêu tả hàm ý trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xét thấy những nét tương đồng và khác biệt về cơ chế tạo hàm ý trong hai ngôn ngữ như sau:
Những nét tương đồng
Để tạo ra hàm ý, người tham gia cuộc thoại khi tạo phát ngôn thường vi phạm nguyên tắc cộng tác trong hội thoại với các phương châm, quy tắc chiếu vật – chỉ xuất, quy tắc lập luận, sử dụng lối chơi chữ, sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, quy tắc quan yếu hay tạo sự bất thường về nghĩa
Những điểm khác biệt
Trang 33Với quy tắc chiếu vật - chỉ xuất, hệ thống từ chỉ xuất trong tiếng Anh đơn giản hơn so với tiếng Việt Các từ chỉ quan hệ xã hội, quan hệ thân tộc trong tiếng Việt vốn đã đa dạng lại chứa nhiều nét nghĩa sâu xa, chỉ cần thay đổi cặp từ xưng hô trong cuộc thoại đã có hàm ý rất sâu sắc, có thể là mỉa mai, coi thường thậm chí mạt sát, chửi rủa người đối thoại Vì vậy, hàm ý của chúng cũng rất phong phú
Việc tạo sự bất thường về nghĩa trong tiếng Anh thường được thực hiện theo lối nói ghép nghĩa tạo thành những phát ngôn có các thành phần câu không phù hợp
về mặt nghĩa, như trong trường hợp cái bình sinh em bé Trong tiếng Việt, chơi chữ
mà cụ thể là dùng phép đảo trật tự từ trong phát ngôn là một hình thức phổ biến để tạo sự không bình thường về mặt nghĩa của phát ngôn, từ đó tạo ra hàm ý
Nhìn chung, cơ chế tạo ra hàm ý trong hội thoại là tương đối giống nhau giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt Tuy vậy, theo Lê Thị Minh Thu (2014) thì trong tiếng Việt, thói quen nói dài dòng, vòng vo cũng có thể tạo hàm ý Việc tạo ra hàm ý trong phát ngôn có thể còn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, lịch sử, xã hội, hoàn cảnh giao tiếp và kiến thức nền của mỗi người tham gia hội thoại
1.2 Cơ sở lý thuyết về dịch thuật và dịch hàm ý
1.2.1 Dịch thuật và vấn đề dịch hàm ý
1.2.1.1 Dịch thuật và các khái niệm liên quan
Các quan niệm về dịch thuật
Bàn về dịch thuật , Catford (1965) đưa ra luận cứ : Đến nửa đầu thế kỷ 20, dịch thuật được coi là hoạt động "thay thế chất liê ̣u văn bản của ngôn ngữ này bằng chất liê ̣u văn bản của ngôn ngữ khác " Đến giữa thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu dịch thuâ ̣t bắt đầu chú ý đến những vấn đề ngôn ngữ ho ̣c của di ̣ch thuâ ̣t và vai trò của ngôn ngữ ho ̣c trong nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t, vì họ nhận thấy “không thể có dịch thuật nếu không có mô ̣t nền tảng ngôn ngữ ho ̣c vững chắc " [144, 156, dẫn theo 10] Từ
nghiên cứu dựa trên quan điểm ngôn ngữ ho ̣c
Phần lớn các nhà nghiên cứu coi nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của ngôn ngữ ho ̣c Điển hình là Mounin (1963), Nida (1964), Catford (1965) hay Ali
Trang 34(2003) Các tác giả này cho rằng dịch thuật là một quá trình giao tiếp Nếu viê ̣c nắm vững các đă ̣c điểm hê ̣ thống , cấu trúc của ngữ nguồn là cần thiết để di ̣ch giả phân tích, giải mã đúng VBN , thì những hiểu biết về đặc tính hệ thống , cấu trúc của ngữ đích la ̣i quan tro ̣ng đối với quá trình sản sinh VBĐ ở hình thức tự nhiên nhất của nó
Dựa theo lý thuyết về nhận thức của Bloom, Padilla và các đồng sự (1999) cho rằng quá trình dịch thuật là một quá trình cực kỳ phức tạp, bởi vì nó không chỉ
là những quá trình ngôn ngữ học thông thường Những quá trình này cũng phải luôn được hiểu rõ trong những tình huống xã hội, văn hóa và trên hết là tâm lý Cũng theo tác giả này thì nhiệm vụ dịch - làm trung gian về ngôn ngữ, có thể chia làm ba bước Đó là: 1) tạo ra chức năng giao tiếp giữa người nói/viết ra VBN với người dịch – nhân vật trung gian và cũng là người tiếp ngôn thứ nhất; 2) nhân vật trung gian xử lý thông điệp nhận được; 3) tạo ra chức năng giao tiếp giữa nhân vật trung gian – người truyền tải thông điệp ở ngữ đích, với người cuối cùng tiếp nhận thông điệp Bước 1 và bước 3 đề cập tới những khía cạnh mang tính chức năng dụng học của dịch thuật với tư cách là các hoạt động xã hội và văn hóa Bước thứ hai bao gồm các quá trình nhận thức Để giúp cho các chức năng giao tiếp được thực hiện một cách thành công, việc vận dụng những quá trình nhận thức này là rất quan trọng [150, 61]
Hoàng Văn Vân đã diểm lại những quan điểm của các nhà nghiên cứu về dịch thuật trong [158] như quan điểm của Nida, Catford, Wilss, Bell, v.v Theo đó, Hatim & Masons (1997) cho rằng dịch là một quá trình giao tiếp diễn ra trong một tình huống xã hội và dịch giả là nhân vật trung gian giữa văn bản nguồn, tác giả của
nó và độc giả đích
Với tư cách là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp , bên ca ̣nh các nhân tố ngôn ngữ , hoạt
Thông qua so sánh đối chiếu VBĐ với VBN , nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra mức độ trung thành hay sáng tạo của bản dịc h so với nguyên bản , xác lập các tương đương có thể
nghiên cứu về dịch thuật có thể được thực hiện trên phương thức so sánh đối chiếu
Trang 35Bàn về nghiên cứu đối chiếu trong mối quan hệ với dịch thuật, Lê Quang Thiêm nhận xét “Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuật ( ) từ tiếng này ra tiếng khác và ngược lại ( ) Việc nghiên cứu đối chiếu ( )
vì vậy rất cần thiết hữu ích” [62, 221] Tuy nhiên, ứng dụng đối chiếu như thế nào cho phù hợp cũng cần được cân nhắc kỹ càng vì nếu “chỉ đơn thuần dựa vào kết quả
so sánh đối chiếu sẽ dẫn đến cách dịch gò bó, không đúng với thói quen ngôn ngữ của người bản ngữ” [15] Bakhudarov (1975) thì cho rằng "lý thuyết ngôn ngữ học về dịch thuật không phi là cái gì khác mà chính là ngôn ngữ học văn bản đối chiếu " và nhiê ̣m vu ̣ của viê ̣c nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t là "nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa các văn bản tương đương trong các ngôn ngữ khác nhau" [3] Bàn về tầm quan trọng của ngữ dụng học đối với dịch thuật, Hatim & Masons (1990) cũng như Gazdar (1979) cho rằng việc dịch phải duy trì được hiệu quả dụng học của một văn bản Hai tác giả này
đã đề cập đến đặc điểm của việc phân tích ngôn bản vốn đã được đề xuất bởi các tác giả Halliday and Hasan (1976), Brown and Yule (1983), Halliday (2004), và họ đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc cộng tác của Grice Họ đề xuất ba hướng của ngữ cảnh, mỗi hướng bao gồm nhiều thành tố tương đương liên quan đến dịch thuật, trong đó hướng tương tác dụng học bao gồm yếu tố chủ hướng, chuỗi các hành vi ngôn ngữ, hàm ngôn và suy ý Xin phân tích ví dụ sau đây để làm sáng tỏ vấn đề này:
(Hai người bạn đang giữa chừng cuộc nhậu)
A: Do you want another beer?
B: Is the Pope Catholic?
người dịch chỉ dịch đơn thuần câu chữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Giáo hoàng
có theo đạo Thiên chúa không?) thì sẽ bỏ qua mất nét nghĩa ngầm ẩn thể hiện qua
câu trả lời này, bởi lẽ đó là một câu hỏi về một điều lẽ ra không cần phải hỏi, vì
Trang 36Giáo hoàng tất nhiên là theo đạo Thiên chúa Hàm ý trong câu trả lời (thông qua
một câu hỏi) của B ở đây là “Dĩ nhiên là CÓ” Cho nên, nếu dịch là “Giáo hoàng
có theo đạo Thiên chúa không?” có thể làm người đọc không nhận ra hàm ý của
nó Bên cạnh đó, có thể tìm thấy phát ngôn có hàm ý tương tự mà người Việt Nam
thường dùng, như “Thế mèo có chê cá không?”
Như vậy, vấn đề dịch thuật và dụng học có quan hệ mật thiết với nhau Dịch
(1950) cho rằng ngoài việc chuyển dịch „một văn bản từ một ngôn ngữ này (nguồn) sang một ngôn ngữ khác (đích)‟, còn phải chuyển đạt nó „một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn hình thức‟ [dẫn theo 24]
Dịch thuật – một hoạt động ngôn ngữ
Nguyễn Thiện Giáp (2012) cho rằng “…dịch là một hoạt động ngôn ngữ nhằm chuyển ý nghĩa của các biểu thức trong ngôn ngữ này (ngôn ngữ nguồn) sang
ý nghĩa của ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích)” Cao Xuân Hạo (2005) coi dịch thuật
là một quá trình gồm bốn công đoạn và hàm ý hội thoại là một trong ba nội dung ý nghĩa mà người dịch có thể hiểu ngay khi tiếp xúc với văn bản và phục hồi được khi chuyển văn bản sang một ngôn ngữ khác Theo tác giả, một nguyên bản bất kỳ không nhất thiết phải nói hết nội dung của nó ra bằng từ ngữ, vì có những ý nghĩa
có thể được người nghe suy ra một cách dễ dàng ngay từ sự vắng mặt của những từ ngữ ấy Và như vậy, người dịch phải tuân thủ chuẩn tắc của tính tương đương trong dịch thuật, cụ thể theo Koller Werner (1990):
Bản dịch phải chuyển đạt đủ những thông tin của nguyên bản về hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ; nó phải tôn trọng phong cách của nguyên bản: âm vực của ngôn ngữ, biệt ngữ xã hội và địa phương của nguyên bản; nó phải phù hợp với thể loại chuẩn của nguyên bản; nó phải được thích nghi với vốn tri thức của độc giả để cho độc giả hiểu được Đó là một sự tương đương về dụng pháp; cuối cùng, bản dịch phải tạo ra được một hiệu quả thẩm mỹ tương đương với nguyên bản [131]
Dịch thuật: một quá trình giao tiếp
Trang 37Theo quan điểm của Hatim & Masons (1990), dịch là một quá trình giao tiếp trong một tình huống xã hội cụ thể và dịch giả là nhân vật trung gian của quá trình giao tiếp này để kết nối và truyền đạt thông tin từ văn bản nguồn, tác giả của nó tới độc giả đích Thực hiện vai trò trung gian này, dịch thuật trở thành một công việc đầy khó khăn, vất vả và đòi hỏi phải có một kế hoạch khoa học Nhiều công trình dịch thuật được thực hiện trong nhiều năm và có thể yêu cầu nhiều đối tượng tham gia Việc xác định dịch thuật là một quá trình hoạt động và lập kế hoạch cho quá trình đó là một việc làm hết sức quan trọng Mildred (1998) khẳng định: trước khi bắt đầu một công trình dịch thuật, những người tham gia cần phải hiểu và làm rõ những vấn đề liên quan đến bản dịch, và tác giả này đã gọi chúng là nhóm 4T, gồm:
The Text - tài liệu nguồn sẽ được dịch, The Target - độc giả của bản dịch, Team - những người tham gia vào công việc dịch thuật và Tools - những tài liệu nguồn
dưới dạng văn bản viết hỗ trợ cho quá trình dịch thuật
1.2.1.2 Vấn đề tương đương trong dịch thuật
“Tương đương (Equivalence) là khái niệm mấu chốt trong dịch thuật” [158]
và là “khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật” (Munday, 2001) Đã có nhiều bàn luận về tương đương trong dịch thuật Với quan niệm dịch là sự thay thế chất liệu VBN bằng chất liệu văn bản tương đương ở ngôn ngữ đích, Catford (1965) đã xét đến “tương đương chất liệu văn bản” Catford (1994) cũng đã đưa ra hai loại hình tương đương dịch thuật, đó là tương đương ngôn ngữ học và tương đương ở cấp độ văn hóa
Các tác giả Nida và Taber (1968/1982) cho rằng “tương đương động” (dynamic equivalents) là mục đích đích thực của dịch thuật, với quan niệm cần phải thiết lập một sự tương đương chức năng, là sự tương đương về tác động của bản dịch lên người đọc bản dịch và tác động của bản gốc lên người đọc bản gốc Barkhudarov (1975) nhận định dịch là phải tạo ra “nội dung không thay đổi” giữa VBN và VBĐ, tức là tương đương về ý nghĩa của văn bản Newmark (1988), ngoài sự đồng tình với ý kiến của các tác giả trên còn cho rằng việc gắn ý nghĩa của văn bản với ý định của người nói/viết là cái mà người dịch cần tạo ra cho bản
Trang 38dịch Koller (1990) dựa trên nghĩa để xem xét tương đương dịch thuật và đề xuất tương đương biểu vật, biểu thái, dụng học và hình thức Baker (1992) đề cập đến
ba cấp độ tương đương dịch thuật là tương đương ở cấp độ từ, cấp độ câu và cấp
độ văn bản
Đa số các nhà nhiên cứu về dịch thuật (Catford, Nida, Koller, Campbell) có quan điểm rằng tương đương là điều kiện thiết yếu để dịch thuật được thực hiện và tương đương là cái đích của dịch thuật, là “cái có thể đạt được.” Với quan niệm dịch thuật là một quá trình giao tiếp mà trọng tâm là việc chuyển dịch thông điệp từ ngữ nguồn sang ngữ đích, các tác giả này cho rằng khi thực hiện việc chuyển dịch thông điệp từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, người dịch phải giải quyết các vấn đề thuộc hai nền văn hóa, đồng thời người dịch đóng vai trò trung gian trong quá trình giao tiếp liên văn hóa này Tương đương dịch thuật cũng nhờ đó mà được thiết lập dựa trên các yếu tố như văn bản, văn hóa và tình huống tham gia vào quá trình dịch thuật
Dịch thuật đã được nhìn nhận là quá trình giao tiếp và tương đương dịch thuật cũng được nhìn nhận là sự tương đương liên văn bản dựa trên sự quan sát thực
tế giữa các thành tố của văn bản thực tế ở ngữ nguồn và ngữ đích Bàn về tương đương trong dịch thuật, Nguyễn Hồng Cổn (2001) và Lê Hùng Tiến (2006, 2010) xem xét tương đương trong dịch thuật nói chung trong mối quan hệ với tương đương trong dịch Anh – Việt Theo đó, sự tương đương này dựa trên mối quan hệ giữa các văn bản thực tế, các phát ngôn ở hai ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ trong
sự hành chức của nó
1.2.1.3 Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật
Khái niệm phương pháp hay phương thức, thủ pháp trong nhiều trường hợp
vẫn chưa được phân biệt một cách rõ nét Dựa trên cách thức xử lý mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa của các đơn vị dịch thuật, Catford (1965) dùng thuật ngữ
loại hình dịch thuật (types of translation) còn Mildred (1984) dùng kiểu dịch thuật
(kinds of translation) Vinay và Darbelnet (1958) lại dùng khái niệm translation
procedures (thủ pháp hay phương thức dịch thuật) Newmark (1988, 1995) dựa
Trang 39theo phạm vi ứng dụng của dịch thuật vào đơn vị ngôn ngữ là văn bản hay dưới văn
bản để phân biệt phương pháp dịch thuật (translation methods) và thủ pháp dịch
thuật (translation procedures) Theo đó, “phương pháp dịch thuật liên quan đến toàn
bộ văn bản, còn thủ pháp dịch thuật chỉ dùng cho câu và các đơn vị nhỏ hơn của
ngôn ngữ” [142, 81] Delisle (1999) định nghĩa phương pháp dịch là phương thức
các dịch giả áp dụng khi họ diễn đạt một tương đương vì mục đích chuyển dịch các yếu tố nghĩa từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích
Về phân loại các phương pháp dịch thuật, các nhà ngôn ngữ học có nhiều quan điểm khác nhau (Bell 1991, Bassnett 2002, Barnwell 1980, Hatim 2001, House 2001) Một số ít nhà nghiên cứu có những phân định rõ rang hơn về phương pháp dịch thuật
Mildred (1984) chia các phương pháp dịch thuật thành 2 nhóm: Dịch thuật dựa trên cấu trúc (form-based translation) và dịch thuật dựa trên ý nghĩa (meaning-based translation) Catford (1965) lại đề xuất 3 thể loại dịch thuật nhìn từ các bình diện như phạm vi thay thế của VBĐ đối với VBN, mức độ thay thế của ngữ đích đối với ngữ nguồn cũng như về trật tự của cấu trúc ngữ pháp mà theo đó tương đương dịch thuật được tạo lập giữa ngữ nguồn và ngữ đích
Khá cụ thể và chi tiết, Newmark (1998) chia các phương pháp dịch thành hai nhóm khác nhau, đó là nhóm dịch ngữ nghĩa và nhóm dịch truyền đạt với một hệ
thống 8 phương pháp dịch, gồm: Dịch từ đối từ (word-for-word translation), Dịch
nguyên văn (literal translation), Dịch trung thành (faithful translation), Dịch ngữ nghĩa (semantic translation), Dịch truyền đạt (communicative translation), Dịch đặc ngữ (idiomatic translation), Dịch tự do (free translation) và Dịch phóng tác (adaptation)
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch thuật và phương pháp dịch, như công trình của Đỗ Hữu Châu (1993), Nguyễn Ngọc Hùng (1993), Nguyễn Thượng Hùng (2004), Cao Xuân Hạo (2005), Nguyễn Phước Vĩnh Cố và Ngô Trần
Ái Diễm (2012)
Trang 40Nguyễn Hồng Cổn (2006) đã kế thừa những lý luận về dịch thuật của các nhà nghiên cứu trên thế giới như Vinay và Darbelnet (2000), Wilss (1982), Paul (1995)
và một số kết quả nghiên cứu về dịch thuật ở Việt Nam cũng như đồng tình với quan điểm của Newmark (1986, 1988,1995) nhưng vận dụng vào mối quan hệ giữa ngữ nguồn là tiếng Anh và ngữ đích là tiếng Việt (mức độ hướng tới ngữ nguồn và
ngữ đích) để phân tích sự khác biệt giữa phương pháp và thủ pháp dịch thuật Ông
cũng đề xuất 5 phương pháp dịch thuật thường gặp trong dịch Anh – Việt, gồm
Dịch nguyên văn – nhấn mạnh đến sự trung thành tuyệt đối của VBĐ đối với VBN
cả về hình thức và nội dung; Dịch nghĩa – nhấn mạnh hơn đến tính tự nhiên về hình thức và tính chính xác về nghĩa biểu hiện của VBĐ; Dịch thông báo – nhằm đạt đến
sự tương đương về các thông tin dụng học như các giá trị thông báo, tính tình thái,
các hàm nghĩa văn hóa,…; Dịch tự do – hướng đến mục đích thay thế VBN bằng một VBĐ tự nhiên nhất nhưng vẫn chuyển tải được nội dung của VBN; Phỏng dịch
– dịch một cách tự do nhất, chỉ dựa vào nội dung chính như chủ đề, nhân vật, sự kiện,… của VBN để tạo ra VBĐ theo cách riêng của mình, với sự thay đổi không chỉ về hình thức biểu hiện mà cả về nội dung theo hướng làm cho phù hợp hơn với bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa xã hội của ngữ đích Tác giả cũng xem xét các thao tác hay các thủ thuật xử lý và lựa chọn tương đương ở cấp độ câu và dưới câu để đề
xuất các thủ pháp dịch câu như dịch từng từ, dịch thay đổi từ, thêm hoặc bớt từ ngữ,
tách, nhập hoặc hoán chuyển cấu trúc và chuyển một câu của ngữ nguồn thành một câu thành ngữ hoặc có tính thành ngữ ở ngữ đích Đây là quan niệm cũng như cách
tiếp cận vấn đề, cách trình bày kết quả nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng phù hợp với định hướng nghiên cứu về phương thức dịch phát ngôn có hàm ý có thể vận
dụng trong nghiên cứu của chúng tôi ở các chương tiếp theo
1.2.1.4 Khung lý thuyết áp dụng cho đề tài
Mildred (1998) quan niệm dịch thuật phải dựa trên nền tảng là nghĩa, còn Hoàng Văn Vân cho rằng “Nghĩa là vấn đề trung tâm của dịch thuật” [158, 28] Cũng theo Mildred (1998), dịch thuật là truyền đạt cùng một nghĩa ở ngôn ngữ thứ hai như nó được diễn đạt ở ngôn ngữ thứ nhất Để làm được việc này một cách thỏa