1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy đại học y dược huế khám sức khoẻ nhập học 2013 2014

57 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 573 KB

Nội dung

Có thể kể đến một vài côngtrình nghiên cứu: -“Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy đại học y dược Huế khám sức khoẻ nhập học 2013-2014” của tác giả Đoàn Phước Thuộ

Trang 1

A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1

B/ PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe 7

1/ Định nghĩa sức khoẻ 7

1.1/ Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới 7

1.2/ Những yếu tố tác động tới sức khỏe con người 9

1.3/ Bệnh tật 10

1.3.1/ Khái niệm 10

1.4/ Vai trò của sức khỏe 11

1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên 14

1.5.1/ Định nghĩa 14

1.5.2/ Biểu hiện 15

1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên 20

1.5.4/ Các yếu tố tác động tới đặc điểm sức khỏe của sinh viên 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 25

II/ Thực trạng 25

2.1/ Các đặc điểm nhân khẩu học 25

2 2/ Các loại bệnh thường gặp 26

2.2.1/ Biểu hiện thực tế 26

2.2.2/ Phân bố bệnh tật 29

2.2.3/ Biểu hiện đặc điểm sức khỏe thể chất 32

2.4/ Biểu hiện đặc điểm sức khỏe tâm thần 37

2.4.1/ Bệnh tật tâm thần, stress, áp lực tinh thần trong học tập 38

2.4.2/ Thời điểm phân bố 39

2.4.3/ Mức độ nặng của rối loạn tinh thần, stress tâm lí 41

2.5/ Một số yếu tố liên quan tới đặc điểm sức khỏe 42

2.5.1/ Nhận thức chung về y tế của sinh viên 42

Trang 2

III/ Kết quả 46

C/ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 49

4.1/ Về những đề xuất liên quan đến đặc điểm sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên 49

4.2/ Về những đề xuất liên quan tới nhận thức của sinh viên về sức khỏe 51

D/ PHỤ LỤC 52

E/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 3

Bảng 1: Một số thông tin nhân khẩu học 25

Bảng 2: Các loại bệnh tật thể chất của sinh viên 27

Bảng 3: Phân bố bệnh tật theo mùa của sinh viên 30

Bảng 4: Thời gian mắc bệnh của sinh viên 34

Bảng 5: Khả năng tiếp thu bài giảng khi mắc bệnh của sinh viên 36

Bảng 6: Đặc điểm sức khỏe tâm thần của sinh viên 38

Hình 1: So sánh tỉ lệ số lần mắc bệnh trong Học kì 1 (Đơn vị: %) 32

Hình 2: So sánh tỉ lệ số lần mắc bệnh trong Học kì 2 (Đơn vị: %) 33

Hình 3: Phân bố thời gian áp lực và căng thẳng học tập của sinh viên KTQD 40

Trang 4

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1/ Tổng quan đề tài:

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe của sinh viên ởbậc đại học Tuy nhiên,các nghiên cứu này được thực hiện nhiều ở các đã pháttriển ở phương tây, với điều kiện sống và học tập khác biệt rất nhiều so vớinước ta Trong khi đó,các công trình nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe củasinh viên bậc đại học trong nước không nhiều và cũng chưa có nói đến cụ thểcho sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân Có thể kể đến một vài côngtrình nghiên cứu:

-“Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy đại học y

dược Huế khám sức khoẻ nhập học 2013-2014” của tác giả Đoàn Phước

Thuộc của trường Đại học Y dược Huế và “Nghiên cứu về tình trạng thể lực

và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của Đại học Huế” của hai tác giả

Lê Đình Vấn và Nguyễn Quang Bảo Tú- trường đại học Huế đều cùng đánhgiá mô hình thể lực và bệnh tật của sinh viên đại học Y Dược Huế trong khámsức khỏe nhập học, góp phần cho quá trình đưa quyết định quản lí và phát huynguồn nhân lực của trường này

Bên cạnh đó là nhiều bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu củanhững tác giả và tổ chức nước ngoài cũng có đề cập tới những khía cạnh liênquan của sức khỏe và giáo dục, học tập Trong đó mối liên hệ nhân quả giữagiáo dục và sức khỏe cùng các cơ chế phía theo sau được thể hiện thành côngbởi tác phẩm “Education and health: Evaluating theories and evidence” củahai tác giả David M.Cutler và Adriana Lleras- Muney trong chuỗi bài báonghiên cứu khoa học của tổ chức National Bureau of economic research.Thêm vào đó, Emily Zimmerman và Steven H.Woolf cũng đã chỉ ra mối quan

hệ nghịch chiều khi giáo dục bị ảnh hưởng và gây nhiễu bởi bệnh tật và nhiềunhân tố khác, cùng một số ảnh hưởng của giáo dục và học tập đối với cộng

Trang 5

đồng và xã hội, trong “Understanding the Relationship Between Educationand Health”.

Đại đa số các công trình nghiên cứu trong nước đều chỉ dừng lại tại

mô hình về sức khỏe của sinh viên hệ đại học mà chưa đi sâu vào nghiên cứu

Do đó, kết quả nghiên cứu không giải thích đầy đủ và phản ánh chưa thực sự

cụ thể về tình hình thực tế tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung vàtrường đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng, qua đó hình thành nhiều lỗ hổngkhoa học chưa được xem xét đến Cũng trong nhiều năm trở lại đây, trườngđại học Kinh tế Quốc dân có rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe sinhviên, đặc biệt là chưa xuất hiện đề tài nghiên cứu trực tiếp sinh viên của

trường Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất và thực hiện đề tài “Thực trạng đặc điểm sức khỏe của sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân.” nhằm đưa

ra một kết luận rõ ràng về thực tế các đặc điểm sức khỏe của sinh viên đại họcKinh tế Quốc dân và tạo tiền đề cho những nghiên cứu khoa học về lĩnh vựcsức khỏe có thể phát triển mạnh hơn mai sau

2/ Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống không có gì quan trọng bằng chính con người bạn,một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn không loạn đó chính là chân lýhạnh phúc của con người Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ướcmuốn, người không có sức khỏe thì chỉ có ước muốn duy nhất, đó là sứckhỏe”.Sức khỏe là cơ sở không thể thiếu góp phần tạo nền tảng hạnh phúc chocon người,sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội Chính vìvậy, Đảng và Nhà Nước ta đều khẳng đinh: Sức khỏe là tài sản quý giá nhấtcủa mỗi người và xã hội Thật vậy, bệnh tật không loại trừ ai bất kể bạn làngười giàu hay người nghèo,người có địa vị cao hay thấp Hiểu được sứckhỏe có vai trò quan trọng đối với con người, trong bài viết “Sức khỏe và thểdục”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ,xây dựng nước nhà,gây

Trang 6

đời sống mới,việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi người dânyếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nướcmạnh khỏe” Bất kì hoạt động nào của con người đều cần nền tảng sứckhỏe tốt Sức khỏe không chỉ quan trọng với cuộc sống mỗi con người màcòn là nền tảng của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng Sức khỏe đóng góp quantrọng từ những hoạt động đơn giản nhất của con người trong cuộc sống vàsinh hoạt thường ngày, là động lực cho nền kinh tế tăng trưởng, xã hội ổnđịnh và tạo cơ sở vững chắc để phát triển nguồn vốn con người được bềnvững theo thời gian.

Dù có vai trò rất quan trọng nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước mạnh mẽ rõ rệt

đã kéo theo những nguy cơ mới đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.Nền kinh tế có sự bứt phá mạnh mẽ và phát triển hơn qua từng ngày, điều nàydường như đã thúc đẩy con người trở nên bận rộn hơn với công việc, cuộcsống con người trở nên gấp gáp và hối hả hơn Cường độ làm việc cao và thờigian thư giãn bị giảm bớt khiến cho áp lực trong cuộc sống của họ trở nên rấtnặng nề và mệt mỏi, tạo ra nguy cơ bị căng thẳng tâm lí và mắc các triệuchứng stress ngày càng cao trong cuộc sống con người Độ tuổi con người bịmắc rối loạn tinh thần và stress ngày càng mở rộng hơn rất nhiều, từ nhữngngười trưởng thành với công việc bộn bề vất vả cho tới những đối tượng trẻtuổi hơn và còn ngồi trên ghế nhà trường Quá trình đô thị hóa và côngnghiệp hóa quá nhanh khiến môi trường sống xung quanh con người ngàycàng bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng Không khí ô nhiễm và nhiềukhói bụi hơn kéo theo những bệnh tật liên quan đến hô hấp của nhân dân ngàycàng gia tăng, thực phẩm thì ngày càng trở nên mất an toàn với các loại hóachất bảo quản và nhiễm nhiều chất độc hại đã khiến cho chất lượng dinhdưỡng của con người bị đe dọa Dân cư mắc nhiều bệnh tật hơn, cơ cấu bệnhtật có nhiều thay đổi khi tỉ lệ mắc một số bệnh hiểm nghèo ngày càng gia

Trang 7

tăng, theo sau là nhiều loại bệnh tật lạ xuất hiện nhưng chưa tìm ra thuốc và

sẽ bị giới hạn rất nhiều Nơi ở sẽ không đảm bảo đủ thoải mái và hợp lí như ởnhà, các bữa ăn khó đảm bảo đủ chất và lượng dinh dưỡng cần thiết cho sựphát triển và hoạt động của cơ thể trong sinh hoạt và học tập

Cùng với những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh, ngay tạichính bản thân mỗi sinh viên lại không được cung cấp đầy đủ kiến thức vàchưa hiểu rõ vai trò của sức khỏe tới bản thân họ và với toàn xã hội Đâychính là nguyên nhân quan trọng khiến sinh viên không tự ý thức được côngtác phòng ngừa và chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân khi gặp phải bệnh tật,khiến cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều gián đoạn và ảnh hưởng ít nhiềutới học tập và kết quả của họ

Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, để giúp cộng đồng sinh viên ViệtNam nói chung và sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng có thêm mộthướng nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về sức khỏe, chúng tôi nhận thấy rằng rất

cần thiết đưa đề tài: “Thực trạng đặc điểm sức khỏe của sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân” vào triển khai nghiên cứu.

3/ Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá đặc điểm sức khỏe của sinh viên chính quy trường

đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 8

4/ Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1/ Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm sức khỏe của sinh viên đại học Kinh

Khi thực hiện chọn mẫu, chúng tôi cũng phân chia mẫu theo một số khíacạnh để có thể phân tích và đánh giá giữa các nhóm: Khóa, giới tính, quêquán…

5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề

- Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng đặc điểm sức khỏe của sinhviên chính quy trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Cung cấp một kết quả thực tế trực quan về vấn đề sức khỏe cho sinhviên của đại học Kinh tế Quốc dân Từ đó để sinh viên có thể nâng cao ý thứcchăm sóc sức khỏe bản thân, tạo thiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồngsinh viên của trường

- Cung cấp một góc nhìn khách quan về yếu tố sức khỏe đối với sinhviên cho nhà trường Đề xuất tới nhà truờng những phương hướng để nângcao,cải thiện và tăng cường sức khỏe cho sinh viên

Trang 9

6/ Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

6.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận:

6.1.1/ Phương pháp nghiên cứu tại bàn:

Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những thông tin thu được về đặc điểm sức khỏe vàthực trạng biểu hiện trên sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân Từ đó viết cơ sở

lý luận cho công trình nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thựctiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu

6.2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1/ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua cách thức điều tra khảo sát bẳng phiếu hỏi:

Chúng tôi thực hiện xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về sức khỏe của sinh viên Sau đó chúng tôi thực hiện phát cho 300 sinh viên của 4 khoa (viện) ngẫu nhiên

6.2.2/ Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học:

Chúng tôi thực hiện thống kê lượng số liệu đã quan sát để đưa ra những kết quả định lượng dùng cho các phân tích trong bài nghiên cứu

6.2.3/ Phương pháp so sánh chéo nhau, đối chiếu số liệu giữa các bộ mẫu quan sát: Sau khi có dữ liệu qua thống kê, chúng tôi đánh giá chéo dữ

liệu của từng đối tượng trong các mẫu quan sát với nhau (giữa các khoá sinh viên với nhau) để tìm ra xu hướng và sự khác biệt của họ

Trang 10

B/ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe

1/ Định nghĩa sức khoẻ

1.1/Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới

Từ trước tới nay, có rất nhiều phát biểu về sức khỏe đến từ rất nhiềunguồn khác nhau, trong đó có nhiều định nghĩa thông thường về sức khỏe:

+ Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng

+ Sức khỏe là tình trạng không có bệnh hoặc không có tàn tật

Còn trên thế giới hiện nay, theo phương diện khoa học, đa số các nướcđều sử dụng định nghĩa từ WHO (1948): “Sức khỏe là trạng thái hoàn toànthoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không cóbệnh tật hay tàn phế.”

Năm 1978, trong tuyên ngôn Alma- Ata, định nghĩa sức khỏe được táikhẳng định và nhấn mạnh: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặtthể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không

bị tàn tật, là một quyền cơ bản của con người và việc đạt được sức khỏe ởmức độ cao nhất có thể chính là mục tiêu quan trọng nhất và có tính toàn cầu

mà việc thực hiện đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã hội khácbên cạnh ngành y tế”1

Qua hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO về nâng cao sức khỏe

1986, Hiến chương Ottawa quy định: “Sức khỏe là một nguồn lực cho cuộcsống hàng ngày, không phải là mục tiêu của cuộc sống Sức khỏe là một kháiniệm tích cực nhấn mạnh vào các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khảnăng về thể chất”2

1 Theo Tuyên ngôn Alma- Ata (1978)

2 Theo Ths.BS Nguyễn Thế Dũng, bài giảng “Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật.”

Trang 11

Một số định nghĩa sức khỏe khác:

Cho tới hiện nay, nước ta chưa có một định nghĩa chính thức nào về

“Sức khỏe là gì?” Tuy nhiên, trước đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ragiải thích cho cụm từ này Theo Người: “Khí huyết lưu thông, tinh thần thoảimái thế mới là sức khỏe”

- Năm 1953, Ủy ban về Nhu cầu Sức khỏe quốc gia của Tổng thống Mỹđưa ra định nghĩa: “Sức khỏe không phải là một trạng thái; đó là một sự điềuchỉnh Nó không phải là một tình trạng mà là một tiến trình Tiến trình làmthích ứng cá thể không phải chỉ với môi trường tự nhiên mà còn cả với môitrường xã hội.”

- Theo John Last(1997): “ Sức khỏe là tình trạng thăng bằng, giữa conngười và môi trường tự nhiên, sinh học, xã hôị, thích hợp với các chức năngtoàn vẹn.”3

Có thể thấy rằng, định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh khá tương đồngvới định nghĩa đưa ra từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, đó là đều phải thể hiệntình trạng thoải mái cả về phương diện thể chất và tinh thần Bên cạnh đó, cácđịnh nghĩa về sức khỏe, từ những khái niệm mang tính quy ước của người dântrong một vùng, lãnh thổ nói với nhau cho tới những quy ước và khái niệmchính thức và được cả thế giới coi là chuẩn chung như của WHO hay tuyênngôn Alma- Ata, đều tập trung về các mảng chính bao gồm: “Trạng thái hoàntoàn thoải mái”, “sức khỏe thể chất” “sức khỏe tinh thần” và “bệnh tật” Nhưvậy, để hiểu rõ hơn về khái niệm mà họ đưa ra, chúng ta phải nắm bắt đượccác đối tượng được nhắc đến trong định nghĩa:

-“Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất” có nghĩa là, với mỗi hoạt độngtrong quá trình sống và tồn tại của con người như hoạt động thể lực, hìnhdáng, ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi…phải đảm bảo rằng chúng đều ở trạng thái tốtnhất và phải thích hợp với từng lứa tuổi

3 Theo Ths.BS Nguyễn Thế Dũng, bài giảng “Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật.”

Trang 12

-“Hoàn toàn thoải mái về mặt tinh thần” đó là trạng thái được đảm bảobình yên tâm hồn, có khả năng thích ứng và đối mặt với những căng thẳngtrong cuộc sống.

-“Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội” có thể hiểu là các khía cạnh liênquan đễn xã hội của cá nhân con người được đảm bảo, phục vụ con ngườisinh sống và phát triển trong xã hội

-“Bệnh tật” nhằm chỉ bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu chức năng bìnhthường của cơ thể (theo nghĩa rộng) Với nghĩa hẹp hơn, bệnh tật là khía cạnhsinh học của cơ thể không khỏe, chủ yếu là rối loạn chức năng sinh lý

-“Không có bệnh tật hay tàn phế” chính là cơ thể không có bệnh: Bệnh

về thể chất và bệnh về tâm thần, các bệnh liên quan tới xã hội Bên cạnh đó,các bộ phận của cơ thể hoạt động đúng với chức năng của nó,

1.2/ Những yếu tố tác động tới sức khỏe con người

Con người là một phần của tự nhiên và xã hội nên con người luôn chịunhững tác động tới từ môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Cũng vìvậy, sức khỏe con người cũng liên tục phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tốtổng hợp xung quanh tới từ rất nhiều môi trường khác nhau Việc con người

có sức khỏe tốt hay không tốt phụ thuộc rất nhiều vào nơi họ lớn lên và sinhsống, môi trường học tập và làm việc, hay con người sẽ khỏe mạnh nếu như

có được sự chăm sóc và hỗ trợ từ cộng đồng Tác động từ mức thu nhập củabản thân và trình độ học vấn cũng là đáng kể tới sức khỏe con người Với rấtnhiều yếu tố tác động, thế giới đã có nhiều quy ước và tiêu chuẩn để phânloại, trong đó chuẩn quy ước quốc tế của tổ chức Y tế thế giới WHO được sửdụng rộng rãi trên toàn thế giới

Theo đó, hệ thống tổng hợp các tác động trên được chia ra làm các nhómchính quyết định sức khỏe con người:

-Nhóm yếu tố môi trường tự nhiên

-Nhóm môi trường kinh tế và xã hội

Trang 13

-Nhóm đặc điểm và hành vi riêng biệt của con người.

Từ đó, WHO đưa ra 7 yếu tố chính tác động tới sức khỏe con người:4-Thu nhập và địa vị xã hội

Theo một quan điểm khác, “bệnh tật” là thực thể bệnh lý rõ ràng hội tụ

đủ ít nhất hai trong các tiêu chuẩn: Căn nguyên gây bệnh xác định, một nhómdấu chứng và triệu chứng nhất quán và những biến đổi giải phẫu phù hợp Vàquan điểm này dựa trên cái nhìn của thầy thuốc.5

Một số khái niệm liên quan:

4 Theo website chính thức của WHO http://www.who.int/hia/evidence/doh/en/

5 Danh mục từ “disease”, trong “Illustrated Stedman’s medical dictionary 24 th.” Của William & Wikins Baltimore.1982 và trích dẫn thứ cấp từ nguồn “https://nguoicamthanh.wordpress.com/2009/05/27/%E1%BB%91m- dau-hay-b%E1%BB%87nh-t%E1%BA%ADt/”

Trang 14

Bên cạnh “bệnh tật”, chúng ta thường xuyên sử dụng thay thế qua lạimột số từ khác như “ốm đau” và “phát bệnh” Tuy nhiên, trên góc độ khoahọc, những từ ngữ và khái niệm gần nghĩa với “bệnh tật” được liệt kê ởtrên đều có những ý nghĩa và cách thức sử dụng riêng biệt Do vậy, nhữngkhái niệm “bệnh tật”, “ốm”, “phát bệnh” được chúng tôi sử dụng trongnghiên cứu này có thể được sử dụng với hình thức thay thế qua lại nhaunhưng vẫn mang những nét nghĩa và hàm ý của riêng của khái niệm theogóc nhìn của khoa học.

-“Ốm”: là cách diễn đạt của người bệnh, là trạng thái không đạt mứcbình thường về các chức năng, hệ thống hoặc là một bộ phận nào đó của cơthể.6

Ở cách diễn đạt khác, một số tác giả cũng nhận định rằng “ốm” là trảinghiệm của người bị bệnh tật, và cũng là tình trạng mang tính chủ quan vàcảm nhận của con người

-“Phát bệnh” thể hiện tình trạng rối loạn của người bị bệnh về mặt xãhội và là kết quả của việc bị xác định là không khỏe

1.4/ Vai trò của sức khỏe

Có thể nói, sức khỏe là một phần của cuộc sống mỗi cá nhân con người,của cộng đồng xã hội, và là vấn đề nền tảng của mỗi quốc gia cũng như toànthế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng dạy: “…việc gì cũng cần phải cósức khỏe mới thành công”7 Từ lâu, Bác đã nhận thức được rằng sức khỏe cóvai trò cực kì quan trọng Sức khỏe bao trùm toàn bộ hoạt động của conngười, trong tất cả những lĩnh vực đời sống mà con người có tham gia Theolời Bác nói, sức khỏe chính là tiền đề để thực hiện các hoạt động của conngười, là nguồn tài nguyên cực kì quý giá cho quá trình hình thành, phát triểncộng đồng, nâng cao năng lực của quốc gia và dân tộc

6 Danh mục từ “illness”, trích “Illustrated Stedman’s medical dictionary 24 th.” Của William & Wikins.

Baltimore.1982

7 “Sức khỏe và thể dục”- Hồ Chí Minh 1946

Trang 15

Nhìn trở lại định nghĩa của giới khoa học, sức khỏe bao gồm trạng tháithoải mái của con người cả về thể chất và tinh thần, nên mọi trạng thái củasức khỏe đều sẽ tác động trực tiếp tới trạng thái cơ thể, khả năng thể chất vànhững biểu hiện tinh thần của con người trong hầu hết các hoạt động và sinhhoạt hàng ngày: sinh hoạt cá nhân, vui chơi, nghỉ dưỡng, tham gia hoạt độngcủa tổ chức và xã hội, làm việc và ảnh hưởng sâu sắc lĩnh vực học tập của conngười.

Sức khỏe tác động tới cuộc sống thường ngày của con người từ nhữngviệc rất đơn giản thường ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi Ăn là một hoạtđộng thường xuyên và hàng ngày của con người để cung cấp năng lượng vàcác chất cần thiết cho cơ thể nhằm duy trì hoạt động sống Tuy nhiên, để cóthể ăn ngon miệng, cơ thể cần phải ở trạng thái mạnh khỏe, không mắc phảibệnh tật Với một cơ thể ốm yếu và bệnh tật thì quá trình ăn uống trở nên rấtkhó khăn vì thức ăn được tiêu hóa khó khăn hơn, chất dinh dưỡng được hấpthụ kém hiệu quả, quá trình ăn uống cũng tiêu tốn nhiều công sức và trở nênvất vả hơn, từ đó, nó khiến tâm lý con người trở nên mệt mỏi và chán nản.Người xưa đã có câu nói “Có thực mới vực được đạo”, nên việc ăn uống nếukhông có được sự đảm bảo của một sức khỏe tốt và ổn định thì đều sẽ khiếncho cơ thể con người suy nhược và không có đủ năng lượng hoạt động cho cảngày dài Bên cạnh đó, con người cần sử dụng sức lực của các cơ quan trong

cơ thể để hoạt động, đi lại, chạy nhảy, làm các công việc trong xã hội củamình Nếu một người gặp phải những chấn thương, tai nạn, hoặc một bộ phậnnào đó làm việc bất thường thì quá trình hoạt động sẽ rất bất tiện và không đủhiệu quả như mong đợi

Sức khỏe cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư và xã hội.Mỗi cá nhân con người là một đơn vị cấu thành của xã hội và cộng đồng Mỗi

cá nhân khỏe mạnh, thoải mái thì xã hội mới lớn mạnh và ổn định lâu dàiđược Người dân có sức khỏe tốt thì có khả năng sẽ thực hiện tốt công việc

Trang 16

của mình và tham gia được nhiều hơn cho việc đóng góp phát triển cộngđồng Các chính sách của nhà nước dành cho người dân từ đó mới có thểđược thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Nếu một cộng đồng có nền tảng sứckhỏe yếu, hay là mắc phải bệnh dịch trên một vùng dân cư thì sẽ gây ra chongười dân sự bất an và lo lắng Khi đó, mỗi cá nhân sẽ phải đối đầu với những

áp lực phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, dẫn tới không thểthực hiện công việc, lao động hết khả năng, giao tiếp với người xung quanh sẽ

bị hạn chế một phần nhất định Trên thực tế, khi sức khỏe của cả cộng đồng bịảnh hưởng bởi một nhóm dân cư bị mắc bệnh, cụ thể nhất là khi xảy ra nhữngbệnh dịch có khả năng phát tán và lây lan rộng rãi thì hoạt động thường ngàycủa cộng đồng đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, bị gián đoạn và trầm trọng hơn là

sẽ bị tê liệt Thế giới đã từng hứng chịu những đại dịch rất khủng khiếp trongquá khứ, có thể kể đến đại dịch SARS bùng phát vào năm 2003 tại HồngKông đã lây lan tơí 37 quốc gia khác trên thế giới, gây ra cái chết của hơn 900trường hợp trên toàn thế giới8 Ngoài ra, gần đây nhất là đại dịch Ebola bùngphát ở khu vực một số nước Tây Phi, khiến cho hơn 20 ngàn người mắc vàtrong đó hơn 8 ngàn ngươì tử vong9, kéo theo đó là mọi hoạt động của cộngđồng xã hội tại khu vực có dịch bị gián đoạn mạnh và tiêu tốn nguồn lực conngười và tài chính to lớn để khắc phục

Sức khỏe không những quan trọng với hoạt động thường ngày của conngười, nó còn tác động mạnh tới những hoạt động phát triển kinh tế của quốcgia Theo Giáo trình Kinh tế phát triển- PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Đại họcKinh tế quốc dân thì sức khỏe có ảnh hưởng tới tăng thu nhập và tăng trưởngkinh tế “Ngày càng nhiều các bằng chứng thuyết phục cho việc mối quan hệnhân quả cũng có thể vận hành theo chiều ngược lại, trong đó cải thiện sứckhỏe dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập cao hơn và đói nghèo

8 Theo nguồn Wikipedia

9 Theo báo Vietnamnet, số ra 05/01/2015: dai-dich-ebola.html

Trang 17

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/215153/hon-8-000-nguoi-chet-vi-giảm dần” Bên cạnh đó, sức khỏe còn ảnh hưởng tới năng suất lao động.

“Những người có sức khỏe thường cũng làm việc năng suất hơn bởi vì họ cónhiều năng lượng hơn và minh mẫn hơn” và “các công nhân khỏe mạnhkhông chỉ có năng suất trong khi làm việc mà còn ít nghỉ làm do bị ốm hơn,

do đó họ cũng nhận tiền lương cao hơn” Từ việc ảnh hưởng tới năng suất laođộng, tác giả cuốn sách cũng đã đưa ra nhận định “Cải thiện sức khỏe ngoàiviệc có ảnh hưởng tới năng suất lao động còn có thể ảnh hưởng tới các nhân

tố quan trọng khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó là tiết kiệm và đầu tư”10

1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên

1.5.1/ Định nghĩa

Thuật ngữ sinh viên xuất phát điểm từ từ Latinh và mang ý nghĩa làngười học nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm và khai thác kho tàng tri thứcnhân loại Sinh viên được sử dụng để chỉ nhóm người có độ tuổi nằm trongkhoảng từ 18-25 Do đó, sinh viên trọng trách là một lực lượng trẻ của xã hội, làđội ngũ lao động chính đất nước sau này, trực tiếp đóng góp khả năng, tri thức

và sức lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội thì sức khỏe của thế hệ sinhviên lại càng mang ý nghĩa cực kì quan trọng cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Theo từ điển Tiếng Việt, “đặc điểm” là từ đồng nghĩa với “đặc trưng”,đều có nghĩa là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệtvới những sự vật khác Kết hợp với định nghĩa “sức khỏe” của WHO đã đưa

ra, chúng tôi cho rằng: “đặc điểm sức khỏe sinh viên” là những nét tiêu biểu

và riêng biệt về trạng thái thể chất và tinh thần của sinh viên Với tính tiêubiểu và riêng biệt, DDSK của sinh viên cho chúng ta biết những đặc trưng cơbản về thể chất và tinh thần của sinh viên theo từng điều kiện, môi trường mà

Trang 18

cho rằng “đặc điểm sức khoẻ sinh viên” chính là yếu tố có vai trò cực kì quan

trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của sinh viên cả nước, đặc biệt

là sinh viên của trường đại học Kinh tế Quốc dân

1.5.2/ Biểu hiện

Xét trên tiêu chí của WHO, đặc điểm sức khoẻ của sinh viên cũng đượcbiểu diễn trên hai phương diện chính: Thể lực và tinh thần của sinh viên: -Về các đặc trưng về thể lực: chúng tôi cho rằng đó là toàn bộ nhữngbiểu hiện sức khỏe thể lực của sinh viên, với khả năng chống chịu với nhữngbệnh tật thể chất, khả năng thích nghi với các điều kiện của môi trường sống

và học tập, khả năng mắc và nhiễm bệnh Bên cạnh đó là những loại bệnh vànhóm bệnh tật mà sinh viên của một khu vực địa lý hoặc của mỗi trường đạihọc thường gặp phải, thời gian phát sinh bệnh tật và chu kì sức khỏe chung.Như vậy, sức khỏe về mặt thể lực có thể biểu hiện ngay ở các trạng thái, hìnhthái sinh lý của mỗi cơ thể Việc đảm bảo sức khỏe thể lực có thể hiểu là sựtoàn vẹn và thoải mái của cơ thể mỗi sinh viên nói chung, cũng như là sự hoạtđộng bình thường của các bộ phận bên trong cơ thể họ Hay nói cách khác,khi sức khỏe thể chất được đảm bảo, cơ thể sinh viên sẽ hoạt động một cáchbình thường, đúng theo quy luật tự nhiên, giúp họ không bị gián đoạn sinhhoạt và công việc trong cuộc sống hàng ngày

-Về các đặc trưng tinh thần: Là những biểu hiện về mặt tâm thần củasinh viên Cũng theo như khái niệm mà Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đưa

ra, sức khỏe tâm thần là “một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tậttâm thần” và “trạng thái tâm thần thoải mái” và “có được sự hòa hợp giữa cánhân, người xung quanh và môi trường xã hội”11 Như vậy, những đặc trưngtinh thần của sinh viên bao gồm các trạng thái tinh thần của họ như cảm xúc,tình cảm, cách nhìn nhận và quan điểm sống của bản thân, những áp lực tâm

11 Theo website chính thức của bệnh viện tâm thần trung ương 1 http://www.bvtttw1.gov.vn/? lang=V&func=newsdetail&newsid=623&CatID=34&MN=7

Trang 19

lí thường gặp và khả năng mắc phải rối loạn tinh thần cũng như khả năng giảitỏa áp lực tinh thần, loại bỏ những quan niệm bi quan, và lối sống không lànhmạnh khi sinh sống, học tập và tạo dựng phát triển các mối quan hệ với bạn

bè, gia đình và những người xung quanh trong xã hội Trong quá trình sống

và học tập của sinh viên tại cấp đại học, biểu hiện của đặc điểm về sức khỏe

có thể diễn biến chính về hai chiều hướng: Chiều hướng sức khỏe tốt và chiềuhướng sức khỏe kém Ở chiều hướng tốt, khi sinh viên mang những DDSK cólợi, tức là họ có một cuộc sống thể chất được đảm bảo để không hình thành vàphát bệnh tật Song hành với thể chất thì tình trạng tinh thần cũng rất thuận lợikhi có rất ít hoặc không có những áp lực tinh thần, những căng thẳng đủ đểkhiến cuộc sống họ bị ảnh hưởng hoặc xáo trộn Họ biểu hiện sức khoẻ tinhthần tốt ở sự vui vẻ, lạc quan, cảm xúc dễ chịu và thanh thản trong cuộc sốngcùng quan niệm sống lạc quan, yêu đời, học tập đạt hiệu suất cao và sinh hoạtthường ngày ổn định

Tại chiều hướng ngược lại, khi những đặc điểm sức khoẻ sinh viên kém

và bất lợi thì cuộc sống của họ có thể đã và đang gặp phải những rắc rối và trởngại nhất định ở khía cạnh tinh thần và thể chất Các vấn đề dinh dưỡng, điềukiện sinh sống và học tập không được đảm bảo tối ưu để họ đạt được trạngthái thể chất tốt nhất, không ốm đau hay bệnh tật Ngoài ra, yếu tố tâm thầncủa những đối tượng sinh viên này cũng gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết,tập trung vào các mặt: Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, tâm lý trong quá trìnhsinh hoạt và học tập Các khó gỡ này cũng khiến cho sức khỏe sinh viên bịtổn hại rất mạnh mẽ, khiến quá trình sinh hoạt, học tập và giao tiếp với xã hộidiễn ra bất thường và có thể mang nhiều tính tiêu cực cho bản thân sinh viên.Như vậy, đặc điểm sức khỏe của sinh viên có thể đánh giá được thôngqua những biểu hiện bên ngoài của cơ thể họ (như hình thái, biểu hiện bệnh

lý, bệnh tật họ mắc phải) đối với mặt thể chất và nhận định mặt tâm thần xãhội thông qua những đánh giá về thái độ của bản thân mỗi sinh viên về cuộc

Trang 20

sống, mức độ hiệu quả và sự lạc quan của sinh viên đối với quá trình học tập

và sinh hoạt thường ngày, cũng như là thái độ và cảm xúc của họ trong quátrình giao tiếp và tiếp xúc với bạn bè, thầy cô và xã hội

Phân loại bệnh tật:

Đặc điểm sức khỏe sinh viên là những đặc trưng của sinh viên về sứckhỏe nên DDSK này sẽ có thể được biểu hiện thông qua nhiều yếu tố gắn vớichính sức khỏe của sinh viên, trong đó có bệnh tật mà sinh viên mắc phải.Khả năng mắc những bệnh tật gì, mức độ nặng nhẹ của bệnh tật đó ra sao, vànhững loại bệnh tật mà sinh viên gặp cũng có thể phản ánh sức khỏe của sinhviên Vì vậy, xem xét xem sinh viên các trường đại học của nước ta hay mắcloại bệnh gì cũng có thể đánh giá một phần nào đó đặc trưng sức khỏe sinhviên mỗi trường Với mỗi chương trình học, hình thức và nội dung học vàđiều kiện xung quanh, mỗi ngành nghề theo học mà sinh viên nhiều khả năng

sẽ có những biểu hiện và đặc trưng sức khỏe không giống nhau, như xã hộithường nói là sinh viên kĩ thuật khỏe mạnh hơn sinh viên khối ngành kinh tế

xã hội, cũng từ đó mà khả năng mắc bệnh và loại bệnh cũng sẽ có những saikhác nhau một cách tương đối

Có nhiều cách để phân loại bệnh tật đã được áp dụng trên thế giới, trong

đó, theo tác nhân gây bệnh thì được áp dụng rất phổ biến hiện nay là Hệ thốngphân loại bệnh tật Quốc tế ICD- 1012 Đây là một hệ thống được xây dựng vớivai trò làm công cụ chuẩn đoán tiêu chuẩn dịch tễ học, quản lí sức khỏe vàmục đích lâm sàng và là chuẩn chung cho tất cả các nước thành viên củaWHO, trong đó có Việt Nam

Bên cạnh hệ thống phân loại chuẩn ICD-10, các văn bản Báo cáo chung

12 The International Classification of Diseases ICD-10 được đưa vào sử dụng trong các nước thành viên WHO từ năm 1994, sửa đổi lần thứ 11 vào năm 2010 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2015.

Trang 21

Tổng quan ngành Y tế (JAHR13) do Bộ Y tế kết hợp thực hiện đã sử dụng môhình bệnh tật với ba loại hình bệnh tật chính của người dân Việt Nam gồm:Bệnh truyền nhiễm và vấn đề bà mẹ, trẻ sơ sinh, rối loạn dinh dưỡng; Bệnhkhông lây nhiễm; Tai nạn, ngộ độc và chấn thương.

Thực hiện phân loại bệnh tật dựa trên cơ sở đặc trưng mà sinh viên biểuhiện bao gồm những bệnh tật sinh viên hay mắc phải, nguyên nhân họ mắcphải những bệnh tật đó, các tác nhân gây bệnh là gì Với đặc thù của quá trìnhhọc tập, chương trình kiến thức và rèn luyện, cùng địa điểm phân bố sinh viêncủa mỗi trường…mà những căn bệnh phổ biến của mỗi trường sẽ có sự khácbiệt mức độ và tần suất mắc bệnh trên sinh viên cũng tương đối khác nhau

Sử dụng các công cụ và tiêu chí để đánh giá và phân loại bệnh tật sẽ giúp thểhiện rõ xu hướng bệnh tật của từng trường để từ đó có thể chuẩn đoán và đánhgiá toàn diện về sức khỏe của sinh viên, giúp công tác quản lí và điều chỉnhcủa nhà trường và trạm xá đạt hiệu quả tích cực

Các hệ thống phân loại và mô hình phân loại bệnh tật trên được áp dụngchung và rộng rãi cho mọi đối tượng và những khu vực dân cư rộng lớn theophạm vi quốc gia và quốc tế Tuy nhiên với đối tượng nghiên cứu của đề tài làsức khỏe của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, có phạm vi nhỏ hơn vàmang tính đặc trưng cao hơn do có nhóm tuổi xác định trong tổng thể toàn bộngười dân Việt Nam nên theo những đặc điểm bệnh lí của người Việt Namcũng như ứng dụng và đối chiếu với các nhóm bệnh tật theo hệ thống ICD-10hay mô hình bệnh tật của JAHR, chúng tôi xin đề xuất cách phân chia bệnhtật đối với sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân thành 4 nhóm, trong đó có 3nhóm chính:

Nhóm 1: Các bệnh tật thông thường

13 JAHR: Joint Annual Health Review- Báo cáo chung tổng quan Y tế hằng năm, Bộ Y tế & Nhóm đối tác Y tế HPG

Website: jahr.org.vn

Trang 22

Nhóm 2: Các tổn thương, tai nạn và chấn thương của những bộ phận và

-Nhóm 1: Các bệnh tật thông thường: Là những bệnh được biểu hiện bên

ngoài cơ thể hoặc các tác động của nó biểu hiện trực tiếp mà có khả năngđánh giá được bởi chính bản thân sinh viên và các cán bộ y tế Tần suất xuấthiện của các bệnh tật này trên sinh viên khá nhiều và phổ biến trong cuộcsống thường ngày Các hình thức bệnh này bao gồm:

Bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng: Mã từ A00-B99

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa: Mã từ E00-E90

Bệnh hệ hô hấp: Mã từ J00-J99

Bệnh tiêu hóa: Mã từ K00-K93

Bệnh da và mô dưới da: Mã từ L00-L99

-Nhóm 2: Các thương tổn, tai nạn, chấn thương vùng hoặc bộ phận cơ

thể Là những thương tích kín ở các tổ chức mềm (Chần thương) và là nhữngthương tích hở tại các tổ chức mềm (Tổn thương) Nhóm này bao gồm cácbệnh trong loại: Vết thương (Mã T00-T35 và S00-S99)

-Nhóm 3: Các bệnh rối loạn thần kinh: Là các bệnh tật gây ra sự bất

thường trong hoạt động thần kinh, cảm xúc Được biểu hiện chính bởi nhóm: Rối loạn khí sắc (cảm xúc) (F30-F39)

Loạn thần kinh, rối loạn liên quan tới Stress và rối loạn dạng cơ thể(F40-F48)

-Nhóm 4: Các bệnh học đường: Là những bệnh của sinh viên có liên

Trang 23

quan đến các yếu tố vệ sinh học đường Gồm có: Cận thị và cong vẹo cộtsống, rỗi nhiễu tâm lý Tuy nhiên, theo các phân loại của chúng tôi, rối nhiễutâm lí được xét tổng thể ở nhóm bệnh 3 bên trên.

Đối với cách phân chia nhóm cho các bệnh tật của sinh viên Kinh tếQuốc dân, chúng tôi muốn khoanh vùng định nghĩa và phân loại một cách rõràng, cụ thể và dễ nhớ hơn cho sinh viên Kinh tế Quốc dân, giúp quá trình tựnhận định, phát hiện và tiếp nhận tư vấn sức khỏe của sinh viên được đồng

bộ, dễ dàng tiếp nhận hơn Chúng tôi không thực hiện xếp các bệnh tật họcđường (Cận thị, cong vẹo cột sống) vào các nhóm phân loại bệnh tật phục vụcho nghiên cứu với sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân vì về bản chất là vớimỗi sinh viên bị bệnh tật học đường, họ đã đều tự thực hiện khắc phục vấn đề

để có thể thích nghi tốt nhất với việc học tập của bản thân

1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên

Sức khỏe có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống của con người, do

đó, đặc điểm sức khỏe cũng biểu hiện những vai trò cực kì to lớn đến mỗisinh viên Các khía cạnh đời sống của sinh viên chịu tác động mạnh của sứckhỏe chúng ta có thể kể đến như:

-Sinh hoạt cá nhân thường ngày

-Học tập trên trường

-Vui chơi giải trí và nghỉ ngơi

-Giao lưu với bạn bè, người quen, xã hội

-Quá trình rèn luyện bản thân, nghiên cứu và tích lũy tri thức

Cùng với một cơ sở sức khỏe tốt và thuận lợi, một sinh viên có thể sống

và thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và suôn sẻ.Sinh viên có thể làm những công việc thường ngày thoải mái mà không bịgián đoạn như là ăn uống cảm thấy ngon miệng, dễ dàng chìm vào giấc ngủsau một ngày học tập căng thẳng Nếu như gặp phải một bệnh nào đó có thểkhiến cho ăn không ngon, ngủ không đủ giấc và cả quá trình sinh hoạt cá

Trang 24

nhân bị xáo trộn đáng kể Học tập là một hoạt động tiếp thu kiến thức, nhậnthức, kinh nghiệm của sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường Học tập cần

có thời gian và là một quá trình lâu dài và liên tục Nếu như cơ thể sinh viênmệt mỏi, đau ốm thì việc tiếp thu kiến thức sẽ bị giảm sút, sinh viên sẽ bịphân tán sự tập trung của bản thân vào bài học, những kiến thức được truyềntải từ giáo viên sẽ có nguy cơ vượt quá sức tiếp nhận đối với cơ thể ốm yếucủa sinh viên đó Tuy nhiên, với đặc thù của việc học tập, đó là sinh viên phải

sử dụng trí óc, thực hiện tư duy, liên kết và mở rộng kiến thức cho nên ngoàiyếu tố thể chất thì tinh thần cũng là một yếu tố sức khỏe không thể bỏ qua đốivới sinh viên Trong học tập, việc suy nghĩ và tư duy kiến thức có thể sẽ gặpphải nhiều vướng mắc đối với sinh viên Nếu bản thân sinh viên không thểphản ứng tích cực lại những khó khăn này thì sẽ tạo ra những căng thẳng tâm

lý trực tiếp lên bản thân, và dễ dẫn tới stress nặng nề, càng khiến cho học tập

và giao tiếp với bạn bè trở nên khó khăn về bế tắc hơn

Sức khỏe có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên,nó tác động đếnquá trình học tập và kết quả học tập.Quá trình học tập là hoạt động thu nhậnkiến thức,kĩ năng,kinh nghiệm thông qua tài liệu.sự hoạt động thu nhận kiếnthức,kĩ năng,kinh nghiệm thông qua tài liệu,sự hướng dẫn của giáo viên vàsau đó vận dụng những gì thu nhận được vào trong thực tiễn cuộc sống.Quátrình học tập thay đổi liên tục và tồn tại trong suốt cuộc đời mỗi con người.Quá trình học tập phải đơn thuần là tiếp nhận những kết quả sẵn có do ngườidạy truyền đạt cho mà đó là hoạt động nhận thức của con người Quá trìnhhọc tập là sự gia tăng về mặt kiến thức, mặt khác thể hiện người học có thái

độ tích cực hơn, đạt được những kĩ năng mới hay hoàn thiện những kĩ nănghiện có.Kết quả học tập chủ yếu bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ SVđạt được trong quá trình học tập Đánh giá kết quả học tập của sinh viên đểnhận định thực trạng,định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên

và tạo điều kiện giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy

Mối quan hệ của sức khỏe với quá trình học tập:

Trang 25

Quá trình học tập là một chuỗi các hoạt động thu nhận kiến thức, học hỏicủa, và trải dài theo thời gian đi học của sinh viên, do đó mà nó gắn liền vớiđời sống của họ thường ngày Với những đặc thù như vậy, quá trình học tập

có thể sẽ bị chi phối rất lớn bởi nhiều nhân tố, bao gồm của các nhân tố trongbản thân sinh viên và các nhân tố tác động từ bên ngoài môi trường sống của

họ Họ có thể chăm chỉ học hơn nếu như có sự tận tình giúp đỡ của bạn bè,hoặc các yếu tố cám dỗ bên ngoài ít tác động tới cuộc sống và không làmphân tán suy nghĩ của họ… Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được những yếu tố

đó, đầu tiên họ phải có một sức khỏe tốt Một cơ thể khỏe mạnh sẽ khiến sinhviên dễ dàng thực hiện đúng phương pháp và thời gian trong quá trình học tập

mà họ đặt ra Một cơ thể mắc ít bệnh tật sẽ giúp gỉảm thiểu những khoảngthời gian mệt mỏi không đáng có, giúp quá trình học tập liên tục và đạt hiệuquả cao Như vậy, chúng tôi cho rằng tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữasức khỏe và quá trình học tập của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân

Mối quan hệ của sức khỏe tới kết quả học tập:

Xét trên tổng thể, có rất nhiều nghiên cứu đã nêu lên các nhân tố tácđộng lên KQHT, nhưng số lượng tác phẩm đề cập đến nhân tố Sức khỏe rất ít

và không phân tích sâu Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đitheo hướng phân tích trực tiếp nhân tố DDSK và mối quan hệ với KQHT.Việc học tập của sinh viên được đánh giá cuối cùng qua kết quả học tập của

họ, sinh viên được đánh giá chung là học giỏi và có sự cố gắng học tập khianh ta có kết quả học tập tốt và điểm số loại ưu, ngược lại thì anh ta có thể bịnhận xét là kém tích cực học tập, ôn luyện khiến kết quả học tập yếu kém.Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng tôi thấy rằng có rất nhiềunguyên nhân và yếu tố tác động để khiến cho một sinh viên đạt được kết quảtôt hoặc ngược lại Sau khi tham khảo những nghiên cứu nói về các nhân tốảnh hưởng tới KQHT, chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu mới chỉ đưa được

Trang 26

những nhân tố mang những đặc điểm trực tiếp của học tập (Mức tham khảobải tập, thời gian tự học, …) mà chưa có một tài liệu nào đề cập tới việc sửdụng các yếu tố về cá nhân như sức khỏe để giải thích cho KQHT.

Theo chúng tôi, đặc điểm sức khỏe cũng đóng vai trò khá quan trọng để

có được KQHT cuối cùng của sinh viên Nếu sinh viên có nền tảng sức khỏeyếu kém, cơ thể dễ mắc bệnh trong thời gian của kì học thì rất có thể việc tiếpthu kiến thức sẽ bị gián đoạn Đặc biệt là nếu sinh viên bị ốm trong kì thi cóthể khiến cho hoạt động ôn tập bị khó khăn và đình trệ, sinh viên sẽ không đủsức khỏe để làm bài thi một cách hoàn thiện nhất

1.5.4/ Các yếu tố tác động tới đặc điểm sức khỏe của sinh viên

Sinh viên là một đội ngũ có độ tuổi khá trẻ trong xã hội, với những điềukiện làm việc, học tập, sinh sống đặc thù, chính vì vậy đặc điểm sức khỏe củasinh viên bị tác động bởi nhiều tổ hợp yếu tố xã hội và môi trường Từ cácyếu tố đã quy ước của tổ chức Y tế thế giới WHO, chúng tôi đưa ra các yếu

tố tác động tới đặc điểm sinh viên Việt Nam sau:

-Thu nhập và trợ cấp từ gia đình: Sinh viên là những đối tượng trong

phạm vi 18-25 tuổi, vẫn đang học tập và trong thời kì nhận trợ cấp cho ăn vànơi ở từ phía gia đình Trợ cấp từ gia đình càng lớn, cuộc sống của sinh viêncàng có nhiều cơ hội được đầy đủ hơn, điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi và sinhhoạt cũng tốt hơn, điều này cũng khiến cho sức khỏe của sinh viên được cảithiện tốt hơn

-Giáo dục: Sinh viên trưởng thành qua từng năm học, với lượng kiến

thức được tích lũy và kinh nghiệm sống ngày càng được cải thiện Vì vậy,sinh viên năm nhất sẽ có những nhận thức, kiến thức dành cho vấn đề sứckhỏe rất khác so với sinh viên năm hai và sinh viên năm ba

-Điều kiện cơ sở vật chất: Bao gồm cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình

Trang 27

sinh hoạt thường ngày của sinh viên và cơ sở vật chất của nhà trường để phục

vụ cho học tập kiến thức trên trường.Với điều kiện vật chất sinh hoạt thiếuthốn, sinh viên gặp nhiều khó khăn và giới hạn trong sinh hoạt thường ngày.Nếu điều kiện trường học thiếu thốn, sinh viên dễ dẫn tới tiếp thu kiến thức,học tập và trao đổi kém hiệu quả

-Sự trợ giúp từ cộng đồng Sinh viên hiện nay thường từ nhiều vùng

miền đi học, do đó, sinh viên thường phải sống và học tập ở xa gia đình, tựchăm lo cho học tập và sức khỏe bản thân Trong thời gian đó, những khi ốmđau hoặc bị trầm cảm, họ rất cần sự chăm sóc và chia sẻ từ bạn bè và thầy cô

để có thể nhanh chóng vượt qua bệnh tật và những áp lực căng thẳng từ xungquanh

-Giới tính cũng cho biết những DDSK của sinh viên Sinh viên nam và

nữ có những đặc điểm khác nhau nên khả năng bị mắc bệnh, sức chịu đựngbệnh tật để học tập có nhiều sự khác biệt

Quỹ thời gian học của sinh viên là tất cả thời gian sinh viên dành choviệc thu nhận kiến thức từ giảng viên, từ giáo trình, tài liệu nghiên cứu và từcác hoạt động xã hội Hiện nay, sinh viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dânđang được đào tạo theo quy chế tín chỉ, vì vậy quỹ thời gian học sẽ bao gồmviệc học tín chỉ và thời gian tự học

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

Trang 28

II/ Thực trạng

Để đưa ra luận điểm của mình về mối liên quan giữa đặc điểm sức khỏe

và kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát ngẫu nhiên với các mẫu quan sát Trong đó, bao gồm 4 khoa(viện) được chọn ngẫu nhiên và ở mỗi khoa, chúng tôi thực hiện lựa chọnngẫu nhiên một lớp ở mỗi khóa K54, K55, K56 Bao gồm khoa (viện):

1.Viện thương mại và kinh tế quốc tế

2 Khoa Kế hoạch và phát triển

3 Khoa Kinh tế nông nghiệp

4 Khoa Thống kê

Tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 300 người, trong đó có 235 người

có phiếu trả lời khảo sát hợp lệ, số phiếu hỏng là 65 người và phân chia cho

11 lớp được khảo sát

2.1/ Các đặc điểm nhân khẩu học

Bằng việc thu thập các thông tin cá nhân, chúng tôi thống kê một số đặcđiểm nhân khẩu học của sinh viên N= 235

Bảng 1: Một số thông tin nhân khẩu học

Ngày đăng: 11/07/2016, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w