1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu sing việt

93 321 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Do đó công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàngluôn được coi là trong tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh... Có được doanh thu bán hàng, chứng tỏ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nềnkinh tế đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ, trong đó các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại, cạnh tranh với nhau

và bình đẳng trước pháp luật

Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước can thiệprất sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước quyết định tất

cả các vấn đề kinh doanh như mặt hàng kinh doanh, đối tượng phân phối, giá cả,

số lượng và doanh nghiệp sẽ được bù đắp nếu làm ăn thua lỗ, vấn đề bán hàng

và xác định kết quả bán hàng chỉ mang tính pháp lệnh và hình thức

Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý, nền kinh tế nước ta hội nhập vàonền kinh tế thế giới đòi hỏi phải quản lý bằng hệ thống các phương pháp thôngqua các công cụ quản lý một cách khoa học, chặt chẽ hơn nữa.Kế toán là một bộphận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tíchcực trong việc quản lý, điều hành cho nhà quản lý ra quyết định.Thực tế trongnhững năm qua cho they trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đã thích ứng

và đứng vững trong cạnh tranh Một trong những bí quyết dẫn đến sự thành côngcủa các doanh nghiệp là vận dụng nguyên tắc: Hạch toán kinh tế tự chịu tráchnhiệm về hoạt động kinh doanh của mình

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triểnđòi hỏi doanh nghiệp phải xác định hướng đi và mục tiêu kinnh doanh.Để tạo rasức mạnh trong cạnh tranh, muốn vậy doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấusản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá thành thấp nhất và phùhợp với thị hiếu của người tiêu dùng Đồng thời doanh nghiệp phải tăng nhanhkhối lượng sản phẩm bán ra, tăng cường tổ chức tốt công tác bán hàng Doanhthu bán hàng và kết quả bán hàng là các chỉ tiêu mà doanh nghiệp luôn mongđợi Do đó công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàngluôn được coi là trong tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trang 2

Bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng nhất của một quá trình kinh tếkinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Nhờ có khâu bán hàng,các doanh nghiệp thực hiện được giá trị hàng hoá, bù đắp những chi phí bỏ ratrong quá trình kinh doanh, tính toán được hiệu quả kinh doanh, từ đó đảm bảoquá trình kinh doanh liên tục Thông qua bán hàng doanh nghiệp mới thực hiệnnghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần xuất nhậpkhẩu Sing – Việt cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ phòng kế toán và

giảng viên TS Lê Hồng Huyên em đã chọn đề tài “Tổ chức kế toán bán hàng

và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sing Việt Với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm cho công tác kế toán bán hàng

-và xác định kết quả bán hàng của Công ty hoạt động hiệu quả hơn

Nội dung của Báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:

+ Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp

+ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt.

+ Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt.

Do còn nhiều khiếm khuyết trong lý luận cũng như thực tiễn mà chuyên đềnày không tránh khỏi những thiếu sót Em chân thành cảm ơn những đóng góp quý

báu của các thầy cô đặc biệt là giảng viên TS Lê Hồng Huyên cùng các anh, chị

trong phòng kế toán của công ty đã giúp cho em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015.

Sinh viên

TrầnTừ Điển

Trang 3

CHƯƠNG I –

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ

BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 - Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.

1 - Quá trình bán hàng, kết quả bán hàng

Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh ở một thànhphần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật Các đơn

vị sản xuất vật chất như doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp nhận thầu

là những đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hoá Do vậy, doanh nghiệp không những

có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá dịch vụ mà còn có nhiệm vụ tổ chứctiêu thụ sản phẩm đó Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp mới đảmbảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên liên tục

Tiêu thụ là mắt xích cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giaiđoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn ở đơn vị… thực hiện tốt khâu tiêuthụ, doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu bán hàng Thực hiện tốt khâu này cóvai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mởrộng Doanh nghiệp đạt được doanh thu sẽ là nguồn trang trải cho các khoản chiphí về công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động đã hao phí trong quátrình sản xuất kinh doanh Có doanh thu tiêu thụ hàng hoá chứng tỏ hàng hoácủa doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, được thị trường chấp nhận Đồngthời doanh thu tiêu thụ đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đốivới Nhà nước theo luật định

2 - Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng, kết quả bán hàng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc

số thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức

Trang 4

thanh toán Có được doanh thu bán hàng, chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất sảnphẩm hàng hoá và đã cung cấp dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Doanh thu bán hàng là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải cáckhoản chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động, đã hao phí trong quátrình sản xuất kinh doanh, trang trải cho số vốn đã ứng ra cho sản xuất kinhdoanh, có tiền để thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người laođộng, trích tiền đóng BHXH, BHYT KPCĐ và làm các nghĩa vụ tài chính đốivới Nhà nước

Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cảcủa chúng cũng khác nhau Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũngảnh hưởng tới doanh thu Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng mỗi loại sản phẩmđều có tác dụng nhất định trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, chonên phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp cũng phải chú ý đến việc thựchiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đó ký hợpđồng Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi thì việc thay đổi giábán cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu Việc thay đổi giá bán (giá báncao hay thấp) một phần quan trọng do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyếtđịnh Để đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định vềgiá cả, giá cả phải bù đắp được chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoảđáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng

Xuất phát từ sự cần thiết quản lý doanh thu bán hàng vấn đề đặt ra là làm thếnào để quản lý doanh thu bán hàng một cách chặt chẽ và khoa học, muốn như vậy thìdoanh nghiệp cần phải đặt ra các yêu cầu, và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nắm chắc sự vận động của từng loại thành phẩm hàng hoá trong quátrình nhập, xuất và tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị

+ Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phươngthức thanh toán, từng loại thành phẩm, từng nhóm khách hàng, đôn đốc thu hồinhanh và đầy đủ tiền vốn

+ Tính toán đúng đắn và đầy đủ các khoản phải thu của khách hàng Đồngthời phải lập kế hoạch doanh thu cho từng tháng, quý, năm

Trang 5

3 - Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả

bán hàng

Kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụquản lý kinh tế, tài chính là công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất để phản ánh mộtcách khách quan và toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Hiện nay cơ chế của một nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiềuthành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật thìmột doanh nghiệp phải luôn coi trọng công tác kế toán Việc tổ chức tốt công tác

kế toán, một mặt nó góp phần hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp,thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo cho doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồngkinh tế với đơn vị bạn, tạo sự ổn định cho đời sống nhân dân, tăng tích luỹ choNgân sách Nhà nước Đặc biệt đối với các nhà quản lý, kế toán là công cụ sắcbén giúp họ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, và phát hiện ra thiếusót hay những mặt tích cực để từ đó tìm biện pháp tối ưu cân đối giữa yếu tố đầuvào và yếu tố đầu ra một cách mềm dẻo

Để thực hiện tốt chức năng và vai trò trong công tác quản lý, kế toándoanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụsau đây:

+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng loại thành phẩm, hàng hoá theo chi tiêu số lượng, chấtlượng, chủng loại và giá trị

+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanhthu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng

+ Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động,, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả cáchoạt động

Trang 6

+ Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính

và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xácđịnh và phân phối kết quả

2 – Lý luận cơ bản về bán hàng và kết quả bán hàng

1.2.1- Phương thức bán hàng

Phương thức gửi hàng: Theo phương thức bán hàng này, định kỳ doanh nghiệp

sẽ gửi hàng cho khách hàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng

có thể là các đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc là khách hàng mua thường xuyêntheo hợp đồng kinh tế

Khi nhận được đơn đặt hàng của các đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặckhách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế, kế toán làm phiếu xuấtkho hàng hóa – thành phẩm giao cho khách hàng Khi này doanh nghiệp chưađược ghi nhận doanh thu do số hàng hóa – thành phẩm đó vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện ghi nhậndoanh thu

Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì kế toán ghinhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hữuhàng hóa – thành phẩm cho khách hàng

Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức bán hàng này, khi doanh

nghiệp giao hàng hoá, thành phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, đồngthời được khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán đảm bảo cácđiều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Theo phương thức bán hàng này doanhthu bán hàng được ghi nhận ngay sau khi khách hàng thanh toán tiền hàng và kếtoán xuất hóa đơn bán hàng cho khách Khi đó kế toán phản ánh doanh thu vàghi sổ theo dõi doanh thu, thuế GTGT phải nộp

Các phương thức bán hàng trực tiếp bao gồm:

+ Bán hàng thu tiền ngay

+ Người mua chấp nhận thanh toán ngay (không có lãi trả chậm).+ Bán hàng trả chậm, trả góp có lãi

+ Bán hàng đổi hàng…

Trang 7

1.2.2- Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền thu được hoặc số tiền thu được

từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoágồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽthu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo

tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thểnhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giaodịch tạo ra doanh thu Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóahoặc dịch vụ khác không tương tư thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặctương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp

lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trịhợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu bán hàng được ghi nhận khiđồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Trang 8

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng.

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

1.2.3- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh công tác bán hàng vàthu tiền bán hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng.Nếu khách hàng mua hàng hóa với khối lượng lớn sẽ được doanh nghiệp giảmgiá, nếu hàng hóa của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể khôngchấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá, các khoản trên sẽphải giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hóa đơn Các khoản làm giảmtrừ doanh thu gồm:

+ Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho

bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng

+ Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá

niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng

đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiếtkhấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua,bán hàng

+ Doanh thu hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp

đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do viphạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảohành, như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…

+ Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp

Nội dung: Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá

trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thôngđến tiêu dùng

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụthu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được

Trang 9

hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp ngân sách Nhànước Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tínhthuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sảnxuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cầnhạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dânnhư: Rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá… (Ngoài ra, sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp thuế GTGT)

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tất cả các tổ chức, cá nhân sảnxuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêuthụ đặc biệt Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịuthuế TTĐB và thuế suất

Thuế xuất khẩu

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu: Tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổivới nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu: Tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuấtkhẩu hoặc ủy thác xuất khẩu

Thuế xuất khẩu phải nộp do cơ quan hải quan tính trên cơ sở trị giá bántại cửa khẩu ghi trong hợp đồng của lô hàng xuất (thường là giá FOB) và thuếsuất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất và được quy đổi về tiền Việt Nam đồngtheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước công bố tại thời điểm xuất khẩu

1.2.4- Kế toán giá vốn hàng xuất bán

Đối với doanh nghiệp sản xuất:

Trang 10

Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tếxuất kho Việc tính giá thành thực tế của sản phẩm xuất kho được áp dụng 1trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước: được áp dụng dựa trên giả định

là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, vàhàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thờiđiểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giácủa lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn khođược tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còntồn kho

+ Phương pháp nhập sau, xuất trước: được áp dụng dựa trên giả định là

hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậpsau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

+ Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của

từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồnkho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuấttrong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhậpmột lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

+ Phương pháp tính giá đích danh: Phương pháp này được áp dụng đối

với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Đối với doanh nghiệp thương mại:

Trị giá của hàng xuất bán bao gồm trị giá mua thực tế của hàng xuất bán

và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán Trong đó:

+ Trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán được tính tương tự như trị giá vốnthực tế của hàng xuất bán đối với doanh nghiệp sản xuất

+ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ

Trang 11

Chi phí thu mua hàng phát sinh trong kỳ x

Trị giá hàng xuất bán trong kỳ Trị giá mua hàng

tồn đầu kỳ +

Trị giá mua hàng nhập trong kỳ

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán

sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ

Về nguyên tắc tổ chức quản lý: Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp đến

toàn bộ khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ do đó toàn bộ chi phí bán hàngphát sinh trong kỳ được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp Cuối kỳ kếtoán kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng từ TK 641 – Chi phí bán hàng sang TK

911 – Xác định kết quả bán hàng để xác định kết quả hoạt động kinh doanhtrong kỳ

Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

+ Chi phí nhân viên bán hàng

+ Chi phí vật liệu, bao bì

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản

lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chấtchung toàn doanh nghiệp

Trang 12

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý

+ Chi phí vật liệu quản lý

Nội dung xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạtđộng kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt

động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như hoạt động bán hàng, cung cấp dịch

-CPBH & CPQLDN

Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằngtổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi (-) các khoản giảm trừ (chiếtkhấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trựctiếp)

Trang 13

Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu

nhập thuần khác và chi phí khác

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác - Chi phí khác

Theo chế độ tài chính, thông thường lợi nhuận của doanh nghiệp đượcphân phối, sử dụng như sau:

+ Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước theo quy định của luật thuế TNDN.+ Nộp thuế TNDN cho Nhà nước

+ Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định củaluật thuế TNDN

+ Trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định

+ Chia cổ tức, chia lãi cho các nhà đầu tư góp vốn…

Trong đó việc trích nộp cho Nhà nước, trích lập từng quỹ cụ thể củadoanh nghiệp, chia cổ tức, chia lãi… theo tỷ lệ là bao nhiêu tùy thuộc vào chế độtài chính và quy định của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty quy địnhcho từng thời kỳ nhất định

3 - Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 1.3.1- Chứng từ, tài khoản kế toán

1 - Chứng từ kế toán sử dụng

+ Xét trên góc độ kế toán tài chính: trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp , các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến việc xuất hàng hóa đều phảilập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định Theo chế độ chứng từ kếtoán ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20/3/2006, chứng từ kế toánvật tư, sản phẩm- hàng hóa bao gồm

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 03–VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 05 – VT)

- Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, hàng hóa (Mẫu 07 – VT)

Trang 14

- Bảng kê hàng hoá mua vào không có hoá đơn… (Mẫu 04/GTGT)

- Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 – GTKT – 3LL)

- Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 – GTTT – 3LL)

- Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính (Mẫu 05 TTC – LL)

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (04HDL – 3LL)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 PXK- 3LL)

+ Xét trên góc độ kế toán quản trị: Kế toán cần:

- Vận dụng nguyên tắc, phương pháp luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ

kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

- Cụ thể hóa và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đãđược quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ

- Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất,trong kinh doanh của doanh nghiệp (Lệnh sản xuất, Bảng kê khối lượng, quyếtđịnh điều động lao động, quyết định điều động (di chuyển) tài sản, biên bản điềutra tình hình sản xuất…) để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc),thời gian lao động, lập kế hoạch

- Được thiết lập kế hoạch và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị

mà không có quy định của Nhà nước (Bảng tính phân bổ chi phí mua hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp…) Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tinnhanh, kịp thời qua email, fax và các phương tiện thông tin khác

2 - Tài khoản kế toán sử dụng

Xét trên góc độ kế toán tài chính, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản 511 được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán của hoạt động SXKD từ các giaodịch và nghiệp vụ sau:

+ Bán hàng: Bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hànghoá mua vào

Trang 15

+ Cung cấp dịch vụ: Thực hiện các công việc đã thoả thuận trong một hoặcnhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản theophương thức hoạt động, doanh thu bất động sản đầu tư.

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại

Tài khoản 521 được sử dụng để phản ánh số tiền chênh lệch giữa giá bánnhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việcngười mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theothoả thuận về CKTM đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kếtmua, bán hàng

Tài khoản 531 - Doanh thu hàng đã bán bị trả lại

Tài khoản 531 được sử dụng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hànghoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp

Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán

Tài khoản 532 được sử dụng để phản ánh khoản tiền doanh nghiệp giảmtrừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩmchất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng

Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán

 Tài khoản 632 được sử dụng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ đã bán trong kỳ và phản ánh các chi phí có liên quan đến kinh doanh bấtđộng sản đầu tư

Tài khoản 641 -Chi phí bán hàng

Tài khoản 641 được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàngthực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản 642 được sử đụng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý kinhdoanh, chi phí hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung củatoàn doanh nghiệp

Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

Tài khoản 131 được sử dụng để phản ánh các khoản phải thu của kháchhàng, các khoản khách hàng đã thanh toán hoặc ứng trước tiền hàng

Trang 16

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Tài khoản 333 được sử dụng để phản ánh các khoản thuế phải nộp Nhànước như thuế GTGT phải nộp, thuế xuất khẩu…

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 911 được sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùngcủa doanh nghiệp, được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản 421 được sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh và tình hìnhphân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Xét trên góc độ kế toán quản trị:

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hànhhoặc được Bộ tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hóatheo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cungcấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

- Việc chi tiết hóa các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:

o Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản lý

o Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu,cấp độ- (Ví dụ: TK 5111, 6421, 6421, 9111-)

o Việc chi tiết hóa tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phươngpháp ghi chép tài khoản

- Doanh nghiệp được phép mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp trong cáctrường hợp sau:

o Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo từng công việc, sảnphẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh

o Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại

o Kế toán các khoản nợ phải thu, phải trả theo đối tượng

Xét trên góc độ của kế toán quản trị: kết quả của từng hoạt động là kết

quả lãi (lỗ) của từng hoạt động, ngành nghề kinh doanh, từng loại sản phẩm,mặt hàng, từng công việc lao vụ, dịch vụ hoặc kết quả đầu tư tài chính về

Trang 17

Với nội dung và cách xác định kết quả kinh doanh theo góc độ quản trịdoanh nghiệp cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tổ chức kế toán quản trị theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp

+ Tổ chức kế toán quản trị theo từng nội dung, yếu tố cấu thành để xác định kếtquả về doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn, các chi phí phân bổ

+ Tổ chức tốt hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán một cách chi tiết để

có được thông tin cần thiết cho việc xác định kết quả

+ Thực hiện phân bổ các chi phí theo các tiêu thức phân bổ hợp lý tức làphải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số chi phí cần phân bổ với tổngcác tiêu chuẩn phân bổ, cụ thể để xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụtừng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần phân bổ chi phí mua hàng, chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

2 -Trình tự kế toán

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH

Trang 19

3 -Sổ và báo cáo kế toán

Theo quyết định 15 có các hình thức sổ kế toán để ghi chép các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh: Hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái, Sổ nhật ký chung, Sổ chứng từghi sổ, Sổ kế toán nhật ký chứng từ

Nguyên tắc tổ chức vận dụng sổ kế toán

+ Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hànhhoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung cácchỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầuquản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặthàng, công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị (Phiếu tính giá thànhsản phẩm, Báo cáo sản xuất, Sổ chi tiết bán hàng theo khách hàng-.)

1.3.3.1 Hình thức Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp

vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là

sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký đểghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

1.3.3.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ :

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp

để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợpbao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

1.3.3.3 Hình thức Nhật ký sổ cái :

Trang 20

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: Các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theonội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổnghợp duy nhất là sổ Nhật ký – sổ cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái làcác chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại:

1.3.3.4 Hình thức Nhật ký- chứng từ:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ:

+ Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Cócủa các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo cáctài khoản đối ứng Nợ

+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theotrình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế(theo tài khoản)

+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trêncùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

+ Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản

lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

1.3.3.5 Báo cáo kế toán :

- Yêu cầu của Báo cáo kế toán

+ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêucầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể

+ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy

đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý,điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp

+ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phùhợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thểthay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp

- Nội dung của Báo cáo

+ Hệ thống Báo cáo kế toán tài chính:

Trang 21

- Bảng cân đối kế toán;

- Bảng cân đối tài khoản;

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước;

- Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Hệ thống Báo cáo kế toán quản trị-Báo cáo tình hình thực hiện

+ Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hànghoá, dịch vụ;

+ Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đốitượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;

+ Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành;

+ Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;

+ Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;

+ Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;

+ Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho NVL, sản phẩm, hàng hoá;

+ Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;+ Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;

+ Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;

+ Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu

-Báo cáo phân tích+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

+ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất và tài chính

4 - Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong điều kiện

kế toán máy.

Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức kế toán máy

Trang 22

Để kế toán thực hiện tốt được vai trò của mình trong công tác quản lý, đòihỏi tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán doanhnghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu sau:

* Tổ chức công tác kế toán máy phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý,trên cơ sở chấp hành Luật Kế toán, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhànước, phù hợp chuẩn mực kế toán và các chính sách chế độ tài chính kế toán củaNhà nước

Bất kì một công tác tổ chức nào trước hết phải thể hiện tính khoa học vàhợp lý, bởi vì công việc tổ chức là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quảcủa công tác.Hơn thế nữa, tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụngcông nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại (kế toán máy) thì yêu cầu tính khoa họctrong tổ chức công tác kế toán là cần thiết Khi tổ chức kế toán máy yêu cầu phải

có sự kết hợp, kiểm tra đối chiếu, kết xuất, sử dụng thông tin giữa các bộ phậntrong phòng kế toán với nhau, nếu không tổ chức khoa học và hợp lý thì khôngthể phát huy hết vị trí, vai trò của từng nhân viên kế toán trong bộ máy kế toáncủa đơn vị đồng nghĩa với việc làm giảm đi chức năng kiểm tra, giám sát vàcung cấp thông tin của kế toán Mặt khác, tổ chức công tác kế toán máy từ việclập, luân chuyển chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán cho đến khâu lập báo cáo, lưu trữ tài liệu kế toán phải tuân thủ theo Luật Kếtoán, các chuẩn mực, các nguyên tắc, chính sách, chế độ và quy chế về kinh tế -tài chính - kế toán

* Tổ chức công tác kế toán máy ở doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợpvới đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp

Khi tổ chức công tác kế toán máy, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinhdoanh, quy mô hoạt động, quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý vàphân cấp quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán trưởng phải quan tâmđến các vấn đề sau:

Về trang bị phần cứng: Doanh nghiệp cần số lượng bao nhiêu máy, cácthiết bị ngoại vi, nối mạng nội bộ phòng kế toán hay nội bộ toàn công ty

Trang 23

Về trang bị phần mềm: thông thường, mỗi nhà cung cấp phần mềm có thếmạnh riêng trong công tác sản xuất phần mềm như: phần mềm chuyên sử dụngcho các doanh nghiệp sản xuất, phần mềm chuyên dùng cho các doanh nghiệpthương mại, dịch vụ, phần mềm đạt chuẩn ERP và giá cả của các phần mềmcũng tuỳ thuộc vào chất lượng và khả năng đáp ứng dịch vụ.

* Tổ chức công tác kế toán máy phải đảm bảo thu nhận, kiểm tra, xử lý vàcung cấp thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp phải đáp ứng được yêucầu quản lý của doanh nghiệp và Nhà nước

Sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán là cung cấp được những thôngtin cần thiết cho những người sử dụng thông tin (báo cáo tài chính, báo cáo quảntrị) Những thông tin đó xuất phát từ yêu cầu quản lý của đối tượng cần thông tin

kế toán

* Tổ chức công tác kế toán máy phải phù hợp với biên chế và trình độ củađội ngũ cán bộ kế toán hiện có Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhậtnghiệp vụ chuyên môn và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học chocán bộ nhân viên kế toán

* Tổ chức công tác kế toán máy ở doanh nghiệp cần phải quán triệtnguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

1 – Tổ chức bộ máy kế toán tài chính

Mỗi doanh nghiệp khi tổ chức công tác kế toán đều phải phát huy đượcvai trò, nhiệm vụ cung cấp thông tin, đồng thời kết quả mà hệ thống kế toándoanh nghiệp được tổ chức ra phải đem lại nhiều hơn so với chi phí phục vụ chobản thân nó

Hiện nay các doanh nghiệp có thể tổ chức công tác kế toán theo nhữngloại hình:

- Loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung

Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý,luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán cũng như việc phân tích, kiểm tra kế toán

do phòng kế toán trung tâm thực hiện Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc chỉ bố

Trang 24

Bộ phận kế toán

(PC)

Trung tâm máy tính tổng

hợp

Bộ phận tài chính và kiểm tra kế toán (PC)

Nhân viên kinh tế bộ phận trực thuộc

trí các nhân viên kinh tế thực hiện hướng dẫn lập chứng từ hạch toán ban đầu,thu thập, tổng hợp chứng từ định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm xử lý.Trong điều kiện doanh nghiệp ứng dụng phần mềm kế toán, các máy tính củatừng nhân viên được nối mạng cục bộ (mạng LAN) thì các nhân viên đều phảithực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình từ khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng

từ, nhập dữ liệu, khai thác dữ liệu Đối với các bộ phận trực thuộc nếu có trang

bị máy tính và cũng được nối mạng nội bộ thì các chứng từ ban đầu cũng đượcphân loại và nhập liệu vào các máy tính tại các bộ phận, định kỳ dữ liệu sẽ đượckết xuất (chuyển) về phòng kế toán trung tâm để xử lý tổng hợp

Sơ đồ 1.4 - Tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong điều kiện áp dụng kế

toán máy

- Loại hình tổ chức công tác kế toán phân tán:

Theo hình thức này, ngoài việc tổ chức phòng kế toán trung tâm củadoanh nghiệp thì ở các bộ phận, các đơn vị trực thuộc còn tổ chức các bộ phận

kế toán của các đơn vị trực thuộc đó

Các bộ phận kế toán ở các đơn vị, bộ phận trực thuộc thực hiện việc lậpchứng từ, hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ và kế toán các

Trang 25

Kế toán trưởng

Bộ phận tài chính Bộ phận kiểm tra Các bộ phận kế toán khối văn phòngBộ phận kế toán tổnghợp Trung tâm máy tính tổng hợp

Trưởng phòng kế toán - Đơn vị trực thuộc

Kế toán Tài sản cố định Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán tiền lương Kế toán thành phẩm, bán hàng Kế toán chi phí giá thànhTrung tâm máy tính đơn vị trực thuộc

hoạt động của đơn vị mình theo sự phân cấp quản lý rồi định kỳ gửi số liệu về

phòng kế toán trung tâm

Trong điều kiện doanh nghiệp tổ chức ứng dụng phần mềm kế toán thìtuỳ thuộc vào khả năng trang bị, địa bàn doanh nghiệp chính, đơn vị phụ thuộc,

nối mạng nội bộ theo hình thức nào mà thông tin được chuyển tới phòng kế toán

trung tâm trực tiếp hay qua khâu trung gian (Nếu không nối mạng nội bộ WAN

thì thông tin từ các đơn vị trực thuộc gửi về trung tâm phải bằng văn bản sao

chép như đĩa hoặc văn bản giấy tổng hợp) Do vậy hình thức tổ chức này có hiệu

quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Sơ đồ 1.5 - Tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong điều kiện áp dụng kế

toán máy

- Loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán.

Đây là hình thức tổ chức công tác kế toán máy kết hợp hình thức tập trungvới hình thức phân tán: các đơn vị trực thuộc được tổ chức bộ phận kế toán riêng

để hạch toán các từ các khâu lập chứng từ, xử lý thông tin và lập báo cáo kế

toán, định kỳ cung cấp số liệu, báo cáo về phòng kế toán trung tâm của công ty

theo mạng WAN hoặc bằng đĩa, văn bản giấy ; phòng kế toán trung tâm sẽ tổ

chức kế toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị chính

Trang 26

(khối văn phòng công ty) và các đơn vị không có bộ phận kế toán riêng thôngqua tổ chức mạng nội bộ tại văn phòng công ty (mạng LAN), đồng thời trungtâm máy tính tại phòng kế toán trung tâm tổng hợp số liệu và lập báo cáo chungtoàn doanh nghiệp.

2 – Tổ chức bộ máy kế toán quản trị

Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việccung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình (về quy mô;

trình độ cán bộ; đặc điểm sản xuất kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật…)

để tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:

- Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán

quản trị theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành,

kế toán bán hàng… Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện

cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó

- Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ máy kế toán quản trị riêng

biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp Hìnhthức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn: Tổng công ty, tậpđoàn…

- Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như:

Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khácthì theo hình thức kết hợp

Trang 27

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU SING - VIỆT 2.1 - Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sing - Việt

2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sing - Việt

Tên công ty : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt

Tên giao dịch : SING – VIET IMPORT – EXPORT JOINT STOCK

COMPANYTên viết tắt : SING – VIET., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: 551 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thuỵ, quận

Long Biên, Tp Hà NộiĐiện thoại : 043.6501149 Fax: 043.6501149

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt được hình thành theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002903 do Phòng đăng ký kinh doanh

Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 9 năm 2003, Đăng

ký thay đổi lần 3 ngày 02 tháng 05 năm 2008

2.1.2 - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.2.1 - Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ

Là công ty được thành lập trong thời gian ngắn nhưng Công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Sing – Việt đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang dầnkhẳng định được vị thế của mình trên thị trường với các ngành, nghề kinh doanhchính:

+ Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,công trình thương mại;

+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

+ Tổ chức hội chợ triển lãm;

+ Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị;

Trang 28

+ Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.

Một số mặt hàng được công ty nhập khẩu bao gồm: vật tư phục vụ triểnlãm (thanh system, cột system, vách ngăn…), bả sanfeer…

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty cổ phần xuất

nhập khẩu những năm gần đây

2.1.2.2 - Đặc điểm về sản phẩm và quy trình sản xuất

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt là công ty chuyên hoạt độngtrong lĩnh vực tổ chức dàn dựng triển lãm, xây dựng trang trí nội thất các côngtrình dân dụng, nhà hàng; sản xuất các sản phẩm composite nên quy trình sảnxuất đối với từng lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau

+ Đối với lĩnh vực tổ chức dàn dựng triển lãm: quy trình để tổ chức dàn dựng một triển lãm hoặc một công trình xây dựng, trang trí nội thất bao gồm các khâu sau:

(1) – Khách hàng muốn tổ chức triển lãm sẽ liên hệ với phòng kinh doanh

(2) – Phòng kinh doanh sẽ chuyển đơn đặt hàng của khách hàng sangphòng kỹ thuật để phòng kỹ thuật thiết kế các gian hàng Sau khi thiết kế cácgian hàng phòng kỹ thuật sẽ chuyển bản thiết kế lại cho phòng kinh doanh

(3) – Sau khi nhận bản vẽ từ phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh chuyểnbản thiết kế cho khách hàng Nếu khách hàng đã đồng ý với bản thiết kế sẽchuyển sang cho phòng kế toán để làm báo giá gian hàng cho khách hàng biết

(4) – Sau khi nhận bản thiết kế, phòng kế toán sẽ làm bảng báo giá đểchuyển cho khách hàng Nếu khách hàng đồng ý với bảng báo giá sẽ thông báo

Trang 29

cho phòng kỹ thuật và xưởng sản xuất tổ chức dàn dựng gian hàng triển lãm chokhách hàng.

+ Đối với lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất có quy trình như sau:

(1) – Khách hàng liên hệ với phòng kinh doanh khi có nhu cầu xây dựng,trang trí nội thất các công trình (cửa hàng)

(2) – Phòng kinh doanh ghi nhận những yêu cầu của khách hàng vàchuyển sang phòng kỹ thuật

(3) – Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng do phòng kinh doanhchuyển sang, phòng kỹ thuật tiến hành thiết kế bản vẽ công trình và chuyển sangphòng kế toán để làm báo giá công trình cho khách hàng

(4) – Sau khi nhận bản thiết kế từ phòng kỹ thuật, phòng kế toán sẽ làmbáo giá công trình và chuyển cho khách hàng

(5) – Nếu khách hàng đồng ý với bản báo giá, phòng kế toán sẽ lên kếhoạch tổ chức mua vật tư để cho xưởng sản xuất tổ chức cho công nhân tiếnhành xây dựng công trình cho khách hàng

+ Đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm composite có quy trình sản xuấtnhư sau:

Nguyên vật liệu Phân xưởng 1 Bán thành phẩm

Kho Thành phẩm Phân xưởng 2

2.1.3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt được thểhiện như sau:

Trang 30

Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng kế toán

Giám đốc

Phòng Kỹ thuật

Trong đó:

Phòng kinh doanh: Thực hiện các chính sách kinh doanh, các chiến lược

marketing để tìm kiếm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho công ty, hỗ trợ

cùng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế

Phòng Hành chính: Tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên;

Phòng Kỹ thuật: Tổ chức thiết kế các đơn đặt hàng do phòng marketing chuyển

sang và giám sát quá trình thi công thực hiện các công trình

Phòng Kế toán: Hạch toán đúng chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các chỉ tiêu

sản xuất kinh doanh chính xác, kịp thời, thanh toán công nợ nhanh gọn

Xưởng sản xuất: Trực tiếp thực hiện, thi công các công trình hoặc sản xuất sản

phẩm

Nhìn chung với đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhờ sự lãnh đạo sángsuốt của Ban lãnh đạo đã giúp cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt

kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của mình, luôn hoàn thành

các nghĩa vụ và quyền lợi với Ngân sách Nhà nước, chăm lo đời sống cán bộ

công nhân viên

2.1.4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1 - Tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán tài chính của công ty gồm có 6 người trong đó:

01 Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành;

Xưởng sảnxuất

Trang 31

02 Kế toán tiền mặt kiêm kế toán tạm ứng, kế toán vay ngắn hạn cán bộtrong công ty;

03 Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán TSCĐ

04 Kế toán công nợ;

05 Kế toán phân xưởng sản xuất;

06 Kế toán thuế kiêm thủ quỹ

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty được thể hiện như sau:

Trong đó:

+ Kế toán trưởng: là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất phòng

kế toán Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán chi phí – giá thành, có

nhiệm vụ tổ chức, phân công công việc cho các nhân viên kế toán phù hợp với

năng lực và yêu cầu, theo dõi giám sát công việc của các kế toán viên, lập sổ

tổng hợp, báo cáo tài chính xác định kết quả kinh doanh của công ty, giải trình

các báo cáo kế toán với giám đốc

+ Kế toán tiền mặt kiêm kế toán tạm ứng, kế toán vay ngắn hạn cán bộ trong công ty: có nhiệm vụ cập nhật mọi phát sinh thu chi bằng tiền mặt, lập báo

cáo thống kê, lập bảng kê chi lãi hàng tháng, theo dõi tiền tạm ứng, tiền vay và

Kế toán công

nợ (công nợphải thu, công

nợ phải trả)

Kế toán phânxưởng sảnxuất

Kế toán thuếkiêm Thủ quỹ

Trang 32

+ Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán tài sản cố định: Theo dõi các

khoản tiền gửi tại các ngân hàng mà công ty mở tài khoản, lập và quản lý các sổchi tiết liên quan, thực hiện các giao dịch thanh toán, các khoản phát sinh quangân hàng, làm thủ tục mở thư tín dụng và thanh toán thư tín dụng sau khi đãkiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, thường xuyên đối chiếuvới sổ phụ của ngân hàng, kiểm tra các khoản nợ ngân sách để cho kế hoạch chitrả kịp thời và đúng hạn Theo dõi tình hình tăng, giảm của TSCĐ trong kỳ, lậpbảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng TSCĐ

+ Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán các khoản nợ

phải thu và phải trả của công ty

+ Kế toán phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm theo dõi mọi phát sinh

về sản phẩm sản xuất ra của phân xưởng, quản lý tiền lương, tài sản cố địnhcũng như các nguyên vật liệu của phân xưởng, xác định chính xác sản phẩmnhập kho và sảnn phẩm dở dang tạiphan xưởng, cuối tháng chuyển số liệu để tậphợp chi phí và tính giá thành

+ Kế toán thuế kiêm thủ quỹ: Lập bảng kê chi tiết thuế của hàng mua vào

và hàng bán ra, quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN Quản lý số tiền mặt thực

tế tại công ty, thu và chi tiền khi có các nghiệp vụ phát sinh như chi lương,thưởng, chi mua hàng- theo dõi tiền mặt trên sổ quỹ, cuối tháng đối chiếu với kếtoán tiền mặt

2.1.4.2 - Chế độ kế toán áp dụng

+ Về chứng từ kế toán: Công ty áp dụng chế độ chứng từ theo QĐ 48

năm 2006 của Bộ tài chính trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ bắt buộc nhưchứng từ lao động tiền lương, bán hàng, hàng tồn kho, tiền tệ, tài sản cố định.Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ mang tính chất hướng dẫn như giấy

đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán

+ Về phương pháp tính giá hàng xuất bán: Công ty tính giá hàng xuất

bán theo phương pháp giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (phương phápgiá bình quân trước khi xuất)

Trang 33

+ Về hệ thống tài khoản: Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được

ban hành theo quyết định 48 năm 2006 của Bộ tài chính Bên cạnh đó để phùhợp với yêu cầu, đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty còn mở thêm các tàikhoản chi tiết cấp 2, cấp 3

+ Về tổ chức hệ thống sổ sách: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký

chung để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức Nhật kýchung là hình thức ghi sổ đơn giản nhưng đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán vàquản lý của công ty

+ Về tổ chức hệ thống báo cáo: Công ty sử dụng 02 hệ thống báo cáo là

báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối

kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Tờ khai quyết toán thuế TNDN, Bảng cânđối tài khoản, Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo quản trị nhằm phục vụcho mục đích quản lý như Báo cáo giá thành, Báo cáo về chi phí lãi vay, Báocáo hàng tồn kho… được lập vào cuối tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo 4.1 phục vụ chocông tác kế toán của mình Đây là phần mềm phù hợp với đặc điểm hoạt độngcủa công ty, góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán,tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác của thông tin Kế toán viên chỉ việc cậpnhật các chứng từ hạch toán đầu vào của các phần hành liên quan, dữ liệu kếtoán sẽ được lưu giữ trên máy tính dưới dạng tệp dữ liệu và tự động kết xuấtthông tin theo nhu cầu của kế toán viên cũng như nhu cầu quản lý

Trình tự ghi sổ theo Hình thức Nhật ký chung như sau:

Trần Từ Điển Lớp Kế Toán Liên Thông

CHỨNG TỪ GỐC

SỔ, THẺ KẾTOÁN CHI TIẾTBẢNG TỔNG HỢP

Trang 34

Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Trong điều kiện kinh tế hiện nay do có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phátsinh trong tháng, yêu cầu kế toán phải xử lý một khối lượng thông tin kinh tế rấtlớn Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tại công ty được thực hiệnmột cách nhanh chóng, chính xác công ty đã áp dụng kế toán máy theo hình thứcNhật ký chung

Trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung

Trần Từ Điển Lớp Kế Toán Liên Thông

BẢNG CÂN ĐỐI

KẾ TOÁN

Trang 35

2.2 - Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing - Việt

2.2.1 - Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm và các phương thức bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing - Việt

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt chuyên sản xuất các loại sảnphẩm composite nên quá trình sản xuất diễn ra liên tục Sản phẩm làm theo đơnđặt hàng nên chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn, có nửa thành phẩm và không

có hoặc có rất ít sản phẩm hỏng Bên cạnh đó công ty còn tổ chức dàn dựng cácgian hàng triển lãm và xây dựng trang trí nội thất các công trình dân dụng.Vớiloại sản phẩm đặc biệt này thì sản phẩm phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật,không có nửa thành phẩm và sản phẩm hỏng

Hiện nay thị trường sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắcnhưng cũng bắt đầu mở rộng thị trường vào thị trường miền Trung, miền Nam

Trang 36

Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng lâu dài như: Công ty liên doanhTNHH KFC Việt Nam, Công ty TNHH BBQ Việt Nam, Công ty TNHH triểnlãm Kinh Kỳ.

Để quá trình tái sản xuất mở rộng được thực hiện nhanh chóng, đồng vốnđưa vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, mục tiêu quay vòng vốn nhanh nêncông ty đã chấp nhận các phương thức bán hàng phù hợp như: Phương thứcthanh toán bằng tiền mặt, hoặc séc và chuyển khoản Các phương thức thanhtoán trên đều đảm bảo cho đồng vốn của công ty được quay vòng nhanh

Các phương thức bán hàng mà công ty thường áp dụng:

+ Phương thức bán hàng trả tiền ngay: Công ty giao hàng cho khách hàngđồng thời khách hàng thanh toán ngay cho công ty tương ứng với số hàng đãmua bằng tiền mặt hoặc bằng séc

+ Phương thức bán hàng trả chậm: Sau khi nhận hàng, khách hàng ký giấychấp nhận thanh toán trong thời gian thoả thuận Trong thời gian thoả thuậnkhách hàng sẽ thanh toán cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

2.2.2 - Công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing- Việt

Khâu bán hàng là khâu quyết định kết quả bán hàng của công ty Đây làkhâu quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời kỳnhất định (theo tháng, quý hoặc năm)

Chính vì lý do đó mà công ty rất chú trọng tới công tác bán hàng, gâylòng tin với khách hàng và giữ uy tín của công ty là phương châm, nguyên tắckinh doanh của công ty trong khâu bán hàng Công ty quản lý nghiệp vụ bánhàng cả về khối lượng hàng bán và giá bán sản phẩm hàng hoá

+ Quản lý về khối lượng sản phẩm xuất bán: Khi xuất bán sản phẩm

hàng hoá, kế toán phân xưởng có trách nhiệm viết phiếu xuất kho và hạch toánchi tiết từng loại, sau đó chuyển 1 liên của phiếu xuất kho qua cho phòng kinhdoanh Qua đó phòng kinh doanh nắm được tình hình biến động của từng loại,từng thứ thành phẩm cũng như biến động về tổng thể và biết được loại sản phẩm

Trang 37

nào tiêu thụ nhanh, loại sản phẩm nào tiêu thụ chậm, công trình nào hoàn thànhđúng kế hoạch, công trình nào chưa hoàn thành đúng kế hoạch để từ đó lập kếhoạch tiêu thụ sản phẩm cho kỳ sau.

+ Quản lý về mặt giá cả: Khi nói tới giá cả biến động thì người ta thường

nghĩ ngay tới quan hệ cung cầu Song không phải hoàn toàn như vậy, sự biếnđộng của giá cả còn do yếu tố chủ quan về giá doanh nghiệp, giá thành của sảnphẩm là căn cứ xác định giá bán sản phẩm Để quản lý giá bán công ty phải quản

lý chặt chẽ giá thành, thường xuyên nghiên cứu biến động giá cả thị trường củanguyên vật liệu đầu vào để điều chỉnh giá bán kịp thời

+ Quản lý về mặt chất lượng: Trước khi nhập – xuất kho các sản phẩm

composite từ xưởng sản xuất, công ty đã tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt, do đósản phẩm của công ty có chất lượng cao, không có sản phẩm hỏng

Đối với các công trình xây dựng, các gian hàng triển lãm, trước khi bàngiao cho khách hàng, phòng kỹ thuật của công ty tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt

về các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi công trình.Với quá trình kiểm tra nghiêmngặt của phòng kỹ thuật nên các gian hàng triển lãm, các công trình xây dựngcủa công ty được khách hàng đánh giá rất cao về mặt mỹ thuật, kỹ thuật và chấtlượng của công trình

Nói chung việc quản lý lượng hàng hoá bán ra và lượng hàng hoá tồn khocủa công ty được thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ thông qua việc phản ánhtrên TK 155 – Thành phẩm và Bảng tổng hợp tình hình nhập – xuất – tồn khothành phẩm

Trang 39

2.2.3 - Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công

ty cổ phần xuất nhập khẩu Sing – Việt

Với đặc điểm tình hình riêng có của công ty: sản phẩm của công ty baogồm cả các sản phẩm composite và các công trình xây dựng Đối với các côngtrình xây dựng thời gian thi công thường dài, việc xác định doanh thu trong mộtthời gian ngắn là khó khăn; còn việc sản xuất các sản phẩm composite diễn rathường xuyên, liên tục, việc xác định doanh thu của các mặt hàng này là dễ dànghơn Do vậy trong điều kiện thời gian thực tập tại công ty không dài nên trong

Trang 40

chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chú trọng đến việc xác định doanh thucủa khâu sản xuất sản phẩm composite.

2.2.3.1- Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được theo dõi trên tài khoản 511- Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu bán hàng thu tiền ngay theo phương thức bán hàng trực tiếp:Theo phương thức này khách hàng trả tiền mặt ngay sau khi nhận đủ hàng Khi

đó kế toán phản ánh doanh thu và ghi số thẽo dõi thanh toán khoản phải thu củakhách hàng Phương thức bán hàng này thường được công ty áp dụng khi báncác sản phẩm composite

+ Doanh thu bán hàng phát sinh theo phương thức bán hàng trả chậm:Khách hàng chưa thanh toán tiền ngay mà chỉ ký xác nhận thanh toán Khi đódoanh thu bán hàng được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 131 –Phải thu của khách hàng Cuối tháng kế toán tổng hợp doanh thu để xác định kếtquả bán hàng

Trước tiên, căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Công ty vớikhách hàng để xây dựng 1 công trình, kế toán sẽ lập hoá đơn GTGT cho từngđợt thanh toán theo hợp đồng; hoặc căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng kếtoán sẽ lập hoá đơn GTGT

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thủy (Năm 2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính Khác
2. Th.S Hà Thị Ngọc Hà; CN Vũ Đức Chính (Năm 2001), 162 sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Khác
3. Các sổ sách Kế toán, Hóa đơn chứng từ, các Báo cáo Tài chính, Điều lệ của Công ty cổ phần phát triển Thái Bình Dương xanh (Tháng 9/2013) Khác
5. TS. Võ Văn Nhị (Năm 2009), Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp theo chế độ kế toán mới hiện hành, Nhà xuất bản tài chính Khác
6. TS. Võ Văn Nhị (Năm 2002), Hướng dẫn hạch toán kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Khác
7. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp – Quyển 1: Hệ thống tài khoản (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Khác
8. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp – Quyển 2: Báo cáo Tài chính, Chứng từ, Ghi sổ Kế toán và Sơ đồ Kế toán (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w