Kết cấu của đề tài Chương I/ Tổng quan về cho vay tiêu dùng của NHTM Chương II/ Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô Chươn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, năng suất sản xuất cao đãtạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đời sống của người dân ngày càngnâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần Ngoài nhữngnhu cầu thiết yếu như ở, ăn, mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như nhàđẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, du học nước ngoài…Tuy nhiên, với mức thunhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhucầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền, dẫn đến nhu cầu vaymượn để tiêu dùng tăng lên Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối vớicác NHTM ngày càng có tính cạnh tranh cao, đây là một hướng đi không mới ở cácnước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam bởi người dân nước ta vẫn cóthói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục vụ cho các doanh nghiệp, là mộtkênh đầu tư tiền nhàn rỗi Cho nên, thị trường cho vay tiêu dùng còn khá sơ khai vàchưa được nhiều ngân hàng khai thác
Xuất phát từ thực tiễn đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Đông Đô đã bước đầu triển khai loại hình cho vay tiêu dùng đối với kháchhàng cá nhân và hộ gia đình, tuy nhiên phạm vi cho vay tiêu dùng còn hẹp, chưađáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và làm giảm khả năng cạnh tranh với
các ngân hàng bạn Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô ” làm
đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại
Phạm vi nghiên cứu là mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô trong thời gian từ năm 2009- 2011
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng Trên cơ sở đó phântích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam chi nhánh Đông Đô Đánh giá những kết quả, những tồn tại và tìm
Trang 2ra nguyên nhân của những tồn tại đó Đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm mởrộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánhĐông Đô
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề thực tập bao gồm: phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp duy vật lịch sử, tổnghợp, phương pháp so sánh kết hợp với bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá
5 Kết cấu của đề tài
Chương I/ Tổng quan về cho vay tiêu dùng của NHTM
Chương II/ Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
Chương III/ Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
Mong rằng, một số lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động cho vay tiêudùng trong bài viết có thể phần nào giúp cho các Ngân hàng thương mại mở rộnghơn nữa lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đồng thời giúp cho người tiêu dùng có thể hìnhdung một cách tổng quát về nghiệp vụ này của Ngân hàng thương mại và có hướng
sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ cho cuộc sống của mình
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫnnhiệt tình của thầy giáo Th.S Đặng Ngọc Biên cùng với sự chỉ bảo tận tình của cácanh chị trong phòng Quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam chi nhánh Đông Đô đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Trang 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại, ở các nước cónền tài chính tự do hoá thì Ngân hàng thương mại được quan niệm là một doanhnghiệp đặc biệt tiến hành hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục tiêuchủ yếu là lợi nhuận Còn ở một số nước khác lại cho rằng Ngân hàng thương mại
là một tổ chức hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi dựa trên nguyêntắc hoàn trả, cho vay, chiết khấu
Luật tổ chức tín dụng do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 16/06/2010, Điều 4 có viết: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệpthực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng baogồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín
doanh nào trong nền kinh tế ” [1]
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế.
- Hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: nghiệp vụ nợ (huy độngvốn), nghiệp vụ có (cung cấp tín dụng) và nghiệp vụ trung gian( dịch vụ thanh toán,đại lý, tư vấn ) Ba loại nghiệp vụ trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúngthúc đẩy nhau cùng phát triển để từ đó tạo nên uy tín cho Ngân hàng
Trang 4- Từ hình thức đầu tiên là Ngân hàng thợ vàng ở thế kỷ 15, đến nay Ngân hàngthương mại đã trở thành Ngân hàng hiện đại với các chức năng và dịch vụ đa dạng,
và được coi là bách hoá tài chính
- Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới các hình thức:
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngânhàng thương mại 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng thương mại liên doanh, Ngânhàng thương mại tư nhân
+ Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ, trong đó Ngân hàng bán buôn làNgân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho các Ngân hàng, các công ty tài chính,Nhà nước, các doanh nghiệp lớn Còn Ngân hàng bán lẻ là Ngân hàng chủ yếu cungcấp các dịch vụ trực tiếp cho hộ gia đình, các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ - vớicác khoản tín dụng nhỏ Với xu thế phát triển hiện nay, rất ít Ngân hàng chỉ có bánbuôn hoặc chỉ có bán lẻ mà chủ yếu là kết hợp cả hai
1.1.1.2 Hoạt động của NHTM
- Hoạt động huy động vốn
Các Ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế
để duy trì hoạt động và phát triền cần vốn Riêng đối với NHTM, vốn lại càng lànhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn tiền gửi, vốn tiền vay, vốn chủ sử hữu vàvốn uỷ thác đầu tư Để thực hiện hoạt động này Ngân hàng nhận tiền gửi, phát hànhcác giấy nợ hoặc cổ phiếu với cam kết sẽ hoàn trả khách hàng đúng hẹn kèm theomột khoản tiền gọi là tiền lãi Việc huy động được càng nhiều vốn, sẽ càng tạo điềukiện cho Ngân hàng mở rộng kinh doanh do đó các Ngân hàng luôn tìm kiếm cácnguồn vốn với chi phí thấp và ổn định,đa dạng hoá các hình thức và lãi suất tiềngửi, giấy nợ nhằm thu hút được nhiều vốn trong nền kinh tế Các NHTM thực hiệnkinh doanh loại “hàng hóa đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốnngắn hạn), thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn)
Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo quy định của pháp luật, các ngân hàngphải thường xuyên tìm mọi biện pháp tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt độngkinh doanh Ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn sau :
Trang 5● Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác.
Đây là nguồn tài chính chủ yếu dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư củangân hàng đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng Tiền gửi là nguồnvốn huy động quan trọng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngânhàng Để có được nguồn tiền gửi lớn và chất lượng đòi hỏi các ngân hàng phảikhông ngừng đưa ra các sản phẩm mới, đa dạng để thu hút khách hàng như: tiền gửithanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước,trả lãi sau hay trả lãi định kỳ…
● Nguồn tiền vay.
Các NHTM có thể huy động nguồn tiền vay bằng cách vay Ngân hàng nhànước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn…
Trong cơ cấu vốn của các NHTM thì nguồn tiền vay thường chiếm tỷ trọngthấp hơn nguồn tiền gửi Các khoản đi vay thường có thời hạn và quy mô xác địnhnên tạo thành nguồn tiền ổn định cho ngân hàng
tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
- Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tưhoặc cấp tín dụng Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản củaNgân hàng và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Bên cạnh hoạtđộng tín dụng Ngân hàng cũng mở rộng danh mục tài sản bằng cách đầu tư vào cácgiấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty Các hoạt động đầu tư và
Trang 6tín dụng mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại chứa đựng nhiều rủi
ro nên các Ngân hàng thường rất thận trọng khi thực hiện hoạt động này
+ Hoạt động ngân quỹ
Hoạt động này phản ánh các khoản dự trữ của ngân hàng nhằm đảm bảo antoàn trong thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHNN đề ra Domột trong những chức năng của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả Khoản dự trữ này do NHNN quy định theo một tỷ lệnhất định trên tổng tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ ,nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Những khoản này bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, các chứngkhoán có tính thanh khoản cao…
+ Hoạt động tín dụng
Đây là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các NHTM, là nghiệp vụ trong đó:Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng để KH sử dụng một khoản tiền nhất định vàomục đích và thời gian thỏa thuận nhất định với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
+ Hoạt động đầu tư
Đầu tư là hình thức bỏ vốn nhằm thực hiện và thu được một kết quả nhất định
về KT-XH Đầu tư của ngân hàng có thể được phân chia thành 2 nhóm lớn: đầu tưtài chính và đầu tư trực tiếp
Đầu tư tài chính: các NHTM dùng vốn của mình để mua các loại chứng khoánkhác nhau có độ rủi ro thấp, năng lực thị trường cao Hoạt động này mang lại thunhập cho ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản, các Ngân hàng thương mại cóthể mua chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ, nó vừa tăng thu nhập cho ngânhàng, vừa góp phần cân bằng thu chi ngân sách thường xuyên NHTM còn đượcphép mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp tham gia vào việc thành lập,quản lý các doanh nghiệp Tuy nhiên Ngân hàng thương mại chỉ được đầu tư chứngkhoán có giới hạn không được để hoạt động này lấn át hoạt động cho vay
Đầu tư trực tiếp: là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp quản lý và sửdụng phần vốn của mình, để tạo ra lợi nhuận Các hình thức đầu tư này có thể là hùnvốn để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác hay mua cổ phần của cáccông ty, đơn vị kinh tế… Hiệu quả hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại thể
Trang 7hiện ở tỷ lệ sinh lời của các khoản đầu tư, sự tăng giá các chứng khoán và sự antoàn của các khoản đầu tư đó.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính, và hoạt động khác
Đây là hoạt động của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thôngqua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng Nền kinh tế càng pháttriển thì dịch vụ này càng mở rộng, có thể kể các hoạt động ra ở đây như là hoạtđộng bảo quản vật có giá, cung cấp các khoản giao dịch, thực hiện thanh toán, quản
lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn,cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn,cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán,bảo hiểm, dịch vụ đại lý Các hoạt động này mang lại nguồn thu nhập cho Ngânhàng thông qua viêc thu phí và chứa đựng ít rủi ro Do vậy các NH hiện đại ngàynay đang mở rộng hoạt động dịch vụ này nhằm tăng nguồn thu giảm bớt rủi ro
1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Cho vay là hoạt động mang tính truyền thống và là chức năng kinh tế hàng đầucủa các Ngân hàng giúp Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiết kiệm thành đầu tư.Ngân hàng thương mại có thể cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứngnhu cầu vốn cho sản suất kinh doanh, đời sống và cũng có thể cho các tổ chức, cánhân vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản suất kinhdoanh
Nhiều người vẫn đồng nghĩa hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng củaNgân hàng là một nhưng thực ra không phải vậy Tín dụng rộng hơn cho vay nó baogồm cho vay và các hoạt động khác như chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài
chính Có thể hiểu rằng: Cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh
toán.[1]
Đối với hầu hết các Ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổngtài sản và tạo ra từ 1/2 đến 1/3 thu nhập của Ngân hàng Đồng thời, rủi ro trong các
Trang 8hoạt động Ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay Vậythực ra Ngân hàng đã thực hiện những khoản cho vay nào?
1.1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để Ngân hàng phân loại cho vay như: theođối tượng cho vay, theo thời gian, theo tài sản đảm bảo, theo phương thức cho vay,
theo nguồn cho vay Cụ thể như: [1]
- Theo đối tượng tham gia vào quy trình cho vay:
+ Cho vay trực tiếp: là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho Ngân hàng
+ Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay qua các tổ chức trung gian Tổ chức
trung gian ở đây có thể là các tổ,hội, đội nhóm như nhóm sản suất, hội nông dân,hội phụ nữ hoặc các công ty bán lẻ Đối với các công ty bán lẻ, Ngân hàng sẽ mualại các khế ước hoặc các chứng từ nợ phát sinh, còn trong thời hạn thanh toán
- Theo mức độ tín nhiệm khách hàng:
+ Cho vay có bảo đảm: là loại hình cấp tín dụng dựa trên các bảo đảm như
thế chấp hay cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba Đối với các kháchhàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, nên khi vay vốn đòi hỏi phải có đảmbảo Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm nguồn thu thứ hai, bổxung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn
+ Cho vay không có đảm bảo: là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp.
cầm cố hoặc sự đảm bảo của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh,
có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tíndụng dựa vào uy tín bản thân khách hàng, mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai
bổ sung
- Theo mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay nhằm mục đích sản suất kinh doanh: Ngân hàng cho các tổ chức,
doanh nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự ánđầu tư, các phương án sản suất
Trang 9+ Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng cho các cá nhân hay hộ gia đình vay để đáp
ứng nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vậnchuyển
Cho vay tiêu dùng là một trong những dịch vụ Ngân hàng mới phát triển gầnđây nhưng mà đã tỏ rõ được ưu thế của nó so với các khoản cho vay khác của Ngânhàng Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành xu hướng tất yếu để cácNgân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính
- Theo thời hạn tín dụng
+ Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân
+ Cho vay trung hạn: Có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm Tín dụng trung
hạn dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộngsản xuất…
+ Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20
– 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm Tín dụng dài hạn dùng để đáp ứng các nhu cầu dàihạn như xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy mô lớn
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Hoạt dộng cho vay tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng(người chovay) và các cá nhân, người tiêu dùng(người đi vay) nhằm tài trợ cho các phương ánphục vụ đời sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ khi người tiêu dùngchưa có khả năng thanh toán trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàn trả cả gốc lẫnlãi tại một thời điểm xác định trong tương lai
Nắm bắt được yêu cầu đó của xã hội, các ngân hàng thương mại nhanh chóng
triển khai cung cấp loại hình cho vay mới– cho vay tiêu dùng Ta có thể hiểu: “Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng
theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.”[5]
Trang 101.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng nằm trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng nênnhìn chung nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung Tuynhiên, song song với những đặc điểm chung đó, cho vay tiêu dùng còn có nhữngđặc điểm riêng:[5]
- Quy mô của từng món vay thường nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn
Các khách hàng thường tìm đến Ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùngthông thường có nhu cầu vay vốn không lớn,thậm chí còn khá nhỏ Điều này là dogiá của hàng hoá dịch vụ tiêu dùng không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng vay vốn đã
có được sự tích luỹ từ trước đối với các tài sản có trị lớn Chính điều này đã dẫn đếngiá trị món vay tiêu dùng thường rất nhỏ, phân tán nên chi phí quản lý cao Tuy vậy,trên thực tế tổng quy mô vay tiêu dùng của Ngân hàng lại rất lớn, đó là vì tuy mỗimón vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, nhưng do đây là nhu cầu vay vốn khá phổ biến,
đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên số lượng khách hàng tìmđến Ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến cho tổng quy mô vay tiêu dùng lại trở nênkhá lớn
- Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí cao
Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có chi phí cao nhấttrong danh mục cho vay của ngân hàng Xuất phát từ thực tế là các khoản vay tiêudùng có quy mô nhỏ, số lượng nhiều nên chi phí cho khoản vay như lập hồ sơ, thẩmđịnh là lớn và tất cả các quy trình này là không thể rút ngắn Mặt khác do kháchhàng đến vay vì mục đích tiêu dùng thường là cá nhân, thời gian vay không dài nêncông tác thu thập thông tin là khó khăn, không rõ ràng, khó đảm bảo tính chính xác
Vì vậy, việc ra quyết định cho vay cũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu nợgây tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến cho chi phí của các khoản vay này cao
là cho vay tiêu dùng chưa được đông đảo người dân biết đến, gần đây mới được cácngân hàng chú trọng nhiều hơn Cho nên, ngân hàng phải tiến hành các chươngtrình quảng cáo giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của ngân hàng Cáchoạt động này cũng góp phần làm cho chi phí của các khoản cho vay tiêu dùng tăngthêm
Trang 11- Lãi suất cho vay tiêu dùng còn khá cao so với lãi suất cho vay thương mại
Thông thường, các khoản cho vay tiêu dùng được định giá rất cao Lý do chínhđược đưa ra để lí giải cho việc áp dụng mức lãi suất cao với các khoản cho vay tiêudùng là các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất, rủi ro cao nhất trong danhmục cho vay của ngân hàng Hơn nữa, quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ,chi phí tổ chức cho vay cao cũng là một yếu tố làm lãi suất các khoản cho vay tiêudùng cao
- Nhu cầu đối với các khoản vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất
Khi vay tiền, người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền mà họ phải trảhàng tháng hơn là lãi suất(mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnhhưởng đến quy mô số tiền phải trả) Sở dĩ như vậy là vì khi có nhu cầu, người tiêudùng cân nhắc đến việc thu nhập của mình có thể trang trải được khoản vay haykhông? Nếu được họ sẽ vay tiền ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu của mình.Chính vì lý do đó mà khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
Thật vậy, số lượng các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào nhucầu tiêu dùng của dân cư, cầu có khả năng thanh toán của họ, do đó nó có tính nhạycảm theo chu kỳ Cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển - khi
mà người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hộiđầy lạc quan Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cánhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai và nhất là khi
họ thấy thu nhập của họ giảm xuống và xu hướng thất nghiệp ngày càng tăng thìviệc vay mượn Ngân hàng sẽ được hạn chế, đặc biệt là việc vay mượn dành cho chitiêu
- Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao
Loại hình cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro khá lớn, caohơn loại hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh dưới cả ba góc độ:
+ Thứ nhất: Luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ì, lừa đảo.
+ Thứ hai: Các rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp,
bệnh tật, tâm lý tiêu dùng của dân cư, mức độ ổn định xã hội
Trang 12+ Thứ ba: Các rủi ro chủ quan như là tình trạng công việc hay sức khoẻ của
khách hàng, diễn biến tâm lý của khách hàng ảnh hưởng đến tài chính, khả năngtrả nợ của cá nhân và hộ gia đình Hoặc là do sự ảnh hưởng của các tổ chức trunggian (đơn vị, tổ chức có cán bộ công nhân viên vay vốn, các đơn vị chủ quản ), đặcbiệt là hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm cũng mang lại rủi rorất nhiều đối với loại hình cho vay này
Tóm lại, khả năng trả nợ sẽ thay đổi nhanh chóng khi khách hàng thay đổiđiều kiện làm việc hoặc sức khoẻ, khả năng bù đắp từ các nguồn khác trong trườnghợp có rủi ro hầu như không có
1.2.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng.
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính là ngườitiêu dùng và đặc biệt là những người có thu nhập trung bình Nhờ những khoản chovay tiêu dùng, họ có thể mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãnnhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của
họ chưa cho phép
Trong thực tế, ta thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có
ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân và hộ gia đình Những nhucầu này không sớm thì muộn người tiêu dùng cũng phải thoả mãn Ví dụ như nhucầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt, mua sắmcác phương tiện như xe máy, ô tô, du lịch, học hành
Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu nhưng của cải thì được tích luỹ theo thờigian, do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn Vì vậy, mà làm nảy sinh sự thật
là người ta thường mua sắm nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt khi lớn tuổi Khi lợi íchcảm thụ được từ sự hưởng thụ đều có xu hướng giảm xuống Và do đó, người tiêudùng sẽ tìm cách để phối hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu là yếu tố thờigian và khả năng thanh toán của hiện tại và tương lai Điều này có nghĩa là ngườitiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai Nếu phântích theo khía cạnh tài chính, việc mượn tiền trước của Ngân hàng để tiêu dùng
Trang 13khiến chúng ta phải trả lãi thực chất cũng chỉ là cách quy đổi luồng tiền ta sẽ có tạimột thời điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại.
Chính những nguyên nhân trên, việc Ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.Người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và đều nhất những lợi ích dohình thức cho vay tiêu dùng mang lại
Mặt khác nếu người tiêu dùng quá lạm dụng vay tiêu dùng thì cũng có thể manglại những kết quả tiêu cực Họ có thể chi vượt quá số tiền cho phép, khả năng tíchlũy và tiết kiệm trong tương lai giảm và có thể mất khả năng chi trả và gặp nhiềukhó khăn trong cuộc sống, và điều này cũng có thể làm thu nhập của ngân hànggiảm sút
1.2.2.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng
- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập,phân tán rủi ro
Vai trò của các Ngân hàng thương mại đối với xã hội ngày càng được khẳngđịnh hơn qua sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống Ngân hàng nói chung
và của Ngân hàng thương mại nói riêng Không vì thế mà các Ngân hàng có thểthoát khỏi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựctiền tệ khác Ngày càng có nhiều tổ chức muốn cung cấp các dịch vụ mà Ngân hàng
đã và đang cung cấp Và ngay cả giữa các Ngân hàng với nhau sự cạnh tranh giànhgiật thị trường và khách hàng ngày càng khốc liệt hơn Chính vì vậy, muốn tồn tại
và phát triển các Ngân hàng phải không ngừng đổi mới, tìm tòi và đưa ra nhữngdịch vụ mới ngày càng có nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó nâng cao thu nhậpcho Ngân hàng Thực tế đã chứng minh, có những Ngân hàng lớn trên thế giới đãthu về những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc cung cấp các khoản cho vay tiêudùng Ngoài ra, nếu xét riêng từng khoản tín dụng tiêu dùng thì ta thấy cho vay tiêudùng có rủi ro lớn Nhưng vì mỗi khoản tín dụng tiêu dùng có giá trị tương đối nhỏ,đặc biệt, lại có nhiều sản phẩm tín dụng tiêu dùng nên xét trên toàn cục của cáckhoản cho vay tiêu dùng thì rủi ro cũng không còn là một vấn đề lớn Trên thực tế,các khoản cho vay tiêu dùng thường có lợi nhuận cao do mức lãi suất tính trên các
Trang 14khoản cho vay tiêu dùng cao Vì vậy, các Ngân hàng thương mại cũng có thể kỳvọng tăng lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng.
- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy độngcác loại tiền gửi cho Ngân hàng
Thị trường cho vay tiêu dùng là một lĩnh vực mới được phát hiện, chỉ đến sauchiến tranh thế giới lần thứ hai, hoạt động cho vay tiêu dùng mới được phát triển,lớn mạnh
Hoạt động này giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng ,từ đó giúpNgân hàng có những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn, đặc biệt là huy độngvốn từ dân cư Hơn nữa tính lan truyền trong dân cư là rất cao, nên các Ngân hàng
có thể thông qua các khoản cho vay tiêu dùng mà quảng cáo về mình, từ đó thu hútcác khách hàng đến với các dịch vụ khác của Ngân hàng Trong khi đó các khoảntín dụng tiêu dùng tuy là những khoản tín dụng nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rấtlớn nên nếu khai thác được thị trường này thì các Ngân hàng có thể sử dụng đượcmột số lượng vốn lớn Hơn nữa, dân cư là khách hàng tiềm năng lớn của Ngânhàng, Ngân hàng muốn phát triển bền vững thì nên dựa vào đối tượng khách hàngnày
Trong khi cấp các khoản tín dụng tiêu dùng thì các Ngân hàng cũng góp phầnđẩy mạnh tiêu dùng, và từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và các ngân hàng
có thêm những khoản cho vay mới phục vụ cho các nhà sản xuất Sản xuất pháttriển lại cung cấp ra thị trường những sản phẩm mới, làm nảy nở nhu cầu tiêu dùng.Quá trình này được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho thị trường tiêu dùng ngàycàng phát triển
1.2.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Trên thực tế, nhu cầu là vô hạn song “nhu cầu có khả năng thanh toán” mới đáng quan tâm Cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng được
hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và nó rất cần thiết cho những trườnghợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho gia đình
và y tế Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng là đòn bẩy hữu hiệu để tránh kích cầu tiêudùng Để thoả mãn được nhu cầu đó, các nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất, mở rộng
Trang 15quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều công ăn việc làm Đồng thời, tạo
ra sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất, các nhà kinh doanh về sản phẩm mẫu mã,chủng loại và các nhà sản xuất sẽ tìm cách để có thể đáp ứng mọi thị hiếu người tiêudùng Một mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, một mặt người tiêu dùng có nhiều sựlựa chọn hơn qua đó tạo sự năng động cho nền kinh tế Các nhà sản xuất muốn tồntại thì cũng phải không ngừng cải tiến, tự hoàn thiện mình, làm cho nền sản xuấtngày càng phát triển và phồn thịnh
1.2.3 Phân loại các khoản vay tiêu dùng
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú
Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu muasắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú
Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiệnđời sống như mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và dulịch Đặc điểm của những khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian ngắn do
đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng
cư trú
1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ( gồm cả sốtiền gốc lẫn lãi) cho Ngân hàng theo nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trongthời hạn cho vay Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớnhoặc thu nhập từng định kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết mộtlần số nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các Ngân hàng thường chú ý tớicác vấn đề cơ bản sau:
+ Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tàisản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu, lâu dài trong tương lai như:nhà ở, xe cộ… Cho nên, ngân hàng thường muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắmnhững tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài
Trang 16+ Số tiền trả trước: khách hàng phải trả một phần tiền, phần còn lại ngânhàng sẽ cho vay và số tiền ngân hàng cho vay khoảng 60%- 70% giá trị hàng hóa,dịch vụ Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, ngân hàng buộc phải phát mạitài sản để thu nợ.
+ Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc
sử dụng vốn vay Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay, các chi phí khác liênquan
Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Cho vay tiêu dùng phi trả góp còn gọi là cho vay trả một lần là các khoảnvay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời, đượcthanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùngphi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có quy mô nhỏ với thời hạn không dài
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phépthấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này thì trong thời hạn chovay được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ kháchhàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuầnhoàn, theo một hạn mức cho vay xác định
Lãi trả mỗi thời kỳ đối với khoản vay này có thể được tính trên số dư nợ đãđược điều chỉnh, số dư nợ ở đây được tính là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ hạn saukhi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng Tùy nhiên, lãi trả mỗi thời kỳ đốivới khoản vay này có thể được tính trên số dư nợ gốc trước khi điều chỉnh Đây là
số dư nợ cuối kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán
1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng muacác khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, hay dịch vụcho người tiêu dùng
Trang 17Sơ đồ 1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký với nhau hợp đồng mua bán nợ Tronghợp đồng này, ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bánchịu, số tiền bán chịu tối đa, loại tài sản bán chịu
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết với nhau hợp đồng mua bánchịu hàng hóa Thông thường người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản
(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ đã ký hợp đồng
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
+ Cho phép ngân hàng có thể dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.+ Cho phép ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí trong cho vay vìngân hàng chỉ phải ký hợp đồng với chính công ty bán lẻ mà thôi
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngngân hàng khác
+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêudùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp vì khi mà ngân hàng ký hợpđồng với công ty bán lẻ, cùng các điều kiện ràng buộc thì trong trường hợp ngườitiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng có quyền truy đòi nhà cungcấp về khoản nợ trên
(2)
(1)(5)
(3)
(4)
Người tiêu dùng(6)
Trang 18Bên cạnh một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp còn có một sốnhược điểm sau:
+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu
do đó không thể nắm được tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng tài trợ
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bánchịu hàng hóa
+ Kĩ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà vớicho vay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động này,thì đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ ngườinày
Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay với nhau
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản vẫn còn thiếu cho công ty bán lẻ
(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưuđiểm sau:
Trang 19+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn cho vay tiêu dùnggián tiếp.
+ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, ngân hàng có thể tận dụng được trình độkiến thức và năng lực của nhân viên tín dụng Những người này thường được đàotạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay nên các quyết địnhcho vay trực tiếp của ngân hàng, thường có chất lượng cao hơn so với trường hợpchúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của cáccông ty bán lẻ
+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế cóthể phát sinh, có nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ kháccủa ngân hàng và như vậy quyền lợi của cả ngân hàng, khách hàng đều được thỏamãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng tạo điều kiện chongân hàng có thể xử lý, giải quyết linh hoạt những vướng mắc của khách hàng Việckhách hàng tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng cũng giúp cho quan hệ giữa kháchhàng, ngân hàng gần gũi hơn, quảng bá được hình ảnh của ngân hàng đến với nhiềungười hơn
Tuy nhiên, với hình thức này, ngân hàng phải tiếp xúc với từng khách hàngnhỏ lẻ do vậy chi phí sẽ cao thời gian để ngân hàng tăng quy mô khách hàng làchậm và ngân hàng sẽ là người duy nhất gánh chịu rủi ro
1.2.3.4 Căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho kháchhàng một khoản cho vay thường được xác định cụ thể ngày, tháng hoặc năm và ghitrong hợp đồng cho vay Hay thời hạn cho vay còn được hiểu là thời hạn được tính
từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng, được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãicuối cùng phải thu về Căn cứ theo thời gian, cho vay được phân thành 3 loại:[1]
- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 12 tháng
trở xuống được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân hoặc
để bổ sung vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp, bởi vì tài sản lưu động thường
có vòng quay trên một vòng thấp hơn một năm Do vậy, trong một năm doanh nghiệp
có thể hoàn trả được số tiền vay ở ngân hàng
Trang 20- Cho vay tiêu dùng trung hạn: là hình thức cấp tín dụng từ 1 năm đến 5 năm.
Hình thức cho vay này được sử dụng chủ yếu để đầu tư sửa chữa, đổi mới thiết bị,phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải… các trang thiết bị nhanh hao mòn hayxây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh từ 1 nămđến 5 năm
- Cho vay tiêu dùng dài hạn: là hình thức cấp tín dụng trên 5 năm Mục đích
của hình thức cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường… những côngtrình lớn, thu hồi vốn lâu từ 5 năm đến 10 năm có khi lên đến 20 năm
Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án
có thời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó cóthể tính được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai Cho nên mức độ rủi ro của cáckhoản cho vay có thời hạn lớn đối với ngân hàng sẽ tăng lên Điều này một phần lýgiải tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao hơn các khoản cho vayngắn hạn và đòi hỏi có thế chấp
Phân loại các khoản cho vay theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối vớingân hàng thương mại Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnhhưởng trực tiếp, đến tính an toàn và sinh lợi của một ngân hàng thương mại
1.2.4 Đặc điểm khách hàng vay tiêu dùng
Do cho vay tiêu dùng là một hướng cho vay cụ thể của Ngân hàng bán lẻ nêncách phân loại khách hàng cá nhân cũng tương tự như cách phân loại khách hàng cánhân, theo nhóm thu nhập của Ngân hàng bán lẻ Cụ thể là khách hàng cá nhân của cho
vay tiêu dùng cũng được chia làm ba nhóm như sau:[5]
- Nhóm I: Những cá nhân có thu nhập cao.
Những người này thường cần đến tín dụng với tư cách là những khoản phụ trợlinh hoạt, trợ giúp thêm khả năng thanh toán, đặc biệt khi tiền của họ đã bị trói chặtvào những khoản đầu tư dài hạn Mặc dù sự vay mượn nhằm mục đích tiêu dùng chỉthể hiện một tỷ trọng nhỏ, trong tổng tài sản mà họ đang sở hữu, song họ lại thườngxuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với những món tiền lớn Và chính vì lý
do này mà các Ngân hàng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng đi vay này
Trang 21- Nhóm II: Những cá nhân có thu nhập trung bình
Nhu cầu về tín dụng của nhóm này có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh.Việc mong muốn chi tiêu ngay lập tức các nguồn tài chính trong tương lai hoặc việckhông thể điều tiết nhu cầu của mình, mà chạy theo những chi tiêu có tính chất phôtrương dẫn đến quá khả năng thu nhập là những nguyên nhân có thể làm nảy sinhcác nhu cầu về tín dụng của nhóm khách hàng này
- Nhóm III: Nhóm cá nhân có thu nhập thấp.
Nhu cầu về tín dụng của nhóm người này thường rất hạn chế do thu nhập của
họ thường không đủ để thoả mãn những nhu cầu chi tiêu đa dạng của họ Tuy nhiên,những người này cũng có các mong muốn, chi tiêu không khác mấy so với nhữngngười có thu nhập cao hơn Vì vậy, nếu có những chính sách và biện pháp phù hợpcũng có thể hình thành được các món tín dụng hợp lý đến nhóm khách hàng này.Nói chung, nhu cầu về tiêu dùng của hai nhóm đầu là rất cao, thường chiếm tỷtrọng lớn trong tổng mức cầu tiêu dùng của cá nhân Vì lẽ đó, nhu cầu cho vay tiêudùng chủ yếu đến từ những người có thu nhập trung bình, thu nhập cao, nhưngkhông vì thế mà các nhà quản trị Ngân hàng, các nhà kinh doanh lại bỏ ngỏ nhu cầutín dụng tiêu dùng của nhóm khách hàng có thu nhập thấp mà phải có những chínhsách và sản phẩm phù hợp để phục vụ mọi nhu cầu của mọi nhóm đối tượng kháchhàng
1.2.5 Sự cần thiết của mở rộng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại
1.2.5.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Mở rộng cho vay tiêu dùng được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạnghóa đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, tăng giá trịcác khoản vay tiêu dùng… trong một thời gian nhấtđịnh Mức tăng trưởng cho vayđược tính bằng số tương đối hay số tuyệt đối của số lượng cho vay kỳ sau so với kỳtrước Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, số tuyệt đối thểhiện quy mô tăng trưởng cho vay
Nói cách khác, mở rộng cho vay tiêu dùng là gia tăng về dư nợ , gia tăng vềdoanh số, gia tăng thị phần,tạo ra sự tăng trưởng về mặt quy mô, khối lượng, sốlượng sản phẩm cho vay tiêu dùng Nói đến mở rộng cho vay tiêu dùng là nói đến
sự tăng trưởng theo chiều rộng của các khoản tín dụng tiêu dùng [5]
Trang 22Mở rộng cho vay tiêu dùng thể hiện ở các khía cạnh:
- Đối với người tiêu dùng : mở rộng cho vay tiêu dùng là thỏa mãn ngày càng
nhiều các nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm, chovay tiêu dùng cũng như các dịch vụ đi kèm
- Đối với ngân hàng : cho vay tiêu dùng phải luôn được coi trọng, quan tâm mở
rộng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại
1.2.5.2 Tầm quan trọng của mở rộng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, tình hình cạnh tranh trênthị trường tài chính nước ta ngày càng trở lên gay gắt khi hàng loạt các ngân hàngmới thành lập và liên tục tuyên bố nâng cao vốn điều lệ, mở rộng thị phần của mình.Trong tình trạng thị phần cho vay trung, dài hạn gần như đã bão hòa do ảnh hưởngcủa cuộc suy thoái kinh tế, kèm theo đó là chính sách thả nổi tiền tệ với việc chophép các NHTM cho vay trung và dài hạn theo lãi suất thỏa thuận làm lãi suất trênthị trường tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn Lúc này thị trườngcho vay tiêu dùng chính là cứu cánh cho các ngân hàng Tuy dư nợ cho vay tiêudùng còn chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong tổng dư nợ của hoạt động cho vay, songđây là một lĩnh vực đầy tiềm năng mà các ngân hàng còn chưa khai thác hết vàtrong tương lai đây sẽ là loại hình tín dụng đóng vai trò quan trọng trong ngân hàng.Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đang trong quá trình đổi mớimạnh mẽ cả về chất và lượng Việc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động cũngnhư đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là rất cần thiết trong điềukiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay Nếu một ngân hàng cứ duy trìquy mô ban đầu, không tích cực hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ củamình thì rất khó có thể tồn tại lâu dài Hơn nữa, ngành ngân hàng đang ngày càngphải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh Chính vì vậy, để tăng tính cạnh tranh thì cácNHTM cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phát triển mở rộng cho vay tiêu dùngmột cách toàn diện cả, về chiều rộng lẫn chiều sâu Nắm bắt được những nhu cầungày càng cao đó, các ngân hàng đã và đang đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho vaytiêu dùng nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng
Trang 23Một lý do nữa khiến cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng là cần thiết, đó làhoạt động cho vay tiêu dùng luôn, chứa đựng nhiều rủi ro Và việc mở rộng cho vaytiêu dùng góp phần đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng, từ đó giúp đadạng hóa rủi ro Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ thì nguy cơ rủi
ro rất cao và lợi nhuận của ngân hàng, có thể bị ảnh hưởng khi doanh thu từ cácnghiệp vụ kinh doanh đó chịu những ảnh hưởng mạnh từ thị trường Ngoài ra, việc
mở rộng cho vay tiêu dùng còn giúp ngân hàng có thêm nguồn thu khác từ phía cáckhách hàng là cá nhân ngoài nguồn thu từ khách hàng là các doanh nghiệp
Muốn mở rộng sản xuất thì tất yếu phải mở rộng tiêu dùng bằng việc khuyếnkhích tiêu dùng, cho vay tiêu dùng giúp cho, Nhà nước đạt được những mục tiêu vềkinh tế- xã hội nhất định như tăng mức sống cho người dân, tăng GDP, thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh phát triển; giảm tỳ lệ thất nghiệp…
Vậy, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, sự đòi hỏi ngày càng cao vàphong phú của người dân, sự cạnh tranh mang tính sinh tồn thì việc mở rộng chovay tiêu dùng đối với các ngân hàng là một tất yếu khách quan của nền kinh tế
1.2.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng
o Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường được tính theo năm tài chính Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ nên nóphản ánh một cách khái quát nhất về sự mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối
Công thức tính:
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm trước đó về
số tuyệt đối là bao nhiêu Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh sốcho vay tiêu dùng năm tài chính với doanh số cho vay tiêu dùng năm trước
Đánh giá:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm t - CVTD năm (t-1)Tổng doanh số
Trang 24Chỉ tiêu này đánh giá mức tăng tuyệt đối là bao nhiêu so với năm trước đó.Chỉ tiêu càng cao thì càng chứng tỏ Ngân hàng mở rộng doanh số càng tốt và ngượclại nếu âm thì Ngân hàng đang thu hẹp quy mô của doanh số cho vay tiêu dùng
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối
Công thức tính:
- Chỉ tiê
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng của năm
t so với năm trước Chỉ tiêu này được tính bằng thương số giữa giá trị tăng trưởngdoanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối với tổng doanh số cho vay tiêu dùng nămtrước đó
Đánh giá:
Chỉ tiêu càng cao thì giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối càng lớn và khi
đó thì Ngân hàng đang mở rộng doanh số tiêu dùng của mình và ngược lại
o Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàngtại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm tài chính.Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, nó thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêudoanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối =
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đốiTổng doanh số CVTD năm (t-1)
x 100%
Tỷ trọng doanh
Tổng doanh số CVTDTổng doanh số CV
x 100%
Trang 25- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
Công thức tính:
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng (giảm) so với năm (t-1) về số tuyệt đối
là bao nhiêu Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ cho vay tiêudùng năm t với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1)
Đánh giá:
- Chỉ ti ê u phản ánh t ỷ trọng cho vay tiêu dùng
Công thức tính:
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng
dư nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữatổng dư nợ cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối
Tổng dư nợ CVTD năm t CVTD năm (t-1)Tổng dư nợ
-Giá trị tăng
trưởng tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt
i đối
Trang 26Tỷ trọng = Dư nợ CVTD sản phẩm (i)
Tổng dư nợ từ hoạt động CVTD
x 100%
Trang 27Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn chovay tiêu dùng và tổng dư nợ CVTD của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhấtđịnh, thường được tính theo năm tài chính.
Đánh giá:
Nếu NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có độ rủi ro cao Ngượclại, ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp đồng nghĩa với việc là ngân hàng đó có khảnăng quản lý và thu hồi vốn tốt, do đó sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vàongân hàng hơn
Tỷ lệ nợ quá
Tổng dư nợ quá hạn CVTDTổng dư nợ CVTD
x 100%
Trang 28Như vậy, mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên về số lượng khách hàng,giá trị khoản vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp Nếu một ngân hàngđạt được cả ba tiêu chí này thì cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được mở rộng.Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để một ngân hàng đạt được cùng lúc cả ba tiêu chítrên, do đó trong từng giai đoạn phát triển của mỗi ngân hàng mà ngân hàng đó sẽ
ưu tiên mở rộng cho vay tiêu dùng bằng các cách khác nhau trong những cách trên
1.2.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng thànhhai nhóm, đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan
o Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố này thường bao gồm: tình trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp
lý và tình hình xã hội Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn, đến hoạtđộng tiêu dùng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng Cụ thể là:
- Nhân tố tình trạng của nền kinh tế:
Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của dân cư phụthuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hưngthịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày một phát triển
đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình,trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chấtlượng cuộc sống Vì vậy mà tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thời kỳ này sẽ tănglên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi, vào tình trạng suy thoái, thiểu phát, không ổnđịnh thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cư có xu hướng tích luỹ hơn là tiêudùng, bởi vậy tín dụng tiêu dùng thời kỳ này sẽ giảm xuống
Trang 29- Nhân tố xã hội:
Nhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật
tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tưởng lẫn nhau Các nhân tố này ảnh hưởng trựctiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ tín dụng tiêu dùng nói riêng và các tíndụng khác của Ngân hàng nói chung Bởi vì quan hệ tín dụng được hình thành dựatrên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu khách hàng nào có uy tín với Ngân hàng, cóthu nhập ổn định, có trình độ cao thì sẽ được nhiều ưu đãi, trong mối quan hệ này.Đồng thời, nếu một Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo được lòng tintrong dân chúng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn của khách hàng hơn
Đồng thời, quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí… cũng ảnhhưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen mua sắm của người dân, từ đó cũng tácđộng đến tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng
- Nhân tố pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình,việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân họ song phải trongkhuôn khổ mà pháp luật cho phép Do đó trong quan hệ tín dụng với Ngân hàngcũng vậy, mỗi người đều có quyền vay bất cứ lúc, nào họ có nhu cầu nhưng phảituân thủ theo mọi quy định của Ngân hàng nhà nước Vì vậy, nếu những quy địnhcủa pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có
nhiều“ kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng thương mại trong mọi
hoạt động tín dụng Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy
đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, gópphần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng Và đócũng là cơ sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranhchấp xảy ra trong hoạt động tín dụng
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng tín dụng tiêu dùng Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuyếnkhích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăngGDP, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động Thứ hai là các chínhsách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo Hai chính sách này đóng vai trò quantrọng trong việc mở rộng tín dụng tiêu dùng
Trang 30o Nhóm các nhân tố chủ quan
Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ chịu tác động bởi cácnhân tố khách quan, mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuấtphát từ phía người tiêu dùng và từ phía Ngân hàng như: Chính sách và thể lệ tíndụng, thông tin tín dụng, tình hình huy động vốn, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chấtthiết bị của Ngân hàng và bản thân người tiêu dùng
- Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm: các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với kháchhàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự bảo đảm khả năngthanh toán, hướng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề Nếutất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạngcủa người tiêu dùng thì chắc chắn Ngân hàng sẽ thành công, trong việc mở rộnghoạt động này Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đáp ứng được những yêucầu trên thì Ngân hàng sẽ không mở rộng quy mô tín dụng tiêu dùng được
Đặc biệt là trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì mộtchính sách tín dụng hợp lý, một chính sách đa dạng lãi suất hoá phù hợp với từngloại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút được nhiều khách hàng và thựchiện thành công việc mở rộng tín dụng tiêu dùng
- Thứ hai: Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của Ngânhàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từkhi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụngViệc xây dựng một quy trình cấp tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có ý nghĩarất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còn gâyđược cảm tình với khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng hơn
- Thứ ba: Về thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịpthời về khách hàng người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh Và trong hoạt động tíndụng, Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, dựa trên nguyên tắc tin tưởng và sựhoàn trả Sự tin tưởng ở đây phụ thuộc vào thông tin có được Do vậy, để hoạt độngtín dụng tiêu dùng ngày càng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả lớn thì
Trang 31Ngân hàng phải nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, chính xác về khách hàngvay vốn như:
+ Các thông tin phi tài chính, gồm có: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, nănglực sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ xã hội
+ Các thông tin gián tiếp bao gồm: tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xuhướng phát triển và khả năng cạnh tranh của ngành nghề
+ Các thông tin tài chính của khách hàng: khả năng về tài chính của kháchhàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng
- Thứ tư: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Do Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động
theo phương thức“ nhận tiền gửi để cho vay” Bởi vậy, nếu nguồn vốn của Ngân
hàng huy động được ngày càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt độngtín dụng tiêu dùng phát triển
- Thứ năm: Về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị tại Ngân hàngPhải khẳng định rằng: việc mở rộng cho vay tiêu dùng có thành công haykhông phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ công nhân viên và cơ sở vất chất,trang thiết bị của Ngân hàng Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ Ngân hàngchính là hình ảnh của Ngân hàng Nếu như trong quá trình giao tiếp, với cán bộNgân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, an toàn khiquan hệ với Ngân hàng, thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến đó Đồng thời, việcNgân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy môhoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúp Ngân hàng cókhả năng cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng tín dụng tiêu dùng
- Thứ sáu: Tình trạng của người tiêu dùng
Mỗi người dân là một người tiêu dùng và trong cuộc đời họ ít nhất phải mộtlần mua sắm những hàng hoá có giá trị lớn như: mua nhà, mua xe Và khi khảnăng tài chính hiện tại của họ, không đáp ứng được các dự định tiêu dùng thì họ sẽđến Ngân hàng đặt quan hệ tín dụng Nhưng không phải người tiêu dùng nào cũngđược Ngân hàng chấp nhận cho vay mà Ngân hàng phải xem xét tới những lần trả
nợ trước, tình hình thu nhập có ổn định không Nếu những người đến Ngân hàng
Trang 32đều không có đủ năng lực tài chính thì cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng chỉ là mụctiêu chứ không thực hiện được.
Sau khi tìm hiểu về người tiêu dùng và về tín dụng tiêu dùng ta thấy rằng vấn
đề đáp ứng được đủ vốn cho người tiêu dùng, trong xã hội là vấn đề mà cả hệ thốngNgân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm bởi vì nếu lĩnh vựcnày được phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nềnkinh tế
Trang 33CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình hoạt động vàtrưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời
kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thươngmại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, làdoanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổngcông ty nhà nước Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của BIDV đạt 421.000 tỷVND Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của mộttập đoàn trong tương lai Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn:Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánhtrên toàn quốc); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khốiđầu tư Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 10.000 người vừa
có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mạiđược phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và
Trang 34phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổchức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngânhàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn,ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tưcác dự án trọng điểm
Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòngGiao dịch số 2 (14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam,
là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống NHĐT&PTVN chútrong triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiệních cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa vớiquy trình nghịêp vụ Ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự ánhiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam hiện nay
Việc thành lập chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô phù hợp với tiến trình thựchiện chương trình cơ cấu lại, gắn lien với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắcvới nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đây tư phát triển; đadạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chấtlượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòihỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhâp, làm nòng cốt cho việc xây dưng tậpđoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế
- Phòng giao dịch số II với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lậpnăm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận Sau hơn một năm thành lập đếnnay Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường Trụ sở chính đặt trênđường Láng Hạ vắt đường Láng và Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng Võcùng với 08 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp cácsản phẩm Ngân hàng tới từng người dân
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn la PGDII đã được
TW chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình HĐH đầu tiên,đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuận tiện cho công tácthanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế
Trang 35- Được sự thành công như hiện nay phải kể đến sự lãnh đạo của Ban GiámĐốc, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh, với tuổi đời trung bình không quá
27 kinh nghiệm còn thiếu, vừa làm vừa học hỏi bước đầu gặp không ít khó khănnhưng cả thầy và trò đều cùng nhau nỗ lực vượt qua
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô :
Phòng tín dụng 1, 2
Tổ Ngân quỹ
Phòng Kế
hoạch Nguồn
vốn
Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
Tổ điện toán
Khối hỗ trợ kinh doanh
Khối Quản lý nội bộ
Trang 36Sơ đồ 3: Cơ cấu, tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.
[11]
Sơ đồ trên thể hiện mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnĐông Đô Được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá Ngân hàng, theo hướng đổimới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh
1 Điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông
Đô là Giám đốc chi nhánh
2 Giúp việc Giám độc điều hành chi nhánh có 02 Phó Giám đốc, hoạt độngtheo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định
3 Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được tốchứ thành 3 khối gồm khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh vakhối quản lý nội bộ
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô từ 2009-2011
Trong điều kiện bối cảnh kinh tế có nhiều biến động lớn, mặc dù phải đương đầuvới nhiều khó khắn thách thức, song nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăngtrưởng khá cao trong những năm vừa qua Sự ổn định về chính trị xã hội đã tạo cơ
sở và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hội nhập kinh tế của Việt Nam nóichung và của lĩnh vực Ngân hàng nói riêng được tăng cường và mở rộng
Cũng như các NHTM khác, BIDV Đông Đô cũng có các hoạt động chính baogồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là cho vay Mụctiêu xuyên suốt quá trình kinh doanh của Ngân hàng là lợi nhuận đảm bảo sự antoàn và bền vững cho Ngân hàng
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là chức năng cơ bản, nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng Đây
là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng vàảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Nó góp phần mang lại nguồnvốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Mặt khác, thông quanghiệp vụ này các NHTM đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của kháchhàng đối với ngân hàng Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên vốn chính làđối tượng kinh doanh chủ yếu
Trang 37Ngay từ những ngày đầu hoạt động BIDV Đông Đô đã rất chú trọng đến hoạt độnghuy động vốn, luôn có gắng tăng cường huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinhdoanh.
Bảng 2.1 Tình hình nguồn huy động vốn của BIDV Đông Đô
So với năm 2009 Giá
trị
So với năm 2010
I Theo tính chất nguồn vốn huy động
1 Tiền gửi tiết kiệm 1.607 1.789 182 11,33% 2.797 1.008 56,34%
4 Huy động trung, dài hạn 824 767 -57 -6,92% 491 -276 -35,98%
IV Theo loại tiền gửi
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Đông Đô 2009-2011)[11]
Vốn huy động của chi nhánh Đông Đô không ngừng tăng lên và tăng đều quacác năm Năm 2009, tổng vốn huy động là 4.120 tỷ đồng Sang năm 2010, đượcđánh giá là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,tình hình Kinh tế- Xã hội của Việt Nam chịu ảnh hưởng và tác động rất lớn từ cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung vàcủa hệ thống BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên với sự điều hành của
Trang 38chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn khủng hoảng vàbước đầu đạt được những mục tiêu nhất định Nhờ đó vốn huy động của chi nhánhĐông Đô vẫn đạt 5.113 tỷ đồng, tăng 993 tỷ đồng so với năm 2009 Điều đó chứng
tỏ hoạt động của chi nhánh thực sự có hiệu quả, uy tín, và thu hút được khách hàng.Sang năm 2011 huy động vốn cuối kỳ của chi nhánh Đông Đô đạt 5.709 tỷđồng tăng 596 tỷ đồng so với năm 2010 Năm 2011 chi nhánh Đông Đô đã có sựdịch chuyển rõ nét trong cơ cấu huy động và tín dụng Cụ thể, huy động vốn từ dâncủa của BIDV Đông Đô năm 2011 đã tăng tới 56,34% so với năm 2010, gấp 5,5 lần
so với năm 2009
Với một chi nhánh Ngân hàng mới được thành lập chưa đầy 8 năm như BIDVĐông Đô, việc tăng vốn huy động liên tục qua các năm và tăng ở mức cao trongthời kỳ nền kinh tế suy thoái và có nhiều biến động là một điều đáng kích lệ và tựhào đối với sựu nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngânhàng, điều đó cũng cho thấy xu hướng tốt trong công tác huy động vốn của Ngânhàng trong thời gian tới Có thể nói, uy tín của Ngân hàng đang ngày càng đượcnâng cao, là địa chỉ tin cậy của mọi khách hàng Chi nhánh đã có nhiều cố gắngtrong việc tăng số dư tiền gửi của mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởngnguồn vốn để chủ động kinh doanh Cụ thể như sau:
Trang 39Bảng 2.2 Tỷ trọng nguồn huy động vốn của BIDV Đông Đô
Sốtiền
tỷtrọng(%)
Sốtiền
tỷtrọng(%)Tổng nguồn vốn huy động 4.120 100 5.113 100 5.709 100
I Theo tính chất nguồn vốn huy động
1 Tiền gửi tiết kiệm 1.607 39 1.789 35 2.797 49
IV Theo loại tiền gửi
2 Huy động ngoại tệ (quy
đổi)
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Đông Đô 2009-2011) [11]
- Phân loại theo tính chất nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng thấp trong các nămđầu nhưng năm 2011 lại chiếm tỷ trọng gần 49%, năm 2009 chiếm 39%, năm 2010chiếm 35%, sở dĩ có biến động như vậy là vì trong các năm qua do tình hình lạmphát tăng cao làm đồng tiền mất giá nên tiền gửi tiết kiệm không còn là kênh đầu từhấp dẫn của người dân, Nhưng năm 2011 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn bởi
vì chi nhánh thực sự đã thu hút lượng tiền của người dân, chi nhánh đã làm rất tốtcông tác huy động vốn của mình
Trang 40Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT lại chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 chiếm61%, năm 2010 chiếm 65% và năm 2011 chiếm 51% Điều này chứng tỏ Chi nhánh
đã thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp thực hiện gửi tiền vào để phục
vụ tốt cho các mục tiêu tài chính của mình, đây là một tín hiệu tốt đối với chi nhánh,tuy nhiên năm 2011 Chi nhánh huy động giảm đi là do tìn hình kinh tế khó khăn,các doanh nghiệp thiếu vốn, dẫn đến không huy động được nhiều
- Phân loại theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 là 700 tỷ đồng chiếm 17% nguồn vốn huydộng, năm 2010 là 920 tỷ chiếm 18%, năm 2011 là 1.085 tỷ đồng chiếm 19% nguồnvốn huy động Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ chứng tỏ giao dịch thanhtoán qua tài khoản chưa phát triển Nhưng xu hướng tiền gửi không kỳ hạn ngàycàng tăng qua các năm nên có thể thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc cải thiệndần tình hình Tuy tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồnvốn nhưng nó luôn đóng vai trò quann trọng trong việc mở rộng mối quan hệ giữakhách hàng và Ngân hàng Nếu khách hàng hài lòng từ việc thực hiện các giao dịchqua tài khoản tại Ngân hàng thì họ sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác,
từ đó góp phần làm tăng số lượng khách hàng đến Chi nhánh
Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều này chứng tỏ nguồn vốn củaNgân hàng khá ổn định, sẽ thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn.Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng
- Phân loại theo tiền tệ
Nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 85% năm 2009 đến 90% năm2011) trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh và có xu thế liên tục tăngmạnh qua các năm (từ 3.502 tỷ đồng năm 2009 đến 5.138 tỷ đồng năm 2011)
Ngoại tệ có xu hướng giảm (từ 618 tỷ đồng năm 2009 đến 571 tỷ đồng năm2011) và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động Nguyên nhân chủyếu là do sự suy thoái kinh tế toàn cầu đặc biệt là Mỹ làm cho đồng USD mất giá,không còn thu hút đối với dân cư
Nguồn vốn dồi dào là ưu thế của BIDV Đông Đô, nó tạo tiền đề vững chắccho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Do đó, duy trì tốt hoạt động huy