Thực tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị chủ yếu do chính quyền địa phương quản lý tuy nhiêncác quy định về cơ chế chính sách quản lý, đầu tư xây dựng còn ít, sơ khai chỉmang tí
Trang 1NGUYỄN THÀNH TRUNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ,
ĐẠI KIM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - Năm 2014
Trang 2NGUYỄN THÀNH TRUNGKHÓA: 2012 - 2014
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ
ĐẠI KIM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS MAI THỊ LIÊN HƯƠNG
Hà Nội - Năm 2014
Trang 3Kiến Trúc Hà Nội và xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giáo viênnhà trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và ủng hộ tôi trongsuốt quá trình học tập, hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan mà tác giả cóđiều kiện gặp gỡ, khảo sát và thu thập các thông tin vô cùng quý báu để tácgiả có thể hoàn thành Luận văn này
Tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.Mai Thị Liên Hương đã luôn tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thànhLuận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viêngiúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thành Trung
Trang 4văn của riêng tôi nghiên cứu Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong Luận văn làtrung thực, có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nêu trong Luận văn chưa từng đượccông bố trong bất cứ nghiên cứu nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thành Trung
Trang 5DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Trang 6Hình 1.10 Mặt cắt các tuyến đường nội bộ
Hình 1.15 Sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
năm 2025
Trang 7Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh hoạ
Danh mục bảng, biểu
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Cấu trúc Luận văn 3
NỘI DUNG 4
Chương 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI 4
1.1 Những khái niệm sử dụng trong luận văn 4
1.1.1 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 4
1.1.2 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 4
1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 6
1.2 Giới thiệu chung về khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 7
Trang 8Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 8
1.3 Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội 10
1.3.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mới trênđịa bàn quận Hoàng Mai 111.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một sốkhu đô thị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai 20
1.4 Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 28
1.4.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 281.4.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thịmới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 361.4.3 Một số vấn đề cần giải quyết 38Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠTẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM,HOÀNG MAI, HÀ NỘI 40
-2.1 Vai trò và những đặc tính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
40
2.1.1 Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đô thị 402.1.2 Các đặc tính cơ bản của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 40
2.2 Cơ sở khoa học để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 41
2.2.1 Một số yêu cầu cơ bản đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật 41
Trang 9quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 51
2.3 Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 54
2.3.1 Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị do cấp Bộ ban hành 542.3.2 Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị do UBND thành phố Hà Nội ban hành 582.3.3 Các chỉ tiêu quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 59
2.4 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên thế giới và Việt Nam 61
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Singapore 612.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thịkiểu mẫu Linh Đàm 64Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠTẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM,HOÀNG MAI, HÀ NỘI 65
3.1 Đề xuất giải pháp kỹ thuật để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 65
3.1.1 Khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 653.1.2 Đề xuất giải pháp tổ chức đường đây, đường ống ngầm 663.1.3 Đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống giao thông; thoát nước tạikhu vực làng xóm cũ 71
Trang 10thuật đô thị 77
3.2.1 Chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 77
3.2.2 Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 84
3.2.3 Đề xuất cơ chế phối hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đô thị -Chủ đầu tư - Người dân đô thị 86
3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 88 3.3.1 Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai 88
3.3.2 Đề xuất bổ sung quy định quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 91
3.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội 104
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 107
Kết luận 107
Kiến nghị 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thànhcông của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật Sự pháttriển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đếnphát triển của đô thị Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệuquả khi hạ tầng kỹ thuật đựơc xây dựng đồng bộ và đi trước một bước Do đóviệc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽgóp phần nâng cao chất lượng đô thị tạo lập được các không gian đáp ứng hàihoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần
Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn là một nhiệm vụquan trọng có ý nghĩa sống còn đối với các đô thị Thực tế, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật tại các đô thị chủ yếu do chính quyền địa phương quản lý tuy nhiêncác quy định về cơ chế chính sách quản lý, đầu tư xây dựng còn ít, sơ khai chỉmang tính chung chung, chưa có một chính sách cụ thể phân cấp mạnh chochính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát;đồng thời chưa lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng trong kiểm soát, đánhgiá và quản lý
Để đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá, việc quản lý đô thị nói chung,quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng là công việc hết sức quantrọng Trong những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng chưathực sự đem lại hiệu quả, việc quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị chưađáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.Nguyên nhân chính là do công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch cònnhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém
Cùng với sự phát triển chung của thủ đô, quận Hoàng Mai cũng đangtrong đà phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án xây dựng khu đô thị lớn đã và đang
Trang 12được hình thành theo quy hoạch tổng thể Trong nhiều dự án lớn có dự án khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, nằm ở phía Bắc đường Vành đai 3, phườngĐại Kim, quận Hoàng Mai; với vị trí nằm ở khu vực có tốc độ đô thị hóa caocủa thành phố Hà Nội, đây sẽ là một trong các dự án khu đô thị mới điển hình
Để góp phần cho việc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tốt hơn, tác giảlựa chọn đề tài tiểu luận “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mớiKim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Cụ thể là: Hệthống giao thông; hệ thống cấp thoát nước; thu gom, vận chuyển rác thải
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim,Hoàng Mai, Hà Nội; diện tích nghiên cứu khoảng 26,9 ha; dân số khoảng10.550 người
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; thực trạng công tácquản lý, khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mớiKim Văn - Kim Lũ;
Trang 13- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thịmới Kim Văn - Kim Lũ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đề xuất mô hình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằmquản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ đượchiệu quả
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ giúp cho chính quyền địa phươngcũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lýhiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thịmới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên & môi trường, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ & hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho
cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tớicuộc sống của dân cư khu vực lân cận
Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận & kiến nghị; nội dung chính củaLuận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thịmới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuậtkhu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Trang 14PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM,
HOÀNG MAI, HÀ NỘI 1.1 Những khái niệm sử dụng trong luận văn
- Hệ thống các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới
đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trìnhđầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảngđường thủy)
- Hệ thống các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình
thu nước mặt, nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân nước(đường ống, tăng áp, điều hòa)
- Hệ thống các công trình thoát nước đô thị chủ yếu bao gồm: Cácsông, hồ điều hòa, đê, đập; các cống, rãnh, mương, kênh, máng thoát nước;các trạm bơm cố định hoăc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vàosông hồ
- Hệ thống các công trình thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thảirắn chủ yếu gồm: Trạm trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn
1.1.2 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [14]
Quản lý hệ thống HTKT đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quyhoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành,
Trang 15duy tu sửa cữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánhgiá kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị Việc xây dựng và vận hành
hệ thống HTKT đô thị đòi hỏi những chi phí rất lớn, việc quản lý kém hiệuquả thì sẽ đem lại gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra những món nợkhó trang trải cho ngân sách Nhà nước, gây những tác động nguy hại với môitrường Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống HTKT đô thị không chỉ làvấn đề đối với các nước đang phát triển, mà cũng thu hút sự quan tâm của cácnhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và Chính phủ các nước phát triển
Hệ thống quản lý HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều hành(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định …) nhằm kết nối vàđảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý cơ sởHTKT đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, chính trị
và xã hội Quá trình cải tạo và xây dựng các công trình cơ sở HTKT phải tuântheo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền UBND cấp tỉnh, thành phố đến cấp phường, thị trấn thường là giaocho cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai thác hệ thống HTKT đô thị
Nội dung cơ bản của công tác quản lý và khai thác các công trìnhHTKT đô thị bao gồm: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công sau khi cải tạo và xâydựng công trình; phát hiện các hư hỏng, các sự cố kỹ thuật và có biện phápsửa chữa kịp thời; thực hiện các chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp
để duy trì chức năng sử dụng các công trình theo định kỳ kế hoạch; hợp đồngcung cấp các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin) với các đối tượng cần
sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện các quy định về hành chính cũng như cácquy định về kỹ thuật; phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng vàkhai thác các công trình cơ sở HTKT đô thị Các chủ sử dụng công trìnhHTKT phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và sự hướng dẫn của các
cơ quan quản lý đô thị
Trang 161.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị
a Khái niệm sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà cả chính quyền và cộngđồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
đô thị cho tất cả mọi người
Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ýthức, vị thế cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sửdụng các công trình HTKT sau khi bàn giao
Thực tế cho thấy: Sự tham gia của cộng đồng làm tăng khả năng củangười dân bởi vì khi cùng hợp tác với nhau, nó sẽ làm tăng tự tin và khả năngtrong việc tự giải quyết các vấn đề khó của riêng họ Người dân phải có quyềntham gia vào quá trình ra quyết định vì kết quả của các quyết định đó có ảnhhưởng tới những điều kiện kỹ thuật phục vụ đời sống của họ, đảm bảo vậnhành hệ thống HTKT đô thị tốt hơn
b Các hình thức tham gia của cộng đồng
Cộng đồng có thể tham gia dưới nhiều hình thức: Nhân dân kiểm soát;giao quyền cho các nhóm dân cư; phối hợp giữa cộng đồng và chính quyền;chính quyền trao đổi bàn bạc với các nhóm cộng đồng; chính quyền thông báocho dân biết trước khi ra quyết định; vận động cộng đồng thực hiện
c Phạm vi tham gia của cộng đồng
- Cung cấp thông tin: Tham gia khảo sát, cung cấp thông tin giúp cácnhà quản lý có cơ sở cải tiến việc quản lý hệ thống HTKT đô thị
- Vai trò lãnh đạo: Những người lãnh đạo trong cộng đồng có thể lãnhđạo quá trình tham gia của cộng đồng bởi họ nói điều người dân muốn,
tổ chức các hoạt động, huy động nguồn lực trong các địa bàn cụ thể
- Cung cấp nguồn lực: Con người, tổ chức, vật chất, tài chính
Trang 17- Quản lý, duy trì và bảo dưỡng: Trong quá trình vận hành, khai thác hệthống HTKT, cộng đồng có thể tham gia bằng cách chịu trách nhiệm hoàntoàn việc quản lý và duy trì hệ thống HTKT tại khu đô thị.
- Giám sát và đánh giá: Các thành viên và người lãnh đạo trong cộngđồng phải thường xuyên giám sát, đánh giá toàn bộ cơ sở HTKT đô thị (thiết
kế, thi công xây dựng và vận hành hiệu quả)
1.2 Giới thiệu chung về khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
1.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên khu đô thị mớiKim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
a Vị trí và giới hạn khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (xem Hình 1.1)
Hình 1.1 Vị trí khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ [Nguồn: QHCT 1/2000
quận Hoàng Mai]
Khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội;thuộc địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai; diện tích: 269.025m2;ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Tây Bắc giáp khu đô thị mới Đại Kim;
Trang 18+ Phía Đông giáp đường Kim Giang và sông Tô Lịch;
+ Phía Nam giáp đường Vành đai 3, Viện y học cổ truyền Quân đội vàTrung tâm kiểm định Quốc gia sinh phẩm y học
b Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ trước đây chủ yếu là ruộng canh tác vàkhu vực dân cư hiện có thuộc thôn Kim Văn và thôn Kim Lũ, có địa hìnhtương đối bằng phẳng Cao độ nền khu vực làng xóm khoảng từ 6,1m - 6,8m,khu ruộng canh tác khoảng từ 4,0m - 5,5m
c Đặc điểm khí hậu
Khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ có chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội;
cụ thể trong năm có 02 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh
- Mùa nóng từ tháng 4 - tháng 10; hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam;nhiệt độ lên tới 38°C - 39°C Mùa nóng đồng thời là mùa mưa bão, tập trung từtháng 7 - tháng 9; lượng mưa trung bình năm là 1470mm
- Mùa lạnh từ tháng 11 - tháng 3; hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc;nhiệt độ trung bình khoảng 23°C, thấp nhất có lúc tới 6°C - 8°C
- Độ ẩm trung bình năm là 84,5%
d Đặc điểm địa chất công trình, địa chất thuỷ văn
Khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ nằm trong vùng địa chất I-1b và II-2b.Điều kiện địa chất của khu vực ít thuận lợi cho xây dựng công trình
Khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ có sông Tô Lịch chảy qua ở phía Đông, cóchiều dài khoảng 1000m, đây là tuyến sông đầu mối thoát nước của thành phố
1.2.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
-a Quy mô dân số khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ
Quy mô dân số của khu đô thị khoảng 10.550 người (được nêu trongBảng 1.1):
Trang 19Bảng 1.1 Chi tiết phân bố dân cư trong khu đô thị [Nguồn: QHCT khu ĐTM
Kim Văn - Kim Lũ]
Bảng 1.2 Tổng hợp chức năng sử dụng đất [Nguồn: QHCT khu ĐTM
Kim Văn - Kim Lũ]
(m2)
Tỷ lệ (%)
Trang 20Stt Chức năng sử dụng đất Diện tích
(m2)
Tỷ lệ (%)
Để đánh giá hệ thống HTKT của các khu ĐTM trên địa bàn quậnHoàng Mai, tác giả Luận văn lựa chọn đánh giá hệ thống HTKT một số khuĐTM đã được xây dựng như: Định Công, Linh Đàm, Đại Kim - Định Công;
đó là những khu ĐTM được cho là hiện đại và đồng bộ trong số các đô thịhiện nay tại quận Hoàng Mai, đã được thi công, đưa vào sử dụng Các đô thị
có vị trí gần nhau, cùng đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, vị tríxen kẽ với các khu dân cư cũ, đều được kỳ vọng là đô thị kiểu mẫu của môitrường sống hiện đại, tiện nghi tuy nhiên sau quá trình sử dụng đã phát sinhnhững nhược điểm (xem Hình 1.2)
Trang 21Hình 1.2 Sơ đồ vị trí các khu đô thị nghiên cứu [24]
1.3.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mới trênđịa bàn quận Hoàng Mai
a Hiện trạng hệ thống giao thông
- Chất lượng công trình giao thông:
Mạng lưới đường giao thông trong các khu đô thị chủ yếu là đườnggiao thông nội bộ Mặt cắt từ 7,5m - 13,5m, gồm lòng đường và vỉa hè đãhoàn thiện theo đúng quy hoạch; tuy nhiên, sau thời gian sử dụng đã phát sinhnhiều vấn đề (xem Hình 1.3):
+ Mặt đường nhiều tuyến xuống cấp, hư hỏng do các phương tiện quátải trọng hoạt động thường xuyên
Trang 22+ Vỉa hè trên một số tuyến đã hư hỏng bong tróc, lún sụt; thường bị các
hộ dân lấn chiếm trở thành nơi kinh doanh; một số đoạn đã bị thay đổi cốtcũng như kết cấu bề mặt phục vụ mục đích sử dụng riêng
+ Bó vỉa, bó gốc cây đứt gẫy, trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt,phế liệu xây dựng; chiều cao bó vỉa không đúng quy cách không thuận tiệncho các phương tiện ra vào công trình, thiếu các điểm hạ hè do vậy người dân
đã tự động cải tạo lại bó vỉa và các điểm hạ hè, lấn chiếm lòng đường, cản trởgiao thông, gây mất mỹ quan đô thị
Hình 1.3 Đường giao thông nội bộ khu đô thị Linh Đàm
+ Các khu đô thị tổ chức giao thông theo kiểu bàn cờ, có rất nhiều điểmgiao cắt, nhiều đoạn rẽ Tuy nhiên, hầu như trong các khu đô thị đều không
có biển báo giao thông hay hệ thống giảm tốc giữa các điểm giao cắt, do đótình trạng mất an toàn giao thông thường xuyên xảy ra Nhiều tuyến khôngđược cắm biển hạn chế tải trọng nên những xe tải có trọng tải lớn vẫn ùn ùnkéo nhau lưu thông “góp phần” phá hủy kết cấu mặt đường cũng như gây ùntắc giao thông nghiêm trọng
Trang 23+ Các khu đô thị được đầu tư đồng bộ hệ thống HTKT tuy nhiên sauthời gian sử dụng vẫn xẩy ra hiện tượng đào đường, đào hè để sửa chữa, bổsung các đường ống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc; công tác hoàn trảmặt đường, vỉa hè không được giám sát chặt chẽ gây ảnh hưởng đến kết cấuđường giao thông, các công trình HTKT khác và vệ sinh môi trường khu vực.
+ Các khu đô thị nằm xen kẽ với khu vực làng xóm cũ, cốt cao độđường khu đô thị chênh cao hoặc thấp hơn hẳn so với cốt cao độ đường khuvực làng xóm cũ (20cm - 40cm) làm cho hệ thống HTKT không thể khớp nốiđồng bộ với khu vực lân cận (xem Hình 1.4)
Hình 1.4 Kết nối giao thông trong khu đô thị Đại Kim - Định Công
- Kết nối khu đường nội bộ với đường khu vực và thành phố:
Vấn đề thường thấy ở các khu đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai làviệc kết nối với hệ thống đường khu vực và thành phố còn hạn chế, đườnggiao thông khu đô thị dường như chỉ xây dựng để phục vụ riêng cho đô thị,tạo cho đô thị trở nên biệt lập và không có sự gắn kết với với bên ngoài;hầu hết các khu đô thị chưa hoàn thiện công tác đấu nối với hệ thống giaothông khu vực và thành phố Nguyên nhân do các tuyến đường khu vực, thànhphố chưa được đầu tư hoặc CĐT khu đô thị chưa hoàn thành đấu nối
Trang 24Hình 1.5 Hiện trạng phố Định Công - Lối vào khu đô thị Định Công
Hình 1.6 Nút cổ chai phố Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng
b Hiện trạng hệ thống cấp nước, thoát nước
- Hệ thống cấp nước: Nguồn cấp nước cho các đô thị phía tây đường
Giải Phóng là nguồn nước sạch của thành phố do Công ty cô phần đầu tư xây
Trang 25dựng và Kinh doanh nước sạch VIWACO quản lý, cơ bản đáp ứng nhu cầudùng nước người dân.
Mạng lưới cấp nước là các tuyến ống phân phối D200, D150, D100,D80 được trôn trực tiếp trên hè, chạy dọc theo các tuyến đường Nước sạchtại các khu đô thị bị thất thoát ở mức độ cao do hư hỏng đường ống làm rò rỉnước sạch; nguyên nhân là do các đơn vị đào, đục hệ thống giao thông, vỉa hè
để lắp đặt bổ sung, sửa đường ống ngầm gây vỡ đường ống
- Hệ thống thoát nước: Bao gồm hệ thống thoát nước mưa và thoát
nước thải được xây dựng riêng biệt theo nguyên tắc tự chảy; xây dựng đúngquy hoạch về khẩu độ, chiều dài, hướng thoát, cao độ đáy cống, đáy ga
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ tại bể phốt được thu gom vào
hệ thống thoát nước thải riêng biệt Các khu đô thị chưa có khu xử lý nướcthải riêng; nước thải này sau khi chảy riêng biệt từ khu đô thị ra ngoài hàngrào thì lại đấu nối vào nhau một cách gián tiếp, thường chảy vào một hồ điềuhòa nào đó trong khu đô thị hoặc chảy vào cống thoát nước của thành phố.Chất lượng nước thải khu đô thị ít được thanh kiểm tra tiêu chuẩn nước thảisạch do đó nước thải chảy tự do vào kênh rạch hiện có làm tăng sự ô nhiễmmôi trường đô thị
Hệ thống thoát nước khu đô thị được thiết kế xây dựng phục vụ chỉriêng cho khu đô thị Việc đấu nối với hệ thống bên ngoài hoặc việc phân chialưu vực còn có nhiều hạn chế Trên thực tế, cốt cao độ san nền khu đô thịcao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với các khu dân cư cũ Hệ thống thoát nướcnhìn chung chưa có sự khớp nối đồng bộ với hệ thống thoát nước khu vực
c Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Việc thu gom CTR trong các khu đô thị nói chung được thực hiện chủyếu bằng thủ công, sau đó vận chuyển đến các bãi xử lý tập trung của Hà Nội
Trang 26Phương thức thu gom CTR phổ biến ở các khu đô thị vẫn là thu gom
sơ cấp và thu gom thứ cấp:
+ Thức thu gom CTR sơ cấp (từ nơi phát sinh đến điểm tập trung CTR)dùng xe đẩy tay 3 bánh đi qua các nhà đang bộc lộ hạn chế: Phương tiện cũ
kỹ và lạc hậu, bị dò nước & rỉ rác trong quá trình đẩy xe đi thu gom; các xeđẩy tay thường chở quá tải làm cho rác bị rơi vãi dọc tuyến đường thu gom;người dân chỉ được đổ rác 01 ngày/lần, nhiều khi muốn dọn rác không có chỗ
để đổ nên cứ cho vào túi nilon rồi vứt ra đường; trên dọc vỉa hè các khu phốnội bộ các khu đô thị xuất hiện nhiều CTR không được thu gom Bên cạnh đó,
do ý thức của người dân đô thị chưa cao nên lượng rác thải phát sinh khôngđược thu gom mỗi ngày rất lớn gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu đếnmôi trường
+ Thu gom thứ cấp (từ điểm tập trung đến trạm trung chuyển CTR)hiện thường dùng các xe nén ép có dung tích lớn từ 8m3 - 15m3, thậm chí đến20m3 gây ra những hạn chế: Xe chỉ đi thu gom được trên những đường lớnnên CTR từ các hộ gia đình trong ngõ phải vận chuyển khá xa để ra đườnglớn đến điểm tập kết CTR; xe chỉ được phép hoạt động trong một số giờ nhấtđịnh do đó CTR bị tồn đọng trong đô thị
Bảng 1.3 Chất thải rắn đô thị phát sinh các năm 2009 - 2010 và
dự báo đến năm 2025 (Nguồn: TCMT tổng hợp, năm 2011)
Dân số đô thị (triệu người) 25.5 26.22 35 44 52
% dân số đô thị so với cả nước 29.74 30.2 38 45 50Chỉ số phát sinh chât thải rắn
đô thị (kg/người/ngày) 0.95 1.0 1.2 1.4 1.6
Tổng lượng chất thải rắn đô thị
phát sinh (tấn/ngày) 24.225 26.224 42.0 61.6 83.2
Trang 27Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện thu gom, phân loại rác ngaytại các khu dân cư nhưng hiện nay mô hình này vẫn chưa được triển khai rộngrãi vì nhiều lý do như:
+ Chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở
hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện
+ Sau khi người dân phân loại, CTR lại bị đổ chung vào cùng một xevận chuyển; các đô thị chưa quy hoạch các điếm tập kết CTR công nhân thugom thấy nơi nào thuận tiện thì sử dụng làm nơi thu gom, trung chuyển làmmất vệ sinh & mỹ quan đô thị; tỷ lệ người dân tham gia phân loại rác chỉchiếm khoảng 70%, một số người tham gia cũng thực hiện chưa tốt, ít thấycác thùng rác công cộng tại các khu đô thị (xem Hình 1.7)
Hình 1.7 Thu gom rác tại phố Trần Điền - Khu đô thị Định Công
Một vấn đề rất lớn nữa vẫn tồn tại ở các khu đô thị hiện nay là dù đượcđánh giá cao về vệ sinh môi trường; tuy nhiên do là khu vực đang phát triểnnên vẫn có hoạt động xây dựng; đây là nguồn thải CTR xây dựng rất lớn,gây ô nhiễm môi trường bụi, tiếng ổn gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của
cư dân đô thị và cư dân khu vực lân cận
Trang 28d Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mớitrên địa bàn quận Hoàng Mai.
Hệ thống HTKT tương đối đầy đủ; đã hình thành mạng lưới giao thôngcùng với các công trình HTKT khác đi kèm như: Cấp nước, thoát nước mưa,thoát nước thải đã được hạ ngầm một số công trình HTKT; quy mô, côngxuất của các công trình được tính toán phù hợp; cơ bản đáp ứng được nhu cầu
của dân cư đô thị Bên cạnh những ưu điểm kể trên, các khu đô thị trên
địa bàn quận Hoàng Mai còn tồn tại rất nhiều những nhược điểm như:
+ Hệ thống HTKT đô thị chưa kết nối được với hệ thống HTKT củakhu vực và thành phố Chưa có sự khớp nối HTKT giữa khu vực xây dựngmới và khu vực làng xóm cũ Chính vì vậy mặc dù đã hình thành mạng lướithoát nước tuy nhiên tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xẩy ra khi có mưa lớn tạicác đô thị đặc biệt là khu vực làng xóm cũ
+ Các công trình HTKT chủ yếu được chôn trực tiếp dưới vỉa hè cáctuyến, chưa được tích hợp vào một hệ thống; chưa có biện pháp quản lý, khaithác gây khó khăn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa vì vậy những hư hỏng phátsinh không được kịp thời xử lý; vẫn còn tồn tại một số đường dây nổi phátsinh do quá trình sử dụng
+ Một số khu đô thị đã có mạng lưới tuynen, hào kỹ thuật nhưng nhữngmạng lưới này chưa đồng bộ với nhau; việc xây dựng mang tính chất tự phát,riêng lẻ, không đồng bộ để kết nối với đường cũ, đường hiện trạng, đườngchính và trục chính của thành phố do vậy chưa phát huy hiệu quả xứng tầmvới kỳ vọng đầu tư cũng như kinh phí bỏ ra
+ Các khu đô thị không có hệ thống xử lý nước thải riêng Công trìnhthoát nước mưa và nước thải được đầu tư riêng trong các khu đô thị nhưngkhi chảy vào hệ thống thoát nước thành phố lại gộp lại gây ô nhiễm môi
Trang 29trường khu vực xung quanh đô thị mà người dân khu vực làng xóm cũ lànhững người phải gánh chịu những tác động xấu đó.
+ Các khu đô thị chưa có quy hoạch, xây dựng các điểm tập kết CTR;phương thức thu gom, vận chuyển CTR cũ bộc lộ nhiều bất cập, làm phát sinhnhiều CTR sinh hoạt không được thu gom gây mất mỹ quan đô thị và mất vệsinh môi trường
+ Cư dân đô thị luôn phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn về phídịch vụ cao, thiếu các không gian cây xanh, không gian giao tiếp công cộng.Bên cạnh đó, do tồn tại bên cạnh các làng xóm cũ tạo thành sự tương phảntrong không gian giữa hai khu vực, làm cho mâu thuẫn giàu nghèo càng trởnên sâu sắc Hệ thống các công trình dịch vụ công cộng trong các khu ĐTMphần lớn đều mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị do vậyngười dân ở các khu vực làng xóm cũ không được hưởng những tiện nghi từcác khu đô thị mang lại, ngược lại họ còn phải chịu đựng những tác động xấu
từ việc đầu tư xây dựng khu đô thị: Mất đất ở, mất đất canh tác, lụt lội,
ô nhiễm môi trường sống gây tâm lý thù địch, chống đối từ phía người dânvới chủ đầu tư các khu ĐTM
Công tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống HTKT khu đô thị chưa đượcthực hiện thường xuyên
Qua việc nghiên cứu hiện trạng hệ thống HTKT các khu đô thị hiện cótrên địa bàn quận Hoàng Mai chúng ta thấy rằng còn rất nhiều bất cập thể hiện
sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch xây dựng hệ thống HTKT, sự thiếu hiện đại
so với các nước trong khu vực và trên thế giới Do đó, yêu cầu cải tiến quátrình thiết kế và thi công hệ thống HTKT, đổi mới công tác quản lý HTKTtrong các khu đô thị là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xâydựng, quản lý, khai thác vận hành các khu đô thị
Trang 301.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một sốkhu đô thị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai
a Thực trạng công tác đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đôthị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai
Quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng khu đô thị, các CĐT không tổ chứcđối thoại với cộng đồng dân cư giới thiệu về dự án và những lợi ích mà dự ánđem lại do vậy cộng đồng dân cư không nhận được thông tin về dự án, khôngthấy được những lợi ích mà họ có thể thụ hưởng khi dự án hoàn thành
Trong công tác giải phóng mặt bằng, mục tiêu giải phóng mặt bằngnhanh gọn, ít tốn kém được các CĐT quan tâm nhiều hơn so với mục tiêu đền
bù sao cho người chịu ảnh hưởng khôi phục được mức sống ban đầu do vậylợi ích của cộng đồng dân cư bị giải phóng mặt bằng không được đảm bảo;giữa CĐT và người dân không tìm được tiếng nói chung dẫn đến nhữngvướng mắc không thể giải quyết trong công tác giải phóng mặt bằng; các dự
án xây dựng HTKT không thể triển khai khi chưa có mặt bằng và thườngchậm tiến độ so với dự kiến ban đầu
Quá trình triển khai đầu tư xây dựng công trình HTKT, các CĐTthường né tránh thực hiện các dự án chỉnh trang hệ thống HTKT tại khu vựclàng xóm cũ, hệ thống HTKT ở khu vực xây dựng mới và khu vực làng xóm
cũ không thể khớp nối đồng bộ; người dân khu vực làng xóm cũ không nhữngkhông được thụ hưởng những lợi ích từ dự án lại phải nhận thêm những tácđộng tiêu cực: Ngập lụt, ô nhiễm môi trường vì vậy họ thường có tâm lýchống đối, thù địch với CĐT các dự án khiến công tác giải phóng mặt bằnggặp nhiều khó khăn gây, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư xây dựng HTKT đô thị
Các CĐT đều mong muốn thu được lợi ích nhanh nhất từ dự án do đó
họ thường đẩy nhanh việc đầu tư HTKT tại những khu vực có sẵn mặt bằng;song song với đó họ cũng tiến hành đầu tư xây dựng công trình để khai thác
Trang 31và thu hồi vốn; khu vực khó khăn giải phóng mặt bằng thường được rào lại đểthực hiện giai đoạn sau Khi công tác gải phóng mặt băng không đạt kết quảnhư mong muốn, CĐT thường có xu hướng xin điều chỉnh quy hoạch nhằmtạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc giải phóng mặt bằng và tăng thêm lợinhuận từ dự án để cân đối lợi ích với người dân; chính công tác điều chỉnhquy hoạch đã làm chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng HTKT.
b Thực trạng kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mớitrên địa bàn quận Hoàng Mai
Các khu đô thị đều được xây dựng và quản lý theo quy hoạch; công tácđầu tư, xây dựng hạ tầng tại các khu đô thị đã bắt đầu có bài bản, từng bướcđồng bộ, hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành Tuy nhiên, bất cập lớn là
sự thiếu đồng bộ giữa HTKT trong khu đô thị với HTKT bên ngoài mà cụ thể
là sự liên thông và kết nối giao thông, thoát nước mưa, nước thải, thu gomrác thải Các khu đô thị phát triển không có sự gắn kết với nhau trong mộtquy hoạch tổng thể chung
Công tác đầu tư hoàn thiện hệ thống HTKT đô thị chưa được quan tâmđúng mức; dự án đầu tư hệ thống HTKT thường gặp nhiều vướng mắc đặcbiệt là vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng;
hệ thống HTKT đô thị không được các CĐT ưu tiên thực hiện do yêu cầukinh phí lớn, khả năng tài chính của một số CĐT hạn chế; tốc độ xây dựngcác công trình HTKT còn chậm; nhiều khu đô thị đang trong quá trình triểnkhai dở dang Đặc biệt, có nhiều khu đô thị dù sắp hoàn thành các hạng mụcnhà ở cao tầng, thấp tầng, song cơ sở HTKT trong phạm vi dự án vẫn chưahoàn thiện, khiến người dân gặp khó khăn hoặc không muốn chuyển đến sinhsống Một số khu đô thị khác dù chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa đầu tưxây dựng hạ tầng song các CĐT vẫn tiến hành mở bán sản phẩm, huy độngvốn từ khách hàng
Trang 32Nhiều khu đô thị được xây dựng khá đồng bộ các công trình HTKT bêntrong ranh giới đất được giao, còn bên ngoài dự án tồn tại nhiều bất cập; cáccông trình HTKT bên ngoài dự án chưa được đầu tư dẫn tới sự khớp nối giữacác công trình HTKT bên trong và bên ngoài hàng rào chưa có hoặc nếu cócũng mang tính chất tạm thời, không được tuân thủ nghiêm chỉnh đồ án quyhoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cao độ nền trong khu đô thị caohơn hoặc thấp hơn khu vực xung quanh, trong khi đó không có sự khớp nối hệthống thoát nước gây hậu quả ngập úng khu vực dân cư liền kề hoặc ngập úngtại chính khu vực đô thị.
Do không kết nối được với hệ thống HTKT khu vực và thành phố dẫnvới hệ thống HTKT các khu đô thị manh mún, độc lập với nhau gây hậu quảách tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường sống và nhiềuvấn đề nảy sinh khác chưa thể lường trước
c Thực trạng cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đôthị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai
Chủ đầu tư khu đô thị là đơn vị có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiếtkhu vực dự kiến xây dựng đô thị; hoàn thiện các thủ tục đầu tư và đất đai;
tổ chức triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư đảm bảo tiến độ; đầu tưđồng bộ hệ thống HTKT hoàn thiện theo phạm vi dự án; thực hiện cải tạochỉnh trang đối với phần đất công trình xây dựng hiện có; cung cấp hồ sơ,thông tin, số liệu HTKT cho các CĐT cấp 2; tổ chức bảo dưỡng, duy tu côngtrình HTKT trong quá trình vừa hoàn thiện HTKT vừa khai thác công trình;quản lý tổng thể việc đầu tư và xây dựng các công trình thuộc dự án; khớp nốiđồng bộ hệ thống HTKT của dự án theo đúng quy hoạch; hướng dẫn các chủđầu tư thứ cấp xây dựng công trình theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt,các quy định về quản lý đầu tư xây dựng…
Trang 33Sau khi hoàn thành công tác đầu tư xây dựng hệ thống HTKT, các CĐTkhu đô thị có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hệ thống HTKT cho thành phố vàchính quyền địa phương quản lý theo quy định Riêng đối với các công trìnhdịch vụ đô thị như: Cấp điện, cây xanh, chiếu sáng thì các CĐT được phéptrực tiếp khai thác quản lý nếu đủ năng lực được thành phố cho phép hoặcbàn giao cho các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị tư nhân chuyên ngànhthực hiện theo chính sách xã hội hóa để tổ chức quản lý, khai thác dưới sựquản lý của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là đơn vị làm CĐTcủa khá nhiều khu đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai; đã thành lập công tychuyên trách thực hiện nhiệm vụ tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành và khai
thác cơ sở hạ tầng khu đô thị (Công ty TNHH một thành viên nhà ở và khu đô
thị - HUS) Đối với các dự án đô thị Linh Đàm, Định Công đã cơ bản hoàn
thành, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã bàn giao toàn
bộ hệ thống HTKT cho thành phố và chính quyền địa phương quản lý theoquy định Một số công trình dịch vụ đô thị như: Cây xanh đô thị, thu gom,vận chuyển CTR tiếp tục được Công ty HUS vận hành, khai thác do trúngthầu khai thác, vận hành với UBND thành phố Các dự án khu đô thị đangtriển khai khác do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị làm chủ đầu tưđược giao cho Công ty HUS quản lý vận hành, khai thác theo quy định
Hệ thống HTKT các khu đô thị còn lại trên địa bàn quận Hoàng Maiđều do các CĐT khu đô thị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác thông quacác ban quản lý dự án của CĐT thành lập Nguyên nhân là do quá trình đầu tưxây dựng đô thị vẫn chưa hoàn thành
Trên thực tế, các CĐT thường chỉ tập trung vào công tác đầu tư xâydựng công trình mà không quan tâm đến công tác quản lý khai thác, vận hành,bảo dưỡng hệ thống công trình HTKT đã đầu tư ở giai đoạn trước khiến cho
Trang 34công trình HTKT xuống cấp nhanh chóng, phát sinh nhiều sự cố hư hỏng,
hệ thống HTKT trở nên chắp vá, không đạt hiệu quả như tính toán ban đầu
Các đơn vị CĐT cấp 1 thiếu trách nhiệm quản lý với các CĐT thứ cấp
Dự án do CĐT thứ cấp thực hiện không tuân thủ các chỉ tiêu hạ tầng đã đượcphê duyêt gây tác động tiêu cực tới hệ thống HTKT đã được đầu tư trước đó
vì vậy các công trình HTKT thường xuống cấp nhanh chóng
Các đơn vị chủ đầu tư thường có xu hướng bàn giao hệ thống HTKTcho thành phố và chính quyền địa phương quản lý ngay sau khi hoàn thànhđầu tư nhằm thoái bỏ trách nhiệm bảo hành, bảo trì công trình Chính quyềnđịa phương và các đơn vị chuyên ngành nhận bàn giao quản lý hệ thốngHTKT thường gặp rât nhiều khó khăn trong công tác quản lý, duy tu hệ thốngHTKT khu đô thị bởi khối lượng sửa chữa và kinh phí thực hiện lớn
d Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của chínhquyền địa phương
- Công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Trong những năm qua, quận Hoàng Mai đã phát triển nhanh trong lĩnhvực quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị, diện mạo đô thị thay đổi khôngngừng và ngày càng khang trang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngngười dân trên địa bàn UBND quận Hoàng Mai đã rất nỗ lực trong việchoàn tất “phủ kín” quy hoạch 1/500 trên toàn địa bàn để làm cơ sở cho việcquản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; tuy nhiên vẫn còn một số hạnchế do nhiều nguyên nhân trong đó vấn đề bất cập, vướng mắc trong việcquy hoạch, xây dựng phát triển đô thị:
+ Công tác thực hiện còn dàn trải; chưa xác định được thứ tự ưu tiên
và tính chất của từng loại đồ án quy hoạch; chủ yếu thực hiện lập quy hoạch
sử dụng đất, chưa trú trọng lập quy hoạch chuyên ngành HTKT; chưa đảmbảo được tiến độ hoàn tất các đồ án quy hoạch Hơn nữa, chi phí cho công
Trang 35tác lập quy hoạch trên toàn địa bàn là không nhỏ, quá nhiều đồ án thực hiệncùng lúc trong lúc nguồn lực chưa đảm bảo, nguồn kinh phí hạn hẹp cũnglàm cho tiến độ phê duyệt bị ảnh hưởng.
+ Nội dung quy hoạch chưa có tính khả thi cao, sự tham gia của cộngđồng người dân và các thành phần kinh tế còn hạn chế nên chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tế phát triển của địa phương Trong quá trình lập quyhoạch còn cứng nhắc, rập khuôn, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn; không ít cácđơn vị tư vấn lập quy hoạch khảo sát, nghiên cứu chưa kỹ, thấu đáo điều kiện
tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng, nguồn lực địa phương, nhiều dự báochưa có cơ sở hoặc tính khả thi thấp nên chất lượng của các đồ án quy hoạchcòn hạn chế, dẫn đến đầu tư dàn trải, trùng lặp và chưa phát huy hiệu quả
Thực trạng phát triển đô thị trong thời gian vừa qua đã cho thấy nhữngthiếu sót lớn còn tồn tại trong công tác quản lý Không ít đồ án quy hoạch đãđược cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kế hoạch triển khai toàn diệncác nội dung quy hoạch, hoặc đã thực hiện nhưng nội dung quy hoạch khôngkhả thi, tiến độ kéo dài, dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” Nhiều đồ án quyhoạch triển khai thực hiện, hiện trạng các công trình HTKT không đảm bảonhư hạ tầng giao thông khu vực chưa được đầu tư và cũng chưa có kế hoạchđầu tư xây dựng tương ứng nên khi xây dựng xong khu đô thị không thể kếtnối với hệ thống HTKT khu vực dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bất cập làkhông tránh khỏi tuy nhiên các cơ quan quản lý cũng không có cơ sở pháp lý
để hạn chế hoặc từ chối các nhà đầu tư xin thực hiện dự án
Phần lớn cơ quan quản lý nhà nước chỉ mới xem các đồ án quy hoạchđược duyệt là căn cứ pháp lý để cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theoquy hoạch, nhưng chưa có kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện các nội dungquy hoạch, có phân kỳ đầu tư xây dựng và phê duyệt để thực hiện, cũng như
có cơ sở đánh giá việc thực thi quy hoạch một cách khoa học nhằm điều
Trang 36chỉnh, sửa đổi mang tính khả thi hơn và đảm bảo hiệu lực thời gian rà soát,điều chỉnh quy hoạch theo luật định.
- Quản lý sử dụng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Các nội dung về quản lý sử dụng và khai thác công trình HTKT đượccác đơn vị thực hiện tốt, như: Công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công xâydựng công trình; các hư hỏng được phát hiện và có biện pháp sửa chữa tươngđối kịp thời, đảm bảo cho công trình được vận hành; chế độ duy tu, bảodưỡng hệ thống HTKT được quan tâm thực hiện; thủ tục ký kết hợp đồng,thanh toán kinh phí sử dụng các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin )được các đơn vị quản lý chuyên trách thực hiện khá tốt và từng bước cải thiệntheo xu hướng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân
Các tác động vào hệ thống HTKT đều được quản lý chặt chẽ như việcđấu nối hệ thống cấp nước, thoát nước thải, sử dụng vỉa hè Việc quản lý sửdụng đúng mục đích các công trình HTKT, nhất là các công trình dịch vụcông cộng được kiểm tra thường xuyên, các hiện tượng vi phạm được kiểmtra, xử lý kịp thời
Tuy vậy, do mặt bằng chung chất lượng hệ thống công trình HTKT trênđịa bàn quận Hoàng Mai rất thấp; các khu vực dân cư cũ còn tồn tại nhiềucông trình HTKT đã xuống cấp trầm trọng; do đó nguồn vốn đầu tư xây dựng,cải tạo hệ thống HTKT hàng nằm chủ yếu tập trung cho các khu vực dân
cư cũ Các công trình HTKT nhận bàn giao từ các khu đô thị mới, khu nhà ở
ít nhận được sự quan tâm đúng mức từ chính quyền địa phương; công tácquản lý, duy tu bảo dưỡng không được thực hiện thường xuyên vì vậy côngtrình nhanh chóng xuống cấp
Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình HTKT như giaothông, cấp nước, thoát nước… còn chồng chéo, phân tán mà chưa tập trungcho một đơn vị đầu mối thực hiện, nên hiệu quả thấp, thời gian kéo dài ảnh
Trang 37hưởng đến sinh hoạt của người dân Tình trạng vi phạm quy định về quản lýđầu tư và xây dựng trong các công trình HTKT còn xảy ra, nhất là việckhông tuân thủ quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; năng lực các nhàthầu yếu, chất lượng các công trình HTKT kém, tuổi thọ thấp so với thiết kế.Chính quyền địa phương phần nào chưa tự chủ về tài chính nên thụđộng trong việc lập kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thốngHTKT hoặc có kế hoạch nhưng còn dàn trãi, thiếu tập trung, tổ chức quản lýđầu tư xây dựng chưa hiệu quả Chưa thực hiện phê duyệt kế hoạch phân kỳxây dựng để tổ chức hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hiệu quả.
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống HTKT hiện nay hạn chế;đầu tư cho HTKT lại chậm và lâu trong việc thu hồi vốn nên tính hấp dẫn củađầu tư HTKT không cao, đầu tư tư nhân mới chỉ chiếm phần nhỏ trong tổngvốn đầu tư vào HTKT Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực HTKT chủ yếu là từngân sách Nhà nước và vốn ODA Tình hình không có vốn, thiếu vốn đầu tưxây dựng mới, thiếu vốn cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng là một trongnhững nguyên nhân làm chậm tiến độ xây dựng các công trình HTKT Nhiềucông trình đang hoạt động nhưng do chưa có hoặc không đủ kinh phí duy tu,bảo trì nên xuống cấp nhanh, hư hỏng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấtlượng vận hành
Sự tham gia, chia sẻ của người dân và cộng đồng trong việc đóng gópxây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng HTKT cònhạn chế
- Phân cấp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Phân cấp quản lý giao thông: UBND quận Hoàng Mai quản lý, bảo trìcác đường ngõ, ngách và đường đô thị cấp nội bộ trên địa bàn Quản lý, bảo
trì hè đường trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do thành phố thống nhất
quản lý cả hè và đường) Cấp phép đào lòng đường, hè đường để thi công các
Trang 38công trình trên các tuyến đường và trên các hè phố do quận quản lý UBNDcác phường quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trên địa bàn choviệc cưới, việc tang.
Phân cấp quản lý cấp nước sạch: Thành phố quản lý cấp nước sạch trênđịa bàn toàn quận Hoàng Mai; phân cấp quản lý thoát nước: UBND các quậnHoàng Mai quản lý thoát nước ngõ, ngách, trong khu dân cư và các tuyếncống rãnh thoát nước còn lại trên địa bàn
Phân cấp quản lý vệ sinh môi trường: UBND quận Hoàng Mai quản lýthu gom, vận chuyển rác thải, duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn và một
số tuyến đường theo danh mục thành phố phê duyệt Chịu trách nhiệm đầu tưxây dựng khu tập kết rác tại các phường trên địa bàn
Mặc dù công tác quản lý hệ thống HTKT đã được thành phố phân cấpđến từng địa phương, đơn vị tuy nhiên sự phối hợp giữa chính quyền địaphương và các Sở quản lý chức năng của thành phố, các đơn vị quản lýchuyên ngành trong công tác quản lý hệ thống HTKT vẫn còn nhiều bất cập;nhiều đơn vị quản lý chuyên ngành không nhất quán về cách quản lý dẫn đếntình trạng “cha chung không ai khóc”, công tác quản lý chồng chéo, thiếuđồng nhất về mô hình và phương pháp quản lý
1.4 Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
1.4.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
-a Hiện trạng hệ thống giao thông
- Mạng lưới đường đô thị (xem Hình 1.8):
+ Đường chính khu vực phía Tây Bắc chiều dài khoảng 746m; kết cấumặt đường nhựa, mặt cắt ngang điển hình rộng 30m Đoạn đi qua đình vua Lêmặt cắt ngang được mở rộng 27,8m - 41,5m (xem Hình 1.9)
Trang 39Hình 1.8 Hệ thống giao thông khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ [Nguồn:
QHCT tỷ lệ 1/500 khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ]
Trang 40Hình 1.9 Mặt cắt tuyến đường khu vực phía Tây Bắc [Nguồn: QHCT tỷ lệ
1/500 khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ]
+ Đường nội bộ khu vực xây dựng mới (xem Hình 1.10):
Tuyến đường 21,5m: Phía Nam khu vực; chiều dài khoảng 412m;nối khu đô thị mới Đại Kim ở phía Tây sang khu đô thị và đấu nối với đườngvành đai 3; kết cấu mặt đường nhựa, mặt cắt ngang 21,5m
Tuyến đường nội bộ khác kết cấu mặt đường nhựa, mặt cắt ngang13,5m - 17,5m