Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.“Trò chơi” là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HÀ NAM PHÒNG GD & ĐT DUY TIÊN
CHUYÊN ĐỀ KHAI THÁC TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA HỌC SINH, GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS THÔNG
QUA PHƯƠNG PHÁP “TRÒ CHƠI”
ĐƠN VỊ: TỔ KHXH& NV- TRƯỜNG THCS CHUYÊN NGOẠI
NĂM HỌC 2008-2009
Trang 2I Bối cảnh của đề tài:
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước Chính vì vậy, môn GDCD là một môn có vai trò quan trọng, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị - tư tưởng, biết: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
II Lý do chọn đề tài:
Thực hiện theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục,
có nhiều tác động tích cực, thật sự đã gây được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Từ thực tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình qua đề tài: “ Khai thác tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD ở trường THCS thông qua phương pháp “Trò chơi”
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD, tạo sự hấp dẫn, hứng thú, cho học sinh trong quá trình học tập và làm cho môn GDCD thật sự xứng đáng với vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn trong nhà trường THCS
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”
Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Đối với giáo viên, việc đổi mới dạy học bộ môn đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là một yêu cầu rất cần thiết Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kỹ thuật Một tiết học môn GDCD cho sinh động, không phải chỉ là phô trương hình thức nhiều phương pháp, mà nên thật sự chú trọng chiều sâu, hiệu quả của mỗi
Trang 3phương pháp khi sử dụng, nhằm kích thích tư duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.“Trò chơi” là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh.Trong cuộc chơi, mọi người đều bình đẳng và đều cố gắng thể hiện hết mình.Vì vậy, tổ chức trò chơi chẳng những là biện pháp để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình nhận thức
mà còn là biện pháp rèn luyện các kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, củng cố và phát triển khả năng tự tin của các em trong học tập và trong hoạt động xã hội
Cụ thể phương pháp này sẽ có tác dụng:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em + Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp + Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động
II Thực trạng của vấn đề:
Giáo viên dạy môn GDCD đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến.Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ
và hành vi của học sinh trong dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ qui định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học Nhiều cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn xem đó là môn học phụ, nên chưa tạo điều kiện để giáo viên GDCD nâng cao chất lượng dạy học…”
Thật vậy, nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học
là đúng nhưng chưa đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ, cải tiến các phương pháp còn chậm, vận dụng chưa đa dạng, kết hợp chưa hiệu quả, ngại đổi mới vì không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn
bị giờ dạy Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, sử
Trang 4dụng hình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học,với thực tiễn, với đối tượng học sinh địa phương.Thực hiện phương pháp dạy theo mô hình lấy học sinh làm trung tâm chưa rõ ràng.Vận dụng các yếu tố trực quan để kích thích người học chưa thật sự sinh động Học sinh lĩnh hội kiến thức còn nhàm chán.Từ đó, việc tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, để khai thác tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD là một yêu cầu rất cần thiết
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức như:(nêu gương, thuyết phục, khen thưởng,luyện tập, tổ chức sinh hoạt, giáo dục bằng truyền thống…), bao gồm các phương pháp hiện đại: (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não…)và các phương pháp truyền thống:(thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…).Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng.Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý.Trong dạy học môn GDCD, có thể vận dụng phương pháp “Trò chơi” nhằm:
+ Hình thành tri thức mới
+ Hình thành kỹ năng
Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi khác nhau còn có tác dụng củng cố tri thức, hình thành thái độ liên quan đến chuẩn mực hành vi qui định Để vận dụng thành công phương pháp “Trò chơi” trong dạy môn GDCD cần thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Tôi đã linh hoạt chọn các bước:
Giáo viên chọn thời gian vận dụng phương pháp, chọn những nội dung
tổ chức trò chơi, cần sử dụng phương tiện tổ chức trò chơi, chọn cách tổ chức như thế nào cho có hiệu quả
Trang 5- Bước 2: Sáng tạo trò chơi.
Giáo viên có thể tùy từng bài, từng thời gian sử dụng và phụ thuộc thực
tế học sinh để lựa chọn phương pháp trò chơi như: Sắm vai, tiếp sức, trò chuyện cuối tuần…
1 Biện pháp áp dụng trò chơi
1.1 Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi
Trong giảng dạy GDCD không nhất thiết giờ nào cũng bắt buộc nhất nhất
áp dụng phương pháp mới này.Tài liệu “Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, sách giáo khoa lớp 6-7-8-9” môn GDCD viết: “Tùy từng bài, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên mà lựa chọn phương pháp”.Chính vì điều đó, khi áp dụng giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng để thích hợp nhất
Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:Cách vận dụng đó,vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học Bên cạnh đó,còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra
Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới:
Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu đặt vấn đề hoặc thông tin sự kiện), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động
1, vận dụng những kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học
Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng:
Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng xử lý tình huống đạo đức, pháp luật, vì đây là thời điểm thử nghiệm để học sinh dựa vào
lý thuyết để giải quyết những vấn đề xãy ra trong môi trường xung quanh, rèn luyện được kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống đạo đức, pháp luật thực trong cuộc sống
Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
Trang 6Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ
có mục đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong Từ đó, vận dụng vào các tình huống giả định, trò chơi giả định, để học sinh bày tỏ thái độ của mình trước môi trường tập dượt đó.Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lý nhất
1.2 Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi
- Phải phù hợp với bài đạo đức, pháp luật mà học sinh đang học
- Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá
- Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em
dễ vận dụng vào thực tiễn Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa
ra phải phù hợp với thực tế trường, lớp
1.3 Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi
Thực tế, qua các tiết dự giờ ở trường tôi cũng như các trường bạn, tôi thấy thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởng… Chính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán
1.4 Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả
Bước phổ biến trò chơi:
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại…
+ Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát biểu
Bước học sinh thực hiện trò chơi:
+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi
+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi
Trang 7+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò chơi sắm vai thì có cách giải quyết khác)
Bước tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi
có được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có)
- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràn pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm
+ Trao thẻ xanh cho nhóm thực hiện tốt, thẻ đỏ cho nhóm chưa tốt + Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa
chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều
2 Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn GDCD Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả giờ học môn GDCD trong trường THCS là một vấn đề hết sức cần thiết
2.1 Trò chơi sắm vai
- Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử” một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định Giáo viên cần để học sinh lựa chọn cách giải quyết một vấn đề xãy ra trong cuộc sống thực tế, nhằm tập dượt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp Khi đó các em sẽ đứng trước những lựa chọn có thể xấu hoặc tốt áp dụng vào đầu giờ học hoặc cuối giờ
- Cách tiến hành trò chơi:
+ Đưa tình huống cho học sinh các nhóm thảo luận, xây dựng lời thoại, cách giải quyết và hóa trang nhân vật Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm, sau đó cho các nhóm lên diễn
Trang 8+ Cả lớp và giáo viên nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách giải quyết tối
ưu nhất Tổng kết khen thưởng
Ví dụ: Khi dạy GDCD 7 bài 6 tiết 7 “Tôn sư trọng đạo” tôi đưa tình huống: “ Giờ trả bài tập làm văn, Huy bị điểm kém Vừa nhận được bài từ tay
cô giáo, Huy đã vò nát và đút vào ngăn bàn” Và sau đó yêu cầu 2 nhóm thảo luận và sắm vai thể hiện cách giải quyết của mình Sau khi diễn giáo viên cho học sinh kết luận được: Việc làm của Huy thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, các
em cần phải có cách cư xử như thế nào để bày tỏ sự “Tôn sư trọng đạo”
2.2 Trò chơi tiếp sức
- Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều,
vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó
- Cách tiến hành trò chơi:
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi + Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng
Ví dụ: Khi dạy GDCD 9 bài 2 tiết 2 “Tự chủ” Mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em hãy suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của tính
tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống vào phiếu (mỗi phiếu ghi một biểu hiện) Sau đó mỗi nhóm lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp 2 cột của nhóm mình Trò chơi 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc
- Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp ý Giáo viên bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến…
2.3 Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”
- Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, rất thích mình được làm người
lớn, là những nhân vật thành đạt trong cuộc sống Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân
- Cách tiến hành trò chơi:
Trang 9+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình
+ Chọn các nhân vật chính để thực hiện trò chơi
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút
ra bài học kinh nghiệm
Ví dụ: Khi dạy GDCD 9 bài 8 tiết 11 “Năng động sáng tạo” (tt), phần củng cố toàn bài giáo viên tổ chức trò chơi “Trò chuyện cuối tuần” Chọn 5 nhân vật chính để thực hiện trò chơi:1/ Dẫn chương trình.2/ Nhà Bác học Êđixơn.3/ Bác Lũy (Thần đèn).4/ Một nhà doanh nghiệp thành đạt.5/ Lê Thái Hoàng học sinh lớp 12A chuyên Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội
Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong
xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả Còn khán giả thì rất thích để tìm
ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời, xem có trả lời được không…Từ đó cho thấy, giờ học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định (tuy nhiên không phải tiết nào cũng trò chuyện hay đóng vai được) + Kết thúc giáo viên tuyên dương và liên hệ thực tế giáo dục học sinh Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THCS Bên cạnh các trò chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như:Tập làm phóng viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vui, trò chơi ô chữ… chủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương
PHẦNIII KẾT LUẬN
I Những bài học kinh nghiệm
Vận dụng sáng tạo và hiệu quả các phương pháp là một kỹ năng phải được
rèn thường xuyên, liên tục trong mỗi tiết dạy Phải biết linh hoạt trong mọi
Trang 10tình huống Phải thường xuyên rút kinh nghiệm cho từng nội dung bài giảng, cho từng đối tượng học sinh Phương pháp giảng dạy phải hết sức linh hoạt, khéo léo, kết hợp nhiều thủ pháp khác nhau trong từng bài giảng.Tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức học tập và rèn luyện của học sinh Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh, làm cho học sinh thấy rõ sự cần thiết của tri thức bộ môn, thấy rõ vị trí quan trọng của
bộ môn trong nhà trường phổ thông “Nếu được” trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên sử dụng một trong những phương pháp trò chơi…để kích thích sự hứng thú tham gia học tập của học sinh trong một tình huống giả định Qua trò chơi, học sinh có cơ hội thể nghiệm thái độ, hành vi của mình, hình thành được niềm tin vào những thái độ hành vi tích cực, các em sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn phù hợp Trong hệ thống trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tình thần trách nhiệm cao Từ đó, chất lượng dạy và học bộ môn GDCD ngày càng được nâng cao
Chuyên đề trên đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, góp phần giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường THCS Chuyên Ngoại
Chuyên Ngoại ngày tháng năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Thị Vĩnh