Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
354,09 KB
Nội dung
[Type text] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐẶNG THỊ DIỄM TRANG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân Hàng Mã số: CH231033 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS CAO THỊ Ý NHI TP Hà Nội năm 2016 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 9 4T 6 11 1 Tính cấp thiết của đề tài 9 46T 2 Mục tiêu nghiên cứu 9 46 T 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 46 T 4 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….10 46T 5 Cấu trúc của luận văn …………… …………………………………………10 10 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2 46T CT CHƯƠNG 1 11 46T NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 46T 4 1 1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM………… ………… 6T T 6 ….6 1.1.1 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng… 7 1.1.2 Phân lọai cho vay tiêu dùng…………………………………………………….9 1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích cho vay………………………………………… 1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hòan trả…………………………………… 1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức vay……………………………………………… 1.1.3 Lợi ích và rủi ro trong cho vay tiêu dùng 1.1.3.1 Lợi ích của cho vay tiêu dùng 1.1.3.2 Rủi ro của cho vay tiêu dùng 4 1 2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM …………………….…… 13 6T T4 6 1.2.1 Quan niệm mở rộng CVTD…………………………………………………….13 1.2.2 Sự cần thiết của việc mở rộng CVTD………………………………………….14 1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng CVTD của NHTM……………………….18 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan 1.2.4.2 Nhân tố khách quan 1.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của ACB và Vietinbank 1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của ACB 1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của Vietinbank 1.3.2 Bài học cho NHTM Việt nam nói chung và BIDV nói riêng………30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:………………………………………………………………… 33 CHƯƠNG 2:…………………………………………………………………………………34 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÀI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP…………………………….34 2.1 GIỚI THIỆC CHUNG VỀ BIDV ĐỒNG THÁP……………………………………34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………….34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ……………………………………………………………… 34 2.1.3 Khái quát tình hình họat động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp giai đọan 20132015…………………………………………………………… ………………………….36 2.2 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CVTD TẠI BIDV ĐỒNG THÁP…………………44 2.2.1 Khái quát chung tình hình CVTD tại tỉnh Đồng Tháp……………………… 44 2.2.2 Thực trạng mở rộng CVTD tại BIDV Đồng Tháp giai đọan 2013-2015…… 45 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG CVTD TẠI BIDV ĐỒNG THÁP……………………………………………………………………………………….62 2.3.1 Những kết quả đạt được……………………………………………………….62 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong họat động CVTD tại BIDV Đồng Tháp……………………………………………………………………………………… 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………71 CHƯƠNG 3……………………………………………………………………………… 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV ĐỒNG THÁP………………………………………………………………………………………72 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA BIDV ĐỒNG THÁP TRONG CVTD 72 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CVTD TẠI BIDV ĐỒNG THÁP……….…….73 3.2.1 Hòan thiện quy trình CVTD ……………………………….…………………73 3.2.2 Hòan thiện danh mục sản phẩm CVTD………………………………………74 3.2.3 Đa dạng hóa phương thức CVTD…………………………………………….75 3.2.4 Tăng cường họat động marketing…………………………………………….75 3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng……79 3.2.6 Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh…………………………81 3.2.7 Tăng cường công tác huy động vốn………………………………………….81 3.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………………………… 83 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 84 3.3.1 Kiến nghị đối với BIDV HSC……………………………………………… 85 3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan….….85 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Bản luận văn: “MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP” là đề tài nghiên cứu của bản thân, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, Giảng viên Trừờng Đại học kinh tế Quốc Dân đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại lớp cao học được tổ chức tại Đồng Tháp khoá 2014-2016 Xin chân thành cảm ơn Cô - TS Cao Thị Ý Nhi người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Đồng Tháp và các bạn đồng nghiệp tại chi nhánh BIDV Đồng Tháp đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi hoàn thành luận văn này DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu AGR Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV ĐỒNG THÁP Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp CBCNV Cán bộ công nhân viên CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng CIC Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước VN CVTD Cho vay tiêu dùng DPRR Dự phòng rủi ro EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam HSC Hội sở chính KHCN Khách hàng cá nhân KHTC Khách hàng tổ chức NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NTB Nam trung bộ PGD Phòng giao dịch Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Kỹ Thương TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo USD đô la Mỹ VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Viettinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VND Việt Nam đồng WTO KKH Tổ chức thương mại Thế giới Không kỳ hạn GTCG Giấy tờ có giá DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng biểu Trang 2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 – 2015 37 2.2 Tình hình cho vay giai đoạn 2013 – 2015 41 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 43 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Dư nợ CVTD của BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2013 – 2015 Số lượng và số lượt khách giao dịch về sản phẩm CVTD tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2013 – 2015 Tình hình CVTD theo sản phẩm trong giai đoạn 2013 – 2015 Tình hình mở rộng thị phần CVTD trong giai đoạn 2013 – 2015 Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD Tình hình nợ xấu trong CVTD tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2013 – 2015 47 50 52 55 59 61 CÁC DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên bảng Trang 1.1 Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp 12 1.2 Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 13 2.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Đồng Tháp 35 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng biểu đồ 2.1 2.2 2.3 2.4 Dư nợ CVTD của BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2013 – 2015 Dư nợ CVTD và tổng dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2013 – 2015 Cơ cấu CVTD theo sản phẩm tại BIDV Đồng Tháp năm 2015 Thị phần CVTD của các NHTM tại tỉnh Đồng Tháp năm 2015 Trang 48 48 52 56 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng năng động, cạnh tranh, tạo ra nhiều thu nhập, nhiều công ăn việc làm cho xã hội, đời sống con người ngày càng phát triển, dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu với mức độ cao cấp hơn như là: nhà ở tiện nghi, thiết bị hiện đại để phục vụ sinh hoạt và giải trí, phương tiện giao thông, du học, du lịch,… Do đó, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm gia tăng vốn tín dụng và đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ loại hình cho vay này Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong tổng thể quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chuyển đổi cơ cấu dư nợ từ cho vay khách hàng doanh nghiệp sang hướng cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt là bắt đầu chú trọng tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng vì nó sẽ làm cho BIDV đa dạng khách hàng, phân tán rủi ro, hơn nữa còn có thể phát triển được nhiều sản phẩm, dịch vụ kèm theo và mang lại những khoản lợi nhuận lớn Mặc dù thời gian qua BIDV cũng đã có sự tăng trưởng về dư nợ tín dụng tiêu dùng, nhưng cũng chỉ đạt được ở mức khoảng 7% trên tổng dư nợ cho vay, hơn nữa với một quốc gia đang phát triển và có dân số trên 87 triệu người như Việt Nam thì việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV như hiện nay là chưa tương xứng với quy mô thị trường và chưa khai thác được hết hiệu quả của lĩnh vực đầy tiềm năng này Vì vậy, tôi đã chọn BIDV để nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Tháp” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cũng như để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng một cách phù hợp và khoa học nhất, khai thác tối đa tiềm năng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại BIDV 2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng và mở rộng CVTD của NHTM - Khảo sát thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp trong giai đoạn 2013 – 2015 - Đề xuất một số giải pháp mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về mở rộng CVTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp trong giai đoạn 2013 – 2015 4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn kết hợp phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp để làm phương pháp nghiên cứu cho luận văn này 5 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp Chương 1 giao dịch của chi nhánh phải được trang hoàng, bài trí gọn gàng, đầy đủ tiện nghi như: sách, báo, tivi, nước uống,… để tạo cho khách hàng có cảm giác thoải mái, thân thiện khi giao dịch, giúp nâng cao hình ảnh BIDV trong khách hàng, đặc biệt là phải trang bị khung bảng quảng cáo, tờ rơi, cẩm nang, thông điệp trên tivi, bảng điện tử,… về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, để kích thích thị hiếu khách hàng và cung cấp đầy đủ hơn các thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhằm vừa giúp khách hàng hiểu rõ về tiện ích và lợi ích của sản phẩm, vừa giúp ngân hàng có thể cung cấp tối đa các sản phẩm đến khách hàng 3.2.1.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Con người là nhân tố quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Vì vậy yêu cầu sống còn của mọi ngân hàng là phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện hữu và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao để kế thừa trong tương lai nhằm luôn luôn đổi mới và phát triển BIDV cũng đã tập trung quan tâm yếu tố con người, coi nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng nhất để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp đạo tạo, tập huấn nghiệp vụ, các khóa triển khai sản phẩm dịch vụ cho cán bộ các bộ phận quan hệ khách hàng và lãnh đạo chi nhánh, tổ chức các chương trình đào tạo, học tập ở nước ngoài cho cán bộ quản lý tại Hội sở chính Riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa do tính chất đặc thù của lĩnh vực này là: Khối lượng giao dịch và số lượng khách hàng rất lớn, phát sinh thường xuyên; Các ngân hàng thương mại không ngừng cạnh tranh khi liên tục đổi mới phong cách giao dịch, thường xuyên tạo ra các sản phẩm mới ngày càng tiện ích và công tác chăm sóc khách hàng ngày càng hoàn thiện; Sự so sánh và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng đối với sản phẩm Do đó, để có thể phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng mạnh mẽ và vượt trội so với các ngân hàng thương mại khác thì BIDV cần phải ngày càng nâng cao chất lượng cán bộ để có thể đáp ứng được tính đặc thù của lĩnh vực cho vay tiêu dùng Đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo theo nhiều hình thức: trực tuyến, tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước kết hợp với nước ngoài Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển, sắp xếp, tuyển dụng mới cán bộ để bố trí công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ, nhằm tăng trưởng đột phá và đạt hiệu quả tốt nhất đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới Đối với đội ngũ cán bộ quản lý là Ban lãnh đạo chi nhánh và các Ban có liên quan tại Hội sở chính cần tổ chức các chương trình đào tạo hiện đại do các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ngân hàng giảng dạy, hoặc tổ chức học tập kết hợp tham quan mô hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các nước có hệ thống ngân hàng phát triển để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý điều hành, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng quy trình, chính sách, nâng cao khả năng nắm bắt thị trường, khả năng phát triển sản phẩm nhằm chỉ đạo, điều hành và thực hiện tốt các định hướng, giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng một cách bền vững, đột phá Đối với lực lượng cán bộ tác nghiệp phải thường xuyên đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho từng cán bộ để mỗi nhân viên trở thành một kênh bán hàng chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện Tăng cường nhận thức của bán bộ về tầm quan trọng của công tác phát triển cho vay tiêu dùng, quán triệt các nguyên tắc giao dịch với khách hàng, phải biết xác định thứ tự ưu tiên trong phục vụ khách hàng (quan trọng, thân thiết, phổ thông), đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng đến từng cán bộ bán hàng và cải thiện khả năng tiếp thị, bán chéo sản phẩm dịch vụ của cán bộ Đồng thời, thành lập các trung tâm đánh giá khách hàng trực tuyến để hỗ trợ chi nhánh trong công tác thẩm định khách hàng, đảm bảo xử lý nhanh, chính xác, an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng Bên cạnh đó, cần động viên cán bộ nhằm nâng cao nhận thức cống hiến thời gian, sức lực, trí tuệ, sáng tạo cho công tác phát triển cho vay tiêu dùng Quán triệt đến cán bộ tác phong xử lý công việc phải nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo, thân thiện, hòa nhã; Phải biết thường xuyên quan tâm, chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp; Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, tư vấn khách hàng và xử lý các nhu cầu của khách một cách tối ưu nhất Tiếp tục hoàn thiện và triển khai chính sách về tuyển dụng, đào tạo, chính sách động lực để khuyến khích, động viên đối với cán bộ hiện nay và thu hút nguồn lao động có chất lượng từ bên ngoài vào BIDV, đặc biệt là các chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng 3.2.1.9 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng hiện nay ngày càng phát triển, riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì có thể nhận định yếu tố công nghệ là không thể thiếu Vì vậy để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cần phải phát triển công nghệ để làm nền tảng cho phát triển, cung ứng nhiều sản phẩm hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và nâng cao khả năng quản lý của ngân hàng đối hoạt động cho vay tiêu dùng Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ là nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật như: Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý, điều hành và phát triển sản phẩm; Xây dựng hệ thống kết nối liên chi nhánh, kết nối với các thiết bị giao dịch tự động, các hệ thống thông tin liên quan đến khách hàng, sản phẩm, giao dịch của khách hàng và đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho ngân hàng và khách hàng Vì vậy cần tiếp tục đầu tư công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới theo hướng chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ, tự động hoá các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ưu tiên tập trung triển khai, phát triển các chương trình, hệ thống nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh trong hoạt động cho vay tiêu dùng như: Hệ thống ngân hàng điện tử, Internetbanking, Mobilebanking, Contact center (trung tâm hỗ trợ, tư vấn và xử lý nhu cầu khách hàng), thanh toán hóa đơn, dịch vụ BSMS, các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân trên nền tảng hệ thống SIBS (Silverlake integrate banking system - Hệ thống ngân hàng tích hợp Silverlake),… Đồng thời trang bị hệ thống công nghệ phục vụ quản lý, điều hành như: Hệ thống phân loại, định hạng khách hàng, hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng để phân tích, cảnh báo và kiểm soát rủi ro, hệ thống thông tin hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng, Phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tốt cho hoạt động quản trị bao gồm các công cụ, tiện ích và các quy trình để hỗ trợ thực hiện giao dịch nhằm tối ưu chi phí vận hành và nâng cao năng suất lao động của cán bộ Đặc biệt là phải phát triển công nghệ thông tin an toàn, bảo mật, đảm bảo kinh doanh liên tục, ổn định, đáp ứng và hỗ trợ yêu cầu tăng trưởng khách hàng, phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro, quản trị khoản vay để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng - Nhận diện, kiểm soát và quản lý rủi ro trong tất cả hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, vì khi phát sinh rủi ro không chỉ gây thất thoát vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng Kiểm soát và hạn chế được tối đa rủi ro cũng đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vì vậy việc tăng cao năng lực, phương pháp để nhận diện, kiểm soát và quản lý rủi ro cho cán bộ ngân hàng là hết sức cần thiết - Riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, mức độ rủi ro xảy ra không lớn do tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ không cao, dư nợ từng khoản vay không lớn, nhưng khả năng xảy ra rủi ro là rất cao do số lượng khách hàng và số lượng khoản vay nhiều; Do vậy việc nhận diện, kiểm soát và quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng càng khó khăn, phức tạp hơn Một số giải pháp để có thể hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng cần quan tâm thực hiện là: + Xây dựng và chuẩn hoá các quy chế, quy định trong quản lý và kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo tách bạch giữa chức năng kinh doanh và chức năng quản lý rủi ro nhằm chuyên môn hoá công tác quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào khai thác thông tin phục vụ quản lý, điều hành hoạt động cho vay tiêu dùng; Xây dựng hệ thống phân loại, định hạng khách hàng, hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng để phân tích, cảnh báo và kiểm soát rủi ro trước khi cho vay; Xây dựng các chương trình, phần mềm lưu trữ thông tin từng khoản vay, tình trạng tài sản bảo đảm, thông báo tình trạng nợ đến hạn để bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân và quản trị tín dụng theo dõi, quản lý khoản vay, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, kịp thời + Ngoài quy trình, công nghệ thì giải pháp quan trọng hàng đầu là yếu tố con người, do vậy cần phải thường xuyên đào tạo nâng cao ý thức đạo đức kinh doanh, trình độ chuyên môn cho cán bộ, khả năng nhận diện, phòng ngừa và xử lý các yếu tố rủi ro Đồng thời, thường xuyên quán triệt cán bộ nhận thức sâu sắc công tác phát triển tín dụng tiêu dùng là nhiệm vụ hàng đầu và phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ để yên tâm cống hiến thời gian, sức lực, trí tuệ cho BIDV, đặc biệt là phải có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo cán bộ có thu nhập cao để tránh tình trạng quan liêu, tiêu cực, sách nhiễu khách hàng, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của BIDV nói chung + Ưu tiên, tập trung cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay đối với khách hàng uy tín đã có quan hệ tín dụng, các khách hàng quan trọng có tài chính mạnh; Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có hồ sơ tài liệu chứng minh mục đích mua sản phẩm tiêu dùng của những nhà cung cấp có quan hệ với BIDV hoặc có các chứng từ mua như hợp đồng mua nhà, hợp đồng mua xe, mà khách hàng đã thanh toán một phần; Riêng đối với nhóm sản phẩm tín chấp như cho vay tiêu dùng CBCNV, thấu chi, thẻ tín dụng, phải đảm bảo khách hàng có tài chính ổn định, nguồn thu nhập đủ để trả nợ và ngân hàng phải kiểm soát được nguồn thu nhập, ưu tiên cho vay đối với CBCNV của các tổ chức kinh tế có quan hệ tại BIDV, có tình hình tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả, hoặc các đơn vị hành chính thuộc các ban ngành có số lượng lớn CBCNV và thu nhập tốt như Giáo dục, Y tế, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Công an, Quân đội, + Phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay dựa trên nguyên tắc khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc, lãi vay dúng thời hạn Trước khi quyết định cho vay, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải đánh giá đảm bảo khách hàng có năng lực pháp luật, có khả năng tài chính để trả nợ vay và tài sản khả mại đảm bảo đủ nợ vay, trong trường hợp cho vay tín chấp thì ngân hàng phải quản lý được nguồn thu của khách hàng, trả lương qua tài khoản tại ngân hàng, mua bảo hiểm và ủy quyền thụ hưởng cho BIDV để đảm bảo nguồn thu hồi nợ + Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phân tích, theo dõi về hoạt động kinh doanh, công việc, nguồn thu nhập của khách hàng để có giải pháp xử lý kịp thời khi nguồn trả nợ của khách hàng thiếu đảm bảo Đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thanh toán khi nợ đến hạn Định kỳ 6 – 12 tháng phải kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo để kịp thời ứng xử phù hợp trong trường hợp tài sản hư hỏng, mất mát, giảm giá trị, + Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, định kỳ kiểm tra, rà soát hồ sơ khách hàng nhằm đảm bảo cho vay đúng quy trình, quy định, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng và lưu trữ hồ sơ vay theo quy định để hạn chế tối đa rủi ro, nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, đồng thời phòng ngừa tổn thất khi có xảy ra rủi ro + Giải phải cuối cùng là phải trích lập đầy đủ, kịp thời quỹ dự phòng rủi ro theo quy định để có thể xử lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và lành mạnh tình hình tài chính của BIDV 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ - Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Vì vậy thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và loại hình cho vay tiêu dùng nói riêng - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc ngân hàng ngày càng cung ứng một lượng vốn lớn hơn cho thị trường, nhằm kích thích người dân tiêu dùng, mua sắm, từ đó dẫn đến hàng hóa được lưu thông và các nhà sản xuất cũng phát triển được hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Do đó, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cần phải có những định hướng, chỉ đạo quyết liệt hơn để hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại có thể tăng trưởng, nhằm góp phần lớn cho phát triển kinh tế của đất nước Một số kiến nghị đối với cấp Nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là: + Duy trì sự ổn định về chính sách pháp luật vì đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại + Cần sớm hoàn thiện và ban hành khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng; Tiếp tục phát huy vai trò điều tiết thị trường tiền tệ, tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; Mở rộng quy mô và tính linh hoạt cho hoạt động của ngân hàng, giảm mức khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng để tạo tín hiệu cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng; + Sớm nghiên cứu, ban hành luật và các văn bản dưới luật phù hợp với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các quy định đối với hoạt động cho vay tiêu dùng phải được công bố rộng rãi nhằm tạo sự công bằng, minh bạch giữa các ngân hàng và sự thỏa mãn cho người tiêu dùng + Đưa ra những chính sách phù hợp để cải thiện môi trường kinh tế xã hội, khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, cũng như bảo vệ người tiêu dùng Cần có những cơ chế, chính sách thỏa đáng cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để làm nền tảng cho việc phát triển hệ thống ngân hàng tự động + Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng để có cơ sở dữ liệu đầy đủ, hiệu quả và cập nhật kịp thời để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng, từ đó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác liên quan đến năng lực pháp lý, năng lực tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng vay, mức dư nợ, nhóm nợ của khách hàng tại các ngân hàng Thiết lập các hệ thống dữ liệu, báo cáo thống kê điện tử về cá nhân để hỗ trợ ngân hàng trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng + Ban hành các quy định về không dùng tiền mặt trong hoạt động thanh toán, toàn bộ thu nhập cá nhân phải thanh toán qua ngân hàng, tạo nền tảng để phát triển hệ thống ngân hàng tự động và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, các sản phẩm cho vay tiêu dùng kết hợp với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ + Có các cơ chế chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn, các gói giải pháp hỗ trợ cho các ngân hàng để có thể phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và các gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ tiêu dùng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó vừa giảm được lãi suất cho vay tiêu dùng, vừa giảm giá cả hàng hóa tiêu dùng, nhằm kích thích cá nhân đi vay để tiêu dùng và phát triển lĩnh vực cho vay tiêu dùng KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 nêu lên định hướng, chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng đến năm 2015 của BIDV Từ chiến lược cụ thể được đặt ra, tác giả đã đưa ra những giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời đại mới, quán triệt tư tưởng về thay đổi nhận thức từ lãnh đạo đến nhân viên, tạo ra sức mạnh tập thể để hoàn thành mục tiêu đề ra cũng như khai thác tiềm năng dồi giàu của thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam Đồng thời chương 3 còn nêu lên đề xuất kiến nghị đối với Nhà nước trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống khung pháp lý thống nhất, an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Hoàng Đức, PGS.TS Trần Huy Hoàng, PGS.TS Trầm Xuân Hương (2005), Tiền tệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chi Minh, Nhà xuất bản Thống kê [2] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Hoàng Đức, PGS.TS Trần Huy Hoàng, PGS.TS Trầm Xuân Hương (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chi Minh, Nhà xuất bản lao động [3] PGS.TS Trương Quang Thông (2013), "Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [4] Ngân hàng nhà nước (2000), Quy định số 284/1998/QĐ-NHNN về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, Hà Nội [5] Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng, Hà Nội [6] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội [7] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, Báo cáo tổng kết từ năm 2013 – 2015,Cao Lãnh [8] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (2013 – 2015), Báo cáo tình hình cho vay tiêu dùng từ năm 2013 – 2015, Nha Trang [9] Website Website của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt ( w ww.bidv.com.vn) 4U 6T 1TT6 U 4 Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn ) 1 T Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (www.vnba.gov.vn ) 1T Nam