0,25 điểm Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng t
Trang 1I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc” Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” Người nói: phải
“dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân” Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc
đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1 Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2 Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3 Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn
văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng (0,25 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4 Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất (0,25)
Câu 5 Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai (0,25 điểm)
Câu 6 Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 7 Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? (0,5
điểm)
Câu 8 Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6-8 dòng (0,5 điểm)
Trang 2Câu 1 (3,0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học đường
và phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
Câu 1.( 2,0 điểm)
"Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng ngạt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô mà cho dù khẩu trang che kín mũi miệng, cũng không sao thoát khỏi những chất độc ấy chui vào phổi Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người, khó mà lường được Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng thở hít cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh Cứ ngỡ như chỉ cư dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó Song, như nhận định có trách nhiệm của một nhà khoa học trong Hội thảo về "Phát triển nông thôn" vừa rồi, thì cư dân nông thôn cũng cùng chung thảm họa đó Đấy là chưa nói đến một thực trạng mà theo ông,
sự ô nhiễm môi trường ở nông thôn còn có khía cạnh nặng nề hơn Mới đó, nông thôn thơ mộng với những "con sông xanh biếc/Nước gương trong soi tóc những hàng tre" (Tế Hanh), mà nay đang "có những dòng sông sắp qua đời"…! "
(Theo Tương Lai - Môi trường và phát triển)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
a Đoạn trích trên đây bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)
b Hãy chỉ ra những phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ trong đoạn trích? (0,5 điểm)
c Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) bàn về giải pháp bảo vệ môi trường (1,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh) Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ (0,5đ)
Câu 7: Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý
nghĩa gì? (0,25đ)
Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua
những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa
đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại Trả lời trong khoảng 5
-7 dòng (0,5đ)
Trang 3Phần I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?
Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng
và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.
(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang
có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi, Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.
(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng
Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học văn.”
(Trích Tìm hứng thú học văn-Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015) Câu 1 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.(0,5điểm)
Câu 2 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn (2) ? (0,25 điểm)
Câu 3 “Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh “học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.”
Anh/chị hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?(0,5 điểm)
Câu 4 Khi có hứng thú học văn, anh/ chị sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? Trả lời trong
khoảng 5-7 dòng ( 0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm-Rụng xuống trái bàng đêm.
Trang 4Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi
nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
“-Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi Với
lại bảy chú lùn rất quấy”
“- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy” (Ôi
những trận cười trong sáng đó lao xao).
(Trích Chiếc lá đầu tiên- Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB Giáo dục, 1987)
Câu 5 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 6 Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau: (0,5 điểm) Nỗi
nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi
nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
Câu 7 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 8 Ghi lại cảm xúc của anh/ chị khi đọc đoạn thơ trên.Trả lời khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Câu 5 Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm)
Câu 6 Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,25 điểm) Câu 7 Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết
cả cá cờ (0,5 điểm)
Câu 8 Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
“Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì” Đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Ánh Viên sau khi giành huy chương vàng và phá kỉ lục SEA Games ở nội dung 200m bơi bướm chiều ngày 9 tháng 6 năm 2015.
Từ chia sẻ trên của Ánh Viên, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự
nỗ lực của con người trong cuộc sống
1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trang 5(1) Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
(2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
…(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
…(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….
(Trích Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên) Câu 1 Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0,25 điểm)
Câu 2 Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm - 0,25
điểm)
Câu 3 Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 4 Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (0,5 điểm)
2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân Những người sử dụng khác, nếu không
có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch
về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.
Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,….
Câu 5 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6 Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên (0,25 điểm)
Câu 7 Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? (0,5
Trang 6Câu 8 Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu (…) ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được những sai
lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới” Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi,Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng
(Xuân Diệu - Ta chào Việt Bắc, về xuôi) Câu 1 Hãy cho biết đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Trình bày ngắn gọn nội dung
đoạn thơ trên? (0,5 điểm);
Câu 2 Đọc đoạn thơ trên, anh/chị liên tưởng tới đoạn trích nào đã học trong chương trình Ngữ văn 12? Chỉ ra điểm tương đồng của đoạn trích đã học với đoạn thơ này? (0,5 điểm);
Câu 3 Xác định nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên? (0,25);
Câu 4 Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết như sau: “Qua những dòng thơ viết
về Việt Bắc đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này.” Hãy chỉ ra lỗi sai của bạn học sinh và sửa lại cho đúng (0,25 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
Thời gian trôi qua kẽ tay, đưa mùa hạ cuối chợt về ngẩn ngơ chẳng cho ai kịp giữ Tuổi học trò trôi
đi trên từng trang lưu bút, mùa phượng cuối ùa về cho ai tiếc những tà áo dài trắng bay…
Một thời áo trắng trong veo và tinh khôi đến thế, ôm sao cho hết, ôm sao để được tròn đầy cho những gì đã qua…
Cơn mưa cuối chiều chở nhớ và thương, những vòng xe quay đều rồi cuộn những tháng năm hóa thành kỉ niệm
Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…
Tiếng ríu rít ve sầu kêu trên vòm lá, tiếng mùa hè lại đến, tiếng một mùa học trò nữa lại đi… Mùa phượng cuối gọi buồn về cho những luyến tiếc thời gian… Mùa không ai bảo ai, mắt
buồn ngấn lệ…
Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá chẳng kịp về… Góc sân trường, một cánh hoa rơi mong manh cho mùa hạ cuối… Và còn mãi trong tim ta,
những dấu yêu một thời…
(Lạc Hi - Viết cho mùa phượng cuối)
Câu 5 Hãy cho biết đoạn văn trên viết theo kiểu phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm); Câu 6 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này là gì? (0,25 điểm);
Câu 7 Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ ở câu văn: “Ghế đá lặng
im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…” (0,5 điểm);
Câu 8 Đoạn văn tách dòng khá linh hoạt, sử dụng tương đối nhiều dấu chấm lửng (…), theo anh/chị những biểu hiện nghệ thuật đó chứa dụng ý gì của người viết? (0,5 điểm).
Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Trang 7…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí Nguyễn Bá Thanh
còn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo
Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước và
nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…
( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới thiệu ngày 16/02/2015).
Trả lời các câu hỏi sau:
1/- Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên 2/- Nêu
nội dung chính của văn bản
3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn “cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính
là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí” Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 5 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
Câu 6 Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ
hai phía Biển một bên và em một bên.” (0,25 điểm)
Câu 7 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ (0,5 điểm)
Câu 8 Nêu cảm nhận của anh/ chị về câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ Trả lời trong
khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
Đọc bài thơ sau
Cây xấu hổ
Trang 8( Anh Ngọc )
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào
Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo
Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình
Và chuyện này chỉ cây biết với anh.
(Giải nhì trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1972-1973)
Câu 1: Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hình tượng người lính trong “Cây xấu hổ” gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Hãy kể tên một bài thơ khác cùng viết về người lính Điểm chung của hai bài thơ ấy?
Câu 3: Câu thơ “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi” được lặp lại hai lần có ý nghĩa gì? Chỉ ra dụng ý của sự đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ trên và hình ảnh hoa xấu hổ
Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ
Câu 5: Đọc xong bài thơ, anh chị có suy nghĩ gì về cây xấu hổ và đời sống của con người hiện đại
Đáp án:
Trang 9– Biện pháp nhân hóa
– Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa Bởi vậy nó trở nên gần gũi trong tâm hồn người lính – Hình tượng người lính trong bài thơ:Người chiến sĩ trên đường hành quân, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, trong chiến tranh khốc liệt
Người lính vẫn vẫn mang nét tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn Sự hài hòa giữa lí tưởng và tâm hồn tạo nên
vẻ đẹp của người lính trong thơ
Học sinh có thể chỉ ra một bài thơ viết về người lính và tìm ra được điểm chung giữa hai bài thơ Giáo viên cho điểm khi học sinh lí giải hợp lí
– Lặp lại hai lần câu “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi”: Nhấn mạnh sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.– Sự đối lập: Chiến tranh tàn khốc đối lập với sự tồn tại diệu kì của một loại cây yếu ớt Dụng ý: gợi tâm hồn kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của con người Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tàn khốc nhất
Từ vẻ đẹp của một loài hoa bình dị, bài thơ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Việt Nam, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc
– Cây xấu hổ không chỉ gợi vẻ đẹp kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, bất khuất mà còn như nhắc nhở con người hãy biết giữ gìn cảm xúc, sự xấu hổ, tức là giữ lòng tự trọng để sống tốt đẹp hơn, nhất là trong nhịp sống xô bồ, hối hả thời hiện đại
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi?
Chúng em không rõ
Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
…
“Bàn chân thầy giáo”- Trần Đăng Khoa
Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6 Nêu các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và hiệu quả thẩm mĩ của nó (0,5 điểm)
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Câu 7 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
Trang 10Câu 8 Từ đoạn thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu vai trò của thầy cô đối với cuộc đời của mỗi
con người (0,5 điểm)
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nick Vujicic – chàng trai khuyết tật nổi tiếng thế giới đã từng nói:“Nếu tôi thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại
và làm lại nữa Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều
tệ hơn là chúng ta tưởng Điều quan trọng là cách bạn đến đích Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ ?”
Anh (chị) sẽ đối thoại với Nick như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng một bài văn nghị luận khoảng 600 từ.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng
lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên
Trang 11Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên
1981 (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa) Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6 Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên”? (0,25 điểm)
Câu 7 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ?(0,5 điểm)
Câu 8 Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
TIẾNG THÌ THẦM CỦA SA MẠC
Một nhà thám hiểm đi tới vùng sa mạc, nhìn hết huớng này sang hướng khác nơi đâu cũng thấy toàn cát và cát, cát và gió, cát và nắng cháy Lê gót trong tuyệt vọng ông vấp ngã và nằm vùi trong cát Không còn đủ sức đứng lên, không còn chút hi vọng sống Áp tai vào cát ông cảm nhận sự thinh lặng đáng sợ của sa mạc Nhưng trong thinh lặng tuyệt đối ông bỗng nghe như có tiếng thì thầm từ đâu vang lại- hình như tiếng róc rách của một dòng suối.
Ông cố gắng vươn dậy, trườn về phía những âm thanh mơ hồ đó Và ông đã vượt qua sa mạc Kì diệu hơn ông bắt gặp dòng suối trong mát! Sự sống đã hồi sinh!
(Những câu chuyện về lẽ sống - internet)
Viết một bài luận về bài học cuộc sống mà anh / chị rút ra từ câu chuyện trên
1 (3 điểm)
* Giải thích:
- Tiếng thì thầm của sa mạc là câu chuyện về sức mạnh hay sự kì diệu của ước mơ, hi vọng
- Ước mơ, hi vọng là thứ ánh sáng trong tâm hồn được thắp lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn của cuộc sống và trở thành động lực, tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua thử thách
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Trang 12Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê Bóng mát dừng chân là một chốn quê Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm) Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6 Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
(0,25 điểm).
Câu 7 Nêu nội dung chính của bài thơ trên (0,5 điểm)
Câu 8 Anh chị hiểu hai dòng thơ: “ Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người trả lời trong 5-10 dòng (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng Anh đứng gác Trời khuya Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
( Trích “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)
1 Nêu nội dung chính của đoạn thơ Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác Trời khuya Đảo vắng” hiện lên như thế nào?
2 Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật
Trang 13nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.
3 Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy
nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương? (Viết khoản 5-7 dòng)
TIẾNG BIỂN ( in trên Facebook Lính Biển Việt Nam, Tuổi Trẻ Online)
(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi
Em có nghe tiếng biển trong lòng ngườiTiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươiNhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơiĐảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cườiĐón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôiĐâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu ngườiHướng về phía Đông lặng nghe tiếng biểnMong bình yên cho tàu cá ra khơi
1 Giọng điệu chủ đạo của bài thơ?
2 Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là ai?
3 Biện pháp tu từ chủ đạo được sử dụng trong bài thơ? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?
4 Từ “tiếng biển” trong câu thơ sau mang nghĩa đen hay nghĩa bóng: “Em có nghe tiếng biển trong lòng người/ Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi”?
5 Bài thơ bộc lộ những nỗi lòng gì của nhân vật trữ tình?
6 Những câu thơ sau gửi gắm thông điệp gì? “Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi/ Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười/ Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới/ Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi ”.
7 Hòa chung với tình cảm của mọi người dân đất Việt đang hướng về biển đảo xa xôi, anh/ chị hãy bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình về những con người đang ở nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ
biển trời Tổ Quốc ( Trình bày trong đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 1:
1 Giọng điệu chủ đạo của bài thơ: Giọng tâm tình tha thiết yêu thương ( 0.25 điểm )
2 Nhân vật trữ tình của bài thơ trên: Người lính biển đang công tác ở đảo xa ( 0.25 điểm )
3 Biện pháp tu từ chủ đạo: điệp từ “ tiếng biển” - 9 lần ( Hs có thể trình bày là lặp từ) Hiệu quả
nghệ thuật: tạo nhạc điệu, nhấn mạnh âm thanh của biển, bộc lộ nỗi lòng (0.25điểm )
4 Từ “tiếng biển” trong câu thơ: “Em có nghe tiếng biển trong lòng người/ Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi” mang nghĩa bóng ( 0.25 điểm )
5 Bài thơ bộc lộ những nỗi lòng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ thương vợ con, tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ sự bình yên của biển đảo ( 0.25 điểm )
6 Gửi gắm thông điệp : con người Việt Nam luôn mang khát vọng hòa bình ( 0.25 điểm )
7 Tình cảm và suy nghĩ của em về những con người đang ở nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ biển trời Tổ Quốc ( 0.5 điểm )
Trang 14- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2 Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3 Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn
thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ
- Điểm 0,25:
+ Trả lời đầy đủ theo cách trên;
+ Diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ
- Điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai ý trên;
+ Nêu các ý khác nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời
Câu 4 Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0 cho một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai phương thức biểu đạt trên;
+ Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5 Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong các cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6 Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi lớn