TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚInữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình,báo, tạp chí, chúng tôi muốn tìm hiểu sự ảnh hưởng của các mô tả nóitrên tới quá trình xã
Trang 1TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚI
nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình,báo, tạp chí, chúng tôi muốn tìm hiểu sự ảnh hưởng của các mô tả nóitrên tới quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội
Trang 22 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lý thuyết Xã hội họcchuyên biệt như: Xã hội học Giới, Xã hội học Gia đình, Xã hội họcTruyền thông đại chúng
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu
về Giới và các nhà Truyền thông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về quátrình xã hội hoá vai trò giới, nhằm góp phần hướng tới một cách nhìnbình đẳng hơn đối với vai trò của nam giới và nữ giới trên các phươngtiện truyền thông đại chúng
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng
4.2 Khách thế nghiên cứu
Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: sách báo, tạp chí khoahọc và một số trang web
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
Trang 35 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tịên truyền
thông đại chúng đều bị hạn chế, họ thường được môt tả với vai trò làngười nội trợ hơn là trong những công việc xã hội
Giả thuyết 2 : Các phương tiện truỷền thông đại chúng có vai trò
quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhất là ở giai đoạn
vị thành niên
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các lý thuyết áp dụng
1.1.1.1 Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hoá giới là lý thuyết
phân tích tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát triển nhậnthức
Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud tập trung vào sự quan sát của
trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng ( như nỗi lo sợ bị thiếnhay sự độ kỵ về kích thước dương vật) Lý thuyết này chưa đượccủng cố bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm lắm
Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào
việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm conngười thực hiện hành vi
Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng “ trẻ em học
về giới ( và các khuôn mẫu giới) thông qua nỗ lực tinh thần nhằm tổchức thế giới xã hội của chúng”
Trang 4Một vấn đề với một số biến thể của lý thuyết này là giả thuyết rằng trẻ
em học về giới là bởi đó là khía cạnh tự nhiên của thế giới nhiều hơn làbởi đó là khía cạnh quan trọng của thế giới xã hội
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tầm quan trọng mà trẻ em đánh giágiới còn phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, chủng tộc, cấu trúc gia đình, bảnnăng giới tính của cha mẹ
Một cách tiếp cận theo hướng cấu trúc xã hội như của Bem vàColtrane là một dạng của thuyết phát triển nhận thức
Bem đã xác định 3 “thấu kính giới” chủ chốt ( các giả thuyết ẩn): sự phâncực giới (đàn ông và đàn bà là khác nhau và sự khác biệt này một nguyêntắc tổ chức trung tâm của cuộc sống xã hội), androcentrism (nam giới ưutrội hơn nữ giới; kinh nghiệm nam giới là là tiêu chuẩn); và chủ nghĩathiên về những kiến giải sinh học ( hai thấu kính đầu tiên là do sự khácbiệt về sinh học giữa các giới tính)
Bà đưa ra sự thay thế thấu kính “sự khác biệt cá nhân” nhấn mạnh “sựkhác biệt đáng kể của các cá nhân trong các nhóm”
Một cách tiếp cận cấu trúc xã hội (của Bem và Coltrane) đã nhìn nhận sựtiếp nhận đặc điểm về giới như sự đoán trước hoàn thiện nhân cách cánhân
Luận điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu về xã hội hoá giới là: bởi
vì các bé trai và bé gái được đối xử khác nhau và được đặt trong các môitrường học tập khác nhau do đó chúng phát triển các nhu cầu, mongmuốn, ước vọng, kỹ năng và khí chất khác nhau; nói ngắn gọn là chúngtrở thành những kiểu mẫu con người khác nhau - đàn ông và đàn bà- màhầu như không bao giờ hỏi câu hỏi tại sao chúng lại khác nhau và vì đâuchúng lại như thế
Trang 5Một vấn đề nữa là sự dự đoán hoàn thiện nhân cách cá nhân Bởi mọingười đều nghĩ rằng bé gái và bé trai là phải khác nhau nên họ đối xử vớichúng khác nhau và dành cho chúng cơ hội phát triển khác nhau Sự đối
xử khác biệt này củng cố cho những hành vi và hình ảnh về bản thân táitạo nên những khuôn mẫu văn hoá mang tính định kiến về giới Quá trìnhnày được lặp đi lặp lại và lưu truyền qua các thế hệ do đó mặc dầu cáckhuôn mẫu giới kuôn được tái tạo và biến hoá đi nhưng chúng vẫn có vẻnhư tự nhiên và dường như không thể nào thay đổi được (Coltrane, p.114)
Trẻ em học về giới và cách thể hiện giới bởi đó là trung tâm của cáchthức chúng ta tổ chức xã hội Trẻ em học cách nghĩ và cách tồn tại mộtcách văn hoá cũng như chúng theo những nghi lễ hàng ngày và trả lời lạinhu cầu hàng ngày của thế giới mà chúng đang sống trong đó Để đượccông nhận là một thành viên của xã hội, chúng phải học cách thích ứngvới đặc điểm giới của cá nhân” (Coltrane, p 114)
Xã hội hoá giới biến trẻ em thành các “thực thể văn hoá”, nhữngngười biết thực tế văn hoá của mình mà không nhận ra rằng thực tế kháccũng có thể được
1.1.1.2 Lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson
Vị trí xã hội cơ bản của phụ nữ trong cấu trúc gia đình như lànhà sản xuất chính của các chức năng cốt yếu (xã hội hoá trẻ con và tântạo về mặt tình cảm các thành viên trưởng thành của nó, các hoạt độngchủ yếu đối với sự cấu kết xã hội và sự tái sản xuất giá trị) Trong nhữnghoạt động đó người phụ nữ phải định hướng cách thể hiện tình cảm,nghĩa là sự hoà hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình cảm.Các chức năng của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiệntình cảm ảnh hưởng tới các chức năng trong mọi cấu trúc xã hội khác của
Trang 6họ, đặc biệt là kinh tế Phụ nữ, ví dụ, được hướng tới các nghề nghiệp cótính thể hiện tình cảm điển hình; còn trong các nghề nghiệp mà đàn ôngthống trị, họ được kì vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng thời bị trừngphạt về định hướng này
Các kìm hãm thể chế và văn hoá đòi hỏi phụ nữ phải yếu ớt vàphục tùng trong mối quan hệ với chồng của họ, người thông qua phươngtiện trung gian cạnh tranh trong nền kinh tế mang lại cho gia đình mình
sự an toàn ở cấp độ kinh tế Nhìn nhận mẹ chúng trong vai trò “bà vợ yếuđuối”, bọn trẻ học cách tôn sung chế độ gia trưởng và hạ thấp giá trị của
sự biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ trong quan hệ đi ngược lại phươngtiện dường như mạnh mẽ và có giá trị hơn Sự đánh giá tính chất phươngtiện của nam giới là có hiệu quả hơn tính biểu cảm của nữ giới được phổbiến, lan rộng trong nền văn hoá
1.1.1.2 Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới của Janet Chafetz
Chafetz thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởngtới cường độ của sự phân tầng giới tính – hay các bất lợi cua rphụ nữ -trong mọi xã hội và mọi nền văn hoá Các cấu trúc và điều kiện này baogồm sự phân biệt giới tính về vai trò, ý thức hệ gia trưởng, gia đình và tổchức lao động, các điều kiện định khuôn như các khuôn mẫu sinh sản, sựphân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng dư kinh tế, tính phứctạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt của môi trường - tất cảđược nhận thức như là các biến số Sự tương tác giữa các biến số nàyquyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn cáccấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà cácphụ nữ di động giữa hai lĩnh vực này Quan điểm của Chafetz là phụ nữchịu đựng sự bất lợii ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các
Trang 7trách nhiệm nội trợ với vai trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuấtthị trường.
Nội trợ/gia đình được xem không phải là một lĩnh vực nằm ngoài laođộng, một khu vực của tình cảm và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vựctrong sự lao động diễn ra - sự chăm sóc trẻ, công việc nhà và đôi khicũng là lao động (như ở gia đình nông trại) mà đối với chúng có nhữngban thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội trợ Sự tiếp nhận của phụ nữđối với các ban thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ hoặc thông qua sựsản xuất thị trường trở thành sự giảm nhẹ các bất lợi xã hội và hình tháicủa sự nội trợ là cấu trúc chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngạicho sự tiếp nhận này
1.1.2 Các khái niệm công cụ
1.1.2.1 Xã hội hoá (socialization)
Xã hội hoá là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩnmực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thànhviên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội Xã hộihóa nghiên cứu xem với tư cách là điều kiện và các yếu tố cấuthành, cơ cấu và quá trình xã hội, văn hoá, kinh tế và sinh thái cótác dụng bằng cách nào và ở mức độ nào đạt tới sự phát triển nhân
cách con người ( Từ điển xã hội học )
Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành
động tương ứng với vai trò của mình ( Neli Smelser ).
Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này với ngườikhác , kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và
thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó ( Fichter )
Xã hội hoá là quá trình hai mặt Một mặt cá nhân tiếp nhận kinhnghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ
Trang 8thống các quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cáchchủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họtham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã
hội (Andreeva )
Quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoácủa xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra – quá trình mànhờ nó chúng ta đăt được những đặc trưng xã hội của bản thân, họcđược cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hộicủa chúng ta - được coi là quá trình xã hội hoá
( Tony Bilton và các cộng sự “Nhập môn xã hội học”, tr27)
Mô hình 1: Quá trình xã hội hoá
(Nguồn: http://www.indmedica.com/journals.php?
journalid=7&issueid=57&articleid=700&action=article)
Trang 9Mô hình 2: Môi tr ư ờng xã hội hoá
Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan
hệ giữa nam và nữ Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò,trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phùhợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo Dovậy, nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không
gian ( Hoàng Bá Thịnh, 2005)
Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việccủa của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là
Trang 10giới Đây là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau Ví dụ: phụ
nữ có thể làm bộ trưởng quốc phòng, nam giới có thể làm ngườinuôi dạy trẻ
Giới không bất biến mà luôn thay đổi tuỳ theo sự biến đổi củađiều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán… Ví dụ: địa vị xã hộicủa phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác so với thời phong kiến Ngaynhư ở thời nay, thì địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng khônghoàn toàn giống với phụ nữ thành thị Vì vậy khi nói đến quan hệ giớithì cần nói đến các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của họ
( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành
cho nữ và nam thanh niên Việt Nam)
1.1.2.3 Vai trò giới (gender role)
Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quygán cho đàn ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hộinhất định Theo cách phân tích của khoa học xã hội, nó có thể làmột dạng của sự phân công lao động theo giới
Giới là một thành phần của hệ thống giới/giới tính có liên quanđến “hệ thống sắp xếp mà nhờ đó một xã hội chuyển giao bản nănggiới tính thành những sản phẩm của hoạt động con người” (Reiter1975:159)
(Nguồn: Dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Gender_role )
Vai trò giới là những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giớithực tế đang làm Những công việc này thường xuất phát từ sựtrông chờ/mong đợi của xã hội đối với mỗi giới Ví dụ: phụ nữ làmviệc nhà, nam giới làm các công việc xã hội
Trong các xã hội nói chung, người phụ nữ thường phải đảm nhận
ba vai trò: (1) sinh sản và nuôi dưỡng, (2) sản xuất và (3) hoạt
Trang 11động cộng đồng, trong khi đó nam giới thường chỉ phải đảm nhậnhai vai trò đó là sản xuất và các hoạt động quản lý tại cộng đồng
- Vai trò sinh sản và nuôi dưỡng: việc sinh sản và trách nhiệmchăm sóc con cái, cũng như việc nội trợđược coi là côngviệc của người phụ nữ Đây là những công việc nhằm bảođảm sự duy trì và tái sản xuất sức lao động Nó bao gồmkhông chỉ tái sản xuất về sinh học mà còn về chăm sóc vàduy trì lực lượng lao động (những người đàn ông và con cái
ở độ tuổi lao động trong gia đình) và lực lượng lao độngtrong tương lai (trẻ sơ sinh và trẻ em đang đi học)
- Vai trò sản xuất: cả nam giới và phụ nữ cùng gánh vác tráchnhiệm làm việc tạo thu nhập Trong đó bao gồm cả sản xuấtkinh doanh để trao đổi và sản xuất nhằm phục vụ tiêu dùngcủa gia đình
- Vai trò hoạt động cộng đồng: những hoạt động này chủ yếu
do người phụ nữ đảm trách nhằm đảm bảo việc cung cấp vàduy trì những nguồn lực khan hiếm cho tiêu dùng của cộngđồng như nước, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục Đây lànhững công việc “tình nguyện” không được trả lương vàđược thực hiện trong những thời gian “ rỗi”
- Vai trò quản lý cộng đồng: các hoạt động này chủ yếu donam giới đảm nhiệm Đây thường là những công việc đượctrả lương, trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ thuộc vào vị trí hoặcquyền lực
Việc thực hiện các vai trò: của nam và nữ có những khác biệtnhư:
Trang 12+ Nam giới : đảm nhận các vai trò điển hình của họ mộtcách liên tục, chủ yếu tập trung vào vai trò sản xuất.
+ Nữ giới : thường xuyên phải đảm nhận đồng thời nhiềuvai trò, phải tự cân bằng các nhu cầu của bản thân và của cả giađình trong khoảng thời gian hạn hẹp của mình
( Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo
dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam)
Vai trò giới là một dạng vai trò xã hội, một hệ thống các khuônmẫu hành vi ( hoặc chuẩn mực) được mong đợi ở nam giới và phụ
nữ Vai trò giới được hiểu như là sự chấp nhận những mệnh lệnh
xã hội rõ ràng, những hành vi tương ứng với một giới nhất địnhđược thể hiện bởi ngôn ngữ, cách xử sự, quần áo, cử chỉ
( Nguồn: Dịch từ “Gender and mass media: Representation of
Women’s Images in television commercials”- Irina A Ilchenko
<translated by Olena Prykhodko>)
Vai trò giới là những hành vi được học trong bất kỳ một cộng đồng
xã hội nào hay một nhóm mà quy định những hình động, nhiệm vụ
và trách nhiệm cho nam giới và phụ nữ Vai trò giới bị chi phối bởi
độ tuổi, giai cấp, dân tộc, tín ngưỡng và bởi môi trường địa lý, kinh tế, chính trị Những thay đổi trong vai trò giới thường xảy ra tương ứng với những thay đổi kinh tế, các điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả những hoạt động phát triển
( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo giới - truyền thông và phát triển)
Trang 13Mô hình 3: Chúng ta học về vai trò giới từ đâu ?
(Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ
và nam thanh niên Việt Nam)
1.1.2.4 Xã hội hoá vai trò giới (gender socialization)
NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA ĐƯỢC HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH PHỤ NỮ
TIVI SÁCH, TRUYỆN
CÁC THỂ CHẾ XH HỌC TỪ ĐÂU
Trang 14Heslin (1999: 76) cho rằng “một phần quan trọng của xã hội hoá làviệc học tập cách thể hiện một cách văn hoá vai trò giới”
Do vậy, xã hội hoá vai trò giới chính là việc học các hành vi và thái
độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định Các cậu bé học cáchlàm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé
Mô hình 4: Sự xã hội hoá vai trò giới
( Nguồn: Dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Socialization )
Trang 15Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến sự xã hộihoá vai trò giới trên một số phương tiện thông tin đại chúng như báo in,truyền hình
1.1.2.5 Truyền thông đại chúng:
“Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những pháttriển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để phục vụ sự giaolưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tớiđông đảo khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyềnthanh, truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó.”
(Nguồn: Tony Bilton và các công sự “Nhập môn xã hội học”, tr 381”)
Truyền thông đại chúng là một cách truyền những tín hiệu bằng đi-ô, Internet, hay TV tới một đại chúng ("thính giả", "độc giả" hay
ra-"khán giả") Như vậy một đài trên Internet có thể phân bố văn haynhạc trên toàn thế giới, nhưng còn một hệ phát biểu trong (ví dụ)một cơ sở có thể truyền âm thanh đặc biệt cho những người trongphạm vi nhỏ
( Nguồn: Từ điển wikipedia)
Trang 16(Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ
và nam thanh niên Việt Nam)
(Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ
và nam thanh niên Việt Nam)
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Xã hội hoá vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng
là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ ở Việt Nam Mặc dù vậy nó lại cómột nền tảng khá vững vàng bởi có những tác phẩm nghiên cứu vềgiới và truyền hình, nhưng đa số là những nghiên cứu ở nước ngoài.Qua quá trình tìm hiểu vấn đề nhóm báo cáo chúng tôi đã có dịp tiếpcân với một số tác phẩm đề cập đến vấn đề giới, vai trò giới và truyềnthông:
+ Nghiên cứu mang tên “Television and gender roles”, Daniel
Chandler Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích và đưa ra một số
số liệu cho thấy sự khác biệt trong việc mô tả giới nam và nữ trêntruyền hình và phần nào ông khẳng định vai trò của truyền hình trongviệc hình thành và củng cố nên những khuôn mẫu vai trò giới cho trẻem
+ Nghiên cứu mang tên “Media and the gender”, John K.
Simmons, 2002 Tác phẩm nêu lên các số liệu và một số đặc điểm của
Trang 17nam giới và nữ giới trên truyền hình, chân dung của nhà truyền thôngtheo góc độ giới.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn thao khảo một số tạp chí khoa học, cáctrang web có đề cập tới vấn đề giới, vai trò giới, xã hội hoá vai trògiới
Chương 2: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương
tiện truyền thông đại chúng
2.1 Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ:Truyền bá các chính sách của chính phủ, thông tin và giải thích về các chínhsách cho người dân; đồng thời đóng vai trò như cơ quan ngôn luận của dân,phản ánh những vấn đề mà nhân dân; đặc biệt là tầng lớp phụ nữ đang phảiđối mặt, nói lên những ý kiến, đóng gớp của họ, kết nữa dân và chính phủtrong việc tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên
Phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việcđưa người dân, nhất là người phụ nữ tham gia vào những quyết định quantrọng của quốc gia thông qua các cuộc phỏng vấn, hỏi ý kiến họ về nhữngvấn đề mà cả xã hội đang quan tâm Phụ nữ cũng nên được khuyến khíchtham gia vào công việc phóng viên bởi vì hơn ai hết họ có thể hiểu đượcnhững vấn đề, những khó khăn mà những người cùng giới với họ gặp phải.Hơn nữa phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi trò truyện vớingười cùng giới, họ cũng sẽ cảm thấy tự hào đi theo những tấm gương của
Trang 18các nữ phóng viên, những người mà họ cho là dũng cảm và đầy tài năng đikhắp mọi nơi để gặp gỡ, phỏng vấn, nói chuyện với những người thuộc cáctầng lớp xã hội khác nhau.
Các hãng truyền thông phải hết sức nỗ lực kêu gọi, thuyết phục chínhphủ quan tâm đến số phận của người phụ nữ bằng cách đem lại cho họnhững sự giúp đỡ về nhiều mặt để họ có thể đứng trên đôi chân cua rmình,
tự tin thực hiện các nhiệm vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội Báo chí,truyền hình, phải dũng cảm lên án tất cả những hành động, việc làm xấu xachống lại phụ nữ của các quan chức cao cấp
Ngoài việc khai thác lợi ích do sự ra đời của công nghệ mới và quátrình toàn cầu hoá mang lại, các phương tiện thông tin đại chúng phải biết sửdụng những thuận lợi đó sao cho có ích cho đất nước nói chung và chongười phụ nữ nói riêng, đồng thời đem công nghệ mới, kiến thức mới, cáchthức làm việc tới cho người phụ nữ để họ có đủ khả năng, năng lực tham giamột cách bình đẳng vào xã hội
Phương tiện thông tin đại chúng phải xác định được những lĩnh vựchay nơi cần tới sự giúp đỡ, hỗ trợ trong nước và quốc tế, biết được những sựđầu tư có khả năng đem lại lợi ích cho cả hai bên, chỉ ra cho các nhà kinhdoanh, đầu tư, những nhà tài trợ cách làm việc hay khởi đầu các dự án củahọ
Giáo dục và thông tin phải được đưa tới cho người dân để họ có thể đốimặt với bất cứ sự thay đổi hay khó khăn thử thách nào
Truyền thông đại chúng còn có sức mạnh đặc biệt trong việc xã hộihoá nói chung và xã hôi hoá vai trò giới nói riêng do loài người ngày nay,trong thời đại thông tin ngày càng có xu hướng tiếp nhiều với các phươngtiện truyền thông đại chúng
Trang 19Nghiên cứu của giáo sư người Mỹ John K.Simmons, khoa Tâm lý học
và nghiên cứu tôn giáo, trường Đại học Western Illinois mang tên “Mediaand the gender” đã cho thấy con người hiện đại dành thời gian nhiều thế nàocho việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng
+ Mỗi năm, một người Mỹ tiêu tốn 650 USD cho lĩnh vực truyềnthông ( Trong đó 186 USD dành cho sách báo và tạp chí, còn lại là cho cácphương tiện truyền thông nghe nhìn như CD, DVD, băng và phim ảnh
+ Hơn 98% các hộ gia đình ở Mỹ có ít nhất một chiếc tivi
+ Trung bình mỗi người trưởng thành dành 26-33% thời gian giải trícho việc xem truyền hình
+ Mỗi người Mỹ dành 1600 giờ cho việc xem truyền hình mỗi năm.+ Hơn 67 % đã sử dụng dịch vụ cáp truyền hình
( Nguồn: “Media and the gender”, 2002, John K.Simmons)
Ông còn cho rằng hầu hết những thông tin chúng ta thu nhận đượckhông phải là từ những kinh nghiệm trực tiếp Những tri thức về đời sốngcon người ngày càng được truyền đạt nhiều bằng các phương tiện truyềnthông đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, phimảnh Chính vì vậy mà sức mạnh của những người, những tổ chức quản lýtruyền thông là rất lớn Theo ông truyền thông còn có thể kiến tạo nên vàcủng cố các chuẩn mực, giá trị văn hoá Xã hội hoá lại là quá trình thích ứng
và cọ xát với các chuẩn mực văn hoá Vì vậy những gì truyền hình mô tảđóng góp một phần trong việc xã hội hoá
Trên truyền hình chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh về giới,những khuôn mẫu ứng xử liên quan đến đặc điểm giới, những vai trò mà cácgiới đảm nhận Do đó, truyền hình cũng có khả năng hình thành và củng cốcho người xem nó về vai trò giới, góp phần trong quá trình xã hội hoá vai trògiới trong xã hội
Trang 202.2 Xã hội hoá vai trò giới trên truyền hình
Giới và các sản phẩm truyền hình
Truyền hình hiện vẫn duy trì các khuôn mẫu giới bởi nó phản ánh cácgiá trị xã hội ưu trội Truyền hình không chỉ phản ánh mà còn củng cố và thểhiện các giá trị xã hội này như là cái tự nhiên vốn dĩ phải như vậy Khi mộtngười mong đợi vào một xã hội vẫn do đàn ông thống trị, đàn ông thống trịcác sản phẩm truyền hình và bị ảnh hưởng bởi các khuôn mẫu đó thì mộtcách vô thức sẽ tái sản xuất ra cách nhìn của nam giới, duy trì các khuônmẫu giới ưu trội Nhiều chương trình truyền hình tường thuật thực chất đượcthiết kế để truyền tải cách nhìn của nam giới Người xem thường bị lôi cuốnvào việc bị đồng nhất hoá bởi cách nhìn của nam giới Điều này được gọi là
‘the male gaze’(cái nhìn lấy nam giới làm trung tâm) Cách nhìn này đượcgọi là ‘không được đánh dấu’ : nó là một khuynh hướng vô hình và khôngcòn nghi ngờ gì nữa- cách nhìn nam giới là chuẩn mực
Các bé gái hoặc từ truyền hình rằng đây là một thế giới của đàn ông,
và học cách thay đổi cách nhìn của riêng chúng Trong những năm gần đây
có sự tăng đáng kể về số lượng phát thanh viên thời sự là nữ giới Trước đây,các đạo diễn truyền hình (tất nhiên là phần lớn là nam giới) đã cho rằng khángiả ít xem trọng phụ nữ hơn Tuy nhiên, có người cũng nhận định rằng sựhấp dẫn về ngoại hình có thể đóng vai trò nhiều hơn trong việc họ lựa chọnhơn là chỉ vì phát thanh viên đó là nam giới
Trên thực tế có một số bằng chứng cho thấy các bé gái (từ 8-12 tuổi)
có thể có xu hướng nhìn nhận rằng một phát thanh viên thời sự là nam giới
sẽ đáng tin cậy hơn là nữ giới, tuy nhiên giới tính của phát thanh viên thời sự
có vẻ không ảnh hưởng gì đến niềm tin của các bé trai Trong quá trình
Trang 21trưởng thành của mình, các bé gái nhìn chung luôn thấy rằng hình ảnh củanam giới trên truyền hình là mạnh mẽ và hiểu biết hơn.
Số lượng nam giới và nữ giới trên truyền hình
Số lượng phụ nữ xuất hiện trên truyền hình là ít hơn nam giới rấtnhiều Tỉ lệ nam giới xuất hiện trên các chương trình truyền hình nói chung
so với nữ giới là 3 đến 4 nam trên 1 nữ 70-80% những nhân vật xuất hiệntrên các chương trình cho thiếu nhi là nam giới và trên các bộ phim hoạthình cho thiếu nhi, nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ là 10 namtrên 1 nữ Thậm chí là trong các phim truyền hình dài tập thì tỉ lệ này cũng là
7 nam trên 3 nữ Số lượng nam giới cũng đông hơn nữ giới trong các bảngphân vai Trái với thực tế sự thống trị của nam giới trên truyền hình, ta nhậnthấy trong đời sống hàng ngày thực tế phụ nữ có phần đông hơn nam giới Ởgóc độ này, truyền hình không phản ánh được thực tế nhân khẩu học quansát được, tuy nhiên nó lại có thể phản ánh khá rõ sự phân phối quyền lực vàcác giá trị của những người nắm giữ nó
Giới và giới tính
Hầu hết các nhà khoa học xã hội đều phân biệt giới với giới tính
- Giới tính : các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năngsinh sản của phụ nữ và nam giới được gọi là giới tính Đây là những đặcđiểm mà phụ nữ và nam giới không thể đổi chỗ cho nhau Cụ thể là phụ nữmang thai, sinh con, cho con bú, nam giới tạo ra tinh trùng để thụ thai
- Giới : các đặc điểm về xã hôi, liên quan đến vị trí, tiếng nói, côngviệc, của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới Đây
là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau
BẢNG SO SÁNH GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Trang 22GIỚI TINH GIỚI
Mang đặc trưng sinh học Mang đặc trưng xã hội
Sinh ra đã có
Ví dụ : Chỉ có phụ nữ mới có thể
mang thai và sinh con
Do học mà có
Ví dụ : Phụ nữ chăm sóc con cái
Giống nhau trên toàn thế giới
Ví dụ : Ở mọi nơi phụ nữ đều có thể
sinh đẻ
Khác nhau ở các vùng, quốc gia
Ví dụ : ở một số nơi nam giới làngười chăm sóc con cái
Bất biến, không thay đổi về mặt
thời gian và không gian
Ví dụ : Nam giới không bao giờ mang
thai và sinh đẻ được
Có thể thay đổi về mặt không gian
và thời gian dưới tác động của các
yếu tố xã hội
Ví dụ : Thời phong kiến nam giới hầunhư không chăm sóc con cái
(Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành
cho nữ và nam thanh niên Việt Nam)
Khái niệm vai trò giới không đề cập khía cạnh sinh học mà là khíacạnh văn hoá và lịch sử, những gì mà các cá nhân trải qua trong suốt quátrình sống Bởi vậy, vai trò giới được các nhà khoa học xã hội mô tả như vớicấu trúc mang tính xã hội cao Con người học các dạng hành vi và nhân cách
có được mong đợi trong bối cảnh văn hoá của họ thích hợp cho nam giới và
nữ giới
Thậm chí trong cùng một nền văn hoá, nam tính và nữ tính cũng cóthể khác nhau trong các nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm theo các tiêu chídân tộc, độ tuổi, tầng lớp xã hội và bản năng sinh dục Ở khía cạnh này thìkhông có sự nam tính hay nữ tính đơn lẻ mà phải tính đến sự phức hợp namtính và nữa tính Không phải tất cả đàn ông đều có khả năng lãnh đạo, hiếuchiến, quyết đoán, độc lập, biết đối đầu với thử thách và cũng không phải